ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Lê Thị Hường
ĐÁNH GIÁ SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG (As, Cd, Pb)
TRONG ĐẤT TRỒNG RAU Ở HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Lê Thị Hường
ĐÁNH GIÁ SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG (As, Cd, Pb)
TRONG ĐẤT TRỒNG RAU Ở HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số : 608502
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trần Khắc Hiệp
Hà Nội - 2012
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ cấu sản xuất rau của vùng nghiên cứu 4
1.2. Quy định sản xuất rau an toàn 7
1.2.1. Khái niện về “rau ran toàn” 7
1.2.2. Yêu cầu chất lƣợng của rau an toàn 7
1.2.3. Hƣớng dẫn thực hành VietGAP trên rau 8
1.3. Các nghiên cứu về As liên quan đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng 11
1.3.1. Độc tính As 11
1.3.2. Các nghiên cứu về As 12
1.3.3. Nguồn gây ô nhiễm As trong đất 18
1.3.3.1. Hàm lƣợng As trong đá mẹ 18
1.3.3.2. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 18
1.3.3.3. Sử dụng nƣớc tƣới 20
1.4. Các nghiên cứu về Cd liên quan đếm môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời 21
1.4.1. Độc tính Cd 21
1.4.2. Các nghiên cứu về Cd 22
1.4.3. Nguồn gây ô nhiễm Cd trong đất 27
1.4.3.1. Bản chất đá mẹ 27
1.4.3.2. Sử dụng phân bón 29
1.4.3.3. Sử dụng nƣớc tƣới 31
1.5. Các nghiên cứu về Pb liên quan đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời 31
1.5.1. Độc tính Pb 31
1.5.2. Các nghiên cứu về Pb 33
1.5.3. Nguồn gây ô nhiễm Pb trong đất 37
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
iii
1.5.3.1. Bản chất đá mẹ 37
1.5.3.2. Sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu 39
1.5.3.3. Nguồn gây ô nhiễm do nƣớc tƣới 40
1.6. Các phƣơng pháp xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất 41
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.1. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu 46
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 46
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 46
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 46
2.2.1. Phƣơng pháp ngoài thực địa 46
2.2.2. Phƣơng pháp bảo quản và xử lý mẫu đất và phân tich mẫu 47
2.2.3. Địa điểm lấy mẫu đất, rau, nƣớc ở vùng nghiên cứu 48
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu 50
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
3.1. Hiện trạng sản xuất rau tại huyện Đông Anh, Hà Nội 51
3.1.1. Tình hình sản xuất rau 51
3.1.2. Sử dụng phân bón, hợp chất BVTV vùng sản xuất rau Đông Anh 53
3.2. Đánh giá hàm lƣợng As, Cd, và Pb trong đất 56
3.3. Hàm lƣợng As, Cd, Pb trong nƣớc tƣới trồng rau 60
3.4. Đánh giá hàm lƣợng As, Cd, và Pb trong một số loại rau 61
3.5. Hàm lƣợng kim loại nặng bổ sung từ nguồn phân bón 67
3.6. Giải pháp sản xuất rau hạn chế nhiễm kim loại nặng 69
3.6.1. Giải pháp kỹ thuật 69
3.6.2. Giải pháp kinh tế 70
3.6.3. Giải pháp quản lý 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
Kết luận 72
Kiến nghị 73
PHỤ LỤC 76
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Chữ viết tắt
Nghĩa của từ viết tắt
BVTV
Bảo vệ thực vật
Cd
Cadimi
As
Asen
Pb
Chì
KLN
Kim loại nặng
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
BTNMT
Bộ Tài Nguyên Môi trƣờng
LOD
Giới hạn phát hiện của thiết bị
GHCP
Giới hạn cho phép
RAT
Rau an toàn
PTNT
Phát triển nông thôn
IPM
Quản lý dịch hại tổng hợp
ICM
Quản lý cây trồng tổng hợp
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đánh giá nhu cầu tiêu thụ rau của Hà Nội các năm 2000, 2005, 2010 1
Bảng 2: Hàm lƣợng As ở lớp đất mặt ở nơi có biểu hiện ô nhiễm 12
Bảng 3: Hàm lƣợng As trong đất bề mặt ở một số nƣớc (ppm) 13
Bảng 4: Hàm lƣợng Arsen trong các bộ phận khác nhau của cây (ppm) 15
Bảng 5: Hàm lƣợng KLN trong mẫu rau ở Vân Nội, Đông Anh (mg/kg rau tƣơi) 16
Bảng 6: Kết quả phân tích hàm lƣợng As trung bình trong đất, nƣớc và rau 17
Bảng 7: Hàm lƣợng Asen trong một số loạt đá chính và đất 18
Bảng 8: Hàm lƣợng một số KLN trong một số phân bón thông thƣờng 19
Bảng 9 : Hàm lƣợng Cd (mg/kg) trong đất tầng mặt ở một số nƣớc trên thế giới 22
Bảng 10: Hàm lƣợng Cd trung bình trong một số cây thực phẩm (ppm) 23
Bảng 11: Hàm lƣợng Cd trung bình trong đất và rau ở Hà Nội 25
Bảng 12: Lƣợng chứa Cd trong một số mẫu chất 28
Bảng 13: Hàm lƣợng Cd trong một số loại phân bón 30
Bảng 14 : Hàm lƣợng Cd trong mẫu phân ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. 30
Bảng 15: Hàm lƣợng Pb ở những vùng khác nhau ở Nam Ninh, Trung Quốc 34
Bảng 16: Hàm lƣợng chì trong cây thực phẩm (ppm) 35
Bảng 17: Hàm lƣợng chì trong hạt ngũ cốc (ppm chất khô) 35
Bảng 18: Kết quả phân tích hàm lƣợng Pb trong đất tại vùng ngoại thành 36
Bảng 19: Hàm lƣợng Pb trong các loại đá hình thành đất quan trọng 38
Bảng 20: Hàm lƣợng Pb trong một số loại đá chủ yếu 38
Bảng 21:Hàm lƣợng Pb trong một số chất dùng làm phân bón trong nông nghiệp 39
Bảng 22: Hàm lƣợng Pb trong một số loại phân bón và thuốc BVTV 40
Bảng 23: Danh sách mẫu đất, mẫu rau 49
Bảng 24: Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau các loại của Đông Anh năm 2012 51
Bảng 25: Năng suất và lƣợng phân bón của một số cây trồng chính (/ha/năm) 54
Bảng 26: Lƣợng phân bón trên đất trồng rau theo các địa bàn sản xuất (/ha/năm) 55
Bảng 27: Hàm lƣợng As, Cd, và Pb trong đất của huyện Đông Anh 56
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
vi
Bảng 28: Hàm lƣợng Cd và Pb trong mẫu nƣớc của huyện Đông Anh 60
Bảng 29: Hàm lƣợng As trong mẫu rau một số xã trồng rau của huyện 62
Đông Anh 62
Bảng 30: Hàm lƣợng Cd trong mẫu rau một số xã trồng rau của huyện 64
Đông Anh 64
Bảng 31: Hàm lƣợng Pb trong mẫu rau một số xã trồng rau của huyện 66
Đông Anh 66
Bảng 32: Hàm lƣợng Cd và Pb trong phân bón đƣợc sử dụng canh tác rau tại huyện
Đông Anh 68
Bảng 33: Hàm lƣợng Cd và Pb trong phân lân đƣợc bón vào trong đất trồng rau tại
huyện Đông Anh 69
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vòng tuần hoàn Cd trong hệ thống nông nghiệp 28
Hình 2: Đồ thị hàm lƣợng As trong đất trồng rau của huyện Đông Anh 58
Hình 3: Đồ thị hàm lƣợng Cd trong đất trồng rau của huyện Đông Anh 59
Hình 4: Đồ thị hàm lƣợng Pb trong đất trồng rau của huyện Đông Anh 60
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho đời sống của con ngƣời. Không một loại
thực phẩm nào có thể thay thế vị trí quan trọng của cây rau trong khẩu phần ăn hàng
ngày. Nó cung cấp chất dinh dƣỡng bao gồm: vitamin; hydratcacbon; protein, muối
khoáng (cả đa lƣợng và vi lƣợng) trong bữa ăn hàng ngày của mọi ngƣời dân từ
nông thôn đến thành thị.
Bảng 1: Đánh giá nhu cầu tiêu thụ rau của Hà Nội các năm 2000, 2005, 2010
Lƣợng tiêu thụ (tấn/ngày)
Năm
2000
2005
2010
Tổng lƣợng rau tiêu thụ của thành phố
572,88
645,84
753,00
Tổng lƣợng rau tiêu thụ ở nội thành
262,57
296,01
345,13
Tổng lƣợng rau tiêu thụ ở ngoại thành
310,31
349,83
407,87
Nguồn: Tạ Thu Cúc và các cộng sự (2000)
Rau là một loại hàng hóa mà ngƣời dân thủ đô không tự trồng đƣợc, họ phải
mua ngoài chợ, siêu thị… từ nơi khác mang tới nhƣ: Đông Anh, Thanh Trì, Hoài
Đức, Hƣng Yên …và cả rau Trung Quốc. Nguồn gốc xuất xứ rau nhƣ thế nào, có an
toàn hay không thì thực sự họ không biết, hoặc có biết xuất xứ thì cũng không rõ
ràng. Chỉ đến khi chế biến rau thành các món ăn, chúng đi vào cơ thể, khi đó các
biểu hiện ngộ độc mới xảy ra, dân gian gọi đó là ngộ độc thức ăn. Có hai loại ngộ
độc chính là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính. Ngộ độc cấp tính là do một
lƣợng lớn các chất độc đi vào cơ thể cùng một lúc nên biểu hiện rất rõ ràng nhƣ:
nôn mửa, ngất sửu….Ngộ độc mãn tính khó nhận biết hơn, hàng ngày một lƣợng
chất độc đi vào cơ thể lâu dài, số lƣợng ít một nên biểu hiện kín đáo: Nhức đầu,
chóng mặt, ăn uống khó tiêu…. Đây mới chính là nỗi lo ngại vì chất độc tích lũy
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
2
dần dần, độc chất kim loại nặng trong rau đi vào cơ thể con ngƣời theo cơ chế gây
độc này.
Đất bị ô nhiễm kim loại nặng chủ yếu do hoạt động của các khu công nghiệp, do
lƣu thông buôn bán hàng hóa, do nhu cầu sinh hoạt của con ngƣời và do kỹ thuật
canh tác hiện đại sử dụng nhiều loại phân bón lá, kích thích tăng trƣởng, thuốc bảo
vệ thực vật trên các loại rau quả. Kim loại nặng trong đất nói chung và điển hình là
As, Cd và Pb nói riêng là những nguyên tố vết có độc tính rất cao, nó tích lũy hoặc
gây hại trực tiếp cho cây rau và theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể con ngƣời.
Đối với sức khỏe con ngƣời thì kim loại nặng có những ảnh hƣởng khác
nhau phụ thuộc vào bản chất của từng nguyên tố nhƣ: Pb đƣợc ghi nhận là mối
nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng bởi độc tính của nó, đặc biệt là trẻ nhỏ. Pb
làm giảm chỉ số IQ, suy giảm thính giác, phù nề não, các bệnh về tim phổi, thận,
máu …Khi bị nhiễm Cd, ngƣời ta có thể bị nôn mửa, ỉa chảy, rỏ nƣớc dãi, hay co
giật. Nhiễm độc As gây ra cho con ngƣời nhiều bệnh hiểm nghèo nhƣ: ung thƣ da,
phổi và ung thƣ các cơ quan nội tạng khác.
Ở Việt Nam những năm gần đây, ô nhiễm kim loại nặng trong đất nói chung và
trong đất trồng rau nói riêng đã và đang đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Song
phần nhiều mới chỉ là những nghiên cứu về hiện trạng mà chƣa đƣa đƣợc phƣơng
pháp canh tác nhằm hạn chế sự tích lũy kim loại nặng trong cây rau.
Huyện Đông Anh có diện tích trồng rau cả năm 2012 toàn huyện đạt 2565 ha với
năng suất bình quân 241,7 tạ/ha trong có 787 ha rau an toàn (chiếm 30,68%), gần
60% diện tích đất trồng rau còn lại chƣa đƣợc kiểm soát, đánh giá. Do vậy, việc
“Đánh giá sự tích lũy kim loại nặng (As, Cd, Pb) trong đất trồng rau ở huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội” là rất cần thiết để làm cơ sở khoa học cho việc
kiểm soát phẩm chất nguồn rau đảm bảo an toàn thực phẩm cho ngƣời dân.
Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sản xuất rau ở huyện Đông Anh - Hà Nội
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
3
- Xác định hàm lƣợng As, Cd, Pb tổng số trong đất, trong rau và trong nƣớc
tƣới
- Đƣa ra các đề xuất canh tác rau an toàn nhằm hạn chế sự tích lũy As, Cd,
Pb trong rau
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đánh giá đƣợc thực trạng hàm lƣợng As, Cd, Pb trong đất, trong rau và
cảnh báo ô nhiễm As, Cd, Pb đề xuất hƣớng giải quyết nhằm giảm thiểu nguy cơ ô
nhiễm As, Cd, Pb trong đất trồng rau ở Đông Anh, Hà Nội
- Cung cấp số liệu đủ tin cậy về hàm lƣợng As, Cd, Pb trong đất và trong rau
ở Đông Anh, Hà Nội.
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ cấu sản xuất rau của vùng nghiên cứu
Vị trí địa lý: Đông Anh là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, cách thủ
đô Hà Nội 20 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 18.230,32 ha. Đông Anh
có hệ thống giao thông thuận lợi, là cầu nối giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài
và thành phố Hà Nội. Trên địa bàn có hệ thống Sông Hồng và Sông Đuống chạy
dọc theo hƣớng Tây - Nam của huyện, ranh giới của huyện bao gồm:
- Phía Bắc giáp với huyện Sóc Sơn.
- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Tây Nam giáp với Sông Hồng, Sông Đuống và nội thành Hà Nội.
- Phía Đông giáp với Bắc Ninh.
Trên địa phận huyện có các tuyến đƣờng bộ: đƣờng cao tốc Bắc Thăng Long Nội
Bài, đƣờng Quốc lộ số 3, đƣờng 23b, các tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Đông Anh - Lào
Cai, Hà Nội - Đông Anh - Thái Nguyên chạy qua, do đó Đông Anh có nhiều điều
kiện để phát triển về mọi mặt và giao lƣu kinh tế với các vùng khác.
Đặc điểm địa hình: Đông Anh là một huyện đồng bằng với địa hình tƣơng
đối bằng phẳng, có hƣớng thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã phía Tây Bắc
của huyện nhƣ Bắc Hồng, Nguyên Khê, Kim Chung, Kim Nỗ, Vân Nội, Tiên
Dƣơng có địa hình tƣơng đối cao, phần lớn là diện tích đất vàn cao. Chính vì vậy ở
đây phù hợp với rất nhiều loại cây trồng khác nhau nhƣ lúa, ngô, khoai, rau các
loại… Các xã thuộc phía Đông Nam của huyện nhƣ Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ
Loa, Mai Lâm lại có địa hình tƣơng đối thấp, thƣờng hay bị úng lụt vào mùa mƣa.
Đất của vùng này chỉ thích hợp với loại cây chính là lúa nƣớc.
Do có hệ thống gồm 4 sông chảy qua nên huyện có một vùng đất ven sông
rộng lớn. Đất vùng này chủ yếu là đất phù sa, rất thích hợp với việc phát triển lúa,
hoa màu, đậu các loại cũng nhƣ các cây công nghiệp ngắn ngày ở xứ nhiệt đới.
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
5
Khí hậu, thủy văn: Đông Anh nằm ở khu vực sông Hồng, nên mang các đặc
điểm thời tiết khí hậu vùng châu thổ sông Hồng. Thời tiết trong năm chia thành hai
mùa rõ riệt: mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với đặc điểm nóng lắm,
mƣa nhiều và độ ẩm cao. Mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau,
có đặc điểm hanh khô và rét. Giữa hai mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời gian
chuyển tiếp hình thành nền khí hậu đa dạng. Nhiệt độ trung bình năm là 23
o
C. Nhiệt
độ tối cao tuyệt đối đo đƣợc là 38
o
C (thƣờng đo đƣợc vào tháng 7), nhiệt độ tối thấp
là 5
o
C (thƣờng vào tháng giêng). Lƣợng mƣa hàng năm khoảng 2200 - 2500 mm
nhƣng phân bố không điều thƣờng tâp trung chủ yếu vào mùa nóng ẩm (tháng 2 và
tháng 7). Do vậy mùa mƣa thƣờng sảy ra úng lụt ở những vùng đất trũng, không
tiêu nƣớc kịp.Với đặc điểm khí hậu này Đông Anh rất thuận tiện cho việc phát triển
một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú về chủng loại sản phẩm. Tại đây có thể
sản xuất các loại sản phẩm có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới, á nhiệt và cả một
số sản phẩm ôn đới.
Tài nguyên đất: Đông Anh có diện tích đất tự nhiên là 18230,32 ha (182,3
km
2
), trong đó có 9513,3 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 5,22%. Theo quy
hoạch sử dụng đất của Huyện cho đến năm 2020, thì đất nông nghiệp chỉ còn
3.936,1 ha, đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm xuống để phục vụ cho những khu
công nghiệp và đô thị.
Tại vùng Đông Anh – thành phố Hà Nội, cơ cấu chủng loại rau đƣợc phân
chia theo các loại rau chính với tỷ lệ nhƣ sau: rau ăn lá (60%), rau ăn quả (20%),
rau ăn củ (10%), rau ăn bắp - thân - hoa và rau gia vị chỉ chiếm 10%. Trong đó 2 vụ
rau chính là vụ đông xuân (chiếm 70% sản lƣợng) và vụ hè thu. Nhìn chung các
chủng loại rau trên thị trƣờng khá phong phú để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Một số
loại rau trái vụ nhƣ cà chua, cải bắp đƣợc cung cấp từ Đà Lạt, Mộc Châu - Sơn La
và Trung Quốc hoặc từ các nguồn khác.
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
6
1. Xã Bắc Hồng
Xã Bắc Hồng nằm ở phía Tây Bắc huyện Đông Anh, tiếp giáp với 5 xã Nam
Hồng, Vân Nội, Nguyên Khê (thuộc huyện Đông Anh), xã Phú Cƣờng, xã Phú
Minh huyện Sóc Sơn, thị trấn Quang Minh huyện Sóc Sơn, thị trấn Quang Minh
thuộc huyện Mê Linh cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km. Toàn xã có 06 thôn
làng, khoảng 65% nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp, 35% sống bằng các nghề
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nghề khác. Bắc Hồng có diện tích tự nhiên là
709,95 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 429,44 ha, diện tích đất trồng rau là
38 ha, với dân số 11343 ngƣời.
2. Xã Nam Hồng
Xã Nam Hồng nằm ở phía Bắc của huyện Đông Anh, phía bắc và phía tây
giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp xã Kim Nỗ và Kim Trung , phía Đông giáp xã
Bắc Hồng và Vân Nội. Nam Hồng có diện tích tự nhiên là 859,5 ha, trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 326,04 ha, diện tích đất trồng rau là 97 ha, với dân số 10658
ngƣời.
3. Xã Đại Mạch
Xã Đại Mạch nằm ở phía Tây huyện Đông Anh, nằm cạnh đƣờng quốc lộ
23B, phía đông giáp với xã Võng La, phía Nam giáp với xã Liên Mạc huyện Từ
Liêm, phía Tây giáp với xã Tiền Phong Mê Linh, phía Bắc giáp với xã Kim Chung.
Đại Mạch có diện tích tự nhiên là 919,39 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
529,04 ha, diện tích đất trồng rau là 66 ha, với dân số 9721 ngƣời.
4. Xã Vân Nội
Xã Vân Nội nằm ở phía Bắc của huyện Đông Anh, phía nam giáp xã Vĩnh
Ngọc, phía đông giáp xã Tiên Dƣơng, của huyện Đông Anh phía bắc giáp xã Bắc
Hồng và phía tây giáp xã Kim Nỗ của huyện Đông Anh. Xã Vân Nội có diện tích tự
nhiên là 639,09 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 429,04 ha, diện tích đất
trồng rau là 66 ha, với dân số 10051 ngƣời.
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
7
5. Xã Tiên Dương
Xã Tiên Dƣơng nằm cạnh trục đƣờng quốc lộ 23 về phía tây của huyện Đông
Anh, phía bắc giáp xã Nguyên Khê, phía nam giáp xã Vĩnh Ngọc, phía tây giáp xã
Vân Nội và phía đông giáp thị trấn Đông Anh. Xã Tiên Dƣơng có diện tích tự nhiên
là 1.000,72 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 529,04 ha, diện tích đất trồng
rau là 162 ha, với dân số 15539 ngƣời.
Đông Anh là một trong những địa phƣơng đi đầu trong việc triển khai các hoạt
động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của thành phố Hà Nội. Theo quy
hoạch của thành phố thì Đông Anh có 6 trên tổng 24 xã thị trấn có vùng sản xuất
rau an toàn. Đất đai đƣợc giao cho từng hộ nông dân, việc tiến hành sản xuất theo
quyết định của chủ hộ. Các cơ quan chuyên môn đã mở rất nhiều lớp tập huấn kỹ
thuật cho hàng ngàn ngƣời sản xuất rau. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy trình kỹ
thuật vào sản xuất rau còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Điều này thể hiện qua
đầu tƣ chi phí đầu vào của các hộ khác nhau, lạm dụng phân bón và thuốc BVTV
làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng đất, nƣớc. Một mặt do chƣa quản lý đƣợc đầu vào,
đầu ra, sản phẩm rau an toàn chƣa đƣợc bảo đảm theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm.
1.2. Quy định sản xuất rau an toàn
1.2.1. Khái niện về “rau ran toàn”
Những sản phẩm rau tƣơi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân lá, hoa, quả có
chất lƣợng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lƣợng các hóa chất độc và mức
độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dƣới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho ngƣời
tiêu dung và môi trƣờng thì đƣợc coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi
tắt là “ rau an toàn” [22]
1.2.2. Yêu cầu chất lượng của rau an toàn
a/ Chỉ tiêu nội chất
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
8
Chỉ tiêu nội chất đƣợc quy định bao gồm:
- Dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
- Hàm lƣợng nitrat (NO
3
-
)
- Hàm lƣợng một số kim loại nặng: As, Cd, Pb, Hg …
- Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella, Colifrom ) và ký
sinh trùng đƣờng ruột (trứng giun đũa Ascaris sp).
Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau an toàn đều phải nằm dƣới
mức cho phép theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008
của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc theo tiêu chuẩn của tổ
chức Nông lƣơng Quốc tế (FAO), tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc một số nƣớc
tiên tiến trên thế giới.
b/ Tiêu chuẩn về hình thái
Sản phẩm thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật
hay thƣơng phẩm), không dập nát, hƣ thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao
gói thích hợp
1.2.3. Hướng dẫn thực hành VietGAP trên rau
VietGap là tên gọi tắt của thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
(Vietnamese Good Agricultural Practices). VietGAP là những nguyên tắc , trình tự ,
thủ tục hƣớng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm
đảm bảo an toàn, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe
ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dung; đồng thời bảo vệ môi trƣờng và truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm. [3]
a/ Đánh giá đất trồng
Đất trồng rau phải đảm bảo điều kiện sinh thái tối ƣu cho mỗi loại, không chịu
ảnh hƣởng trực tiếp của chất thải công nghiệp, bệnh viện…Tổ chức lấy mẫu đất,
nƣớc theo tiếu chuẩn hiện hành (TCVN 5297 – 1995). Mẫu đƣợc phân tích các chỉ
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
9
tiêu về hóa học, sinh học, kết quả phải nhỏ hơn mức tối đa cho phép về điều kiện
sản xuất rau an toàn lại phụ lục 1(đối với đất) và phụ lục 2(đối với nƣớc).
b/ Giống rau
Giống sử dụng cho sản xuất rau an toàn phải có nguồn gốc rõ ràng không dung
những giống trôi nổi trên thị trƣờng.
c/ Phân bón và chất phụ gia
Các loại phân bón và chất phụ gia cần phải đƣợc chọn lọc để giảm thiểu các mối
nguy hại hóa học, sinh học cho sản phẩm rau. Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất
phụ gia có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng đƣợc giới hạn cho phép về hàm lƣợng kim
loại nặng, có mức tạp chất thấp. Đối với phân bón, chỉ sử dụng loại phân có trong
danh mục đƣợc phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành. Đối với phân hữu cơ trực tiếp bón vào đất, bón sớm, vùi kín đất và
không để phân tiếp xúc trực tiếp với phần ăn đƣợc của rau. Chỉ bón phân bón hữu
cơ đƣợc xử lý triệt để và dừng bón trƣớc thời điểm thu hoạch it nhất 2 tuần. Đối với
phân vô cơ cần bón đủ liều lƣợng phân đạm theo quy trình kỹ thuật cho mỗi loại
rau, tránh bón phân đạm quá mức; dừng bón đạm trƣớc khi thu hoạch ít nhất 10
ngày.
d/ Nước tưới
Nƣớc tƣới cho vùng sản xuất rau bao gồm nƣớc sông, suối, ao, hồ… và nƣớc
giếng khoan. Nƣớc tƣới phải đảm bảo giới hạn cho phép về kim loại nặng theo phụ
lục 2 và các tiêu chuẩn khác cho nƣớc dùng trong thủy lợi TCVN 6773: 2000.
Tuyệt đối không dùng nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải từ các bệnh viện, các khu
dân cƣ tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nƣớc phân
tƣơi, nƣớc giải chƣa qua xử lý trong sản xuất rau và các công đoạn xử lý sau thu
hoạch.
e/ Hóa chất BVTV và hóa chất khác
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
10
Sử dụng hóa chất BVTV và hóa chất khác an toàn và hiệu quả (sử dụng hóa
chất BVTV theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lƣợng, đúng
cách). Cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất BVTV:
- Sử dụng tối đa và hài hòa các biện pháp phi hóa học trong quản lý dịch hại
(biện pháp giống chống chịu, biện pháp canh tác, biện pháp thủ công cơ giới, biện
pháp sinh học);
- Khi cần thiết phải sử dụng hóa chất BVTV cần sử dụng các thuốc có tính chọn
lọc, độ độc thấp, nhanh phân giải trong môi trƣờng và thời gian cách ly ngắn;
- Đặc biệt đối với các loại rau ngắn ngày (cải xanh, cải ngọt, cải cúc, ) và các
loại rau thu hoạch liên tục (cà chua, dƣa chuột, mƣớp đắng, đậu quả, ) phải chú
trọng chọn thuốc nhanh phân giải, chỉ nên dùng thuốc sinh học, thảo mộc để xử lý
dịch hại vào thời kỳ gần thu hoạch phải triệt để đảm bảo thời gian cách ly;
Chỉ sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc đƣợc phép sử dụng cho
từng loại rau tại Việt Nam theo quyết định hàng năm của Bộ Nông nghiệp và
PTNT. Chỉ mua các hóa chất BVTV ở những cửa hàng có giấy phép kinh doanh.
Lấy mẫu rau phân tích dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả phải nằm
trong ngƣỡng an toàn theo phụ lục 3.
f/ Thu hoạch, bao gói
Rau đƣợc thu hoạch phải đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị
dạng…Rau đƣợc rửa kỹ bằng nƣớc sạch , để ráo nƣớc rồi cho vào bao , túi sạch
trƣớc khi đem tiêu thụ trên thị trƣờng. Trên bao bì có dán tem nhãm để truy nguyên
nguồn gốc rau nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng.
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
11
1.3. Các nghiên cứu về As liên quan đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng
1.3.1. Độc tính As
Asen là nguyên tố không độc khi ở hàm lƣợng rất thấp, nhƣng lại là chất độc
cực mạnh khi ở hàm lƣợng đủ lớn đối với cơ thể con ngƣời và các sinh vật khác.
Tuy asen có vai trò trong trao đổi nuclêin, tổng hợp protit và hêmoglobin, nhƣng về
mặt sinh học, asen là chất độc có thể gây 19 bệnh khác nhau, trong đó có ung thƣ da
và phổi.
Asen tồn tại trong môi trƣờng xung quanh, con ngƣời có thể tiếp xúc với một
lƣợng nhỏ nguyên tố này. Con đƣờng xâm nhập chủ yếu của asen vào cơ thể là qua
đƣờng thức ăn (trung bình 25 - 50 g/ngày.đêm), ngoài ra còn một lƣợng nhỏ qua
nƣớc uống và không khí.
Đối với cơ thể con ngƣời asen có 3 tác dụng hoá sinh là: làm keo tụ protein,
tạo phức với coenzym và phá huỷ quá trình photphorin hoá.
Asen đi vào cơ thể qua đƣờng nƣớc uống nhƣng phải sau 5 - 15 năm mới bắt
đầu gây tác động ảnh hƣởng đến sức khoẻ.
Sự nhiễm độc asen đƣợc gọi là arsenicosis. Biểu hiện của bệnh là chứng sạm
da (melanosis), dầy biểu bì (keratosis) từ đó dẫn đến hoại thƣ hay ung thƣ da mà
khởi đầu là sự phá huỷ ngoài da, ngón tay, ngón chân, sau đó là các bộ phận nội
tạng, cuối cùng là ung thƣ, hoại thƣ…. Một biểu hiện đặc trƣng khi bị nhiễm độc
asen dạng hợp chất vô cơ qua đƣờng miệng là sự xuất hiện các vết màu đen và sáng
trên da, những hạt ngô nhỏ trong lòng bàn tay, lòng bàn chân và trên mình bệnh
nhân. Sau đó những hạt nhỏ này có thể sẽ biến chứng, gây ung thƣ da. Ngoài ra
ngƣời ta còn phát hiện thấy rằng nhiễm asen còn làm tăng nguy cơ gây ung thƣ
trong cơ thể, nhất là ở gan, thận, bàng quang và phổi.
Nhiễm độc các hợp chất asen vô cơ qua đƣờng hô hấp cũng có thể gây ra các
triệu chứng và các bệnh kể trên, nhƣng thƣờng ở mức độ nhẹ hơn. Nguy cơ đáng
ngại nhất của ô nhiễm asen qua đƣờng hô hấp là bệnh ung thƣ phổi, thƣờng gặp
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
12
nhiều ở những ngƣời bị nhiễm asen trong không khí với nồng độ cao nhƣ ở các lò
luyện quặng, gang, thép hoặc khu vực xung quanh.
Do những tác động có hại với con ngƣời và hệ sinh thái, hàm lƣợng asen có
mặt trong môi trƣờng thƣờng đƣợc các tổ chức quốc tế về môi trƣờng quy định ở
mức rất thấp trong môi trƣờng đất, nƣớc rau, không khí…
1.3.2. Các nghiên cứu về As
Trong đất thành phần cơ giới nhẹ, đặc biệt là đất hình thành trên granit có tỷ lệ
arsen thấp. Ở đất phù sa, đất giầu mùn thì tỷ lệ arsen cao hơn. Ở đất phèn tỷ lệ arsen
có khi đến 30 - 50 ppm. Đất có tỷ lệ arsen tổng số lên đến 0,2% là đất bị ô nhiễm
arsen
Theo nghiên cứu của Chilvers và Peterson (1987) hàm lƣợng As trong đất nghi
là ô nhiễm As có giá trị rất khác nhau (bảng 2)
Bảng 2: Hàm lượng As ở lớp đất mặt ở nơi có biểu hiện ô nhiễm
(ppm theo trọng lượng khô)
Địa điểm và nguồn ô nhiễm
Giá trị tối đa hay
khoảng biến động
Quốc gia
Khoáng sàng, nơi làm giầu quặng
727
Anh
Nơi khai khoáng không phải sắt
90 - 900
Anh
Địa điểm chế biến kim loại
130
Tiệp
- nt -
33 – 2000
Canada
- nt -
2500
Anh
- nt -
38 - 2470
Nhật
- nt -
72 - 340
Na uy
- nt -
150 - 2000
Ba lan
- nt -
10 - 38
Hoa kỳ
- nt -
69
Hungari
Nhà máy hoá chất
10 - 2000
Hungari
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
13
Địa điểm và nguồn ô nhiễm
Giá trị tối đa hay
khoảng biến động
Quốc gia
Vƣờn
892
Anh
- nt -
38 – 118
Ba lan
Nơi sử dụng thuốc BVTV có As
10 - 290
Canada
- nt -
21 - 82
Anh
- nt -
38 - 400
Nhật
- nt -
31 - 625
Hoa kỳ
Bón cặn lò vôi
570
Ba lan
Nguồn : Chilvers và Peterson (1987)
Theo Jack E. Fergusson 1990 [30] nghiên cứu về hàm lƣợng As trong một số
loại đất trên thế giới chỉ ra rằng đất rừng ở Nauy có hàm lƣợng As trung bình thấp
nhất đạt 2,2 mg/kg và cao nhất trong nhóm đất đen ở Canada có giá trị As dao động
1,8 – 66,5 mg/kg.
Bảng 3: Hàm lượng As trong đất bề mặt ở một số nước (ppm)
Đất
Quốc gia
Hàm lƣợng
Mức trung bình
Đất podzon và đất cát
Canada
1,1 – 28,9
5,8
Anh
5,1 – 6,8
-
Nhật Bản
1,2 – 6,8
4,0
Hàn Quốc
2,4 – 6,8
4,6
Đất trên đá bazơ
Anh
5,0 – 8,2
-
Đất rừng
NaUy
0,6 – 5,0
2,2
Đất đen
Canada
1,8 – 66,5
13,6
Nguồn: Jack E.Fergusson (1990) [30]
Đối với rau, thấy hàm lƣợng arsen trong lá nhiều hơn trong quả, đáng chú ý
nhất trong rau spinack có hàm lƣợng As tính theo chất khô có giá trị cao nhất đạt
200- 1500 mg/kg. Trong hạt gạo lại tìm thấy As nhiều hơn trong lúa mì, yến mạch
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
14
và đại mạch. Trong các loại trái cây thấy táo chứa nhiều As hơn cam. Đó là kết quả
nghiên cứu của tác giả Chilvers và Peterson (1987) bảng 4 dƣới đây:
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
15
Bảng 4: Hàm lượng Arsen trong các bộ phận khác nhau của cây (ppm)
Cây
Bộ phận lấy mẫu
Theo chất tƣơi
Theo chất
khô
Đại mạch
hạt
3 - 18
Yến mạch
hạt
10
Lúa mì
hạt
3 - 10
Gạo xay
hạt
110 - 200
Ngô ngọt
hạt
25
30 - 400
Đậu ăn quả
quả
0,74 - < 6,7
7 - 100
Cải bắp
lá
1,2 - < 16,0
20 - 500
Rau Spinack
lá
200 - 1500
Rau diếp
lá
< 5,3
20 - 250
Cà rốt
củ
4,8 - < 13,0
40 - 80
Hành
củ
4,5
50 - 200
Khoai tây
củ
30 - 200
Cà chua
quả
0,46
9 - 120
Táo
quả
< 0,21
50 - 200
Cam
quả
1,4 - < 5,2
11 - 50
Nấm ăn đƣợc
tán
280
Cỏ ba lá
ngọn
20 - 160
Cỏ hoà thảo
280 - 330
Nguồn : Chilvers và Peterson (1987)
Cỏ mọc trên vật phế thải của mỏ, trên đất xử lý thuốc BVTV có arsen và trên
đất ô nhiễm arsen do bón bùn thải lâu ngày thấy xuất hiện triệu chứng ngộ độc
arsen: lá héo, chuyển sang mầu tím nhƣ hiện tƣợng thiếu lân, rễ đen lại, sinh trƣởng
đình đốn, phân tích cây thì thấy hàm lƣợng arsen trong cây tăng lên.
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
16
Phân tích các thành phần khoáng khác trong cây ngộ độc arsen thì thấy trong
tất cả các bộ phận của cây hàm lƣợng Mn, P
2
O
5
, Ca đều giảm, còn kali thì chỉ thấy
giảm ở rễ.
Tỷ lệ arsen trong lá cây ăn quả bị hại nằm trong khoảng 2,1 - 8,2 ppm theo
chất khô (Gough và Ctv). Cây lúa có khả năng chịu đƣợc hàm lƣợng arsen đến 100
ppm đối với các bộ phận trên mặt đất, còn trong rễ đến 1.000 ppm theo chất khô.
Còn đối với cây đại mạch ngƣỡng độc chỉ là 20 ppm theo chất khô (Davis và Ctv).
Theo nhóm tác giả Nguyễn Xuân Hải đã tiến hành lấy 4 mẫu rau tại xã Vân
Nội, Đông Anh có kết quả phân tích nhƣ sau:
Bảng 5: Hàm lượng KLN trong mẫu rau ở Vân Nội, Đông Anh (mg/kg rau tươi)
TT
Mẫu
As
Cd
Pb
1
VN R01M
A
0,402
0,006
0,123
B
0,432
0,011
0,129
2
VN R02C
A
0,635
0,005
0,052
B
0,449
0,003
0,043
3
VN R03CC
A
0,913
0,006
0,131
B
0,896
0,005
0,164
4
VN R04D
A
1,178
0,008
0,091
B
0,619
0,005
0,052
FAO/WHO 1993
0,2
0,02
0,5 – 1,0
99/2008/QĐ-BNN*
1,0
1,0
2,0
Nguồn: Nguyễn Xuân Hải, (2009) [9]
Chú thích:
* Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ NN&PTNT
về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.
A: Phần ăn được của cây rau; B: phần bỏ đi của cây rau
Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng Cd và Pb các giá trị thu đƣợc đều rất
nhỏ so với tiêu chuẩn quy định chứng tỏ các mẫu rau không bị nhiễm các nguyên tố
Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng
17
kể trên. Riêng đối với As, nếu so sánh với tiêu chuẩn mới nhất của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn thì đã có 01 mẫu rau dền (VN R04) phát hiện hàm lƣợng
As vƣợt tiêu chuẩn cho phép (1,178 mg/kg) còn khi so sánh với tiêu chuẩn
FAO/WHO 1993 thì có thể thấy 100% các mẫu đều có giá trị vƣợt ngƣỡng.
Theo Tạ Văn Cƣờng 2009 [5] nghiên cứu cho thấy (Bảng 6), hàm lƣợng As
trong đất khá cao, ở Văn Đức – Gia Lâm và Duyên Hà – Thanh Trì đã có hiện
tƣợng ô nhiễm As trong đất. Tuy nhiên chƣa tìm thấy dấu hiệu nhiễm bẩn As trong
rau.
Bảng 6: Kết quả phân tích hàm lượng As trung bình trong đất, nước và rau
Địa điểm lấy mẫu
Đất (mg/kg)
Nƣớc ngầm
(mg/lit)
Cải ăn lá
(mg/kg rau
tƣơi)
Khu Đậu Vàng, Duyên Hà,
Thanh Trì
9,86
0,31091
< LOD
Khu Trệ Đầm, Duyên Hà, Thanh
Trì
10,57
0,31422
< LOD
Văn Đức, Gia Lâm
12,47
0,11059
< LOD
Khu Thửa 10, Duyên Hà, Thanh
Trì
13,56
0,32201
< LOD
Nguồn: Tạ Văn Cường [5]