Phân tích hoạt động tín dụng
tại các NHTM
Bởi:
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị tường là sự phát triển mạnh mẽ của các Doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thương trường thì cần phải có vốn
để đầu tư và tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối ưu để doanh nghiệp
có thể khai thác. Các doanh nghiệp phát triển cũng có nghĩa là nền kinh tế phát triển.
Như vậy, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và
góp phần điều hành nền kinh tế thị trường.
Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất,
nó chiếm tỉ trọng đa số trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tín dụng
có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và nó cũng quyết định
đến sự phát triển hay thất bại của một NHTM.
Để có thể hiểu rõ về hoạt động tín dụng của NHTM và cai trò to lớn của nó trong nền
kinh tế em xin chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương
mại” làm đề án của mình
CHƯƠNGI: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngân hàng thương mại
Định nghĩa ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường
xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó
để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Các chức năng của ngân hàng thương mại
Chức năng trung gian tín dụng
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
1/25
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng
thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối
giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương
mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi
nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi
ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay
Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các
thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền
thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu,
khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ
thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải
thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện
các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí,
thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu
thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần
phát triển kinh tế.
Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là
tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các
NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực
hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng
tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng
sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử
dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để
mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng
tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của
xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng
trung ương đã áp dụng đối với nhtm. do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này
khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
2/25
Sự gia tăng của các sản phẩm dịch vụ
Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ
cung cấp cho khách hàng. Qúa trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc
trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác,
từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ.
Sự gia tăng cạnh tranh
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở nên quyết liệt khi
ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ. Các ngân
hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn
tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụ đang phải đối
mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng
đầu tư Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm như
Prudential. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ
cho tương lai.
Sự gia tăng chi phí vốn
Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm tăng chi phí trung bình thực
tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Với sự nới lỏng các luật lệ,
ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi.
Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một
nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình. Điều đó buộc họ phải tìm cách
cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế các thiết bị lỗi thời
bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại. Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn
mới như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng
được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán; các chứng khoán được đảm bảo
bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằm huy động vốn mới một cách rẻ hơn
và đáng tin cậy hơn. Hoạt động này cũng có thể tạo ra một khoản thu phí không nhỏ cho
ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyền thống (như tiền gửi).
Sự gia tăng của các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Các qui định của Chính phủ đối với công nghiệp ngân hàng tạo cho khách hàng khả năng
nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các
cơ hội đó trở thành hiện thực. Và công chúng đã làm việc đó. Hàng tỷ USD trước đây
được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản giao dịch không
sinh lợi kiểu cũ đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tài
khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi theo điều kiện thị trường. Ngân hàng đã phát hiện ra
rằng họ đang phải đối mặt với những khách hàng có giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất
hơn. Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
3/25
trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơn với ý thích thay
đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.
Cách mạng trong công nghệ ngân hàng
Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang
chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa
trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và
cấp tín dụng. Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tự động ATM, cho
phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; Máy thanh toán tiền
POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện
thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn
giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Định nghĩa tín dụng ngân hàng
1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân,
tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.
1. Đặc điểm tín dụng ngân hàng
• Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ;
• Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay;
• Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù
hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa;
• Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ
thể trong nền kinh tế.
Phân loại tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thường được sử dụng
để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
của cá nhân
- Tín dụng trung hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm; được cung
cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các
công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
4/25
- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này được
sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô
lớn
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh
tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất…
- Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các
doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng.
- Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học tập của sinh viên.
Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn còn có thể có nhiều hình thức tín dụng khác.
Căn cứ vào đối tượng trả nợ
- Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực
tiếp trả nợ.
- Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là
hai đối tượng khác nhau.
Căn cứ vào tính chất của khoản vay
- Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật tư tài sản
tương đương đảm bảo.
- Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra không cần có hàng hóa, vật
tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để
cấp vốn tín dụng.
Nguyên tắc và điều kiện cho vay trong tín dụng ngân hàng
1. Nguyên tắc cho vay
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
5/25
• Nguyên tắc hoàn trả: khoản tín dụng phải được thanh toán đầy đủ nguyên gốc
sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có thể
duy trì được hoạt động.
• Nguyên tắc thời hạn: khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời điểm đã
được hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữa
khách hàng và ngân hàng.
• Nguyên tắc trả lãi: ngoài việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản gốc, khách
hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền
vay, được coi là giá mua quyền sử dụng vốn.
• Nguyên tắc tài sản đảm bảo: để bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách
hàng vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của các tài sản thế chấp
không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng.
• Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: tất cả các khoản tín dụng phải
được
• sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn.
2. Điều kiện cho vay
• Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
• Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam
kết.
• Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp.
• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi; phương án
đầu tư, phục vụ đời sống khả thi kèm phương án trả nợ khả thi và phù hợp với
quy định của pháp luật.
• Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước và hướng dẫn của MHB.
Vai trò của tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế
Tín dụng ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh tế.
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Một trong những nguồn để vay là từ ngân hàng, đó là nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nó
thoả mãn nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn. Hơn nữa, để có thể vay vốn được từ ngân
hàng thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao uy tín của mình đối với ngân hàng, đảm
bảo được các nguyên tắc tín dụng. Muốn vậy, trong các dự án kinh doanh của mình,
doanh nghiệp phải chọ dự án có mức sinh lãi cao nhất. Để các dự án khả thi, doanh
nghiệp phải tìm hiểu thị trường khai thác thông tin để định lượng hoạt động kinh doanh
của mình sao cho có hiệu quả. Điều đó làm tăng hiệu quả kinh tế của dự án, phương án.
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
6/25
Mặt khác, một trong những quy định tín dụng của ngân hàng là khâu giám sát sử dụng
vốn vay. Với việc giám sát này của ngân hàng, bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn
vay đúng mục đích, phải nhạy bén với những thay đổi của thị trường, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, vai trò tư vấn của cán bộ tín dụng sẽ giúp cho
doanh nghiệp lường trước được những khó khăn, vượt qua khó khăn để đứng vững, điều
này cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn, làm tăng
tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tạo cơ chế phân phối vốn một cách có hiệu
quả.
Do đặc điểm tuần hoàn vốn nên trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp luôn có sự không ăn khớp về thời gian và khối lượng giữa lượng tiền cần thiết để
dự trữ vật tư hàng hoá cho quá trình sản xuất kinh doanh trước đó. Vì vậy, luân chuyển
tiền tệ của doanh nghiệp có lúc thừa, có lúc thiếu vốn. Nguồn vốn doanh nghiệp tạm
thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiết kiệm từ dân cư, nguồn kết dư từ ngân sách… được
ngân hàng thương mại huy động và sử dụng để đầu tư cho các doanh nghiệp đang tạm
thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng, cũng
như cho nhu cầu chi của ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn thu. Thông qua cơ chế
sàng lọc, giám sát Ngân hàng thương mại sẽ chỉ cho vay các dự án có tính khả thi cao,
khả năng thu hồi vốn lớn. Điều này tạo nên một cơ chế phân phối vốn hiệu quả.
Tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế và các chính sách tiền tệ.
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngân hàng thương mại là khả năng tạo tiền
thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Khi nhà nước muốn tăng khối lượng tiền
cung ứng thì Ngân hàng nhà nước có thể tăng hạn mức tín dụng của các ngân hàng
thương mại đối với nền kinh tế và ngược lại. Do vậy thông qua hình thức tín dụng ngân
hàng nhà nước có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông.
Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế
quốc tế.
Trước xu thế quốc tế hoá, sự giao lưu kinh tế giữa các nước luôn được đặt ra. Trong nền
kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ mua bán với các thành phần khác
trong nền kinh tế mà còn có những quan hệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp nước
ngoài. Ngân hàng thương mại có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình thức bảo
lãnh, cho vay… đối với các doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp
trên trường quốc tế.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của các NHTM bao gồm các yếu
tố chủ quan và yếu tố khách quan đến từ nội bộ ngân hàng hay từ môi trường bên ngoài
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
7/25
như : môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh, hay đến từ khách
hàng. Tuy nhiên trong phạm vi đề án chỉ phân tích các yếu tố chủ quan mà bản thân
ngân hàng có thể kiểm soát được và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của
ngân hàng thương mại
1. Quy trình tín dụng
Là những trình tự, giai đoạn, các bước, công việc cần làm theo một thủ tục nhất
đinh trong việc cho vay, bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi
thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Hiệu quả hoạt động tín dụng phụ thuộcvào việc lập ra quy trình tín dụng đảm bảo tính logic khoa học và thực hiện, phối
hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình. Quy trình bao gồm các bước:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung
một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
• năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
• khả năng sử dụng vốn vay
• khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc
sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.
Mục tiêu:
• Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự
đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu
rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
• Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách
hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở
cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ
sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
• Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
• Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
8/25
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2
còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã
ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc
dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm
bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà
cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng,
hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng
thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
1. Phương thức tín dụng
Nhìn chung các phương thức cấp tín dụng của NHTM có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả của doanh nghiệp. Các ngân hàng mạnh không chỉ thể hiện ở chỗ cung ứng một
khối lượng tín dụng to lớn cho thị trường mà là ở chỗ cấp tín dụng như thế nào. Ở Việt
Nam các phương thức cho vay còn quánghèo nàn, hầu như chỉ bán ra những gì mà ngân
hàng có chứ không thật quantâm đến cái mà khách hàng cần, do đó kém sức hấp dẫn và
khó mở rộng tíndụng. Trong Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/1998 của
Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc "Ban hành quy chế cho vay của các
tổ chức tín dụng đối với khách hàng" có quy định về một số phương thức chovay của
các tổ chức tín dụng. Nó quy định tổ chức tín dụng thoả thuận với kháchhàng về phương
thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay và khả năngkiểm tra, giám sát việc
khách hàng sử dụng vốn vay theo một trong các phương thức cho vay sau:
Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng làm thủtục vay vốn
cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định vàthoả thuận
một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chukỳ sản xuất, kinh
doanh.
Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thựchiện các
dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phụcvụ đời sống.
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
9/25
Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự ánvay vốn
hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối
dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vayhợp vốn thực hiện theo
quy định của quy chế này và quy chế đồng tài trợ của cáctổ chức tín dụng do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số
lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong
thời hạn cho vay, tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ
gốc và lãi.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảosẵn sàng
cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng
và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả
cho hạn mức tín dụng dự phòng.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tíndụng chấp
thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để
thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm
ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín
dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Các phương thức cho vay khác phù hợp với quy định của Quy chế này và các quy định
khác của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên Quyết định 324 còn quy định khá chung chung, và đối với các NHTM việc áp
dụng cụ thể như thế nào lại thuộc quyền hướng dẫn của mỗi ngân hàng, và tất nhiên có
bao nhiêu ngân hàng sẽ có bấy nhiêu văn bản pháp lý khácnhau quy định cụ thể về các
phương thức cho vay. Nhưng có những điều mà các NHTM lại không thích quy định cụ
thể rõ ràng trong văn bản vì nếu thế sẽ bị mắc trong quá trình thực hiện hoặc sẽ không
có chỗ "lùi" khi mà quy định của ngân hàng mình lại "chặt" hơn ngân hàng bạn do đó
giảm khả năng cạnh tranh. Vì vậy qua thực tiễn hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước nên
sửa đổi quy định về phương thức cho vay theo hướng cụ thể hoá để thống nhất phương
thức cho vay trong các tổ chức tín dụng là một vấn đề cấp thiết, không để tình trạng tự
quyđịnh dẫn đến sự sai lệch về phương thức cho vay và quản lý vốn vay như hiện nay.
1. Lãi suất tín dụng
Lãi suất chính là giá của quyền được sử dụng vốn mà người sử dụng phải trả cho người
sở hữu nó trong một thời gian nhất định. Cái giá đó sẽ quyết định việc khách hàng có
vay hay không, do vậy nó ảnh hưởng đến khả năng tín dụng ngân hàng. Để sử dụng có
hiệu quả công cụ lãi suất trong phát triển tín dụng ta cần xem xét vấn đề sau:
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
10/25
1. Nguyên tắc xác định lãi suất
Như đã nói, lãi suất tín dụng chính là giá cả của tín dụng, là tỷ lệ % tính theo một thời
hạn xác định ( ngày, tuần, tháng, quý, năm ) dùng làm căn cứ để tính toán số lợi tức
tín dụng mà các chủ thể tín dụng phải trả ( đối với chủ thể đi vay ) hoặc nhận được ( đối
với chủ thể cho vay ) để điều hoà lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Do
vậy, việc xác định lãi suất tín dụng sao cho hợp lý là một vấn đề vô cùng quan trọng sao
cho đảm bảo được lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ tín dụng.
Trước hết, lãi suất tín dụng phải đảm bảo một phần thu nhập hợp lý cho người gửi tiền
vào ngân hàng. Do vậy trong thực tế, lãi suất thực tế phải lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ lạm
phát tức là:
Lãi suất thực tế = tỷ lệ lạm phát + tỷ lệ khuyến khích người gửi tiền.
Mặt khác, lãi suất tín dụng phải đảm bảo một phần thu nhập hợp lý cho các tổ chức tín
dụng (TCTD ) và NHTM tức là:
Lãi suất = Lãi suất + Các chi phí hợp lý + Bù đắp rủi ro + tỷ lệ thu nhập cho vay tiền gửi
trong hoạt động trong hoạt động hợp lý tín dụng ngân hàng
Đồng thời, lãi suất cho vay của ngân hàng phải đảm bảo phát triển nền kinh tế tức là
phải đảm bảo cho những người vay vốn ngân hàng có thu nhập hợp lý, nghĩa là:
Lãi suất cho vay < Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của nền kinh tế.
Do vậy, có thể khẳng định rằng giới hạn tối đa của lãi suất tín dụng ngân hàng nói chung
là tỷ suất lợi nhuận bình quân, còn giới han thấp nhất của lãi suất là chỉ số lạm phát vì
nó sẽ làm cho người gửi tiền bảo toàn được vốn.
Tóm lại, để lãi suất tín dụng trở thành đòn bẩy kích thích và mở rộng các quan hệ tín
dụng trong nền kinh tế thì phải đảm bảo lãi suất tín dụng được kiểm soát trong khung
giới hạn sau đây:
Tỷ lệ lạm phát ≤ lãi suất tín dụng ≤ tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Nếu vượt quá giới hạn trên, lãi suất tín dụng sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với nền kinh
tế xã hội, hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng bất ổn, rối loạn.
1. Phân loại lãi suất
Phân loại lãi suất dựa vào cách phân loại các hoạt động tín dụng
Theo thời gian thì có lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
11/25
Đây là cách phân loại lãi suất theo độ dài thời gian mà ngân hàng cho các tác nhân và
thể nhân khác trong nền kinh tế vay. Cơ sở của cách phân loại này là thời gian cho vay
càng dài thì rủi ro mất vốn càng cao nên lãi suất cũng phải tăng theo. Do vậy, lãi suất
cho vay dài hạn cao hơn lãi suất cho vay trunghạn, lãi suất cho vay trung hạn cao hơn lãi
suất cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên trên thực tế nó còn phụ thuộc vào các mục tiêu kinh
tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Chính phủ dùng công cụ lãi
suất để điều chỉnh cơ cấu sản xuất xã hội hay chống khủng hoảng khôi phục nền kinh tế
sau chiến tranh chẳng hạn, khi đó cần vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản,
kiến thiết nền sản xuất do đó lãi suất trung, dài hạn có khi lại thấphơn so với ngắn hạn.
Xét theo tính chất của các ngành nghề kinh doanh thì có lãi suất cho vvay kinh
doanh, lãi suất cho vay tiêu dùng, lãi suất cho vay chăn nuôi, lãi suất cho vay bất
động sản
Lãi suất cho vay kinh doanh là lãi suất áp dụng cho các loại hoạt độngkinh doanh, về
mặt lý thuyết thì lãi suất này thường là thấp nhất trong số các loại lãi suất cho vay của
NHTM vì thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Lãi suất cho vay nông nghiệp: thường thì nó cao hơn lãi suất sản xuất kinhdoanh vì nó
có rủi ro khách quan lớn (do biến động của khí hậu, thời tiết, điềukiện tự nhiên, sâu bọ,
bệnh tật mà con người không kiểm soát được)và quy môsản xuất lại nhỏ hơn, và thời
gian thu hồi vốn lâu hơn (do tính thời vụ trong nông nghiệp).
Lãi suất cho vay tiêu dùng: thường cao hơn các lãi suất cho khoản vaykhác vì nó có quy
mô nhỏ, rủi ro nhiều và khả năng trả nợ thấp.
Lãi suất cho vay bất động sản: lãi suất tương đối cao do bị ảnh hưởng bởi kỳ hạn vay, tỷ
lệ cho vay, nhu cầu về thanh khoản và tính chất đảm bảo hay bảo hiểm bởi một cơ quan
khác.
Ngoài ra còn các hình thức lãi suất phụ thuộc vào chính sách tín dụng của nhànước
như: lãi suất thông thường, lãi suất ưu đãi, lãi suất quá hạn, lãi suất co dãnhoặc lãi
suất cứng.
1. Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất
- Điều kiện thị trường tiền tệ: nếu như ngân hàng phụ thuộc và khoản vốn huy động dưới
dạng các chứng chỉ tiền gửi mệnh giá lớn hoặc tiền vay Chính phủ thì giá vốn huy động
nó sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các điều kiện của thị trường tiền tệ, hơn nữa thị trường
tiền tệ lại quyết định sức hấp dẫn của các dự án đầu tư, do đó nó ảnh hưởng đến lãi suất
cho vay.
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
12/25
- Rủi ro: cho vay là một hoạt động luôn mang tính rủi ro, và lãi suất sẽ thay đổi theo mức
độ rủi ro. Món vay có khả năng rủi ro càng cao, thì yêu cầu lãi suất càng lớn và ngược
lại.
- Lãi suất cố định và lãi suất có thể điều chỉnh: một món vay không bị điều chỉnh lãi
suất trong một thời gian càng dài thì rủi ro do những biến động trong tương lai của điều
kiện thị trường tiền tệ càng lớn nên lãi suất cho vay yêu cầu càng cao. Mặc dù hệ thống
lãi suất thả nổi hay có thể điều chỉnh là kém hấp dẫn theo quan điểm của một số doanh
nghiệp, hay có thể tạo ra một số vấn đề về quản lý và tính toán đối với ngân hàng, nhưng
chắc chắn nó thể hiện là cách tính lãi suất tốt nhất cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.
- Các chi phí hoạt động và quản lý: Để ngân hàng tồn tại và phát triển, ngân hàng phải
bỏ ra các chi phí tiền lương, tiền thuê và các phương tiện Do đó ngânhàng phải đạt
được mức lợi tức đủ để trang trải các chi phí này và cần phải có lợi nhuận, tăng tích
luỹ vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến việc xác định lãi suất.
- Thời hạn hoàn trả: do trong thời gian dài sẽ có rất nhiều biến động trong tình hình tài
chính của doanh nghiệp, hay giá trị của tài sản bảo đảm sẽ giảm sút, do đó rủi ro càng
lớn yêu cầu lãi suất càng cao và ngược lại, thời hạn ngắn hơn thì lãi suất sẽ thấp hơn.
- Cạnh tranh: trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng
gay gắt, để có thể cạnh tranh mỗi ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất hợp lýđể vừa đảm
bảo thu hút khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận tối ưu.
- Ngoài ra còn một số nhân tố khác như: các chính sách của Nhà nước (chínhsách tiền
tệ, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất ); sự ổn định của nền kinh tế, lạm phát; tỷ
suất lợi nhuận bình quân
Hiện nay ở Việt Nam sau khi Nhà nước chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản từ
2/8/2000 thì các NHTM có thể chủ động linh hoạt thay đổi lãi suất cho phù hợp với mỗi
trường hợp cụ thể, vì vậy đã dẫn đến hiện tượng cạnh tranh lãi suất làm lãi suất hạ rất
thấp gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực như "phá giá" lãi suất, gây áp lực cho các ngân
hàng nhỏ, đồng thời môi trường hoạt động khó khăn Vì vậy các NHTM muốn cạnh
tranh thì cũng cần phải quan tâm đến các loại hình cho vay và các yếu tố ảnh hưởng đến
lãi suất để có thể đưa ra những khung lãi suất các loại một cách đúng đắn sao cho đảm
bảo được hiệu quả tín dụng, mở rộng tín dụng phải có lợi nhuận, đặc biệt quan tâm đến
sự phát triển chung của nền kinh tế.
1. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm
đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín
dụng cho khách hàng. Tổng thể các quy định này bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
13/25
đến cấp tín dụng như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng
có vấn đề và các nội dung khác…
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động
tín dụng do HĐQT của ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ
cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép
của những quy định của chính phủ. Mục đích của chính sách tín dụng:
- Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng.
Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết
định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN và phù hợp thông lệ
chung của quốc tế. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào
quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Chính sách tín dụng
xác định:
+ Các đối tượng có thể vay vốn.
+ Phương thức quản lí các hoạt động tín dụng.
+ Những ràng buộc về tài chính.
+ Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp.
+ Phương thức quản lí các danh mục cho vay.
+ Thời hạn và các điều kiện áp dụng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau.
Chính sách tín dụng là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt
động tín dụng của mỗi Ngân hàng, được thể hiện bằng các định hướng, tư tưởng chỉ đạo,
cho đến các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý khoản tín dụng, danh mục tín dụng,
phân cấp thẩm quyền chính vì thế nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động
của từng Ngân hàng.
Mặt khác, chính sách định hướng tín dụng của 1 ngân hàng cần có những định hướng cụ
thể, đổi mới phù hợp với mục tiêu đặt ra trong từng chu kì kinh doanh của 1 ngân hàng
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế. Khi ngân hàng gặp thời kì khó khăn cũng
là do chính sách tín dụng chưa hiệu quả hoặc do người thực thi chính sách không lường
trước được hết những biến động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài.
1. Rủi ro tín dụng
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
14/25
Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại là hoạt động cho vay nên
rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng
phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản
cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng
thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu
lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản. Vì thế bộ phận quản lý tín dụng và quản trị
rủi ro là hai bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ ngân hàng thương
mại nào.
1. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng. Ta có thể chia các nguyên nhân thành ba
nhóm: nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng, nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng
và nhóm các nguyên ngân khác.
Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:
Thứ nhất: Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và
phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu
kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng
thiếu chính xác, mức vay,lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; dẫn đến chất lượng tín
dụng thấp, rủi ro cao. Ngoài ra, nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ theo đúng quy trình
tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ hay không kiểm tra giám sát việc
sử dụng vốn của người vay, thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng mà
phẩm chất đạo đức kém, không có tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt
hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng,
dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết.
Thứ hai: Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao. Cán bộ tín
dụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân. Vậy nên nếu cấp trên không
có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy
cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao. Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải
tiếp tục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn
đề. Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Do vậy,
nếu các cấp quản lý không có sự giám sát đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán
bộ tín dụng sẽ không hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay
và thu nợ. Ngoài ra, các cơ quan cấp trên không quan tâm đến thực trạng tín dụng của
ngân hàng thì sẽ không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra.
Thứ ba: Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh môc đầu tư. Một công cụ luôn được
nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàng trên thế giới là quản trị danh
môc đầu tư. Quản trị danh môc làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận dạng, dự
báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, khách hàng, loại sản phẩm tín dụng
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
15/25
và điều kiện hoạt động khác nhau. Nhiều chuyên gia ngân hàng tin rằng đa dạng hoá là
giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhất. Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của
việc đa dạng hoá danh môc đầu tư, song rất nhiều ngân hàng chỉ cho vay một hoặc hai
ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn, nhóm kinh doanh đơn lẻ. Một danh
môc đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một loại mặt hàng là rất nguy hiểm vì
không ngành nào là không có rủi ro.
Thứ tư: Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng. Về cơ cấu, lãi
suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi phí vốn đầu
vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù đắp rủi ro của khoản vay.
Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng cao, phần bù rủi ro càng lớn. Nhưng
vì cạnh tranh nên một số ngân hàng có thể chấp nhận mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉ
đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý, không tính đến phần bù rủi ro. Việc làm đó
trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà còn làm tăng tính rủi ro trong hoạt
động tín dụng của ngân hàng.
Nguyên nhân thuộc về người vay:
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể chia nhóm này thành hai
loại chính:
Thứ nhất: Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này
rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu
kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai môc đích, sản phẩm chất lượng thấp không
bán được… Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh
mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có
khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân
hàng là rất lớn.
Thứ hai: Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt được môc đích
thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân
hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch. Trong trường hợp
này, nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách
và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất
cao. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn không trả
nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử
dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
Nguyên nhân khác:
Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xung quanh như chất lượng
thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật…
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
16/25
Thứ nhất: Chất lượngthông tin chưa cao. Các thông tin mà ngân hàng thu thập thường
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình
hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập
được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông
tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ
thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả, cập nhật được
những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho
vay.
Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được. Khi nền kinh tế ổn định, tăng
trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện những biến động kinh tế như
lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro
tín dụng với ngân hàng là rất lớn. Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt qua khó
khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua
lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.
Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu nhất quán trong
các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như
như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế, vốn ,cũng như
hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài
sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn
chỉnh cũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự
an toàn của ngân hàng trong cho vay.
1. Một số giải pháp phân tán rủi ro tín dụng:
Để phân tán rủi ro nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cần phải
thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng
Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng
nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề
khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở
rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch trương thanh thế, vừa đạt
được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra
được một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:
• Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh
của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp
của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
17/25
chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành
nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.
◦ Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa
khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc
biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không
khuyến khích hau những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị
trường.
• Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho
vay nhất định trong tổn số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và
rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Hiện nay, ngân hàng Nhà nước cũng đã ban
hàng quy chế cho vay theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN trong đó có nêu rõ “
“Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự
có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các
nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu
cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc
khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng
cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”
• Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho
vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi
ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
• Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ
đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín
dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư như đã nói ở trên có ưu điểm là giúp ngân hàng
phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất, tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục
đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhược điểm như là: làm cho việc quản lý trở
nên khó khăn, tốn nhiều công sức điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng,
làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát…và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận cao.
Cho vay đồng tài trợ
Trên thực tế, có những doanh nghiệp có những nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân
hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó
xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau
liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đám bảo quyền lợi và nghĩa vụ
mỗi bên.
Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự phổ biến đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam. Một phần do sự phưc tạp của hình thức này, một phần còn do vướng mắc
trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong khi liên kết.
Đây cũng chính là nhược điểm của biện pháp này.
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
18/25
Hiện nay Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ra quy chế về vấn đề cho vay đồng tài trợ
là tiền đề cơ sở về mặt pháp lý cho việc xúc tiến hoạt động đó. Để thực hiện có hiệu quả
hình thức tín dụng này, các ngân hàng phải có ý thức hợp tác, đồng thời cần phải có một
ngân hàng chủ trì cho việc thỏa hiệp giữa họ, vai trò này có thể giao cho Ngân hàng Nhà
nước hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố thực hiện.
Bảo hiểm tín dụng
Trong đời sống xã hội, ”bảo hiểm ” là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ
một trong những biện pháo hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một
biện pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như : Bảo hiểm cho hoạt động
cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm
mà các nước đã thực hiện như sau :
• Khách hàng vau vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi mà khách
hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản… không có khả năng trả nợ vay
ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Đây là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
cần quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.
Cho đến nay, chỉ có một số ít ngân hàng Việt Nam sử dụng bảo hiểm tín dụng
để quản lý phòng ngừa rủi ro cho mình và đặc biệt là cho khách hàng cá nhân.
• Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và
sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
• Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay
Ưu điểm của biện pháp sử dụng bảo hiểm tín dụng là khi rủi ro tín dụng xảy ra thì nó có
thể khắc phục một cách tốt nhất hậu quả của rủi ro đó, tuy nhiên, nhược điểm của biện
pháp này là do phải đóng một khoản phí bảo hiểm trước mắt trong khi đó nhiều người
lại có xu hướng coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, thêm vào đó, ngành bảo
hiểm nước ta cũng chưa thực sự phát triển đạt đến mức độ tạo dựng được niềm tin cho
khách hàng nên nhiều khách hàng cũng như ngân hàng không mấy hứng thú trong việc
mua và sử sụng bảo hiểm tín dụng.
Như vậy, trong mọi hoạt động kinh doanh đều chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nếu
không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như các hoạt động kinh doanh khác không
tránh khỏi những rủi ro. Do đó quản lý rủi ro là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá
trình tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì thế để quản lý rủi ro có hiệu quả ngân hàng
cần sử dụng một cách linh hoạt các biện pháp quản trị rủi ro, để đạt được những mục
tiêu của ngân hàng cũng như hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
19/25
CHƯƠNG II: THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Tính đến nay, theo thì nước ta có 39 ngân hàng thương mại. Mỗi ngân hàng đều có các
mục tiêu riêng và chính sách khác nhau vì thế hoạt động tín dụng ở mỗi ngân hàng cũng
có những đặc trưng riêng. Trong phạm vi đề án em xin đưa ra các số liệu về thực trạng
hoạt động tín dụng của 2 ngân hàng CTG và MB.
STT Chỉ tiêu DVT
31/12/
2011
31/12/
2012
31/12/
2013
31/03/
2014
1 Tổng tài sản
tỷ
đồng
460.420 503.530 576.368 558.784
2 Tổng vốn huy động
tỷ
đồng
420.212 460.082 511.670 354.302
3 Tổng dư nợ cho vay
tỷ
đồng
293.434 405.744 460.079 354.222
4
Chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng
tỷ
đồng
-4.904 -4.357 -4.123 -2.483
5 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng % 0.75 1.35 0.82 1.78
1. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( VietinBank)
Bảng một số chỉ tiêu tín dụng của ngân hàng vietinBank từ năm 2011 đến nay
Đối với hoạt động huy động vốn: năm 2013, thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ
cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, vietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn
vốn ổn định. Số dư nguồn vốn đến 31/12/2013 là 511,7 ngàn tỷ, tăng trưởng hơn 11,2%
so với năm 2012 và đạt 108% kế hoạch ĐHĐCĐ. Dư nợ tín dụng của vietinBank tính
đến 31/12/2013 là hơn 460 ngàn tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch ĐHDCD và tăng trưởng
13,4% so với năm 2012 trong khi theo công bố của NHNN, toàn ngành ngân hàng tăng
trưởng khoảng 12,5% trong năm 2013. Tuy nhiên trích lập dự phòng không cao trong
khi dư nợ tăng mạnh cho thấy lợi nhuận cũng một phần đến từ việc giảm bớt trích lập
dự phòng rủi ro cho nợ xấu. Tỷ lệ cho vay/huy động cao cũng đáng lưu ý do CTG hiện
tại đang vay ròng trên thị trường liên ngân hàng.
Đến cuối năm 2013, dư nợ cho vay khách hàng (chưa DPRR) tăng trưởng 12,9% so với
cuối năm 2012. Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng/tổng tài sản cuối năm 2013 và 2012
tương ứng là 65,3% và 66,2%. mặc dù sử dụng vốn cho vay khách hàng trong năm 2013
tăng hơn 42.933 tỷ đồng nhưng thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự lại giảm
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
20/25
6.380 tỷ đồng so với năm 2012. nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2013, bám sát chỉ
đạo của chính phủ và NHNN thực hiện chủ trương chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp,
ngay từ đầu năm 2013, vietinBank đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đồng
thời đưa ra các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi
phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đã dành khối lượng vốn lớn hàng trăm
ngàn tỷ đồng để cho vay với lãi suất ưu đãi khu vực kinh tế chính phủ khuyến khích
như: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ
và công nghệ cao. Tích cực thu xếp vốn cho vay với lãi suất thấp, giải ngân các dự án
trọng điểm quốc gia thuộc ngành kinh tế mũi nhọn như: Điện, dầu khí, than và khoáng
sản, xi măng, cao su, phân bón với các chương trình ưu đãi lãi suất và các đợt cắt giảm
lãi suất, thu nhập của vietinBank trong năm 2013 bị ảnh hưởng khá nhiều.
Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của vietinBank giảm đi đáng kể được xếp ở vị trí thấp nhất
của các ngân hàng niêm yết và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành chi đạt
0,82%. Theo chính phân tích của Vietinbank, tỉ lệ này có được nhờ ngân hàng tích cực
thu hồi nợ xấu và xử lý mạnh các khoản nợ không có khả năng thu hồi bằng quỹ dự
phòng rủi ro trong các tháng cuối năm 2013. Chưa kể, “VietinBank còn thể hiện quan
điểm thận trọng cũng như khả năng phòng thủ trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu
thông qua tỉ lệ bao phủ nợ xấu luôn dao động trong khoảng 70-80%” – một chuyên gia
ngân hàng đưa nhìn nhận. Thực tế VietinBank đã thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hoá các danh mục đầu
tư tín dụng, quy định các giới hạn phê duyệt cấp tín dụng nhằm phát triển sớm và ngăn
chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu.
Sang năm 2014, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank – CTG ) công
bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2014. Khác với mọi kỳ báo cáo, báo cáo lần này của
Vietinbank không khỏi khiến thị trường bất ngờ bởi một số chỉ số chính xấu hơn nhiều
so với dự đoán cũng như mặt bằng chung. Cụ thể, tại thời điểm 31/3, ngân hàng tăng
trưởng tín dụng âm 5,86% (-5,86%) với dư nợ cho vay khách hàng 354.222 tỷ đồng.
Huy động vốn giảm 2,8% so với cuối năm 2013, xuống 354.302 tỷ đồng. Tổng tài sản
cũng giảm 3% tương đương giảm gần 17.600 tỷ, xuống 558.784 tỷ đồng. Chất lượng
nợ của Vietinbank có lẽ là yếu tố gây bất ngờ nhất trong bản báo cáo. Cụ thể, chỉ sau
3 tháng mà nợ nhóm 3, 4 và 5 của ngân hàng tăng thêm 2.535 tỷ đồng, tương đương
67,2% với tổng nợ xấu 6.305 tỷ đồng. Cuối năm ngoái, nợ xấu chỉ là 3.770 tỷ. Trong 3
nhóm nợ thì nợ dưới chuẩn tăng mạnh nhất, tới gần 5 lần, từ 515 tỷ đồng cuối năm trước
lên trên 2.500 tỷ tại ngày 31/3. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank vẫn an toàn trong
hệ thống, chỉ chiếm 1,78% trên tổng dư nợ. Cuối năm ngoái, nợ xấu chỉ là 1%.
1. Ngân hàng TMCP Quân đội ( MB)
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
21/25
Chỉ tiêu DVT
31/12/
2011
31/12/
2012
31/12/
2013
31/03/
2014
Tổng tài sản
tỷ
đồng
138.831 175.610 180.381 182.711
Tổng vốn huy động
tỷ
đồng
89.549 117.747 136.089 144.979
Tổng dư nợ cho vay
tỷ
đồng
59.045 74.479 87.743 88.022
Nhân sự người 5.098 5.806 6.128
Phòng giao dịch 176 182 208
Chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng
tỷ
đồng
641 2.027 1.892
Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng % 2,58 2.45 2.74
Bảng một số chỉ tiêu tín dụng của ngân hàng MBB từ năm 2011 đến nay
Kết quả hoạt động kinh doanh của MB bình quân trong các năm từ 2011 - 2013 duy trì
ở mức cao với tổng tài sản tăng 34%/năm, chất lượng tài sản được đảm bảo; Vốn chủ sở
hữu tăng 28,87%/năm; Tín dụng tăng 43,57%/năm, nợ xấu dưới mức <2,5%, thấp hơn
nhiều so với bình quân thị trường. Lợi nhuận tăng 31,42%/năm; Tỷ lệ cổ tức đảm bảo ở
mức trung bình 12% - 15%, đặc biệt trong năm 2012 là 17%. Vị thế, thương hiệu được
khẳng định. Đề án Văn hóa Doanh nghiệp được tập trung hoàn thiện. Hệ thống kiểm
soát, cải tiến chất lượng dịch vụ, đặt khách hàng là trung tâm, cải tổ bán hàng tại chi
nhánh, tập trung hóa vận hành, hoàn thiện hệ thống thẩm định và hệ thống kiểm soát
chất lượng (ISO, SLA, 5S ) được MB chú trọng. Mạng lưới hoạt động được mở rộng
với 6.128 cán bộ nhân viên và 208 điểm giao dịch (2 chi nhánh tại nước ngoài Lào và
Campuchia). MB tiếp tục tái cơcấu toàn diện và có nhiều đột phá, đầutư cho công nghệ
thông tin, phát triển nhiềusản phẩm dịch vụ kết hợp hàm lượng công nghệ cao đem lại
nhiều hơn tiện ích cho khách hàng, tậptrung xây dựng thương hiệu MB hướng đến cộng
đồng…
Năm 2014, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất
quý I. Theo đó, thu nhập lãi thuần trong quý I/2014 của ngân hàng giảm 8,3% xuống
còn 1.434,14 tỷ đồng. Lãi từ dịch vụ tăng 19% lên 205,4 tỷ đồng. Lãi từ đầu tư chứng
khoán tăng 137% lên 105,3 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác cũng tăng hơn gấp đôi lên 65
tỷ đồng. Tuy nhiên lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của MB trong kỳ giảm 26%
xuống còn gần 20 tỷ đồng. Chi phí hoạt động của MB trong quý I tăng 6,5% so với cùng
kỳ năm trước lên 656,4 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động quý I là 1.832,07 tỷ đồng.
Trong quý I, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm 2,6% xuống 609,75 tỷ đồng. Lợi
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
22/25
nhuận sau thuế hợp nhất là 636,25 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài
sản của MB trong quý I tăng 1,3% lên 182.711,4 tỷ đồng. Tiền gửi tại NHNN của MB
trong 3 tháng đầu năm tăng 35% so với cuối quý IV/2013 lên 4.395,25 tỷ đồng. Cho vay
khách hàng trong quý I tăng nhẹ lên 88.022,3 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng quý I là
0,32%. Tiền gửi khách hàng là 144.978,7 tỷ đồng, tăng trưởng huy động của MB trong
quý là 6,5%. Các khoản phải thu khách hàng của Công ty Chứng khoán MB trong quý I
tăng 78 tỷ đồng lên 543,08 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đến hết 31/3/2014 của MB là 2,74%,
tăng so với mức 2,46% cuối năm ngoái.
Tại quý 1 năm 2014 dư nợ tăng trưởng không đáng kể trong khi tổng tiền vốn huy động
tăng 6,5 % thể hiện tình trạng ứ đọng vốn. Đến 31/3/2014 MBB còn 2400 tỷ nợ xấu
chiểm 2,74% tổng dư nợ cùng kỳ. Điều đó cho thấy
2.2 Những vấn đề còn tồn tại
Thông qua các số liệu thực tế hoạt động tín dụng của 2 ngân hàng thương mại ở trên và
một số thồn tin về thị trường tín dụng ngân hàng ta có thể rút ra một số vấn đề còn tồn
tại sau:
• Mức tăng trưởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng vẫn còn chậm, mức tăng
trưởng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng vốn huy động, một số nguyên nhân
chính là do: nhiều công ty làm ăn thua lỗ, phá sản, hàng loạt vụ án lớn đối với
doanh nghiệp vay vốn bị đưa ra xét xử khiến ngân hàng e ngại không dám mở
rộng cho vay như trước. Nhiều doanh nghiệp chưa đủ điều kiện pháp lý đảm
bảo an toàn cho vay, không có dự án khả thi nên khó tiếp cận với vốn ngân
hàng.Ngoài ra còn một số ngành trước đây tăng trưởng khá thì nay lâm vào tình
trạng khó khăn do biến động của thị trường hay rủi ro thiên tai. Vì vậy ngân
hàng gặp khó khăn trong phát triển tín dụng.
• Trong nền kinh tế thị trường tính rủi ro đối với hoạt động tín dụng có xu hướng
tăng lên. Thể hiện ở chỗ tổng số vốn bị nợ quá hạn tăng lên, bên cạnh đó có rất
nhiều các món nợ được đáo hạn không chính thức. Hiện nay vấn đề nợ tồn
đọng, xử lý nợ xấu là vấn đề rất khó khăn và cần phải tiếp tục giải quyết. Tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ có chiều hướng giảm nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng lên.
Tiến độ xử lý các khoản nợ có liên quan tới vụ án và việc phát mại tài sản thế
chấp để thu hồi nợ xấu phát sinh từ những năm trước như VinaShin, mặc dù đã
được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, nhưng kết quả đạt được là chậm so
với yêu cầu đặt ra. Cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản thế chấp liên quan đến
nợ xấu hiện nay còn chưa đồng bộ, nhiều khách hàng cố tình gây cản trở việc
phát mại tài sản, không giao nộp tài sản thế chấp cho ngân hàng, hay trốn chạy
khiến cho việc xử lý, thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
• Mặc dù các ngân hàng đã có quan tâm đến việc đưa ra những loại cho vay cụ
thể phù hợp với yêu cầu khách hàng nhưng trên thực tế hiện nay các loại cho
vay của ta còn quá nghèo nàn, hầu như chỉ bán ra những gì mà ngân hàng có
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
23/25
mà không thật quan tâm đến cái mà khách hàng cần. Trong khi ngân hàng thiết
kế công phu các thể lệ huy động vốn bao nhiêu thì các sản phẩm đầu ra lại đơn
điệu bấy nhiêu, có những ngân hàng mà huy động loại nào thì cho vay loại đó,
ví dụ như vốn huy động 6 tháng thì cho vay 5 tháng 25 ngày. Một số NHTM
thường ít áp dụng phương thức cho vay luân chuyển mà chỉ cho vay theo từng
món độc lập vì thế vốn tín dụng thường không tiếp cận kịp thời với đối tượng
cho vay. Như vậy, thực tế hiện nay các khách hàng hầu như ít có cơ hội lựa
chọn, nhiều khách hàng cần vốn dài hạn nhưng bắt buộc phải vay vốn ngắn hạn
để đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng lúng túng về tài chính. Đây cũng là điều
bất cập mà ngay cả ngân hàng cũng lúng túng khi khách hàng đáo hạn phải dàn
xếp cho khách hàng gia hạn hay đảo nợ mà đáng lẽ các ngân hàng có thể khắc
phục được bằng việc đưa ra các loại cho vay phù hợp với yêu cầu của khách
hàng.
2.3 Một số giải pháp và kiến nghị
Với những vấn đề còn tồn tại em xin đề xuất một số giải phấp để nâng cao hiệu quả của
hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay:
• Để có thể mở rộng tín dụng, mỗi NHTM cần phải xây dựng cho mình một
chính sách tín dụng riêng, xác định rõ chiến lược phát triển, xây dựng chiến
lược kinh doanh trước mắt và lâu dài. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị
phù hợp với chiến lược khách hàng của từng NHTM, nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng. Tăng cường cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, đồng
thời xây dựng nhiều phương thức cho vay mới, đa dạng phù hợp với nhiều loại
khách hàng. Các chi nhánhNHTM trên địa bàn cần kịp thời phát hiện, xử lý và
tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc cụ thể trên địa bàn mình. Đồng thời các
cấp lãnh đạo, quản lý cũng cần có những sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách có
liên quan một cách kịp thời và đúng đắn. Về mặt cán bộ ngân hàng nói chung
và cán bộ tín dụng nói riêng cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trình
độ cán bộ theo nhiều phương thức, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Do
đặc điểm của tín dụng là cơ chế chính sách thay đổi thường xuyên, nên mỗi khi
có các văn bản bổ sung sửa đổi mới cần được tổ chức phổ biến, đào tạo ngắn
ngày cập nhật thông tin cho cán bộ nghiệp vụ.
• Về việc xử lý nợ xấu thì cần có giải pháp đồng bộ và hữu hiệu nhằm xửlý tốt
nợ xấu của NHTM. Việc xoá bỏ nợ xấu không chỉ là nhiệm vụ của riêng hệ
thống ngân hàng mà còn của cả nền kinh tế, nó không chỉ tuỳ thuộc vào các
biện pháp của ngân hàng trung ương, NHTM, hay khách hàng vay mà còn tuỳ
thuộc vào cả một hệ thống pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, một môi trường kinh
tế thuận lợi. Cần thành lập một tổ chức mua bán nợ- một tổ chức tài chính- tín
dụng đặc thù có trách nhiệm xử lý nợ xấu. (Mô hình này đã được ngành ngân
hàng xem xét áp dụng, nhưng đến nay đề án thành lập của NHNN trình Chính
phủ không khả thi, thay vào đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
24/25
đang phối hợp với ngành ngân hàng xúc tiến hoàn chỉnh đề án thành lập một uỷ
ban chuyên trách có chức năng xử lý nợ xấu). Cần tập trung tháo gỡ các vướng
mắc về cơ chế, thủ tục pháp lý: hoàn chỉnh, bổ sung thủ tục giấy tờ đối với
những tài sản bảo đảm tiền vay để có thể bán, cho thuê Đồng thời cần thực
hiện phân loại tài sản "Có" trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động
ngân hàng; nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản cho vay ngay từ những
khâu đầu tiên của quy trình tín dụng.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trong đối
với sự tăng trưởng kinh tế.Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng là
hoạt động quan trọng nhất, nó chiếm tỉ trọng đa số trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại. Tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân và nó cũng quyết định đến sự phát triển hay thất bại của một NHTM. Do đó các
ngân hàng thương mại cần kiểm soát tốt hoạt động tín dụng của mình.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài em đã trình bày một số lý luận cơ bản về NHTM và
hoạt động tín dụng của nó, cùng thực trạng về hoạt động tín dụng trong một số NHTM
ở Việt Nam, và có đưa ra một số đề xuất về giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, nâng
cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đặng Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn để em hoàn
thành đề án này. Song do trình độ và thời gian có hạn nên bàiviết chắc chắn không tránh
khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý vàchỉ bảo của các thầy cô và bạn bè để
đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
• Quản trị ngân hàng thương mại, PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Trường DH Kinh tế
quốc dân
• Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010),
nxb DH kinh tế TP Hồ Chí Minh.
• Báo cáo thường niên năm 2012, 2013 của ngân hàng vietinBank và MB
• Báo cáo hợp nhất quý I/ 2014 của vietinBank, MB
• Tín dụng ngân hàng, PGS.TS Lê Văn Tề (2010) , NXB Giao thông vận tải, TP
Hồ Chí Minh
• Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, PGS.TS Phan Thị Cúc (2008),
NXB Thống Kê, tp Hồ Chí Minh.
• Quản trị ngân hàng, TS Hồ Diệu (2002), NXB Thống Kê, tp Hồ Chí Minh.
Mục Lục
[link]
Phân tích hoạt động tín dụng tại các NHTM
25/25