Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TỔ CHỨC CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.29 KB, 24 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
BÀI TẬP MÔN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TỔ CHỨC CÔNG

Giảng viên : Ths. Lê Toàn Thắng.
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Phạm Thị Hoàng Yến
2. Nguyễn Thị Thúy
3. Trần Thị Ánh Nguyệt
4. Nguyễn Thị Thủy
5. Nguyễn Thị Phượng.
Lớp KH9-QLC1.
HÀ NỘI 04/2010
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu
I.Khái quát
1. Bối cảnh
2. Mục tiêu chung ban hành Nghị định 130/2005/ NĐ-CP và Nghị
định 43/2006/NĐ-CP
II. Nội dung của Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định
43/2006/NĐ-CP
1. Nghị định 130/2005/NĐ-CP
2. Nghị định 43/2006/NĐ-CP
III. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị
định 43/2006/NĐ-CP
1. Tình hình thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-
CP
1.1 Những mặt tích cực
1.2 Những hạn chế còn tồn tại


2. Tình hình thực hiện cơ chế tài chính về quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP
2.1 Những mặt tích cực
2.2 Những hạn chế còn tồn tại.
III. Một số đề xuất kiến nghị
Tài liệu tham khảo.

2
LỜI NÓI ĐẦU
Cải cách hành chính là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Nó được xem như là một
động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, phát huy
dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội.Việt Nam đã xác định 4
nội dung cơ bản của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001-2010 , đó là : cải cách thể chế hành chính; cải
cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới ,nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công. Trong đó, cải cách
tài chính công không chỉ mang lại lợi ích cho nhà nước, cho các bộ,
ngành, địa phương, đơn vị trực tiếp sử dụng các nguồn lực tài chính
công mà còn mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân, những người
có quyền giám sát việc sử dụng các nguồn lực tài chính công, đồng
thời là người thụ hưởng dịch vụ công được cung cấp bởi những nguồn
lực tài chính công. Nhận thức rõ điều này, Chính phủ đã quy định một
cách cụ thể, chi tiết và rõ ràng cơ chế tài chính áp dụng cho các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tại các Nghị định :
- Nghị định của Chính phủ số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm
2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước .
- Nghị định của Chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm
2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập.
Sau đây nhóm chúng em xin trình bày một số vấn đề liên quan tới
2 Nghị định trên.
3
I. Khái quát
1. Bối cảnh
Cải cách tài chính công là một nội dung quan trọng trong chương
trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 136/2001/QĐ –
Ttg ngày 17/09/2001. Theo đó trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính
công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, thực hiện đổi mới cơ
chế phân bổ Ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh
phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính kinh phí căn cứ vào
kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng
chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, tăng quyền chủ động cho
cơ quan sử dụng Ngân sách.
Xuất phát từ nội dung, mục tiêu của công tác cải cách tài chính
công, Chính phủ đã ban hành cơ chế tài chính áp dụng cho các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp tại các Nghị định :
- Nghị định của Chính phủ số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm
2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước ( gọi tắt là
Nghị định 130 )
- Nghị định của Chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm
2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
( gọi tắt là Nghị định 43 )
- Nghị định số 115/2005 /NĐ-CP ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

4
2. Mục tiêu chung ban hành Nghị định 130 và Nghị định 43
- Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ
chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước
- Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn; thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong việc sử dụng lao động và nguồn lực tài chính được
giao để hoàn thành nhiệm vụ
- Tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động trong sử dụng biên chế
và nguồn tài chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng
nhiệm vụ được giao
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng nguồn tài chính, tăng thu
nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.
II. Nội dung của Nghị định 130 và Nghị định 43
1. Nghị định của Chính phủ số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10
năm 2005
- Cơ quan ban hành : Chính phủ
- Nội dung: Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
Nghị Định 130/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối
với các cơ quan Nhà nước gồm 4 chương, 15 điều và tập trung vào các
vấn đề sau:
 Những quy định chung:
Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Nghị Định là các cơ quan Nhà
nước có tài khoản và con dấu riêng ( cơ quan thực hiện chế độ tự chủ).
Riêng đối với UBND cấp xã, phường, cơ quan thuộc ĐCSVN, các tổ
chức chính trị - xã hội tùy điều kiện quyết định việc áp dụng Nghị định.
Các cơ quan thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính
5
phủ được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí quản lý hành chính không

thuộc đối tượng thực hiện Nghị định này.
Nghị định được ban hành nhằm thực hiện các mục tiêu về sử dụng
biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
Nghị định qui định 3 nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính là đảm
bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không tăng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính được giao và thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo
quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức.
 Nội dung chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế và kinh phí quản lý hành chính:
- Chế độ tự chủ , tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế:
Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
động trong việc quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức
theo vị trí công việc; điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan;
hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số
chức danh theo quy định của pháp luật và phạm vi nguồn kinh phí được
giao. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ
quan vẫn được đảm bảo kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên
chế được giao.Khi có điều chỉnh biên chế,mức kinh phí được giao sẽ
được điều chỉnh để thực hiện chế độ tự chủ.
- Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý
hành chính:
Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ
tự chủ được xác định vào giao hàng năm trên cơ sở biên chế được cấp có
thẩm quyền giao, kể cả biên chế dự bị ( nếu có ) và định mức phân bổ
ngân sách nhà nước tính trên biên chế; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ
đặc thù theo chế độ quy định. Nội dung chi của kinh phí giao gồm : các
khoản chi thanh toán cho cá nhân; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn;
6
các khoản chi có tính chất thường xuyên ngoài một số nhiệm vụ được

giao kinh phí nhưng không thực hiện chế độ tự chủ theo quyết định của
cơ quan có thẩm quyền giao.
Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng cơ quan thực hiện
chế độ tự chủ tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi
cho phù hợp; được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần
thiết. Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được vận dụng các chế độ chi tiêu
tài chính hiện hành để thực hiện, nhưng không được vượt qua mức chi tối
đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được:
Phạm vi sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được gồm :
Bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức; chi khen thưởng và phúc lợi;
trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức. Số
kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang
năm sau tiếp tục sử dụng.
 Khi có phát sinh các yếu tố làm thay đổi mức kinh phí đã giao,
cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có văn bản đề nghị bổ sung, điều chỉnh
dự toán kinh phí, giải trình chi tiết các yếu tố làm tăng, giảm dự toán kinh
phí gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
 Trách nhiệm của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, Bộ trưởng, thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện, kiểm tra,
giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Nghị định gửi Bộ Tài chính,
Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ phối hợp chỉ đạo, kiểm tra tình hình, tiến
độ thực hiện, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cấp có thẩm
7
quyền giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện
chế độ tự chủ về sử dụng kinh phí, biên chế của cơ quan Nhà nước.
2. Nghị định 43

- Cơ quan ban hành : Chính phủ.
- Nội dung : Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập.
Nghị định gồm 5 chương 35 điều, tập trung vào các vấn đề sau :
 Những quy định chung :
- Về phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
Nghị định này quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài c hính với các đơn
vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập
- Nghị định được ban hành nhằm các mục tiêu về việc thực hiện
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Các nguyên tắc để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
là : hoàn thành nhiệm vụ được giao; công khai, dân chủ, đúng pháp
luật; quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm; đảm bảo lợi ích nhà
nước, tổ chức cá nhân.
 Nghị định này quy định đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng nhiệm vụ,xây dựng kế
hoạch và tổ chức hoạt động:
Các đơn vị sự nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thành lập mới, sáp nhập, giải thể; chức năng, nhiệm vụ cụ thể và
quy chế hoạt động của các tổ chức trực thuộc.
 Ngoài ra các đơn vị sự nghiệp công lập còn được tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về biên chế và quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức.
8
 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính :
Nghị định này quy định chi tiết về quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt
động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động; đơn

vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt
động.
Cụ thể được thể hiện như sau:
Quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm chi phí hoạt động và
đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm một phần chi phí hoạt
động.
Quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp do ngân
sách nhà nước đảm bảo toàn
bộ kinh phí hoạt động.
Nguồn
tài chính
- Kinh phí do ngân sách nhà
nước cấp.
- Nguồn thu từ hoạt động sự
nghiệp.
- Nguồn viện trợ, tài trợ,quà
biếu, tặng, cho theo quy định
của pháp luật.
- Nguồn khác theo quy định
của pháp luật.
- Kinh phí do ngân sách nhà
nước cấp.
- Nguồn thu từ hoạt động sự
nghiệp.

- Nguồn viện trợ, tài trợ,quà
biếu, tặng, cho theo quy định
của pháp luật.
- Nguồn khác theo quy định
của pháp luật.
Nội dung
chi
- Chi thường xuyên và chi
không thường xuyên.
- Chi thường xuyên và chi
không thường xuyên
Tự chủ
về các
khoản
thu, mức
thu.
- Thu phí và lệ phí phải thu
đúng và thu đủ theo mức thu
và đối tượng thu do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền
giao.
- Đối với sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ do cơ quan nhà
nước đặt hàng thì mức thu do
cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
- Đối với những hoạt động
- Thu phí và lệ phí phải thu
đúng và thu đủ theo mức thu
và đối tượng thu do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền giao.
- Đối với những hoạt động
dịch vụ theo hợp đồng với các
tổ chức , cá nhân trong và
9

×