Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

biệt li trong thơ đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.21 KB, 41 trang )

Phần mở đầu
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Thời đại nhà Đường đã đi qua hơn 1000 năm, lịch sử nhân loại đã bước
những bước tiến dài về sự phát triển nhưng có một điều không thay đổi trong tâm
thức những ai đó từng biết về dân tộc Trung Hoa, Êy là lòng ngưỡng mộ về một
thời đại đã sản sinh ra nền thi ca vĩ đại đã trường tồn cùng năm tháng trong lòng
người – Thơ Đường.
Với hơn 48. 900 bài thơ của hơn 2.200 nhà thơ (Theo “Toàn Đường Thi”)
thơ Đường vĩ đại cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy nó được coi nh “đỉnh cao
của ngôn ngữ văn minh nhân loại” (Almanach – Những nền văn minh thế
giới).Thơ Đường là mét di sản quý giá của nền văn hoá - văn học nhân loại.
Thưởng thức và cảm nhận thơ Đường là thưởng thức một vườn hoa đa hương sắc,
một “mảnh đất quen mà lạ” (Nguyễn Khắc Phi), Êy còng là một tiếng lòng tri âm
đối với di sản phi vật thể này của nhân loại.
1.2. Là nước đồng chủng đồng văn với Trung Quốc, Việt Nam có một nền
thi ca trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ Đường. Một mặt, đó là mét sù ảnh
hưởng về hình thức như: thể loại, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật…, một mặt là sự
tiếp biến về nội dung: tư tưởng nghệ thuật, “chất” Đường thi, “hồn” Đường thi, mà
khi tìm hiểu và cảm nhận thơ ca trung đại của dân tộc mình ta không thể không đọc
Đường thi. Nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm thật xác đáng khi nhận định “…
Không có một nhà thơ lớn nào lại không mang mét món nợ tâm hồn Ýt nhiều sâu
nặng đối với thơ Đường…” (Thơ Đường ở trường phổ thông).
Mặt khác, thơ Đường còn là một mảng quan trọng trong chương trình văn
học ở trường phổ thông. Vì vậy tìm hiểu và nghiên cứu thơ Đường sẽ có ý nghĩa to
lớn và thiết thực trong công tác giảng dạy của chúng tôi.



1.3. Là một tài sản vô giá, thơ Đường mang trong mình nhiều giá trị cả về
nội dung và nghệ thuật. chúng ta đến với thơ Đường là tìm về thế giới tâm thức của
người Trung Hoa thâm trầm, ý vị. Qua thế giới nghệ thuật Êy người đọc tìm thấy ở


đây một thế giới với những nỗi niềm tâm sự riêng tây, những quan niệm của cá
nhân về hoàn cảnh, số phận cuộc đời…nhưng chính nó lại là lời muốn nói trong
sâu thẳm cõi lòng của biết bao nhiêu người trong cõi nhân thế.
Có thể nói “Biệt li” là một vấn đề lớn được đề cập trong Đường thi. Ta
chợt nhận ra rằng trong số “nghìn nhà thơ” Êy ai còng Ýt nhất một lần ngậm ngùi
làm khách biệt li…Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu cái lẽ Vô thường lại thành nỗi ám
ảnh ghê gớm như trong Thơ Đường, mà vấn đề li - hợp lại là mét trong những biểu
hiện của nó. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài “Biệt li trong thơ Đường” là thêm một
lần ta hiểu sâu sắc hơn thời đại Đường và những giá trị đặc trưng của thơ ca thời
đại này cả về phương diện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật thể hiện.
Những công trình nghiên cứu về thơ Đường vô cùng đồ sộ. Đến với đề
tài“Biệt li trong thơ Đường” chúng tôi muốn góp thêm một cái nhìn mang tính
bao quát tương đối trước một biến cố đời người được biểu hiện là một đề tài lớn
của thơ Đường.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, chúng tôi cố gắng hướng tới những mục đích sau :
* Biệt li và nỗi niềm của con người trong từng hoàn cảnh cụ thể.
* Tìm hiểu biệt li qua từng phương thức, phương tiện nghệ thuật thể hiện.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3.1. Là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là tinh hoa văn hoá của nhân
loại nên xứng đáng với tầm vóc của nó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có
giá trị. Nghiên cứu thơ Đường trên lĩnh vực thi pháp học có các công trình nghiên
cứu của F.Cheng, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,



Nguyễn Thị Bích Hải…Nghiên cứu thơ Đường trong lịch trình phát triển
của nó có cuốn “Lịch sử văn học Trung Quốc” (Tập 1) – Sở nghiên cứu văn học
thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Nghiên cứu về tác giả có những công
trình nghiên cứu của Phạm Hải Anh, Hồ Sĩ Hiệp…, nghiên cứu về thể loại có công

trình của Nguyễn Sĩ Đại “Một số đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt đời Đường”.
Lại có những công trình nghiên cứu thơ Đường từ góc độ môtíp nghệ
thuật như các khoá luận tốt nghiệp “Hình tượng chim nhạn trong Thơ Đường” của
Phạm Bá Quyết; “Môtíp thời gian trong thơ Đường” của Hồ Thị Thuý Ngọc;
“Quan niệm vô thường trong Đường Thi” của Nghiêm Thị Thu Nga; “Mưa trong
thơ Đường” của Đinh thị Hương.
Hay còn rất nhiều những bài báo, tạp chí nghiên cứu về thơ Đường như
“Thử tìm hiểu tứ thơ của Thơ Đường” của Nhữ Thành; “ý cảnh nghệ thuật trong
thơ cổ Trung Quốc” của Trần Lê Bảo; “Nghiên cứu giảng dạy văn học Trung Quốc
từ mã văn hoá” của Trần Lê Bảo.
3.2. Tiến hành nghiên cứu đề tài “Biệt li trong thơ Đường”, chúng tôi đã
tiếp xúc được những nhận xét hết sức tinh tế, quý báu.
3. 2. 1 Tác giả Lê Đức Niệm trong cuốn “Diện mạo thơ Đường” khẳng
định “Cảm hứng vò trô vô hạn với sự vật hữu hạn, cái bất biến và cái biến đổi giao
thoa để nói lên một triết lí vạn vật biến đổi…”.
Tác giả đã khẳng định tính vô thường hiện hữu ở tất cả mọi sự vật, hiện
tượng trong cuộc sống. Đó là cái nhìn có chiều sâu đầy tính biện chứng về quy luật
biến đổi của vạn vật. Nhận định này đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều trong cách
tiếp cận vấn đề li biệt.
3. 2. 2 Miên Trinh trong lời đề tựa cho tập thơ “Tĩnh Phố” (1875) của mình
đã viết “Người đối với thơ như núi có khí lam, sông có sóng gợn, chim có tiếng
hót, hoa có hương thơm, đều vì trong lòng xao động mà phát ra thanh âm. Xúc
động vì buồn thương khi âm thanh bi thảm, mừng rỡ vì



thanh õm nng m, vui sng vỡ thanh õm quỏ mc, tc gin vỡ thanh õm mnh
m. Vỡ vy cỏi quý nht ca th ca l ng.
õy Miờn Trinh ó khng nh cỏi ng l phng tin biu hin
tnh trong th. Ly ng t tnh hay ly tnh t ngvn l bin phỏp

ngh thut c coi l kh th trong th gii ng Thi. Ta cũng cú th hiu
nhng hnh ng c biu hin ra bờn ngoi u do nhng chn ng trong lũng
con ngi m ra.
3. 3. 3 Nguyn Hu Thỡ khi nghiờn cu vn Bit li qua thi ca
VitNam ó nhn nh: Bit li l mt trng thỏi ng ca tỡnh thng yờu.
Nu khụng yờu mn sao cú th thng nh lúc xa nhau? Li cỏch xy ra nh một
bin c trong tỡnh yờu phng lng, ụi khi trm tnh na, ú l nhng m vi ni
lờn trờn kh vi ca ngi dt ci, nhng gn súng nhụ lờn trờn mt nc.
Cỏch nhỡn trờn ó biu hin sự tinh t v sc so khi tỏc gi cm nhn sõu sc tỡnh
cm ca con ngi lỳc bit li ú l nhng rung ng tht nht, thm sõu nht ca
nhng ngi cú tỡnh vi nhau. Sự khng nh cỏi ng trong li bit hay chớnh l
tỡnh cm yờu thng. Cách nhìn trên đã biểu hiện sự tinh tế và sắc sảo
khi tác giả cảm nhận sâu sắc tình cảm của con ngời lúc biệt li đó là những rung
động thật nhất, thẳm sâu nhất của những ngời có tình với nhau. Sự khẳng định
cái động trong li biệt hay chính là tình cảm yêu thơng.
3. 3. 4 Cụng trỡnh nghiờn cu c trng th t tuyt i ng ca
Nguyn S i ó khỏi quỏt Trc th ng th ca Trung Quc cú hng ngn
nm phỏt trin, tớch lu cỏc tng trng. Phự dung (sen) sự thanh bch, Tựng,
bỏch cng ci vnh cu, Thu ụng lu sự trụi chy ca thi gian, Dng liu
sự bit li, Hng trn cừi i h o, bc ỏc ca vinh danh, Phự võn sự vụ
ngha, tan v ca cuc sng, Yn, nhn ngi a tin hoc bit li.



3. 3. 5 Rt gn trong cỏi nhỡn trong ti nghiờn cu ca chỳng tụi, Lun
vn tt nghip i hc ca Nghiờm Th Thu Nga (2004) Quan nim vụ thng
trong ng Thi ó tng kt: Ni tip dũng mch tõm thc vn hoỏ truyn thng
ca ngi Trung Hoa thõm trm, vi t li sinh trng trong thi i nh ng
nhiu bin ng. Hin tng Tam giỏo ng nguyờn dn n s gp g giao thoa
v th gii quan, xó hi y bin thiờn, thay triu i ch, chin tranh lon lc,

thờm vo ú l s tri nghim cuc i thng trm ca chớnh bn thõn cỏc thi
nhõn rt nhy cm vi l bin suy mt cũn, sng cht, tụ tỏn
Lun vn ó gi ý cho chỳng tụi rt nhiu cn nguyờn ca vn bit li.
4. PHM VI NGHIấN CU
Vi vn hiu bit cũn hn ch v ch Hỏn, chỳng tụi tỡm hiu th ng ch yu
qua cỏc bn dch sang ting Vit. Với vốn hiểu biết còn hạn chế về chữ
Hán, chúng tôi tìm hiểu thơ Đờng chủ yếu qua các bản dịch sang tiếng Việt.
Khi tin hnh nghiờn cu ti, chỳng tụi kho sỏt ch yu hai tp Th
ng ca Nam Trõn (Tuyn v gii thiu)- NXB Vn hc, H1987 l ch yu.
Ngoi ra cũn tham kho một số bi trong cun ng Thi ca Trn Trng
Kim, NXB Hi nh vn, H 2003.
5. PHNG PHP NGHIấN CU
Trong lun vn ny chỳng tụi cú s dng cỏc phng phỏp nghiờn cu sau:
* Phng phỏp thng kờ, phõn loi.
* Phng phỏp phõn tớch.
* Phng phỏp so sỏnh.
* Phng phỏp liờn ngnh (vn hoỏ, trit hc, tụn giỏo,).
6. CU TRC LUN VN



Ngoi phn m u, kt lun, lun vn c chia lm ba chng
* Chng 1: Bit li trong tõm thc, vn hoỏ ca ngi Trung Hoa
* Chng 2: Cỏc loi hỡnh bit li trong th ng
* Chương 3: Các phương thức thể hiện biệt li trong thơ Đường.
7. MÉT SÈ KÍ HIỆU KHI CHÚ THÍCH
Luận văn có mục tham khảo số thứ tự tõ 1 đến 47. Trong quá trình viết, để
chú thích cho các câu, đoạn trích, chóng tôi sử dụng các kí hiệu sau:
[ Sè thứ tự (trong thư mục tham khảo), sè trang trích dẫn].
VD : [3 : 64] nghĩa là :

* Sè thứ tự 3 trong thư mục tham khảo : Cư sĩ Nguyễn Văn Chế – Những
vấn đề cơ bản của Phật học, tổ chức nghiên cứu Phật giáo thống nhất Việt Nam
xuất bản, H 1976
* Phần trích dẫn nằm ở trang 64.
Phần nội dung
CHƯƠNG 1
BIỆT LI TRONG TÂM THỨC VĂN HOÁ
CỦA NGƯỜI TRUNG HOA
1. 1. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM
1. 1. 1 Góc độ ngôn ngữ
* Theo cuốn “Tầm nguyên từ điển” của tác giả Bửu Kế, NXB TPHCM năm
1993 trang 64 thì :
+ Biệt ( ) : Chia ra, riêng ra
+ Li ( ) : Lìa
Nghĩa là từ giã một người nào đó để đi.
* “Đại từ điển Tiếng Việt”, Nguyễn Như Ý (chủ biên), NXB Văn hoá -
Thông tin, 1998, trang 163 :
Biệt li – là xa cách, chia lìa nhau. Biệt li mỗi người mỗi ngả.



* “Từ điển Tiếng Việt” Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng 2002 trang
66 :Biệt li – Chia lìa nhau, xa cách nhau hẳn.
Tuy nhiờn, cỏc khỏi nim trờn u ch s ri xa, chia lỡa, nhng tớnh cht
bao quỏt ca vn vụ cựng rng cú khi ch sự chia li gia ngi vi ngi nhng
cng cú khi l sự chia li gia con ngi vi khụng gian sng (quờ hng, t
nc). Cú th nhn thy phm trự ny khụng ch l mt bin c ca i ngi m
cũn l mt hin tng mang tớnh quy lut sng ca vn vt: cú sinh thỡ cú dit, cú
t thỡ cú tỏn, cú hp t cú tan. Cỏi vũng sinh trụ d dit ca vn vt hay ca
i ngi: sinh lóo bnh t l mt l tt yu trong vn vt hu sinh, con

ngi hay bt c mt sc mnh no i na u bt kh khỏng trc quy lut tt
yu m nghit ngó ú.
v l trờn xung quanh vn li bit chỳng tụi thy cú rt nhiu cỏch gi
khỏi nim ny, tu vo i tng cỏc hin tng t nhiờn, thiờn nhiờn hay con
ngi c núi ti cng nh tớnh cht, mc ca sự chia bit ta bt gp cỏc khỏi
nim tng ng nh chia tay, chia lỡa, li cỏch v cỏc cp t trỏi ngha: li hp,
tụ tỏn, hp tan.
Bn thõn khỏi nim bit li bao hm tng i tớnh cht, mc ca sự xa
cỏch. Cú th mang tớnh cht v s ri xa tm thi, cú kỡ hn, vi thiờn nhiờn: trng
trũn ri khuyt, xuõn i xuõn li v v con ngi l sự li, hp. Nhng cú khi l
c s vnh vin sinh li t bit.
1. 1. 2 Bit li gúc tụn giỏo
Gurờvớch trong cun Cỏc phm trự vn hoỏ Trung C ó khng nh: Mun
hiu c cuc sng hnh vi v vn hoỏ ca ngi Trung c, iu quan trng l
phc ch li nhng quan nim v giỏ tr ca nú. Gurêvích trong cuốn
Các phạm trù văn hoá Trung Cổ đã khẳng định: Muốn hiểu



đợc cuộc sống hành vi và văn hoá của ngời Trung cổ, điều quan trọng là phục
chế lại những quan niệm và giá trị của nó.
Nhìn lại lịch sử phát triển của dân tộc Trung Hoa dễ dàng nhận thấy đó là
lịch sử ra đời và phát triển của rất nhiều hệ tư tưởng khác nhau, còng chính các hệ
tư tưởng Êy đã có sự tác động trở lại to lớn, chi phối và ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống tinh thần và con đường phát triển của dân tộc này, tạo nên một nền văn minh
hoành tráng, đặc sắc và rực rỡ sắc màu khiến cho nhân loại muôn đời luôn khao
khát tìm cách lí giải và khám phá.
Trong suốt quá trình phát triển, dân tộc Trung Hoa đã chịu chi phối, ảnh
hưởng của rất nhiều hệ tư tưởng khác nhau trong đó có ba hệ tư tưởng chính là
Nho - Đạo – Phật, có những lúc ba hệ tư tưởng này cùng tồn tại, song song phát

triển và có địa vị như nhau trong đời sống tinh thần của xã hội, hiện tượng này phát
triển trong xã hội thời Đường mà lịch sử gọi là thể chế “Tam giáo đồng nguyên”,
giữa chúng vẫn có điểm giao thoa, có sự tương đồng gặp gỡ đó là: cùng nhìn cuộc
sống đầy tính biện chứng, nhìn nhận cuộc sống trong sù vận động, biến hoá không
ngừng. Tất nhiên quan niệm này tuỳ vào mỗi tôn giáo mà có những cách lí giải. Có
khi nã được biểu hiện ở thuyết “Âm - dương ngũ hành” của Nho giáo, có khi lại
được thể hiện trong quan niệm về “Đạo” của Đạo giáo và đặc biệt sâu sắc trong
thuyết “Sắc không” của Phật giáo.
* Trước hết trong Dịch học, Nho giáo đã thuyết minh lý biến hoá cùng
thông của vò trô, vận hội thịnh – suy ở xã hội nhân quần, sự liên lạc tương quan
giữa loài người và vạn vật. Nó là triết lí về vò trô và nhân sinh hay là một phương
pháp nhận thức áp dụng vào sự hành động nhằm mục đích theo sát đúng mực với
định luật của tự nhiên để tiến hoá, hoà đồng với cuộc vận động chung của toàn thể.
Khổng Tử nói ở Hệ từ “Dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên địa
chi đạo, ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lí, thi cố tri u minh chi cố,
nguyên thuỷ phản chung, cố chi tử sinh chi thuyết, tinh khí vi



vật, du hồn di biến, thi cố tri quỷ thần tình trạng”. Dịch là định lí của trời đất vạn
vật cho nên có thể hệ thống hoá cách thức vận hành, tiến triển của vò trô, ngẩng lên
nhìn hình tượng tinh tú ở trên trời, cúi xuống xét lí lẽ của sinh vật trên mặt đất, cho
nên biết tối là nguyên nhân của sáng, cái chung kết lại trở về cái nguyên thuỷ, cho
nên biết được cái lí lẽ của sự sống chết…[dẫn theo 31].
Dịch lí quan niệm vò trô vận động, biến hoá theo luật Âm dương mâu
thuẫn, khi thì tiệm tiến, khi thì bột tiến, khi thì phát hiện ra ngoài, khi thì tiềm Èn
vào trong, ví như cây cỏ bốn mùa: mùa xuân thì nảy lộc nở hoa, mùa hạ thì cành
tươi quả tốt, mùa thu lá vàng quả chín, mùa đông lá rụng cành trơ, thoái – tàng –
sinh – khí vào trong, nuôi sức để sang xuân phát triển.
Âm, dương là phù hiệu tương đối của lẽ biến dịch sự vật, nó là hai tính

của một vật… vạn vật không có cái gì thuần âm cũng không có cái gì thuần dương,
cái này bề ngoài là âm thì đã có cái dương ở trong, cái kia bề ngoài là dương thì đã
có cái âm ở trong, chê cơ hội để phát triển, khí âm và khí dương trong vạn vật thôi
thúc lẫn nhau, khi nào khí âm tiến đến cực độ thì nó thành khí dương và khí dương
tiến triển đến cực độ thì lại phản hồi về âm cho nên có cái lúc thì dương thịnh, có
cái lúc thì âm thịnh. Hai khí dương, âm không bao giờ rời nhau được, nó hỗ tương,
hấp dẫn thôi thúc cùng nhau. Âm tĩnh thuộc về thể chất, dương động thuộc về tinh
thần, âm thuộc về giống cái, dương thuộc về giống đực, âm có tính nhu, dương có
tính cương, dương có khuynh hướng tiến thủ vì tính chất khinh – thanh, âm có tính
chất bảo thủ vì tính chất trọng – trọc. Nó hiện ra luôn luôn tương đối vận động theo
quy luật vãng lai tuần hoàn. Nó là hai cực đoan trong sù biến động, đùn đẩy, thừa
trừ lẫn nhau mà thành dịch hoá sinh ra các hiện tượng trong thế giới. Sự vật thiên
biến vạn hoá, bầy ra biết bao sù trái ngược, biết bao trạng thái sai biệt, không có
cái gì đứng yên một chỗ, không có cái gì giữ mãi một thể, hết ngày lại đêm, hết
mưa lại nắng, hết



nóng lại lạnh, hết thịnh lại suy, hợp tan – tan hợp, sinh tử- tử sinh… đương ở thể
này bỗng đổi thành thể khác chuyển di trôi chảy không lúc nào ngõng.
* Còn Đạo giáo mọi quan niệm trong triết học của trường phái này đều bắt
đầu và có cơ sở tõ mét quan niệm nền tảng, đó là quan niệm về Đạo. Vậy Đạo là
gì?
Trang Tử đã nói về Đạo như sau: “Đạo có thực và tồn tại, nhưng “vô vi”
mà không có hình trạng. Có thể truyền nó được nhưng không tiếp nhận nó được,
hiểu nó được mà không thấy nó được. Nó là tự gốc của nó, trước khi có trời đất đã
có nó rồi. Nó tạo ra quỷ thần, thượng đế, nã sinh ra trời đất. Nó ở trên thái cực mà
không cao, ở dưới lục cực mà không sâu, có trước trời đất mà không phải là trường
cửu, có trước thời thượng cổ mà không phải là già”. [Dẫn theo 23:40].
Quan niệm về Đạo của Trang Tử đã thấm sâu vào tất cả những quan điểm

khác và đặc biệt thể hiện rõ trong quan niệm của ông về nhận thức, ông cho rằng
con người cũng chỉ là một phần tử của Đạo, tồn tại hữu hạn nên không thể hiểu
được cái vô hạn, toàn thể tức là Đạo.
Theo Trang Tử: Đạo là cái tông sinh ra muôn vật nhưng Đức lại khiến cho
mỗi vật có cơ sở năng riêng không lặp lại ở bất kỳ vật nào, tự nhiên mà có. Theo
ông, chỉ có Đạo là tồn tại vĩnh viễn, toàn mãn, không tăng, không giảm, không
sinh, không diệt, còn vạn vật được nuôi dưỡng chỉ là biểu hiện của Đạo, tồn tại hữu
hạn, có thành có hoại, có sinh có tử. Trong “Thiên thu thuỷ” ông khẳng định:
“Phàm vật sinh ra như rong như ruổi, không có cử động nào mà không biến thiên,
không có giờ phút nào mà không rời đổi…”.Để rồi từ đó ông khẳng định: “Vật số
không cùng, thời giờ không dõng, số phận không thường, trước sau không cớ”.
Biến hoá không phải là sự đấu tranh của mâu thuẫn trong khái niệm vận
động mà chúng ta đề cập trong học thuyết Trang Tử, nó chỉ là những dời đổi lẫn
nhau, không lúc nào không động mà thôi. Cái “hình” trong sù



biến hoá có tính chất “vô thường” là giả tượng, cho nên biến hoá là sự “biến trống
rỗng và không thực tế”, hoặc là sù di động của cái “biến hoặc cái ảo”. Trang Tử
quan niệm “Sống – chết, còn – mất, cùng - đạt, giàu - nghèo, khen – chê … đó là
cái lẽ biến đổi của sự vật, con đường đi của số mệnh (“Đức sưng phù”)”. [Dẫn theo
42:132].
Có thể thấy quan niệm về đời người của Trang Tử cũng chỉ là sự biến hoá
của Đạo, con người “sinh ra là ứng với thời, chết đi là thuận với lẽ trời” (Nam Hoa
Kinh). Sù sinh tử của kiếp người cũng chỉ là hình thức, là sự hiện hữu tạm thời,
tương đối của sự sống. Vạn vật lúc nào cũng dời đổi, mau như ngựa chạy và kiếp
người còng mau như bóng câu qua khe cửa hoặc ngắn ngủi như một giấc mộng mà
thôi.
* Và Phật giáo, tồn tại và phát triển trên một đất nước đã sản sinh ra
những học thuyết lớn như Nho, Đạo, Phật giáo và được coi là “Học thuyết ngoại

quốc duy nhất có ảnh hưởng quan trọng ở Trung Quốc” [6:63]. Sở dĩ Phật giáo
đứng vững ở Trung Quốc là bởi tư tưởng triết học “không” của Phật giáo rất gần
với “Vô” của Đạo gia, với “Trung đạo quán” và luân lí đạo đức “Đại từ đại bi”
của Phật cũng gần với “Trung dung chi đạo”,“Nhân nghĩa chi đức” của Nho gia.
Vì thế Phật giáo nhanh chóng hoà nhập với tư tưởng của Nho, Đạo của Trung
Quốc và phát triển thành Phật giáo Trung Quốc.
cũng như hai học thuyết trên, nhà Phật cũng khẳng định sự biến đổi vô
thường của cuộc sống, sự hữu hạn của đời người…
Nhà Phật với luận thuyết Vô thường là mét trong ba chủ thuyết “Tam
pháp Ên”, trong giáo lý cơ bản của Tiểu thừa về phương diện nhận thức.
- “Vô” ( ) có nghĩa là không, không có.
- “Thường ( ) có nghĩa là bình thường, lâu dài, là cái quy luật, lệ
thường (“Thường” cũng có nghĩa là đúng đắn và có tính phổ biến).
Vậy “Vô thường” là không thường còn, là chuyển biến, thay đổi” [3:64].



Có thể thấy, thuyết Vô thường được nhà Phật chỉ ra là luật chi phối vò trô,
vạn vật, thân và tâm ta. Phật giáo khẳng định: “Sự vật luôn luôn biến dịch, không
có cái gì là thường trụ bất biến”, với ngũ quan thô thiển của ta ta lầm tưởng sự vật
là yên tĩnh, là bất động nhưng thực ra nã luôn luôn ở thể động, nó chuyển biến
không ngừng. Bất cứ một hình tượng nào trên cõi đời này đều phải trải qua chu kỳ
“Sinh – trô – dị – diệt” (Hay còn goi là Thành – Trô – Hoại – Không). “Sinh” là
nảy sinh ra, “Trụ” là tồn tại, phát triển trong mét thời gian, “Dị” là biến đổi, “Diệt”
là tiêu mất. Sinh – Trô – Dị – Diệt là quy luật vô thường.
Để minh chứng cho quy luật này, nhà Phật viện dẫn vòng đời của con
người và thiên nhiên “Nhưng con người, lúc sơ sinh thì có thể gọi là “sinh”. Thời
gian cần thiết để trưởng thành hình vóc, gọi là ‘Trụ”. Rồi đến lúc lớn, già, suy yếu
gọi là “Dị” và chấm dứt mét chu kỳ của kiếp sống gọi là “Diệt”… cũng như bốn
mùa của tự nhiên, mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, rồi đơm bông kết trái ở mùa

hạ…và thu đến thì úa tàn để qua đông rụng lá…”.
Tất nhiên thời gian tồn tại (Trụ) của con người và vạn vật không giống
nhau bởi đời người trăm năm là hạn, nhưng một hành tinh, mét ngôi sao thì trụ có
thể hàng triệu năm. Trong cây cỏ thiên nhiên cũng khác nhau nhiều, có loài cổ thụ
sống đến ngàn năm, có loài chỉ trô theo mùa vụ, đời phù dung thì sớm nở, tối tàn…
Nhưng điểm chung giữa tất cả vạn vật trong vò trô bao la này: Tất cả mọi kiếp
sống đều có thủy có chung, làm thành cái gọi là “Nhất kỳ vô thường”.
Cái đặc biệt trong quan niệm vô thường của nhà Phật là người ta nhấn
mạnh sự ngắn ngủi của thời kỳ trụ “ngắn hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một
niệm, mét sù chuyển biến vừa khởi lên đã vụt chấm dứt” đó gọi là “sátna vô
thường”.
Còng theo luật Vô thường, nhà Phật chỉ ra rằng “Không phải khi vạn vật
sinh ra mới gọi là sinh, khi vạn vật diệt mới gọi là diệt, mà từng phút,



từng giây, từng sátna, vạn vật đã sống để mà chết và chết để mà sống, trong sù
sống có sự chết và trong sù chết có sự sống. Sự sống chết tiếp diễn liên tục với
nhau bất tận nh trên một vòng tròn” [3:65]. Hiểu theo Phật, chết không phải là hết,
chết là điều kiện cho mét cái sinh sắp tới. Do đó sinh chưa hẳn đã là mừng mà chết
chưa hẳn đã là buồn.
Vậy có thể khẳng định toàn bộ hệ thống giáo lí tôn giáo và học thuyết triết
học lớn của Trung Hoa thời Đường đều có “mẫu số chung” trong quan niệm về
triết lí nhân sinh, về lẽ biến dịch của vò trô và đời người, nhìn nhận cuộc sống
trong thế vận động, biến đổi liên tục, vô thường. Từ đây có sự đối chứng với con
người- một tiểu vò trô với đại vò trô rộng lớn. Đi giữa không – thời gian thường
trụ, đời người sao ngắn ngủi, phù du. Sù được – mất, sang – hèn, li – hợp, sống –
chết… rong ruổi dạo chơi ở cuộc đời trong nỗi bất lực của con người, bởi có cái gì
là thường trụ bất biến đâu. Ta còng chợt nhận ra vì sao con người lại đặc biệt nhạy
cảm với mọi sự đổi thay trong cuộc đời đến vậy: Một sắc lá vàng lìa cành, dòng

nước trôi xuôi về nơi vô tận, mét thanh âm vang lên khắc khoải đâu đó ở thời khắc
đặc biệt của ngày, và những cuộc tiễn biệt, li cách trong đời người…Đó chẳng phải
là lẽ hợp – tan sao! Với đời người biến cố không mong muốn Êy được gọi là chia li
hay biệt li – chia tay, từ giã với những gì thân yêu nhất trong đời mỗi người. Và
khi đối diện với biến cố biệt li lòng người không sao tránh khỏi nỗi thảng thốt và
đau đớn về lẽ vô thường, biến dịch cũng như sự đắp đổi của các mặt đối lập trong
nhau tạo nên cuộc sống đa sắc màu mà các tôn giáo và học thuyết triết học lớn
Trung Hoa đã từng bàn tới. Hiện thực Êy đã ngấm sâu vào trong tâm thức con
người Trung Hoa thời đại Đường làm nên nỗi “ám ảnh” đặc biệt cả trong nhân sinh
quan và nghệ thuật khi nhìn nhận cuộc đời.

1.2. BIỆT LI TRONG TÂM THỨC VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA



1. 2. 1 Căn tính “thích ở yên”
“Thích ở yên, có tình cảm gia hương – Tư duy hoài hương mạnh mẽ” có thể
gọi là căn tính dân tộc của người Trung Hoa. Căn tính này của người Trung Hoa có
nguồn gốc sâu xa.
Do lấy nông nghiệp làm nền tảng, người Trung Quốc ưa sự cố định vững
chãi (ưa làm nhà to, dòng họ lớn sống quần tụ bên nhau), không ưa cuộc sống có
quá nhiều thay đổi nay đây mai đó như dân du mục trên các thảo nguyên, rất ngại
ra khái làng xã. Họ thường vừa ý với cuộc sống ổn định trên mảnh đất quen thuộc
của mình mà không ưa thích sự phiêu lưu, khám phá những vùng đất khách quê
của người phương Tây. Họ ưa hoà bình, thích “chống” hơn thích “chiếm” mà Vạn
Lí Trường Thành là một biểu tượng.
Vì đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ cho nên
cần có thời gian dài; mặt khác sản xuất nông nghiệp cũng kéo theo nhu cầu truyền
nghề, học nghề, những kinh nghiệm canh tác được truyền từ đời này sang đời kia
và muốn vậy thì phải có cuộc sống ổn định, lâu dài. Từ đó người Trung Quốc lấy

sự ở yên làm đầu. Họ quan niệm “Có an cư mới lạc nghiệp” nên họ cố gắng thiết
lập một đại gia đình càng lớn càng tốt. Nhà nào đạt được tiêu chí “Tứ đại đồng
đường” hay “Ngũ đại đồng đường” là nhà đó có phúc lớn.
Người Trung Quốc còn có quan niệm “Nhất phương thổ nhưỡng nhất
phương nhân” (Tục ngữ) - Đất nơi nào nuôi người nơi Êy. Cây quất bên sông Hoài
có thể ngọt mà đem trồng bên kia lại cho quả chua. Cho nên đã sinh ra lớn lên ở
đâu thì nên ở đó bởi di chuyển mà gặp những điều trái khác về đất đai, khí hậu, tập
quán là không tốt. Thuỷ thổ và sù thay đổi thuỷ thổ đối với người Trung Quốc là
rất quan trọng, chính vì coi trọng sự ở yên nên mỗi khi chuyển dời chỗ ở hay đi xa
họ đều xem quẻ, tính giờ rất cẩn thận. Việc ở hay đi đã trở thành rất quan trọng của
người Trung Quốc.



Hơn thế nữa, xã hội Trung Quốc là một xã hội tông pháp. Ảnh hưởng sâu
sắc của Nho giáo và nằm trong vòng ảnh hưởng của chữ Lễ với hàng trăm điều
cấm kị. Ngay trong khuôn viên gia đình, làng xóm cũng phân loại ra những không
gian khác nhau cho từng thành phần, đối tượng (nam – nữ, già - trẻ, chủ – tớ…)
không được tự tiện đi lại. Ra đường mỗi bước đi là hàng trăm thứ lề thói, đền miếu
khác nhau chiếu ứng khiến con người luôn phải giữ mình để khỏi phải phạm vào
điều cấm kị. Đấy cũng là mét trong những lí do dẫn đến con người ngại đi lại, thích
ở yên.
Lại thêm ảnh hưởng của Đạo giáo và giáo thuyết: Làm cho dân coi trọng
cái chết mà không đi xa…lấy cái ăn làm vui, lấy cái mình mặc làm đẹp, yên tâm
với nơi mình ở (Lão Tử).
Có thể thấy căn tính thích ở yên đã trở thành một tư tưởng ăn sâu vào tâm
thức con người Trung Hoa tõ bao đời nay, nã như là sù “di truyền tâm hồn” trong
họ vậy.
1. 2. 2 …Nhưng “nhân sinh hữu li hợp, khởi trạch suy thịnh đoan”
Còng giống như bao hiện tượng khác trong đời sống như : sáng – tối, ngày-

đêm, nở – tàn, sống – chết. Biệt li là một biến cố trong đời sống con người và vạn
vật. Cho dù yêu thích và trọng sự yên ổn nhưng con người cũng như vạn vật trong
kiếp sống của mình không thể cưỡng lại và tránh khỏi sù thay đổi, di dời xa cách,
có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn với những gì là thân thiết quen thuộc với mình.
Biến cố Êy ám ảnh chúng ta trong từng sự kiện như hoa lìa cành, bướm xa hoa,
chim rời tổ, bữa tiệc khi tàn, một bóng dáng đi qua, những cái gợi ý rồi xa vời,
người với người sống phải xa nhau, có khi là cả một cuộc sinh li tử biệt…đã trở
thành một hiện thực khách quan nghiệt ngã: có tụ lại có tán, có hợp thì có tan, có
sinh ắt có diệt và chết là hệ quả của sống. Nó thường trực quanh ta mà không có
sự phân biệt: sang – hèn, mạnh – yếu, già - trẻ, xưa – nay, dân tộc, thời đại. Biến
cố Êy là sự biệt li, nã đã trở thành hiện thực đời sống, mét quy luật của kiếp sinh:



người đi, kẻ mất người còn, những gì thuộc về thân thiết, thiêng liêng cứ dần rời xa
trước mắt ta trong nỗi niềm bất lực… và ta còng chợt hiểu, làm sao ý thức được
thời gian nếu không có lẽ hợp tan? vỡ lẽ đó, biệt li đã khơi niềm hoài cảm, thương
tâm trong lòng người muôn đời. Dẫu vẫn biết đó là quy luật đầy nghiệt ngã nhưng
cuộc sống vẫn cứ tuần hoàn trong dòng chảy vô định. Trang Tử khẳng định: “Sinh
dã tử chi đồ, tử dã sinh chi thuỷ, thục tri kì tử” nghĩa là: Sống là sự kế thừa của cái
chết, chết là sự bắt đầu của cuộc sống. Ai biết được quy luật của nã!
Như vậy “li” là sự kế tiếp của “hợp”, chính những tan vỡ, li cách Êy tồn
tại hợp lại thành một hiện tượng mà ta hình dung như một khối đơn nhất: đời sống
của vò trô, của thế nhân. “Biệt li – hay còn gọi là lẽ hợp - tan… chính là động lực
của sự tuần hoàn, tái tạo là nguyên lí của vạn vật” (Nguyễn Hữu Thì). Biến hoá,
điều hoà và tương đối không phải là Thiên đạo, theo Khổng- Mạnh là gì. Sự hợp –
tan của nguyên tử phải chăng đó là nguyên lí tái tạo của vạn vật hữu chất.
Có hợp ắt phải có tan, đối với nhân sinh, hợp – li nhất thời cùng với kiếp
phù sinh tan hoà trong hư vô tĩnh mịch, thấu được lẽ hợp tan của trời đất ta không
khỏi buồn cho nhân tình thế thái và cảm thông với kiếp người. Tuy vẫn biết “li- hợp

thuộc về thiên cơ huyền ảo” (Nguyễn Hữu Thì) cuộc đời là hữu hạn, vậy mà biệt li
và thời điểm của nó vẫn luôn luôn ám ảnh lòng người. Đó là “một bi kịch tự nhiên”
(Cung Thị Ngọc), một lẽ thuộc về tất yếu đối với muôn kiếp người trong thế gian
“nhân sinh phù nhược mộng”.
Buồn gì hơn được nỗi buồn sinh li (bi mạc bi hề sinh biệt li)? Nỗi niềm đó
đâu có thể diễn đạt bằng một hai từ ngữ. Đau xót chia li là một văn hoá nhân bản,
mỗi dân tộc lại có cách ứng xử khác nhau trong vấn đề này: Người Việt ta xưa
trong bước chân lưu luyến chia tay cái mà thay lời tình cảm gửi gắm trao nhau là
chiếc khăn, táo bạo hơn có thể là áo hoặc yếm. Và người Trung Quốc có cả một hệ
thống biểu tượng li biệt – vấn đề này chúng tôi xin được trình bày ở phần sau.



(Trần Ngọc Lan –
“Ký phu”)

(Mét dòng thư gửi trăm dòng lệ
Rét đến bên chàng áo đến không?)
Mai có người ra trận
Suốt đêm may chiến bào
Luồn kim còn thấy lạnh
Cầm sao nổi kéo dao
May gửi người xa vắng
Bao giờ tới Lâm Thao?
( Lý Bạch - Tử Dạ
thu ca II )
Mùa thu đến làm xôn xao khắp thế giới Đường thi, đánh thức dậy mạnh mẽ
lòng trắc Èn của người chinh phụ hoàn cảnh li biệt xa cách với chồng, để rồi đọng
lại thành những nỗi bi sầu, oán hận.
Nếu với mùa thu, trong lòng người chinh phụ là thu bi, thu sầu. Thì đến mùa

xuân cảm thức của người chinh phụ sẽ là sao đây?
Trong số 4/ 26 bài thơ có mùa xuân thì có ba bài dùng trạng từ “xuân” để tả
mùa xuân, có những bài “xuân” xuất hiện ngay tõ nhan đề: Xuân oán, xuân tứ,
xuân biệt…Và xuân với nỗi lòng chinh phụ thường được biểu trưng bằng liễu,
chim oanh, cô xanh của cả ngọn gió xuân nữa.
Đối với con người, yêu nhau mà phải xa lìa nhau là “tri biệt khổ”… người đi
đã đi xa rồi, người ở lại biết làm sao đây khi mà tuổi xuân đời người cứ dần trôi
qua trước mắt, mà mùa xuân đất trời thì vẫn cứ “xuân qua xuân lại về”. Hoá ra
cảnh đấy tình đây là một thứ quan hệ đối lập. Mùa thu người ta lạnh mà sinh nhớ
thương nhau, vậy mà đến xuân lại thấy cảnh trêu khơi của tạo hoá mà sinh lòng tủi
hận.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu.



chừng nào cuộc sống còn lắm nỗi ưu hoạn thì chừng Êy những cuộc biệt li của vợ
chồng còn diễn ra. Chiến tranh đã làm cho con người cũng bị thay đổi chính mình
bằng tên gọi, còn gì buồn hơn khi phải mang danh: Chinh phu – chinh phụ để rồi
trở thành cụ phô – Tử sĩ. Các nhà thơ Đường một lần nữa đã làm sống dậy một
cách chân thực và xúc động lòng người về tình cảm đôi lứa biệt li. Tất cả đã làm
nên sắc thái đặc biệt của mối li tình này.
2. 2. 2 Bằng hữu biệt li
Con người từ mấy nghìn năm qua đến nay có rất nhiều thay đổi về đời
sống vật chất qua sù phát triển của thời đại, nhưng dường như thế giới tâm hồn và
đời sống tình cảm vẫn mãi không đổi thay, lịch sử phát triển của nhân loại đã
chứng minh điều Êy
Đến với thế giới Đường thi ta không khỏi bất ngờ khi bắt gặp ở đây là cả
một thế giới tâm tình của con người qua hoài, ức, tư, niệm… âm thầm, day dứt.
Như những con sóng dưới lòng sâu mà ngầm chứa đầy bão tố, trong tình cảm nhớ

thương khi li biệt. Những người ruột thịt cách xa nhau khi phải xa cách – nỗi đau
đó là lẽ đương nhiên, nhưng có những mối quan hệ không cùng ruột thịt, không
cùng ngày sinh…vậy mà khi xa cách lại đau nỗi đau như ruột thịt và còn hơn thế.
Đối tượng được nói tới ở đây chính là tình bằng hữu. Đối với người Trung Quốc
tình bằng hữu là điều họ hết sức coi trọng, nhiều khi còn đặt lên trên cả đạo vợ
chồng. Nguyễn Sĩ Đại từng nhận xét: “Tình cảm bằng hữu xuất phát từ hiện thực
trở thành một loại tình cảm lớn bên cạnh những quan hệ quân – thần, phô – tử, phu
– thê, sư - đệ trong Nho giáo”, của những ngưòi tình cờ gặp nhau giữa chèn quan
trường đầy ưu hoạn có khi là sự ngẫu nhiên trên con đường giang hồ của khách hải
hà. Ngoài ra tình cảm gắn bó tri âm từ thủơ hàn vi “cố nhân” thân thiết…tuy mức
độ có khác nhau nhưng nhìn chung họ đều tìm thấy tiếng nói đồng cảm tri âm
“đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu” với nhau về một lẽ nào đó trong cuộc
sống.



Trung Quc. Nhng nhỡn chung tõm trng ym th bt lc trc cuc i
y bóo t vn l tõm trng ph bin trong xó hi nh ng.
2. 2. 2. 2. Tinh thn nhp th v nhng u hon cuc i
* Tinh thn nhp th
Theo T in Ting Vit- Vin khoa hc xó hi Vit Nam, Vin ngụn ng
hc, H 1992: Nhp th l da vo cuc i (thng ra lm quan), gỏnh vỏc vic
i- Theo quan nim Nho giỏo.
Cú muụn vn lý do khin con ngi thi ng phi li bit nhau. Trong
nhiu nguyờn nhõn chỳng tụi nhn thy qua kho sỏt, bng hu li bit nhau bi
h mang khỏt vng nhp th tớch cc. ú l s la chn ca ca ngi thm nhun
t tng Nho giỏo, c th l ch Nhõn, trong trit hc Khng T. Theo Khng
T, con ngi chõn chớnh l phi Khc k phc l vi nhõn Nhõn gi trung th
gi Trung l K s lp, lp nhõn (iu g mỡnh khụng mun thỡ cng trỏnh
cho ngi khỏc). Nhõn vỡ vy ch yu ch núi n sự ý thc ca con ngi v

trỏch nhim ca bn thõn vi chớnh mỡnh v vi xó hi.
Cỏc thi nhõn cựng nhng bc trớ s khỏc i din cho tng lp trớ thc Nho giỏo i
ng ó coi sự hnh x gỏnh vỏc trỏch nhim mong gúp phn giỳp nc, thc
hin cho tho trỏng trớ ó lm trai ng trong tri t. Phi cú danh gỡ vi nỳi
sụng. Các thi nhân cùng những bậc trí sĩ khác đại diện cho tầng lớp
trí thức Nho giáo đời Đờng đã coi sự hành xử gánh vác trách nhiệm mong góp
phần giúp nớc, thực hiện cho thoả tráng trí Đã làm trai đứng ở trong trời đất.
Phải có danh gì với núi sông. (Nguyn Cụng Tr)
c bit khi t nc xy ra chin tranh, di t biờn cng but lnh khp Trung
Quc tr thnh sõn khu quõn s khúi la ao binh. Trờn tinh thn trỏch nhim
ca bc quõn t vi xó hi, cỏc vn thn, vừ tng, c nhng s t tao nhõn xem
đây là cơ hội để thi thố sức mạnh của mình để “Kiến công lập nghiệp”, xuất tái
bỗng trở thành một trào lưu, mét xu hướng



đường biếm trích (Bạch Cư Dị) đã gặp gỡ tìm thấy mối tri âm với những giai
nhân (“Tì bà hành”- Bạch Cư Dị),
Cùng một lứa bên trời lận đận
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau
Hai cảnh biệt li phút chốc gặp nhau qua sù cảm thông giữa gái giang hồ
bóng xế ngang đầu và người lữ thứ nơi Tầm Dương đất trích. Thật là một phút
bằng cả đời người, người kĩ nữ và thi nhân cả hai đều là những người tài hoa bị xã
hội vùi dập, kẻ phải xa chèn quan trường ở kinh đô, người phải lưu lạc về nơi hẻo
lánh, số phận còng mang nỗi bất hạnh Ðo le trong lòng. Dòng lệ và phút chia tay
của chàng Tư Mã Giang Châu với giai nhân một thuở phải chăng khóc cho cuộc
đời bất hạnh của nàng, trong nỗi đồng cảm sâu sắc cũng đồng thời là giọt nước mắt
khóc cho mình trong nỗi đắng cay chán chường về cảnh thế và lòng người… Chợt
nhớ tới những vần thơ trong “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du, với cùng
chung mét tâm hồn nhạy cảm với những đau khổ của mình, của người, khách tâm

giao đầy ngậm ngùi đồng cảm với nỗi đau li biệt của người xưa, “nỗi buồn kim cổ
trời khôn hỏi, cái án phong lưu khách tù mang”.
Nỗi đau cắt chia tình yêu của trai si gái oán đời nào cũng là niềm thương cảm và
xúc động lòng người khôn tả, nhưng với những bậc anh hùng- thuyền quyên, tài tử-
giai nhân… những kẻ tài, sắc hơn người nhưng mang kiếp đa đoan bạc mệnh, tấn
bi kịch Êy sao ai oán ám ảnh đến vậy trong cuộc đời và trong thi ca ngàn đời nay
đã lưu vào sử sách như những bản tình ca buồn. Người Trung Quốc có hẳn một
truyền thuyết về hoa đỗ quyên, loài hoa mọc đặc biệt nhiều trên đất Thục. Chuyện
kể rằng vua nước Thục là Vọng đế lòng khôn nguôi sau cái chết của người yêu, đã
bá ngai vàng và mất tích. Linh hồn ông về sau biến thành con chim đỗ quyên mà
tiếng kêu như tiếng nức nở. Đỗ quyên lúc kêu thường khạc ra máu – máu biến
thành một thứ hoa đỏ sặc sỡ mà người ta có thể thấy khắp đất Thục và cũng được
gọi là hoa Tử quyên. Như vậy loài hoa này tương tượng trưng



ngày mới gặp nhau nhưng mỗi năm còn được đoàn tụ một lần, nói xong nức
nở, lệ nhỏ như mưa” [Dẫn theo 28:160-161].
Giọt nước mắt của Dương Quý Phi ngàn năm trước, hay
chính là sự “đốn ngộ” của một tâm hồn nhạy cảm chợt nhận ra
cuộc đời này chẳng qua chỉ là ảo ảnh, hạnh phúc của đời người
cũng phù du, mong manh, dễ tan biến, vô thường mà thôi. Và
lòng người trước những ba động của cuộc đời? Như mét quy
luật nghiệt ngã khó tránh khỏi: hi vọng cũng chỉ là niềm khát
khao, tình yêu cũng chỉ là ảo ảnh trước cuộc đời đầy biến đổi.
Lục quân bất phát vô nại hà
Uyển chuyển nga mi mã tiền tử
Hoa điền uỷ địa vô nhân thu,
Thuý kiều, kim tước, ngọc tao đầu
Quân vương yểm diện cửu bất đắc

Hồi khan huyết lệ tương hoà lưu
(Bạch Cư Dị “Trường
hận ca”)
Vẫn biết li biệt là biến cố khó tránh mà sao người đời vẫn cứ day dứt.
Thương cảm hơn hết ở khách tài tử - giai nhân. Còn gì thương tâm hơn khi sinh li
là tử biệt đết với cái Đẹp. Phải chăng định mệnh “hồng nhan bạc mệnh” tự thuở
nào cái điều phi lí bi đát Êy lại là một thực tế hiển hiện ở thời đại Đường, thơ
Đường, một hiện thực từ dân thường, hàn sĩ, đến đấng quân vương tối thượng cũng
ngậm ngùi bất lực hay đó chỉ là một hiệu thực phản ánh rõ bộ mặt tàn khốc của xã
hội phong kiến đương thời đối với cái Đẹp!
Sù bất lực phi lí Êy khiến Lý Thương Èn trong “Mã Ngôi” đặt dấu hỏi:
Như hà tứ kỉ vi thiên tử
Bất cập Lư gia hữu Mạc Sầu?
(Than ôi bốn kỉ trên ngôi báu



Trong cuốn “Điển hay tích lạ” có tích: Liễu Chương Đài. Tích này kể về tình
ý của Hàn Hoành và kỹ nữ họ Liễu ở Chương Đài. Từ tích Êy, hình ảnh cây liễu là
biểu tượng của lời ướm hỏi tình cảm của con người, đồng thời thể hiện sự biệt li,
chia cách.
Gắn víi “Liễu” còn nhắc ta mét nét văn hoá đặc trưng là “bẻ liễu” (Chiết
liễu) khi chia tay. Người Trung Quốc có tục lệ khi chia tay thì bẻ cành liễu như là
dấu Ên biểu thị niềm lưu luyến, nhớ thương của kẻ ở người đi, là dấu Ên tình cảm
trong giờ phút chia biệt, xa cách. Dân ca Bắc Triều “Cổ giác hành xuý khúc” có
thiên “Chiết dương liễu chi” :
Thượng mã bất tróc tiện
Phản áo dương liễu chi
Hạ mã xuy hoành địch
Sầu sát hành khách nhi.

(Lên ngựa không bắt được roi
Quay lại bẻ cành dương liễu
Xuống ngựa thổi sáo
Mối sầu (nh) giết chết khách đi
đường).
Bẻ liễu tặng nhau là biểu thị sự thương nhớ. “Chiết liễu” là biểu tượng của
sự khổ biệt. Vì thế chỉ một cành dương liễu cũng đủ thể hiện hết nỗi sầu muộn
trong lòng người khi phải cách xa.
Đến đời Đường, “liễu”đã đi vào thơ với nhiều ý nghĩa và mô thức tình cảm
khác nhau. Trong đó nỗi niềm khi chia tay tiễn biệt, thương nhớ khi xa cách là nội
dung chính về đề tài biệt li chủ đạo, chiếm hầu hết trong các bài thơ đề cập đến
hình ảnh “liễu”. Qua khảo sát ở 115 bài thơ trong hai tập “Thơ Đường” của Nam
Trân tuyển chọn, cái tôi nhận thấy hình ảnh “liễu” xuất hiện với tần số 12/ 115 bài.
Ngoài ra còn thấy rải rác trong các cuốn sách khác.
* “Liễu” – biểu trưng cho tình cảm lúc tiễn biệt
- Tình cảm của con người khi xa cách được “Liễu” biểu trưng như một hình ảnh
đẹp đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật chuyển tải những nỗi



sầu của lòng người “cất chén vơi sầu,sầu không vơi”. Chữ “sầu” được nhắc lại như
một điệp khúc khắc sâu nỗi ám ảnh chia li. Nỗi đau đời đã trở thành triết lí nhân
sinh.
Dòng nước, cánh buồm côi, con thuyền lẻ cùng tâm trạng của khách biệt li
trên con đường thiên lý trong thơ Đường đã gợi xúc cảm mạnh mẽ cho các nhà
Thơ Mới:
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm …

(Nguyễn Bính “Vô đề”)
Người đi đã khuất lấp nơi chân mây còn lại nơi đây giăng mắc tơ lòng cho
người ở lại. Trước dòng sông lòng người càng thấm thía hơn lẽ đời hợp – tan, nỗi
cô đơn thiếu vắng tri âm chợt thê thiết hơn bao giờ.
Con thuyền bến lách không tri kỷ
Đêm lẻ trong sương mấy điệu đàn.
( Quách Tấn “Lẻ điệu”)
Nước là hiện tượng vĩnh hằng trong vò trô con người không thể làm biến
đổi nó. Nhưng đối diện với nước nhất là khi phải tiễn biệt thì nỗi sầu được bộc lộ ở
đỉnh cao nhất. Chia li đã buồn, chia li lại làm cho cuộc sống ngưng kết ở một trạng
thái đau đớn thật không gì bằng. Con người không thể níu giữ được ngày hôm qua
cũng như không thể giữ mãi sự đoàn viên của đời người cũng như dòng nước kia cứ
mải miết trôi. Cho dù bao đời loài người đã chủ động chinh phục thiên nhiên đến
đâu thì vẫn bị thiên nhiên khuất phục là vì thế! Cảm nhận “dòng nước” bằng hình
tượng nghệ thuật, bằng xúc cảm nghệ thuật, lại càng thấm thía hơn nỗi niềm biệt li
trong cuộc đời.
3. 1. 3 Biểu tượng Trăng
Vầng trăng là một biểu tượng nghệ thuật đẹp, đầy sức gợi cảm lung linh
huyền ảo trong thế giới Đường thi. Biệt li được cảm nhận qua hình



đàn, sáo văng vẳng ai oán trong những thời khắc đặc biệt, là những âm thanh
mang tâm trạng, là sù ý thức sâu sắc nỗi lòng trong li biệt ở các thi nhân.
Chọn lọc để cảm và hiểu những cảm thức biệt li của thi nhân đời Đường qua
mét sè biểu tượng chúng tôi chỉ dừng lại ở mét sè biểu tượng tiêu biểu. Chừng Êy
biểu tượng chưa phải là tất cả, nhưng những rung động vi tế nhất của lòng người
trong li biệt đã được tái hiện một cách chân thực và sâu sắc nhất. Tuy là biểu tượng
cho sù li biệt nhưng ở mỗi nhà thơ thì các biểu tượng đó lại được thể hiện khác
nhau, làm nên cảm hứng bất tận cho đề tài “biệt li” trong thơ Đường.

3.2. Tình - cảnh giao dung
* Mối quan hệ “cảnh” – “tình” là một phạm trù thẩm mỹ quan trọng của
nghệ thuật mỹ học cổ điển Trung Quốc. Là linh hồn của văn học nghệ thuật, đem
lại những hứng thú và hưởng thụ thẩm mỹ vô hạn trong quá trình sáng tạo và khám
phá văn học.
Đã có nhiều ý kiến của các nhà nghệ thuật và các nhà nghiên cứu bàn về
nghệ thuật gắn kết giữa cảnh và tình trong văn học.
Lục Cơ thời Lưỡng Tấn trong Văn phú có viết “Bi lạc diệp vu kinh thu hỉ
nhu điều vu phương xuân“ có nghĩa là: nỗi lòng buồn vui của nhà thơ, Êy là khi
nhìn thấy lá rụng mùa thu và cây xanh mùa xuân mà nảy ra.
Lưu Hiệp thời Nam Triều “Văn tâm điêu long” phát biểu: “Đăng sơn tắc tình mãn
vu sơn, quan hải tắc ý dật vu hải” – tình cảm nhà thơ nảy sinh ra thường thường
gửi gắm ở nơi vách non mặt biển mà chính mắt mình nhìn thấy. [Dẫn theo 35: 204]
Đời Đường, Vương Xương Linh đã đề xuất trong tác phẩm “Tam cảnh”: “Thi hữu
tam cảnh” Thơ có ba cảnh: vật cảnh, tình cảnh và ý cảnh.
Đặc biệt đến đời Minh – Thanh, Vương Phu Chi đó đề cập đến sù giao hoà
gắn kết giữa tình và cảnh:“Tình cảnh tuy hữu tâm tại tâm tại vật chi phân nhi.
Cảnh sinh tình, tình sinh cản, ai lạc chi xó, vinh tụy chi



lập với sắc xuân kia là nỗi niềm buồn sầu ngổn ngang “trăm nỗi tơ vò” trong
lòng người khi phải chia xa nhau Hai người bạn chia tay nhau đi về hai ngả mét h-
ướng Tiêu Tương, một hướng Tần . Nỗi buồn đau đó dường nh lan toả khắp không
gian mùa xuân nhuốm sắc li biệt “sầu sát” buồn đến chết. Hoá ra sắc xuân gợi ra
nỗi trớ trêu với lòng người , làm nỗi sầu càng sầu hơn.
Nói “Tình – cảnh giao dung” là khẳng định mối quan hệ bền chặt đăp đổi cho
nhau của hai yếu tố “tình” và “cảnh” trong văn học. Với biến cố biệt li, trong phút giờ
chia li và xa cách nỗi nhớ niềm thương là tình cảm thường trực day dứt lòng, khi mọi
ngôn ngữ đều bất lực để giãi bày tình cảm hơn lúc nào tình người hoà vào bức tranh

ngoại cảnh (Tình trung cảnh, cảnh trung tình) để bức tranh tâm cảnh hiện ra trọn vẹn
nhất - tình người trong li biệt.
3.3. Lấy mộng làm thực
* “Mộng” nhìn tõ phương diện triết học, tôn giáo ¬ng diÖn triÕt häc, t«n gi¸o
Nhìn từ mối quan hệ với hiện thực thì “mộng” là cái đối lập với “thực”, là
cái không có thực (cái ảo). Nói cách khác “mộng” cũng thể hiểu là “hiện thực ảo”
là tiếng nói của cõi hư vô bí hiểm nên khó nắm bắt. Do vậy “mộng” cũng được gắn
với triết học, tôn giáo .
Triết học Ên độ con người có ba trạng thái: Tỉnh thức, mơ mộng, và ngủ
không mơ. Cuộc sống là sự liên tục từ trạng thái này sang trạng thái khác, nó
không có tính ranh giới nhất định .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×