Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nghiên cứu lựa chọn giải pháp khai thác mỏ vàng sa khoáng na rì, tỉnh bắc kạn nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯



Nguyễn Thị Phương Thảo


NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KHAI THÁC
MỎ VÀNG SA KHOÁNG NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN NHẰM
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội – 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯




Nguyễn Thị Phương Thảo






NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KHAI THÁC
MỎ VÀNG SA KHOÁNG NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN NHẰM
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 608502



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Xuân Cự






Hà Nội – 2012
ii

MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. SỰ THÀNH TẠO VÀ PHÂN BỐ QUẶNG VÀNG SA KHOÁNG 3

1.1.1. Nguồn gốc, quá trình thành tạo và phân bố quặng vàng sa khoáng 3
1.1.2. Trữ lượng vàng sa khoáng trên Thế giới và ở Việt Nam 7
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀNG SA KHOÁNG 10
1.2.1. Các phương pháp khai thác vàng sa khoáng trên Thế giới 10
1.2.2. Các phương pháp khai thác vàng sa khoáng tại Việt Nam 10
1.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀNG SA KHOÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
KẠN 14
1.3.1. Đặc điểm và trữ lượng các mỏ vàng sa khoáng ở Bắc K
ạn 14
1.3.2. Tình hình khai thác vàng sa khoáng và các tác động đến môi trường 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. Phương pháp tiếp thu kế thừa các nguồn tài liệu đã có 22
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 23
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn 23
2.2.4. Phương pháp phân tích mẫu 24
2.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp, tính toán lựa chọn công nghệ. 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. ĐI
ỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN 27
3.1.1. Vị trí địa lý 27
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn 27
3.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội 28
3.2. ĐẶC ĐIỂM KHU MỎ VÀNG SA KHOÁNG NA RÌ 29
3.2.1. Đặc điểm địa chất khoáng sàng 29
3.2.2. Đặc điểm cấu tạo và phân bố các thân quặng vàng sa khoáng 33
3.2.3. Phân bố và trữ lượng các mỏ vàng sa khoáng ở Na Rì 35
iii


3.2.4. Tình hình khai thác vàng và các tác động đến môi trường 38
3.2.5. Tác động của khai thác vàng sa khoáng ở Na Rì đến môi trường đất 52
3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU KHAI THÁC VÀNG SA KHOÁNG 55
3.3.1. Phương pháp khai thác thủ công 59
3.3.2. Phương pháp khai thác bằng cơ giới sử dụng máy xúc kết hợp ô tô 59
3.3.3. Phương pháp khai thác bằng cơ giới sử dụng máy xúc nhiều gầu 61
3.3.4. Phương pháp khai thác bằng sức nước sử dụng tàu cuốc 63
3.3.5. Phương pháp khai thác bằng sức nước sử dụng tàu hút bùn 64
3.4. LỰA CHỌ
N VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀNG SA KHOÁNG
NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT 66
3.4.1. Lựa chọn phương pháp khai thác vàng sa khoáng ở Na Rì 66
3.4.2. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong khai thác
vàng sa khoáng ở Na Rì 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 81



iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BVMT Bảo vệ môi trường
BOD Nhu cầu Oxy sinh hóa
COD Nhu cầu Oxy hóa học
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GHCP Giới hạn cho phép

KHKT Khoa học kỹ thuật
KT-XH Kinh tế - Xã hội
Kts Kali tổng số
Nts Nitơ tổng số
MT Môi trường
MTĐ Môi trường đất
MTN Môi trường nước
pH Độ chua
Pts Phốt pho tổng số
TCVN Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
QCVN Quy chuẩn môi trường Việt Nam



v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Trữ lượng vàng theo từng loại hình mỏ trên Thế giới 7

Bảng 1.2. Tổng hợp sản lượng vàng sa khoáng của từng vùng trên Thế giới 8
Bảng 1.3. Sản lượng khai thác vàng của các nước trên Thế giới (tấn) 8
Bảng 1.4. Trữ lượng vàng sa khoáng ở Việt Nam 9
Bảng 1.5. Hiện trạng ô nhiễm nước sông Ngân Sơn 16
Bảng 2.1. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước 26
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu nước thuộc khu vực nghiên cứu 28
Bảng 3.2. Tổng hợp trữ lượng vàng Lương Thượng- Na Rì - Bắc Kạn 36
Bảng 3.3. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải khai thác vàng sa khoáng
vào mùa khô năm 2012 39


Bảng 3.4. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải khai thác vàng mùa mưa
năm 2012 40

Bảng 3.5. Tải lượng vật chất đổ ra sông Na Rì do nước thải mỏ trong 1 năm 45
Bảng 3.6. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại các khu khai
thác vàng trong mùa khô năm 2012 46

Bảng 3.7. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại các khu khai
thác vàng trong mùa mưa năm 2012 46

Bảng 3.8. Tải lượng vật chất đổ ra sông Na Rì do nước thải sinh hoạt trong 1 năm 47
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nước sông Na Rì vào mùa khô năm 2012 48
Bảng 3.10. Kết quả phân tích nước sông Na Rì vào mùa mưa năm 2012 48
Bảng 3.11. Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực khai thác vàng sa khoáng ở Na
Rì – Bắc Kạn (mg/kg) 54



vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý, giao thông huyện Na Rì 30
Hình 3.2. Bản đồ vị trí mỏ vàng Lương Thượng và Tân An huyện Na Rì, tỉnh
Bắc Kạn 37

Hình 3.3. Hàm lượng trung bình của TSS trong nước thải mỏ vàng sa khoáng 41
Hình 3.4. Hàm lượng trung bình của dầu - mỡ khoáng trong nước thải mỏ (mg/l) 41
Hình 3.5. Hàm lượng trung bình của COD trong nước thải mỏ (mg/l) 42
Hình 3.6. Hàm lượng trung bình của BOD
5

trong nước thải mỏ (mg/l) 42
Hình 3.7. Hàm lượng trung bình của Nts trong nước thải mỏ (mg/l) 43
Hình 3.8. Hàm lượng trung bình của Pts trong nước thải mỏ (mg/l) 43
Hình 3.9. Hàm lượng trung bình của xyanua trong nước thải mỏ (mg/l) 44
Hình 3.10. Hàm lượng trung bình của thủy ngân trong nước thải mỏ (mg/l) 44
Hình 3.11. Sơ đồ nguyên tắc thu hồi vàng từ quặng vàng 57
Hình 3.12. Sơ đồ công nghệ tuyển luyện thu hồi vàng từ quặng vàng sa khoáng 58
Hình 3.13. Sơ đồ công nghệ khai thác bằng cơ giới 60
Hình 3.14. Sơ đồ công nghệ khai thác bằng sức nước sử dụng tàu hút bùn 65
Hình 3.16. Sơ đồ tường chắn trong bãi lắng bùn 70
Hình 3.17. Tăng chiều dài lắng bằng các đường dẫn dòng kiểu hình nêm 70
Hình 3.18. Sơ đồ tường chắn đặt song song với hướng dòng chảy 71
Hình 3.19. Sơ đồ tường lọc 72
1

MỞ ĐẦU

Vàng là kim loại quý hiếm, từ lâu đã được con người biết đến, khai thác và chế
biến phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp. Nhu cầu về sử dụng vàng trong các
ngành công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày (trang sức, tích trữ, ) những
năm gần đây liên tục tăng. Do nhu cầu tăng kết hợp với nguồn tài nguyên ngày càng
khan hiếm đã đưa vàng trở thành kim loại ngày càng có giá trị và thúc đẩy ngành công
nghiệp khai thác vàng phát triển
ở trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Khu vực phía Bắc Việt Nam vốn có tiềm năng lớn về khoáng sản, đa dạng với
các quy mô khác nhau, đây cũng là vùng có trữ lượng vàng lớn trong nước. Trong
nhiều năm trước đây, đa phần các mỏ vàng được nhân dân khai thác tự do bằng công
nghệ đãi vét thủ công, tập chung chủ yếu vào các điểm sa khoáng có hàm lượng cao.
Việc khai thác tự do bằng công nghệ lạc h
ậu, thiếu sự quản lý trong nhiều năm

qua đã làm biến đổi đặc điểm địa chất, địa mạo, điều kiện khai thác mỏ khó khăn, gây
ô nhiễm môi trường và thất thoát tài nguyên. Mặt khác, do vàng là kim loại quý nên tại
các điểm khai thác vàng luôn có hiện tượng tranh chấp tài nguyên, khai thác trái phép
là điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội ở các địa phương.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về
quản lý, khai thác tài nguyên, các điểm
nóng về khai thác vàng trái phép trước đây đã được giải toả, quy hoạch, thăm dò, đánh
giá lại trữ lượng. Trước tình hình giá vàng trong nước và thế giới liên tục tăng cao
(hiện nay dao động khoảng 44 - 47 triệu đồng/lượng), sự phát triển về công nghệ và
vấn đề quản lý các mỏ vàng sa khoáng ở nước ta hiện nay đang là vấn đề nóng cần có
các giải pháp khắc phục. Tính tới thờ
i điểm này tỉnh Bắc Kạn có 17 mỏ và điểm quặng
chứa vàng trong đó có 6 điểm quặng vàng gốc và 8 điểm vàng sa khoáng. Tại huyện
Na Rì, ước tính có khoảng 5,694 tấn vàng, chủ yếu là vàng sa khoáng ở Tân An xã
Lương Thượng. (Theo số liệu công bố trên Cổng thông tin của Sở Công thương Bắc
Kạn) [25].
Thời gian qua hoạt động khai thác vàng sa khoáng ở Na Rì đã và đang góp
phần nâng cao đời sống của một s
ố thành phần người dân trong xã hội, nhưng việc
2

khai thác vàng ở đây cũng gây tác động xấu đến môi trường, ít nhiều làm thay đổi môi
trường sinh thái xung quanh và đặc biệt gây rất nhiều tác động tiêu cực tới môi trường
đất. Để hoạt động khai thác vàng thực sự đạt hiệu quả cao về cả ba mặt kinh tế, xã hội
và môi trường cần có kế hoạch phát triển, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên vàng
một cách hợp lý. Đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn giả
i pháp khai thác mỏ vàng sa
khoáng Na Rì, tỉnh Bắc Kạn nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường đất” nhằm
góp phần tìm các giải pháp khai thác hợp lý các mỏ vàng sa khoáng ở nước ta nói chung
và ở Bắc Kạn nói riêng.

Mục tiêu cụ thể của đề tài được xác định là đánh giá tình hình khai thác vàng sa
khoáng và ảnh hưởng của quá trình khai thác - tuyển quặng tới môi trường đất ở Na Rì
- Bắc Kạn. Trên cơ sở đó lựa chọn giải pháp công ngh
ệ hợp lý để khai thác đạt hiệu quả,
giảm thiểu các tác động đến môi trường đất do khai thác-tuyển quặng vàng gây ra.



3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SỰ THÀNH TẠO VÀ PHÂN BỐ QUẶNG VÀNG SA KHOÁNG
1.1.1. Nguồn gốc, quá trình thành tạo và phân bố quặng vàng sa khoáng
Vàng là kim loại bền vững nên nó có thể được giải phóng khi đá bao quanh bị
phá hủy. Vàng không tự liên kết với nhau mà được vận chuyển bởi nước và tích tụ lại ở
những vị trí nào đó được gọi là vàng sa khoáng [14]. Mỏ vàng sa khoáng là loại mỏ có
nguồn gốc ngoại sinh, được thành tạo do bóc mòn, phá huỷ quặng vàng gốc, vận chuyển
và tích tụ lại thành khoáng sàng.
Vàng sa khoáng ở nước ta phân b
ố ở rất nhiều nơi. Đến nay đã phát hiện nghiên
cứu, thăm dò và đánh giá trữ lượng khoảng 150 điểm mỏ sa khoáng vàng. Đã xác lập
được các loại sa khoáng vàng: eluvi, deluvi, proluvi, hỗn hợp, karst và aluvi (Trần Văn
Trị và nnk, 1996) [16].
1.1.1.1. Sa khoáng eluvi:
Những tích tụ chứa vàng này nằm ở các mạch hoặc đới mạch thạch anh nhiệt
dịch bị phong hóa mà thành. Vàng được giải phóng và làm giàu ngay tại vùng lộ đá
gốc. Kiểu sa khoáng vàng eluvi, deluvi th
ường phân bố ngay trên đỉnh hoặc sườn núi
và có quan hệ mật thiết, nằm kề sát hoặc gần các thân quặng vàng gốc. Sa khoáng

eluvi được tích tụ lại nhờ khả năng ít bị phong hóa của vàng. Độ lớn của phần tử vàng,
độ tinh khiết và vị trí lắng đọng có mối liên quan mật thiết với nguồn quặng gốc.
Hàm lượng vàng không ổn định và thường thấp nhưng trữ lượng có thể rất l
ớn. Sa
khoáng eluvi là nơi có khả năng chứa vàng và trọng lượng khối vàng có khi lên tới hàng
chục kg. Theo R.W. Boyle, một số sa khoáng eluvi ngoài vàng còn có chứa bạc tự sinh,
chì, thủy ngân, kim cương và các hợp chất của platin [14].
Ở Mỹ, người ta đã khai thác vàng sa khoáng eluvi ở các bang Oregon, Nevada,
Montana và nhất là ở California. Tại đây đã khai thác được khối vàng Carson Hill
nặng 88kg và Magalia nặng 24kg. Các sa khoáng vàng eluvi khác cũng đã được khai
thác ở Mehico, Haiti và Brasil. Ở châu Âu, người La Mã đã khai thác sa khoáng eluvi
ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Rumani
4

Sa khoáng vàng eluvi cũng đã được khai thác khá nhiều ở Australia; chủ yếu ở
bang Victoria. Đặc biệt ở vùng Bendigo – Ballarat đã khai thác được khối vàng
Welcome Strager nặng 79kg, khối vàng Welcome 69kg, Blanch Barkley 55kg,
Canadia 41kg, Dunolly 43kg và Sarah Sands 23kg. Các sa khoáng khác tồn tại ở bang
New South Wales; tại khu sa khoáng vàng Hargraves khai thác được khối vàng Big
Nugget Hill nặng 48kg [14].
Ở nước ta không có các mỏ vàng sa khoáng eluvi lớn, chỉ có các mỏ vàng nhỏ
và điểm quặng phân tán ở một số nơi như các điểm mỏ Cẩm Tâm (Cẩm Thủy – Thanh
Hóa), Vĩnh Phúc, Bắc Kạn [16].
1.1.1.2. Sa khoáng deluvi:
Sau khi được giải phóng từ đá gốc, khi vàng được di chuyển và tích tụ ở sườn
đồi sẽ tạo thành sa khoáng vàng deluvi. Trong sa khoáng vàng deluvi, hàm lượng vàng
thay đổi không đều, các hạt có kích thước lớn, có hạt rất lớn, ít bị mài tròn. Ở nước ta,
loại hình này gặp nhiều ở vùng quặng mỏ vàng, đặc biệt là ở Bắc Kạn.
1.1.1.3. Sa khoáng proluvi:
Các dòng lũ vận chuyển các hạt vàng đến lắng đọng ở

các nón phóng vật. Ở các
nhánh suối thượng nguồn, các hạt vàng thường có kích thước lớn nằm ở phần lót đáy
của trầm tích proluvi. Hàm lượng vàng không đồng đều, thân quặng không ổn định,
quy mô các mỏ thường nhỏ gặp nhiều ở các tỉnh phía bắc nước ta.
1.1.1.4. Sa khoáng karst:
Là những sa khoáng nằm trong thung lũng karst, phân bố rải rác trong các vùng đá
vôi, địa hình phức tạp như ở Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn.
Sa khoáng thường tậ
p trung thành những ổ hoặc thấu kính trong terra rossa (sản phẩm
phong hóa của đá vôi). Đó là lớp sét vàng, vàng gạch trên địa hình lồi lõm của các địa
hình karst. Nhiều khi chúng lấp đầy trong các khe nứt đá vôi với hàm lượng vàng khá cao.
Việc đánh giá tiềm năng của loại hình này rất phức tạp vì hàm lượng không đồng đều và
địa hình phân dị [16].


5

1.1.1.5. Sa khoáng aluvi:
Là loại hình mỏ sa khoáng vàng khá phổ biến và có triển vọng nhất. Sa khoáng
aluvi được thành tạo do tác dụng tương hỗ giữa các nhân tố như nguồn vàng nguyên
sinh, quá trình phong hóa vàng được giải phóng ra ở dạng vụn, hoặc quá trình oxy hóa
tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa tan thành dung dịch, các vị trí trũng tạo thành các
”bãy” tích tụ vàng. Chúng thường được gặp trong các trầm tích ở những bậc thềm có
độ cao khác nhau và trong các thung lũng của các sông, suối nh
ỏ và các đồng bằng
ngập úng. Vàng được dòng chảy thường xuyên vận chuyển đi và tích đọng trong các
trầm tích aluvi cùng với cuội, sạn, cát và sét bở rời. Chúng thường tạo thành những
thấu kính hoặc những thân sa khoáng tương đối ổn định về hàm lượng và chiều dày.
Cũng thuộc kiểu hình này, trong các thung lũng kiến tạo hoặc đồng bằng trước núi còn
gặp kiểu mỏ sa khoáng vàng tồn tại ở dạng chôn vùi. Đó là sa khoáng vàng sau khi

được hình thành bị các lớp đất đá khác phủ lên. Trên thế giới thường gặp loại hình mỏ
này ở Úc, Liên Xô cũ, Mỹ, trong đó đã từng tìm thấy vàng tự sinh nặng từ vài gram
đến 95,5kg (Ninbery D.S. 1881) [14].
Đối với một số sa khoáng vàng aluvi nằm dọc theo các đới vận động kiến tạo
không ổn định có thể được làm giàu bởi sự tái trầm tích nhiều lần, đôi khi tạo ra tích tụ
vàng có trữ lượng lớ
n. Sa khoáng vàng lớn ở California được thành tạo theo cách này.
Sỏi và cát bắt nguồn từ sự phá hủy đất đá tuổi Mesozoi của vùng Mother Lode và đá vây
quanh ở phía đông đã được lắng đọng trên một bán bình nguyên bị phong hóa mạnh.
Tiếp sau đó, vật liệu vụn thô chứa vàng đã được giữ lại và tái phân bố ngẫu nhiên do các
giai đoạn hoạt động núi lửa liên tiếp (R.W. Henley và J. Adans, 1979) [14].
Do vận động nâng của dãy núi Sierra Nevada vào Miocen thượng – Pleocen,
các vận
động của mảng lục địa Bắc Mỹ làm biến đổi sâu sắc các sa khoáng California.
Mạng lưới sông, suối mới được hình thành, các dòng nước nhanh chóng phân cắt đá
núi lửa làm lộ lớp sỏi chứa vàng. Lớp sỏi chứa vàng tiếp tục được tham gia vào vận
động tạo núi mới và một giai đoạn trầm tích mới bắt đầu.
Các băng hà Pleistocen và các vận chuyển của băng hà tác động đến lớp cuội
chứa vàng, làm chúng bị phân bố lại hoặc bị lắng đọng hoặc di chuyển về phía tây để
hình thành các tích tụ aluvi rất giàu ở Great Valley. Sau thời kỳ băng hà, một vận
6

chuyển mới cùng với các tích tụ mới đa hình thành các sa khoáng rất giàu vàng ở
California.
Các sa khoáng này có quan hệ mật thiết theo thời gian và không gian với các
khu vực có kiến tạo không ổn định và đặc biệt có liên quan đến đường bờ của các
mảng quanh Thái Bình Dương. Các sa khoáng này bao gồm:
- Sa khoáng Otago và West Land (New Zealand).
- Sa khoáng Colombie Britanique, Klondyke (Canada) .
- Sa khoáng Alaska (Mỹ).

- Các sa khoáng ở Nam Mỹ: Colombia, Bolivia, Peru, Chile
Ngoài ra, ở một số nước trên Thế giới còn gặp kiểu sa khoáng vàng phân bố xa
các mỏ quặng gốc, chúng được tích t
ụ chủ yếu ở ven biển hoặc ở các vùng hồ, đầm
lầy, sa khoáng vàng cồn cát hoặc kiểu vàng sa khoáng ở các vùng băng hà. Sa khoáng
bãi bồi được thành tạo do tác động của sóng và dòng chảy ven bờ, dọc theo các hồ
hoặc ở bờ biển và đại dương. Trên thực tế, các kiểu sa khoáng vàng này thường ít có
giá trị công nghiệp. Điển hình cho loại hình này là mỏ Nome ở bán đảo Seward bang
Alaska, dọc bờ biển California, Oregon (Mỹ), Colombie Britanique (Canada), Chile và
New Zealand [14]
Hàm lượ
ng vàng trong các sa khoáng nói chung không lớn, thay đổi từ 0,1-
1g/m
3
, ở một vài sa khoáng hàm lượng có thể đạt tới 1,5g/m
3
; chiều dày tầng đất đá
chứa vàng 0,5-3m, lớp phủ thay đổi từ 1-2 đến trên dưới 10m.
Những mỏ vàng sa khoáng điển hình ở Việt Nam là Nà Phòn (Hòa Bình), Mu
Lu (Sơn La), Cẩm Tâm (Thanh Hóa), Suối Nhâu, Khắc Kiệm, Làng Vài (Bắc Kạn),
Trại Cau (Thái Nguyên) Theo đặc điểm phân bố, các mỏ vàng sa khoáng ở nước ta
có thể chia thành các vùng quặng: Đông Bắc, Tây Bắc, Thanh Hoá - Nghệ An, Hà
Tĩnh - Bắc Quảng Bình, Nam Quảng Bình - Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng,
Trung Trung Bộ và Tây Nguyên [16].
1.1.1.6. Sa khoáng hỗn hợp:
Trong tự nhiên rất ít gặp loại hình sa khoáng vàng có một nguồn gốc độc lập mà
chúng thường có nguồn gốc đa dạng (proluvi-aluvi, eluvi- deluvi ) nên chúng ta
thường gặp sa khoáng vàng có nguồn gốc hỗn hợp như sa khoáng vàng proluvi-aluvi,
sa khoáng vàng eluvi- deluvi
7


1.1.2. Trữ lượng vàng sa khoáng trên Thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Trữ lượng vàng sa khoáng trên thế giới
Các mỏ sa khoáng chiếm 67,50% trữ lượng vàng điều tra được trên Thế giới,
riêng sa khoáng cổ mỏ Witwatersrand chiếm khoảng 58%. Đứng thứ 2 là mỏ Tarkwa
có trữ lượng 250 tấn chiếm 0,3%. Sa khoáng trẻ aluvi và eluvi chiếm gần 10% tại các
vùng California, Alasska, Canada, Autralia, New Zeland, Nga (Bảng 1.1). Các khu
vực có sản lượng vàng khai thác lớn trên thế giới tập trung ở East Rand, Central Rand,
West Rand, Welcom Virgina (Bảng 1.2). Sản l
ượng khai thác vàng tại các nước trên
Thế giới thời gian gần đây (Bảng 1.3)
Bảng1.1. Trữ lượng vàng theo từng loại hình mỏ trên Thế giới
TT Loại hình
mỏ

Mô tả
Trữ lượng
(tấn)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ
(%)

1

Sa khoáng
cổ
-Tầng cuội kết có khoáng hóa
sulfura chứa vàng (mỏ
Witwatersrand).

50.000

57,65

57,65
-Tầng cuội kết có khoáng hóa
vàng bị oxy hóa (mỏ Tarkwa)
250 0,27 0,27

2

Sa khoáng
trẻ
- Aluvi và eluvi 2.525 2,91
9,58
- Được làm giàu dọc theo
đường bờ Thái Bình Dương
5.790 6,67

Tổng cộng 58.565 67,60

1.1.2.2. Trữ lượng vàng sa khoáng ở Việt Nam
Theo quy mô mỏ, đến nay ở Việt Nam chỉ có mỏ vàng sa khoáng Lương
Thượng (Bắc Kạn) thuộc loại quy mô lớn. Các mỏ có quy mô trung bình gồm loại hình
sa khoáng Bồ Cu, Trại Cau (Thái Nguyên), số còn lại có quy mô nhỏ và các điểm
quặng. Dự báo tiềm năng vàng sa khoáng ở nước ta trên cơ sở phân tích tần suất gặp
quặng và quy mô triển vọng với tần suât 15-17% trên tổng số mỏ, đi
ểm quặng, 7-9%
trên tổng số tài nguyên vàng dự báo, hơn 100 điểm quặng và mỏ dự báo khoảng 62
tấn vàng (Bảng 1.4).

8

Bảng 1.2. Tổng hợp sản lượng vàng sa khoáng của từng vùng trên Thế giới

TT

Tên vùng
Lượng quặng
khai thác(tấn)
Hàm lượng
(g/tấn)
Lượng vàng
(tấn)
1 Evander 73.45.000 10 750
2 Wit Nigel 6.630.000 7,5 50
3 East Rand 1.063.210.000 8 8.500
4 Central Rand 1.168.514.000 8,4 9.800
5 West Rand 278.619.000 5,7 1.600
6 West Rand – Libanon 310.737.000 20 5.200
7 Klerksdorp 237.436.000 12,5 3000
8 Welcom + Virginia 387.457.000 9,5 5.6000
Tổng cộng 3.530.000.000 9,8 34.5000
(Thông tin KHKT Địa chất, số 3/1988) .
Bảng 1.3. Sản lượng khai thác vàng của các nước trên Thế giới (tấn)
TT Quốc gia/Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1 Nam Phi 431 395 395 376 341 295 270
2 Úc 296 285 273 282 259 262 260
3 Mỹ 353 335 298 277 258 256 260
4 Trung Quốc 180 185 192 205 215 225 240
5 Peru 133 138 157 172 173 169 162

6 Nga 143 153 168 170 169 - -
7 Canađa 156 159 152 141 129 119 120
8 Uzbekistan 85 87 90 90 93 - -
9 Indonesia 125 166 142 141 93 140 145
10 Các nước khác 668 658 682 697 700 793 840
Tổng cộng 2.570 2.560 2.550 2.550 2.430 2.470 2.500
Nguồn [11]
9

Mỏ vàng sa khoáng Lương Thượng thuộc địa phận xã Lương Thượng, huyện
Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, đã được Liên đoàn địa chất Đông Bắc đánh giá năm 1992. Tổng
tài nguyên vàng trong mỏ đã tính được 1824kg Au, trong đó có 1424kg cấp C2. Hàm
lượng vàng trung bình là 0,52 g/m
3
.
Bảng 1.4. Trữ lượng vàng sa khoáng ở Việt Nam

TT

Tên mỏ
Hàm lượng
trung bình
(g/m
3
)
Trữ lượng
quặng (nghìn
m
3
)

Trữ lượng
vàng cấp
C
1
+C
2
(kg)
1 Tân An 0,68 2.904 1.983
2 Lương Thượng 0,39 4.329,7 1.698
3 Bồ Cu 0,31 3.022 931
4 Trại Cau 0,48 1.750 840,5
5 Vinh Tuy 1,49 382.432 572
6 Mai Sơn 0,60 552 333
7 Suối Nhâu 0,43 763,6 329,5
8 Pu Nếp 0,57 507,4 288,5
9 Cấm Muộn 0,58 489,5 284
10 Cẩm Thủy 0,53 377 200
11 Miếu Môn 0,54 261 141
12 Chợ Bến 0,64 179,4 115,6
13 Trà Năng 2,95 37,9 112
14 Bản Đăm- Bản
Khẩu
0,39 230 91,7
15 Yên Na 0,53 161 86
(Báo cáo đánh giá tài nguyên khoáng sản Việt Nam, 1996).[16]
Mỏ vàng sa khoáng Tân An nằm trong thung lũng Tân An, thuộc địa phận xã
Lương Thượng, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, đã được Liên đoàn Địa chất Đông Bắc
10

đánh giá năm 1992. Tổng tài nguyên vàng trong mỏ đã tính được 3250kg vàng, trong

đó có 1150kg cấp C
2
. Hàm lượng thu hồi vàng trung bình là 0,81 g/m
3
.

1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀNG SA KHOÁNG
1.2.1. Các phươngphápkhaithácvàngsakhoángtrênThếgiới
Có nhiều phương pháp khai thác vàng sa khoáng khác nhau trên thế giới phụ
thuộc vào đặc điểm phân bố của vàng và cấu trúc địa chất của đá vây quanh.
Phương pháp khai thác lộ thiên, hầm lò và kết hợp giữa khai thác lộ thiên - hầm
lò là các phương pháp khá phổ biến để khai thác vàng trên Thế giới. Riêng đối với
khai thác vàng sa khoáng, hầu hết chỉ
sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên, sau đó
đưa về cơ sở tuyển quặng, phân kim để lấy vàng tinh. Một số nơi khai thác, đãi tuyển
quặng ngay tại mỏ, chiết ly vàng bằng hoá chất.
Quặng sa khoáng dạng sườn tích ở địa hình gò, đồi có thể khai thác và chuyển về
xưởng tuyển tập trung hoặc hệ thống tuyển cơ động. Quặng sa khoáng lòng sông, lòng
hồ, bãi bồi có thể sử dụng các lo
ại hình công nghệ khai thác bằng sức nước kết hợp với
hệ thống tuyển trên phao hoặc cụm thiết bị di động kèm hệ thống tuyển trọng lực.

1.2.2. Các phương pháp khai thác vàng sa khoáng tại Việt Nam
Các mỏ vàng sa khoáng tại Việt Nam nói chung và tại khu vực phía Bắc Việt
Nam nói riêng được phát hiện và khai thác từ rất sớm. Từ đầu thế kỷ 19 người Trung
Quốc và người Pháp đã khai thác vàng sa khoáng ở khu vực sông Ngân Sơn, Na Rì, …
Nhìn chung các xí nghi
ệp khai thác vàng cả trung ương và địa phương đều có
quy mô nhỏ, chủ yếu là khai thác thủ công kết hợp với cơ giới. Sản lượng khai thác
hàng năm của mỗi xí nghiệp từ vài kg đến 10-20 kg. Tổng sản lượng vàng khai luyện

được ở các xí nghiệp quốc doanh hàng năm chỉ đạt 60-100kg. Hiện nay, sản phẩm
vàng sa khoáng có hàm lượng từ 70% trở lên mới đảm bảo dùng để phân kim ở giai
đoạn sau [23].
Ở nước ta hi
ện nay, công nghệ khai thác vàng còn lạc hậu, năng suất thấp, hiệu
quả tuyển luyện chưa cao. Công nghệ tuyển còn sơ sài, chủ yếu tiến hành bằng phương
11

pháp trọng lực tiến hành theo quy trình: Máng đãi- bàn đãi- đãi tinh- thu hồi bằng thuỷ
ngân hoặc nung luyện nên hiệu quả thu hồi còn thấp. Tỷ lệ thu hồi vàng tại các mỏ
vàng sa khoáng chỉ đạt 45-50%, còn tại các mỏ vàng gốc chỉ đạt 30-40%. Nhìn chung
tổn thất khoáng sản còn rất lớn.
Cùng với các xí nghiệp khai thác quốc doanh, các doanh nghiệp và nhân dân ở nhiều
nơi cũng đào đãi cả vàng gốc và vàng sa khoáng. Nhiều nới có lúc tậ
p trung tới hàng nghìn
người như Tà Năng (Lâm Đồng), Minh Lương (Lào Cai), Lương Thượng (Bắc Kạn), với
sản lượng hàng năm dự tính khoảng 1 tấn vàng.
Dưới đây là tình hình khai thác, chế biến của một số xí nghiệp khai thác vàng sa
khoáng tiêu biểu ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
+ Công ty kim loại màu Thái Nguyên: Có 2 cơ sở khai thác và tuyển quặng
vàng sa khoáng
* Mỏ vàng Suối Hoan: Nằm tại xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Kạ
n được thành
lập tháng 6/1984, sản xuất chính thức từ năm 1985.
Mỏ khai thác lộ thiên bằng máy xúc, vận chuyển bằng ô tô về nhà máy tuyển cố
định. Quặng được tuyển trên 2 hệ thống máng đãi (công suất hệ thống 40m
3
/ca). Sản
lượng vàng thu hồi hàng năm không cao (năm cao nhất là 12kg, trung bình khoảng
5kg/năm). Đến cuối năm 1991 mỏ này đã đóng cửa vì hết quặng. Sau khi đóng của

mỏ, công ty đã thực hiện hoàn nguyên để trả lại đất canh tác cho địa phương.
* Mỏ vàng Lạng San- Na Rì tại thung lũng Lương Thượng, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
được thành lập 01/1989 trên cơ sở quyết định số 35/MĐC/KTM ngày 10/11/1988 củ
a
Cục QLTNKS-NN cho phép thử nghiệm phương thức vừa thăm dò vừa khai thác vàng
sa khoáng.
Mỏ được khai thác lộ thiên bằng công nghệ cơ giới gồm: máy xúc, nhà tuyển.
Quá trình khai thác thử nghiệm đạt hiệu quả thấp. Sản xuất đến tháng 7/1994 đã thu
hồi được 7,6kg vàng, Công ty đã lập phương án hoàn thổ và thống nhất với địa phương
trên nguyên tắc địa phương thực hiện hoàn thổ, chi phí hoàn thổ do công ty thanh toán.
Tuy nhiên, do hiện tượ
ng khai thác trái phép vẫn tiếp diễn nên phương án hoàn thổ vẫn
chưa thực hiện được.
12

+ Xí nghiệp liên doanh thăm dò, khai thác vàng Việt Nga: Đây là xí nghiệp
liên doanh giữa Công ty kim loại màu Thái Nguyên và Liên hiệp địa chất nước ngoài
thuộc Bộ địa chất nước Cộng hoà liên bang Nga được thành lập tháng 4/1992. Xí
nghiệp có tổng vốn đầu tư là 1.604.000 USD (phía Việt Nam góp 40%). Đầu năm
1994 xí nghiệp bắt đầu đi vào khai thác trên diện tích được cấp phép là 225 ha tại
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Tổng trữ lượng vàng là 1 tấn, hàm lượng vàng trung bình
trong cát quặng là 1g/m
3
.
Mỏ được khai thác lộ thiên bằng cơ giới, đất quặng được máy gạt ủi về hố khai
thác, tại đây dùng súng bắn nước áp lực cao (4-5atm) đánh tơi và thải loại đá trên sàng
tĩnh, phần dưới sàng dùng bơm cát bơm lên máng đãi dài có chớp để tuyển thổi. Tinh
quặng của máng đãi được định kỳ tháo dỡ và tuyển tinh trên bàn đãi ngắn, vàng thô
được xử lý tiếp để thu hồi vàng. S
ản lượng năm đầu tiên đạt 36,546 kg vàng 99,9%,

năm tiếp theo (1995) đạt 16,813 kg. Do thua lỗ nên ngày 5/7/1996, Bộ Kế hoạch và
đầu tư đã ra quyết định thu hồi giấy phép khai thác.
+ Công ty khoáng sản Bắc Kạn (nay là Công ty Cổ phần khoáng sản Bắc
Kạn): Được UBND tỉnh Bắc Kạn cho phép và gia hạn khai thác vàng sa khoáng 2 đợt
tổng cộng là 5 năm tại mỏ vàng Tân An, Lạng San - Na Rì- Bắc Kạn.
Mỏ có trữ lượng cấp C
2
(3.250kg vàng), hàm lượng vàng trung bình trong cát
quặng là 0,81 g/m
3
, chiều dày trung bình thân quặng là 6,9m và chiều dày trung bình
lớp đất phủ là 4,5m.
Công ty được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép khai thác số 2339/GP ngày
10 tháng 7 năm 2003 trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 11/HĐHT ký ngày 18
tháng 01 năm 2003 giữa Công ty khoáng sản Bắc Kạn và Công ty TNHH kẽm Kim
Bình- Vân Nam- Trung Quốc. Tổng số vốn đầu tư tại mỏ là 10 tỷ đồng (phía Việt Nam
góp 11%, phía Trung Quốc góp 89%). Sau khi được cấp phép mỏ vàng Tân An đã đi
vào hoạ
t động đúng kế hoạch.
Mỏ dùng phương pháp khai thác bằng tàu liên hợp đào, xúc, tuyển với công
nghệ do phía đối tác Trung Quốc cung cấp. Sau một năm, phương pháp khai thác bằng
tàu liên hợp tỏ ra không thích hợp, công ty đã xin thay đổi công nghệ khai thác lộ thiên
13

và đã được UBND tỉnh Bắc kạn chấp thuận (QĐ số 2177/QĐ-UB ngày 20 tháng 10
năm 2004).
Công suất thiết kế mỏ khoảng 34kg vàng/năm, trên thực tế đã khai thác được
37kg vàng/năm, sử dụng 65 nhân công làm việc tại mỏ, diện tích được cấp phép là
15,9ha, trong đó diện tích đã khai thác là 13ha.
Hiện nay công nghệ khai thác chế biến của mỏ này là máy xúc- ô tô- sàng phân

cấp và tuyển bằng máng chớp, máng trải thảm do vậ
y thực thu vàng không cao
(khoảng 50%), vàng mịn bị thất thoát. Quá trình khai thác thực tế cho thấy sản lượng khai
thác thấp hơn nhiều so với dự kiến trên cơ sở trữ lượng dự báo của mỏ do khai thác tiến
hành khi chưa được thăm dò bổ sung.
Ngoài ra một số địa phương như Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu,… đã tổ
chức khai thác tận thu ở các khu vực có vàng sa khoáng dọc sông Lô, sông Gâm, sông
Mã,… Năm 2005-2006 riêng Lai Châu đã khai thác chế biến vàng sa khoáng với tổng
s
ản lượng >100kg/năm.
Nhìn chung, với thực trạng công nghệ khai thác, chế biến quặng còn thô sơ, lạc
hậu, thiếu quy hoạch định hướng, hiện tượng khai thác vàng trái phép đã từng diễn ra
phổ biến trên các điểm mỏ vàng nên hiện nay trật tự phân bố tự nhiên vàng sa khoáng
các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã bị xáo trộn, gây khó khăn, phức tạp nhất định cho công
tác thăm dò, khai thác, khoáng sản giai đoạn sau.
Dự
báo còn lại khoảng 60-70% trữ lượng vàng tại các điểm mỏ vàng sa khoáng
đã bị khai thác. Ngoài phần cát quặng, đất quặng được biết đến cũng không loại trừ
nhiều khả năng vàng nằm lẫn trong các hang, hốc đá gốc.
Với hiện trạng khai thác như hiện nay, điều kiện quản lý và khai thác tài nguyên
tại các điểm mỏ vàng sa khoáng là rất khó khăn. Ngoài việc phải khai thác tài nguyên
cần phải đánh giá l
ại trữ lượng, xác định các giải pháp công nghệ hợp lý để khai thác
tài nguyên có hiệu quả cao nhất, góp phần bảo vệ môi trường vùng mỏ.



14

1.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀNG SA KHOÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

1.3.1. Đặc điểm và trữ lượng các mỏ vàng sa khoáng ở Bắc Kạn
Dựa trên quy phạm thăm dò của các mỏ sa khoáng vàng, thiếc, và phương pháp
tính trữ lượng vàng- thiếc trong sa khoáng, (Magadan 1979, 1982) [12, 13]; đồng thời
dựa vào đặc điểm thân quặng quy mô mỏ, địa hình của sa khoáng vàng, các mỏ vàng ở
khu vực Na Rì được xếp vào nhóm I và III và xếp các khối trữ lượng tính theo kết quả
tìm kiếm bằng các công trình cấp 2. Ngoài ra còn trữ lượng nằm ngoài diệ
n tích trữ
lượng cấp C
2
và các điểm quặng vàng sa khoáng khác trong khu vực không tính trữ
lượng có khả năng khai thác vàng tự do.
Dựa trên kết quả đo vẽ địa chất - địa mạo và các công trình tìm kiếm đã xác định
được 7 thân quặng vàng có trữ lượng khá. Tổng trữ lượng vàng khu vực mỏ vàng tại thung
lũng Lương Thượng là 1.424 kg. Tổng số lượng vàng tinh khiết 1.324 kg, hàm lượng trung
bình toàn mỏ là 0,52 g/m
3
, chiều dày trung bình của cát quặng toàn mỏ là 3,7m, chiều
dày trung bình của lớp phủ toàn mỏ là 4,5m hệ số đất bóc (hệ số phủ) là 1,2m
3
/m
3
; trữ
lượng cấp C
2
là 1.424 kg.
Ngoài trữ lượng cấp C
2
như đã tính và thống kê ở bảng trên, những phần còn lại
của thung lũng chưa có công trình khống chế, đủ cơ sở để tính trữ lượng cấp P
Phần còn lại phía Tây Bắc thung lũng có quy mô như sau:

+ Chiều dài 800m Chiều dày quặng dự kiến 3,7m
+ Chiều rộng 200m Hàm lượng Au 0,52 g/m
3

+ Trữ lượng cấp P = 308 kg.
Khoảng mặt bằng mỏ của thung lũng chuyển tiếp giữa Lương Thượng và Tân
An phần thuộc Lương Thượng có quy mô:
+ Chiều dài 400m Chiều dày quặng 3,7m
+ Chiều rộng 120m Hàm lượng Au 0,52 g/m
3

+ Trữ lượng vàng cấp P = 92 kg.
Những phần còn lại khác thuộc Lương Thượng do kích thước nhỏ nên không
tính trữ lượng hoặc trữ lượng cấp P ở Lương Thượng cấp P = 400kg.
15

Kết quả đã tính được của phương án này là ở cấp C
2
= 1.486 kg; hàm lượng
trung bình là 0,26 g/m
3
chiều dày trung bình là 12,8m. Như vậy tổng trữ lượng vàng sa
khoáng cấp C
2
+ P = 1.886 kg [18].
Kết quả thăm dò, tìm kiếm trữ lượng vàng tại 6/8 huyện, thị xã của tỉnh Bắc
Kạn gồm huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì, Chợ Mới, Pác Nặm, Bạch Thông, các cơ
quan chức năng đã xác định được 17 mỏ và điểm quặng có vàng gốc, vàng sa khoáng
với trữ lượng trung bình khoảng 30 tấn.
Huyện Na Rì có 3 điểm vàng sa khoáng tập trung dọc theo dòng sông ngầm

dưới dãy núi đá vôi, phun chảy từ
khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ ra sông Bắc Giang
thuộc địa phận các xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Tân An, Lương Thành có trữ lượng
khoảng 5,694 tấn… [23]
Theo các tài liệu thu thập được ở 7 điểm vàng lớn tập trung tại huyện Ngân
Sơn, trong đó mỏ vàng gốc Pác Lạng xã Thượng Quang vẫn được đánh giá nhiều vàng
nhất, với trữ lượng khoảng 22,260 tấn.

1.3.2. Tình hình khai thác vàng sa khoáng và các tác động đến môi trường
Cho đến nay, tình trạ
ng khai thác vàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường, thiên nhiên vẫn diễn ra thường xuyên ở tỉnh Bắc Kạn. Do hiện tượng khai thác
vàng trái phép ồ ạt của nhân dân địa phương nên hiện nay môi trường các vùng mỏ
vàng sa khoáng trong khu vực nghiên cứu đang bị ô nhiễm nặng nề.
Rác thải sinh hoạt của công nhân khai thác vàng, dầu mỡ, chất thải của máy
móc, nước thải của quá trình khai thác, tuyển luyện, là những nguồn gây ô nhiễm
chính, ảnh h
ưởng đến mỹ quan và đời sống của nhân dân trong vùng. Sông Ngân Sơn,
nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương
đang bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng của khai thác vàng (Bảng 1.5).
Các điểm khai thác vàng sa khoáng trái phép đã từng là những điểm nóng về an
ninh, trật tự xã hội, có trình độ dân trí thấp, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông
nghiệp và trồng r
ừng. Theo phản ánh của người dân tại xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn
(Bắc Kạn) tình trạng khai thác vàng trái phép lại diễn ra khá ngang nhiên, với phương
16

tiện, máy móc hiện đại của nhiều nhóm “vàng tặc” tại khu vực các thôn Khinh Héo,
Pác Nạn, Khuổi Ngoạ.
Tại thôn Khuổi Ngọa, việc khai thác chủ yếu bằng cách đào hầm, hang. Đặc

biệt, phần lớn các hang đều đào ở những vị trí phía dưới của những điểm đã bị sạt lở
do mưa hoặc do khai thác có taluy cao đến cả trăm mét, cửa hang không có chống nên
rất dễ
bị sập. Mỗi hang khi khai thác thường có gần chục người đào bới ở bên trong
nếu bị sạt lở thì rất nguy hiểm.
Hiện nay việc khai thác vàng ở Bắc Kạn diễn ra rất lộn xộn, không có quy
hoạch và quản lý chặt chẽ. Tại thôn Pác Nạn, các đội khai thác hoạt động ngang nhiên
giữa ban ngày, với hình thức đào hang, làm lò, cùng với nhiều loại máy móc và các
trang thiết bị cần thiết phục vụ khai thác, lọ
c, tuyển vàng. Việc khai thác vàng trái
phép diễn ra ngày cáng phổ biến, cũng có đoàn đến kiểm tra nhưng vì làm thủ công
nên chỉ nhắc nhở, cũng có trường hợp bị lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính.
Việc khai thác vàng trong khu vực thôn đã được báo cáo lên xã, tổ đội của xã cũng đã
vào kiểm tra lập biên bản và nhắc nhở, nhưng do quy mô nhỏ nên chính quyền xã đã
không xử lý triệt để. Việc khai thác vàng trái phép ngoài việc làm ảnh hưởng đế
n đời
sống của người dân trong thôn khi tiếng ồn của máy nổ chạy cả ngày đêm còn làm mất
diện tích đất nông nghiệp và ô nhiễm các con sông, suối.
Bảng 1.5. Hiện trạng ô nhiễm nước sông Ngân Sơn
Nhóm
Loại chỉ
tiêu
Giá trị hàm lượng (mg/l)
QCVN
08:2008/BTNMT
Cột A2 (mg/l)
Trung
bình
Max Min
Nguyên tố

vi lượng
As 0,0034 0,0230 <0,001 0,02
Hg <0,004 <0,006 <0,002 0,001
Pb 0,0015 0,0220 <0,001 0,02
Zn 0,24 3,09 <0,01 1,0
Mn 0,0227 0,4000 <0,001 *0,5
Sn 0,0006 0,0050 <0,001 *1
17

Nhóm
Loại chỉ
tiêu
Giá trị hàm lượng (mg/l)
QCVN
08:2008/BTNMT
Cột A2 (mg/l)
Trung
bình
Max Min
Cd 0,0001 0,0011 <0,0002 0,005
Sb 0,006 0,01 <0,02 **0,005
Nhóm
phenol,
CN
-
, F, I
Phenol 0,0017 0,0030 <0,001 0,005
CN
-
0,3 0,4 <0,2 0,01

F 0,09 0,51 <0,05 1,5
I 0,0024 0,0095 <0,0001 *0,005
Nhóm hợp
chất ni tơ
N-NH
4
+
<0,01 0,01 <0,01 0,2
N-NO
3
-
5,86 81,00 0,19 5
N-NO
2
-
0,03 0,37 <0,01 0,02
* Giá trị hàm lượng tối đa cho phép theo Tiêu chuẩn của Bộ y tế.
** Giá trị hàm lượng tối đa cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 2003.

Theo Báo cáo số 96/BC-UBND, ngày 19/11/2012 của Ủy ban nhân dân xã
Bằng Vân gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngân Sơn, xã đã kiểm tra và
giải tỏa tại 3 điểm là Nà Phai (thôn Pác Nạn); Vi Ba (thôn Khuổi Ngọa); Mèo Đăm
(thôn Khinh Héo), lập biên bản 10 nhóm khai thác khoáng sản trái phép, với hình thức
khai thác thủ công, đào hang [23].
Tại các xã Thuần Mang (Ngân Sơn), Lương Thượng, Lươ
ng Thành, Lạng San,
Kim Hỷ (Na Rì) đâu cũng thấy cảnh máy nổ, máy xúc, giàn tuyển với sự hỗ trợ của
người dân ra sức khai thác vàng trái phép, dẫn đến tàn phá môi trường tự nhiên góp
phần vào việc gây thất thoát một nguồn tài nguyên lớn của quốc gia (Hình 1.1).


18


Hình 1.1. Tình trạng khai thác vàng trái phép xảy ra phổ biến Na Rì (Bắc Kạn)
Nguồn [23]
Cách trung tâm xã Thuần Mang khoảng 2km dọc theo quốc lộ 279 có rất nhiều
điểm khai thác vàng trái phép, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã biến thành những
bãi khai thác vàng ngổn ngang đất đá. Nhiều máy nổ, máy xúc, hệ thống sàng tuyển
vàng được cất giấu ven suối và triền đồi. Tình trạng khai thác vàng trái phép lấn vào
đất nông nghiệp tại địa phương ngày càng tinh vi và được sự hậu thuẫ
n của người dân
địa phương bằng những hình thức như người dân có đất câu kết với các chủ máy để
khai thác vàng, sản phẩm làm ra chia đôi, hoặc dân bán đất cho các bưởng vàng nhưng
không hề báo cáo chính quyền địa phương.
Dọc theo quốc lộ 279 về phía trung tâm huyện Na Rì, trên đường đi qua các xã
Lạng San, Lương Thượng chứng kiến rất nhiều điểm khai thác vàng trái phép ven
đường. Nhìn từ trên cao xuống, nước trên nhiều đoạn dòng ch
ảy sông đỏ quạch (hình
1.2), có tới 6 máy xúc cùng hệ thống sàng tuyển vàng đang hoạt động hết công suất
trên đoạn sông dài khoảng 100m.

×