Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 106 trang )














































ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I
TRƯƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣

C KHOA HO
̣
C TƯ
̣
NHIÊN








Trịnh Thị Phượng





ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA





LUÂ
̣
N VĂN THA
̣

C SI
̃
KHOA HO
̣
C




H Ni - 2011

























ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I
TRƯƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C TƯ
̣
NHIÊN





Trịnh Thị Phượng


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA


Chuyên nga
̀
nh: Khoa học môi trường
M s : 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYỄN THỊ THẢO HƯƠNG



H Ni - 2011
Môc lôc
Néi dung Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 3
1.2. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước 6
1.2. 1. Khái niệm về ô nhiễm môi trƣờng nƣớc 6
1.2. 2. Nguồn gốc về ô nhiễm nƣớc 7
1.2. 3. Các thông số cơ bản đánh giá chất lƣợng nƣớc 7
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội lưu vực sông Ba 8
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 8
1.3.1.1. Vị trí địa lí 8
1.3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 8
1.3.1.3. Đặc điểm địa chất thổ nhƣỡng 11
1.3.1.4. Đặc điểm sinh vật 12
1.3.1.5. Đặc điểm khí hậu, thủy văn 13
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 20
1.3.2.1. Dân cƣ và phân bố 20
1.3.2.2. Đặc điểm kinh tế 22
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 32
2.2. Nội dung nghiên cứu 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu 32
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 32
2.3.2 Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa 33
2.3.3. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc dựa vào chỉ số chất lƣợng nƣớc
(WQI) 36
2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc dựa vào quy chuẩn Việt Nam
QCVN 08:2008/ BTNMT 40
2.3.5. Phƣơng pháp thống kê 41
2.3.6. Phƣơng pháp sử dụng hệ thông tin địa lí 41
2.3.7. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp 41
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC LƢU VỰC
SÔNG BA – NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 42

3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước LVS Ba 42
3.1.1. Đánh giá chất lƣợng nƣớc dựa vào quy chuẩn Việt Nam. 42
3.1.2. Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt dựa vào chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI) . 52
3.2. Diễn biến chất lượng nước LVS Ba 55
3.2.1. Độ pH 55
3.2.2. Chất hữu cơ (BOD
5
, COD) và DO 56
3.2.3. Độ đục 57
3.2.4. Chất dinh dƣỡng 57
3.2.5.Tổng sắt tan (Fe
2+
, Fe
3+
) 59
3.3.6. Vi khuẩn 60
3.3. Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm 60
3.3.1. Các hoạt động công nghiệp 61
3.2.2. Các hoạt động nông nghiệp 64
3.3.3. Nƣớc thải sinh hoạt 66
3.3.4. Chất thải rắn 67
3.3.5. Nƣớc thải từ các cơ sở y tế 69
3.3.6. Nƣớc thải nuôi trồng khai thác thủy hải sản 70
3.3.7. Xây dựng các công trình thủy lợi - thủy điện 70
3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Ba 72
3.4.1. Giải pháp phi công trình 73
3.4.1.1. Giải pháp về chính sách 73
3.4.1.2. Giải pháp về quản lí 73
3.4.1.3. Áp dụng các công cụ kinh tế và tiến bộ khoa học. 76
3.4.2. Giải pháp công trình 76

3.4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn 76
3.4.2.2. Thu gom và xử lí nƣớc thải 79
3.4.2.3. Xây dựng hệ thống trạm quan trắc 79
KẾT LUẬN 82
Tài liệu tham khảo 83
Phụ lục







DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
BOD
5
: Lượng oxy sinh hóa cần thiết để vi khuẩn sử dụng sau 5 ngày lấy mẫu
CLN : Chất lượng nước
COD : Lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước
CN : Công nghiệp
DS : Hàm lượng chất rắn hòa tan
DO : Lượng oxy từ trong không khí có thể hòa tan vào nước
LVS : Lưu vực sông
NMTĐ : Nhà máy thủy điện
NN : Nông nghiệp
KT – XH : Kinh tế xã hội
TSS : Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng
WQI : Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Đỉnh lũ lớn nhất quan trắc tại các trạm thủy văn 18
Bảng 1.2: Độ đục bình quân tháng, năm tại trạm Củng Sơn (78-2002) 19
Bảng 1.3: Mật độ dân số của các huyện thuộc LVS Ba 20
Bảng 1.4: Dân số thành thị, nông thôn trung bình của các tỉnh trong LVS Ba . 21
Bảng 1.5: Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành kinh tế năm 2010 (theo giá hiện hành) 22
Bảng 1.6: Cơ cấu giá trị sản xuất CN theo giá thực tế phân theo địa phương. 23
Bảng 1.7: Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương 25
Bảng 1.8: Giá trị sản xuất NN theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương 25
Bảng 1.9: Sản lượng các loại cây lương thực phân theo địa phương 26
Bảng 1.10: Số lượng gia súc, gia cầm phân theo địa phương 26
Bảng 1.11: Hiện trạng rừng có đến 31/12/2009 phân theo địa phương 27
Bảng 1.12: Sản lượng gỗ khai thác phân theo địa phương 28
Bảng 1.13: Sản lượng thủy sản phân theo địa phương 28
Bảng 1.14: Giá trị sản xuất thủy sản phân theo địa phương 29
Bảng 1.15: Nuôi trồng thủy sản phân theo địa phương 29
Bảng 2.1: Vị trí quan trắc và lấy mẫu nước trên LVS Ba năm 2011 35
Bảng 2.2: Bảng quy định các giá trị q
i
, BP
i
38
Bảng 2.3: Bảng quy định các giá trị BP
i
và qi đối với DO
% bão hòa
39

Bảng 2.4: Bảng quy định các giá trị BP

i
và q
i
đối với thông số pH 39
Bảng 2.5: Bảng so sánh giá trị WQI 40
Bảng 3.1: Kết quả tính toán WQI cho LVS Ba năm 2011 54
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí địa lý LVS Ba 9
Hình 1.2: Bản đồ địa hình LVS Ba 10
Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu nước 35
Hình 2.2: Một số hình ảnh đo đạc, khảo sát tại LVS Ba 36
Hình 3.1: Biến đổi độ pH trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 43
Hình 3.2: Biến đổi chất rắn lơ lửng trong nước sông theo chiều dòng chính sông
Ba 44
Hình 3.3: Biến đổi độ đục trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba. 45
Hình 3.4: Biến đổi DO trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 46
Hình 3.5: Biến đổi BOD
5
trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 46
Hình 3.6: Biến đổi COD trong nước sông theo chiều dòng chính sông Ba 47
Hình 3.7: Biến đổi hàm lượng N - NH
4
+
trong nước sông theo chiều dòng chính
sông Ba 48
Hình 3.8: Biến đổi hàm lượng N - NO
3
-
trong nước sông theo chiều dòng chính
sông Ba. 48

Hình 3.9: Biến đổi hàm lượng N - NO
2
-
trong nước sông theo chiều dòng chính
sông Ba 49
Hình 3.10: Biến đổi hàm lượng P - PO
4
-3
trong nước sông theo chiều dòng chính
sông Ba 49
Hình 3.11: Biến đổi hàm lượng Fe trong nước sông theo chiều dòng chính sông
Ba 50
Hình 3.12: Biến đổi hàm lượng Coliform trong nước sông theo chiều dòng chính
sông Ba 51
Hình 3.13: Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt LVS Ba 53
Hình 3.14: Biến đổi độ pH trong nước sông Ba vùng hạ lưu (Phú Yên) 55
Hình 3.15: Biến đổi nồng độ COD trong nước sông Ba theo thời gian 56
Hình 3.16: Biến đổi độ đục trong nước sông vùng thượng lưu sông Ba 57
Hình 3.17: Biến đổi N - NO
3
-
trong nước sông Ba (Phú Yên) 58
Hình 3.18: Biến đổi N – NH
4
+
trong nước sông Ba (Phú Yên) 58
Hình 3.19: Biến đổi hàm lượng Fe trung bình năm trong nước sông Ba tại hai
trạm An Khê và Củng Sơn 59
Hình 3.20: Biến đổi hàm lượng Coliform trong nước sông Ba (Phú Yên) 60
Hình 3.21: Bùn lắng từ nhà máy tuyển quặng chảy ra sông Ba. 62

Hình 3.22: Cống xả nước thải của Nhà máy Đường An Khê. 62
Hình 3.23: Sông Ba đoạn qua thị xã An Khê, Gia Lai vào mùa kiệt 72



1
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường và quản lí tổng hợp lưu vực sông mới được quan tâm từ vài chục năm trở lại
đây. Việc hình thành các tổ chức lưu vực sông được coi như là một hình thức hữu
hiệu để quy hoạch trị thủy các dòng sông, bảo vệ môi trường phát triển kinh tế, xã
hội. Trong một số năm gần đây, ở nước ta có nhiều đề án nghiên cứu và bảo vệ môi
trường được tiến hành ở các lưu vực sông lớn ở Bắc Bộ và Nam Bộ, còn ở miền
Trung các công trình nghiên cứu về tài nguyên – môi trường theo lưu vực sông còn
ít, tản mạn, chưa cung cấp được luận cứ khoa học cho việc quản lí thống nhất, tổng
hợp tài nguyên – môi trường theo lưu vực sông.
Sông Ba là con sông lớn nhất miền Trung, chảy qua 4 tỉnh Kon Tum, Gia
Lai, Đăk Lăk và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km
2
. Hiện nay lưu vực sông
Ba đang chịu áp lực mạnh mẽ của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, các hoạt
động phát triển kinh tế, xã hội. Trong xu thế phát triển kinh tế, xã hội, dưới tác động
của các hoạt động con người và các yếu tố tự nhiên, tình hình diễn biến môi trường
của lưu vực sông đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm
nguồn nước. Trên lưu vực sông có hàng trăm các nhà máy, khu công nghiệp và khu
dân cư xả nước thải không qua xử lý trực tiếp xuống các dòng sông và ven biển đã
làm cho chất lượng môi trường nước ngày càng suy giảm.
Trước những vấn đề về suy thoái tài nguyên và môi trường trên lưu vực sông
Ba, trong những năm qua một số chương trình, đề tài, đề án cấp Nhà nước đã được
triển khai. Kết quả của các chương trình, đề tài, đề án đã góp phần không nhỏ cho

việc quản lí, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lưu vực
sông. Mặc dù vậy, nhiều vấn đề môi trường cấp bách đã và đang diễn ra rất phức
tạp ở qui mô địa phương và trên lưu vực cần xem xét xử lý, khắc phục và phòng
ngừa. Song các số liệu điều tra khảo sát tổng hợp môi trường nước trên lưu vực
sông còn rất rời rạc, không liên tục và thiếu đồng bộ. Mặt khác các đề tài dự án này
chủ yếu nghiên cứu về quản lí tài nguyên nước chưa đi sâu về chất lượng và hiện

2
trạng môi trường nước của lưu vực sông. Do đó nhiều giải pháp đưa ra chưa đáp
ứng được được yêu cầu cấp bách về bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
trên các dòng sông.
Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống sông Ba đối với sự phát triển kinh
tế trong vùng cũng như để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch, quản
lý khai thác nhằm bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Tác giả đã chọn đề tài
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước lưu vực
sông Ba”. Đây là nghiên cứu có ý nghĩa khoa học, mang tính thiết thực , làm cơ sở
quản l ý môi trường tại địa phương, nhằm bảo vệ môi trường sông theo định hướng
phát triển bền vững.
Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường nước lưu vực sông Ba dưới tác
động của phát triển kinh tế, xã hội;
- Xác định được nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Ba và nâng cao hiệu lực trong quản lí
môi trường theo hướng phát triển bền vững.











3
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Vấn đề quản lí tổng hợp tài nguyên và môi trường theo LVS hiện nay đang
được quan tâm rất nhiều cả trên thế giới và Việt Nam. Tại Hội nghị Quốc tế về nước
và môi trường (Dublin, 1992) vấn đề quản lí tổng hợp tài nguyên nước và môi
trường là vấn đề trọng tâm được thảo luận. Trong chương trình hành động 21
(Agenda 21) đã giành quan tâm đặc biệt đến quản lí tổng hợp tài nguyên nước và
môi trường nước LVS như ở Australia, Hoa kì, Đức, Đan Mạch, Pháp, Nhật Ở các
nước phát triển, chính phủ và các cơ quan, đặc biệt là cơ quan kiểm soát ô nhiễm và
cơ quan quản lí nước, NN và lâm nghiệp đã coi LVS như những đơn vị tự nhiên của
việc quản lí đất và nước. Việc đánh giá, dự báo và kiểm soát chất lượng môi trường
theo LVS đã trở thành qui trình, qui phạm trong quản lí LVS bao gồm: các biện
pháp giảm thiểu chất thải bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch và kiểm toán
chất thải, thu gom tái sử dụng các chất thải, xử lí một phần và toàn bộ các chất thải,
nước thải trước khi đổ vào sông, quy hoạch khai thác hợp lí nguồn nước phục vụ
phát triển KT – XH của LVS, quan trắc lượng và chất lượng môi trường, cảnh báo
sự khuếch tán chất độc hại trong sông và dự báo sinh thái – chất lượng trên toàn LVS.
Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường và quản lí LVS cũng được quan tâm từ vài chục năm trở lại đây. Việc hình
thành các tổ chức lưu vực được coi như là phương tiện hữu hiệu để quy hoạch trị
thủy dòng sông, bảo vệ môi trường và phát triển KT – XH. Trong những năm qua
có nhiều chương trình, đề tài, đề án của Nhà nước đã được triển khai:
1. Đề án cấp nhà nước: “Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực
sông Hương” thuộc chương trình Nhiệm vụ quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường.
(2010) do PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư, Viện Địa lý (Viện Khoa học và Công nghệ

Việt Nam) chủ trì. Đề án đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá các tác nhân gây ô
nhiễm môi trường LVS; theo dõi diễn biến và dự báo CLN của LVS từ đó xây dựng
đề án tổng thể bảo vệ môi trường LVS Hương.

4
2. Bài báo “Đánh giá chất lượng nước sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa
vào chỉ số chất lượng nước (WQI)”, 2010, Tạp chí khoa học Huế do Nguyễn Văn
Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Thủy Châu Tờ - Trường Đại học Khoa học, Đại học
Huế, Nguyễn Minh Cường – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng WQI theo mô hình gốc của Bhargava để
đánh giá CLN cho LVS Bồ.
3. Bài báo: “Xây dựng chỉ số chất lượng để đánh giá và quản lí chất lượng
nước hệ thống sông Đồng Nai ” (2010) TS. Tôn Thất Lãng, Trường Cao đẳng Tài
nguyên Môi trường. Tác giả đã sử dụng phương pháp Delphi để xây dựng các chỉ số
đánh giá chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai
4. Đề tài: “Điều tra thu thập đánh giá dữ liệu nước mặt tỉnh Phú Yên năm
2010” – do Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Phú Yên chủ trì. Đề tài đã tiến hành
điều tra đưa ra những đánh giá về CLN mặt sông Ba ở khu vực hạ lưu địa phận
thuộc tỉnh Phú Yên trong hai hăm 2008 – 2009.
5. Dự án: “Đánh giá chất lượng nước và trầm tích đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai 2006 – 2007” do nhóm Tài nguyên thiên nhiên thuộc dự án “Quản lí tổng
hợp các hoạt động ở cùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế” do Tổ chức Nông lương
thế giới (FAO) tài trợ. Dự án tiến hành làm các công việc bao gồm: điều tra môi
trường nhằm thu được bức tranh tổng quát về CLN và trầm tích; xây dựng mô hình
thủy sinh và thiết lập một số công cụ mới hữu dụng cho hoạt động quan trắc trong
tương lai, như các chỉ thị về tình trạng phú dưỡng và hệ sinh thái nói chung; và xây
dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp (dựa vào số liệu thu được kết hợp với các dữ liệu quá
khứ) liên quan đến hệ sinh thái vùng đầm phá.
6. “Báo cáo hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy,
Hệ thống sông Đồng Nai” - Báo cáo môi trường Quốc gia 2006 do Bộ tài nguyên

môi trường thực hiện. Báo cáo đã đưa ra hiện trạng, nguyên nhân, dự báo ô nhiễm
ba lưu vực sông lớn nhất Việt Nam. Từ đó đánh giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường
nước của 3 lưu vực và đưa ra những biện pháp quản lí, các giải pháp thích hợp để
bảo vệ môi trường lưu vực.

5
Trên lưu vực sông Ba có các công trình nghiên cứu sau:
7. Đề tài KC.08.30/06-10: “Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ
thống liên hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và sử dụng
hợp lí tài nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông Ba” (2010) Do PGS. TS. Nguyễn
Hữu Khải chủ nhiệm. Đề tài đã góp phần thu thập và xử lý một nguồn số liệu phong
phú về địa hình, khí tượng thủy văn, hồ chứa, KT - XH trên LVS Ba làm đầu vào
cho bài toán vận hành liên hồ; áp dụng nhiều công cụ thống kê và mô hình toán hiện
đại để xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa;
sử dụng mô hình HEC-RESSIM để phân tích và đưa ra các quy tắc xả lũ bảo đảm
an toàn hồ chứa, cắt lũ hợp lý để giảm lũ cho hạ lưu, làm cơ sở cho quy trình vận
hành liên hồ chứa mùa lũ…
8. Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo
vệ môi trường lưu vực sông Ba và sông Côn” (2005) do PGS.TSKH Nguyễn Văn
Cư, Viện Địa lý (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chủ trì. Từ việc xác định
các nguyên nhân chính và dự báo khả năng suy thoái tài nguyên và môi trường, đề
tài đã xây dựng giải pháp tổng thể quản lý tổng hợp nhằm sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường cho hai lưu vực sông.
Các nhà khoa học cũng đã xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên môi trường kinh tế - xã hội của LVS Ba và sông Côn, nhằm
giúp cho các nhà khoa học và quản lý tài nguyên môi trường nắm bắt thông tin
nhanh chóng và đồng bộ trên toàn lưu vực, làm cơ sở cho công tác quản lý và quy
hoạch phát triển KT - XH bền vững.
9. Đề tài độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các giải
pháp phòng tránh, hạn chế hậu quả lũ lụt đối với lưu vực sông Ba”(2003) do

PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư, Viện Địa lý (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
chủ trì. Đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến lũ
lụt LVS Ba, sau đó tiến hành phân tích đánh giá xác định nguyên nhân gây lũ lụt và
đưa ra các giải pháp phòng tránh và hạn chế hậu quả của lũ lụt.

6
10. Dự án “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông
Ba”, 2002, do Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ NN&PTNT chủ trì. Dự án này đã tiến
hành đánh giá điều kiện tự nhiên, KT - XH. Từ đó dự báo nhu cầu dùng nước của
các ngành dùng nước, tính toán cân bằng nước. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
thủy điện nhỏ miền núi, vùng sâu, vùng xa; đề xuất các giải pháp cải thiện và bảo vệ
môi trường sinh thái.
11. Hiện tại đang có một dự án triển khai nghiên cứu đối với lưu vực sông
Ba: “Điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến môi trường và đề
xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Ba và sông Vu Gia – Thu
Bồn” dự án thực hiện từ năm 2010 – 2012 do TS. Nguyễn Thị Thảo Hương, Viện
Địa lí (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam chủ trì).
Như vậy ta có thể thấy đã có rất nhiều các đề tài, dự án đã đề cập đến nhiều
vấn đề môi trường của LVS. Song các đề tài, dự án đó mới chỉ đề cập đến vấn đề
môi trường ở mức độ tổng thể, chưa có đề tài nào đề cập vấn đề môi trường nước cụ
thể, số liệu điều tra khảo sát chất lượng môi trường nước trên LVS Ba còn rất rời
rạc, không liên tục và thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách về chất
lượng môi trường nước hiện nay. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu đề tài này sẽ góp
phần đưa ra một cái nhìn tổng quan và chung nhất về chất lượng môi trường nước
trên LVS Ba.
1. 2. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
1.2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho
hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay
nhiều hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Hiến chương Châu Âu

về nước, định nghĩa về ô nhiễm nước: “Là sự biến đổi nói chung do con người đối
với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho
công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với hoạt động vật nuôi và
các loài hoang dại”.[11]

7
1.2.2. Nguồn gốc ô nhiễm nước.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. Nguồn gốc tự nhiên của ô
nhiễm nước là do mưa, tuyết tan, gió, bão lụt. Các tác nhân trên đưa vào môi trường
nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng.
Nguồn gốc nhân tạo là sự thải chất độc hại như các chất thải sinh hoạt, CN, NN,
giao thông vào môi trường nước. [11]
1.2.3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nước
Để đánh giá CLN cũng như mức độ gây ô nhiễm nước, có thể dựa vào một
số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó theo Luật môi trường
của một quốc gia hoặc tiêu chuẩn Quốc tế qui định cho từng loại nước sử dụng cho
các mục đích khác nhau. Kết hợp các yêu cầu về CLN và các chất gây ô nhiễm có
thể đưa ra một số chỉ tiêu phù hợp. Theo tài liệu [3] đã đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản
để đánh giá CLN:
a. Các chỉ tiêu vật lý bao gồm: nhiệt độ, màu sắc, độ đục, tổng hàm lượng
chất rắn (TS -Total Solids), chất rắn lơ lửng (SS- Suspended Solids), chất rắn hòa
tan (DS - Dissolved Solids).
b. Các chỉ tiêu hóa học bao gồm: độ pH, độ cứng, hàm lượng oxy hòa tan
(DO: Dissolved Oxygen, đơn vị đo mg/l), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD -
Biochemical Oxygen Demand), nhu cầu oxy hóa học (COD - Chemical Oxygen
Demand).
Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước: sắt; mangan; phốt pho; nitơ (tồn
tại các dạng: amoni; nitrit, nitrat); kim loại nặng (Pb, Cu, Ni, Cd, Hg, Sn, Cr );
hàm lượng chất dầu mỡ.
c. Chỉ tiêu vi sinh của nước: thường dùng coliform tổng (total coliforms) để

đánh giá khả năng bị ô nhiễm phân của nước.
Nhận xét:
Môi trường nước ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, ảnh
hưởng tới cân bằng sinh thái và gây thiệt hại về kinh tế và mất ổn định về xã hội. Để

8
đánh giá CLN, mỗi quốc gia đều đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng môi trường
nước thông qua giới hạn và nồng độ cho phép của các chỉ tiêu về CLN để có thể
kiểm soát và đánh giá chất lượng nguồn nước và nước thải.
Quy chuẩn CLN mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) được xây dựng để đánh giá
mức độ ô nhiễm của nguồn nước mặt (ao, hồ, sông. Ngoài ra còn có quy chuẩn
nước dùng cho sinh hoạt của Bộ Y tế (QCVN 02:2009/BYT) trong đó quy định 14
tiêu chuẩn cụ thể về CLN và chế độ giám sát CLN dùng cho sinh hoạt.
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Ba
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lí
LVS Ba là một trong chín LVS lớn nhất Việt Nam. Vị trí địa lí của lưu vực ở
vào khoảng 12
0
55’ đến 14
0
38’N và 108
0
00 đến 109
0
55’ E; (Hình 1.1). Phía bắc giáp
LVS Trà Khúc; phía nam giáp LVS Cái (Nha Trang) và sông Sê Rê Pôk; phía tây
giáp LVS Sê San và sông Sê Rê Pôk; phía đông giáp với sông Côn, sông Kỳ Lộ và
biển Đông.
LVS nằm trong ranh giới hành chính của 20 huyện thị và 1 thành phố thuộc 3

tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và một tỉnh duyên hải Nam Trung
Bộ là Phú Yên.
1.3.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
LVS Ba với đại bộ phận diện tích nằm ở phía đông nam dãy Trường Sơn,
nhưng ảnh hưởng của dãy đến khu vực này đã yếu dần và thay thế bằng phông
chung của nền cấu trúc khối tảng cao nguyên.
Phần thượng lưu của LVS, chủ yếu là các nhánh núi bị chia cắt mạnh bởi các
dòng chảy thường xuyên và tạm thời với hướng địa hình chính kéo dài theo hướng á
kinh tuyến. Chiều dài phần trung lưu của LVS rất ngắn và có xu hướng như là thực
thể địa hình đồi núi trung bình, thấp, phân cắt với phần hạ lưu dưới dạng chuyển
tiếp các bậc địa hình. Điều này làm cho các dòng sông gần như không có phần trung
lưu, nước từ thượng lưu đổ thẳng xuống vùng đồng bằng ven biển.

9

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý LVS Ba

10
Trên bề mặt đồng bằng này được cấu thành bởi những gò đồi sót của các bề
mặt địa hình cổ hơn bị bóc mòn, cùng với những bậc thềm, bãi bồi, đụn cát, cồn cát
nguồn gốc biển, gió biển, sông – biển và sông.

Hình 1.2. Bản đồ địa hình LVS Ba
Ngoài ra do nhánh núi đâm ngang ra biển, đặc biệt ở phía tây, tây nam lưu
vực nên dòng sông bị đổi hướng khá nhanh, từ chảy gần như hướng á vĩ tuyến quay
sang gần á kinh tuyến tại đoạn sông đi qua Ea Ba đến cửa Đà Rằng.[8, 26]

11
Độ cao địa hình LVS Ba được thể hiện hình 1.2, có hai khu vực thuộc tỉnh
Kon Tum, Đắk Lắk có độ cao trên 1600m chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Trên bản đồ địa hình

ta có thể thấy độ cao phổ biến của LVS Ba phổ biến 100 – 500 m.
1.3.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
Hầu hết LVS Ba nằm trong đới cấu tạo Kon Tum. Đây là một trong những
đới cổ nhất ở miền Nam Việt Nam. Đới Kon Tum trải qua nhiều chu kì vận động
kiến tạo của vỏ trái đất làm cho nham thạch nền bị đứt gãy, uốn nếp. Trong các chu
kì tạo sơn thì chu kì Hecxini là cơ bản nhất có ảnh hưởng tới cấu trúc toàn bộ miền
Nam nói chung và LVS Ba nói riêng. Tiếp theo đó là chuyển động núi lửa phun
nhiều dung nham, từ trung tính đến axit tạo nên các lớp phủ Riolit. Nhìn chung điều
kiện địa chất LVS Ba được hình thành trên những đặc điểm sau:
LVS Ba cắt qua nhiều loại nham thạch có tuổi và thành phần thạch học khác
nhau. Song nhìn chung nền móng đều là đá xâm nhập, đá phún xuất. Trong đó đá
Granit là phổ biến hơn cả. Đá này có cường độ cứng chắc, cường độ kháng cắt và
kháng nén cao, chịu lực tốt, thấm không đáng kể. Riêng đối với đá Bazan tươi có
khả năng chịu lực tốt nhưng chúng được cấu tạo bởi những lớp xốp, đặc xít xen kẹp
một số nơi nứt nẻ nên cần chú ý thấm. Các tầng phủ nhìn chung thấm nước nhiều.
Thành phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi, hoặc trầm tích biến chất phong hóa mạnh.
Điều kiện phát sinh và thành tạo đất cùng các quá trình thoái hóa đất đã hình
thành ở LVS Ba một lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng thuộc hai tổ hợp thủy thành và địa
thành. Tổ hợp thủy thành gồm 4 nhóm đất chính: nhóm cát biển; nhóm đất mặn và
phèn; nhóm đất phù sa; nhóm đất dốc tụ thung lũng. Tổ hợp địa thành gồm 5 nhóm
chính: nhóm đất xám và bạc màu; nhóm đất đen; nhóm đất đỏ vàng; nhóm đất mùn
trên núi; nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. [8, 14]
Tóm lại: Lớp phủ thổ nhưỡng LVS Ba khá đa dạng và không đồng nhất trên
nhiều dạng địa hình trong đó đồi núi dốc chiếm ưu thế. Đất dốc và tầng mỏng chiếm
diện tích lớn. Vùng cửa sông ven biển có các cồn đụn cát ngăn chắn tạo thành cấu
trúc kín trũng ở đồng bằng nhỏ hẹp hạ lưu. Cấu trúc lớp phủ đất trên chứa đựng

12
nguy cơ ngập úng ở hạ lưu và một số vùng khi mưa lớn tập trung kéo dài. Lớp phủ
thổ nhưỡng trên các sản phẩm phong hoá nhiệt đới với phần lớn môi trường đất

chua, nghèo dinh dưỡng, cấu trúc kém bền vững dễ bị xói mòn rửa trôi, độ trữ ẩm
kém.
1.3.1.4. Đặc điểm sinh vật
a. Đặc điểm thảm phủ thực vật
LVS Ba có thảm thực vật phong phú, tuy rằng hiện nay bị suy giảm nhiều do
khai thác thiếu hợp lí. Các kết quả nghiên cứu và thống kê cho thấy, hệ thực vật
LVS Ba có ít nhất là 2000 loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong 939 chi thuộc
204 họ thực vật thuộc 6 ngành thực vật bậc cao.
Theo thống kê thì trong vùng nghiên cứu có 204 họ của các loài thực vật
trong đó các họ có số loài nhiều nhất như: họ thầu dầu, họ đậu, họ cà phê, họ cỏ, họ
cúc, họ na, họ trúc đào… ; có 10 chi thực vật có nhiều loài nhất trong hệ thực vật
như: chi Ficus thuộc họ Moraceae số loài là 25, chi Symplocos thuộc họ
Symplocaeae số loài là 17…
Thành phần dạng sống của hệ thực vật LVS Ba khá đa dạng. Phân tích dạng
sống của 2000 loài thực vật đã được ghi nhận tại vùng nghiên cứu cho thấy kết quả
như sau: dạng sống phổ biến nhất là các cây thân thảo (573 loài) cây thân gỗ nhỏ
(363 loài), tiếp đó là cây gỗ trung bình (206 loài), cây bụi (351) và cây dây leo
(219), …tiếp sau là các thân sống khác. [8]
b. Đặc điểm động vật
* Động vật trên cạn: mang đậm tính chất đặc điểm động vật Tây Nguyên nên
khá đa dạng và phong phú về thành phần loài. Quần thể động vật sông Ba có đầy đủ
các loài như nai, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, cầy, vượn, chim Trong các loài động
vật, có một số loài đặc hữu cho Việt Nam và Đông Dương như hổ, vượn má hung,
voọc vá và mang lớn, ngoài ra còn có một số loài được ghi trong sách đỏ của Việt
Nam và thế giới. Theo thống kê, hiện nay trên lưu vực có khoảng: 28 bộ, 90 họ, 378
loài và 66 loài quí hiếm.

13
* Đặc điểm động vật dưới nước: Các loại hình thuỷ vực nội địa ở vùng LVS
Ba rất phong phú và đa dạng. Các loại hình thuỷ vực cũng là các kiểu hệ sinh thái

đặc trưng với các nơi cư trú cho các quần thể thuỷ sinh vật. Các nơi cư trú của quần
thể động vật nước ngọt nội địa được phân biệt dựa trên các đặc điểm tự nhiên như
địa hình, địa mạo, nền đáy và chế độ thuỷ văn. LVS Ba có các loại hình thủy vực
đặc trưng sau: suối, sông, vùng cửa sông, hồ/hồ chứa, ao, ruộng lúa nước, đầm ven
biển. [8]
Tóm lại: Với đặc điểm địa hình khu vực động thực vật trong khu vực khá đa
dạng. Về thực vật nổi bật là họ: họ thầu dầu, họ đậu, họ cà phê đó là những họ thực
vật đặc trưng của vùng Tây nguyên. Về động vật bao gồm hệ động vật trên cạn có
nhiều loài đặc hữu cho Việt Nam và Đông dương, có nhiều loài quí hiếm được ghi
trong sách đỏ; hệ động vật dưới nước khá phong phú bởi có nhiều loại hình thủy
vực khác nhau.
1.3.1.5. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Trên LVS Ba 5 trạm khí tượng: An Khê, Ayunpa (Cheo Reo), Sơn Hoà, Tuy
Hoà, M'Đrăk. Thời kỳ quan trắc của các chuỗi số liệu khí hậu với thời gian trên 30
năm quan trắc, chủ yếu từ năm 1975 cho đến nay. Và 9 trạm thủy văn: Ka Nak, Pơ
Mơ Rê, An Khê, AyunPa, Krong H’Năng, Củng Sơn, Sông Hinh, Phú Lâm. Ngoài
ra còn một số trạm đo mưa trong lưu vực và vùng lân cận: An Hòa, Sơn Thành,
Mang Yang, Thuần Mẫn, Đá Bàn, Nghĩa Thành, Sông Cầu, Chư Sê.
Theo tài liệu đã công bố [8], [12], [14] và số liệu thu thập được cho thấy khí
hậu, thủy văn của LVS Ba có một số đặc điểm sau:
a. Đặc điểm khí hậu
LVS Ba đại bộ phận nằm ở sườn phía tây và một phần phía Đông của dải
Trường Sơn, vì vậy nó chịu ảnh hưởng của hai chế độ là gió mùa tây nam và gió
mùa đông bắc. Song do địa hình của lưu vực phức tạp, bị chia cắt mạnh và bị ảnh
hưởng của dải Trường Sơn kết hợp với hoàn lưu gió mùa, làm cho khu vực sông Ba
hình thành 3 vùng khí hậu khác nhau: vùng khí hậu tây Trường Sơn; vùng khí hậu
đông Trường Sơn; vùng khí hậu trung gian.

14
* Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm trên LVS Ba vào khoảng

18,7-29,0
0
C, chênh lệch giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất lên đến 10
0
C. Trong khi
đó biên độ dao động nhiệt độ không khí ngày đêm là đáng kể, đặc biệt vào mùa khô
đạt tới 10
0
C. Các tháng nóng nhất thường là các tháng 4, 5, 6 các tháng lạnh nhất
thường là tháng 12 và 1.
* Số giờ nắng trung bình năm trên LVS Ba dao động trong phạm vi 2.200 –
2.500 giờ. Nắng trên LVS Ba vào loại phong phú nhất ở nước ta, chỉ sau các tỉnh
cực Nam Trung bộ.
* Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng
mưa. Các tháng mùa khô độ ẩm không khí nằm trong khoảng 70 - 80%, độ ẩm
không khí thấp nhất có thể xuống tới mức 20 - 25%, trong trường hợp cực đoan độ
ẩm đạt > 15%. Thời kỳ từ tháng 10 - 12 và thời kỳ từ tháng 1 đến 4, do hoạt động
của các hình thái thời tiết gây mưa như bão, áp thấp nhiệt đới hoặc gió mùa Đông
Bắc nên độ ẩm tăng lên rõ rệt, có thể đạt tới 90%.
* Bốc hơi: Có sự biến đổi khác nhau giữa các vùng khí hậu trên LVS Ba nên
lượng bốc hơi cũng khác nhau, theo số liệu đo đạc thời kì 1978 – 2007 lượng bốc
hơi Piche trung bình năm tại An Khê đạt 1.313 mm, tại Cheo Reo đạt 1.440 mm tại
Sơn Hòa đạt 1.450 mm. Thời kì bốc hơi lớn nhất trong năm từ tháng 4 đến tháng 7,
lượng bốc hơi đạt 150 – 160 mm/ tháng. Thời kì bốc hơi nhỏ nhất thường từ tháng
10 đến tháng 12, lượng bốc hơi đạt 65 – 70 mm/ tháng.
* Chế độ mưa
LVS Ba có vị trí đặc biệt nằm ở cả hai sườn đông và tây của dãy Trường Sơn
nên lưu vực chịu tác động của chế độ mưa mùa hè, mưa mùa thu - đông và từ hè
sang đông. Lượng mưa tháng trong năm phân hoá khá phức tạp, biến đổi rất lớn
theo không gian - thời gian, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa hình và hoàn lưu khí quyển.

Mùa mưa ở vùng thượng và trung du thường đến sớm từ tháng 5 và kết thúc
vào tháng 10 hoặc tháng 11, kéo dài trong 6 - 7 tháng. Trong khi đó mùa mưa vùng
hạ du đến muộn và kết thúc sớm, chỉ kéo dài 3 - 4 tháng khoảng tháng 9 đến tháng 12.

15
Lượng mưa phổ biến trong lưu vực dao động từ 1.400 – 2.200 mm, trong đó
nhiều nơi mưa trên 2.200 mm như Ba Tơ 3.607 mm; sông Hinh 2.400 mm và cũng
nhiều nơi mưa dưới 1.400 mm như Phú Túc 1.214 mm; Cheo Reo 1.300 mm, nơi
mưa lớn có thể gấp hơn ba lần nơi mưa nhỏ. Nhìn chung lượng mưa tăng dần từ
vùng thấp lên vùng cao, sườn đón gió lượng mưa lớn hơn thung lũng khuất gió, dọc
theo thung lũng sông có lượng mưa nhỏ và giảm dần từ hai đầu lưu vực (thượng và
hạ lưu) vào khu vực trung lưu.
Mùa mưa ở LVS Ba phân bố theo không gian và theo thời gian
- Phân bố mưa theo thời gian (theo mùa): mưa mùa hè phân bố ở khu vực tây
Trường Sơn; mưa mùa thu đông phân bố ở khu vực đông Trường Sơn; mưa từ hè
sang đông phân bố ở khu vực trung gian.
- Phân bố mưa theo không gian: Khu vực nghiên cứu có 3 vùng mưa lớn có
lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm: vùng mưa lớn phía bắc Gia Lai; vùng
mưa lớn Vân Canh; vùng mưa lớn nam Phú Yên - đông Đắk Lắk. Và trong khu vực
còn có 3 vùng mưa nhỏ có lượng mưa trung bình năm dưới 1.400 mm: vùng mưa
nhỏ KBang - An Khê; vùng mưa nhỏ MangYang; vùng mưa nhỏ Ayunpa - Phú Túc.
g. Chế độ gió
Trên nền chung của cơ chế gió mùa cùng với sự chia cắt mạnh mẽ của địa
hình và hướng của các dãy núi cao, hàng năm LVS Ba chịu ảnh hưởng của hai
hướng gió chính: từ tháng 5 đến tháng 9 hướng tây và tây nam; từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau là hướng đông và đông bắc. Vùng thượng và hạ lưu có tốc độ gió
thường lớn hơn vùng trung lưu, nguyên nhân là vùng trung lưu bị các dãy núi cao
che khuất nhiều, còn vùng thượng và hạ lưu khá thuận lợi cho việc đón các hướng gió.
Tốc độ gió trung bình hàng năm trong lưu vực đạt 1,5 - 2,5 m/s. Tốc độ gió
lớn nhất thường xảy ra ở đồng bằng, đạt 40m/s. Tốc độ gió lớn nhất thường xảy ra ở

vùng đồng bằng, ở vùng thượng lưu tốc độ gió lớn nhất thấp hơn so với vùng đồng
bằng, còn ở vùng trung lưu tốc độ thấp hơn so với hai vùng trên.

16
b. Đặc điểm thủy văn
* Mạng lưới sông suối
LVS Ba có thượng và hạ lưu hẹp, giữa phình ra với độ rộng bình quân lưu
vực 48,6 km, nơi rộng nhất 85 km, dòng chính sông Ba bắt nguồn từ đỉnh núi cao
Ngọc Rô ở độ cao 1.549 m của dải Trường Sơn. Từ thượng nguồn đến An Khê chảy
theo hướng tây bắc – đông nam sau đó chuyển hướng bắc – nam, đến cửa sông Hinh
chảy theo hướng gần như tây – đông rồi đổ ra biển Đông tại Tuy Hòa.
Tính từ thượng nguồn đến cửa ra (sông Đà Rằng), sông Ba có diện tích lưu
vực 13.900 km
2
, với chiều dài nhánh sông chính là 374 km, mật độ lưới sông 0,22
km/km
2
. Sông Ba thuộc loại sông kém phát triển so với các sông khác vùng lân cận,
sông Ba gồm có: 36 sông nhánh cấp 1, 54 nhánh cấp 2, 14 nhánh cấp 3 và 1 nhánh
cấp 4. Trong đó có 3 sông nhánh cấp 1 ở bờ phải đáng chú ý là:
- Sông Ayun: Bắt nguồn từ đỉnh núi Krong Hơ Dung ở độ cao 1.220m, chảy
theo hướng Bắc Nam, sau chuyển hướng tây bắc – đông nam rồi nhập với dòng
chính sông Ba tại vị trí cách thị trấn Cheo Reo khoảng 1 km về phía Bắc, sông có
diện tích lưu vực 2.950 km
2
, độ dài sông 175 km.
- Sông Krong H'Năng: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tung ở độ cao 1.215 m,
hướng dòng chảy tương đối phức tạp song chủ yếu là bắc - nam và tây bắc – đông
nam rồi nhập với sông chính tại ranh giới Gia Lai và Phú Yên, sông có diện tích lưu
vực là 1.840 km

2
, độ dài là 130 km.
- Sông Hinh: Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư H'Mu ở độ cao 2.051 m, hướng
dòng chính là tây bắc – đông nam đến vĩ độ 12
0
5', sông chảy theo hướng bắc - nam
rồi nhập với dòng chính tại phía trên Sơn Hòa, sông có diện tích lưu vực là 1.040
km
2
, độ dài là 88 km.
Các sông suối thuộc LVS Ba đều hẹp và sâu, độ dốc lớn có tiềm năng lớn về
thủy điện. Địa hình bị chia cắt mạnh, LVS Ba có dạng lòng máng chạy dài từ
thượng nguồn đến cửa sông; phía bắc, đông, nam có núi cao bao bọc (ở độ cao 500
– 2.000 m) và chỉ được mở rộng về phía tây nam với cao nguyên rộng lớn Pleiku,

17
Mang Yang, Chư Sê, mở ra biển qua vùng đồng bằng Tuy Hoà rộng hơn 2.400 ha
với độ cao từ 5-10 m. Còn vùng cửa sông và ven biển từ 0,5 - 2,0 m, lòng máng của
lưu vực bị những dãy núi đâm sát ra mép sông tạo nên những thung lũng độc lập
như An Khê (400 - 500 m), Cheo Reo (150 – 200 m) và Phú Túc (100 – 200 m). [14]
* Dòng chảy năm
- Biến động dòng chảy năm
Sự biến động dòng chảy năm trên LVS Ba khá phức tạp, thượng và trung du
chịu ảnh hưởng của khí hậu tây Trường Sơn nên mùa mưa và mùa lũ đến sớm và
kết thúc sớm hơn so với vùng hạ du chịu tác động của khí hậu đông Trường Sơn.
Ngoài ra đặc điểm địa lí tự nhiên cũng có tác động mạnh mẽ đến sự biến
động dòng chảy năm, năm nước lớn, lớn gấp 1,5 đến 2 lần trị số bình quân nhiều
năm. Năm lớn nhất có thể lớn gấp 3 - 6 lần năm nước nhỏ, trong khi đó sự biến
động của mưa không nhiều, hệ số biến động dòng chảy năm tại các vị trí đo trạm
thủy văn trên LVS Ba cũng khá lớn: Cv = 0,33 – 0,44.

- Phân phối dòng chảy trong năm: dòng chảy năm biến đổi mạnh theo các
khu vực:
+ Khu tây Trường Sơn: Có sự khác nhau trong sự phân phối dòng chảy ở
phần bắc và nam của khu vực. Khu phía bắc mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 7 cho
đến tháng 11, thành phần dòng chảy chiếm 70 – 75% lượng nước của cả năm, mùa
kiệt kéo dài 7 tháng từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, thành phần dòng chảy mùa
kiệt chiếm 25-30% lượng nước cả năm, các nhánh suối nhỏ mùa kiệt hầu như không
có nước. Khu phía nam: Mùa lũ hàng năm khoảng 5 tháng từ tháng 8 đến tháng 12,
thành phần dòng chảy mùa lũ đạt 65 – 70% lượng nước cả năm; mùa kiệt kéo dài 7
tháng thừ tháng 1 đến tháng 7, thành phần dòng chảy chiếm 30 – 35% lượng nước
cả năm.
+ Khu vực đông Trường Sơn, mùa mưa ở đây muộn và ngắn từ 3 đến 4 tháng
từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa lũ ngắn chỉ 3 tháng, từ tháng 10 đến tháng 12, lượng
nước lũ chiếm 65 – 75% lượng nước cả năm. Mùa kiệt kéo dài 9 tháng từ tháng 1
đến tháng 9, lượng nước mùa kiệt 25 – 35% lượng nước cả năm. Trên biến trình

×