Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

nghệ thuật xây dựng kết cấu và tổ chức trần thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.93 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Có thể nói, nỗ lực đổi mới không ngừng là hướng đi chủ yếu của
văn học Việt Nam sau 1975 và đó chính là một trong những nguyên
nhân cơ bản tạo nên tính đa dạng và phong phú của giai đoạn văn học
này. Đặc biệt, đối với các nhà văn “hậu đổi mới” (từ giữa những năm 90
thế kỷ đến nay), vấn đề quan tâm lớn nhất là “khụng còn là viết về cái gì
mà viết như thế nào”. Có thể thấy điều đó qua một loạt sáng tác của các
tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn
Bình Phương, Hồ Anh Thái, ….Cựng với những thay đổi về tình hình
văn hoá - xã hội và xu thế cách tân mạnh mẽ của văn học trong nước và
thế giới, dòng văn học hải ngoại cũng có những bước bứt phá, đổi mới
về nhiều mặt. Trong số những cây bút tiêu biểu ấy, Thuận là một gương
mặt nổi bật với những trăn trở, thể nghiệm mới trong sáng tác.
1.2. Cho dù không ít người tỏ ra hoài nghi về số phận của tiểu thuyết thì
đến nay, tiểu thuyết vẫn tiếp tục phát triển và thực sự vẫn là “thể loại
cỏi”, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và quy mô của bất cứ
một nền văn học văn học nào. Với Thuận, sau một số truyện ngắn, tiểu
thuyết thực sự là “cuộc phiêu lưu nguy hiểm” nhằm đi tìm và khẳng định
những giá trị mới của chị.
1.3. Những nỗ lực của Thuận đã được ghi nhận bằng sự chào đón nồng
nhiệt của độc giả và Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2005
cho cuốn Paris, 11 thỏng 8 (2005). Chính vì vậy, nghiên cứu những cách
tân trong tiểu thuyết của Thuận là một hướng đi triển vọng trong việc
nhìn nhận, khám phá tài năng của nhà văn cũng như những hướng cách
tân của tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Thuận mới chỉ xuất hiện trên văn đàn Việt Nam dăm năm trở lại
đây, nhưng những tác phẩm của chị đã gây “sốt” với độc giả và giới phê
bình. Tuy nhiên, cho đến nay những ý kiến về Thuận chỉ là những bài
báo, phỏng vấn, điểm sách, những bài phê bình nhỏ lẻ, … chưa có công


trình nào đáng kể. Trong những tài liệu mà chúng tôi bao quát được, có
thể tập hợp thành một số ý kiến tiêu biểu sau: Tuy nhiên, cho
đến nay những ý

kiến về Thuận chỉ là những bài báo, phỏng vấn, điểm sách, những bài
phê bình nhỏ lẻ, … chưa có công trình nào đáng kể. Trong những tài liệu
mà chúng tôi bao quát được, có thể tập hợp thành một số ý kiến tiêu
biểu sau:

2.1.1. Trong bài viết Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn
chương, Cao Việt Dũng khẳng định: “Thuận đã tạo ra một thế giới khác,
một thế giới mong manh nằm trên biên giới các nền văn húa, nhưng
cùng lúc cũng là một thế giới vững chắc với các nền móng chung, với
những lối liên thông với những động hướng gần gũi nhau. ” Thuận có
“một thứ can đảm phi thường trong một khí hậu văn chương đậm màu
tầm thường đang vây bủa: can đảm bịa đặt”. Cũng là dịch giả này, trong
lời giới thiệu cuốn T mất tích, đó nhận xột: “T mất tích đẩy xa hơn một
bước rất dài ngưỡng cửa bất an và hoang vắng của con người hiện đại
trong các xã hội hiện đại. Con người trong T mất tích không còn mang
thân phận của kẻ tha hương bơ vơ trong một bối cảnh xa lạ, mà lâm vào
một tình thế khác không kém phần tuyệt vọng…. Thuận tiếp tục khẳng
định sức viết dồi dào và khả năng chạm đến những ngõ ngách đặc biệt
trong cuộc sống thời đại chúng ta”.

2.1.2. Trong lời bạt cho Made in vietnam, Đoàn Cầm Thi cho rằng:
Thuận đó phản ảnh được “cỏi nhàn nhạt của xã hội Việt Nam hôm nay”,
đã viết một cuốn đặc biệt “khụng chương đoạn, không kết không mở
không cao trào xung đột”, “tạo cho tiểu thuyết một nhịp điệu ghồ ghề”.
Trong bàiI’m yellow:Khoỏi cảm văn bản - đọc Chinatown của Thuận,
Đoàn Cầm Thi đã có nhiều phát hiện sâu sắc về lối viết, về những cách

tân của Thuận. Bài viết nhấn mạnh: Thuận đã đi tìm “một bình diện mới
của thế giới”, đặt những di dân nhỏ bé trong các chiều kích thời gian: quá
khứ - hiện tại – tương lai để thấy rõ hơn thân phận của họ. Đặc biệt Thuận
đã tạo “phong cách thơ” trong tiểu thuyết”. Phong cách ấy được tạo nên
bởi “nhiều câu mang tiết tấu lạ, nhưng cách đổi nhịp vô cùng linh
động…”, “bằng cách nói song hành khi tương phản khi hụ ứng”, “bằng
cách luôn lạc đề, mải cuốn theo cuộc chạy đua với chữ”…

2.1.3. Trong một số công trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi thấy
có nhiều ý kiến phân tích về những cách tân trên nhiều phương diện trong
tiểu

thuyết của Thuận. Luận văn Ý thức về nhịp điệu trong một số tiểu
thuyết ViệtNamthời đổi mới của Lê Thị Thanh Huyền đề cập đến tính
nhịp điệu được ý thức rõ rệt trong tiểu thuyết của Thuận, đặc biệt từ các
phép lặp ở nhiều cấp độ. Trong luận văn Những cỏch từn nghệ thuật theo
hướng hiện đại của tiểuthuyếtViệt Nam thời kì đổi mới, tác giả Nguyễn
Thị Thanh Nga cũng đề cập, phân tích về những cách tân của Thuận ở
phương diện nhân vật, tổ chức điểm nhỡn trần thuật và giọng điệu mang
tính chất uymua đen. Nhịp điệu tiểu thuyết Chinatown ở hai cấp độ cơ
bản: lớp cấu trúc hình tượng và lớp cấu trúc hình thức cũng đã được tìm
hiểu trong báo cáo khoa học Nhịpđiệu tự sự trong Chinatown của
Thuậncủa sinh viờn Đỗ Thị Thoan (04/ 2006)

2.1.4. Những tiểu thuyết của Thuận đã gây sự chú ý đối với dư luận.
Điều đó thể hiện ở rất nhiều ý kiến đánh giá, phân tích phê bình, nhiều bài
giới thiệu sách, phỏng vấn được đăng trên các báo mạng hoặc website cá
nhân.
Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng Thuận đã có nhiều nỗ lực đổi
mới và là một gương mặt trẻ độc đáo đầy triển vọng của văn học Việt

Nam đương đại với một lối viết hiện đại, tinh thần cách tân mãnh liệt và
kiên quyết chối từ truyền thống. Lời giới thiệu của dịch giả Dương
Tường như một nhận định tiêu biểu: “Ngổn ngang và tung túe những
mảnh của một trò chơi ghép hình không chương hồi liền một mạch suốt
hơn 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi
nhấn lại bất tận đến thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay mãi không dứt
như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh cuốn sách đậm đặc một thứ humour xót xa
và không thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi là hậu hiện đại này
nhiều lúc làm tôi như nhập đồng”. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
cũng đánh giá cao sức lao động văn chương của Thuận, cho rằng “cỏc
tác phẩm của Thuận có những tìm tòi về nội dung và nghệ thuật, rõ nhất
là về cách viết” [35]
2.2. Trong các tài liệu mà chúng tôi bao quát được, những cách tân
trong tiểu thuyết của Thuận chỉ mới được đề cập qua một số bài viết
nhỏ lẻ, trong từng tác phẩm cụ thể, chưa có một công trình nghiên cứu
toàn

diện. Tuy nhiên, đó cũng là những gợi ý quý báu cho chúng tôi thực
hiện luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu.
3. 1 Đối tượng
- Nghiên cứu những nét mới về nghệ thuật tiểu thuyết ở góc độ lí
luận và thực tiễn tiểu thuyết Việt Nam trong nước cũng như văn học
ngoài nước sau Đổi mới.
- Nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận ở các
phương diện: quan niệm nghệ thuật, kết cấu và nhân vật, đi tìm một
giọng điệu riêng.
3.2. Phạm vi
Luận văn chủ yếu khảo sỏt cỏc tiểu thuyết của Thuận đó được
xuất bản: Made in Vietnam, Chinatow, Paris 11 tháng 8, T mất tích.

Ngoài ra, người viết sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tiểu
thuyết, truyện ngắn của một số nhà văn trong và ngoài nước để làm nổi
rõ hơn những đóng góp nghệ thuật của Thuận.
4. Phương phỏp nghiờn cứu
4.1. Phương phỏp thống kờ
4.2. Phương phỏp phừn tớch
4.3. Phương phỏp so sỏnh
5. Đóng góp mới của luận văn
- Lần đầu tiờn luận văn đặt vấn đề nghiờn cứu cỏch từn trong tiểu
thuyết của Thuận một cỏch tương đối hệ thống và toàn diện.
- Người viết sẽ cố gắng sử dụng những tri thức về thi phỏp học và
tự sự học để đi sừu phừn tớch sự đổi mới trong quan niệm và kỹ thuật
xừy dựng tiểu thuyết của Thuận.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng xem như đây chỉ là một đề án, một thử
nghiệm bước đầu để khám phá cây bút tiểu thuyết nhiều cách từn này.
6. Cấu trúc của luận văn
Tương ứng với nhiệm vụ đặt ra ngoài phần Mở đầu và Kết luận,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:Thuận trong bối cảnh đổi mới tiểu thuyết hiện nay
Chương 2:Thế giới nhừn vật trong tiểu thuyết của Thuận

Chương 3:Nghệ thuật xừy dựng kết cấu và tổ chức trần thuật



CHƯƠNG 1
THUẬN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT HIỆN NAY
1. 1. Những nỗ lực cỏch từn của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
1.1.1. Tiểu thuyết trong nước – hành trình tìm
tòi đổi mới từ 1975 đến nay

Theo các nhà nghiên cứu, văn học Việt Nam ba mươi năm qua đã
đi qua ba chặng đường, có sự tiếp nối không đứt đoạn.
Có thể nói, từ năm 1975 đến năm 1985 là chặng đường chuyển tiếp
từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kì
hậu chiến. Tính chất chuyển tiếp thể hiện rõ ở cả đề tài, cảm hứng, các
phương thức nghệ thuật và qui luật vận động của văn học.
Bước vào những năm đầu thập kỉ 80, tình hình kinh tế - xã hội
của đất nước gặp nhiều khó khăn chồng chất và rơi vào khủng hoảng
ngày càng trầm trọng. Văn học cũng chững lại, không ít người lâm vào
tình trang bối rối mất phương hướng trong sáng tác. Nhưng đây cũng là
thời điểm “lửa thử vàng” của những người cầm bút để tìm ra những
hướng tiếp cận mới với hiện thực nhiều mặt.
Từ đầu 1986 đến đầu những năm 90 là giai đoạn văn học đổi mới,
tập trung vào mô tả hiện thực với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, với
cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản chiếm ưu thế chủ
đạo. Chiến tranh vẫn là một đề tài “núng” nhưng niềm tự hào rạng rỡ vì
chiến thắng đã nhường chỗ cho những hệ lụy đau buồn.
Từ cuối những năm 90 đến nay, trong xu thế ổn định của xã hội,
văn học có những đổi mới rõ rệt. Vấn đề đặt ra không còn là viết cái gì
mà là viết như thế nào. Những thể nghiệm mạnh bạo để cách tân tiểu
thuyết được thể hiện trong tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu như:
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương, Thuận….
Có thể nói tiểu thuyết Việt Nam là những nỗ lực thể nghiệm, có khi
còn dang dở, khó đọc, lạ lẫm, …những đặc điểm nổi bật là chúng đang
nỗ

bị cho một hành trình dài trong sáng tác và khẳng định dấu ấn cá nhân,
đòi hỏi một nỗ lực lớn của mỗi nhà văn. Đó cũng là những trăn trở của
Thuận .
Tuy vậy chính những tiền đề ấy, cộng với bối cảnh đổi mới mạnh

mẽ của văn chương thế giới cũng như trong nước lại là những thách thức
đối với nhà văn. Và không thể không thừa nhận rằng chị đã có câu trả lời
thuyết phục từ quan niệm đến thực tiễn sáng tác của mình.
1.2.2. Quan niệm của Thuận về nghề và tiểu thuyết
1.2.2.1. Nhà văn - người sỏng tạo ra những giỏ trị thẩm mĩ mới
Thuận quan niệm rằng: “Nhà văn, với tư cách là người nghệ sĩ, là
người tạo ra giá trị thẩm mĩ mới”. Như vậy, cả trước và trong khi cầm
bút, Thuận đã xác định cho mình một mục đích rõ ràng, tối thượng: đó là
tạo ra những cái mới. Thuận luôn mong muốn tác phẩm của mình như là
một thử nghiệm, một lời đề nghị về một cách viết khác. Cũng theo
Thuận, viết còn đòi hỏi một lí trí sáng suốt, một sự tỉnh táo cần thiết để
tìm thấy một lối đi riêng. “Tớnh toán có khả năng dẫn đến lối thoát mới
chứ hồn nhiên thì có nhiều nguy cơ lạc vào các đường
mũn” Thuận quan niệm rằng: “Nhà văn, với tư cách là người
nghệ sĩ, là người tạo ra giá trị thẩm mĩ mới”. Như vậy, cả trước và trong
khi cầm bút, Thuận đã xác định cho mình một mục đích rõ ràng, tối
thượng: đó là tạo ra những cái mới.Thuận luôn mong muốn tác phẩm
của mình như là một thử nghiệm, một lời đề nghị về một cách viết khác.
Cũng theo Thuận, viết còn đòi hỏi một lí trí sáng suốt, một sự tỉnh táo
cần thiết để tìm thấy một lối đi riêng. “Tính toán có khả năng dẫn đến lối
thoát mới chứ hồn nhiên thì có nhiều nguy cơ lạc vào các đường mòn”
Tinh thần cầu thị và duy lí trong quan niệm về nghề này, đã tạo nên một
gương mặt nổi bật, đầy ấn tượng, đầy cá tính: Thuận.
1.2.2.2. Tiểu thuyết là một chuyến phiờu lưu đầy nguy hiểm
Quan niệm về tiểu thuyết của Thuận thể hiện rõ tinh thần hiện đại.
Theo chị: “Tiểu thuyết là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Nguy hiểm
nhất là không biết đi về đâu. . . ". Với Thuận, tiểu thuyết là một chuyến
đi để khám phá chính bản thân mình, để tìm ra những cái tôi khác đang
bị khuất


thất vọng trong hành trình đi tìm bản sắc, hòa nhập với cuộc sống mới.
Nhân vật người Pháp cô đơn trong vỏ ốc cá nhân của mình.
1.2.3. Hành trình từ " Made in Vietnam" đến " T Mất tích"
1.2.3.1. Nỗ lực tự làm mới mình
Từ Made in vietnam đến China town, Paris 11thỏng 8 và T Mất
tích là một hành trình sáng tạo với những nỗ lực không mệt mỏi của
Thuận nhằm vượt thoát chính mình.
Made in vietnam lấy bối cảnh Sài Gòn – Hà Nội, thử nghiệm một
kết cấu lạ, không chương hồi, những câu dài triền miên, không có dấu
xuống hàng, câu này gối vào câu kia, ý này vắt sang ý nọ…như ma
trận.Chinatown thử nghiệm kết cấu “tiểu thuyết lồng tiểu thuyết, tỏi hịờn
những mảng hồi ức, suy nghĩ lẫn lộn đan cài giữa Việt Nam – quỏ khứ và
Paris - hiện tại của một người phụ nữ Việt sống ở Phỏp. Paris 11 thỏng
8là một kết hợp lạ: hai mươi hai chương của tiểu thuyết được mở đầu
bằng hai mươi hai mẩu báo với những cách tiếp cận phân tích khác nhau
về vụ nắng nóng. Đến T mất tích, không còn một chữ nào cho hiện thực
Việt. ‘T” - người Việt tha hương đã biến mất ngay từ đầu tác phẩm, để
nhường chỗ cho “tụi” - một người Pháp chính gốc. Từ cái nhìn của “tụi”,
Paris đã được miêu tả với con mắt của người trong cuộc.
Bốn cuốn tiểu thuyết ấy với những thể nghiệm khác lạ, là những
minh chứng cho con đưũng Thuận đã chọn: “Nhà văn - người tạo ra
những giá trị thẩm mĩ mới”.
1.2.3.2. Từ Made in vietnam đến T mất tích hay là khát vọng hoà nhập
với thế giới của nhà văn
Một điều rất dễ dàng nhận thấy trong bốn tỏc phẩm của Thuận là
hiện thực Việt ngày một mờ dần và đến T mất tích thì hầu như mất hẳn.
Bởi Thuận có tham vọng “gúp tiếng nói chung” vào văn học
Pháp. Đó là một thách thức lớn những Thuận vẫn mạnh dạn thử sức
bằng các sáng tác của mình. Và không thể không nói rằng chị đã bước
đầu thành công. Nước Pháp hiện ra với khuôn mặt già nua và yếu ớt của

một xã hội hậu tư bản viên mãn, của những con người cô độc đến đáng
sợ, như những cỗ máy lạnh lùng trong một đời sống buồn tẻ, vô nghĩa
lý.

2.2.3. “Siờu nhừn vật” trong tiểu thuyết của Thuận
Nếu trước đây, mỗi nhân vật là chính bản thân nú, thì trong tiểu
thuyết hiện đại, đặc biệt là ở Tiểu thuyết mới, mỗi nhân vật lại là sự núp
bóng của nhiều nhân vật, tạo ra một thứ “siờu nhân vật”, phức tạp và bí
ẩn. Trong tiểu thuyết của Thuận cũng xuất hiện một loạt “siờu nhân
vật”. Chẳng hạn như: “tụi” trong Chinatown vừa là người phụ nữ trên
chuyến tàu điện ngầm, vừa là nhà văn, vừa là Thuận, vừa là nhân vật
trong tiểu thuyết của chính mình. Trong các tiểu thuyết khác cũng có
kiểu nhân vật “đa trựng” như vậy. Bằng cách đó, tác giả đã làm tròn
nhiệm vụ, sứ mệnh của mình, tạo ra một thứ hiện thực không đáng tin
cậy, tạo ra những đường viền mong manh làm nên sự khác biệt của cá
nhân, tạo ra những băn khoăn không dứt của người đọc…Mặt
khác,Thuận từng nói: mỗi cuốn tiểu thuyết là một sự khám phá, đi tìm
những cái tôi khác của chính mình. Phải chăng tác giả đã hướng về nội tâm
của mình bằng cách thoát ra khỏi đó và tạo ra những nhân vật đặc trưng
bởi tính phi bản sắc?
2.3. Nghệ thuật xừy dựng nhừn vật
2.3.1. Kĩ thuật xúa bỏ
Đừy là một thủ phỏp quen thuộc của R. Grillet - người khai sinh Tiểu
thuyết mới. Đây là một thủ pháp quen thuộc của R. Grillet - người khai
sinh Tiểu thuyết mới. Đây là một thủ pháp quen thuộc của
R.Grillet - người khai sinh Tiểu thuyết mới.Kĩ thuật xoá bỏ cho phép
người đọc đến với tác phẩm một cách chủ động, thể hiện rõ những bí ẩn,
hoang mang trong hành trình đi tìm bản sắc của con người.
Với tinh thần không ngừng đổi mới, từ bỏ những lối viết truyền
thống, Thuận đã tìm tòi, tiếp thu, thể nghiệm kĩ thuật xoá bỏ trong tiểu

thuyết của mình.
2.3.1.1. Xúa bỏ bằng những tái lặp, tái diễn
Thứ nhất, tái lặp không gian
Sự tái lặp không gian xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết của
Thuận. Ví dụ: Yên Khê, Chợ Lớn…. Sự xuất hiện lặp đi lặp lại của
những địa danh đã khiến những xác tín về chúng bị nghi ngờ.
Thứ hai, tỏi lặp thời gian

Thời gian cũng là một trục xỏc định sự tồn tại của con người.
Thuận đó dựng nờn một mờ cung thời gian bằng những tỏi lặp.
Có thể nói sự xoá bỏ không gian, thời gian nhờ những tái lặp, tái
diễn đã gây nên một nỗi âu lo không dứt về bản thể. Không nhân - quả,
không liên hệ, con người bơ vơ, lạc lõng ngay trong chính sự tồn tại của
mình.
2.3.1.2. Xoỏ bỏ chủ thể
2.3.1.2.1. Xúa bỏ bằng trần thuật hoá đối thoại
Sự tồn tại của con người được xác định một phần bởi sự giao tiếp của họ
với cộng đồng với xã hội. Tiểu thuyết của Thuận hầu như vắng bóng đối
thoại. Thuận biến tất cả thành lời trần thuật.
Trần thuật húa đối thoại khiến cho sự tồn tại của nhân vật mất đi
tính hữu hình, cụ thể, sinh động. Chủ thể trong tiểu thuyết của Thuận
luôn bị xúa mờ. Thậm chí đến T mất tích, nhân vật T chỉ là một cái tên
viết tắt và một vài thông tin không đáng kể. Cũng giống như sự tồn tại
mờ nhạt, lẻ loi, cô độc của con người trong đời sống hôm nay.
2.3.1.2.2. Xúa bỏ bằng bội số húa chủ thể
Như chúng tôi đã đề cập đến ở mục 2.2.3, nhân vật trong tiểu
thuyết của Thuận không phải là một cá nhân, một chủ thể nào đó mà
thường là cái bóng của nhiều nhân vật khác nhau. Sự mập mờ, lẫn bóng
này là dẫn chứng tiêu biểu cho đặc điểm sự hiện diện của nhân vật trong
tiểu thuyết hiện đại. Nhân vật không còn trọn vẹn, phân biệt rạch ròi và

dễ dàng qua đặc điểm nhận dạng, tính cách như trong tiểu thuyết truyền
thống. Nú cũng là sự mô tả cho cái mong manh, bí ẩn và nhàm chán, tẻ
nhạt của đời sống con người trong đời sống hôm nay. Con người đảm
nhiệm rất nhiều vai diễn, rất nhiều khuôn mặt và rồi lại không ngừng đi
tìm bản thể của mình. 2.3.2. Kĩ thuật xừy dựng
những cặp đối lập
Đọc Paris 11 thỏng 8 của Thuận, độc giả đều dễ dàng nhận ra
những cặp đối lập, tiêu biểu là Liên và Mai Lan. Bên cạnh đó Liên và
Pỏt, Pỏt và My cũng là những mảng màu trái ngược. Nhưng nét mới mẻ
và sâu sắc của Thuận là nhà văn để những mảng màu sắc đối lập nhưng
cùng tồn tại trên một khối rubic, cùng quay quanh một trục duy nhất, đó
là trục thân phận của những kẻ tha hương.

Hai mươi hai chương cuả Paris 11 thỏng 8 bắt đầu bằng hai mươi
hai mẩu báo nói về trận nắng nóng khủng khiếp năm 2003 ở Pháp.
Không chỉ thế, Thuận còn đưa thêm vào một bản báo cáo “Phụ nữ Việt
Nam – hôn nhân và gia đỡnh”. Sự pha trộn ấy một mặt tạo ra một cái
nhìn đa chiều về hiện thực, phơi bày một sự thực phũ phàng về nước
Pháp và về cuộc sống của những di dân. Mặt khác nú cũng tạo nên hiệu
quả “gión cỏch”, thoát khỏi lối kể mượt mà quen thuộc của tiểu thuyết
truyền thống, tạo nên một thứ văn bản tiểu thuyết không còn thuần nhất.
3.1.2. Kết cấu ma trận trong “Made in vietnam”
Made in vietnam là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Thuận, lấy bối
cảnh Việt Nam như chính tên gọi của tác phẩm. Nú gây ngạc nhiên và
làm mất lòng kiên nhẫn của các độc giả vốn quen thưởng thức các tác
phẩm được trình bày rõ ràng, ít nhất là về mặt hình thức. Thuận đã cố
tình chọn những câu dài, liên tục, nối tiếp nhau trong suốt tác phẩm để
tạo ra một mê cung của chữ, tạo nên một nhịp điệu đầy sức biểu cảm,
nhịp điệu của buồn tẻ, nhàm chán, đơn điệu
Sự đối nghịch với cú pháp truyền thống rõ ràng đã mang lại một

cảm giác lạ cho độc giả, một hiệu quả gây lạ cho văn bản. Và ngay ở
chính nhịp điệu buồn tẻ ấy, người đọc có thể cảm nhận được cái nhàn
nhạt của xã hội Việt Nam đương đại mà không nhất thiết phải lôi ra
các vết thương chiến tranh, chế độ toàn trị, quan liêu tham nhũng hay
suy đồi đạo đức. Phải chăng đó chính là thành công của Thuận?
3.2. Tổ chức trần thuật
3.2.1. Tổ chức điểm nhỡn
3.2.1.1. Sự dịch chuyển điểm nhỡn
Trong tiểu thuyết của Thuận, có một đặc điểm nổi bật là sự di
chuyển từ điểm nhỡn bên trong ra bên ngoài. Và điểm nhỡn bên ngoài
chiếm ưu thế.Chinatown là một ví dụ tiêu biểu cho sự kết hợp và dịch
chuyển điểm nhỡn từ bên trong ra bên ngoài độc đáo của Thuận. Cũng
tương tự như vậy đối với “T mất tích”. Nhân vật người chồng Pháp của
T đón nhận tin vợ mất tích bằng một thái độ lãnh đạm.
Điểm nhỡn khách quan đã giúp nhà văn tránh xa những đoạn khắc
họa nội tâm không cần thiết, để viết về thân phận con người vẫn đáng
thương,

linh hoạt các kiểu cấu trúc cú pháp để đem lại những hiệu quả diễn đạt
khác nhau. Nhưng nhìn chung, câu văn ngắn đến cực ngắn, chứa đựng
một dung lượng và tốc độ thông tin gấp gỏp, nhiều chiều vẫn là một đặc
điểm nổi bật. Đặc biệt, Thuận luôn chú ý phối hợp các kiểu câu để tạo ra
nhịp điệu, tạo ra “phong cách thơ” cho những cuốn tiểu thuyết của mình.

3.2.2.2. Nhịp điệu trong ngôn từ tiểu thuyết của Thuận
3.2.2.2.1. Tạo nhịp bằng sự pha trộn giữa cừu ngắn, cừu đặc biệt và
cừu dài
Câu ngắn và cực ngắn là kiểu câu nổi bật trong tiểu thuyết của
Thuận. Thuận không chỉ cung cấp cho nú một lượng thông tin mà chị
còn cố gắng kiếm tìm, “kớch hoạt” nhịp điệu , vần điệu trong từng con

chữ, trong sự kết hợp từ.“A, Chinatown. Chinatown tôi chưa từng nghe
núi….Chinatown. Tại sao. Tại sao. ” (Chinatown)
Nhịp điệu trong tiểu thuyết của Thuận còn thể hiện ở sự phối hợp,
đan xen câu ngắn, câu cực ngắn và câu dài, tạo ra những bè âm thanh lúc
nhanh lúc chậm, lúc cao trào lúc lặng lẽ, phức tạp và bí ẩn như chính
thực tại con người. Sự pha trộn này, không chỉ làm nên tính nhịp điệu
mà trong một ngữ cảnh nào đó còn làm tăng tính hài hước cho ngôn ngữ
tiểu thuyết của Thuận, tạo ra một lối văn độc đáo, riêng biệt của cây bút
trẻ này.
3.2.2.2.2. Tạo nhịp bằng phộp lặp
Trong tiểu thuyết của Thuận, phép lặp được sử dụng thường xuyên.
Có rất nhiều kiểu lặp: phổ biến là lặp từ và lặp cú pháp. Thuận còn gây
ngạc nhiên bởi phép lặp số, những con số được lỏy đi lỏy lại một cách
nhịp nhàng và mang đầy ảo giác. Cùng với trò chơi lặp từ, trò chơi lặp
cú pháp cũng là một nỗ lực cách tân đáng nể của Thuận.
3.3. Giọng điệu
3.3.1. Giọng khách quan, trung tính
Tiểu thuyết của Thuận thể hiện rõ giọng khách quan trung tính, qua
việc nhà văn thường sử dụng điểm nhỡn bên ngoài, miêu tả sự vật, sự
việc mà không chìm đắm trong dòng nội tâm của nhân vật. Nhân vật
“tụi” kể lại quá khứ bằng một giọng điệu thản nhiên, tưng tửng ngay kể
cả với những kỉ niệm buồn. Còn “tụi” trong T mất tích thậm chớ không
có một

dòng nào miêu tả cảm xúc bàng hoàng sững sờ khi biết tin vợ mình đột
nhiên biến mất.
Giọng trung tính khách quan còn thể hiện ở thái độ với nhân vật. Đọc
các tiểu thuyết của Thuận chúng ta không thấy rõ sự yêu ghét của nhà
văn đối với nhân vật nào. Và sự tiếp xúc với các nhân vật ở một thái độ
như vậy một mặt phơi bày rõ rệt một thế giới không liên kết, những mối

quan hệ những tình cảm trở nên mờ nhạt và xa xỉ. Mặt khác khi nhà văn
đứng ở góc nhìn trung tính khách quan, những áp chế, hay kiểu chỉ dẫn
tận tình đối với độc giả không còn nữa. Độc giả tự do trên con đường
đồng sáng tạo của mình. Đó là những cách tân theo hướng hiện đại trong
tác phẩm của Thuận.
3.3.2. Giọng bi hài
Không giống Hồ Anh Thái khai thác chất nghịch dị đậm đặc, không
giống với Phạm Thị Hoài, đặc trưng bởi bút pháp kết hợp huyền thoại và
trào lộng, Thuận đã tạo cho mình một giọng điệu riêng bằng việc kể
những nỗi bi đát của con người bằng tiếng cười. Vì thế mà tiếng cười là
một giải pháp tối ưu, được sử dụng thường xuyên. Thuận gây cười bằng
cách đặc tả, cường điệu một số đặc điểm, nhất là khuôn mặt của nhân
vật, bằng những phép lặp xuất hiện thường xuyên, bằng các từ ngữ hình
ảnh đầy hài hước.
Không nhân vật nào trong tiểu thuyết của Thuận không bị sự hài hước
đem ra “hành hạ”. Hài hước để châm biếm chế giễu, hài hước để rời xa
bị lụy nước mắt. Hài hước để những bất thường, bất trắc, bất ổn, những
bi kịch của con người cứ hiện lên rõ rệt, ám ảnh sau mỗi trang sách.
Tiểu kết: Một cái nhìn đa chiều về hiện thực và con người được thể hiện
trong những kết cấu linh hoạt, trong sự dịch chuyển và gấp bội điểm
nhỡn trần thuật một cách khéo léo; một thứ ngôn ngữ hiện đại, mang sức
nặng thông tin và đầy tính nhịp điệu; một giọng điệu đầy cuốn hút và có
khả năng lôi kéo, hấp dẫn độc giả bởi tính khách quan và chất hài hước,
xót xa thấm đẫm từng trang viết, phải chăng đó chính là những nguyên
nhân tạo nên một gương mặt độc đáo, mới mẻ, đầy triển vọng trong văn
học Việt Nam đương đại: Thuận?




















KẾT LUẬN

1. Cùng với những biến đổi của lịch sử và văn học nói chung, tiểu
thuyết Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước, sau 1975, đặc biệt là
sau 1990, đã mạnh dạn thể nghiệm những đổi mới, nhất là về mặt nghệ
thuật, xem đó như là hướng đi chủ đạo để tạo nên diện mạo mới cho văn
học nước nhà. Trên hành trình ấy, Thuận là một gương mặt tiêu biểu.
Với vị trí của một “kẻ bên lề”, có những thuận lợi của một người đã từng
sống,

trải nghiệm nhiều nền văn húa, có điều kiện tiếp thu, học hỏi những
thành tựu của văn học thế giới, Thuận đã đóng góp đáng kể cho công
cuộc đổi mới văn học cũng như tiểu thuyết Việt Nam bằng một tinh thần
cách tân mạnh mẽ, quyết liệt ngay từ trong quan niệm cho đến sáng tác
của mình.

1. Là nhà văn Việt Nam hiện sống tại Pháp nên nhân vật tiêu biểu
trong tiểu thuyết của Thuận là những di dân nhỏ bé và người bản xứ.
Thành công đáng ghi nhận của Thuận thể hiện ở chỗ: chị đã đem đến
những chiều kích tồn tại mới cho nhân vật di dân, đặt họ trong dòng
chảy của quá khứ hiện tại tương lai để làm nổi bật hơn thân phận bơ vơ,
lạc lõng. Xã hội Pháp cũng hiện ra với những vấn đề nhức nhối, không
còn là nơi để người ta vẫn thường thêu dệt nên những câu chuyện cổ tích
tươi đẹp, đầy thơ mộng. Bởi ở đó không chỉ có nỗi xót xa cho thân phận
của những kẻ tha hương mà chính những người bản xứ cũng đang tồn tại
trong một thế giới lạnh lùng, không liên kết. Con người sống trong cô
độc, hoang mang và hoài nghi. Nhân vật của Thuận thường được xây
dựng như những trạng thái tồn tại, vì thế mà không rõ tính cách, mọi
đường viền phân biệt nhiều khi bị xúa mờ. Thiết nghĩ đó cũng chính là
sự miêu tả tinh tế và sâu sắc về con người trong đời sống hiện đại.
Luận văn cũng đã xem xét những cách tân về phương diện nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận. Kĩ thuật xúa bỏ và nghệ
thuật đối lập tuy không còn mới mẻ nhưng đã hỗ trợ hiệu quả trong việc
tô đậm sự bất an, hoang vắng và cũng tạo nên một cách viết lạ, gây ấn
tượng mạnh mẽ đối với độc giả.
3. Luôn cố gắng tuân thủ mục tiêu: viết khác trước đó, những cuốn tiểu
thuyết của Thuận hấp dẫn người đọc bởi những sáng tạo không mệt mỏi.
Một lối kết cấu linh hoạt, biến húa, từ “ma trận” đến lồng ghép (tiểu
thuyết

trong tiểu thuyết, pha trộn các loại hình văn bản), khai thác tối đa hiệu
quả của việc lựa chọn điểm nhỡn trần thuật; một thứ ngôn ngữ độc đáo
với sự phối hợp tài tình giữa các câu văn ngắn – dài, dồn nén thông tin,
mang tính nhịp điệu rõ rệt, một giọng điệu ‘tưng tửng”, khách quan pha
hài hước – chua xót, tất cả tạo nên phong cách rất riêng của Thuận.
Những nỗ lực ấy đáng được ghi nhận như là những tín hiệu vui trên

chặng đường đổi mới của Văn học đương đại Việt Nam.







×