Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

đề thi và đáp án môn chuyên ngành công thương thi công chức tỉnh thừa thiên huế 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.38 KB, 12 trang )

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG THI
CÔNG CHỨC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2013
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013

ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Chuyên ngành Công thương
Câu 1 (2 điểm).
Trình bày quyền của người sản xuất, quyền của người bán hàng,
quyền của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa
được quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007.
Có 3 ý lớn,
- Ý I, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý nhỏ được 0,8 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1
điểm,
- Ý II, có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm,
- Ý III, có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm.
Ý I. Quyền của người sản xuất
1. Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản
xuất, cung cấp.
2. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng
sản phẩm.
3. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định,
giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm
theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức
đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho
sản phẩm theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng
hóa không bảo đảm chất lượng.
6. Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm


tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ý II. Quyền của người bán hàng
1. Quyết định cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa.
2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định
hàng hóa.
3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng
hàng hóa.
4. Được giải quyết tranh chấp theo quy định tại Mục 1 Chương V của
Luật này và yêu cầu người sản xuất, người nhập khẩu đã cung cấp
hàng hóa bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của
Luật này.
5. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra và
quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền.
6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ý III. Quyền của người tiêu dùng
1. Được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất
lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản
phẩm, hàng hóa.
2. Được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa, khả năng
gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa khi nhận được
thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.
3. Yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng
mới, nhận lại hàng có khuyết tật.
4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa thực

hiện trách nhiệm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định
của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trợ giúp bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
Câu 2 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu việc kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên
thị trường và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng
hoá lưu thông trên thị trường quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-
CP ngày 31/12/2004 của Chính phủ?
Có 2 ý lớn,
- Ý I, có 2 ý,
+ Ý 1, được 0,4 điểm
+ Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm
- Ý II, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,4 điểm.
Ý I. Kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá xây dựng
phương thức thu thập thông tin, phân tích nội dung không phù hợp
và đối tượng hàng hoá không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn
biến chất lượng hàng hoá trên thị trường để xây dựng kế hoạch, dự
toán kinh phí kiểm tra hằng năm, đối tượng hàng hoá phải kiểm tra.
2. Căn cứ vào kế hoạch và diễn biến chất lượng hàng hoá trên thị
trường, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành
kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường theo các nội
dung sau:
a) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn hàng hoá, việc thể
hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm hàng hoá
cần kiểm tra; thông tin, cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của
hàng hoá;
b) Sau khi kiểm tra các yêu cầu quy định tại điểm a khoản này hoặc

xét thấy có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì tiến hành thử
nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn
công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bởi tổ chức đánh
giá sự phù hợp được chỉ định. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải
độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả
đánh giá của mình.
Ý II. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hoá
lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm
tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường theo trình tự, thủ
tục quy định tại Điều 39 và xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40
của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Kiểm soát viên chất
lượng, đoàn kiểm tra phải thông báo các nội dung không phù họp và
thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp cho người bán
hàng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục
trước khi tiếp tục bán hàng và người bán hàng phải thông báo bằng
văn bản cho cơ quan kiểm tra.
2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các phương tiện
thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2
Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hưởng, cơ quan kiểm
tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá quyếtđịnh thông báo trên đài phát
thanh hoặc truyền hình địa phương hoặc trung ương, phương tiện
thông tin đại chúng khác.
3. Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm
tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các
thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm
hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra biết việc
xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.

Câu 3 (2 điểm).
Trình bày quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện; quyền của
khách hàng sử dụng điện quy định tại Luật Điện lực năm 2004.
Có 2 ý,
- Ý I, có 2 ý,
+ Ý 1, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý nhỏ được 0,6 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ
0,1 điểm.
+ Ý 2, có 8 ý nhỏ, nêu đủ 8 ý nhỏ được 0,7 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ
0,15 điểm.
- Ý II, có 8 ý nhỏ, nêu đủ 8 ý nhỏ được 0,7 điểm, thiếu mỗi ý nhỏ trừ
0,15 điểm.
Ý I. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện
Ý 1. Đơn vị bán lẻ điện có các quyền sau đây:
a) Hoạt động bán lẻ điện theo giấy phép hoạt động điện lực;
b) Cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện lực;
c) Định giá bán trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong khung giá
điện thuộc biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này;
d) Sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện phù hợp với từng
cấp độ của thị trường điện lực;
đ) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ
số công tơ và liên hệ với khách hàng;
e) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động
bán lẻ điện;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Ý 2. Đơn vị bán lẻ điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được
thoả thuận trong hợp đồng;
b) Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá bán lẻ
điện sinh hoạt nông thôn, miền núi, hải đảo ở những khu vực mà việc
sản xuất, cung cấp điện theo cơ chế thị trường không đủ bù đắp chi
phí cho đơn vị bán lẻ điện;
d) Niêm yết công khai tại trụ sở và nơi giao dịch biểu giá điện đã
được duyệt; văn bản hướng dẫn thủ tục thực hiện cấp điện, đo đếm
điện, ghi chỉ số công tơ, lập hoá đơn, thu tiền điện và kết thúc dịch vụ
điện; nội dung giấy phép và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tổ chức,
cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực về bán lẻ điện; văn
bản quy định về thời gian và chi phí cần thiết để cấp điện cho khách
hàng mới đấu nối vào hệ thống điện; các quy định về ngừng hoặc
giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 của Luật này;
đ) Hướng dẫn về an toàn điện cho khách hàng sử dụng điện;
e) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện theo
quy định của pháp luật;
g) Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến lượng điện bán lẻ
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ý II. Quyền của khách hàng sử dụng điện
Khách hàng sử dụng điện có các quyền sau đây:
a) Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh;
b) Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất
lượng điện đã được thoả thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất
điện;
d) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua
bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;
đ) Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định
của pháp luật;

e) Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính
xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán;
g) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của
bên bán điện;
h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 4 (2 điểm).
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy
định việc ghi nhãn thực phẩm như thế nào?
Có 2 ý lớn,
- Ý I, có 3 ý, mỗi ý được 0,25 điểm
- Ý II, có 3 ý,
+ Ý 1 và ý 3, mỗi ý được 0,25 điểm
+ Ý 2, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 0,75 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15
điểm.
Ghi nhãn thực phẩm:
Ý I. Ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm
1. Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử
dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung,
thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực
phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư
hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác
có thể ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm
thực phẩm.
2. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì
không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này.
3. Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời
điểm này thực phẩm vẫn được phép bán trên thị trường nếu nhà sản
xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai
hình thức “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày”. Chỉ nhà sản

xuất thực phẩm mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực
phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng
đã quy định lần đầu tiên.
Ý II. Nội dung bắt buộc ghi nhãn
1. Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định
của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm.
2. Tùy từng loại thực phẩm bao gói sẵn, ngoài các quy định tại
Khoản 1 Điều này, nội dung bắt buộc ghi nhãn còn phải đáp ứng một
số quy định sau đây:
a) Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực,
chính xác, rõ ràng, không gây hiểu lầm cho người sử dụng;
b) Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh
dưỡng, trên nhãn phải thể hiện được các nội dung chính sau: Công
bố thành phần dinh dưỡng; hoạt chất tác dụng sinh học; tác dụng đối
với sức khỏe; chỉ rõ đối tượng, liều dùng, cách dùng, cảnh báo nếu
có;
c) Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung vitamin,
khoáng chất, chất vi lượng không nhằm phổ cập cộng đồng như thức
ăn công thức dành cho bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng tuổi
và thức ăn qua ống thông cho người bệnh phải công bố mức đáp
ứng so với nhu cầu dinh dưỡng, liều lượng sử dụng của từng đối
tượng và hướng dẫn của bác sĩ;
d) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh
dưỡng, phụ gia thực phẩm, một số thực phẩm biến đổi gen (thuộc
đối tượng phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn đối
với thực phẩm biến đổi gen) phải ghi rõ thành phần và hàm lượng có
trong thực phẩm;
đ) Khi lấy thành phần nào đó trong sản phẩm làm tên sản phẩm thì
phải ghi rõ hàm lượng thành phần đó bên cạnh tên sản phẩm;
e) Tên sản phẩm phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3

lần cỡ chữ khác trên nhãn;
g) Khi chuyển dịch nhãn phải đảm bảo không sai lệch nội dung so với
nhãn gốc.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn thực phẩm.
Câu 5 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Quản lý thị
trường và công chức kiểm soát thị trường quy định tại Nghị định số
10/NĐ-CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ; Nghị định số
27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 10/NĐ-CP của Chính phủ?

Có 2 ý lớn,
- Ý I, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,25 điểm.
- Ý II, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,25 điểm.
(Chú ý: Trong đáp án này đã đưa các nội dung sửa đổi, bổ sung tại
Nghị định số 27/2008/NĐ-CP vào (phần chữ in nghiêng) và xóa bỏ
những nội dung đã bị sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 10/NĐ-CP.
Thí sinh sẽ không cần phải viết những nội dung cũ mà làm ghép cả
hai Nghị định luôn)
Ý I. Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Thương mại thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật
trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh giao. Chi cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ, quyền
hạn như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5:
“1. Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công
nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Sở Công Thương

và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch,
biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hoá theo
pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động
thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động
liên quan đến thương mại trên địa bàn tỉnh”.
2. Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện
các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền
các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
3. Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị
trường ở địa phương.
4. Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại chủ trì tổ chức sự
phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức
năng quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh
doanh trái phép.
Ý II. Công chức kiểm soát thị trường được giao trách nhiệm kiểm tra,
kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị
trường trong nước. Khi thừa hành công vụ phải tuân thủ pháp luật và
quy chế công tác về quản lý thị trường, chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình. Khi thấy có dấu hiệu vi phạm thì công chức làm công
tác kiểm soát thị trường được quyền:
1. Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu,
tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.
2. Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất dấu hàng hoá,
tang vật vi phạm.
3. Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng hoặc đề
nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành
chính theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm theo thẩm quyền
hoặc chuyển giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi

phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 6:
“4. Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện
chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (kể cả ô tô, xe mô tô
phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ kiểm tra”.

×