Chương 1:Vai trò của thương mại trong sự phát triển kinh tế xã hội VN
Vai trò của thương mại VN đối với nền kinh tế và đời sống xã hội
• Vai trò của TM đối với phục vụ và khuyến khích thúc đẩy sản xuất phát triển
- Biểu hiện qua các chỉ tiêu kết quả: tăng trưởng GDP. Sản lượng sản xuất,
GTSLSX,….; mức độ đáp ứng nhu cầu của sản xuất, hướng dẫn, khuyến
khích các ngành sản xuất và thúc đẩy TSX; các biện pháp của thương mại áp
dụng liên quan đến nhiều hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ
sản phẩm ở đầu ra của SXNN, CN và DV.
- Ví dụ minh họa: về tăng trưởng GDP, tăng trưởng SLSX, giá trị SLSX,… và
các biện pháp thương mại đã áp dụng ở các khâu của quá trình cung ứng và
tiêu thụ sản phẩm của SX, liên kết với SX,…
• Vai trò của TM đối với thỏa mãn nhu cầu xã hội và cải thiện, nâng cao mức
sống của dân cư
- Phục vụ và đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ, hướng dẫn tiêu dùng hợp
lý, kích thich tiêu dùng của dân cư và xã hội
- Minh họa một số chỉ tiêu phản ánh mức độ thỏa mãn nhu cầu xã hội và mức
sống của dân cư, các biện pháp thương mại tác động vào tiêu dùng thông qua
hoạt động phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ
• Vai trò của TM đối với phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hóa, ổn
định giá cả và nâng cao sức mua
- Mở rộng lưu thông hàng hóa và phát triển thị trường trong, ngoài nước về
hàng hóa, dịch vụ, điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả, duy trì và nâng cao sức
mua của đồng tiền
- Minh họa sự phát triển thị trường, các biện pháp TM đã tác động đến thị
trường, lưu thông hàng hóa, giá cả, sức mua
• Vai trò thúc đẩy phân công và hợp tác kinh tế quốc tế
- Mở rộng phân công, tăng cường hợp tác cả theo chiều rộng và chiều sâu, tham
gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng hóa ở thị trường khu vực và toàn
cầu
- Minh họa biểu hiện các mối quan hệ phân công, hợp tác quốc tế, biện pháp
TM tác động vào quá trình phân công và hợp tác quốc tế đó
• Vai trò khác của TM ( đối với lưu thông tiền tệ, tài chính, đầu tư, KHCN, môi
trường)
- Đảm bảo sự lưu thông của tiền tệ thông suốt, hạn chế lạm phát, tăng thu ngân
sách, thúc đẩy tăng trưởng đầu tư, chuyển giao công nghệ, cải thiện môi
trường,
- Biện pháp: gắn kết lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ, thu thuế, thu hút đầu
tư, cải thiện khả năng trả nợ quốc gia.
Thương mại hình thành và phát triển thành một ngành kinh tế độc lập tương
đối, một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, chuyên đảm nhận việc tổ chức
lưu thông hàng hoá. Nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền
kinh tế ở mỗi quốc gia. Trong điều kiện ở nước ta nền kinh tế thị trường được
xây dựng dựa trên nền tảng của một nước kém phát triển kinh tế nông nghiệp
nghèo nàn lạc hậu, trình độ quản lý điều hành còn hạn chế. Vì thế theo định
hướng của Đảng và Nhà nước ta là xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp sang quản nền kinh tế thị trường vận hành theo định
hướng xã hội chủ nghĩa mà thương mại sẽ đóng vai trò quan trọng trong
guồng máy vận hành. Nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi nhanh chóng,
từ hoạt động theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước, từ chế độ phân phối trao đổi hiện vật đã chuyển
sang cơ chế thương mại. Thương mại ngày nay đã trở thành điều kiện phát
triển của đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Chính vì thế mà
thương mại có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Một trong
những vai trò quan trọng của thương mại mà chúng ta không thể không nhắc
đến đó là :” Vai trò của thương mại đối với phát triển thị trường, mở rộng lưu
thông hàng hóa, ổn định giá cả và nâng cao sức mua của đồng tiền”.
- Thương mại giúp mở rộng lưu thông hàng hóa-phát triển thị trường trong
và ngoài nước về hàng hóa, dịch vụ. Thông qua việc cung ứng hàng hóa của
mình giữa các vùng, miền, thương mại góp phần làm cho việc lưu thông hàng
hóa được thông suốt, thị trường của hàng hóa và dịch vụ được mở rộng hơn,
không chỉ còn là giới hạn trọng một quốc gia nữa mà nó còn mở rộng ra cả
quốc tế. Việc thương mại ngày càng phát triển giúp cho hàng hóa có mặt ở
khắp mọi nơi, lưu thông một cách nhanh chóng để có thể đáp ứng được nhu
cầu ở khắp mọi nơi. Việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia còn góp phần
mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ thương mại giữa các quốc
gia không ngừng phát triển. Điều này giúp cho chúng ta nắm bắt được cơ hội
thời đại, phát huy được lợi thế so sánh, từng bước đưa thị trường nước ta
vươn ra thế giới. Thương mại giúp cho việc hàng hóa được lưu thông, thị
trường được phát triển, để mở rộng thị trường, mở rộng lưu thông hàng hóa,
Nhà nước đã có những biện pháp, những chính sách để hỗ trợ thương mại
trong nước, hỗ trợ xuất khẩu, tạo điều kiên để các doanh nghiệp có thể đưa
hàng hóa của mình đến gần hơn với thị trường thế giới. Việc gia nhập WTO
cũng đem lại cho chúng ta một số quyền bình đẳng nhất định trong thương
mại quốc tế, giúp hàng hóa có thể lưu thông một cách dễ hơn đến những thị
trường mới. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với nhiều thách thức hơn
cho Việt Nam khi mà các nước đưa ra những chính sách thuế, tiêu chuẩn kĩ
thuật để hạn chế thương mại từ nước khác. Một ví dụ rất điển hình là thời gian
qua nhiều mặt hàng như giày da, thủy sản, may mặc…của Việt Nam đã gặp
rất nhiều khó khăn bởi các hàng rào kỹ thuật (HRKT) của Châu Âu, thị
trường Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Việc hàng thủy sản XK của VN bị kiểm tra
chất lượng ngặt nghèo tại một số thị trường, việc trái cây VN phải đáp ứng
hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe mới được nhập vào thị trường Hoa Kỳ đã cho
thấy sức mạnh và hiệu quả của những HRKT thương mại quan trọng đối với
việc hàng hóa và thị trường nội địa của các nước như thế nào. Những biện
pháp thương mại đó có tuy là nhằm bảo vệ thương mại trong nước nhưng ảnh
hưởng trực tiếp đến sự lưu thông của hàng hóa, phát triển thị trường.
-
- Thương mại còn giúp điều tiết thị trường thông qua quy luật cung-cầu, qua
đó bình ổn giá cả. Trên thị trường, cung-cầu luôn thay đổi dưới tác động của
các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên hành động của người mua, người bán luôn
làm cho thị trường chuyển tới trạng thái cân bằng cung-cầu. Nếu giá thị
trường nằm trên giá cân bằng thì người bán luôn mong muốn sản xuất ra
những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn để kiếm lời. Nhưng lúc này thì
người mua lại có xu hướng mua ít hàng hóa đi, tiêu dùng ít hơn, dẫn đến dư
thừa hàng hóa trên thị trường, điều này buộc người bán phải sản xuất ít đi và
giảm giá thành cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng trên thị trường. Như
vậy hoạt động của người mua và bán đã tự động điều tiết giá cả và lượng cung
cầu, giúp cho giá cả có xu hướng đi về giá cân bằng. Thương mại với chức
năng mua bán của mình, thương mại mua hàng của sản xuất và bán cho người
tiêu dùng, chính việc tiêu thụ hàng hóa của thương mại đã giúp cho sản xuất
thu hồi được vốn, tiếp tục mở rộng quá trình kinh doanh. Thương mại ở giữa
người mua và người bán, nên nó nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng
một cách nhanh chóng, biết được nhu cầu của người tiêu dùng về cơ cấu, chất
lượng, giá cả của hàng hóa, dịch vụ từ đó nó phản ánh lại cho người bán biết
được phải bán với cơ cấu như thế nào, chất lượng và giá cả ra sao thì có thể
chấp nhận được, qua đó thì cung-cầu được điều tiết, giá cả được bình ổn.
Quan hệ cung cầu luôn luôn biến đổi do có nhiều tác động từ các yếu tố bên
ngoài, sự cân bằng trong cung cầu là rất ít khi xảy ra, quan hệ này còn chịu
nhiều ảnh hưởng từ các biện pháp thương mại mà Nhà nước đưa ra. Tùy vào
mục đích và trường hợp khác nhau mà Nhà nước sử dụng những công cụ điều
chỉnh giá khác nhau. Ví dụ như đối với những mặt hàng thiết yếu, quan trọng
thì giá cả là do nhà nước quyết định, doanh nghiệp phải bán theo mức giá
hoặc khung giá xác định. Còn các hàng hóa khác do doanh nghiệp tự định giá
dựa trên cơ sở chi phí và quan hệ cung-cầu trên thị trường. Ngoài ra đối với
những hàng hóa cần hạn chế hay gây ô nhiễm môi trường thì Nhà nước đưa ra
những mức thuế cao để giảm cầu, giảm cung, hạn chế sự lưu thông của hàng
hóa trên thị trường.
- Thương mại còn duy trì và nâng cao sức mua của đồng tiền. Nhu cầu của
người tiêu dùng rất phong phú, đa dạng. Họ luôn mong muốn có được những
sản phẩm tốt, nhiều công dụng, thỏa mãn họ nhiều hơn, song giá cả thì lại
phải chấp nhận được. Thương mại nắm bắt được điều này, phản hồi lại với
các nhà sản xuất, buộc họ phải cạnh tranh nhau, sản xuất ra những sản phẩm
vừa tốt lại có giá cả cạnh tranh. Điều này làm cho thương mại ngày càng phát
triển, những sản phẩm kém chất lượng, kém hấp dẫn dần bị loại bỏ, thay vào
đó là những sản phẩm được áp dụng những công nghệ mới hơn, chất lượng
tốt hơn mà giá cả lại phải chăng, cạnh tranh với những nhà sản xuất khác, làm
duy trì và nâng cao hơn sức mua của đồng tiền. Ngoài ra sức mua của đồng
tiền còn được điều chỉnh thông qua những biện pháp thương mại như việc
điều chỉnh thuế đối với một số loại hàng hóa, hay điều chỉnh bằng những
công cụ tài chính, qua đó tác động đến hoạt động thương mại thông qua giá
cả, nhờ vậy mà Nhà nước có thể kiểm soát được phần nào sức mua của đồng
tiền.
Chương 2: Thương mại trong giai đoạn chuyển đổi ở việt nam
1, Đặc điểm thương mại việt nam trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung
• Mục tiêu
Tổ chức lưu thông hàng hóa thông suốt, nói liền một cách hữu cơ theo kế
hoạch giữa sản xuất với tiêu dùng
Đảm bảo các yếu tố vật chất cho sản xuất
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân ( thị trường mang đặc điểm
chung của nền kinh tế đóng, khép kín)
• Thành phần tham gia hoạt động thương mại
- Thương mại có 2 thành phần: nhà nước, tập thể
- Trong lưu thông hàng hóa có xu hướng xóa bỏ thương mại tư bản tư doanh, cá
thể (-> nhất thể hóa sở hữu, đơn thành phần kinh tế trong lưu thông)
Không có sự cạnh tranh trong thương mại, thể hiện dự độc tôn
• Hoạt động ngoại thương
- Đóng khung trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN
- Toàn bộ hoạt động XNK nằm trong tay nhà nước và quy về một mối ở TW
( bộ ngoại giao, UBKHNN)
- Trao đổi qua nghị định thư
- Độc quyền NT qua công ty ngoại thương thuộc kinh té nhà nước
- Nguyên tắc “ thu – bù “ chênh lệch ngoại thương
• Quản lý nhà nước và tổ chức lưu thông hàng hóa trên thị trường nội địa
- Tập trung cao độ ở nhà nước TW và thống nhất trên mọi lĩnh vực
+ bộ ngoại thương, nội thương, cung ứng vật tư
+ Công cụ kế hoạch, hoạch toán kinh tế
+ Phương pháp hành chính
+ Bao cấp cho mọi đối tượng
- Nhà nước nắm chọn bán buôn và chi phối đại bộ phận bán lẻ
Ý nghĩa:
+ Điều tiết thị trường phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, ổn định lưu thông
hàng hóa
+ Tập trung trong tay người cầm quyền phân phối hàng hóa cho nhu cầu xã
hội
+ Kho hàng lớn của sản xuất, lưu thông
+ Thực hiện thắng lợi chính sách phân phối, giá ,dự trữ
- Thị trường và các quan hệ thị trường, quy luật kinh tế thị trường không được
thừa nhận, tôn trọng
+ Không công nhận các quy luật vận động khách quan của thị trường
+ Giá cả do nhà nước quyết định, không dựa trên cơ sở cung cầu và chi phí
sản xuất
+ Sử dụng cơ chế 2 giá
+ Thị trường chia thành 2 khu vực: thị trường tổ chức và thị trường tự do
+ Hàng hóa kinh doanh trên thị trường được phân loại theo tính chất sử dụng
-> hình thành hệ thống doanh nghiệp kinh doanh từng mặt hàng, bên cạnh hệ
thống kinh doanh thương mại vật tư chuyên dùng của các bộ, ngành theo
nguyên tắc sản xuất tiêu dùng
- Nguồn hàng tập trung trong tay nhà nước, lưu thông hàng hóa khó khăn
+ Độc quyền thu mua, tập trung nguồn hàng
+ Chỉ có vật tư thông thường, hàng tiêu dùng mới được coi là hàng hóa
+ Ngăn sông cấm chợ phổ biến ( lưu thông hàng hóa bị chia cắt theo khu vực
và địa giới hành chính)
- Phân phối hàng hóa theo kiểu bao cấp, dưới hình thức hiện vật, phân chia
bình quân theo địa chỉ quy định sẵn
+ Mua: thực hiện thu mua, giao nộp sản phẩm; bán : phân phối bình quân
+ Phân phối, trao đổi hàng hóa theo kế hoạch nhà nước diễn ra theo quy mô
toàn xã hôi
+ Nhà nước đứng ra bao cấp việc phân phối, bao cấp cho mọi đối tượng
+ Thực hiện phân phối theo thời gian, địa chỉ bình quân theo nhóm người,
theo tiêu chuẩn định lượng
+ Phương pháp bình quân gồm có đối tượng được hưởng, diện mặt hàng, chế
độ bán, giá bán được nhà nước quy định
+ Phân phối, phân chia diễn ra trên cơ sở giấy tờ
Ý nghĩa của việc phân phối, phân chia diễn ra trên cơ sở giấy tờ:
+ Giải quyết bức xúc cuối cùng
+ Là cơ sở đảm bảo cho người tiêu dùng nếu có được tem phiếu thì về
mặt pháp lý sẽ chuyển được thành hàng
+Tổ chức phân phối chặt chẽ, cách mạng hóa từ quản lý vĩ mô tới người tiêu
dùng
+ Phân phối lưu thông thành phẩm và một số hàng tiêu dùng qua hệ thống
mậu dịch quốc doanh hợp tác xã mua bán tại từng khu vực
- Sử dụng tem phiếu và sổ mua hàng
+ Tem phiếu:Là bộ phận quan trọng của chế độ phân phối nhà nước, áp dụng
với nhu yếu phảm có tính chất thường xuyên hoặc nhất thời, mỗi loại nhu yếu
phẩm có một loại tem riêng
+ Sổ mua hàng: sổ mua gia đình, sổ mua phụ tùng
2, Đặc điểm thương mại khi chuyển sang nền kinh tế thị trường
- Thương mại nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, nhiều loại hình, hình
thức thương mại và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
- Thương mại tự do và có sự quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước
+ Tự do mua bán, kinh doanh hàng hóa
+ Các chủ thể được tham gia theo đúng luật pháp
- Thương mại được xây dựng và phát triển theo định hướng thị trường, tôn
trọng và thừa nhận các quy luật kinh tế thị trường
- Thương mại mở, chủ động hội nhập thương mại quốc tế
3, Đổi mới sở hữu trong thương mại
- Quan điểm: đa dạng hóa sở hữu trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành
phần nhằm phát triển, phát huy sức sản xuất, lưu thông hàng hóa
- Nội dung:
+ Phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu trong thương
mại
+ Thay đổi, cải cách kinh tế nhà nước, doanh nghiệp thương mại nhà nước
+ Thực hiện các chính sách phát triển các thành phần kinh tế khác
- Lưu ý:
+ Phát triển thương mại nhiều thành phần là dựa trên chính sách nhất quán
của đảng, nhà nước trong xây dựng kinh tế nhiều thành phần
+ Nhiều thành phần kinh tế với tổ chức kinh doanh đa dạng tạo sự đa dạng
trong thương mại
+ Xét tổng thể đổi mới sở hữu chính là thực hiện đa dạng hóa sở hữu
So với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, các quan điểm, chủ trương này có tính
đột phá, công khai thừa nhận, tạo điều kiện, phát triển nhiều thành phần kinh
tế mà thời kỳ kế hoạch hóa tập trung đặt ngoài vòng pháp luật
+ Thừa nhận về mặt pháp lý và đặt chế độ sở hữu tư nhân là 1 trong 3 chế độ
sở hữu chủ yếu của nền kinh tế
+ Cơ cấu lại nền kinh tế với nhiều thành phần cùng nhau phát triển, bình đẳng
trước pháp luật
+ Thu hẹp dần danh mục các ngành nghề pháp luật cấm hoặc hạn chế kinh
doanh tư nhân, kinh doanh của người nước ngoài
• Tiến trình đổi mới trong thực tiễn
- Hệ thống văn bản luật pháp
- Biến động theo thời gian về cơ cấu doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
vốn, tỷ trọng
- Đánh giá về hiệu quả hoạt động
Lưu ý: - Tập trung vào đổi mới sở hữu của doanh nghiệp nhà nước trong
thương mại
-Số liệu xem Niêm giám thống kê
4, Đổi mới trong cơ chế vận hành thương mại
- Quan điểm: xóa bỏ cơ chế thương mại hành chính, tập trung quan liêu bao cấp
-> thương mại vận hành trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước
( NQ 113 HĐBT, QĐ 217, QĐ 193)
- Quyết định 80 – CT do PCT HĐBT Võ Văn Kiệt ký 11/3/1987 về bác bỏ các
trạm kiểm soát trên tất cả các tuyến giao thông trong nước
- Nội dung
+ Xóa bỏ bao cấp
+ Vận hành thương mại theo cơ chế thị trường
+ Quản lý vĩ mô của nhà nước bằng chính sách, luật pháp, kế hoạch hóa
+ Theo định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Hội nhập quốc tế
- Biểu hiện cụ thể
+ Xóa bỏ cơ chế lưu thông cũ, xóa bỏ ngăn cách thị trường theo khu vực,
khắc phục ngăn sông cấm chợ, hình thành thị trường thống nhất
+ Xóa bỏ cơ chế xin, cho, giao nộp, cấp phát hiện vật, sử dụng quan hệ tiền
hàng
+ Xác định rõ vai trò thị trường
+ Xóa bỏ bao cấp tràn lan, bao cấp cho XNQD qua giá, lãi suất
+ Xóa bỏ cơ chế 2 giá: theo giá thị trường
+ Xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh thương mại
• Mối quan hệ kế hoạch – thị trường
- Mối quan hệ này trong cơ chế cũ: tính chính trị, quan niệm khách hàng là
thống nhất từ trên xuống và chỉ được thực hiện trên cơ sở công hữu tư liệu sản
xuất
- Quan điểm hiện nay
+ là vấn đề quan trọng trong đổi mới kế hoạch hóa ở việt nam
+ Xác định lại mối quan hệ kế hoạch – thị trường
Kế hoạch và thị trường đều là những phương thức tác động đến hoạt động
kinh tế. Trong đó thị trường là yếu tố chính tác động, kế hoạch là bổ sung cho
thị trường, làm cho thị trường hoạt động hiệu quả, khắc phục khuyết tật thị
trường
- Có 2 cách nhìn nhận
+ Đặt kế hoạch là một chức năng của quản lý
+ Thị trường và kế hoạch là 2 công cụ điều tiết nền kinh tế
Chương 3: Hội nhập thương mại quốc tế của VN
1, Bản chất của hội nhập TMQT
- Là bộ phận của hội nhập kinh tế quốc tế
- Qúa trình thực hiện chính sách thương mại mở, chủ động gắn kết thị trường,
thương mại một quốc gia với thị trường, thương mại khu vực và hế giới thông
qua các nỗ lực tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường trên các cấp độ
+ Thông thường, cac quốc gia mở cửa hội nhập kinh tế, TMQT theo 3 cấp độ
lần lượt từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp: đơn phương, song phương,
đa phương. Trong đó đa phương là toàn cầu và theo khu vực địa lý là cấp độ
hội nhập cao nhất, yêu cầu đối với các gia nhập và góp phần xây dựng các
định chế hợp tác kinh tê, thương mại đa phương trên phạm vi toàn cầu, mở
cửa của thị trường rộng rãi, gắn liền thị trường và nền kinh tế quốc dân
2, Tính tất yếu khách quan của hội nhập thương mại quốc tế:
Nhu cầu trong quá trình phát triển của toàn cầu hóa:
- Toàn cầu hóa là sự vận độngcủa các yếu tố sản xuất, vốn, kỹ thuật nhằm phân
bổ tối ưu các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu, làm gia tăng nhanh chóng các
hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực và sự phụ thuộc
lần nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới
- Toàn cầu hóa là sự liên kết dẫn đến phụ thuộc lần nhau giữa các quốc gia và
cá nhân trên toàn thế giới -> tham gia toàn cầu hoá là thực hiện hội nhập kinh
tế thương mại quốc tế
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học
- Đẩy nhanh quá trình quốc tế nền sản xuất, tạo các mối liên kết kinh tế thương
mại chặt chẽ giữa các quốc gia
- Sự thay đổi cơ cấu sản xuất, phân phối, tiêu dùng thúc đẩy quá trình khu vực
hóa và tham gia phân công lao động quốc tế của quốc gia theo cả chiều rộng,
sâu
- Hàng rào ngăn cách bởi địa giới hành chính trong quan hệ thương mại bị phá
vỡ
Liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và khu vực để giải quyết các
vấn đề lớn của kinh tế thế giới
3, Xu hướng hội nhập của thương mại quốc tế:
- Hội nhập TMQT ngày càng sâu rộng
- Đơn phương mở cửa thị trường
- Hợp tác song phương thực hiện các thỏa thuận TM khu vực, hiệp định TM
song phương
- Tăng cường hợp tác, thực hiện cam kết và thỏa thuận đa phương
- Tự do hóa thương mại và khu vực hóa
- Hội nhập về thương mại dịch vụ ngày cầng đóng vai trò quan trọng trong hội
nhập TM quốc tế
4, Các hình thức hội nhập
- Khu vực mậu dịch tự do( FTA): các quốc gia tiến hành giảm bớt hàng rào
thuế quan, các biện pháp hạn chế định lượng
- Liên minh thuế quan: các nước tham gia thiết lập một biểu thuế quan chung
đối với nước ngoài khối
- Thị trường chung: là mô hình liên minh thuế quan cộng thêm việc bãi bỏ các
hạn chế đối với việc lưu chuyển các yếu tố sản xuất khác
- Liên minh kinh tế: là mô hình hội nhập, liên kết ở giai đoạn cao dựa trên mô
hình thị trường chung cộng với việc phối hợp chính sách giữa các thành viên
• Cách khác
- Thỏa thuận thương mại tự do từng phần -> các bên tham gia chỉ thực hiện cắt
giảm, loại bỏ thuế và các hạn chế định lượng
- Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA)-> các bên tham gia thực hiện cắt giảm
thuế quan và các biện pháp phi thuế quan ở mức độ nhất định nhằm thúc đẩy
thương mại, thể hiện sự hội nhập ở mức độ thấp hơn FTA
5, Cơ hội, thách thức của thực tiễn của quá trình hội nhập
• Cơ hội
- Xác lập và khẳng định vị thế trong thương mại quốc tế
- Tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu
- Thúc đẩy cải cách trong nước (cơ chế, thể chế)
- Thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại
• Thách thức
- Hạn chế trong nhận thức và trình độ cán bộ quản lý, hoạch định chính sách
- Sức ép cạnh tranh (sản phẩm, ngành, doanh nghiệp, quốc gia)
- Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài
- Đặt ra các vấn đề chính trị, an ninh, xã hội, môi trường, … phải giải quyết
+ Công bằng xã hội (phân phối nguồn lực, giàu nghèo,…)
+ Văn hóa, đạo đức xuống cấp
+ Môi trường ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên
+ An ninh quốc gia (kinh tế, xã hội, quốc phòng)
6, Quan điểm cơ bản về hội nhập quốc tế của VN
- Chủ động, tích cực
- Kết hợp ngoại lực, nội lực
- Là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh
- Xây dựng lộ trình hội nhập
- Giữ vững quốc phòng an ninh kết hợp với hội nhập kinh tế thương mại
7, Thành tựu, hạn chế
LỢI ÍCH:
-tạo đk cho hàng hóa của nc ta thâm nhập,mở rộng TT xk 1 cách dễ dàng hơn,
ntd có nhiều cơ hội lựa chọn và mua sắm sp hơn.
-thu hút đc nguồn vốn FDI và tranh thủ nguồn vốn FDA ngày càng lớn,giảm
đáng kể các khoản nợ nc ngoài.tiếp thu tiến bộ khoa học và công nghệ,kĩ năng
quản lí góp phần đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu cho nền kte.
-thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu,tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kte tăng thwm
việc làm cho xh,góp phần pt cơ sở hạ tâng cho sự nghiệp CNH-HDH đất nc.
-dần từng bước đưa hđ của các dn và của cả nền kte hội nhập vào mt cạnh
tranh,có đk tốt hơn để giải quyết các tranh chấp thương mại 1 cách xd và công
bằng,tăng thêm sức mạnh tổng hợp khi phải đấu tranh vs các nc manh hơn về
kte và thương mại.
-kết hợp nguồn lực trong nc và ngoài nc,hình thành sức manh jtoongr hợp tạo
ra những thàh tựu to lớn về kte,góp phần giữ vững sự ổn định chính trị,củng
cổ hoaf bình và và an ninh xh,đảm bảo sự pt của đất nc theo định hướng
XHCN.
HẠN CHẾ?:
-Nhận thức về hội nhập: vẫn còn tâm lí trông chờ vào sự bảo hộ của nhà
nc,công tác chuẩn bị cho hội nhập chưa đồng bộ,chưa huy động đc sực mạnh
của toàn bộ xh.
-nền kte nc ta còn nhỏ bé ,trình độ pt còn thấp so vs khu vực và TG,khả năng
cạnh tranh về hàng hóa và dv còn yếu.quá trình cơ cấu lại nền kte nc ta còn
chậm.mâu thuẫn lớn là cần phải hội nhập nhanh chóng để tranh thủ các đk
thuận lợi cho sư pt kte trong khi lại cần có đủ tgian để xd 1 nền kte cạnh tranh
để hội nhập 1 nền kte cạnh tranh hội nhập ktr thành công và hệu quả.
-hệ thống chính sách và pluat về thương mại còn chưa đồng bộ,hoàn chỉnh
theo y/c của hội nhập:luât lệ của tm quốc tế đc xd chủ yếu dựa trên cơ sở các
quan hệ kt thị trường.vs nc ta hội nhập n phải giữ vững định hg’ XHCN củng
cố vai trò chủ đạo của nền kinh tế nàh nc là 1 khó khăn trong quá trình cải tổ
chính sách và thể chế .
-chưa hình thành đc kế hoạch tổng thể và dài hạn vs lộ trình hợp lí cho việc
thực hiện cam kết quốc tế.trong tgian qua chúng ta vwaf hội nhập vừa tìm
hiểu vừa triển khai nghiên cứu thực hiện các cam kết xđ chủ trương phương
hướng hành động nên thường bị đống vs các khuyến nghị từ các nc đối tác
bên ngoài nêu ra.chưa có cơ cử vững chắc để hg’ dẫn các dn về ctrình hội
nhập để có những định hg’,chủ động vươn ra TG.
-công tác cán bộ và nguồn nhân lực nói chung cung cấp cho coongtacs hội
nhập cong thiếu và nhiều hạn chế về trình độ và năng lực ở nhiều ngành địa
phương và dn.
Chương 4: Thị trường và thương mại nội địa trong điều kiện nội địa
1,Đặc điểm thị trường nội địa
Ngoài đặc điểm chung (thị trường gồm người mua, người bán, sản phẩm,
không gian thị trường, …). Thị trường nội địa việt nam có đặc điểm:
- Đang hình thành, đã phát triển nhưng chưa hoàn chỉnh
- Phát triển rất nhanh, không ngừng mở rộng, đầy tiềm năng, hấp dẫn đầu tư
nhưng quy mô còn nhỏ, mất cân đối
- Môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện
- Phát triển theo hướng mở: ngày càng mở rộng, giao lưu và quan hệ chặt chẽ
với thị trường khu vực và thế giới
- Quản lý nhà nước trên thị trường nội địa ngày càng được tăng cường nhưng
còn nhiều bất công,việc kiểm soát thị trường còn nhiều hạn chế.
• Ý nghĩa nghiên cứu quản lý nhà nước trong phát triển thị trường nội địa
Thiết lập trât tự,kỉ cương sự pt TT ổn định vững chắc.
2, Đặc điểm thương mại nội địa
- Thương mại nội địa chuyển từ hoạt động theo kỹ thuật chỉ huy sang hoạt động
theo kỹ thuật hệ thống thị trường: hoạt động mua bán H – D từ chỗ theo chỉ
tiêu, theo giá cả kế hoạch chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, giá
mua bán hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu
- Tốc độ tăng trưởng liên tục và tương đối cao
- Phát triển không đều
- Đa dạng hóa các chủ thể thuộc cac thành phần kinh tế, loại hình và hình thức
kinh doanh
- Cơ cấu thương mại biến đổi theo hướng tích cực, tạo ra thị trường ngày càng
mang tính cạnh tranh
- Quy mô thương mại đa dạng, phong phú, ngày càng phù hợp nhu cầu và trình
độ phát triển đất nước
- Cơ sở hạ tầng thương mại từng bước phát triển theo hướng văn minh, hiện đại
song còn phân tán, thiếu
- Môi trường chính trị, pháp lý dần hoàn thiện và tạo điều kiện cho hoạt động
thương mại
- Quản lý nhà nước được tăng cường song còn nhiều bất cập trong thực tiễn
• Ý nghĩa
3, Vai trò của thương mại nội địa trong phát triển kinh tế
- Cầu nối sản xuất – tiêu dùng, thị trường trong nước – quốc tế
- Góp phần tham gia vào quá trình phân công, hợp tác giữa các chủ thể kinh
doanh trong và ngoài nước
- Góp phần giải quyết tốt mối quan hệ qua thị trường, liên quan đến các cân đối
lớn của nền kinh tế -> ổn định và tạo ra sự phát triển lành mạnh của thị trường
nội địa
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế
ngành, vùng, đại phương
- Giải quyết việc làm cho xã hội, cải thiện đời sống nhân dân
4, Tác động của hội nhập với sự phát triển thương mại nội địa
• Tích cực
- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường và thương mại nội địa, gắn kết sản xuất
kinh doanh nội địa với XNK để tận dụng lợi thế
- Sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém, hoạt động không hiệu quả. Tạo nhu cầu
liên kết các doanh nghiệp, khâu của kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt
động, sức cạnh tranh
- Tạo động lực hình thành các tập đoàn thương mại lớn, đủ sức bao quát thị
trường nội địa
- Tranh thủ vốn đầu tư phát triển thương mại nội địa, tiếp thu CN – KT , kinh
nghiệm quản lý kinh doanh
- Hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch để lưu thông
hàng hóa theo quỹ đạo của kinh tế thị trường
- Gia tăng các hình thức thương mại phong phú, đa dạng, theo hướng hiện đại,
tiên tiến
- Gia tăng lợi ích của người tiêu dùng nội địa
• Tiêu cực
- Thị trường và thương mại nội địa ngày càng nhạy cảm với những biến động
thị trường khu vực và quốc tế, nguy cơ gia tăng phụ thuộc của sản xuất
,thương mại nội với nước ngoài
- Sức ép từ sự phát triển thương mại nội địa không đồng đều giữa các vùng,
khu vực thị trường
- Sự tràn vào ồ ạt của hàng hóa nước ngoài gây tác động không mong đợi đối
với thương mại nội địa và sản xuất trong nước
- Buôn bán hàng giả, nhái, hàng cấm vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ tăng
- Xử lý mâu thuẫn giữa mở cửa thị trường nội địa và bảo hộ sản xuất trong
nước gặp nhiều khó khăn
5, Đặc điểm thương mại nông thôn
- Thương mại nông thôn đầy tiềm năng, đang phát triển mạnh song so với mặt
bằng chung còn kém phát triển, phát triển không đều
- Chủ thể hoạt động trên thị trường nông thôn chỉ yếu thuộc thành phần kinh tế
tư nhân ( quy mô nhỏ, số lượng đông, đa dạng loại hình – nông thôn, hộ gia
đình)
- Hoạt động thương mại diễn ra chủ yếu ở chợ truyền thống, kinh doanh tự phát
- CSHT phục vụ thương mại lạc hậu, mảng lưới kinh doanh thương mại mỏng
- Quản lý nhà nước trên địa bàn còn lỏng lẻo
Thực trạng
• Thành công
- TM nông thôn từng bước thể hiện vai trò, vị trí quan trọng trong công cuộc
phát triển kinh tế xã hội đất nước
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cho XK và
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Tiêu thụ vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng của sản xuất trong nước và XK
Thúc đẩy sản xuất ở địa bàn nông thôn, tạo việc làm, đảm bảo an ninh xã hội ,
xóa đói giảm nghèo
- Thương mại nông thôn từng bước phát triển, mở rộng, hàng hóa dồi dào, cơ
cấu chủng loại phong phú, quy cách mẫu mã dần được cải tiến, chất lượng
dần nâng cao-> dần phù hợp với đòi hỏi của thị trường
- Đội ngũ thương nhân tăng nhanh về số lượng và đa dạng hình thức tổ chức,
trong đó:
+ TM nhà nước: được sắp xếp lại, về cơ bản thể hiện vai trò nòng cốt ở mặt
hàng trọng yếu, khâu và lĩnh vực then chốt
+ TM tập thể: củng cố, phát triển theo một số mô hình có đổi mới về tổ chức
và nội dung
+ TM tư nhân tăng nhanh về số lượng
- Công tác quy hoạch, phát triển hệ thống mạng lưới chợ nông thôn được quan
tâm, số chợ được xây mới, cải tạo, nâng cấp tăng nhanh
- Quản lý nhà nước trên địa bàn nông thôn dần được chú trọng, từng bước có sự
đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
• Tồn tại
- Thị trường nông thôn vẫn là thị trường phát triển vừa chậm, vừa yếu
- Khả năng cạnh tranh hàng hóa yếu
- Cơ sở hạ tầng thương mại vừa thiếu, vừa yếu
- Hiệu quả hoạt động của các loại hình thương nhân trên địa bàn nông thôn còn
nhiều hạn chế, yếu kém
+ Vai trò thương mại nhà nước chỉ được phát huy ở đàu kênh phân phối vật tư
cho nông nghiệp và cuối kênh cho tiêu thụ nông sản
+ TM tập thể chủ yếu tham gia vào cung ứng vật tư nông nghiệp, hàng tiêu
thụ thiết yếu, họp tác xã nông nghiệp tham gia tiêu thụ
- Quản lý lỏng lẻo dẫn đến:
+ Kinh doanh hàng giả, kém chất lượng( phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, …),
gian lận thương mại
+ Chấp hành quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh, nhãn mác hàng hóa,
vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường tùy tiện
+ Chất lượng hàng hóa thấp chiếm thị phần đáng kể trên thị trường
6, Quan điểm phát triển thương mại nội địa
• Phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bảo đảm
quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể
trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện và có sự điều tiết vĩ mô của
doanh nghiệp
• Phát triển đa dạng, chế độ sở hữu, thành phần kinh tế, loại hình tổ chức,
phương thức hoạt động. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhà nước, hộ
kinh doanh đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại lớn
theo quy mô tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt,
dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất – tiêu dùng
• Phát triển thương mại hàng hóa gắn kết với đầu tư, sản xuất và thương mại
dịch vụ theo lộ trình cam kết quốc tế, đồng thời chủ động đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng của thị trường và người tiêu dùng trong nước
• Huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội, chú trọng khuyến khích khả năng
tích tụ và tập trung nguông lực của doanh nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới kinh doanh
Chương 5: Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập
1, Lợi thế so sánh của Việt Nam trong thương mại quốc tế? Liên hệ thực tiễn
- Vị trí địa kinh tế – địa chính trị thuận lợi
- Tài nguyên thiên nhiên ( đất đai, khí hậu, khoáng sản, thủy sản, rừng,…)
- Nguồn lao động
- Sự ổn định chính trị – xã hội
- Đa dạng văn hóa
• Liên hệ thực tiễn
a. Lợi thế so sánh của xuất khẩu dịch vụ du lịch của Việt Nam
Định tính:
Các lợi thế so sánh trong xuất khẩu dịch vụ du lịch của Việt Nam
• Lợi thế về vị trí địa lý:
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa
có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình
Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai
nhiệt đới Bắc bán cầu, đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á. Do đó, mang
lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á. Việt Nam có hệ thống động
thực vật phong phú, đa dạng. Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, được
đánh giá là quốc gia có vị trí địa lí vô cùng thuận lợi để có thể phát triển tốt
ngành dịch vụ du lịch.
Vận tải hàng không của Việt Nam thuận lợi để di chuyển đến các nước
trong khu vực và trên thế giới. Sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay Tân Sơn
Nhất nằm ở vị trí lý tưởng, cách đều thủ đô các thành phố quan trọng trong
vùng Đông Nam Á. Việt Nam nằm trên trục đường bộ và đường sắt từ Châu
Âu sangTrung Quốc, qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Ấn Độ cũng
rất thuận tiện cho du khách nước ngoài di chuyển tới các địa điểm du lịch
khác nhau ở Việt Nam và trên thế giới.
• Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên:
Việt Nam là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm
năng du lịch là một nguồn tài nguyên đặc biệt của quốc gia. Xét về góc độ
ngành sản xuất, du lịch và dịch vụ du lịch là ngành công nghiệp không khói.
Đây là ngành tổng hợp nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội, lịch sử, kinh tế, văn hoá,
môi trường mà việc khai thác nguồn tài nguyên này trong thời kỳ đất nước
mở cửa sẽ mang lại nhiều nguồn lợi lớn lao cho phát triển kinh tế. Nước ta có
tài nguyên du lịch phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh. Ngoài ra nước ta
còn sở hữu một trong những bờ biển đẹp nhất thế giới cùng vô vàn cảnh đẹp
như vịnh Hạ Long Thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, Vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Đô thị cổ Hội An, bãi biển Nha
Trang, bán đảo Sơn Trà,
Tính đến hết năm 2014 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh
quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai,
Cù lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang
Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia, có 400 nguồn nước nóng từ 40-150
độ. Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt. Việt Nam đứng thứ 27 trong số
156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm
đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và
vịnh Nha Trang.
• Lợi thế về sự ổn định chính trị - xã hội:
Nền chính trị ổn định, ngành du lịch được Đảng và Nhà nước quan tâm phát
triển, người dân hiếu khách vui vẻ cũng là một trong những lợi thế so sánh
giúp Việt Nam thu hút khách du lịch quốc tế đến thăm quan và nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó chính phủ đã ra rất nhiều chính sách để thúc đẩy và phát triển du
lịch. Để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính
phủ đã đưa ra có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm
chính sách dài hạn và chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lược, quy
hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch. Các chính sách đảm bảo
khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế
mạnh của đất nước; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống;
nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội.
Những năm gần đây du lịch đã được nhà nước chú trọng phát triển bởi tiềm
năng lợi ích mà du lich mang lại là rất lớn.
- Giao thông thuận tiện giúp du khách thuận tiện đi lại và giảm chi phí đi lại,
nhiều công trình như đường hầm, cáp treo … được xây dựng.
- Các di tích, di sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển được tôn tạo, bảo tồn và
phát triển.Nhiều khu vui chơi, giải trí được xây dựng tại các địa điểm du lich
hấp dẫn.
- Có chính sách phát triển du lịch cho từng địa phương.
- Tổ chức các sự kiện , các chương trình lớn kích cầu về du lịch.
- Mở trường , mở khoa đào tạo về khách sạn du lịch.
- Tạo dựng hình ảnh , quảng bá văn hóa , thắng cảnh của Việt Nam ra thế giới
nhằm thu hút khách quốc tế.
Chính phủ đã đề ra các nhóm chính sách ưu tiên chủ yếu sau:
• Chính sách dài hạn
- Nhóm chính sách khuyến khích du lịch
- Nhóm chính sách kiểm soát chất lượng du lịch
- Nhóm chính sách tăng cường hợp tác đối tác Công-Tư
- Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững
• Chính sách cấp bách
- Chính sách đầu tư đầu tư tập trung cho các khu du lịch trọng điểm quốc gia có
sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế
- Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng, quốc gia có sức
cạnh tranh khu vực và quốc tế
- Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm
- Chính sách phát triển du lịch cộng đồng
• Lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào:
Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt
năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp
nói riêng. Trong gần 20 năm qua, số lượng lao động trong ngành du lịch tăng
nhanh. Theo số liệu của năm 2008, có khoảng 285 nghìn lao động trực tiếp,
còn lực lượng lao động gián tiếp ước khoảng 750 nghìn người, chiếm 2,5%
lao động toàn quốc. Tỷ lệ lao động có chuyên môn du lịch chiếm khoảng
42,5% Cơ sở đào tạo nhân lực du lịch cũng tăng đáng kể. Ðến nay cả nước
có 40 trường đại học có khoa du lịch, ngành đào tạo du lịch hoặc liên quan
đến du lịch cùng 43 trường trung cấp du lịch và nhiều trung tâm đào tạo nghề
du lịch.
Dân số nước ta năm 2014 khoảng 90 triệu người chủ yếu là dân số đông,
trẻ, trong đó có khoảng 67% là lực lượng lao động. Trung bình mỗi năm có
khoảng trên 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Giá lao động của
người Việt Nam khá rẻ. Điều đó tạo ra lợi thế cho Việt Nam khi tham gia vào
phân công lao động quốc tế.
• Lợi thế về văn hóa:
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về
văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Ngành du lịch và các địa
phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch
cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu
Ngoài những thắnh cảnh tươi đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề, lễ
hội truyền thống. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của
nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và
truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình. Du khảo
hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc
trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam. Hiện nay, cả nước đã có hơn 2000 làng
nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm
sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian. Đi dọc Việt Nam du khách có
thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dày đặc rải từ bắc
vào nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hưng
Yên, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế…Thực tế, hiện nay du khách muốn đến tận
làng nghề nhìn cảnh cây đa, bến nước, sân đình, thăm các di tích của một làng
nghề truyền thống Việt Nam, tìm hiểu các vị tổ làng nghề hoặc các danh nhân
văn hoá. Làng nghề truyền thống Việt Nam chứa đựng tiềm năng dồi dào về
du lịch còn bởi vì du khách muốn đến tận nơi xem các công đoạn nghệ nhân
làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm sản phẩm theo trí tưởng
tượng của riêng mình. Tìm hiểu về văn hoá và truyền thống làng nghề là điều
mà du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Việt Nam còn có các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn
hoá thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Với lịch sử
hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước Việt Nam đã tạo dựng được một nền
văn hoá phong phú và độc đáo.Một số di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới
tại Việt Nam như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng
Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương (Phú Thọ).
Những thành tựu của ngành du lịch trong thời gian qua đã được phản ánh
phần nào qua những con số. Số lượng khách du lịch vào Việt Nam ngày càng
tăng, doanh thu về du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch và nộp vào ngân sách
nhà nước có mức tăng trưởng cao,không thua kém các ngành kinh tế hàng đầu
đất nước.
Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm
2012 là 6,8 triệu lượt, năm 2013 số lượng khách quốc tế đạt 7,2 triệu lượt,
(tăng 5,15% so với năm 2012) Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009
đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng và đạt 160.000 tỷ đồng năm 2012. (tăng
5,15% so với năm 2012), phục vụ 35 triệu lượt khách nội địa (tăng 7,69% so
với năm 2012); tổng thu từ khách du lịch đạt 190.000 tỷ đồng (tăng 18,75%
so với năm 2012). 2020. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam.
Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, dự kiến năm 2015 ngành du lịch
Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, con số tương ứng năm 2020
là 11-12 triệu khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ
USD năm. Với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển cơ sở hạ
tầng lên tới 2141 tỷ đồng đã góp phần không nhỏ khuyến khích các địa
phương thu hút đầu tư du lịch dựa trên lợi thế từng vùng. Nhìn chung, cơ sở
hạ tầng có bước chuyển mạnh mẽ. Hiện nay, cả nước có hơn 5900 cơ sở lưu
trú với hơn 120 nghìn phòng. Phương tiện vận chuyển như đường bộ, đường
thuỷ, đường sắt, đường không được hiện đại hoá. Nhiều khu du lịch, sân gold,
công viên chuyên đề và cơ sở vui chơi được đưa vào hoạt động và đủ điều
kiện đón hàng triệu khách mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng của du lịch đạt bình
quân hơn 11%/năm cả về cơ sở hạ tầng, số lượng du khách.
Bên cạnh việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách Nhà
nước, ngành du lịch còn tận dụng các nguồn vốn nước ngoài nhằm huy động
thêm nguồn lực cho sự phát trển của ngành. Năm 2005, nước ta đã có thêm
hai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn với tổng số
vốn đầu tư khoảng 1,5 triệu USD, dự án bằng nguồn vốn ODA do EU tài trợ
là 11,8 triệu USD cũng là tín hiệu hứa hẹn cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao
năng lực của nganh du lịch trong thời gian tới. Do nguồn vốn có hạn nên
ngành du lịch ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và
khu du lịch chuyên đề. Đồng thời ngành có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du
lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ
An, Huế,… và các tuyến du lịch quốc gia, đầu tư phát triển bền vững một số
địa điểm: Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Hội An, Sa Pa… Việc xây dựng của
ngành trong thời gian qua đã có chiều sâu có trọng điểm. Hệ thống tổ chức
được kiện toàn một bước, đội ngũ cán bộ tăng về số lượng và chất lượng.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực được đổi mới về cơ sở, trường lớp
giảng dạy, thực hành, đội ngũ giáo viên, chương trình,…cùng với việc chú
trọng nghiên cứu ứng dụng khoa học. Nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước,
cấp ngành được triển khai tập trung vào những vấn đề cấp thiết của ngành
mang tính thực tế cao. Những tiến bộ trên lĩnh vực này đã giúp đào tạo cho
ngành 230 nghìn lao động trực tiếp có trình độ chuyên môn và khoảng 500
nghìn lao động gián tiếp trên các lĩnh vực.
Đồng thời ngành du lịch không ngừng mở mang giao lưu với các nước trên
thế giới nhằm tăng tình đoàn kết, hợp tác, hữu nghị, xúc tiến thương mại nâng
cao vị trí của nước ta trên trường quốc tế. Hiện nay, du lịch Việt Nam quan hệ
bạn hàng với hươn 1000 hãng du lịch. Trong đó có những hãng lớn của hơn
60 nước, hiệp hội du lịch châu Á – Thái Bình Dương. Nước ta cũng đã ký
hiệp định hợp tác du lịch với nhiều nước, chủ động tham gia hợp tác du lịch
tiểu vùng, liên khu vực….
2, Chính sách xuất khẩu và chính sách nhập khẩu
a, Chính sách xuất khẩu
1.xây dựng mặt hàng xk chủ lực
trong nền thương mại của 1 nc mặt hàng xk thường thành mặt hàng xk chủ
lực,hàng quan trọng và Hngf thứ yếu:
-hàng chủ lực:loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xk do có thị
trg ngoài nc và điều kiện sx trong nc thuận lợi;
-hàng quan trọng: là hàng ko chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xk n đối vs
từng thị trg từng địa phương lại có vị trí quan trọng.
-hàng thứ yếu: gồm nhiều loại kim ngạch của chúng thường nhỏ.
Việc phân loại giúp phát hiện vị trí vtro của từng loại mặt hàng qua đó xđ đc
thị trường tiêu thụ và cách thức để khAI thác tối đa nguồn lực bên trong.bên
ngoài của dn,khai thác n~ yếu tố thuận lợi của từng thị trường để tăng kim
ngạch xk.
Một mặt hàng chủ lực ra đời cần ít nhất 3 yếu tố cơ bản:
+có TT tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh trên TT đó
+có nguồn lực để tổ chức sx và sx với chi phí thấp để thu đc lợi ích trong
buôn bán
+có klg kim ngạch lớn trong tổng số kim ngạch xk của đất nc
2 Gia công xk
Là 1 hình thức xk lđ n là loại lđ dưới dạng đc use tại chỗ,chứ ko phải dạng xk
nhân công ra nc ngoài.
-quan hệ gia công chủ động :nc hoặc người đặt gia côn cung cấp nguyên
liêu /bán thàh phẩm(ko chịu thuế)cho nc/ng gia công.ở đây ko có sự chuyển
giao quyền sở hữu đối với nguyên liệu
-quan hệ gia công thụ động: nguyên liệu /bán thành phẩm đc xuất đi nhằm gia
công chế biến và sau đó nhập thàh phẩm trở lại,trong quan hệ này quyền sở
hữu đối vs nguyên liệu đc chuyển giao.vì vạy khi nhaapk khaaue trở laijcacs
bộ phận giá trọ thwvj tế tăng thêm đều phải chịu thuế quan.
Hình thức gia công xk gồm có giá công sp cnghiep,tiểu thủ cn;xk gia công
chế biến các sp nông nghiệp xk như trồng trọt và chăn nuôi.
3.Đầu tư cho xk
Theo các nhà chuyên môn thì mức tiêu dùng thực tế trong nc đã giảm sút kể
từ năm 2008 do lạm phạt,suy giảm vcaf khủng hoảng kinh tế.nhà nc đang có
chủ trương kích cầu chính là tăng mức tiêu dùng của dân cư nhằm tạo ra tiền
đề cho sự tăng trưởng cuiar nên kte quốc dân tuy nhiên vs nhu cầu có khả
năng thanh toNDS KO NHIÊU do 75% dân cư sống ở nông thôn,nguồn thu
nhập chủ yếu trông cậy vào lượng Hàng nông sản thực phẩm mà giá của nông
sản thực phẩm thô trong nc cung như quốc tế thường hay có biến động.vai trò
đẩy mạnh xk vẫn là hướng trọng điểm nhằm cải thiện mức tổng cung tăng
tăng thu nhập cho nông dân đạt mục tiêu kích cầu đề ra.đầu tư cho xk tạo
động lực cho sự pt,vì vậy nhà nc cần tăng cường các bp khuyến khích đầu tư
nhầm khôi phục thị trg quy mô và tốc độ tăng trg xk
Nguồn vốn đầu tư cho sx hàng xk ở nc ta hiện nay:
-ODA: vốn hỗ trỡ pt chính thức gồm ODA ko hoàn lại và ODA với lãi xuất ưu
đãi,hàm chứa 25% vồn ko hoàn lại.
-FDI: đầu tư trực tiếp nc ngoài
-vồn vay thương mại từ nc ngoài,vồn đầu tư của các cơ quan ngoại giao tổ
chức quốc tế viện trợ nhân đạo.
4.lập các khu chế xuất
Khu chế xuất là 1 lãnh địa cn chuyên môn hóa dành riêng để sx phục vụ
xk,tách khỏi chế độ thương mại và thuế quan của nc sở tại,ở đó áp dụng chế
độ tm tự do.
Lợi ích của khu chế xuất:
-thu hút vốn và công nghệ
-tăng cường khả năng xk tại chỗ
-góp phần giải quyết việc làm cho nlđ
-góp phần làm cho nền kte nc chủ nahnf hòa nhập với nền kte trên thế giới và
ác nc trong khu vực.
5.bảo hiểm đối với xk:
6.tín dụng xk
7.trợ cấp xk
8.chính sách về tỉ giá hối đoái.
9.chính sách hỗ trợ khác
b. chính sách nhập khẩu
nền cn nước ta còn non trẻ rất cần sự bảo hộ của nàh nc thông qua các quy
định và chính sách nhập khẩu hợp lí.gia nhập các tổ chức thương mại khu vực
và TG đòi houir chugn ta phải có chính ách nhập khaaurphair phù hợp với
nguyên tắc chung về chính sách bảo hộ mậu dịch của các tổ chức quốc tế,mở
cửa TT nội địa. Và phải tính đến những thay đổi bất thường của nền kte TT.