Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Vai trò lao động trong tăng trưởng và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.84 KB, 38 trang )

§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
Mục lục
Lời mở đầu
……………………………………………………………….1
Chương I: Những lí luận cơ bản về vai trò của lao động trong quá
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế………….…………….2
I – Tăng trưởng và phát triển kinh tế……………………………………..2
1 – Khái niệm và mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế…2
1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế…………………2
1.2. Mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế…………..2
2 – Nguồn lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động….3
2.1 – Nguồn lao động…………………………………………………….3
2.2 – Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động………………….3
a. Giáo dục với việc cải thiện chất lượng lao động………………...4
b. Dịch vụ y tế – sức khoẻ với cải thiện chất lượng lao động……...4
c. Tác phong công nghiệp và tính kỷ luật……………………………5
2.3- Quan điểm của các nhà kinh tế về vai trò của lao động
trong quá trình tăng trưởng kinh tế…………………..…………..…..5
a – Mô hình tăng trưởng kinh tế của Mác………………………………..5
b - Mô hình Solow về tăng trưởng kinh tế trong điều
kiện có tiến bộ kỹ thuật………………………….……………………6
2.4 – Vai trò hai mặt của lao động………………………………………..7
II – Lao động với tăng trưởng kinh tế……………………………………7
1 – Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động………………………………7
1.1. Số lượng lao động …………………………………………………...7
1.2- Chất lượng lao động………………………………………………..10
2 – Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế………………………..10
3 - ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế với lao động việc làm…………..11
4 – Lao động với hội nhập kinh tế quốc tế ……………………………..13
Chương II : Đánh giá vai trò của lao động với tăng trưởng
và phát triển kinh tế ở Việt Nam…………………………..…15


I – Thực trạng lao động ở Việt Nam…………………………………….15
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 2
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
1 – Những ưu thế và hạn chế chung của lao dộng Việt Nam…………15
1.1. ưu thế :……………………………………………………………...15
1.2. Hạn chế: ……………………………………………………………15
2 – Thực trạng về số lượng và cơ cấu lao động Việt Nam……………16
a.Về số lượng lao động………………………………………………….16
b. Về cơ cấu lao động…………………………………………………...16
3 – Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam…………………17
4 – Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu lao động theo nghành…………..19
5 – Thực trạng về trình độ lao động trong các làng nghề Việt Nam….22
II - Đánh giá vai trò lao động trong các làng nghề Việt Nam…………..24
Chương III : Giải pháp nâng cao vai trò lao động ở Việt Nam……….28
1 – Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực…………………………………..28
2. Một số giải pháp chủ yếu cho công tác đào tạo nghề ở các làng nghề.30
3. Giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch năm 2005
và kế hoạch 5 năm 2006 – 2010…………………………………..33
3.1. Giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch…………………………..33
3.2. Các giải pháp chính sách cụ thể…………………………………….34
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 3
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
Lời mở đầu
Tăng trưởng kinh tế là một tiêu thức quan trọng, phản ánh mặt số
lượng của phát triển kinh tế, là tiền đề của phát triển kinh tế – Tại Đại hội
Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ “ Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và
bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội, bảo đảm an
ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ
nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu
thế kỉ sau”.

Vậy để phát triển kinh tế xã hội thành công, điều hết sức quan
trọng của mỗi quốc gia là biết sử dụng và khai thác đúng đắn nguồn lực
sẵn có của mình. Trên cơ sở nhận thức đó để đánh giá đúng đắn hơn vai
trò của các nguồn lực trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Từ
sau Đại hội Đảng VI đã vạch ra đường lối đổi mới toàn diện sâu sắc trên
mọi lĩnh vực.
Quá trình đổi mới đã chứng minh lợi thế hiện thực lớn nhất của
nước ta là nguồn nhân lực mà cụ thể hơn là lực lượng lao động có vai trò
vô cùng quan trọng là tiềm lực để tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đúng trong
giai đoạn hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn vừa tăng trưởng vừa
tạo việc làm cho lao động để nâng cao việc phát triển kinh tế xã hội.
Với đề tài “Vai trò lao động trong tăng trưởng và phát triển”
Em muốn làm rõ hơn về vai trò của lao động, yếu tố sản xuất quan trọng
nhất của quá trình sản xuất. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Dung.
Tuy nhiên đây chỉ là trên mức độ đề án nên chưa thể khai thác hết mọi
khía cạnh của lao động vì vậy mong cô giúp đỡ để cho đề án của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 24 tháng 11 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thuý
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 4
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
Chương I:
Những lí luận cơ bản về vai trò của lao động trong quá trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế
I – Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1 – Khái niệm và mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô sản lượng của nền
kinh tế trong một thời kì nhất định. Đó là kết quả của tất cả hoạt động sản
xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra.
- Phát triển kinh tế đó là một quá trình lớn lên về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
quy mô sản lượng (tăng trưởng) và có sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội.
1.2. Mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết cơ bản của phát triển
kinh tế nhưng tăng trưởng kinh tế chưa đủ điều kiện để phát triển.Bởi vì
phát triển kinh tế không những tính về sự gia tăng quy mô sản xuất mà
còn xét vấn đề cơ cấu xã hội. Phát triển xét một cách toàn diện hơn trên
mọi lĩnh vực của cuộc sống. Thực tế đã cho thấy rằng có rất nhiều nước
đã đi theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, họ đã đạt được nhiều kết
quả cao song vấn đề xã hội lại không được đáp ứng đó là việc phát triển
không bền vững làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, bất
bình đẳng trong xã hội và gây mâu thuẫn lớn giữa các giai cấp trong xã
hội, gây xung đột dân tộc sắc tộc, tôn giáo, gây mâu thuẫn về lợi ích kinh
tế xã hội do quá trình tăng trưởng không đều …
Tóm lại mỗi quốc gia không nên đi theo mục tiêu chỉ có tăng
trưởng kinh tế mà xu hướng hiện nay ở các nước phát triển là phát triển
bền vững, chỉ có phát triển bền vững mới đảm bảo sự tồn tại lâu dài và
hiệu quả.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế luôn luôn có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng là nền tảng vững chắc về cơ
sở vật chất để từ đó có thể hoàn thiện phát triển xã hội.
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 5
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
Mỗi quốc gia để có điều kiện thực hiện phúc lợi xã hội thì điều
kiện cần thiết nhất đó là phải có nguồn thu ngân sách nhà nước lớn để có
thể trang trải. Vì vậy vấn đề là khi một nền kinh tế tăng trưởng cao là

điều kiện tốt để thực hiện nhu cầu phát triển xã hội.
Ngược lại khi xã hội ngày càng phát triển tức là con người ngày
càng nâng cao vị trí vai trò của mình thì họ lại càng có cơ hội tham gia
hoạt động kinh tế từ đó có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.
2 – Nguồn lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động
2.1 – Nguồn lao động
Là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định và có
khẳ năng lao động là những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc
cho các ngành kinh tế quốc dân. Hai mặt biểu hiện của nguồn lao động là:
số lượng và chất lượng lao động.
- Số lượng : Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và dân số trong độ tuổi
lao động và có khả năng lao động nhưng nằm trong tình trạng đang thất
nghiệp, đang theo học hay nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc.
- Chất lượng : Trình độ chuyên môn, tay nghề kỹ năng làm việc, sức khoẻ
của người lao động.
2.2 – Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động
Có thể nói chất lượng lao động có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình lao động. Mỗi quá trình lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới năng
suất lao động, vì vậy nó ảnh hưởng đến kết quả của sản xuất.
Khi kết quả sản xuất tốt tức là hoạt động sản xuất có hiệu quả,
doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế và sự
tăng trưởng nhờ tích luỹ. Chất lượng lao động còn ảnh hưởng đến quá
trình chuyển đổi cơ cấu việc làm theo trình độ kỹ thuật, chất lượng lao
động càng cao thì khả năng đáp ứng được khoa học công nghệ mới càng
tốt tạo sự chuyển dịch cơ cấu việc làm từ công nghiệp thấp lên công
nghiệp cao dẫn đến khai thác tốt tiềm năng công nghệ mới. Chất lượng
lao động được đánh giá ở thể lực và trí lực của người lao động. Vì vậy để
nâng cao chất lượng lao động cần thực hiện thông qua giáo dục đào tạo,
hoạt động y tế chăm sóc sức khoẻ, tác phong công nghiệp và tính kỉ luật.
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 6

§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
d. Giáo dục với việc cải thiện chất lượng lao động
- Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người nhằm nâng cao kỹ
năng trong suốt quá trình hoạt động của con người. Giáo dục ở nhà
trường cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân.
Giáo dục nghề vừa cung cấp kiến thức vừa cung cấp tay nghề chuyên
môn, giáo dục nghề giúp cho người lao động có thể định hướng được
công việc một cách cụ thể nhất về việc làm của mình.
Giáo dục sẽ giúp tích luỹ vốn con người, vốn tri thức từ đó sẽ giúp
cho con người có thể sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới
của các nước khác, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để có thể tạo nên
tăng trưởng kinh tế dài hạn và bền vững. Bởi vì giáo dục cung cấp kiến
thức cho người lao động giúp phát tiển kỹ năng trình độ làm việc với
năng suất cao do đó đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Hiện nay giáo dục đào tạo ngày càng được xem trọng, nó là yếu tố
quyết định đến trình độ của con người vì vậy cần đầu tư cho giáo dục
nhiều nhất.
Ngoài ra giáo dục đào tạo phát triển còn giúp cung cấp những kiến
thức và thông tin để người dân có thể tiếp cận và sử dụng công nghệ làm
tăng sức khoẻ và dinh dưỡng đặc biệt là người phụ nữ góp phần bổ sung
cho các dịch vụ y tế.
e. Dịch vụ y tế – sức khoẻ với cải thiện chất lượng lao động
Sức khoẻ của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
lao động ở hiện tại và tương lai. Sức khoẻ lao động có thể tác động một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi nhuận, khả năng tập trung cao độ khi
làm việc và độ bền bỉ dẻo dai trong công việc. Sức khoẻ của người lao
động có tốt thì năng suất lao động mới cao vì vậy để nâng cao sức khoẻ
cho người lao động cần phải nâng cao giáo dục y tế chăm sóc sức khỏe
cho người lao động nhằm tái sản xuất sức lao động.
Đối với người lao động đang làm việc thì cần quan tâm đến chế độ

dinh dưỡng hàng ngày, các dịch vụ y tế sức khoẻ thường xuyên cho
người lao động, nhất là người lao động làm việc trong môi trường độc
hại, cường độ lao động cao, cần phải có chính sách bảo hiểm y tế cho
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 7
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
người lao động để họ có quyền lợi được hưởng trợ cấp xã hội từ đó người
lao động có thể yên tâm lao động hơn.
Đối với nguồn lực tương lai là thế hệ trẻ cần có chế độ dinh dưỡng
tốt để phát triển chiều cao, cân nặng. Chăm sóc sức khoẻ cho thế hệ trẻ
tốt sẽ tác động tích cực đến thể chất và tinh thần tạo nguồn lực có chất
lượng tốt cho tương lai.
f. Tác phong công nghiệp và tính kỷ luật
Đây là vấn đề có liên quan đến chất lượng và tính hiệu qủa của
hoạt động lao động. Theo xu hướng phát triển ngày nay thì người lao
động cần phải có một tác phong công nghiệp và tính kỉ luật cao thì mới
có thể đáp ứng được với yêu cầu của công việc trong xu hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá, làm việc một cách nghiêm túc thì hiệu quả lao
động sẽ rất cao. Ngoài ra do xu hướng quan hệ hợp tác làm ăn giữa cá
nhân với tập thể, giữa các tổ chức với nhau nên yêu cầu về tính nhịp
nhàng, tính hiệu quả, tính sáng tạo, nên người lao động càn năng động và
linh hoạt để có thể thích ứng với xu hướng đó.
2.3- Quan điểm của các nhà kinh tế về vai trò của lao động trong quá
trình tăng trưởng kinh tế
a – Mô hình tăng trưởng kinh tế của Mác
Theo Mác có 4 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là : lao
động, vốn, đất đai và toàn bộ kỹ thuật sản xuất. Trong đó Mác đặc biệt
quan tâm đến vai trò của lao động trong quá trình sản xuất và ông cho
rằng lao động là yếu tố quan trọng nhất và sức lao động chính là hàng hoá
đặc biệt.
Sức lao động được các nhà tư bản mua trên thị trường và sử dụng

trong quá trình sản xuất, sức lao động chính là nguồn gốc của giá trị
thạng dư . Sức lao động có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của nó. Giá trị
sức lao động được xác định bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị
thạng dư. Trong đó giá trị sức lao động được nhà tư bản trả bằng tiền
lương, còn giá trị thạng dư rơi hết vào tay giai cấp tư bản.
Nhà tư bản muốn tăng giá trị thặng dư thì phải tăng thời gian và
cường độ lao động, đồng thời giảm tiền lương cho người lao động. Điều
này sẽ dẫn đến kết quả đó là người lao động bị lạm dụng quá sức lao
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 8
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
động và không đủ điều kiện để tái sản xuất sức lao động vậy vấn đề đặt ra
là cần phải tăng năng suất lao động bằng cách tăng kỹ thuật, tăng kỹ thuật
sản xuất.
Theo Mác chỉ có lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư. Nếu
giá trị thặng dư tăng thì tích luỹ xã hội tăng vậy lao động chính là nguồn
gốc tạo ra tăng trưởng.
b - Mô hình Solow về tăng trưởng kinh tế trong điều kiện có tiến bộ kỹ
thuật
Để phân tích tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Solow đề cập đến
lao động trong điều kiện có tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Theo Solow nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tiến
bộ kỹ thuật sản xuất đó là cải tiến phương pháp sản xuất và quy trình sản
xuất và khả năng tích luỹ yếu tố đầu vào. Nhưng sẽ không duy trì được
tốc độ tăng trưởng trong dài hạn. Sự kết hợp giữa K và L có thêm yếu tố
công nghệ tiến bộ kỹ thuật có tác động đến tăng năng suất và tăng hiệu
quả đối với việc sử dụng yếu tố đầu vào. Theo mô hình của Solow về tiến
bộ kỹ thuật. Xét phương trình phản ánh quy mô của vốn.
K(t+1) = s .Y(t) + (1- d). K(t) (1)
Trong đó:
E: Là năng suất hay hiệu quả của lao động

L.E: Là lượng lao động có hiệu quả
? :Là tốc độ tăng năng suất hoặc tốc độ tăng tiến bộ kỹ thuật
n: Tốc độ tăng của lao động
K/L = k*
Từ phương trình (1) ta có:

( )
tEL
tK
tEL
tY
s
EL
tK
).(
)(
).1(
)..(
)(
.
.
1
δ
−+=
+
( )
EL
tK
.
1

+
: Mức trang bị vốn cho một lao động hiệu quả
(1+n)(1+?) . k (t+1) = s . y(t) + (1- d). k(t)
Biểu diễn vốn trong điều kiện lao động hiệu quả bằng đồ thị
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 9
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
Mức tích luỹ vốn trong điều kiện lao động hiệu quả phụ thuộc
(1+n)(1+?).k
KL : Lượng vốn sản xuất trên một đơn vị lao động hiệu quả
L.E hội tụ về trạng thái k*
- Mức tăng thu nhập bình quân y = Mức tăng của tiến bộ kỹ thuật
trong dài hạn ?
Vậy trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển của khoa học công
nghệ thì việc tăng năng suất lao động nhờ vào lao động hiệu quả. Lao
động hiệu quả L.E tăng sẽ làm tăng năng suất cận biên, từ đó tăng tích luỹ
dẫn đến tăng trưởng kinh tế bền vững và dài hạn.
*Kết luận: Như vậy tiến bộ kỹ thuật là yếu tố thúc đẩy hệ số kỹ
thuật thay đổi và sự thay đổi này lại là yếu tố quyết định thay đổi cơ cấu
ngành. Thực tế cho thấy sự tác động của tiến bộ kỹ thuật đến cơ cấu
ngành được thể hiện ở chỗ: Tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy ngành mới ra đời.
Tiến bộ kỹ thuật làm nâng cao năng suất lao động, tác động đến cơ cấu
lao động và tiến bộ kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của sản
phẩm, thúc đẩy việc hợp lý cơ cấu ngành. Trong trường hợp hệ số kỹ
thuật của các ngành không thay đổi, nếu thay đổi cơ cấu tài sản cố định
và tỉ lệ các yếu tố trung gian đầu vào thì năng lực sản xuất của các ngành
cũng thay đổi. Vì trong trường hợp trình độ kỹ thuật không thay đổi, nếu
năng lực sản xuất của tài sản cố định gia tăng và theo đó gia tăng các sản
phẩm đầu ra. Sự thay đổi cơ cấu tài sản cố định và các yếu tố trung gian
đầu vào chính là kết quả của sự thay đổi cơ cấu đầu tư. Cơ cấu đầu tư là tỉ
lệ phân phối vốn đầu tư vào các ngành khác nhau. Do đó có thể nói cơ

cấu đầu tư là yếu tố quyết định đối với cơ cấu ngành.
2.4 – Vai trò hai mặt của lao động
Lao động ở tất cả các nước đều giữ vai trò đặc biệt quan trọng so
với các yếu tố đầu vào khác. Vì nếu không có lao động thì các yếu tố đầu
vào khác đều không thể khai thác triệt để lợi thế được. Vì vậy lao động
được xem xét ở hai mặt:
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 10
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
Mặt thứ nhất: Lao động là yếu tố của quá trình phát triển đó là yếu
tố đầu vào là nguồn lực sản xuất chính không thể thiếu trong hoạt động
kinh tế.
Lao động được xem xét ở hai khía cạnh là lợi ích và chi phí.
+Dưới góc độ chi phí : Lao động là yếu tố đầu vào như mọi yếu tố
đầu vào khác trong quá trình sản xuất. Để có lao động người sử dụng lao
động phải mua sức lao động trên thị trường và xét về lý thuyết luôn phải
đảm bảo nguyên lý kinh tế về cầu lao động DL sao cho cầu lao động phải
bằng chi phí biên và lợi ích cận biên
DL

= MPL

= MC
Vậy để thuê thêm lao động thì phải căn cứ vào MPL

và MC
+Dưới góc độ lợi ích: Lao động góp phần làm tăng thu nhập, đặc
biệt là lao động với năng suất cao sẽ có hiệu quả cao tạo nên tích luỹ cho
dân cư, góp phần cải thiện đời sống và giảm nghèo thông qua các chính
sách sử dụng lao động, tổ chức lao động một cách hiệu quả vì vậy nguồn
lực lao động là yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung AS

L
cũng tăng lên.
Khi tổng cầu AD
L
tăng lên tức là nhu cầu thuê thêm lao động tăng
dẫn đến tăng việc làm và tăng thu nhập.
Mặt thứ hai: Lao động là bộ phận dân số được hưởng lợi ích từ
thành quả của lao động, thành quả của sự phát triển xã hội. Mỗi quốc gia
trên thế giới đều đeo đuổi và hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Để
từ sự tăng trưởng của nền kinh tế là điều kiện cần thiết cho việc phát triển
kinh tế xã hội, được xuất phát từ mục tiêu phát triển vì con người. Vậy
nên yêu cầu nâng cao nguồn lực con người bằng cách tạo ra nhiều việc
làm cho con người từ đó thu nhập người dân tăng lên từ việc tìm kiếm
việc làm, từ đó giúp con người có thể cải thiện, nâng cao đời sống vật
chất cho con người.
Thúc đẩy tổng cầu AD tăng lên góp phần tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại có tăng trưởng kinh tế thì phúc lợi xã hội của con người mới
được quan tâm hơn từ đó tác động tích cực đến chất lượng của nguồn lao
động ở hiện tại và thế hệ tương lai.
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 11
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
Tóm lại: Lao động có một vai trò vô cùng quan trọng và khác biệt
đối với các yếu tố đầu váo khác, lao động là động lực cho tăng trưởng và
phát triển, lao động cũng là một yếu tố để tạo ra sự căn bản cho xã hội.
II – Lao động với tăng trưởng kinh tế
1 – Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động
1.1. Số lượng lao động
- Tổng cung lao động là lực lượng lao động có khả năng lao
động đang hoặc tham gia lao động. Khi lực lượng lao động lớn càng tạo
ra thị trường lao động lớn và có tiềm năng, thu hút sự đầu từ và biết tận

dụng lợi thế về lực lượng lao động lớn, tiền lương rẻ mở rộng sản xuất, sử
dụng lợi thế nhờ quy mô, tăng sức cạnh tranh.
Tổng cung lao động phụ thuộc phần lớn vào dân số, cung lao động
lớn dễ tìm kiếm nhân tố con người có liên quan đến sáng chế, công nghệ
hiện đại và sử dụng lao động năng suất cao. Vậy cung lao động càng lớn
thị trường lao động càng có tiềm năng.
- Tổng cầu lao động: Là nhu cầu tìm kiếm lao động của nhà sản
xuất thông qua thị trường lao động. Đánh giá cầu lao động thông qua chi
phí và lợi ích.
Chi phí : Là việc đào tạo trình độ tay nghề cho người lao động và
mức lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi tham gia lao
động.
Mỗi doanh nghiệp khi muốn tìm kiếm lợi nhuận cao thì điều kiện
cần thiết đó là phải tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học công
nghệ mới vào sản xuất thì người lao động phải có khả năng và trình độ
thì mới vận dụng được khoa học công nghệ vì vậy nhà sản xuất cần phải
có sự đào tạo cho công nhân do đó phải bỏ ra chi phí đào tạo cho công
nhân. Đồng thời phải có một mức lương phù hợp với trình độ tay nghề
công nhân sao cho mức lương đố có thể thoả mãn một cách tối thiểu nhất
sự tái sản xuất sức lao động.
Doanh nghiệp muốn mở tộng quy mô sản xuất thì cần phải thuê
thêm lao động. Xong phải dựa vào nguyên tắc.
DL = MPL = MC.
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 12
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
Tóm lại chi phí cho cầu lao động đó là khoản tiền doanh nghiệp
phải bỏ ra để thuê lao động làm việc.
Lợi ích: Lao động tạo ra lợi ích tiềm năng. Nhờ có lao động doanh
nghiệp thu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, lợi nhuận đó sẽ dùng trả tiền
công, một phần dùng tái sản xuất và một phần mở rộng sản xuất để phát

huy được lợi thế nhờ qui mô. Khi lực lượng lao động có việc làm, tăng
thu nhập làm tăng trưởng kinh tế giảm nghèo dẫn đến tăng nhu cầu tiêu
dùng.
1.2- Chất lượng lao động
Là nói đến thể lực và trí lực của người lao động.
Trình độ của lao động rất quan trọng nó liên quan trực tiếp đến năng
suất của lao động. Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển thì việc
đưa công nghệ mới, hiện đại vào dây chuyền sản xuất đòi hỏi người lao
động cần phải có đủ trình độ thì mới vận hành được.
Trong giai đoạn hiện nay doanh nghiệp nào có bước tiến nhanh về
đổi mới công nghệ thì càng chiếm được ưu thế và có thể cạnh tranh về giá
thành và chất lượng sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Lao động thu nguồn ngoại tệ của nước ngoài tạo điều kiện cho tăng
trưởng kinh tế.
Sức khoẻ cho người lao động là vấn đề quan tâm hàng đầu vì khi
người lao động có sức khoẻ tốt sẽ dẫn đến khả năng đáp ứng được với
cường độ lao động cao đảm bảo được tiến độ sản xuất, tăng năng suất lao
động. Vì vậy cần phải có chế độ khám sức khoẻ định kỳ cho người lao
động và có bảo hiểm y tế cho người lao động.
2 – Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế
Lao động là yếu tố đầu vào của sản xuất và cũng chính là yếu tố
tạo nên tăng trưởng kinh tế . Đặc biệt đối với các nước đang phát triển do
điều kiện về vốn và khoa học công nghệ bị hạn chế bên cạnh đó có một
lực lượng lao động lớn, đây là tiềm năng mà các nước đang phát triển cần
biết vận dụng và khai thác triệt để nguồn lực này.
Lao động trình độ kỹ thuật cao sẽ có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế được biểu hiện bằng việc khi trình độ lao động cao thì tổ
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 13
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
chức sản xuất càng khoa học và năng lực sản xuất ngày càng tăng. Sự

tăng năng suất lao động dẫn đến tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, buộc
doanh nghiệp phải trả mức tiền lương phù hợp với trình độ của người lao
động vậy sẽ làm tăng thu nhập bình quân đầu người.
Theo quy luật của sự tăng thu nhập bình quân thì tỉ trọng nông
nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Khi đạt đến
trình độ nhất định thì tỉ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn tỉ trọng của
công nghiệp. Có sự chuyển dịch đó là do khi thu nhập đầu người tăng lên,
khả năng chi tiêu đáp ứng đòi hỏi nhu cầu tiêu dùng cao của con người
cũng tăng lên. Vì vậy theo quy luật tiêu dùng của Elgel thì tiêu dùng
lương thực thực phẩm giảm xuống tiêu dùng hàng cao cấp tăng lên. Vì
vậy khi tiêu dùng tăng làm thúc đẩy quá trình sản xuất và mở rộng qui mô
sản xuất dẫn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngoài ra do lợi thế nguồn lực lao động lớn đã tạo ra lợi thế so sánh
về lao động cho nền kinh tế ở tiền lương rẻ hơn so với các nước phát triển
khi đó có thể cạnh tranh về giá cả ở những sản phẩm cùng loại. Xong do
lực lượng lao động lớn thì yêu cầu giải quyết việc làm cũng phải tăng tạo
nhu cầu cho nền kinh tế tăng.
Ngược lại nếu lực lượng lao động có trình độ thấp sẽ hạn chế tăng
trưởng kinh tế. Do năng suất lao động phụ thuộc nhiều vào khoa học công
nghệ, để có thể đưa khoa học công nghệ vào sản xuất thì điều kiện cần đó
là yêu cầu lực lượng lao động có trình độ cao mới có thể đáp ứng được
qui trình sản xuất.
3 - ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế với lao động việc làm
Thực chất của tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng là sự
đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất cho sự phát triển kinh tế xã hội. Khi một
nền kinh tế có sự tăng trưởng nó sẽ tác động tích cực nguồn lao động đó
chính là giải quyết nhu cầu việc làm bằng việc mở rộng qui mô sản xuất
tìm đầu ra cho lao động nhờ việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, mở
rộng thị trường trong và ngoài nước tạo điều kiện thu hút nhiều lao động
hơn nhờ mở rộng sản xuất và xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Tăng trưởng kinh tế tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao
động và việc làm sẽ phù hợp với trình độ và năng lực của người lao động.
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 14
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
Tăng khả năng cống hiến sức lao động cho công việc nhờ điều kiện thuận
lợi về cơ sở vật chất mà tăng trưởng tạo ra.
Tăng trưởng kinh tế sẽ có điều kiện để quan tâm đến phúc lợi xã
hội cho người lao động, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
bằng những hoạt động cụ thể như : Phát triển giáo dục đào tạo, tạo ra hệ
thống giáo dục đào tạo có qui mô về số lượng và nâng cao về chất lượng
giảng dạy, vì giáo dục đào tạo là nguồn gốc của việc nâng cao trình độ và
năng lực cho người lao động. Chỉ có phát triển giáo dục đoà tạo mới có
thể hoàn thiện trình độ cho nguồn nhân lực.
- Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động: Khi nền kinh tế tăng
trưởng thì việc hướng tới sự nâng cao sức khoẻ cho người lao động là
điều tất yếu vì sức khoẻ của nguồn lao động có tốt thì mới đảm bảo được
khả năng lao động ở hiện tại và phát triển nguồn lực cho tương lai. Khi
người lao động được chăm sóc sức khỏe tốt họ sẽ yên tâm tham gia lao
động và cống hiến hết khả năng của mình cho công việc nhằm đạt năng
suất lao động tốt nhất.
Tăng trưởng kinh tế làm giảm tỷ lệ thất nghiệp nhờ mở rộng sản
xuất tăng việc làm dẫn đến tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện
đời sống nhân dân. Ngoài ra khi tăng trưởng kinh tế sẽ làm giảm khoảng
cách chênh lệch về thu nhập, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo
trong xã hội. Theo Kuznet khi nền kinh tế tăng trưởng trong xã hội có xu
hướng giảm bất bình đẳng. Tạo điều kiện cho việc thực hiện bình đẳng
giới trong xã hội, đặc biệt là khi kinh tế càng phát triển tì vai trò của
người phụ nữ càng được đề cao, tạo nhiều cơ hội cho sự tham gia cống
hiến của người phụ nữ cho xã hội. Đặc biệt là những người phụ nữ tham
gia công việc nghiên cứu khoa học, họ có điều kiện để nâng vị thế giới

của mình lên.
Tóm lại tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến lao động việc
làm, vì tăng trưởng kinh tế là nền tảng của sự phát triển kinh tế xã hội, là
điều kiện để giải quyết các mục tiêu xã hội.
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 15
§Ò ¸n kinh tÕ ph¸t triÓn
4 – Lao động với hội nhập kinh tế quốc tế
Có thể nói hiện nay cùng với xu thế toàn cầu hoá thì vấn đề hội
nhập kinh tế quốc tế là việc bắt buộc phải có sự tham gia của các quốc gia
trong quá trình tăng trưởng bởi vì chỉ tham gia hội nhập thì quốc gia đó
mới có thể phát huy hết lợi thế so sánh của mình, tạo nhiều cơ hội để
tham gia thị trường thế giới.
Từ những kinh nghiệm của số nước đang phát triển trong khu vực
Asean và Trung Quốc cho thấy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng đã giúp các quốc gia đạt được mức tăng trưởng cao và có nhiều cơ
hội việc làm hơn, góp phần nâng cao mức thu nhập cho người lao động. ở
Việt Nam cũng đang từng bước tiến sâu vào nền kinh tế thế giới bằng
việc xúc tiến gia nhập các tổ chức quốc tế như WTO, AFTA…. Hội nhập
để có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về quá trình phát
triển kinh tế xã hội đồng thời để Việt Nam có điều tiếp thu công nghệ
mới, tiến bộ khoa học kỹ thụât bầng việc chuyển giao công nghệ, tiếp thu
trình độ sản xuất, để có thể chuyên môn hoá sản xuất, tăng năng suất lao
động. Bên cạnh đó sự tác động của thị trường thế giới vào thị trường lao
động Việt Nam trở nên mạnh hơn, làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt,
cơ hôi thu hút các nguồn đầu tư, tạo việc làm tăng lên, dẫn đến hình thành
nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút nhiều lao động đến làm việc
nhất là lao động từ khu vực nông thôn. Hiện nay nước ta có 106 khu công
nghiệp, khu chế xuất chưa kể hai khu công nghiệp Dung Quất và Chu
Lai. Ngoài ra còn có 124 khu công nghiệp vừa và nhỏ ở 19 tỉnh thành.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút 1442 dự án nước ngoài với

tổng số vốn đầu tư 11,39 tỷ USD và 1422 dự án đầu tư trong nước góp
phần khai thác tốt hơn lợi thế lực lượng lao động lớn của Việt Nam. Đặc
biệt trong xu thế hiện nay sự di chuyển lực lượng lao động giữa các quốc
gia ngày càng gia tăng tạo cơ hội cho việc xuất khẩu lao động Việt Nam
sang làm việc tại các quốc gia khác.
Ph¹m ThÞ Thuý - Líp KTPT 44B 16

×