Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.7 KB, 91 trang )

Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
1-
SVTH: Trần Quốc Khánh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
DẦU KHÍ MÊKÔNG








Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ThS. NGUYỄN PHẠM THANH NAM TRẦN QUỐC KHÁNH


MSSV: 4031065
Lớp: Kế Toán 1 – K.29








Cần Thơ – 2007
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
2-
SVTH: Trần Quốc Khánh
LỜI CẢM TẠ
Trong bốn năm học vừa qua, các thầy cô trong khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh
Doanh Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo truyền đạt những kiến thức cơ bản
để vận dụng vào trong thực tế. Vì vậy em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô,
đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, cô Đoàn Thị Cẩm Vân, người đã hướng dẫn, giúp đỡ
em rất nhiều để em có thể hoàn thành chuyên đề của mình.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến các cô, chú, anh, chị trong ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn huyện Bình Minh đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho em
thực hiện chuyên đề này.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và
ủng hộ trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày tháng năm 2007
Sinh viên thực hiện
























Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
3-
SVTH: Trần Quốc Khánh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu

khoa học nào.

Ngày tháng năm 2007
Sinh viên thực hiện

























Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
4-
SVTH: Trần Quốc Khánh
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 --------------------------------------------------------------------------------1
GIỚI THIỆU-------------------------------------------------------------------------------1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:-------------------------------------------------- 1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài:--------------------------------------------------------1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn: -----------------------------------------------1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: -----------------------------------------------------2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:------------------------------------------------------------2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:----------------------------------------------------------------2
1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: --------------------------------------------------------2
CHƯƠNG 2 --------------------------------------------------------------------------------3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU----------------3
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ---------------------------------------------------------3
2.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán:------------------3
2.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh
doanh: ----------------------------------------------------------------------------------------3
2.1.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính:------------4
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:------------------------------------------------
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: --------------------------------------------- 12
2.2.2. Xử lý và phân tích số liệu: ------------------------------------------------- 12
CHƯƠNG 3 ------------------------------------------------------------------------------ 13
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ
MEKONG: ------------------------------------------------------------------------------- 13
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH DẦU KHÍ MÊKÔNG: 13
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH dầu khí

MêKông:----------------------------------------------------------------------------------- 13
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH dầu khí MêKông:------------ 17
3.1.3. Tổ chức quản lý của công ty TNHH dầu khí MêKông:---------------- 18
3.2. NH
ỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA CÔNG TY ---------------------------------------------------------------- 20
3.2.1. Thuận lợi:--------------------------------------------------------------------- 20
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
5-
SVTH: Trần Quốc Khánh
3.2.2. Khó khăn:--------------------------------------------------------------------- 21
3.2.3. Phương hướng phát triển: -------------------------------------------------- 21
3.3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY QUA 3 NĂM (2004 – 2006). --------------------------------------------- 22
3.3.1. Doanh thu:-------------------------------------------------------------------- 22
3.3.2. Chi phí: ----------------------------------------------------------------------- 22
3.3.3. Lợi nhuận: -------------------------------------------------------------------- 22
CHƯƠNG 4 ------------------------------------------------------------------------------ 24
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG --------------------------------------------------- 24
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI
KẾ TOÁN: -------------------------------------------------------------------------------- 24
4.1.1. Phân tích tình hình tài sản: ------------------------------------------------- 24
4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn: -------------------------------------------- 33
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:------------------------------------------ 43
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG LƯU
CHUYỂN TIỀN TỆ:--------------------------------------------------------------------- 45
4.3.1. Đố

i với hoạt động sản xuất kinh doanh:---------------------------------- 45
4.3.2. Đối với hoạt động đầu tư: -------------------------------------------------- 46
4.3.3. Đối với hoạt động tài chính: ----------------------------------------------- 46
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI
CHÍNH:------------------------------------------------------------------------------------ 49
4.4.1. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: --------------- 49
4.4.2. Phân tích khả năng sinh lợi:------------------------------------------------ 52
4.4.3. Phân tích vốn và hiệu quả sử dụng vốn:---------------------------------- 54
4.4.4. Phân tích nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính: --------------------------------- 58
4.5. PHÂN TÍCH DUPONT CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH: ----------------------- 60
4.6. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG--------------------------- 64
4.6.1. Tính chất
độc quyền của ngành sản xuất kinh doanh:------------------ 64
4.6.2 Thực tế tại công ty: ---------------------------------------------------------- 64
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
6-
SVTH: Trần Quốc Khánh
4.6.3. Khách hàng:------------------------------------------------------------------ 64
4.6.4. Nhà cung cấp:---------------------------------------------------------------- 65
4.7. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI
ĐOẠN 2004 - 2006: --------------------------------------------------------------------- 65
4.7.1. Ưu điểm:---------------------------------------------------------------------- 66
4.7.2. Nhược điểm: ----------------------------------------------------------------- 67
CHƯƠNG 5 ------------------------------------------------------------------------------ 68
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG
TRONG THỜI GIAN TỚI------------------------------------------------------------ 68
5.1. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT HỢP LÝ HƠN: ------------------------------------- 68

5.2. QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU VÀ HÀNG TỒN KHO: ---------------- 69
5.3. TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN: ----------------------------------- 70
5.4. NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN: -------------------------------- 71
5.5. T
ĂNG CƯỜNG VỐN CHỦ SỞ HỮU: --------------------------------------- 71
5.6. BỐ TRÍ TÀI SẢN – NGUỒN VỐN HỢP LÝ: ------------------------------ 72
5.7. GIẢM CHI PHÍ BÁN HÀNG: ------------------------------------------------- 72
CHƯƠNG 6 ------------------------------------------------------------------------------ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -------------------------------------------------------- 73
6.1. KẾT LUẬN: ---------------------------------------------------------------------- 73
6.2. KIẾN NGHỊ:---------------------------------------------------------------------- 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO:------------------------------------------------------------ 76
PHỤ LỤC 1:------------------------------------------------------------------------------ 77
PHỤ LỤC 2:------------------------------------------------------------------------------ 79
PHỤ LỤC 3:------------------------------------------------------------------------------ 80




Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
7-
SVTH: Trần Quốc Khánh
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Danh sách thành viên góp vốn------------------------------------------------ 15
Bảng 2: Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm ----------------------- 23
Bảng 3: Phân tích tình hình tài sản qua 3 năm --------------------------------------- 25
Bảng 4: Phân tích kết cấu tài sản qua 3 năm------------------------------------------ 31
Bảng 5: phân tích tình hình nguồn vốn qua 3 năm----------------------------------- 34

Bảng 6: Phân tích kết cấu nguồn vốn qua 3 năm------------------------------------- 40
Bảng 7: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm ----------------------- 44
Bảng 8: Tổng hợp dòng tiền vào từ các hoạt động qua 3 năm --------------------- 47
Bảng 9: Phân tích lưu chuy
ển tiền tệ qua 3 năm ------------------------------------- 48
Bảng 10: Phân tích khả năng thanh toán qua 3 năm--------------------------------- 49
Bảng 11: Phân tích các tỷ số thanh toán----------------------------------------------- 51
Bảng 12: Phân tích các tỷ số sinh lợi -------------------------------------------------- 52
Bảng 13: Tổng hợp các tỷ số về hiệu suất sử dụng vốn----------------------------- 55
Bảng 14: Tổng hợp các tỷ số đòn bẩy tài chính -------------------------------------- 58

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty PetroMeKong--------------------------------- 18
Sơ đồ 2: Phân tích dupont của công ty trong 3 năm --------------------------------- 63

DANH MỤC HÌNH

Hình 01: Kết cấu tài sản ----------------------------------------------------------------- 24
Hình 02: Kết cấu nguồn vốn: ----------------------------------------------------------- 33
Hình 03: Nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán------------------------------- 49

Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
8-
SVTH: Trần Quốc Khánh
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1.1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Sau thời gian tìm hiểu về công ty trách nhiện hữu hạn dầu khí MeKong tôi
cảm thấy đề tài về tài chính của công ty là rất hấp dẫn và hữu ích cho mình và
cho công ty PetroMeKong. Việc phân tích tình hình tài chính là hết sức cần thiết
đối với công ty PetroMeKong vì trong năm 2006 vừa qua lợi nhuận của công ty
giảm xuống vì vậy công ty cần muốn biết nguyên nhân t
ại sao. Hơn nữa, qua
phân tích tài chính của công ty giúp cho nhà quản lý tài chính sẽ tìm ra được
điểm mạnh, điểm yếu của PetroMeKong về những vấn đề như kết cấu vốn và
hiệu quả sử dụng vốn, phương pháp kinh doanh, các biến động về tài sản, nguồn
vốn, tình hình thanh toán, khả năng sinh lời… có hợp lý chưa? Từ đó, có thể giúp
cho nhà quản trị công ty PetroMeKong đưa ra những quyết định đ
úng đắn về
những vấn đề kinh tế phát sinh để PetroMeKong hoạt động ngày càng có hiệu
quả hơn.
Ngoài ra, việc phân tích tình hình tài chính còn có ý nghĩa quan trọng đối
với các nhà đầu tư bên ngoài công ty PetroMeKong như nhà cho vay, nhà cung
cấp và các cơ quan hữu quan. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích
tình hình tài chính của công ty PetroMekong như đã nêu trên nên tôi quyết định
chọn “phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH dầu khí MeKong” là đề
tài làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1.2. C
ăn cứ khoa học và thực tiễn:
Như chúng ta đã biết tài chính quan trọng như thế nào đối với doanh
nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu tình hình tài chính của công ty nhằm vận dụng
những kiến thức khoa học vào thực tiễn. Và cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế
công ty cần nghiên cứu về tình hình tài chính để xem tài chính công ty như thế
nào lành mạnh hay không lành mạnh, có những điểm yếu nào cần khắc phục hay
có những điểm mạnh nào cần phát huy để giúp các nhà quản trị tài chính công ty
PetroMeKong có những quyết định đúng đắn để nâng cao sức cạnh tranh của

công ty.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
9-
SVTH: Trần Quốc Khánh
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH dầu khí
MeKong. Qua đó, định ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính
của công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tình hình tài chính của công ty PetroMeKong về một số mặt như
tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời...
- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công
ty PetroMeKong.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính c
ủa công ty.
1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
- Tình hình tài chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
hoạt động kinh doanh của công ty. Muốn đánh giá một cách chính xác và đầy
đủ, đòi hỏi cần phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài về mọi mặt kinh
doanh của công ty. Nhưng do thời gian tiếp xúc thực tế tại công ty ngắn từ
05/03/2007 đến 11/06/2007 và hạn chế về mặt kiến thức nên đề tài chỉ phân
tích số liệ
u báo cáo tài chính chủ yếu trong phạm vi công ty trách nhiệm hữu
hạn dầu khí MeKong.
- Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập trong 3 năm
2004, 2005 và 2006. Đề tài chủ yếu nghiên cứu xoay quanh về tình hình tài
chính của công ty PetroMeKong. Bên cạnh đó, do nhược điểm của việc sử
dụng các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình tài chính của công ty là không

có tỷ số tài chính ngành để so sánh. Do đó, tôi đánh giá tình hình tài chính
của công ty thông qua xu hướng biến động củ
a các tỷ số tài chính qua 3 năm
2004, 2005 và 2006.





Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
10-
SVTH: Trần Quốc Khánh
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán:
2.1.1.1. Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản:
“Là việc xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn, sự biến động của tổng tài sản
cũng như của từng loại tài sản thông qua việc xác định tỷ trọng của từng loại tài
sản trong tổng tài sản, so sánh tỷ
trọng của từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm,
so sánh cả về số tuyệt đối và cả về số tương đối của tổng tài sản cũng như đối với
từng loại tài sản”. Qua đó thấy được cơ cấu vốn đó tác động như thế nào đến quá
trình kinh doanh, thấy được sự biến động về quy mô cũng như
năng lực kinh
doanh của doanh nghiệp. [1, tr. 74. “PGS.TS Lưu Thị Hương”].
Khi phân tích cần lưu ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp, kết hợp với việc xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh

doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được
quyết định hợp lý về phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng tài sản của doanh
nghiệp. [1, tr. 74. “PGS.TS L
ưu Thị Hương”].
2.1.1.2. Phân tích kết cấu và sự biến động của nguồn vốn:
Là việc xem xét mức độ độc lập hoặc phụ thuộc về mặt tài chính của doanh
nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số
tuyệt đối lẫn số tương đối, so sánh giữa cuối kỳ với đầu n
ăm về tỷ trọng từng loại
nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. [1, tr. 68. “PGS.TS Lưu Thị Hương”].
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều
đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức
độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ là thấp và ngượ
c lại.
2.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh:
Là xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này so
với kỳ trước thông qua việc so sánh số tuyệt đối và số tương đối theo từng chỉ
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
11-
SVTH: Trần Quốc Khánh
tiêu. Dựa trên cơ sở này, giúp cho việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi
nhuận năm nay so với năm trước, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó
đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế (nếu có), cũng như phát huy
thế mạnh của doanh nghiệp. Đồng thời kết hợp với việc so sánh tài sản cuối kỳ
với số đầu năm để
xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu là tốt hay không tốt,
tìm ra những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan và đưa ra biện pháp
khắc phục kịp thời cho doanh nghiệp. [1, tr. 69. “PGS.TS Lưu Thị Hương”].

2.1.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính:
2.1.3.1. Các tỷ số thanh toán:
a) Tỷ số thanh toán hiện hành:
Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh
toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả
quan và ngược lại. Do vậ
y, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp không thể không xem xét khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh
toán hiện hành (còn gọi là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn). Khả năng thanh toán
hiện hành cho biết, với tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay
không. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao đ
iều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng
thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm
giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói
cách khác việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt
nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng…). [2, tr. 122 - 123 “Trần Ngọc Thơ”].
Tỷ số thanh toán hiện hành đượ
c tính như sau:




Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn
hạn (bao gồm chứng khoán thị trường), các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài
sản lưu động khác.
Tỷ số thanh toán hiện hành R
C
=
Tài sản lưu động

Tổng nợ ngắn hạn
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
12-
SVTH: Trần Quốc Khánh
Tổng nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn
hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.
Tỷ số R
C
cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền
mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng
trả nợ của công ty. Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so
sánh với tỷ số thanh toán của các công ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm
trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. [2, tr. 122. “PGS.TS Trần Ngọc Th
ơ”].
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và
cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.
b) Tỷ số thanh toán nhanh:
Mặt khác doanh nghiệp có thể dùng tỷ số thanh toán nhanh để xem khả
năng thanh toán của công ty. Vì trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiện
hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty.
Tỷ số thanh toán nhanh được tính như sau:




“Tỷ
số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể
nhanh chóng chuyển đổi thành tiền (còn gọi là tài sản có tính thanh khoản), “tài sản
có tính thanh khoản” bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho”. [2, tr. 123.

“PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].
Đây là tiêu chuẩn đánh giá khắc khe hơn về khả năng thanh toán. Tỷ số này
cho thấy khả năng thanh toán thật sự của doanh nghiệp. Nếu tỷ số khả n
ăng thanh
toán giảm cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu
hệ số khả năng thanh toán càng cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn
sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao sẽ giảm hiệu quả
sử dụng vốn vì doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản lưu động.
- Nếu Rq > 1: Tình hình tài chính của doanh nghiệp khá tốt, doanh nghiệp
luôn sẵn sàng thanh toán các khoả
n nợ ngắn hạn.
- Nếu Rq < 1: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính, cần phải tìm
ra nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục tình trạng đó. [4, tr. 8 - 9].
Tỷ số thanh toán nhanh Rq =
Tài sản lưu động – hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
13-
SVTH: Trần Quốc Khánh
2.1.3.2. Các tỷ số hoạt động:
“Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để
nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết những tài sản chưa dùng
hoặc không dùng không tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết sử dụng
chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt động đôi khi còn gọi là tỷ
số
hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển”. [2, tr. 123. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].
a) Số vòng quay các khoản phải thu:
Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền về do công ty
thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả

trước cho người bán... [2, tr. 123. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc
thanh toán các khoản phải thu... Khi khách hàng thanh toán t
ất cả các hoá đơn
của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. [2, tr. 123].


Tỷ số này có thể được thể hiện ở dạng khác đó là kỳ thu tiền bình quân.


Số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao hay
thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp
thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu s

vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến
giảm doanh thu. [2, tr. 124. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].
Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các
công ty cùng ngành, công ty cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát
hiện những khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý. [2, tr. 124. “PGS.TS
Trần Ngọc Thơ”].
b) Số vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân ngày
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
14-

SVTH: Trần Quốc Khánh
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng
hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay
thấp tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh. Vì vậy ta nên so sánh tỷ lệ này
với tỷ số luân chuyển hàng tồn kho trung bình để đánh giá. [2, tr. 124].





c) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồ
ng
doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Muốn
đánh giá việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả không phải so sánh với các
công ty cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước. [2, tr. 124 – 125.
“PGS.TS Trần Ngọc Thơ”]. Tỷ số này được tính như sau:


d) Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động:
Tỷ số này nói lên một đồng tài sản l
ưu động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty. [4, tr. 11].


e) Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng tài sản tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. [2, tr. 125.
“PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].



Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
Doanh thu thuần
Toàn bộ tài sản
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân =
360 ngày
Số vòng quay hàng tồn kho
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động =
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
15-
SVTH: Trần Quốc Khánh
Nếu chỉ số này cao cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và
rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn.
f) Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu:
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân
tích khía cạnh tài chính của công ty mà sẽ được đề cập kỹ hơ
n ở phần sau. Hiệu
suất sử dụng vốn chủ sở hữu đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn chủ sở
hữu. [2, tr. 125. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].



2.1.3.3. Các tỷ số đòn bẩy tài chính:
“Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt
động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi một công ty vay tiền, công ty luôn
phải thực hiện một chuỗ
i thanh toán cố định. Trong thời kỳ khó khăn, các công ty
có đòn bẩy tài chính cao có khả năng không trả được nợ. Vì thế khi công ty muốn
vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem công ty có vay quá nhiều hay không? Ngân
hàng cũng xem xét công ty có duy trì nợ vay của mình trong hạn mức cho phép
không”? [2, tr. 125. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].
Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính để ấn định
mức lãi suất cho vay đối với công ty (vì công ty càng có nhiều nợ vay, rủi ro về
mặt tài chính càng lớ
n). Ở các nước phát triển, người ta đánh giá được rủi ro này
và tính vào lãi suất cho vay. Điều đó có nghĩa là công ty càng vay nhiều thì lãi
suất càng cao. [2, tr. 125. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].
Đối với công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa
chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty mình. Qua tỷ số đòn bẩy tài chính nhà
đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết
định đầu tư
của mình. [2, tr. 125. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].
a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
“Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng
vốn vay”. [2, tr. 126]. Hay trong một đồng tài sản có bao nhiêu đồng nợ.
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu =
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
16-
SVTH: Trần Quốc Khánh



Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập
báo cáo tài chính gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay
hay phát hành trái phiếu dài hạn. [2, tr. 126. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].
Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo.
Nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán trong vòng một năm, do đó nhà quản tr

phải rất thận trọng trong việc sử dụng nguồn vốn vay này. Không nên dùng vốn
vay ngắn hạn để tài trợ cho cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn vì làm như vậy
sẽ khiến doanh nghiệp dễ mất khả năng thanh toán khi các khoản phải thu bị các
đơn vị khác chiếm dụng không thu hồi kịp.
b) Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu:
T
ỷ số nợ phản ánh tỷ lệ của vốn vay trong nguồn vốn chủ sở hữu. Hay có bao
nhiêu đồng của các chủ nợ tham gia cùng với một đồng vốn chủ sở hữu. [3, tr. 527.
“Nguyễn Tấn Bình”].


c) Tỷ số tự tài trợ:
Tỷ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp trong tổng số vốn.




Qua việc tính toán t
ỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ, ta thấy được mức độ độc lập
hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh
nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Tỷ số tự tài trợ càng lớn chứng tỏ
doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó

không bị
ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. [4, tr. 10].
Các nhà cho vay thường quan tâm đến các tỷ số này và họ thích tỷ số tự tài
trợ của doanh nghiệp càng cao càng tốt, vì điều này chứng tỏ vốn của bản thân
doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số vốn, do đó nếu có rủi ro trong kinh
Tỷ số nợ trên nguồn vốn CSH =
Tổng nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản
Tỷ số tự tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
17-
SVTH: Trần Quốc Khánh
doanh thì phần thiệt hại của các chủ nợ sẽ ít hơn trong trường hợp vốn tự có của
doanh nghiệp thấp. [4, tr. 10. “SV Nguyễn Việt Tân”].
d) Khả năng thanh toán lãi vay:
Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết
công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu
số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại kho
ản lợi nhuận
bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không. Tỷ số này dùng để đo mức độ mà
lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế
nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và
tuyên bố phá sản. [2, tr. 127. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].



Lãi trước thuế phản ánh số tiền mà công ty có thể được sử dụng
để trả lãi
vay trong năm.
Lãi vay bao gồm tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn và dài hạn.
2.1.3.4. Các tỷ số sinh lợi:
Tỷ số sinh lợi đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi
nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. [2, tr. 127. “PGS.TS Trần
Ngọc Thơ”].
a) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:


“Chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuậ
n”. [2, tr. 128. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”]. Tỷ số này càng cao chứng
tỏ doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả: doanh nghiệp bù đắp được
chi phí và khoản nợ cũng được thanh toán. Nếu lợi nhuận năm nay cao hơn
năm trước ta chưa vội kết luận rằng công ty hoạt động có hiệu quả hơn năm
trước mà phải so sánh với vốn để thấy rõ hơn.
b) Tỷ suất sinh lợi trên t
ổng tài sản:
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi trước thuế và lãi vay
Lãi vay
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
18-

SVTH: Trần Quốc Khánh
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh. Tỷ số này thể hiện thu
nhập của doanh nghiệp từ số tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh. Tỷ số này
càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tốt, vốn đưa vào hoạt động đã thật sự
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.


c) Tỷ suất sinh lợi trên tài s
ản cố định:
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. [4, tr. 12. “SV Nguyễn Việt Tân”].


d) Tỷ suất sinh lợi trên tài sản lưu động:
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. [4, tr. 12. “SV Nguyễn Việt Tân”].


e) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ số này nói lên mộ
t đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đã tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu được nhà đầu tư quan tâm nhiều
nhất vì nó thể hiện mức sinh lời trên vốn đầu tư của họ. Nếu vốn đầu tư được sử
dụng tốt sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận và như vậy cấu trúc vốn mà doanh nghiệp đang
áp d
ụng là phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn cho chiến lược kinh
doanh của mình. [2, tr. 128. “PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].





Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản cố định =
Lợi nhuận ròng
Tài sản cố định
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản lưu động =
Lợi nhuận ròng
Tài sản lưu động
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
19-
SVTH: Trần Quốc Khánh
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của công ty.
2.2.2. Xử lý và phân tích số liệu:
Tổng hợp và phân loại thông tin, số liệu theo các tiêu thức đánh giá. Phân
tích đánh giá bằng phương pháp so sánh và dựa trên các tỷ số tài chính. [1, tr. 69.
“PGS.TS Lưu Thị Hương”].
2.2.2.1. Phương pháp so sánh:
Các tỷ số tài chính sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn khi chúng được so sánh
với các chỉ số có liên quan. Có nhiều dạ
ng so sánh khác nhau so sánh với các
công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực và so sánh sự biến động theo thời gian. Vì

hạn chế về mặt số liệu nên chỉ so sánh sự biến động theo thời gian là chủ yếu. So
sánh sự biến động theo thời gian là xem xét sự biến động qua thời gian, một biện
pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo
chiều hướng tốt đẹp. Cụ thể
là so sánh với năm trước đó. [1, tr. 69. “PGS.TS Lưu
Thị Hương”].
2.2.2.2. Phương pháp phân tích Dupont các chỉ số tài chính:
Phương pháp phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số
tài chính. Sơ đồ Dupont trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự
luân chuyển của tài sản có mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ. [2, tr. 132.
“PGS.TS Trần Ngọc Thơ”].
Phương trình Dupont:







Lợi nhuận ròng
Nguồn vốn CSH
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Tổng tài sản

Nguồn vốn CSH
=
x
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -

20-
SVTH: Trần Quốc Khánh
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MEKONG

3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH DẦU KHÍ MEKONG:
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH dầu
khí MeKong:
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, nước ta đang từng
bước đổi mới mở cửa phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước. Nhiều thành phầ
n kinh tế được xây dựng và phát triển. Đảng và nhà nước
ta đặc biệt quan tâm khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát
triển nhằm góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Cùng với nhịp
độ phát triển của nền kinh tế, để phát triển lĩnh vực chế biến và kinh doanh sản
phẩm dầu mỏ, thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2010. Tổ
ng công ty dầu
khí Việt Nam (PetroVietnam) và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
đã ký thoả thuận nguyên tắc hợp tác liên doanh phát triển hệ thống cơ sở vật chất
phục vụ kinh doanh và phân phối sản phẩm dầu khí tại ĐBSCL.
Ngày 26 tháng 04 năm 1997, công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm
dầu mỏ thuộc PetroVietnam, công ty dịch vụ tổng hợp thể dục thể thao thuộc Uỷ
Ban Nhân Dân tỉnh Cần Thơ và các công ty thươ
ng mại thuộc Uỷ Ban Nhân Dân
các tỉnh ĐBSCL đã ký kết thành lập công ty liên doanh nhằm xây dựng và vận
hành tổng kho xăng dầu để nhập và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu tại khu
vực Cần Thơ. Liên doanh sẽ tham gia cùng các đối tác để xây dựng hệ thống
phân phối bán buôn, bán lẻ tại các tỉnh ĐBSCL theo quyết định số 345/QĐ -
TTG ngày 20 tháng 04 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt dự án

t
ổng công ty xăng dầu Cần Thơ.
Ngày 15 tháng 05 năm 1998, UBND tỉnh Cần Thơ cấp giấy phép thành lập
số 007083 GP/TLDN-02, đánh dấu dự ra đời và hoạt động chính thức của công
ty liên doanh dầu khí MeKong (PetroMeKong).
Ngày 16 tháng 05 năm 1998, công ty liên doanh dầu khí MeKong được Sở
Khoa học và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 044551.
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
21-
SVTH: Trần Quốc Khánh
Đến tháng 09 năm 1998 công ty liên doanh dầu khí MeKong chính thức
hoạt động. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty số 5702000488.
Căn cứ quyết định số 05/QĐ-LDMK do Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên ký
ngày 02 tháng 01 năm 2007. Công ty liên doanh dầu khí MeKong được đổi tên
thành công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) dầu khí MeKong và chính thức sử
dụng con dấu công ty TNHH dầu khí MeKong.
* Hiện nay:
- Tên công ty: Công ty TNHH dầu khí MeKong.
- Tên viết tắt: Công ty dầu khí MeKong (PetroMeKong).
- Tên giao dịch quốc tế: Petroletum MeKong J/V Co.,Ltd.
- Trụ sở
chính: 204 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - TPCT.
- Điện thoại: (84) 071.810817 – 810819 – 810999.
- Fax: (84) 071.810810.
- Người đại diện: Lý Hồng Đức – Giám Đốc công ty.
- Ngành nghề kinh doanh: đầu tư xây dựng tổng kho xăng dầu. Nhập khẩu
vật tư thiết bị phục vụ hệ thống phân phối sản phẩm dầu khí. Chế biến và kinh
doanh các sản phẩm dầu khí.
- Vốn điều lệ: 113 tỷ đồng.

Công ty mở chi nhánh văn phòng đại diện trong nước theo nhu cầu của
công ty và hoạt động theo pháp luật nhà nước quy định. Hiện tại công ty có 5 chi
nhánh, 10 cửa hàng và 2 văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện: tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội
- Các chi nhánh: tại An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang.
- Các cửa hàng xăng dầu đặt ở các tỉnh ĐBSCL.
Công ty TNHH dầu khí MeKong trong buổi đầu thành lập chỉ có 5 thành
viên. Hiện nay, hầu hết các tỉnh đều có cử các doanh nghiệ
p của mình tham gia
liên doanh vào công ty. Điều này đã khẳng định sự tồn tại và phát triển đi lên của
công ty. Danh sách thành viên góp vốn bao gồm:
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
22-
SVTH: Trần Quốc Khánh
Bảng 1: DANH SÁCH THÀNH VIÊN GÓP VỐN VÀO PETROMEKONG
TÊN THÀNH VIÊN
PHẦN GÓP
VỐN (%)
GIÁ TRỊ GÓP
VỐN (triệu đồng)
Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam. 56 54.476
Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ. 20 20.240
Công Ty Thương Mại Trà Vinh. 4 4.048
Công Ty Thương Mại Vĩnh Long. 4 4.048
Công Ty Du Lịch Và Dịch Vụ Minh Hải. 4 4.048
Công Ty Du Lịch Bạc Liêu. 4 4.048
Công Ty Liên Doanh Đánh Cá Kiên Giang. 4 4.048
Công Ty Thương Mai Dịch Vụ Du Lịch Sóc Trăng. 4 4.048
Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Nhập Khẩu

Tổng Hợp An Giang.
4 4.048
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty PetroMeKong)
Công ty hoạt động theo hình thức công ty TNHH, trong đó các bên cùng
góp vốn, cùng chia sẽ lợi nhuận và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình
góp vào vốn điều lệ của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạch
toán độc lập, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo các quy định
của pháp luật. Công ty chỉ sử dụng biểu tượ
ng và nhãn hiệu thương mại của
Tổng công ty dầu khí Việt Nam trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Công ty liên doanh dầu khí MeKong (Cần Thơ) vừa hoàn thành kế hoạch
xây dựng 3 kho chứa nguyên liệu dung tích 10 triệu lít cùng hệ thống bơm dẫn tại
vùng ĐBSCL với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Đây là hệ thống kho chứa nhiên
liệu hiện đại nhất vùng Đông Nam Á. Trước đó, Công ty đã đầu tư 300 tỷ
đồng
xây dựng tổng kho hiện đại rộng 10 ha tại khu công nghiệp Hưng Phú (Cần Thơ)
và 2 kho xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao tại vùng ĐBSCL.
Công ty cũng triển khai xây dựng thêm 130 trạm xăng ở 13 tỉnh thành ĐBSCL
nhằm mở rộng hệ thống phân phối.
Song song với tổng kho, PetroMeKong còn đầu tư xây dựng hệ thống kho
trung chuyển ở các tỉnh ĐBSCL để hỗ tr
ợ cho đối tác trong việc tồn trữ và phân
phối các sản phẩm dầu khí, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu khách hàng. Đồng thời
hệ thống các cửa hàng cây xăng dầu của công ty PetroMeKong còn mở nhiều
dịch vụ khác. Nhằm giúp cho khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian của mình khi
đến mua xăng như dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và rửa xe tại khu du lịch phục vụ
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
23-

SVTH: Trần Quốc Khánh
khách hàng trong tổ hợp cây xăng. Ngoài ra để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng,
công ty đã đầu tư một hệ thống đo lường xuất nhập cho tàu, xà lan, xe ô tô đạt độ
chính xác cao, được kiểm tra tự động và nối mạng với toàn bộ công ty. Công ty
PetroMeKong không chỉ kinh doanh từ nguồn hàng nhập khẩu mà còn tổ chức để
sản xuất pha chế kinh doanh các sản phẩm dầu khí từ các nhà máy của tổng công
ty dầu khí Việt Nam chế
biến ra sản phẩm của công ty đã giành được nhiều huy
chương vàng và được sử dụng rộng rãi khắp ĐBSCL.
Từ tháng 6 năm 1999 được sự cho phép của Chính Phủ và Bộ Thương Mại,
công ty đã chính thức trở thành một trong những đầu mối được cho phép nhập
khẩu trực tiếp xăng dầu từ nước ngoài và tổ chức kinh doanh xăng dầu trong khu
vực. Năm 2000, Bộ Thương Mạ
i cấp quota nhập khẩu cho công ty là 60.000 tấn
xăng các loại. Để tổ chức hoạt động kinh doanh xăng dầu có hiệu quả, lợi nhuận
cao nhằm khẳng định uy tín của công ty ngay trong những năm đầu tiên. Công ty
luôn chú trọng đến khâu mua nhập hàng hoá tạo tiền đề cho toàn bộ quá trình
kinh doanh lưu chuyển hàng hoá. Với mục tiêu mở rộng hệ thống phân phối ra
các tỉnh lân cận, công ty liên doanh dầu khí MeKong Cần Thơ vừa mở
thêm chi
nhánh tại tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Hậu Giang; xây dựng thêm kho trung chuyển tại
An Giang, mở thêm 4 cửa hàng dịch vụ ở Kiên Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang;
nâng cấp, mở rộng 10 kho, cửa hàng phân phối và mở thêm 50 đại lý tại nhiều
tỉnh ĐBSCL, nâng số lượng đại lý, cửa hàng lên 370. Công ty cũng đã đầu tư,
đóng mới 2 tàu chở dầu, mua thêm 5 xe xitéc nhằm tăng lượng xăng dầu vận
chuyển nội địa, xuất khẩ
u. Năm nay, công ty có kế hoạch tiêu thụ 400.000 tấn
xăng dầu , tăng 30.000 tấn so với năm trước. Trong tháng giêng năm 2007, công
ty đã tiêu thụ được 34.000 tấn. Dự kiến trong tháng 2, mức tiêu thụ sẽ tăng gấp
đôi tháng giêng do lượng xe, tàu đi lại tăng trong những ngày trước, trong và sau

tết Nguyên Đán. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm công ty sẽ tăng lượng xăng dầu
xuất khẩu sang Campuchia với khối lượng 60.000 tấn
đồng thời kinh doanh thêm
các mặt hàng khác sản xuất từ dầu khí như gas, phân bón, hóa chất nhằm tối ưu
hóa cơ sở vật chất đã đầu tư, tăng doanh thu và lợi nhuận.


Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
24-
SVTH: Trần Quốc Khánh
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH dầu khí MeKong:
3.1.2.1. Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Chế biến kinh doanh các sản phẩm dầu khí.
- Công ty là đầu mối xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm dầu khí.
- Đầu tư xây dựng các tổng kho xăng dầu ở ĐBSCL.
- Đầu tư xây dựng hệ thống kho trung chuyển tại các tỉnh.
- Đầu tư xây dựng hệ th
ống kho xăng hiện đại.
Tổng kho xăng dầu Cần Thơ được đánh giá là một trong những tổng kho
hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, với sức chứa 36 triệu lít, được trang bị các
thiết bị tân tiến với 3 cầu tàu 15.000 tấn, 550 tấn được điều khiển bằng hệ thống
điều chỉnh đồng bộ DCS, với khách hàng đây là một tổng kho đáng tin c
ậy vì
toàn bộ các thiết bị có độ chính xác và ổn định cao.
Song song với việc đầu tư xây dựng tổng kho, công ty PetroMeKong xây
dựng hệ thống trung chuyển vừa qua ngày 04 tháng 04 năm 2001 là kho trung
chuyển Vĩnh Long được xây dựng nhằm để hỗ trợ cho việc tổ chức và phân phối
các sản phẩm dầu khí ở ĐBSCL.
- Tạm nhập tái xuất sang Lào, Campuchia, và các nước lân cận.

- Cung ứng phân bón và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp.
3.1.2.2. Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu:
- Xăng dầu các loại: xăng A95, Xăng A92, Xăng A83, dầu động cơ Diesel,
dầu đốt lò (KO, FO).
- Dầu nhờn động cơ: nhớt các loại.
- Khí dốt hoá lỏng: Gas (LPG).
- Phân bón, các sản phẩm của nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Để phục vụ cho hệ thống hoạt động, công ty có phòng thí nghiệm hiện đại, có
khả năng phân tích các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật của xă
ng dầu theo tiêu chuẩn.
Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, công ty đã đầu tư một hệ thống đo
lường, xuất nhập cho tàu, xà lan, xe ôtô xitéc đạt độ chính xác cao, được kiểm tra
Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -
25-
SVTH: Trần Quốc Khánh
tự động và được nối mạng toàn công ty, thời gian qua công ty cũng đã được công
nhận và cấp chứng nhận ISO 9001- 9002.
3.1.3. Tổ chức quản lý của công ty TNHH dầu khí MeKong:
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH dầu khí MeKong:
Hiện nay công ty thực hiện theo hai mảng kế hoạch: kế hoạch xây dựng cơ
bản và kế hoạch kinh doanh. Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay như sau:
Sơ đồ 1: CƠ
CẤU CHỨC CỦA CÔNG TY PETROMEKONG















3.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Cơ cấu bộ máy quản lý:
+ Chủ tịch hội đồng thành viên:
Do PetroVietnam đề cử và hội đồng thành viên bầu cử, có nhiệm vụ quản lý
gián tiếp công ty.
Giám đốc
P. Giám đốc
P.Hành chánh
Tổ chức
P.Tài chính
kế toán
P.Kinh doanh
P.Kế hoạch
XN
K
P.Quản lý
Đầu

Chi nhánh
B
ạc Liêu
P

. Phẩm chất
Đo lườn
g
P. Kỹ thuật
Sản xuấ
t
Tổng kho
Chi nhánh
An Gian
g
Chi nhánh
V
ĩnh Long
Chi nhánh
Tiền Gian
g
Văn phòng đại diện
TP.HCM
Văn phòng đại diện

Hà N
ội
Hội đồng quản trị

×