Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

nét sinh hoạt trong tranh dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.1 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong kho tàng mỹ thuật cổ Việt Nam có một mảng tranh rất quý giá còn
lưu truyền đến ngày nay. Đó chính là tranh dân gian. Tranh được sản xuất ở nhiều
vùng khác nhau trên khắp lãnh thổ của nước ta . Vì thế tranh có nhiều thể loại,
nhiều sắc thái và đề cập tới nhiều đề tài, nhiều khía cạnh trong cuộc sống và mang
nhũng nét riêng có đặc trưng cho từng vùng về màu sắc, bố cục, cách in ấn, làm
tranh …. Và trong cái không khí ngột ngạt, đua chen nhau của cuộc sống hiện đại
ta lại cảm thấy muốn biết bao được quay trở lại với những nét “bỡnh dị tươi trong”
để phần nào đó xoa dịu đi cái chật trội , bon chen của cuộc sống thường ngày thay
vào đó là sự thoải mái, tĩnh tại, giàu cảm xúc , tình cảm. Một trong những mảng
tranh hay và mang cái chất mộc mạc, đầy tình người là mảng tranh sinh hoạt.
Tranh sinh hoạt đưa về thế giới hiện đại của thực tại để thấy được hay, chất dân
quê nhưng mang đầy chất dân tộc mà thế giới hiện đại dần mai một.
2. Mục đích nghiên cứu
Tranh dân gian là một phần quan trọng trong toàn bộ nền văn húa của dân
tộc, ở đó thể hiện những nét độc đáo, hóm hỉnh trong các cảnh sinh hoạt, vui chơi
của người dân Việt Nam trong từng thời kỳ, phản ánh những tâm tư, tình cảm , ước
mơ của chính những con người đó . Chính cái bình dị trong những cảnh sinh hoạt
đó làm cho tranh thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cảnh sinh hoạt trong tranh dân gian là một trong những đề tài mà tranh dân
gian phản anh. Đây không phải là đề tài được tranh dân gian thể hiện nhiều nhất
song nú lại là thể loại mô tả đúng nhất những thú vui, phong tục, lễ hội, tình cảm
của con người với con người, tình cảm về quê hương đất
nước Việt Nam một cách rõ nét nhất. Và mỗi dòng tranh ở các vùng khác
nhau cũng có những cảnh sinh hoạt khác nhau. Thể hiện rõ nhất ở 4 dòng tranh
chính:
+ Tranh Đông Hồ
+ Tranh Hàng Trống
+ Tranh Kim Hoàng


+ Tranh Làng Sình
1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, đồng thời còn sử dụng linh
hoạt các phương pháp khác.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NÉT SINH HOẠT TRONG TRANH DÂN GIAN

1. Nguồn gốc và sự ra đời của tranh dân gian
Là một loại tranh ra đời từ rất lâu, được truyền từ đời này qua đời khác và
đến tận ngày nay. Tranh được sáng tạo ra nhờ trí tuệ của con người và gồm nhiều
thể loại.
Thực tế thì chưa ai dỏm chắc là tranh dân gian ra đời vào đúng ngày tháng
năm nào song mọi người đều có thể hiểu rằng tranh dân gian ra đời do nhu cầu
cuộc sống. Họ sáng tạo ra tranh để nói lên nguyện vọng, ước muốn, tôn giáo, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiờn…. Vì thế tranh dân gian đề cập tới nhiều khía cạnh trong
cuộc sống. Thông qua một số ý kiến của các nhà lí luận thì có thể chia tranh dân
gian thành 5 loại: (hình ảnh1)
+ Tranh chúc tụng
+ Tranh tôn giáo và thờ cúng
+ Tranh sinh hoạt
+ Tranh lịch sử
+ Tranh truyện
Nếu ta đem đi so sánh với tranh dân gian Trung Quốc thì ta thấy ở dòng
tranh của 2 quốc gia có nhiều nét gần nhau về thể loại, đề tài và nội dung đề cập
trong tranh. Sự ảnh hưởng qua lại giữa các nền mỹ thuật láng giềng, có chung
đường biên giới như Việt Nam và Trung Quốc là điều tất yếu. Tuy vậy nhưng mọi
người đều biết rằng ở mỗi dòng tranh đều có sự khác nhau ở nhiều khía cạnh khác
nhau như kĩ thuật, phong cách, giá trị thẩm mỹ, tư tưởng thể hiện ở từng dòng
tranh tương ứng với từng quốc gia. Bởi vì mỗi dân tộc đều có những quan niêm và
cách sống, sinh hoạt khác nhau nên sự sáng tạo trong các tác phẩm cũng khác

nhau. Điều đó là yếu tố quyết định tạo nên những nét độc đáo trong từng dòng
tranh của từng dân tộc trên thế giới.
1. Đề tài sinh hoạt trong tranh dân gian
Ở mảng này ta thấy những cái dí dỏm, tinh nghịch (Hứng dừa, kéo co, Bịt
mắt bắt dê) những lời châm biếm, đả kích nhẹ nhàng, hóm hỉnh (Đánh ghen,
Trạng chuột vinh quy, Thầy đồ cúc…) những cảnh lao động (Thợ cày, Chợ quê),
những ước mơ, những quan hệ tình cảm của con người …đều được các nghệ nhân
đưa vào trong tranh. Họ đưa cái hiện thực đó vào tranh qua việc thể hiện tinh thần
lạc quan, cần cù, chịu khó rất đặc trưng của con người Việt Nam. Đó cũng là tất cả
những gì mà người dân mong muốn, ước mơ đạt tới.
1.1. Tranh dân gian Đông Hồ
" Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch, có lề
Có sông tắm mát, có nghề làm tranh"
Nhắc tới tranh dân gian Việt Nam không thể không nói tới dòng tranh khắc
gỗ Đông Hồ. Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa
đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần. Mang trong mình những nét tinh tỳy riêng với
những giá trị văn húa to lớn.Tranh Đông Hồ, hay tên đầy
đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ (tranh Làng Mái), là một dòng tranh
dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh).Dòng tranh này có đề tài rất phong phú, nú phản ảnh hầu
như tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng như
những mối quan hệ xã hội ở miền nông thôn Bắc Bộ. Đề tài sinh hoạt trong tranh
Đông Hồ được phản ánh một cách rõ nét và đặc trưng qua các tác phẩm về lễ hội
như “Đấu vật”, “Đỏnh đu”, cảnh con người hoạt động qua các công việc bình dị
thường ngày như “ Bé và trõu”, “Nghỉ ngơi”…, hay cảnh các con vật gần gũi quen
thân như “Gà đàn”, “Lơn đàn” để nói lên ước mơ nguyện vọng quanh năm no ấm
đầy đủ, sung túc hạnh phúc của người dân hay còn một số tranh phản ánh cuộc sồn
hiện thực song lại mang một ý nhắc nhở mọi người về lối sống và qua niệm hạnh

phúc trong gia đình, trong xã hội. Để từ những lời nhắc nhở đó mà con người nhận
ra được đâu là tốt, là xấu và từ đó biết giữ gìn hạnh phúc, giúp moi người đi đúng
hướng hơn.
Tranh Đông Hồ được truyền tụng nhiều vì nét dí dỏm xen lẫn tính chất nông
dã của nú. Người dân Việt cảm thấy gần gũi vì tranh lột tả những hình ảnh chung
quanh làng quê Việt Nam mà trong đó những sinh hoạt hàng ngày hiển hiện lên
mặt giấy khiến tranh Đông Hồ như một tấm gương trong soi lấy cảnh đời của
người sở hữu nú. Vì thế tranh Đông Hồ được lưu truyền đến tận ngày nay. Mặc dù
tranh không còn được chuộng như ở những thế kỷ trước song nú vẫn giữ một vị trí
quan trọng trong giá trị tinh thần của người dân Việt.
1.1. Tranh dân gian Hàng Trống.
Nếu tranh dân gian Đông Hồ là những gì gần gũi với nhà nông, chân chất,
mộc mạc của những lễ hội, sinh hoạt làng xã, thôn xóm thì tranh Hàng Trống lại là
những điều mơ ước, mong muốn của con người và phục vụ cho dân kinh thành
thời bấy giờ nên chất dân dã được thay thế. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ
dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây. Và chịu ảnh
hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hoá, tôn
giáo, của vùng miền, các dân. Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật
giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình, chùa với những nét đẹp
trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.
Xưa kia dòng tranh này sản xuất và bày bán tại các phố Hàng Trống, Hàng
Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt thuộc tổng Tiêu Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện
Thọ Xương (nay là quân Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhưng chủ yếu là ở Hàng
Trống(xưa là thôn Tự Tháp). Dòng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhưng tới thế kỷ 20 dòng tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là
kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam hầu như các nhà làm tranh đều bỏ nghề.
Nội dung phản ánh trong tranh chủ yếu là là chúc tụng, tranh thờ thì còn một
số tranh diễn tả thêm về đề tài sinh hoạt như “ Canh nông chi đồ” Công việc nhà
nụng”, “Chợ quờ”. Tranh Hàng Trống có một số tranh về cảnh sinh hoạt cú tên
giống với tranh Đông Hồ nhưng do đối tượng phục vụ của tranh Hàng Trống khác

với tranh Đông Hồ nên nú mang một phong cách nghệ thuật khác. Nú mang vẻ đẹp
nhẹ nhàng, tinh tế, thanh lịch phù hợp với thị hiếu của đối tượng mà nú phục vụ.
1.1. Tranh dân gian Kim Hoàng
Bên cạnh hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, dòng tranh Kim Hoàng
phát triển từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 19. Tranh Kim Hoàng cũng đủ loại tranh thờ cúng,
chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng
tranh Kim Hoàng lại kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim
Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh
Hàng Trống.
Kim Hoàng là một làng nằm trong vùng quê khá giả ở ven nội thành. Người
dân ở đây gần gũi với thị dân, nên tranh của họ tuy phục vụ nông dân nhưng từ
nguyên liệu đến cảm hứng thẩm mĩ đều có chịu ảnh hưởng của thành thị. Tranh
Kim Hoàng trước đây có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là tranh thờ gồm các
bức Ông Công (tức Thổ Công), Ông Táo (Táo Quân) và
Ông Sư (Tiên sư). Đấy là ba vị thần mà các gia đình nông dân và thợ thủ
công rất sùng kính và nhớ ơn. Ngoài ra còn các tranh để trang trí nhà cửa, đồng
thời để cầu mong làm ăn phát đạt, may mắn, thì có các bức Tiến tài, Tiến lộc, Lợn
gà. Các tranh Đi cày và Đi bừa vừa nói lên sự lao động vất vả, vừa tỏ ý cầu mong
được no ấm. Vui nhất là những tranh về cảnh sinh hoạt tình tứ của trai gái như
Hứng dừa, và cảnh hội làng như Đánh vật, Chọi trâu, Chọi gà tỏ rõ một tinh thần
thượng võ cao. Lại có cả những tranh mang tính răn dạy theo phương ngôn như :
thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn, hay theo tích truyện hiếu nghĩa trong
Nhị thập tứ hiếu, hoặc vài cảnh trong truyện Nôm dân gian như Thạch Sanh.
1.1. Tranh Làng Sình
Tranh làng Sình có thể sánh với các dòng tranh miền Bắc (như éụng Hồ,
Kim Hoàng, Hàng Trống), một thời đã lưu hành khắp vùng Thuận - Quảng. Sình là
tên nôm của làng Lại Ân, cách Huế chừng 7km về phía éụng Bắc. Sách Ô châu cận
lục ra đời hồi thế kỷ 16 đã nói đến Lại Ân như một địa danh trù phú.Tranh làng
Sình là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Đây là dòng tranh mộc bản được sử
dụng phổ biến ở cố đô Huế với mục đích cúng lễ.Nghề làm tranh ra đời tại làng

không biết từ bao giờ, và tranh làm ra chủ yếu là để phục vụ cho việc thờ cúng của
người dân khắp vùng. Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng, có khoảng
50 đề tài tranh. Các đề tài tranh chủ yếu phản ánh tín ngưỡng cổ xưa. Ngoài các đề
tài về tín ngưỡng, phục vụ thờ cúng còn có tranh Tố Nữ, tranh tả cảnh sinh hoạt xã
hội
Ngày nay, tranh làng Sình đang mất dần đi yếu tố truyền thống xưa. Các bản
khắc cũ còn lại với số lượng rất ít, các bản khắc mới đã xa rời với yếu tố gốc và
người làm nghề cũng đã dùng chất liệu sơn công nghiệp thay cho các chất liệu màu
truyền thống. Mặc dù đề tài sinh hoạt không được chú trọng nhiều trong tranh
Làng Sình nhưng nú vẫn mang được tính đặc trưng riêng về phong cách thể hiện,
cách in ấn và màu sắc tinh tế riêng có.
CHƯƠNG II: MÉT SÈ TÁC PHÈM TIÊU BIỂU

1. Đám cưới chuột (tranh dân gian Đông Hồ)
Đối với mỗi thể loại thì tranh đều mang đến những nội dung, đề tài riêng. Đề
tài về sinh hoạt trong tranh Đông Hồ thể hiện rất phong phú qua các tranh về lễ
hội, vui chơi, …. “ Đám cưới chuột” là một trong những bức tranh trong đề tài sinh
hoạt như vậy. Nhìn bức tranh ta thấy rõ các nghệ nhân đã khéo léo tạo ra hai tuyến
nhân vật, chuyển động từ trái sang phải. Vì vậy mà bố cục tranh cũng được chia
làm hai nửa cân đối bằng các đường nét khúc khuỷu. Chính nét đó đã tạo nhịp điệu
cho tranh và nú cũng là yếu tố quyết định đường hướng, hình và sự trật tự ổn định
cho cảnh rước dâu của “chuột” ở dưới. Bên cạnh đó ta thấy những nét đen mềm
mại có sự thay đổi tinh tế kết hợp với những mảng màu chắc khỏe. Các câu chữ
được viết trong tác phẩm cũng là một yếu tố vừa làm cho bố cục thêm phần thú vi,
vừa mang ý nghĩa của tranh và đồng thời cũng làm can bàng lại hệ thống nét của
bức tranh.
Nếu theo ngoài đời, cảnh phải diễn được diễn ra trên một hang ngang dài
nhưng thế thì bức tranh sẽ rối loạn và bị quá khổ. Ở đây các nghệ nhân đã vô cùng
khéo léo cách điệu và ước lệ đưa vào tranh thành một bố cục chia đôi cảnh rồi
chồng lên làm cho bố cục thêm phần độc đáo. Một yếu tố vô cùng quan trọng góp

phần làm nên sự thành công của các tác phẩm nói chung hay “Đỏm cưới chuột”
nói riêng là màu sắc. Màu sắc chung hiện lên trong tranh Đông Hồ là sử dụng ít
màu, đơn giản. Như ta thấy trong tác phẩm này là việc phối hợp các mảng đen,
trắng, nâu đỏ, vàng và xanh. Nền của tranh không biến đổi cầu kì như trong tranh
của các họa sỹ Ân tượng hay được mô tả kĩ như trong các tác phẩm thời phục hưng
nhưng không vì thế mà tranh mất đi không gian mà ngược lại nú lại tạo được một
không gian ước lệ gần gũi, bình dị và hơn hết nú đã làm cho những sắc màu tưởng
chừng đơn điệu đó thành sắc dân tộc – cái sắc đặc trưng cho tâm hồn Việt. Chính
vì thế mà Hoàng Cầm đã từng viết trong bài thơ Bên kia sông Đuống :
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
Toàn bộ bức tranh là sự mô tả về một đám rước của trạng chuột. Đám rước
được chia thành 2 nhóm. Nhóm đầu cầm trông, chiêng, kèn … và còn cả các đồ
cần thiết để cống nạp cho “ quan mốo” như chim, cỏ…để có thể yên ổn hoàn thành
việc rước dâu. Trông đám rước rất khẩn trương hối hả, một vài thành viên còn
nhớn nhác, lo lắng cho số phận của mình có thể vị “ăn thịt” bất cứ lúc nào. Qua
hình tượng của tác phẩm các nghệ nhân, người dân muốn lên án, đả kích thực trạng
xã hội thời đó – xã hội mà người nào muốn an bình, yên thân thì phải hối lộ, cống
nạp, lo trên lót dưới. Và cũng từ đó mong ước một xã hội công bằng, hạnh phúc
không còn xuất hiện cảnh tượng mạnh hiếp yếu như trong bức tranh trên.
1. Công việc nhà nông (Tranh dân gian Hàng Trống)
Với “Đỏm cưới chuột” là tiếng cười nhẹ nhàng mang tính châm biếm thì
Công việc nhà nông lại mang đến cho ta một ý nghĩa khác. Xét kỹ thì đây là bức
tranh dạy học, kể về các công đoạn trong việc trồng cây lúa. Nghệ nhân đã mô tả
hai câu ca dao rất khéo:
Ai ơi ăn bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bằng một bức tranh mang tính tổng hợp: làm đất gieo mạ, nhổ mạ cấy lúa,
thu hoạch phơi phóng và xay giã nấu thành cơm. Cuối cùng là cảnh sống sung túc:
sân nhà gà lợn, có cả chuồng chim bồ câu. Trên trời cao đôi chim én bay lượn, bên

dưới bà cháu quấn quýt, khung cảnh thanh bình. Không gian trong tranh được mở
ra tới mức cao nhất. Nú không đơn thuần là việc đưa những công việc thực tế vào
trong tranh nữa mà đã cách điệu tới mức cực đại để thể hiện được tất cả các công
việc như làm đất gieo mạ, nhổ mạ cấy lúa, gặt đập phơi phóng xay giã và trên cùng
là không gian gia đình, không gian bốn mùa từ lúc khởi đầu cho tới lúc kết thúc
của vụ thu hoạch đều là những không gian khác nhau được đưa lên cùng một mặt
phẳng.
Không dùng lối đi nét mạnh, chắc khỏe như tranh Đông Hồ, tranh Hàng
Trống và cụ thể hơn là bức “Cụng việc nhà nụng” lại là hệ thống những nét mảnh
nhỏ, mềm mại cùng với lối diễn tả tỉ mỉ đã thể hiện được phong cách và sự ảnh
hưởng của dối tượng phục vụ của tranh Hàng Trống. Bố cục của tranh khá đặc biệt
về khuôn khổ, tranh được chia làm 2 mảng: mảng trên tả cảnh người nông dân lao
động và nghỉ ngơi sau một vụ mùa vất vả. Rất khéo cho cách đặt cho dóy hang rào
chạy cắt bố cục tranh làm mảng thứ hai là cảnh mọi người hoạt động hăng say cho
vụ mùa. Ngoài ra, mảng dưới của bức tranh còn được chia làm 4 phần nhỏ tượng
trưng cho các công đoạn của mùa vụ. Công việc được tiến hành một cách thuận lợi,
con người vui vẻ, lạc quan, yêu cuộc sống. Kết hợp với sự mềm mại của đường nét
là sự chuyển độ nhẹ nhàng tinh tế của màu sắc. Chủ yếu những màu sắc tươi tắn,
trong sáng được các nghệ nhân chọn lọc và đưa vào. Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ
thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng
bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia chấm
nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu. Tranh dùng các gam màu chủ yếu là lam,
hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng Tỷ lệ được tạo không hề đúng với
công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn. Bức “Cụng việc nhà
nông cũng được phối chủ yếu là màu lam và hồng tạo cho bức tranh vừa đằm thắm,
dịu dàng mà lại tinh tế, thuần khiết. Ước vọng hạnh phúc và mô tớp tượng trưng
cách điệu hình anh, nội dung , màu sắc tươi sáng, nội dung vui vẻ, ngộ nghĩnh, ca
ngợi cuộc sống lao động, tình cảm của con người với con người,đơn giản hoá các
khái niệm triết học là tinh thần chính của “Cụng việc nhà nụng”muốn nhắn gửi tới
mọi người.

1. Tranh con lợn (Tranh Kim Hoàng)
Tranh Kim Hoàng là dòng tranh phối kết hợp được những ưu điểm của 2
dòng tranh nổi tiếng khác là Đông Hồ và Hàng Trống. Tranh được in trên nền giấy
đỏ nên tranh còn có cái tên khác là Tranh đỏ. Năm 1915, nạn lụt lớn làm đê Liên
Mạc bị vỡ, cuốn trôi đi mất nhiều ván in. Do mất mùa, đói kém,
Di sản của dòng tranh này tuy còn lại đến nay rất ít ỏi, nhưng cũng đủ để cho
ta thấy, người dân Kim Hoàng đã làm nghệ thuật dân gian một cách rất thoải mái,
đa dạng và phong phú. Chính điều này đã tạo nên một dòng tranh xuất sắc, độc
đáo, rất riêng của người Kim Hoàng.
1. Vài nét về đề tài sinh hoạt thông qua các đề tài khác trong tranh
Làng Sình.
Tranh Làng Sình đề cập đến rất nhiều đề tài song chủ yếu là cấc đề tài về tín
ngưỡng, thờ cúng. Bên cạnh ý nghĩa thờ cúng, tranh Sình còn khắc hoạ bằng hình
ảnh sinh động những sinh hoạt văn hoá, xã hội, lao động. Nhóm tranh muông thú
rất gần gũi với mọi nhà (lợn, ngựa, voi ), các đồ vật quen thuộc (chậu, hoa, thuyền
bè ). Tranh Làng Sình cũng bị mai một và thất truyền nên các tranh về các đề tài
phản ánh khác như sinh hoạt không còn được lưu truyền đến ngày nay. Vì thế ở
dòng tranh này ta chỉ có thể tìm hiểu cảnh sinh hoạt thông qua các tranh đề tài
khác. Đề tài sinh hoạt là đề cập đến các cảnh sinh hoạt văn húa, xã hội… nên qua
các tranh phục vụ tín ngưỡng hay tranh con vật ta cũng có thể hiểu rằng tranh phục
vụ cho tầng lớp bình dân. Con người thời ở trong dòng tranh này chưa có cuộc
sống yên ấm, no đủ, thuận mưa, thuận mùa màng như cuộc sống của các dòng
tranh khác. Con người chưa thể hiện được tính lạc quan, yêu đời như các dòng
tranh khác. Có thể chính vì thế mà con người ở đây luôn mong muốn, chờ đợi sự
giúp đỡ ở một thế lực siêu nhiên khác (qua việc phát triển rất mạnh tranh thờ, phục
vụ tín ngưỡng). Nhưng có một đặc điểm rất chung trong tranh dân gian là các nghệ
nhân thông qua các tác phẩm đều có mong muốn tương lai có một cuộc sống tốt
đẹp hơn.
Tranh làng Sình được làm bằng cách khắc hình lên các khuôn gỗ rồi in lên
một loại giấy đặc biệt mà người dân quen gọi là giấy mía, sau đó tô màu và phơi

khô. Chất liệu đều tự nhiên, mực được làm bằng cách trộn lẫn một số loại nhựa cây
với nhau nên màu sắc rất đặc biệt. Màu sử dụng chiếm nhiều trong tranh là các
màu tươi sáng, nhẹ nhàng được tô thành các mảng màu chứ






Bịt mắt
bắt dê








Rồng rắn lên mây












Tranh Con
lợn (tranh Kim Hoàng)










Con trâu (tranh làng Sình)









Đám cưới chuột
Côn
g việc nhà nông


Con lợn








MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 2
Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, đồng thời còn sử dụng linh hoạt các phương pháp
khác. 2
B. NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: NÉT SINH HOẠT TRONG TRANH DÂN GIAN 2
1. Nguồn gốc và sự ra đời của tranh dân gian 2
2. Đề tài sinh hoạt trong tranh dân gian 3
2.1. Tranh dân gian Đông Hồ 3
2.2. Tranh dân gian Hàng Trống. 4
2.3. Tranh dân gian Kim Hoàng 5
2.4. Tranh Làng Sình 6
CHƯƠNG II: MÉT SÈ TÁC PHÈM TIÊU BIỂU 6
1. Đám cưới chuột (tranh dân gian Đông Hồ) 7
2. Công việc nhà nông (Tranh dân gian Hàng Trống) 8
3. Tranh con lợn (Tranh Kim Hoàng) 9
4. Vài nét về đề tài sinh hoạt thông qua các đề tài khác trong tranh
Làng Sình. 11
C. KẾT LUẬN 12

×