Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY TÍN NGƯỠNG THỜ HÙNG VƯƠNG (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ

GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY
TÍN NGƯỠNG THỜ HÙNG VƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
PHÚ THỌ - 2013
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có bề dày lịch sử và văn hoá của dân tộc
mình, chính điều đó quyết định sức sống, sự phát triển của lịch sử và bản sắc
văn hóa của mỗi dân tộc. Dân tộc Việt Nam có bề dày hơn 4000 năm lịch sử.
Trong sâu thẳm của tâm linh, của trí tưởng tượng, người Việt Nam vẫn tin rằng
cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ là khởi nguồn của cộng đồng dân tộc Viêt
Nam, các vua Hùng là người có công dựng nước.
Ở nước ta, thờ cúng Tổ Tiên là một nét văn hoá - tín nguỡng rất riêng của
người Việt: từ tổ tiên của một nhà (hầu như nhà người Việt nào cũng có bàn thờ
ông địa và tổ tiên đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà); tổ tiên một chi họ, một
họ (nhà thờ chi, nhà thờ tộc họ);tổ tiên của một làng, một vùng miền (nhà thờ
các vị “tiền hiền”, “hậu hiền”, tiền khai canh, hậu khai khẩn; nhà thờ tổ làng ở
các đình, miếu của hầu khắp nhiều địa phương trong toàn quốc)… đến tổ tiên
chung của cộng đồng cả nước: Đền Thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại Khu di tích
lịch sử Đền Hùng.
Thờ Tổ Tiên là cảm thức từ tâm khảm của người Việt Nam, nhớ ngày mất
và tổ chức ngày mất (“giỗ”, “giỗ chạp”). Về mặt cổ truyền, ngoài một số vị vua,
ít ai tổ chức mừng sinh nhật hoặc như nét mới của nhiều người hiện nay, nhưng
các gia đình Việt Nam, dù giàu hay nghèo, chưa ai quên cúng cơm cho người
thân đã mất bao giờ. Người Việt Nam thường vẫn coi trọng việc cúng lễ, xây cất
mồ mả của người thân đã mất “sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm”. Ngày
giỗ ông bà, cha mẹ, bao giờ con cháu cũng về tụ họp đông đủ để kính lễ. Chính


vì vậy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng cũng được xem là
tổ chức GiỗTổ Hùng Vương của cả nước:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
Dù ai buôn bán gần xa
2
Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng Ba mùng Mười
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.
Trong cuộc đời của mỗi một người Việt Nam, dù làm gì và sống ở nơi đâu,
ai cũng muốn có lấy một lần trong cuộc đời hành hương về Đền Hùng, thắp một
nén nhang để tưởng nhớ công ơn của Các Vua Hùng và tham dự lễ hội Giỗ Tổ
Hùng Vương. Có lẽ trên thế giới, chưa có nơi nào cả nước lại có tín ngưỡng thờ
Tổ Tiên chung – các Vua Hùng như dân tộc Việt Nam.
Nhân loại cũng có cuộc hành hương mang tính tâm linh về cội nguồn của
các đức tin tôn giáo như: Tín đồ Phật tử muốn sang Tây Trúc, nơi lấy kinh Phật;
những người theo đạo Thiên Chúa muốn đến Jerusalem – nơi có mộ chúa;
những người theo đạo Hồi thì hành hương đến Lamecque ở Ả-Rập – Thánh địa
của đạo Hồi.
Đền Hùng của người Việt Nam là nơi thờ Tổ Tiên chung của dân tộc Việt
Nam. Các Vua Hùng là những tiền nhân có công dựng nước. Sự tử là để sự sinh,
sự vong là để sự tồn. Hùng Vương trong quá khứ là sự thật lịch sử, để Hùng
Vương trong ý thức thế hệ con cháu Vua Hùng vẫn chỉ là một. Người Việt thờ
các Vua Hùng chính là để tôn vinh dân tộc mình. Các ngôi đền thờ Hùng Vương
trên núi Nghĩa Lĩnh là sản phẩm hữu hình của tín ngưỡng Hùng Vương – những
người có công với nước. Đền Hùng không phải gốc của một tôn giáo, Các Vua
Hùng không phải là giáo chủ, người Việt Nam thờ Hùng Vương không có học
thuyết và cũng không có tổ chức giáo hội truyền bá. Vậy mà hàng ngàn đời nay,
người Việt vẫn hành hương về Đền Hùng. Đền Hùng là biểu tượng cội nguồn, là
hiện thân của những người khai sáng ra đất nước và dân tộc ta, là đạo lí truyền

thống của dân tộc. Các Vua Hùng không phải là những ông thánh nào vô hình,
ngoài trái đất, ngoài dân tộc, mà rất thật trong lịch sử, rất gần gũi và cũng rất
linh thiêng, huyền diệu. Điểm lại tiến trình lịch sử hơn bốn ngàn năm của dân
tộc: thế kỉ thứ III trước Công Nguyên, người anh hùng Thục Phán dựng nước Âu
Lạc – đó là thời đại tiếp nối thời đại Hùng Vương, các thế hệ cháu con của Các
3
Vua Hùng đã phải chống trả các cuộc xâm lăng phương Bắc. Chiến tích của
cuộc chiến tranh chống xâm lược đó, đã để lại một Cổ Loa lịch sử cho đến tận
hôm nay. Sau đó lịch sử của dân tộc ta phải trải qua đại họa của đêm trường
“Bắc thuộc và chống Bắc thuộc” kéo dài hơn một nghìn năm. Đấy là thời kì đen
tối nhưng cũng rất anh hùng của dân tộc. Để bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng đã
có hàng nghìn năm, trước sự thống trị và đồng hoá của ngoại bang, người Việt
đã anh dũng đứng lên chiến đấu để bảo vệ những thành quả dựng nước của cha
anh. Ngay từ những năm 40 – 43 đầu Công Nguyên, Hai Bà Trưng từng đọc lời
thề “Sông Hát”:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”
Còn nhiều cuộc khởi nghĩa khác trong suốt thời kì “Bắc thuộc”, tuy không
mấy cuộc khởi nghĩa giành quyền làm chủ đất nước được lâu dài, nhưng đấy là
những tiếng sấm trong đêm đông báo hiệu mùa xuân của đất nước, là chứa chất
hơn một nghìn năm nung nấu ý chí báo quốc phục thù của người Việt. Để đến
thế kỉ thứ X, lịch sử sang trang, đánh dấu một kỉ nguyên mở đầu cho các kỉ
nguyên độc lập tự chủ. Từ thế kỉ X đến nay, dân tộc ta đã tiếp nối mười thế kỉ
dựng nước và giữ nước. Mười thế kỉ vừa qua đó là mười thế kỉ quyết tâm giữ
nước mạnh để dựng nước yên.Thời gian dựng nước trong mười thế kỉ đó dài hơn
thời gian giữ nước, nhưng hầu như chưa một thế kỉ nào dân tộc ta được sống
trọn vẹn trong hoà bình, thế kỉ nào cũng chứa đựng chiến tuyến và xông trận để
bảo vệ tổ quốc.
Một dân tộc chịu nhiều vất vả bởi thiên tai, lũ lụt, nhiều mất mát bởi chống
giặc ngoại xâm, để có được độc lập, tự do,để có được cơm no, áo ấm, người Việt

đánh đổi điều đó bằng mồ hôi, máu và nước mắt của những người thân yêu nhất
trong gia đình và dòng họ. Vì thế, tính biết ơn và lòng chung thuỷ đã trở thành
truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”. Điều đó để chúng ta hiểu vì sao hầu như trong mỗi một gia
4
đình Việt Nam đều có bàn thờ gia tiên, trong các làng xã Việt Nam đều có thành
hoàng làng, trong nước có Tổ nước – Các Vua Hùng.
Nhân ngày giỗ tổ Vua Hùng năm 1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng – khi
đó cũng đã có những suy nghĩ rất đặc sắc về một phương diện độc đáo trong nội
dung chung, và giá trị lớn của nền văn hoá dân tộc, là:
“Từ lòng biết ơn, đến sự tôn kính các thế hệ tiền nhân và tổ tiên gia đình
dòng họ, dân tộc ta đã phát triển hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần ấy thành
một đạo lí và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, là tín ngưỡng và phụng thờ một tổ tiên
chung của toàn dân tộc: Các Vua Hùng.”
Đền Hùng là tiêu điểm, là cơ sở vật chất (vật thể) chủ yếu để thể hiện và
biểu đạt loại hình hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc sắc và độc đáo ấy.
Ngày nay, chúng ta thấy chủ đề, và cả cấu trúc thờ Hùng Vương (và các nhân
thần thời Hùng) đang có ở nhiều nơi trên đất nước, nhưng Đền Hùng (Phú Thọ)
luôn được coi là nơi duy nhất đầu tiên thờ phụng Vua Hùng của cả nước, trong
cả một quá trình lịch sử lâu dài. Đây là điểm thiêng liêng trong tâm thức, và tâm
linh của người Việt Nam từ bao đời nay.Đây cũng là nơi được rất đông người
lựa chọn làm điểm đến, qua nhiều thế kỉ hành hương và thăm viếng.Quanh năm,
có hàng chục vạn lượt người trong nước và quốc tế tới Đền Hùng.Chỉ riêng dịp
“Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” thường niên, lượng người “trẩy hội Đền Hùng”
cũng đạt tới con số tương đương như thế.
Trong quá trình lịch sử lâu dài, từ xưa tới nay, Đền Hùng luôn được các
Nhà nước Việt Nam quan tâm, chú ý. Các nhà nước Việt Nam từ thời đại phong
kiến độc lập đã có những quan tâm xây dựng, tôn tạo, tu bổ Đền Hùng: thời nhà
Lê đã ghi chép ngọc phả, cấp sắc cho Đền Hùng, ban lệnh chỉ cho dân sở tại
“trưởng tạo lệ” với những ân tứ, quyền lợi được hưởng giành cho việc thờ tự

Các Vua Hùng. Thời nhà Nguyễn, triều đình (nhà nước) quan tâm đến việc cấp
kinh phí tu bổ, tôn tạo nhiều lần, định lệ về ngày giỗ tổ vào mùng 10 tháng 3
hàng năm và nghi thức cúng lễ, đưa việc thờ Các Vua Hùng vào thờ ở miếu
“Lịch đại đế vương” trong kinh thành Huế. Ở thời hiện đại, sự quan tâm, chú ý
5
đó càng cao hơn bao giờ hết. Ngày 8/2/1984, Chính phủ - khi ấy là Hội đồng bộ
trưởng – đã phê duyệt “Dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích Đền Hùng”, với số
vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỉ đồng. Từng bước, liên tục từ năm 1994 tới nay,
những nguồn kinh phí lớn đã được cung cấp để tu bổ, tôn tạo, nhiều công trình,
hạng mục trong và ngoài dự án ấy.
Việc làm sáng tỏ những yếu tố cội nguồn làm nền tảng nảy sinh Đền Hùng
và tín ngưỡng Hùng Vương là việc cần thiết, có nhiều ư nghĩa thực tiễn, cũng
như là ý nghĩa khoa học, giúp cho chúng ta hiểu không chỉ về tín ngưỡng Hùng
Vương trong đời sống tinh thần dân tộc, mà còn hiểu vì sao Đền Hùng phát triển
trong tiến trình lịch sử.
Mặc dù, cho tới nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tín
ngưỡng Hùng Vương, tuy nhiên chưa có một đề tài nào nghiên cứu về giải pháp
nhằm bảo tồn và phát triển tín ngưỡng Hùng Vương một cách toàn diện, hệ
thống. Vì vậy chúng em mạnh dạn lưa chọn đề tài “Giải pháp nhằm bảo tồn,
phát huy tín ngưỡng thờ Hùng Vương” làm đề tài nghiên cứu khoa học của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều tài liệu, sách báo, các cuộc chuyên đề hội thảo bàn về tín
ngưỡng Hùng Vương.
Cuốn “Thần người và Đất Việt”, (2006) của Tạ Chí Đại Trường là một công
trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Ông nhấn mạnh lên các sự liên tục văn
hoá, để thấu hiểu, bên trên sự hỗn độn của các dữ kiện thần thoại, hiện tượng tín
ngưỡng trong tính đơn nhất, sống động của nó, như là một hoạt động văn hoá
dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự nghiên cứu của ông là một nghiên cứu các
sự thay đổi: tín ngưỡng tôn giáo chuyển hoá hơn là tan biến, với những thay đổi

nghi thức phụng thờ đi đôi với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền, với những
niềm tin mới xuất phát từ sự gặp gỡ với những văn hoá ngoại lai. Tác giả đã
giúp chúng ta thực hiện một cuộc hành trình đi tìm lại diện mạo các thần linh
6
trên đất Việt từ thời tối cổ cho đến thời hiện đại, qua đó mà hiểu thêm diễn biến
của tín ngưỡng thờ thần của dân tộc ta.
Thạc sĩ Lưu Thị Minh Toàn – cử nhân văn hoá – trưởng phòng quản lý di
tích bảo tàng khu di tích lịch sử Đền Hùng có đề tài “Nghiên cứu tín ngưỡng
Hùng Vương tại các di tích tiêu biểu trong cả nước” (2010). Đề tài đã làm rõ giá
trị và ý nghĩa của tín ngưỡng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử dân tộc, góp
phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam. Góp phần
chuẩn hoá nội dung và nghi thức thờ Hùng Vương tại các di tích trong cả nước.
Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã có bài nghiên cứu về “ Tín ngưỡng thờ
Hùng Vương”. Bài viết có tiêu đề: "Căn bản triết lý đền Hùng và giỗ Tổ Vua
Hùng".Bài viết đã đề cập đến việc người Việt Nam đã đi từ sự tôn thờ tổ tiên gia
đình, dòng họ mình đến chỗ tôn thờ Tổ Hùng cả nước, tìm đến cội nguồn uyên
nguyên trong sáng và bản tính đồng nhiên của con người, là sự tôn thờ một thời
đại tôn trọng quyền con người, quyền của người dân, là sự bình đẳng, bình
quyền trai gái, giàu nghèo, rất ít tôn ti đẳng cấp.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang (Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam) đã có
bài nghiên cứu về “Vai trò, giá trị của việc phụng thờ các Vua Hùng trong đời
sống đương đại”(2011) .Bài nghiên cứu cho thấy việc phụng thờ các vua Hùng
vẫn đáp ứng được vai trò thoả mãn nhu cầu tâm linh, biểu hiện giá trị xã hội của
cộng đồng, nơi gìn giữ và lưu trữ những giá trị văn hoá dân gian. Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương còn mang trong mình tính hội nhập xã hội trong đời sống
đương đại.
Phó trưởng phòng Văn học, Cục Văn hoá cơ sở Lê Thị Hồng Phúc có bài
nghiên cứu về “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương tìm hiểu sự thờ cúng và phát huy
giá trị trong bối cảnh toàn cầu hoá” (2011). Bài viết đề cập đến tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên và nét độc đáo của tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong tài sản văn

hoá dân tộc.
7
PGS.TS Đặng Việt Bích nghiên cứu viên cao cấp Viện Văn hoá và nghệ
thuật Việt Nam (VICAS) đã có bài tham luận về “Hùng Vương với sự hình
thành người Việt tục thờ cúng Hùng Vương” (2011).
Hội thảo về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại – nghiên
cứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam với sự góp mặt của 138
nhà khoa học với 130 bản tham luận. Bài tham luận của tiến sĩ Lê Thị Minh Lý
nêu rõ về vấn đề phát triển du lịch từ “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương”.
Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều tài liệu và các công trình
nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Hùng Vương, nhưng rõ ràng chưa có một công
trình chuyên sâu nào tập trung vào vấn đề giải pháp bảo tồn và phát huy tín
ngưỡng thờ Hùng Vương. Những tài liệu trên là những tài liệu cơ bản, rất có giá
trị trong quá trình nghiên cứu, gợi ý những vấn đề chưa được giải quyết để
chúng em thực hiện đề tài: “Giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ
Hùng Vương”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương
- Phạm vi: Địa bàn tỉnh Phú Thọ
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
+ Làm rõ giá trị của tín ngưỡng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử dân tộc.
+ Trên cơ sở đó đề tài bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và
phát triển tín ngưỡng thờ Hùng Vương. Đồng thời qua đó lưu giữ, kế thừa và
phát huy những nét đẹp văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh người Việt.
- Nhiệm vụ:
+ Tập hợp, phân tích tư liệu nhằm làm sáng tỏ và khẳng định giá trị của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong đời
sống tinh thần của người dân Phú Thọ nói riêng và người dân đất Việt nói

chung.
8
+ Đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triển tín ngưỡng thờ Hùng
Vương.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên ngành:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Đây là phương pháp được thực hiện
trong quá trình thực hiện đề tài. Bởi lẽ tín ngưỡng thờ Hùng Vương tồn tại dưới
dạng thức các nghi lễ.
+ Phương pháp lịch sử - lôgic: Nghiên cứu vấn đề theo tiến trình thời gian
của lịch sử.
- Bên cạnh đó, để hoàn thành đề tài này, chúng em đã sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp. Từ những tư liệu chúng em thu thập được, chúng em có lựa
chọn thông tin chính xác, phân tích, đánh giá đảm bảo tính khoa học của đề tài.
- Ngoài ra, chúng em còn sử dụng phương pháp liên nghành như phương
pháp điền dã, dân tộc học.
6. Giới thiệu cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
1.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
1.2. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Chương 2: Lịch sử hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương
2.1. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trước thế kỉ XV
2.2. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ thế kỉ XV đến nay
2.3. Thống kê các di tích tiêu biểu thờ Hùng Vương trong cả nước
Chương 3: Phát triển tín ngưỡng Hùng Vương trong đời sống văn hoá tinh
thần của người Việt Nam thời hiện đại
3.1. Ở khu vực Đền Hùng
3.2. Ở bình diện quốc gia

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG
VƯƠNG
9
1.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
1.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Phong tục thờ cúng tổ tiên xuất hiện từ xa xưa của lịch sử nhân loại, đã từng
tồn tại ở nhiều châu lục và nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…
Ở nước ta, tín ngưỡng này tồn tại ở tất cả các thành phần dân tộc và thu hút hầu
như 100% dân cư. Dù là tín đồ tôn giáo nào, Cao Đài hay Hoà Hảo, Phật giáo
hay Khổng giáo, đã là người dân gốc Việt họ đều hướng về vùng đất Tổ - cội
nguồn của dân tộc đều coi trọng tổ tiên những người đã có công sinh thành và
dưỡng dục chúng ta nên người.
Đã bao nhiêu thế kỉ trôi qua nhưng người Việt Nam dù ở phương trời nào
từ Bắc đến Nam, dù trong nước hay xa xứ vẫn luôn hướng về vùng đất Tổ và coi
đó là quê hương xứ sở của cả cộng đồng. Nhiều người đẫ không tiếc công sức,
tiền của, chẳng ngại xa xôi, vất vả hành hương về với Đền Hùng để thắp nén
nhang tri ân, tưởng nhớ tới tổ tiên của mình.Tín ngưỡng này trở thành tâm thức
của mỗi người dân đất Việt hương tới một đạo lý, truyền thống đạo đức cao đẹp
“Uống nước nhớ nguồn” của cả dân tộc.
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng phổ biến, một nét sinh hoạt văn hoá tinh
thần đặc sắc và là một phong tục truyền thống đẹp của người dân Việt Nam.
Chính điều đó đã tạo nên một sự khác biệt căn bản về văn hoá giữa Việt Nam và
văn hoá các quốc gia phương Tây. Nơi mà đời sống tinh thần của con người chủ
yếu hướng về Thiên Chúa giáo hay các quốc gia Arập mà Hồi giáo là quốc giáo.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiên của
một người chính là những người cùng huyết thống như cụ, kị, ông, bà, cha,
mẹ… đã mất. Thờ cúng tổ tiên chính là thờ cúng cụ kị, ông bà, cha mẹ những
người đã mất đó với niềm tin là họ sẽ giúp đỡ và phù hộ cho những người đang
sống. Đây là một tín ngưỡng có từ thời nguyên thuỷ bắt nguồn từ niềm tin của
mỗi ngưòi đều có hai phần thể xác và linh hồn.Khi thể xác mất đi nhưng linh

10
hồn vẫn tồn tại.Vì vậy, linh hồn sẽ che chở, bảo vệ cho những người thân trong
gia đình và tục thờ cúng những người đã mất xuất hiện từ đó.
Tục thờ cúng tổ tiên trong một nhà, người Việt mở rộng tục thờ tổ tiên của
một chi họ, một họ, tổ tiên của một làng, một vùng miền đến tổ tiên chung của
cộng đồng cả nước: Quốc Tổ.
Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là một tín ngưỡng có sức sống lâu bền, có gốc
rễ sâu xa trong cộng đồng người Việt, nó phát triển theo chiều dài lịch sử của đất
nước. Ở nhiều chặng đường khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau và đối với
mỗi người tín ngưỡng này được nhìn nhận một cách không giống nhau.
Đã có lúc, thờ cúng tổ tiên được coi là loại hình “mê tín dị đoan” nhưng
trong đời sống đương đại ngày nay nó lại trỗi dậy để chứng minh sức sống
trường tồn của nó trong lòng dân tộc.
Tuy nhiên, khái niệm thờ cúng tổ tiên, đang có nhiều ý kiến khác nhau.Một
số người cho rằng, thờ cúng tổ tiên là một phong tục, một tín ngưỡng.Như tác
giả Toan Ánh có viết “Thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo. Thờ phụng
tổ tiên do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kị
đã khuất [4;22].Còn giáo sư Hà Đình Cầu lại cho rằng “Việc thờ cúng tổ tiên
không phải là một tôn giáo mà là một luật tục” [4;5].
Ở nước ta, mỗi miền lại có cách gọi khác nhau về tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên. Trong khi ở miền Nam, nhiều người đều gọi chung với cái tên đạo Ông Bà,
thì ở miền Bắc lại gọi là đạo thờ Tổ tiên. Tuy nhiên đạo ở đây không phải là tôn
giáo như đạo Phật, đạo Hồi… mà đạo ở đây chính là đạo lý làm người, đạo lý
làm con, đạo hiếu nghĩa, đạo của truyền thống đạo đức cao đẹp “Chim có tổ,
người có tông”.
Nhưng học giả Đặng Nghiêm Vạn lại cho rằng thờ cúng tổ tiên là mộttôn
giáo nằm trong hệ thống tôn giáo dân tộc. Ông khẳng định “Thờ cúng tổ tiên là
một tôn giáo chính thống của người Việt Nam, tuy nó không có tổ chức chặt chẽ,
nhưng dường như toàn bộ cộng đồng quan niệm tiến hành các lễ thức giống
11

nhau và là tâm linh chủ yếu của cộng đồng, là lực hút các yếu tố ngoại sinh hay
là những yếu tố ra nhập vào các tôn giáo khác” [30;29].
Bên cạnh đó lại có nhiều ý kiến khác, cho rằng thờ cúng tổ tiên là một loại
hình tín ngưỡng, hay tín ngưỡng dân gian. Tác giả Huyền Giang lý giải: “Từ xa
xưa rõ ràng thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng sâu sắc của người Việt… Nhưng
từ đó, chưa thể nói rằng thờ cúng tổ tiên là một thứ tôn giáo của người Việt.
Thoạt nhìn có thể coi là tôn giáo, vì hầu hết các nhà đều có bàn thờ, đều làm
nghi thức thờ cúng trang trọng và thành kính, nghĩa là có những dấu hiệu của
tôn giáo, nhưng đó chưa phải là tôn giáo hiểu theo nghĩa chặt chẽ của khái
niệm này. Thờ cúng tổ tiên không có những giáo lý thống nhất, cũng không có
giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như thường thấy ở các tôn giáo khác”
[22;149].
Như vậy, dù có quan niệm như thế nào về thờ cúng tổ tiên như một tôn
giáo, một tín ngưỡng, một phong tục, hay luật tục thì thờ cúng tổ tiên vẫn mãi là
truyền thống, một nét văn hoá đẹp trong đời sống tinh thần của người dân đất
Việt.
1.1.2. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Cho đến nay, việc xác định thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
chưa có sự thống nhất. Tuy vậy, nhiều người cho rằng, cơ sơ quan trọng đầu tiên
cho việc hình thành bất kì tín ngưỡng nào cũng đều xuất phát từ quan niệm tâm
linh của con người. Khi xuất hiện xã hội loài người là thời gian bắt đầu hình
thành tín ngưỡng, tuy chỉ là hình thức tín ngưỡng sơ khai, gắn với tổ chức thị
tộc. Mỗi tổ chức thị tộc có những hình thức thờ cúng riêng với các tập tục thờ
cúng vật thiêng được coi là tổ tiên của thị tộc đó. Dân tộc Việt Nam cổ đại đã
chọn con chim lạc vốn là tô tem của một bộ phận cư dân miền núi làm tô tem
của mình. Cũng như dân tộc Hoa của Trung Quốc chọn con chim huyền điểu
làm vật tổ của mình. Càng dần về sau, khi xã hội phát triển, con người có những
nhận thức mới, người ta coi sự chết không phải là hết mà là sự tiếp nối của một
12
cuộc sống ở thế giới khác, và con người có thế giới bên kia, có thiên đàng – địa

ngục.
Con người ngoài phần thể xác còn có cả linh hồn. Khi con người chết đi,
linh hồn vẫn tồn tại ở thế giới bên kia và linh hồn cũng có nhu cầu sinh hoạt như
ở thế giới bên này của người còn sống. Vì vậy, chúng ta thấy xuất hiện hình thức
chôn cùng người chết những vật dụng sinh hoạt cá nhân như rìu, giáo, thuổng,
khoá, thắt lưng, vòng tay, khuyên tai… Hiện tượng chôn hiện vật theo người
chết không chỉ đơn thuần là phản ánh quan niệm tín ngưỡng của người đương
thời mà còn phản ánh cả sự phân chia giai tầng trong xã hội và ngoài ra phản
ánh nghề nghiệp của chủ nhân người chết. Cùng với sự phát triển của xã hội
hiện đại, người ta không chon cho người chết những vật dụng, đồ dùng tuỳ tang
nữa mà thay vào đó là việc đốt vàng mã với những mô hình về dụng cụ sản xuất,
dụng cụ sinh hoạt bằng giấy như tiền, vàng, ti vi, xe máy và hiện đại hơn là
những mô hình biệt thự, máy bay làm giống y đồ thật. Điều này thể hiện mong
muốn của người sống luôn muốn cho người chết có một cuộc sống như trên cõi
trần. Dần dần việc thờ cúng tổ tiên trở thành một tín ngưỡng chung của cả dân
tộc.
Nguồn gốc thứ hai dẫn đến sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính
là gắn với vai trò của người đàn ông trong gia đình.Trong thời kì công xã thị tộc,
đặc biệt là thời kì công xã thị tộc phụ hệ, những gia đình hạt nhân đã được hình
thành. Ở đó, người đàn ông nắm vai trò quản lý mọi công việc gia đình từ săn
bắt, hái lượm, trồng trọt để mang lại những thu nhập từ vật chất duy trì sự sống
của cả gia đình. Người vợ và người con tuyệt đối phục tùng và tôn trọng quyền
uy của người đàn ông. Và sau đó những đứa con mang họ cha ra đời, đặc biệt là
con trai lại kế tục ý thức về uy quyền của người đàn ông trong gia đình đó. Từ
đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời.
Thêm vào đó, sau hơn 1000 năm Bắc thuộc cùng với những chính sách
đồng hoá về văn hoá của người Hán, văn hoá Hán cũng xâm nhập vào nước ta.
Việc tiếp thu tư tuởng Nho giáo của Khổng Tử từ Trung Hoa đã tác động đến tư
13
tưởng của người dân Việt trong việc đề cao chữ hiếu, nghĩa. Nho giáo đề cao

chữ hiếu nghĩa với quan niệm: Trung với vua, hiếu với cha mẹ là cùng một gốc.
Chữ hiếu được đề cao từ trong gia đình đến xã hội với ý nghĩa con cái mang ơn
công sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ. Và với ý nghĩa đó, người con có nghĩa
vụ báo đáp công sinh thành giáo dưỡng bằng hình thức phụng dưỡng cha mẹ khi
còn sống và thờ cúng cha mẹ khi họ qua đời.Và cứ như thế, đời này qua đời
khác, tục thờ cúng tổ tiên ra đời và phát triển thành tín ngưỡng đi sâu vào tâm
thức của mỗi người.
Ngoài nhu cầu tâm linh của con người được đáp ứng qua các hình thức tín
ngưỡng, tôn giáo, tục thờ tổ tiên còn là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu
cầu hướng về cội nguồn của gia đình và dân tộc. “Thờ cúng tổ tiên là sự tiếp nối
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai” [11;75].
Tuy nhiên, hình thức thờ cúng tổ tiên ở mỗi nơi một khác, mỗi giai đoạn
lịch sử lại có sắc thái riêng. Nghĩa là, hình thức của nó đa dạng, muôn vẻ với
nhiều biến thể để đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng của con người không chỉ ở
Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn xuất hiện ở các quốc gia láng giềng
như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Nhưng ở mỗi quốc gia, tín ngưỡng này lại
mang những màu sắc riêng biệt.
Ở Ấn Độ, người Ấn Độ theo đạo Balamôn, thờ cúng tổ tiên nhằm làm cho
người chết được lên trời, trở thành bất tử. Nhưng những người theo Ấn Độ giáo
ở nước này lại quan niệm “khi chết sẽ có sự phán xét của Yama, nếu con cháu
thờ cúng thì người chết sẽ được lên trời chứ không phải xuống địa ngục”
[11;76].
Còn ở Trung Quốc, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng có vị trí quan trọng
nhất.Tín ngưỡng này, giữ vai trò trung tâm trong đời sống tinh thần của đa số
dân cư.Mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trung tâm trong ngôi
nhà.Và hàng năm cứ đến ngày giỗ, tết, đại diện mỗi gia đình sẽ chịu trách nhiệm
chủ trì nghi thức thờ cúng.
14
Ở Việt Nam, có giả thiết cho rằng “sự thờ cúng tổ tiên lúc đầu được cử
hành ở người Hán, rồi lan dần ra người Việt và đến một thời điểm nào đó, nó

trở thành một phong tục phổ biến trong người Việt” [6;16].Thờ cúng tổ tiên từ
chỗ được du nhập từ bên ngoài vào nhưng dần dần trở thành một tập tục không
thể thiếu trong đời sống tinh thần và văn hoá Việt.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã hình thành và phát
triển trên cơ sở quan niệm tâm linh cũng như trên nền tảng kinh tế - xã hội – tư
tưởng khá bền vững.Những yếu tố tâm linh có tính chất bản địa và mộc mạc
được thể chế hoá, hợp pháp hoá nhờ hệ tư tưởng Nho giáo và trên cơ sở lòng tin
của quần chúng nhân dân.Vì vậy, tín ngưỡng này được bảo tồn qua suốt tiến
trình lịch sử và biến đổi phù hợp với đời sống xã hội đương thời.
1.1.3.Nét độc dáo của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
15
Thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng đặc thù của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam.
Tín ngưỡng này được coi là dạng thức đặc biệt về vũ trụ quan và nhân sinh
quan của con người từ thời tiền sử, từ sùng bái những hiện tượng tự nhiên, sùng
bái loài vật đến sùng bái và thờ cúng những người đã mất.
Cơ sở quan trọng nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đức tin về sự
tồn tại bất diệt của thế giới hồn linh, đặc biệt là sự tồn tại và quyền năng của linh
hồn những người đã mất có quan hệ huyết thống với những người đang sống.
Ở Việt Nam, từ hàng ngàn năm nay, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên vẫn đã và
đang được coi là một yếu tố hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi
người và mỗi gia đình, mỗi dòng tộc. Hình thức cơ bản của tín ngưỡng này là
việc lập bàn thờ tại mỗi gia đình, tại nhà thờ của mỗi dòng họ và thực hành
những nghi lễ thờ cúng trong mọi chu kỳ của đời người như: trưởng thành, cưới
xin, tang ma…cùng mọi chu kỳ tự nhiên như đón năm mới. Nghi lễ thờ cúng tổ
tiên còn trở thành một hoạt động thường nhật không thể thiếu nhằm có thêm
được sự ủng hộ, sự may mắn như khi bắt đầu làm một công việc gì đó như xây
dựng, sản xuất, chữa bệnh, học hành thi cử, mua bán…với mong muốn giảm bớt
sự thiếu may mắn, hoặc chia vui, cảm ơn linh hồn người đã mất đã góp phần tạo
lập những kết quả, những sự thành công…Như vậy, đối với người Việt Nam, tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên không phải là tôn giáo mà là một tập tục truyền thống,
một đạo lý cơ bản của mỗi người và mỗi gia đình.
Trong xã hội truyền thống ở việt Nam, do những đặc thù về địa- chính trị
và địa- văn hóa, từ hàng nghìn năm nay, làng là đơn vị hành chính cơ sở có vai
trò hết sức quan yếu trong việc sáng tạo, bảo giữ và lưu truyền những bản săc
văn hóa truyền thống .
16
Với tư cách là một đơn vị cộng sinh và cộng cảm, từ tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên theo quan hệ huyết thống của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc, cộng đồng làng
xã còn tạo nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cả cộng đồng làng xã- của tất cả
những người có mối quan hệ phi huyết thống và huyết thống, sống chung trên
một địa bàn và đối tượng thờ cúng của cộng đồng làng không phải và không chỉ
là những người trực tiếp sinh ra họ mà là những nhân vật được toàn thể cộng
đồng thừa nhận và suy tôn thành Thành hoàng.
Trong số này, có thiên thần và nhân thần- những danh nhân lịch sử, danh
nhân văn hóa, những anh hùng có công dựng nước và giữ nước hoặc nhân vật có
thật trong lịch sử có công lập làng, truyền nghề…Đồng thời, cũng có không ít
thành hoàng làng là các biểu tượng được xây dựng từ huyền thoại, huyền tích,
được cộng đồng gán ghép và xây dựng thành những nhân vật siêu phàm, thành
những biểu tượng văn hóacủa cộng đồng mang những đặc trưng của địa phương
về cả tự nhiên lẫn xã hội. Những biểu tượng văn hóa này còn được hiện thực
hóa, vật chất hóa cho phù hợp với những đặc trựng về điều kiện tự nhiên và đặc
điểm xã hội của cộng đồng như có ngày sinh, ngày mất cụ thể để tổ chức cúng
giỗ hàng năm và các nghi thức tưởng niệm khác.
Thành hoàng được thờ cúng tại Đình làng, ngôi nhà thờ chung của cộng
đồng, có quy mô vượt trội so với các nhà thờ tổ tiên riêng của các tộc họ, nơi
thực hành những nghi thức thờ cúng chung và đồng thời là nơi tổ chức nhiều
hoạt động có tính văn hóa xã hội khác của cộng đồng làng xã.
17
Mục đích cơ bản của việc thờ cúng thành hoàng là tỏ lòng ngưỡng mộ, ghi

tạc công ơn của cộng đồng đối với công lao của những đối tượng được thờ
phụng; đồng thời, cầu mong sự phù hộ, trợ giúp cho toàn thể cộng đồng hoặc
các thành viên thực hành những nghi thức này. Do quy mô của Đình, Đền và cấp
độ của các đối tượng được thờ phụng, không như việc tổ chức tại các gia đình,
nghi thức và cách thức tổ chức thờ cúng tại cộng đồng tuân thủ theo những quy
ước nghiêm ngặt, chặt chẽ, được kết hợp với việc tổ chức hội làng, một sinh
hoạt văn hóa cộng đồng mang đâm nét dân gian, thể hiện những bản sắc văn hóa
độc đáo của từng địa phương.
1.1.4. Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến giai
đoạn hiện nay thể hiện sức sống, sự trường tồn của nó trong đời sống tâm linh
người Việt đương đại. Nó đã bén rễ ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân
ta từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên lại có sức sống lâu bền trong đời sống của cộng đồng người Việt
như vậy mà chính tín ngưỡng này mang một ý nghĩa, một giá trị văn hoá tinh
thần sâu sắc.
Trước tiên, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện ở sự khơi dậy
lòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên, hoà thuận với anh em, có trách nhiệm với
cộng đồng huyết tộc, cộng đồng làng xóm và cả cộng đồng xã hội. Trong mỗi
gia đình người Việt, bàn thờ tổ tiên được đặt ngay ngắn ở vị trí trang trọng nhất,
gian chính của ngôi nhà. Với lòng thành kính ông bà cha mẹ, vào những ngày
giỗ hay ngày tết, hay đôi khi chỉ là ngày rằm, ngày đầu tháng, mỗi gia đình đều
sắm mâm cơm, mâm hoa quả thắp nén hương thơm gọi các cụ về chung vui.
Trong những ngày giỗ, ngày tết… anh em, con cháu dù xa hay gần, giàu hay
nghèo đều cố gắng về quây quần bên nhau để ôn lại công lao của bố mẹ, ông bà
đã giáo dưỡng mình. Và đối với những người đang sống, sự trưởng thành của họ
hôm nay cũng chính là nhờ sự phù hộ của tổ tiên. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa kế
18
tục, đó là nhân dịp này toàn thể gia đình có dịp hàn huyên tâm sự nhằm giải toả
những vướng mắc, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

Ngoài thoả mãn nhu cầu tâm linh của con người, thờ cúng tổ tiên còn là
biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về cội nguồn của gia đình và
dân tộc. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu không chỉ dừng lại ở ý thức,
giáo dục đạo đức mà dần dần đã trở thành những nghi thức, tập tục, khuôn mẫu
thường xuyên nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá khứ, hiện đại và tương
lai, với anh em, hàng xóm và xã hội…
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu tâm
linh dân dã, sâu sắc, đơn giản và bền vững người dân. Bởi vì khác với tôn giáo
khác, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng không có một giáo lý nghiêm ngặt, không
hề có giáo chủ hay thánh đường nguy nga lộng lẫy và cũng không hề hứa hẹn gì
lên thiên đàng hay sẽ trừng phạt xuống điạ ngục. Mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
chỉ nhắc nhở, động viên, khuyên dạy con cháu sống sao cho có trên có dưới, làm
tròn đạo hiếu với người còn sống cũng như những người đã khuất. Có như vậy,
người đang sống cũng thấy yên tâm và người đã khuất cũng cảm thấy được an ủi
phần nào. Và mối quan hệ gắn bó trong tiềm thức giữa những người sống ở
dương gian với những người sống ở thế giới bên kia chính là đức tin cao đẹp,
truyền thống đạo đức trong cộng đồng người Việt.
Thờ cúng tổ tiên ở một mức độ nào đó là một nét đẹp văn hoá dân tộc.Nó
không chỉ củng cố quan hệ truyền thống trong gia đình, dòng họ mà còn khẳng
định tính cộng đồng làng xã, bảo đảm ổn định cho cả dân tộc.
Thông qua nghi thức thờ cúng tổ tiên, người Việt gửi gắm tình cảm sâu
đậm trong đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và vì “Cây có gốc mới nở cành
xanh ngọn”, “Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” từ đó củng cố thêm lòng
hiếu thảo vốn là giá trị đạo đức truyền thống của người Việt.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường cũng như quá trình
toàn cầu hoá kinh tế, sự giao lưu thâm nhập của các yếu tố văn hoá ngoại bang
là điều khó tránh khỏi và đây trở thành một thách thức của thời đại. Vấn đề là ở
19
chỗ cần phải duy trì, phát huy những yếu tố tích cực, tiếp thu văn minh của nhân
loại. Nhưng đồng thời phải loại bỏ những yếu tố tiêu cực, làm băng hoại đi giá

trị truyền thống văn hoá dân tộc. Sự phục hồi và phát triển của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên trong những năm gần đây, phản ánh nhu cầu của đại đa số nhân dân
muốn bảo lưu, giữ gìn những truyền thống văn hoá tốt đẹp của ông cha, và rất có
thể là điểm tựa để chống lại sự xâm lăng văn hoá từ bên ngoài đang có nguy cơ
làm sói mòn bản sắc văn hoá dân tộc.
Với những ý nghĩa to lớn không chỉ trên lĩnh vực văn hoá tinh thần mà còn
có ý nghĩa văn hoá to lớn về lịch sử - xã hội như truyền thống đoàn kết, ý thức
cộng đồng, lòng hiếu thảo, ham học tập và yêu quê hương, đất nước… Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cần được bảo tồn và phát huy một cách có hiệu quả.
Nhưng bên cạnh những yếu tố tích cực, hiện nay tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
đang có dấu hiệu tiêu cực như: phô trương về tiền tài, danh vọng, địa vị, gây
chia rẽ, bè phái trong cộng đồng. Hiện tượng ấy, gây không ít lãng phí, phiền
toái, làm biến dạng ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nó.Hiện tượng này cần được
hạn chế, xoá bỏ để tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với ý nghĩa thiêng liêng là nét
đẹp trong văn hoá Việt.
Như vậy, hướng về cội nguồn, tìm về tổ tông là truyền thống mang một ý
nghĩa thiêng liêng, lắng đọng trong mỗi con người Việt Nam.Đó là điểm tựa tinh
thần cho con cháu luôn tâm niệm có sự phù hộ, độ trì của các bậc tiền bối đi
trước và nó còn thể hiện đạo lý làm người của dân tộc Việt. Bởi vì trước sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học, tiến bộ của kĩ thuật, xu hướng khu vực hoá, quốc tế
hoá… bên cạnh mặt tích cực còn có những nguy cơ về sự suy thoái đạo đức, lối
sống, sự đảo lộn những thang bậc giá trị. Thờ cúng tổ tiên nhằm giữ gìn đạo đức
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về cái thiện, trọng đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn” cần được khuyến khích.Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên đang được phục hồi và cuốn hút đông đảo nhân dân tham gia (kể cả các tín
đồ của các tôn giáo khác). Quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước,
20
chắc chắn rằng những tín ngưỡng truyền thống sẽ không lụi tàn mà ngược lại
còn có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Như vậy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam được hình thành từ

rất sớm, tồn tại và phát triển cùng sự phát triển văn hoá, xã hội của đất nước. Đây là
một nét đặc thù trong văn hoá Việt bởi không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có
chung một Tổ và có phong tục thờ cúng tổ tiên như ở nước ta. Điều đặc biệt hơn cả
đó là tín ngưỡng này được thể hiện đậm nét trên quê hương đất Tổ.
1.2. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương
1.2.1. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tất cả các dân tộc có nền văn minh cổ đại, cho đến nay các bộ tộc thiểu số
vẫn có những câu chuyện cổ tích, thần thoại kể về nguồn gốc dân tộc mình như
chim Huyền Điểu sinh ra nhà Thương, các Pharaong ở Ai Cập lên đỉnh Olimpia
lấy lửa của mặt trời, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên kể cho nhau về nguồn
gốc dân tộc mình. Nhưng không một dân tộc nào lại có chuyện về tính cộng
đồng nhân văn như chuyện mẹ Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng là nguồn gốc của cả
cộng đồng dân tộc.
Theo truyền thuyết của người Việt kể rằng: Vua Lạc Long Quân kết duyên
cùng bà Âu Cơ, sau khi có thai đã đưa về núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng ngày nay)
bà có mang 3 năm 3 tháng 10 ngày mới sinh một bọc trăm quả trứng. Lạc Long
Quân thấy sự lạ liền để lên mâm vàng cầu khấn thiên địa, sau 7 ngày thì trứng
nở ra 100 người con trai, vì đông không biết đặt tên thế nào cho hết liền cầu
khấn thì được ông già tóc bạc trắng đặt tên cho 100 người con đó (ông tiên này
làm nghề câu cá ở bờ sông ngã ba Việt Trì). Sau đó các khôn lớn Lạc Long Quân
bèn chia đôi 50 người theo cha về biển, 49 người con theo mẹ lên non, để người
con cả ở lại làm vua. Vì vậy từ đó sinh sôi ra các dân tộc ở vùng xuôi và vùng
ngược và đều là anh em, nên nay vẫn gọi nhau là “đồng bào” (cùng một bọc).
Núi Hùng ngày nay là nơi các vua Hùng thường chọn để thờ trời và làm
các nghi lễ: thờ thần lúa để cầu cho mùa màng tốt tươi, muôn dân no ấm. Hùng
Vương thứ 6 sau khi đánh tan giặc Ân thì hoá và tương truyền mộ xây tại lưng
21
đồi. Sau Thục Phán được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi lập ra nhà nước Âu Lạc,
dời đô về Cổ Loa, cho xây dựng đền Hùng làm nơi thờ các vua Hùng. Đền
Giếng còn là nơi hai bà công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa ra soi gương chải tóc.

Đền Thượng là nơi các vua Hùng cầu khấn trời đất cho được mùa màng cho con
cháu đông đúc.
Chính vì những lí do đó cho nên con cháu từ xưa tới nay vẫn đến thắp
hương tưởng nhớ tổ tiên, nơi thờ tự các vua Hùng. Ngày nay con cháu đi khắp
nơi trên thế giới nhưng đều nhớ ngày giỗ Tổ về dự và còn mang chân hương,
mang đất, nước ở giếng ngọc về nơi mình sinh sống lập đền thờ cúng. Ở Việt
Nam có một phong tục đẹp đó là tưởng nhớ đến người đã mất vào ngày họ chết
(còn gọi là ngày giỗ). Là con người thì phải có ngày sinh và ngày mất, nhưng
nếu kỷ niệm vào ngày sinh thì chưa trọn vẹn vì có người quá trình sống có công
với dân làng, với nước, có người có công, có người có tội. Vì vậy chỉ sau khi
chết mới đánh giá được đầy đủ.Người có công với dòng họ thì cả họ thờ, người
có công với làng, nước thì làng, nước thờ.
Các Vua Hùng có công với nước thì con cháu cả nước thờ và nhớ nơi khởi
nguồn nên tụ hội về thành ngày giỗ Tổ. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương từ đó mà sinh
ra và phát triển càng ngày càng đông. Đồng bào lập đền thờ ở nơi mình ở theo
quan niệm con cháu ở đâu thì tổ tiên ở đó nhưng quan niệm thiêng liêng nhất đối
với người dân Việt Nam là nơi sinh ra ban đầu, là nơi chôn rau cắt rốn, là cái gốc
của dân tộc. Với phong tục và tín ngưỡng tổ tiên như vậy nên nhân dân hành
hương về Đền Hùng ngày càng đông, từ những năm kinh tế còn khó khăn nhân
dân vẫn cơm nắm muối vừng về dự ngày giỗ Tổ.
Còn đối với các triều đại phong kiến thì rất coi trọng. Truyền thuyết kể hai
bà Trưng khi phất cờ khởi nghĩa đã đến làm lễ tại núi Hùng và có lời thề:
“Một xin rửa hận quốc thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba khỏi oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sớ công linh này”.
22
Thời đại Các vua Hùng dựng nước không chỉ còn lại qua những truyền
thuyết về Hùng Vương, mà còn có nhiều dấu tích khảo cổ về thời đại các vua
Hùng. Di tích Gò De ở xã Thanh Đình (Thành phố Việt Trì) ngày nay còn được

Việt sử lược ghi lại: "ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục các bộ
lạc khác, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu đặt tên nước là Văn
Lang". Đến nay tìm thấy ở Gò De nhiều hiện vật độc đáo, đặc biệt trong những
ngôi mộ cổ cách ngày nay khoảng trên 2000 năm như: vuốt đồng, lưỡi đinh ba
đồng, rìu, giáo, qua đồng Đinh ba có hình dạng giống như là cây quyền trượng
chứ không phải là đinh ba lao cá, cả nước hiện nay mới tìm được duy nhất có
một cái. Hiện nay ở xã Thanh Đình còn có xóm gọi tên là Gia Ninh, chúng ta có
hình ảnh vị thủ lĩnh của bộ Gia Ninh xưa với mũ, vòng đeo cổ có gắn những
chiếc vuốt đồng, tay cầm cây quyền trượng để thể hiện uy quyền và thần quyền.
Người xưng vua lập ra nước Văn Lang, di chuyển trung tâm ra làng Cả (Thành
phố Việt Trì ngày nay). Ở làng Cả đã đào được hơn 400 ngôi mộ thời Hùng
Vương và có một hiện vật rất quý là bộ khoá đai lưng bằng đồng có 8 con rùa
móc vào nhau. Đó là bộ đai lưng như cân đai của các vua chúa sau này.
Ngoài ra dọc các con sông Hồng, sông Lô, sông Đà vùng Tam Nông, Thanh
Thuỷ, Lâm Thao, Lập Thạch, Vĩnh Tường vào tận Đông Sơn (Thanh Hoá), làng
Vạc (Nghệ An) đền có dấu tích thời kỳ dựng nước.
Trong tâm linh người Việt rất trọng những người có công, cho nên suy tôn
là ông Tổ và nhận mình là con cháu các vua Hùng. Tự nguyện trở về nơi sinh
thành ra mình (coi đó là cội nguồn, gốc rễ của bản thân), với tấm lòng uống
nước nhớ nguồn, thành kính tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong tổ tiên ban cho điều
tốt lành. Trong thời kỳ kháng chiến ở những vùng bị kìm kẹp bởi quân thù
nhưng nhân dân vẫn bí mật thờ cúng trên cây đuốc (Tiền Giang), trong nhà giam
(Vũng Tàu).
Ngày nay Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Nhà nước Việt Nam quy định là
ngày quốc lễ, công chức, viên chức và đồng bào cả nước được nghỉ một ngày để
về dự giỗ Tổ. Đền Hùng được chính phủ phê duyệt quy hoạch mở mang. Dòng
23
người về Đền Hùng dự Giỗ Tổ Hùng Vương lên đến hàng triệu lượt người, đông
như người đạo Hồi về thánh địa Mecka, như người theo đạo thiên chúa về
Jeusalem nhưng khác là về thăm nơi cội nguồn dân tộc, nơi sinh ra cộng đồng

mình, với ý thức và tâm tưởng thành kính tưởng nhớ tổ tiên chứ không phải theo
như một tôn giáo, không có giáo lý, giáo hội, giáo chủ, không có tục ăn chay, ăn
kiêng mà có gì thì mang về dâng cúng lễ tổ tiên để cầu mong mạnh khoẻ và làm
ăn phát đạt, hạnh phúc.
Đó là dân còn các triều đại phong kiến thì từ khi giành lại được đất nước,
dưới triều đại Tiền Lê, năm Thiên phúc nguyên niên đã có viết thần tích, đến
thời Lê Thánh Tông năm Hồng Đức nguyên niên lại viết lại Ngọc phả và chính
thức giao cho dân sở tại làm trưởng tạo lệ được miễn phu phen, tạp dịch để trông
nom lăng miếu Vua Hùng. Đến triều Nguyễn đã cho rước tinh linh các vua Hùng
về thờ ở miếu Lịch Đại Đế Vương. Dưới chế độ mới, ngay sau khi giành được
độc lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền Chủ tịch nước về dự giỗ Tổ năm 1946 đã
lên đền Thượng dâng hương và dâng tấm bản đồ Việt Nam cùng 01thanh kiếm,
tỏ ý chí quyết tâm bảo vệ giang sơn mà các vua Hùng đã xây dựng nên. Năm
1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ chí Minh về đền Hùng dâng
hương báo công chiến thắng giặc ngoại xâm và nói chuyện với đại đoàn 308
trước khi về tiếp quản thủ đô, Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng
nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đồng bào và các đồng
chí lãnh đạo đảng và nhà nước đã về thăm viếng ngày càng nhiều.Đó là đạo lí
truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay. Giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã
trở thành ngày lễ chung của cả dân tộc.
1.2.2. Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Cũng xuất phát từ những đặc điểm địa - chính trị và địa- văn hóa, trải qua
hàng nghìn năm, ở Việt nam tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên còn được “phát triển”
thành tín ngưỡng thờ Quốc Tổ. Đây quả là hiện tượng hiếm có, nếu không nói là
độc nhất, trên thế giới khi cả quốc gia dân tộc Việt Nam đã tự coi mình là có
24
chung một nguồn gốc (đồng bào), rồi lập nên một khu mộ Tổ chung và đặt ra
một ngày giỗ Tổ chung để thực hành những nghi lễ thờ cúng và tưởng niệm Vua
Hùng- vị Quốc Tổ chung của cả quốc gia dân tộc.

Từ hàng ngàn đời nay, trong đời sống tâm linh của người Việt, vua Hùng
vẫn luôn luôn có vị trí quan trọng đặc biệt như một biểu tượng văn hóa cụ thể,
một thực thể tâm linh thiêng liêng khác hẳn với những biểu tượng tín ngưỡng
tôn giáo trên thế giói. Chính vì thế, việc thờ cúng Quốc tổ Hùng Vương đã được
các cộng đồng người Việt thực hiện trên địa bàn cả nước từ hàng trăm năm
nay.Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì vào thời Lê (từ TK XV-
XVIII), đã có tới 1026 đình, đền tại 944 làng xã trong toàn quốc thờ Hùng
Vương và các nhân thần thời đại này.
Tuy nhiên, việc thờ cúng Hùng Vương được thực hiện tập trung nhất,
phong phú nhất lại diễn ra tại khu vực Đền Hùng, Việt Trì và các vùng phụ cận
thuộc tỉnh Phú Thọ- địa bàn cư trú của người việt cổ, tương ứng với Thời đại
Hùng Vương mà hệ thống 31 đình, đền thờ Hùng Vương và các tướng lĩnh đang
hiện hữu cùng 32 di tích khảo cổ từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến
Đông Sơn đã được nghiên cứu, phát hiện tại khu vực này trong nhiều thập kỷ
vừa qua là những minh chứng vật chất của những huyền tích và huyền thoại về
Hùng Vương.
Đáng chú ý là, từ vài trăm năm trước, cùng với việc can thiệp của nhà nước
vào tín ngưỡng thờ cúng dân gian thông qua việc ban sắc cho các đối tượng
được thờ tất cả các làng xã trong toàn quốc diễn ra thường xuyên trong các triều
Lê (1428-1788), Nguyễn (1802-1945), việc “Nhà nước hóa” tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương còn được thực hiện với việc đưa thời đại huyền tích này vào
chính sử và soạn thảo “ Ngọc phả Đền Hùng” vào năm 1470 (Hồng Đức nguyên
niên).
Đồng thời, từ hàng trăm năm nay, lễ hội Đền Hùng- được coi là ngày Giỗ
Tổ chung của quốc gia dân tộc cũng đều đặn được tổ chức vào ngày 10/3 âm
lịch hàng năm và được hưởng những chế độ ưu đãi đặc biệt. Chính vì thế, cùng
25

×