Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Dƣơng Thanh Nga




ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN
CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT TỈNH NGHỆ AN




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





Hà Nội – Năm 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Dƣơng Thanh Nga






ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN
CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT TỈNH NGHỆ AN


CHUYÊN NGÀNH : MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ : 60 85 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS LƯU ĐỨC HẢI


Hà Nội – Năm 2012

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN 2
1.1. Tổng quan về đánh giá và phân tích diễn biến chất lƣợng nƣớc 2
1.2. Tổng quan về môi trƣờng nƣớc mặt 2
1.2.1. Định nghĩa nước mặt 2
1.2.2. Các dạng tồn tại của nước mặt 2
1.2.3. Trữ lượng nước mặt 3
1.2.4. Chất lượng nước mặt 5
1.2.5. Các tác nhân gây ô nhiễm nước mặt 6
1.3. Các Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 7
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 7

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 14
1.4. Tổng quan về nƣớc mặt tỉnh Nghệ An 17
1.4.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối 17
1.4.2.Trữ lượng nước mặt 18
CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 21
2.2. Nội dung nghiên cứu 24
2.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An 24
2.2.2. Diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An 24
2.2.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An 24
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Phương pháp Thu thập và tổng hợp tài liệu 25
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 25
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản 25
2.3.4. Phương pháp phân tích các thông số ô nhiễm 26
2.3.5. Phương pháp đánh giá chất lượng nước 27
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 31
2.3.7. Phương pháp phân tích diễn biến 31
CHƢƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt tỉnh Nghệ An 32
3.1.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt 32
3.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước mặt 43
3.2. Diễn biến chất lƣợng nƣớc mặt 45
3.2.1. Diễn biến chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI 45

3.2.2. Diễn biến chất lượng nước mặt theo chỉ tiêu riêng lẻ 47
3.2.3.Xu thế diễn biến chất lượng nước mặt 52
3.3. Các giải pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc mặt Nghệ An 53
3.3.1. Giải pháp hành chính – tổ chức 53
3.3.2. Giải pháp kinh tế 55

3.3.3. Giải pháp kỹ thuật 56
KẾT LUẬN 58
1. Kết luận 58
2. Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60


















DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Đặc trƣng một số hồ nhân tạo lớn trên thế giới 3
Bảng 2: Một số hồ chứa ở Việt Nam 3
Bảng 3: Dòng chảy sông theo lục địa 4
Bảng 4: Tài nguyên nƣớc của các sông chính ở Việt Nam 4
Bảng 5:Danh mục các điểm lấy mẫu và ký hiệu mẫu 22
Bảng 6: Phƣơng pháp bảo quản mẫu 25

Bảng 7: Phƣơng pháp phân tích 26
Bảng 8: Bảng quy định các giá trị q
i
, BP
i
28
Bảng 9: Bảng quy định các giá trị BP
i
và qi đối với DO
% bão hòa
29
Bảng 10: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 30
Bảng 11: Bảng đánh giá chất lƣợng nƣớc theo WQI 30
Bảng 12: Cơ cấu chất lƣợng nƣớc mặt theo mức đánh giá (đơn vị:%) 45











DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hiên trạng chất lƣợng nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An 32
Hình 2: Chỉ số WQI sông Hiếu và phụ lƣu 33
Hình 3: Chỉ số WQI sông Lam và phụ lƣu 33
Hình 4: Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt ven biển 34

Hình 5: Chỉ số WQI các KCN, CCN 34
Hình 6: Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt thành phố Vinh 35
Hình 7: Chỉ số WQI khu vực thành thị 36
Hình 8: Chỉ số WQI khu vực nông thôn 37
Hình 9: Chỉ số WQI khu vực miền núi 38
Hình 10: Chỉ số WQI khu vực đồng bằng 39
Hình 11: Chất lƣợng nƣớc mặt giai đoạn 2010-2012 theo mức đánh giá 46
Hình 12: Diễn biến nồng độ DO tại một số điểm quan trắc thuộc thành phố Vinh 48
Hình 13: Nồng độ COD tại hồ tiếp nhận thải của các KCN, CCN 49
Hình 14: Nồng độ BOD
5
tại các kênh mƣơng tiếp nhận thải của thành phố Vinh 50
Hình 15: Nồng độ NH
4
+
tại một số điểm quan trắc thuộc thành phố Vinh 50
1

MỞ ĐẦU
70% cơ thể con ngƣời là nƣớc (não chứa 85% nƣớc, xƣơng 22%, cơ bắp
75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10% ). Nƣớc là nguồn tài nguyên rất quan
trọng đối với sự sống và phát triển của con ngƣời. Tuy nhiên, tài nguyên nƣớc mặt
trên Thế giới vô cùng hạn chế. Nƣớc đƣợc dùng trong các hoạt động nông nghiệp,
công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trƣờng. Hầu hết các hoạt động trên đều cần
nƣớc ngọt. 97% nƣớc trên Trái Đất là nƣớc biển, chỉ 3% còn lại là nƣớc ngọt nhƣng
gần hơn 2/3 lƣợng nƣớc này tồn tại ở dạng băng hà tại hai cực và băng tuyết trên
các đỉnh núi cao
[16]
. Phần còn lại không đóng băng đƣợc tìm thấy chủ yếu ở dạng
nƣớc ngầm (0,6%), và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí

(0,03%).
Là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tổng lƣợng mƣa lớn, Việt
Nam có nguồn tài nguyên nƣớc mặt phong phú. Tổng lƣợng dòng chảy trong năm
đạt 835,5Km
3
, lƣợng nƣớc bình quân 9210 m
3
/nguời/năm, cao hơn so với trung
bình thế giới. Tuy nhiên, tài nguyên nƣớc mặt của chúng ta hiện đang chịu tác động
mạnh mẽ bởi các hoạt động của con ngƣời dẫn đến cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nƣớc.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, vị thế của tài
nguyên nƣớc mặt ngày càng đƣợc nâng cao và coi trọng. Theo chỉ tiêu đánh giá của
Hội tài nguyên nƣớc Quốc tế (IWRA), Nghệ An đƣợc xếp vào khu vực đủ nƣớc sử
dụng. Chất lƣợng nƣớc mặt ngày càng trở thành vấn đề quan tâm của các cấp các
ngành cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ hƣởng lợi từ nguồn tài nguyên này. Hiện tại trên
địa bàn tỉnh Nghệ An, công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nƣớc cũng nhƣ khả
năng tiếp nhận của các nguồn nƣớc bắt đầu đƣợc tiến hành tại một số huyện. Báo
cáo tổng quan về hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An phục vụ
công tác quản lý nhà nƣớc, cũng nhƣ cung cấp thông tin đến cộng đồng hiện chƣa
đƣợc thực hiện. Từ nhu cầu thực tế đó, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Đánh giá
hiện trạng và phân tích diễn biến chất lƣợng nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
giai đoạn 2010 -2012 , đề xuất một số giải pháp bảo vệ chất lƣợng nƣớc mặt trên địa bàn.
2

Chƣơng 1- TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về đánh giá và phân tích diễn biến chất lƣợng nƣớc
Hiện trạng môi trƣờng của khu vực hoặc quốc gia là trạng thái môi trƣờng
đƣợc thể hiện chủ yếu trên 3 phƣơng diện: hiện trạng môi trƣờng tự nhiên, hiện
trạng kinh tế - xã hội tác động lên môi trƣờng và các giải pháp bảo vệ môi trƣờng đã
thực hiện.

Đánh giá hiện trạng môi trƣờng cung cấp một bức tranh tổng thể về tình
trạng của môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, tác động của các hoạt động của con
ngƣời đến tình trạng môi trƣờng cũng nhƣ các mối quan hệ của chúng đến sức khỏe
và phúc lợi kinh tế của con ngƣời.
Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc là bộ phận của đánh giá hiện trạng môi
trƣờng, cung cấp bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trƣờng nƣớc và tác động của
con ngƣời đến hiện trạng đó; cũng nhƣ các mối quan hệ của chúng đến sức khỏe và
phúc lợi kinh tế của con ngƣời; đồng thời phân tích diễn biến chất lƣợng nƣớc.
1.2. Tổng quan về môi trƣờng nƣớc mặt
1.2.1. Định nghĩa nước mặt
Nƣớc mặt là một dạng tài nguyên nƣớc. “ Nƣớc mặt là nƣớc tồn tại trên mặt
đất liền và hải đảo”
[2]
.
Nƣớc mặt là nƣớc trong sông, hồ hoặc nƣớc ngọt trong vùng đất ngập nƣớc.
Nƣớc mặt đƣợc bổ sung một cách tự nhiên bởi nƣớc mƣa và chúng mất đi khi chảy
vào đại dƣơng, bốc hơi và thấm xuống đất.
1.2.2. Các dạng tồn tại của nước mặt
Các dạng tồn tại chủ yếu của nƣớc mặt trên thế giới là:
- Nƣớc băng tuyết trên các vùng núi cao và địa cực
- Nƣớc hồ
- Nƣớc đầm lầy
- Nƣớc sông, suối


3

1.2.3. Trữ lượng nước mặt
Trữ lƣợng nƣớc hồ hiện nay vẫn chƣa có số liệu thống kê đầy đủ. Ƣớc tính
sơ bộ trên toàn thế giới có 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong đó145 hồ có có diện tích mặt

nƣớc trên 100 Km
2
, chiếm 95% tổng khối lƣợng nƣớc, trong đó có 56% là các hồ
nƣớc ngọt. Ngoài ra, trên lục địa còn có trên 10.000 hồ nhân tạo có sức chứa 5000
Km
3
(1,78%)nhằm chứa nƣớc phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời
[16]
.
Bảng 1: Đặc trƣng một số hồ nhân tạo lớn trên thế giới
[16]

Tên hồ
Vị trí
Dung
tích
(Km
3
)
Diện
tích
(Km
2
)
Sông
Châu, Nƣớc
Oden-fols và Vicloria
Nil
Châu Phi
205

76000
Bratxk
Angara
CHLB Nga
169,3
5470
Cariba
Zambezi
Dămbia và Rodedia Nam
160,4
4450
Naxer
Nit
Xuđăng, Ai Cập
157,0
5120
Volta
Volta
Gana
148,0
8480
Ở Việt Nam, hầu hết các hồ chứa đều đƣợc xây dựng cho nhiều mục đích
khác nhau nhƣ phòng chống lũ lụt, tƣới tiêu, thủy điện, cấp nƣớc và các mục tiêu
quản lý lƣu lƣợng dòng chảy khác. Cả nƣớc có khoảng 3.600 hồ chứa, trong đó
chƣa đến 15% là các hồ cỡ vừa và lớn (dung lƣợng trên 1 triệu m
3
hoặc có độ cao
lớn hơn 10m).
Bảng 2: Một số hồ chứa ở Việt Nam
[16]

Hồ chứa
Diện tích lƣu vực
(km
2
)
Dung tích
(10
6
. M
3
)
Diện tích tƣới tiêu
(ha)
Thủy điện
(MW)
Hòa Bình
51.700
9.450
-
1.920
Thác Bà
6.100
2.940
-
108
Trị An
14.600
2.760
-
420

Dầu Tiếng
2.700
1.580
7.200
-
Thác Mơ
2.200
1.370
-
150
Yaly
7.455
1.037
-
720
Phú Ninh
235
414
23.000
-
Kẻ Gỗ
223
345
17.000
-
Hồ Cửa Đạt
-
1.450
87.000
97

Hồ Vực Mấu
-
26,4
1524
-
Núi Cốc
-
175
-
-
Cấm Sơn
-
250
-
-
Sông Rác
-
124,5
-
-
4

Nƣớc đầm lầy ƣớc tính 11.470 km
3
với tổng diện tích 2.682 km
2
. Trong đó
trên phần lãnh thổ châu Âu là 925 km
2
, châu Phi 341 km

2
, Bắc Mỹ 180 km
2
, Nam
Mỹ 1332 km
2
và châu Úc 4 km
2
. Đầm lầy ở nƣớc ta phân bố chủ yếu ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Đây là các đầm lầy ngập không thƣờng xuyên, tập trung ở vùng
Đồng Tháp Mƣời, Tứ giác Long Xuyên
[17]
.
Nƣớc sông luôn vận động và tuần hoàn. Tuy thể tích chứa của các sông ƣớc
tính khoảng 1.200 km
3
nhƣng tổng lƣợng dòng chảy của sông rất phong phú, lên tới
41.500 km
3
/ năm, nghĩa là dòng sông tái hồi. Tái hồi trung bình 34,6 lần trong năm.
Nhờ vậy khả năng khai thác dòng sông cho các mục đích khác nhau tăng lên đáng
kể. Điểm nổi bật là dòng chảy của sông phân bố không đều theo không gian và thời gian.
Bảng 3: Dòng chảy sông theo lục địa
Tên lục
địa
Diện tích
(10
3
km
2

)
Lƣợng dòng chảy bình quân năm
Tổng số
(km
3
)
Bình quân diện tích
( 10
3
m
3
/ ngƣời)
Bình quân đầu ngƣời
( 10
3
km
3
/ ngƣời)
Châu Á
44.363
13.400
302
4,6
Châu Mỹ
42.081
17.822
914
37,9
Châu Phi
30.319

4.020
133
8,9
Châu Úc
8.511
1.890
222
75,6
Châu Âu
10.507
3.140
299
6,8
Toàn cầu
148.817
41.500
279
9,02
Bảng 4: Tài nguyên nƣớc của các sông chính ở Việt Nam
Lƣu vực
sông
Diện tích lƣu vực
Tổng dung lƣợng
Tổng diện tích
ở VN (km2)
% tạo ra
trong VN
Tổng
(Tỷ m3)
Tổng lƣu lƣợng

tạo ra trong VN
% tạo ra
trong VN
Kỳ Cùng –
Bằng Giang
11.220
94
8,9
7,3
82
Hồng – Thái
Bình
155.000
55
137
80,3
59
Mã – Chu
28.400
62
20,2
16,5
82
Cả
27.200
65
27,5
24,5
89
Thu Bồn

10.350
100
17,9
17,9
100
Ba
13.900
100
13,8
13,8
100
Đồng Nai
44.100
85
36,6
32,6
89
Mê Kông
795.000
8
580
55
11
5

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó khoảng 2.360 sông có
chiều dài lớn hơn 10km. Cả nƣớc có 8 con sông có diện tích lƣu vực lớn, trên
10.000km
2
. Tổng dòng chảy trong năm đạt 835 tỉ m

3
, mùa khô chỉ chiếm 15% -30%
tổng lƣợng dòng chảy cả năm.
1.2.4. Chất lượng nước mặt
Chất lƣợng nƣớc mặt đƣợc đánh giá qua nồng độ hoặc hàm lƣợng các tác
nhân vật lý, hóa học, sinh học có trong nƣớc qua các tiêu chuẩn cho từng mục đích
sử dụng. Thông thƣờng con ngƣời sử dụng nƣớc với 5 mục đích:
- Nƣớc cấp sinh hoạt
- Nƣớc phục vụ cho nông nghiệp
- Nƣớc phục vụ nuôi trồng thủy sane và bảo vệ đời sống hoang dã
- Nƣớc phục vụ cho nhu cầu giải trí, thể thao dƣới nƣớc
- Nƣớc cấp cho công nghiệp
Mỗi mục đích sử dụng cần có tiêu chuẩn và phƣơng pháp đánh giá riêng về
mức độ phù hợp cho nhu cầu sử dụng.
1.2.4.1. Chất lƣợng nƣớc sông ở Việt Nam
Đặc trƣng nổi bật của chất lƣợng nƣớc sông ở Việt Nam là độ đục khá lớn do
hiện tƣợng xói mòn rửa trôi. 80 – 90% tổng lƣợng cát bùn trong năm tập trung vào
mùa lũ
[16]
. Độ đục trung bình năm biến đổi từ 100g/m
3
đến 500g/m
3
. Hệ thống sông
Hồng có độ đục lớn nhất, có khi lên đến 1000g/m
3[16]
. Hàng năm, các sông ngòi
Việt Nam chuyển ra biển 400 -500 triệu tấn cát bùn, riêng sông Hồng khoảng 120
triệu tấn.
Độ khoáng hóa của sông Việt Nam vào loại trung bình, khoảng 25 – 250

mg/l. Nƣớc thuộc loại mềm và rất mềm. Nhiều vùng bị nhiễm mặn, đặc biệt là vào
mùa kiệt, điển hình là Đồng bằng sông Cửu Long
[16]
.
Về tổng thể, chất lƣợng nƣớc mặt ở nƣớc ta khá tốt, ít bị ô nhiễm, đáp ứng
tiêu chuẩn sử dụng nƣớc. Việc rửa trôi, pha loãng nƣớc sông vào mùa lũ giúp các
sông nhanh chóng phục hồi trạng thái, chất lƣợng nƣớc đƣợc đảm bảo. Song không
vì thế mà xem nhẹ vấn đề chống ô nhiễm. Sự tăng trƣởng các ngành công nghiệp,
6

nông nghiêp đi kèm quá trình đô thị hóa đã gây ô nhiễm môt số đoạn sông và nguy
cơ ô nhiễm cao một số sông ngòi đi qua thành phố lớn và các khu công nghiệp.
Một số sông có hiện tƣợng ô nhiễm cục bộ do sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, chế biến lâm sản và chất thải sinh hoạt chƣa qua xử lý…Ô nhiễm dầu, hiện
tƣợng axit hóa rất phổ biến và mức độ ô nhiễm có xu hƣớng tăng dần về phía hạ lƣu
trên sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Ô nhiễm trên các sông chảy qua một số đô thị
lớn ( Hải Phòng, Huế, Hạ Long), mức độ ô nhiễm đều vƣợt TCCP loại A. Các sông
nội thành Hà Nội đã bị ô nhiễm, đặc biệt là các sông thoát nƣớc thải nhƣ Kim
Ngƣu, Tô Lịch…Các sông này không còn khả năng tự làm sạch, chất lƣợng nƣớc
không đạt tiêu chuẩn cho phép loại B.
1.2.4.2. Chất lƣợng nƣớc ao hồ Việt Nam
Hệ thống các ao, hồ, kênh rạch ở các thành phố lớn đều có hiện tƣợng ô
nhiễm ở các mức độ khác nhau. Các hồ trong nội thành ở các thành phố lớn (Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế) phần lớn ở tình trạng thái phú
dƣỡng. Một số hồ chất lƣợng còn khá sạch (đạt tiêu chuẩn loại B) nhƣ hồ Tây, Đầm
Vạc (Vĩnh Phúc) có hàm lƣợng chất hữu cơ cao hơn TCCP loại B. Hồ Thành (Bắc
Ninh), hồ Bạch Đằng ( Hải Dƣơng) đang bị ô nhiễm nặng. Ở vùng ngoại thành và
nông thôn, chất lƣợng môi trƣờng nƣớc hồ, ao đƣợc cải thiện, đã và đang đáp ứng
nhu cầu về sử dụng nƣớc.
Trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nƣớc, sự tăng trƣởng các ngành công

nghiệp, nông nghiệp đã kèm quá trình đô thị hóa đã gây ô nhiễm một số đoạn sông
và nguy cơ ô nhiễm cao ở một số sông ngòi đi qua các thành phố lớn, các khu công
nghiệp. Gây ô nhiễm nặng một số hồ là nơi tiếp nhận nguồn nƣớc thải. Đây là vấn
đề thách thức lớn đối với việc khai thác, sử dụng nƣớc trong tƣơng lai.
1.2.5. Các tác nhân gây ô nhiễm nước mặt
Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc có thể gây ra do hiện tƣợng tự nhiên (núi lửa, lũ
lụt, xâm nhập mặn, phong hóa…) nhƣng hoạt động của con ngƣời là nguyên nhân
phổ biến và quan trọng nhất. Các hoạt động của con ngƣời trong sinh hoạt, sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, xây dựng các công trình thủy lợi, giao
7

thông đƣờng thủy, du lịch…đƣa khối lƣợng lớn nguồn thải vào nƣớc sông, hồ, gây
suy giảm rõ rệt chất lƣợng nƣớc tự nhiên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Có nhiều loại tác nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc, tuy nhiên để tiện lợi cho
việc quan trắc và kiểm soát ô nhiễm ngƣời ta có thể chia chúng làm 10 nhóm cơ bản
sau:
+ Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
+ Các chất hữu cơ bền
+ Các kim loại nặng
+ Các ion vô cơ
+ Các khí độc hòa tan
+ Dầu mỡ
+ Các chất phóng xạ
+ Vi sinh vật gây bệnh
+ Các chất có mùi
+ Các chất thải rắn
1.3. Các Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An
Thành phần tự nhiên của nƣớc nƣớc mặt chịu tác động to lớn của các yếu tố
nhƣ vị trí địa lý, địa chất, địa hình, điều kiện khí hậu, thủy văn, cũng nhƣ điều
kiện kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An.

1.3.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý 18
0
33

10
’’
đến
20
0
01

43
’’
vĩ độ Bắc và từ 103
0
52

53
’’
đến 105
0
48

50
’’
kinh độ Đông. Với vị trí tiếp
giáp:
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa;

Phía Đông giáp biển Đông;
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh;
Phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
8

Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2, 02 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh;
Thị xã Cửa Lò; Thị xã Thái Hòa; 10 huyện miền núi: Thanh Chƣơng, Kỳ Sơn,
Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp,
Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lƣơng, Nam Đàn, Hƣng Nguyên, Nghi Lộc,
Diễn Châu, Quỳnh Lƣu, Yên Thành.
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, chịu tác động mạnh
mẽ của các loại gió thổi theo mùa. Gió mùa mùa đông khô, lạnh tuy nhiên khi vào
đến Nghệ An độ ẩm đƣợc cải thiện phần nào nhờ vùng biển rộng lớn. Gió mùa mùa
hạ khô nóng, thiêu đốt vùng núi phía tây, tới tận đồng bằng ven biển.
- Địa chất
Các thành tạo địa chất trên địa bàn tỉnh Nghệ An đƣợc phân chia theo nguồn
gốc thành: các đá dạng xâm nhập, phun trào, biến chất, trầm tích và các tích tụ bở
rời.
Các loại đá xâm nhập phân bố dƣới dạng các khối hoặc dải núi lớn, điển hình
ở khối Phu Hoạt (H. Quế Phong), khối Phu Lon (H. Kỳ Sơn). Ngoài ra, chúng còn
thể hiện dƣới dạng các núi sót rải rác nhƣ ở khu vực H. Quỳ Châu, Quỳ Hợp.
Các đá phun trào phân bố chủ yếu dƣới dạng lớp phủ bazan, điển hình ở khu
vực huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa.
Các thành tạo biến chất phân bố tập trung ở phía Tây Bắc tỉnh, chủ yếu trên
địa bàn huyện Quế Phong, Quỳ Châu.
Các thành tạo trầm tích chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất so với các loại đá khác
trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó chia làm 2 nhóm: nhóm trầm tích lục địa, vũng
vịnh ven rìa và trầm tích biển khơi.
Hoạt động kiến tạo phá hủy hình đồ cấu trúc cổ, tạo lập cấu trúc mới, làm
biến vĩ mạnh mẽ đất đá. Những dấu hiệu đặc trƣng cho hoạt động đứt gãy khác nhƣ:

các đới đập vỡ, dăm kết, mặt trƣợt, vết xƣớc, phay cũng nhƣ những dấu hiệu đặc
trƣng riêng cho đứt gãy giai đoạn Tân kiến tạo, thể hiện trên ảnh vệ tinh và địa hình;
9

làm biến dạng các thành tạo Kainozoi; làm xuất hiện các dị thƣờng về địa hóa, địa
nhiệt, xuất lộ các nguồn nƣớc khoáng, nƣớc nóng.
- Địa hình
Nằm ở Đông Bắc dãy Trƣờng Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp,
bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình
nghiêng theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: Miền núi,
Trung du, Đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh
thổ. Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8
O
chiếm gần 80% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25
0
. Nơi cao
nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các
huyện Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nƣớc
biển (xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lƣu). Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại
lớn cho việc phát triển mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đặc biệt là các tuyến giao
thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ
đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống
sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để
phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nƣớc phục vụ sản xuất và dân sinh.
- Đất đai
Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25 km
2
. Hơn 80% diện tích là vùng
đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 1 thị xã; Phía đông là phần diện tích đồng

bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị xã và thành phố Vinh. Phân chia
theo nguồn gốc hình thành thì có các nhóm đất nhƣ sau:
+ Đất nguồn gốc trầm tích
Phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển, bao gồm 5
nhóm đất: đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đất phèn mặn; đất bạc màu và biến
đổi do trồng lúa. Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 189.000 ha đất phù sa và
nhóm đất cát, có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sau đây là đặc
điểm của hai loại chính:
10

* Đất cát cũ ven biển: 21.428 ha (tập trung ở vùng ven biển), đất có thành
phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dƣỡng nhƣ
mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao, nhƣng kali dễ tiêu nghèo, thích hợp và
đã đƣợc đƣa vào trồng các loại cây nhƣ: rau, lạc, đỗ, dâu tằm, .
* Đất phù sa thích hợp với canh tác cây lúa nƣớc và màu: Bao gồm đất phù
sa đƣợc bồi hàng năm, đất phù sa không đƣợc bồi, đất phù sa lầy úng, đất phù sa cũ
có sản phẩm Feralit. Nhóm này có diện tích khoảng 163.202 ha, trong đó đất phù sa
không đƣợc bồi hàng năm chiếm khoảng 60%. Đất thƣờng bị chia cắt mạnh,
nghiêng dốc và lồi lõm, quá trình rửa trôi diễn ra liên tục cả bề mặt và chiều sâu.
Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, phần lớn đƣợc dùng để trồng lúa
nƣớc (khoảng 74.000 ha). Các dải đất, bãi bồi ven sông và đất phù sa cũ có địa hình
cao hơn thƣờng trồng ngô và cây công nghiệp ngắn ngày khác.
* Ngoài hai loại đất chính trên còn có đất cồn cát ven biển và đất bạc màu,
tuy nhiên, diện tích nhỏ và có nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.
+ Đất phát triển trong vỏ phong hóa đá gốc: Loại đất này tập trung chủ yếu ở
vùng núi (74,4%) và bao gồm các nhóm đất sau:
* Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs)
Tổng diện tích 433.357 ha, phân bố trên một phạm vi rộng lớn ở hầu khắp
và tập trung nhiều ở các huyện Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, Tân Kỳ, Anh
Sơn, Thanh Chƣơng, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.

Đất đỏ vàng trên phiến sét có ở hầu hết tất cả các loại địa hình nhƣng tập
trung ở vùng núi thấp, độ dốc lớn, tầng đất khá dày. Đây là loại đất đồi núi khá tốt,
đặc biệt là về tính chất vật lý (giữ nƣớc và giữ màu tốt), phù hợp để phát triển các
loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Thời gian qua, loại đất này đã đƣợc đƣa vào sử
dụng để trồng các loại cây nhƣ: chè, cam, chanh, dứa, hồ tiêu, Diện tích loại đất
này còn nhiều và tập trung thành vùng lớn, nhất là ở các huyện Anh Sơn, Thanh
Chƣơng, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lƣu. Đây là một thế mạnh của Nghệ An so
với nhiều địa phƣơng khác ở miền Bắc để phát triển các loại cây công nghiệp và
cây ăn quả.
11

* Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết (Fq)
Tổng diện tích 315.055 ha, phân bố rải rác theo dải hẹp xen giữa các dải đất
phiến thạch kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam của tỉnh qua nhiều huyện
miền núi và trung du nhƣ Thanh Chƣơng, Anh Sơn, Tân Kỳ, Tƣơng Dƣơng, Kỳ
Sơn Do thành phần cơ giới tƣơng đối nhẹ hơn so với đất phiến thạch sét, nên đất
vàng nhạt trên sa thạch thƣờng bị xói mòn mạnh, tầng đất tƣơng đối mỏng và nhiều
nơi trơ sỏi đá. Chỉ có một số nơi địa hình đồi núi cao, thảm thực vật che phủ khá
mới có độ dày tầng đất từ 50-70 cm. Đất vàng nhạt trên sa thạch thƣờng nghèo
dinh dƣỡng, khả năng giữ nƣớc và kết dính kém, thành phần keo sét thấp, khả năng
giữ màu, đến nay hầu nhƣ không sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. ở vùng cao có
khả năng trồng một số cây công nghiệp nhƣng phải có chế độ bảo vệ nguồn nƣớc
và chống xói mòn tốt mới duy trì đƣợc hiệu quả sử dụng đất.
* Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axít (Fa)
Tổng diện tích khoảng 217.101 ha, phân bố rải rác ở các huyện Anh Sơn,
Con Cuông, Tƣơng Dƣơng, Quỳ Châu Phần lớn đất vàng đỏ trên đá axít có thành
phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dƣỡng, bị xói mòn rửa trôi mạnh, độ chua lớn
(PHKCL< 4), dung để trồng rừng.
* Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv)
Tổng diện tích khoảng 34.064 ha, phân bố rải rác ở các huyện: Tân Kỳ,

Nam Đàn, Quỳ Hợp Đất đỏ nâu trên đá vôi ở các vùng địa hình thấp thƣờng có
tầng dày hơn; ở vùng núi cao đất đá vôi bị phong hoá và rửa trôi mạnh nên tầng đất
mỏng hơn. Tuy nhiên, phần lớn đất đá vôi có độ dày tầng đất khá thƣờng trên 50
cm, độ phì ở đất đá vôi khá. Đất đỏ nâu trên đá vôi thích hợp cho việc trồng nhiều
loại cây lâu năm nhƣ: cam, chè, cà phê, cao su và có tầng đất dày, độ dốc thoải
và độ phì khá. Tuy nhiên, diện tích đất đá vôi này không lớn mà phân bố manh
mún, có thể kết hợp với những đất khác để tạo nên những vùng cây trồng có hiệu
quả kinh tế cao.


12

*Đất nâu đỏ trên bazan (Fk)
Tổng diện tích khoảng 14.711 ha, phân bố chủ yếu ở vùng kinh tế Phủ Quỳ.
Đây là loại đất tốt, thoát nƣớc tốt nhƣng giữ nƣớc kém, có tầng dày trên 1 m, địa
hình khábằng phẳng, ít dốc (độ dốc nhỏ hơn 10
0
), rất thích hợp với cây công nghiêp
dài ngày. Hầu hết loại đất này đã đƣợc sử dụng vào sản xuất, chủ yếu là trồng cao
su, cà phê, cam, và cho hiệu quả kinh tế cao.
*Đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao
Loại đất này chiếm gần 20% diện tích thổ nhƣỡng. Tuy có độ phì cao, song
khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp bị hạn chế do tập trung chủ yếu trên núi
cao, địa hình dốc và bị chia cắt mạnh, thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp.
- Đặc điểm khí hậu
+ Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 24
0
C, tƣơng ứng với tổng nhiệt năm là
8.700

0
C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung
bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33
0
C, nhiệt độ cao tuyệt đối
42,7
0
C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2
năm sau) là 19
0
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5
0
C. Số giờ nắng trung bình/năm là
1.500 - 1.700 giờ.
+ Chế độ mƣa
Nghệ An là tỉnh có lƣợng mƣa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc.
Lƣợng mƣa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm với 123 - 152
ngày mƣa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai
mùa rõ rệt:
* Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm 15 - 20%
lƣợng mƣa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lƣợng mƣa chỉ đạt 7 - 60
mm/tháng.
* Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung chiếm 80 - 85%
lƣợng mƣa cả năm, tháng mƣa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lƣợng mƣa từ 220 -
540mm/tháng, số ngày mƣa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thƣờng kèm theo gió bão.
13

+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm hàng năm dao động từ 80 - 90%, có sự phân hóa giữa các vùng và
theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18

- 19%; vùng có độ ẩm cao nhất là thƣợng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp
nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng). Lƣợng bốc hơi từ 700 -
940 mm/năm.
+ Chế độ gió
Nghệ An chịu ảnh hƣởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió
phơn Tây Nam.
* Gió mùa Đông Bắc thƣờng xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng
4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo
không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 - 10
o
C so với nhiệt độ trung
bình năm.
* Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trƣng cho mùa hạ của
vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thƣờng xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến
tháng 8 hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 - 70 ngày. Gió Tây
Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất và đời
sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh.
+ Các hiện tƣợng thời tiết khác
Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng
bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo
không gian và biến động theo thời gian. Bên cạnh những yếu tố chủ yếu nhƣ nhiệt
độ, lƣợng mƣa, gió, độ ẩm không khí thì Nghệ An còn là một tỉnh chịu ảnh hƣởng
của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, thƣờng tập
trung vào tháng 8 và 10 và có khi gây ra lũ lụt.
Sƣơng muối chỉ có khả năng xảy ra ở các vùng núi cao và một vài vùng
trung du có điều kiện địa hình và thổ nhƣỡng thuận lợi cho sự thâm nhập của không
khí lạnh và sự mất nhiệt do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất nhƣ khu vực Phủ Quỳ.
14

Nhìn chung, Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ

rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát
triển. Khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại
không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp.
- Thủy văn
Nghệ An có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ lƣới sông trung bình
khoảng 0,62 km/km
2
. Toàn tỉnh có 06 con sông trực tiếp đổ ra biển Đông. Trừ sông
Cả, sông Hiếu các con sông còn lại có lƣu vực nhỏ, khoảng 500 km
2
với chiều dài
trung bình khoảng 50 - 60 km.
Các sông khác bắt nguồn trong tỉnh chảy thẳng ra biển với đặc trƣng các sông
đều ngắn, trữ lƣợng nƣớc không lớn, lòng sông hẹp, nƣớc chảy chậm, phần lớn là sông
nƣớc mặn. Bao gồm các sông:
- Sông Hoàng Mai dài 44 km;
- Sông Dâu và sông Thái (Quỳnh Lƣu) là sông nhiễm mặn;
- Sông Bùng dài 53 km;
- Sông Cấm dài 47 km.
Ngoài các con sông trên, Nghệ An còn có hệ thống kênh đào nối các sông với
nhau nhƣ kênh nhà Lê, là hệ thống sông đào nối Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc vào
đến Hƣng Nguyên, với mu
̣
c tiêu chính là dẫn nƣớc ngọt, ngăn nƣớc mặn và phục vụ
giao thông, thuỷ lợi cho các huyện ven biển.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Các yếu tố kinh tế xã hội nhƣ dân số, sự phát triển kinh tế (công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ…) là những yếu tố tác động mạnh mẽ tới chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc mặt tỉnh Nghệ An
- Kinh tế

+ Tình hình tăng trƣởng kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2011 đạt 10,38% , cao hơn hẳn tốc độ tăng
bình quân 5,9% của cả nƣớc. Tổng GDP của tỉnh năm 2011 đạt 49.759 tỷ đồng
[7]

(tính theo giá trị hiện hành). GDP bình quân đầu ngƣời là 16,9 triệu đồng/ngƣời.
15

Cơ cấu kinh tế của Nghệ An cũng chuyển dịch khá nhanh theo hƣớng công
nghiệp hóa. Năm 2011, tỷ trọng nông nghiệp 27,06%, công nghiệp xây dựng
34,86%, dịch vụ 38,08%
[7]
. Tỷ trọng trong GDP của khu vực công nghiệp - xây
dựng tăng nhanh từ 18,6% năm 2000 lên 34,86% năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đáng kể, từ 44,3% còn 27,06% năm
2011. Khu vực dịch vụ tăng từ 37,1% năm 2000 lên 38,08% năm 2011
[7]
. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đã diễn ra theo chiều sâu và theo hƣớng tiến bộ; tích lũy tài sản
và đầu tƣ tăng, đời sống dân cƣ đƣợc cải thiện rõ rệt.
+ Ngành Nông - Lâm - Thủy sản
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm (nông - lâm - thủy sản) hiện nay vẫn
là ngành kinh tế cơ bản của tỉnh Nghệ An hiện đang từng bƣớc có sự chuyển dịch
cơ cấu theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong có cấu nông - lâm - thủy sản, nông nghiệp vấn chiếm tỷ trọng cao nhất
(85%)
[7]
trong khi đó, tỷ trọng của ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 7%, ngành thủy sản
là 8% trong năm 2009. Trong ba nhóm ngành nông - lâm - thủy sản, ngành thủy sản
có tốc độ tăng nhanh nhất, trung bình giai đoạn 2005- 2009 là 10,5%/năm, tiếp đến

là nông nghiệp 6,3% và lâm nghiệp 3,3%.
Trong tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hóa nhƣ: Vùng
lúa ở các huyện đồng bằng Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hƣng Nguyên; Vùng
mía ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Châu ; Cà phê ở Nghĩa Đàn; Cao su ở
Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp ; Dứa ở Quỳnh Lƣu, Yên Thành, Nghĩa Đàn. Vùng
sắn làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến ở các huyện miền núi thấp. Tại các
huyện ven biển, xuất hiện các khu vực nuôi trồng thủy sản nhƣ tôm, cá, cua, ngao
+ Công nghiệp
Trong những năm qua nhờ tổ chức có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật
Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất kinh doanh nên đã tạo
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng
có nhiều thay đổi theo hƣớng tích cực. Vì vậy, số lƣợng của các cơ sở sản xuất công
16

nghiệp cũng nhƣ kết quả hoạt động đạt đƣợc đã và đang khẳng định đƣợc vai trò
của mình trong tăng trƣởng kinh tế.
- Dân số
Năm 2011, dân số tỉnh Nghệ An là 2.942.900
[7]
ngƣời, mật độ dân cƣ 178
ngƣời/km
2
, tỉ lệ gia tăng dân số 11,6%. Trong đó, 86,7%
[7]
dân số tập trung ở nông
thôn, chỉ có 13,3% dân số sông ở thành thị.
Nguồn lao động dồi dào, 1.757.800 ngƣời
[7]
. Trong đó làm việc trong các
ngành kinh tế là 1,38 triệu ngƣời. Năm 2010, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho

34.000 lao động. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo khoảng 40%.
- Y tế và sức khỏe cộng đồng
Số cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế là 529 cơ sở
[7]
, trong đó có 26
bệnh viện đa khoa, 22 phòng khám khu vực
[7]
, 1 bệnh viện điều dƣỡng và 479 trạm
y tế, cơ quan, xã, phƣờng. Có 6-75% đạt chuẩn quốc gia về y tế. Toàn tỉnh có 1397
bác sỹ, 1327 y sỹ, 2629 y tá và 910 nữ hộ sinh. Có 42 dƣợc sỹ cao cấp, 461 dƣợc sỹ
trung cấp và 294 dƣợc tá
[7]
.
Các cơ sở y tế ngày càng đƣợc nâng cấp, chất lƣợng khám chữa bệnh đƣợc
nâng lên, do đó số ca tử vong trong điều trị giảm.
Công tác phòng dịch tốt nên không xẩy ra dịch bệnh đáng kể, số ca tử vong
trong điều trị giảm. Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh có nhiều chuyển biến. Chủ
trƣơng sử dụng muối iốt đƣợc thực hiện khá tốt. Công tác tiêm chủng mở rộng 6
loại vắc xin cho các cháu dƣới 1 tuổi, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai, tiêm
phòng viêm não
- Giáo dục
Công tác giáo dục ở Nghệ An đƣợc phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay tất cả
các huyện, thành, thị trong tỉnh và 100% số xã, phƣờng đã đƣợc công nhận phổ cập
tiểu học và chống mù chữ.
Năm 2011, toàn tỉnh có 533.864 học sinh phổ thông học tập tại 1.043 trƣờng
với 33.188 giáo viên tham gia giảng dạy
[7]
. Trong đó có 41% số trƣờng đạt chuẩn
17


quốc gia. Tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông đạt 97,73%
[7]
. Toàn tỉnh có 16.224 sinh viên
cao đẳng và đại học với 927 giảng viên
[7]
. 100% giáo viên đạt chuẩn
[7]
.
Thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục; quy mô các cấp học tiếp tục đƣợc
phát triển đảm bảo nhu cầu học tập; tăng cƣờng chất lƣợng giáo dục toàn diện.
1.4. Tổng quan về nƣớc mặt tỉnh Nghệ An
1.4.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trƣờng Sơn, trong Tỉnh có 06 lƣu vực
sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên đa số là các con sông ngắn ven biển có chiều dài
dƣới 60 km và duy nhất có sông Cả có lƣu vực là 15.346 km
2
chiếm tới 93,1% diện
tích thủy vực toàn tỉnh với chiều dài qua Nghệ An là 361 km
[6]
.
Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ lệ lớn nên mạng lƣới sông suối trong
khu vực khá đa dạng với mật độ trung bình 0,62 km/km
2
, nhƣng phân bố không đều
trên toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lƣới sông
suối phát triển mạnh hơn, mật độ trên 1 km/km
2
; khu vực trung du địa hình gò đồi
nên mạng lƣới sông suối kém phát triển, trung bình 0,5 km/km
2[6]

. Tính chất cửa
sông hạn chế phát triển mạng lƣới sông vùng hạ du, vì vậy mật độ sông suối ở đây
đạt dƣới 0,8 km/km
2
.
Lƣu vực sông Cả chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Phần hạ du
sông Cả với sự nhập lƣu của sông Hiếu và sông Ngàn Sâu cùng với sự đổi hƣớng
dòng chảy; độ dốc lƣu vực cũng nhƣ đáy sông giảm, cũng nhƣ dãy cồn cát ven biển
cao hơn vùng đồng bằng đã làm giảm rất nhiều năng lực tiêu nƣớc ra biển, gây hiện
tƣợng ngập lụt.
Ngoài lƣu vực sông Cả, các lƣu vực sông nhỏ còn lại chủ yếu diện tích lƣu
vực dƣới 500 km
2
. Những con sông này đổ trực tiếp ra biển, vì vậy trong những
tháng mùa kiệt, nguồn nƣớc các sông này thƣờng bị xâm nhập mặn
[6]
.
Trong tỉnh Nghệ An, dòng chảy không lớn và có sự phân mùa dòng chảy sâu
sắc. Hàng năm, lƣợng nƣớc lớn nhất và nhỏ nhất có thể chênh nhau hàng ngàn lần
và là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tai biến môi trƣờng. Nhìn chung, nguồn nƣớc khá
18

dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân
dân.
1.4.2.Trữ lượng nước mặt
Do vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An trải dài từ biển vào sâu trong đất liền với
nhiều dạng địa hình (từ vùng đồng bằng thấp ven biển tới vùng gò đồi và vùng núi
cao) nên lƣợng mƣa dao động từ dƣới 1000 mm (nơi địa hình bị che khuất nhƣ:
Mƣờng Xén, Tƣơng Dƣơng) đến trên 2000 mm (Quỳ Châu, Nghĩa Khánh)
[6]

. Tính
trung bình hàng năm toàn tỉnh Nghệ An nhận lƣợng mƣa là 1745 mm. Do các điều
kiện khí hậu lạnh khô, nóng và khuất gió ẩm; nên bốc hơi tiềm năng của tỉnh cao,
đạt tới 1348 mm tại vùng ven biển và (1100 - 1200) mm ở núi; tính trung bình bốc
thoát hơi tiềm năng đạt 1220 mm. Lƣợng bốc thoát hơi thực tế trên lƣu vực đạt 796
mm; với sự chênh lệch lƣợng bốc thoát hơi thực tế và bốc thoát hơi tiềm năng lớn
(trên 400 mm) nên Nghệ An là vùng đất khô hạn tiềm năng.
Hàng năm, lƣợng nƣớc trên bề mặt tỉnh Nghệ An đổ vào các sông suối trung
bình đạt là 13,5 tỷ m
3
nƣớc ứng với lớp dòng chảy 820 mm và hệ số dòng chảy đạt
0,47. Lƣợng dòng chảy phân bố không đều trên lƣu vực, vùng có lƣợng dòng chảy
lớn nhất thuộc về lƣu vực sông Hiếu với lớp dòng chảy đạt tới 960 mm, phần
thƣợng du khuất gió lƣợng dòng chảy chỉ đạt 560 mm
[6]
. So với lãnh thổ nƣớc ta,
đây là khu vực có lƣợng dòng chảy thấp. Do tác động của hoàn lƣu gió mùa và các
nhiễu động thời tiết; nên lƣợng dòng chảy biến động qua các năm khá lớn, trung
bình đạt hệ số biến động dòng chảy Cv = (0,25 - 0,30), thể hiện tính chất thất
thƣờng của lƣợng dòng chảy trên lƣu vực. Trong năm lƣợng dòng chảy trên sông
còn biến động mạnh mẽ hơn, chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa lũ: xuất hiện từ tháng (VII-XI) chiếm tới 73,5% lƣợng dòng chảy năm.
Ba tháng (VIII-X) có lƣợng dòng chảy lớn nhất chiếm tới 55,4% lƣợng dòng chảy
năm. Tháng có lƣợng dòng chảy lớn nhất là tháng IX, chiếm 21,8% lƣợng dòng
chảy năm. Đây cũng là thời kỳ hoạt động mạnh của dải hội tụ nhiệt đới ở khu vực
này
[6]
. Lũ trên tỉnh Nghệ An không lớn, trung bình moduyn đỉnh lũ Mmax = 400
l/s/km
2


19

Do địa hình thấp, trũng và sự chuyển hƣớng dòng chảy ở đoạn cuối sông Cả
ra biển nên lũ trên sông Cả thƣờng xuyên gây ngập lụt cho khu vực đồng bằng hạ
du.
Mùa kiệt : Lƣợng dòng chảy trên sông giảm hẳn với moduyn dòng chảy
trung bình chỉ đạt 10,3 l/s/km
2
. Ba tháng có dòng chảy nhỏ nhất rơi vào tháng (II-
IV) chiếm 7,39% lƣợng dòng chảy năm và tháng III có lƣợng dòng chảy nhỏ nhất
chiếm 2,33% lƣợng dòng chảy năm. Có thể thấy rằng trên sông Cả dòng chảy mùa
kiệt rất nhỏ, do tỷ lệ nƣớc ngầm tầng nông so với dóng chảy toàn phần thấp (30%)
và lƣợng mƣa trong mựa kiệt ở đây cũng rất nhỏ
[6]
.
Tóm lại, nguồn tài nguyên nƣớc mặt Nghệ An đƣợc xếp vào mức trung bình
trong cả nƣớc, hàng năm trung bình nhận 28,8 tỷ m
3
nƣớc mƣa và đã sinh ra 13,5 tỷ
m
3
dòng chảy vào mạng lƣới sông suối, tƣơng ứng với moduyn dòng chảy 26
l/s.km
2
. Với dân số tính đến năm 2011 là 2.942.900 ngƣời; thì lƣợng nƣớc mặt tính
theo bình quân đầu ngƣời hiện nay là 4587 m
3
/ngƣời.năm
[6]

. Theo chỉ tiêu đánh giá
của Hội tài nguyên nƣớc Quốc tế (IWRA), Nghệ An đƣợc xếp vào khu vực đủ nƣớc
sử dụng. Tuy nhiên, do tài nguyên nƣớc phân bố không đều theo không gian, nên đã
xuất hiện các khu vực thiếu nƣớc (huyện Mƣờng Xén, Con Cuông) đến những khu
vực thừa nƣớc (Quỳ Châu, Nghĩa Khánh).
Bên cạnh đó, sự phân phối nguồn nƣớc không đều theo thời gian trong năm
trên các sông suối trong tỉnh cũng làm giảm khả năng sử dụng nguồn nƣớc mặt
phong phú này. Hàng năm, 73,5% lƣợng dòng chảy tập trung từ 5 tháng mùa lũ và 7
tháng còn lại, lƣợng dòng chảy trên sông rất nhỏ. Theo các số liệu thống kê KT –
XH trong tỉnh Nghệ An, đến năm 2005, lƣợng nƣớc cần cho các nhu cầu sử dụng
nƣớc theo các ngành:
- Nông nghiệp (bao gồm cả tƣới, chăn nuôi và thủy sản): 1570 triệu m
3
/năm
- Công nghiệp: 0,35 triệu m
3
/năm
- Sinh hoạt: 63,9 triệu m
3
/năm
Và tổng lƣợng nƣớc dùng là: 1,634 tỉ m
3
/năm chiếm 12,1% lƣợng nƣớc
đến
[6]
. Lƣợng nƣớc cần trong mùa kiệt là 1,06 tỷ m
3
chiếm tới 29,6% lƣợng nƣớc

×