Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

nghiên cứu thiệt chẩn trên bệnh nhân đột qụy nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.23 KB, 27 trang )


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đột quỵ não nói chung và nhồi máu não nói riêng đang là vấn đề thời sự và cấp bách bởi tỷ lệ tử
vong, tàn phế còn cao và nguyên nhân rất phức tạp. Ở các nước phát triển, đột quỵ não là nguyên
nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau ung thư và tim mạch. Việc cứu sống tính mạng người
bệnh ở giai đoạn cấp tại các tuyến trung ương đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, tuy
nhiên điều trị phục hồi chức năng, dự phòng tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân còn gặp nhiều khó khăn [12], [36].
Y học cổ truyền Phương Đông cũng như Y học cổ truyền Việt Nam thường mô tả bệnh lý Tai
biến mạch máu não hay Đột quỵ não trong phạm trù “Trỳng phong” (Biển Thước, thế kỷ 3-2
trước Công Nguyên) nghĩa là người bệnh đột nhiên “hụn mê – thốt đảo – bán thân bất toại” [57],
[70].
Trong những thập kỷ gần đây góp phần giảm tỷ lệ: tái phát- tử vong- tàn phế và
phòng ngừa biến chứng xuất huyết não trong ổ nhồi máu cũ, điều trị phục hồi chức
năng liệt, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chức năng lao động trí óc và thể
lực tăng tuổi thọ cho người bệnh. Việc chẩn trị Y học cổ truyền (YHCT) có vai trò
quan trọng đáng tin cậy.
Thiệt chẩn là một phần của vọng chẩn, một nội dung quan trọng trong “Tứ
chẩn”thuộc hệ thống biện chứng luận trị của y học cổ truyền.Y họccổ truyền
Phương Đông luôn coi lưỡi như một bức tranh phản ánh sức khỏe và bệnh tật(Lưỡi
liên quan đến: khí, huyết, tạng phủ kinh lạc trong cơ thể con người).Vì vậy khi cơ
quan tổ chức tạng phủ hay kinh lạc mắc bệnh từ khởi phát, toàn phát đến hồi phục
hay biến chứng tử vong, mọi diễn biến tốt xấu trong quá trình bị bệnh đều có liên
quan đến trạng thái lưỡi.
Từ 1964 đến naytrong nhiều trung tâm nghiên cứu vi tuần hoàn ở Đức, Pháp, Mỹ
và Trung Quốc các tác giả: W.Gotze, 1964; B.Wzweifach-Alarcan, 1970; R.J.Xtu,
1980 đề cập đến liên quan vi tuần hoàn đầu lưỡi và bệnh lý viêm gan vi rút mạn
tính, được gọi là phương pháp sinh thiết lạnh (sinh thiết không chảy máu). Do đó
việc phát hiện các biến đổi về lưỡi (rêu lưỡi, chất lưỡi, hình thể và động thái lưỡi)
rất được coi trọng, là một trong những yếu tố rất cần thiết để biện chứng, phân thể


bệnh, tiên lượng (sinh tử, nặng nhẹ, nông sâu) diễn biến trong điều trịmột cách đơn
giản và chính xác [1], [22]
Góp phần khách quan húa việc chẩn trị, lượng húa các vấn đề trong thiệt
chẩnnhằm làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn của y học cổ truyền ở
những bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não sau giai đoạn cấp, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu với hai mục tiêu:
1. Đánh giá trạng thái của lưỡi trên bệnh nhân đột qụy nhồi máu não sau giai đoạn
cấp. Đánh giá trạng thái của lưỡi trên bệnh nhân đột qụy nhồi máu não sau
giai đoạn cấp.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa trạng thái lưỡi với một số chỉ tiêu sinh học trên
bệnh nhân đột qụy nhồi máu não. Tìm hiểu mối liên quan giữa trạng thái
lưỡi với một số chỉ tiêu sinh học trên bệnh nhân đột qụy nhồi máu não.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LƯỠI THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Cấu tạo lưỡi
Lưỡi là một khối cơ vân được bao phủ bằng một lớp niêm mạc, nằm trong
khoang miệng. Đó là cơ quan vị giác, đóng vai trò quan trọng trong động tác nhai,
nuốt và nói [28], [29].
Các cơ của lưỡi gồm các cơ ngoại lai và các cơ nội tại, là những bó sợi cơ
vân xếp theo 3 hướng: dọc, ngang, đứng. Xen giữa các bó cơ có nhiều vách liên
kết, các đám rối thần kinh, nhiều thựy mỡ, nhiều túi tiết nhày, tiết nước, túi tuyến
nước bọt Tư thế của lưỡi phụ thuộc vào các cơ ngoại lai: cơ cằm lưỡi bám vào
xương hàm dưới, tránh cho lưỡi tụt ra sau để không gây tắc đường hụ hấp; phần
sau của cơ đẩy lưỡi thè ra trước làm cho lưỡi hạ xuống được. Cơ móng lưỡi, cơ

trâm lưỡi và phần trước của cơ cằm lưỡi làm nhiệm vụ kéo lưỡi lại [28], [29], [47],
[61].
Về hình thể: Lưỡi có đầu lưỡi (đỉnh lưỡi); gốc lưỡi (cuống lưỡi); thân lưỡi
(lưng lưỡi). Thân lưỡi chia làm 2 phần: Phần cố định gắn vào xương móng và nền
lưỡi, phần tự do tham gia vào tiêu hóa và phát âm; phần này chia ra 2 khúc ngăn
cách nhau bởi rãnh chữ V đáy là lỗ tịt (Formen caecum). Khúc lưỡi phía sau rãnh ở
vị trí đứng dọc tạo nên thành trước của hầu. Khúc lưỡi phía trước rãnh nằm ngang
trên nền miệng. Bề mặt lưỡi được phân chia thành mặt trên, mặt bên (viền lưỡi)và
mặt dưới. Mặt trên lưỡi có vết dọc giữa lưỡi gọi là rãnh giữa lưỡi. ở dọc chính giữa
mặt dưới có nếp hãm lưỡi. Hai bên nếp

hãm lưỡi có lỗ tiết của các tuyến nước bọt dưới lưỡi và tuyến nước bọt dưới
hàm [28], [29], [47], [61].
1.1.2. Niêm mạc lưỡi
Niêm mạc bao phủ bề mặt lưỡi có cấu tạo khác biệt nhau giữa mặt trên, mặt
bên và mặt dưới lưỡi: Niêm mạc mặt dưới lưỡi mỏng nhẵn, trong suốt, cấu
trúc làlớp biểu mô nhiều tế bào dẹt không sừng húa.Niêm mạc mặt trên lưỡi và mặt
bên lưỡi dính vào khối cơ lưỡi. Niêm mạc tạo thành các nhú lồi lên trên bề mặt
lưỡi trong đó có nhiều mao mạch và các hành vị giác. Mỗi nhú gồm một khối nhỏ
mô liên kết đệm ở bên trong và được bao phủ bởi một lớp biểu mô lát tầng có sừng
húa một phần [28], [47].
Theo hình thể chia ra bốn loại nhú(nhú dạng chỉ, nhú dạng đài, nhú dạng
nấm và nhú dạng lá): Nhú dạng chỉ: phân bố đều trên bề mặt 2/ 3 trước lưỡi, về
kích thước là loại nhú nhỏ nhất: dài 0, 3 mm, lớp biểu mô lát tầng có sừng húa một
phần rụng bong ra và theo vào nước bọt. Nhú dạng đài: ở dọc đường ranh giới mặt
trước lưỡi và gốc lưỡi. Các nhú dạng đài xếp với nhau thành hình chữ V, đỉnh là lỗ
tịt quay vào trong chia lưỡi làm hai phần: trước chiếm 2/ 3 và sau chiếm 1/ 3 lưỡi.
Nhú này có chiều cao1- 1, 5 mm và có đường kính 1- 3 mm. Nhú dạng nấm: ở đầu
lưỡi có đáy hẹp, đỉnh xoố như tán nấm, mỗi nhú cao 0,7- 1, 8 mm, đường kính 0,4-
1 mm. Trong khối mô liên kết đệm có nhiều mao mạch do đó nhú có màu hồng

tươi đặc trưng.Nhú dạng lá: chỉ có ở viền lưỡi trẻ em, mỗi nhú dài 2- 5 mm, lớp
biểu mô lát tầng không sừng húa, ở khoảng giữa các nhú dạng lá là chỗ mở ra của
những ống dẫn nước bọt qua các khối cơ lưỡi. Khi đến tuổi trưởng thành, tổ chức
nhú dạng lá này được thay thế bằng các mô mỡ và lympho [28], [29], [61]
Ở gốc lưỡi (cuống lưỡi), niêm mạc không có các nhú, lớp biểu mô không
bằng phẳng, có nhiều chỗ lồi lừm. Trong lớp liên kết đệm, mô lympho phát triển
tạo thành những nang đường kính có khi tới 0, 5 cm. Các nang

lympho ở khúc hầu của lưỡi tạo thành hạnh nhân lưỡi và là một phần của mô bạch
huyết quanh hầu (Waldayer) [29], [61].
Chức năng xúc giác chỉ có ở nhú dạng chỉ, các loại nhú khác còn có thêm
chức năng vị giác. Trên lưỡi mỗi người có tới 2 vạn nụ vị giác; chúng tập trung
thành từng vùng, mỗi vùng đặc trách về một vị chủ yếu: đầu lưỡi nhạy cảm với vị
ngọt, hai rỡa lưỡi nhạy cảm với vị mặn, hai rỡa phía dưới của thân lưỡi nhạy cảm
với vị chua, gốc lưỡi cảm nhận vị đắng [30], [47],[60].
1.1.3. Thần kinh mạch máu chi phối
- Dây thần kinh XII (dây hạ thiệt) chi phối vận động các cơ lưỡi. Nhánh lưỡi
của dây V (dây sinh ba) nhận cảm giác nông: nóng, lạnh, đau ở 2/ 3 trước lưỡi.Dây
thần kinh IX (dây thiệt hầu) thu nhận cảm giác vị giác và cảm giác chung: nóng,
lạnh, đau ở 1/ 3 sau lưỡi.Dây thần kinh VII phụ của dây VII (dây trung gian) thu
nhận cảm giác vị giác ở 2/ 3 trước lưỡi [8], [9], [61].
Khi thương tổn dây thần kinh vận động của lưỡi (dây XII hạ thiệt) hoặc có
liên quan đến bệnh cơ, thần kinh, tai biến mạch máu não và ở một số trạng thái
nhiễm độc, nhiễm khuẩn mà làm lưỡi co cứng, trực thẳng, khó dịch chuyển hoặc
mềm nhũn, yếu ớt, không tựy ý co duỗi.
- Động mạch nuôi lưỡi (động mạch lưỡi) là nhánh của động mạch cảnh
ngoài. Máu từ lưỡi trực tiếp theo tĩnh mạch lưng lưỡi và tĩnh mạch lưỡi sâu hoặc
gián tiếp (qua tĩnh mạch giáp lưỡi mặt)đổ vào tĩnh mạch cảnh trong [28].
1.1.4. Thụ cảm thể vị giác và nước bọt
Thụ cảm thể vị giác có hình dáng như củ hành trong đó có tế bào nhận cảm

đặc hiệu (2- 6 tế bào) và những tế bào đế. Các nụ vị giác này phân bố ở các nhú
lưỡi thuộc đầu lưỡi, viền lưỡi và cuống lưỡi. phần giữa và dưới của mặt lưỡi không
có thụ cảm thể [30], [29], [47].
Có bốn loại vị giác cơ bản: đắng, ngọt, chua, mặn. Mỗi loại chất có vị kích
thích trên những nụ vị giác nhất định. Lưỡi mỗi người có tới 2 vạn nụ vị

giác, chúng tập trung thành từng vùng, mỗi vùng đặc trách về một vị chủ
yếu: đầu lưỡi nhạy cảm với vị ngọt, hai rỡa lưỡi nhạy cảm với vị mặn, hai rỡa phía
dưới của thân lưỡi nhạy cảm với vị chua, gốc lưỡi nhạy cảm với vị đắng. Sự hỗn
hợp của các vị chua, đắng, ngọt, mặn tạo ra vô vàn sự cảm nhận các vị khác nhau
[30], [47].
Nước bọt được tiết chế ra từ ba đôi tuyến lớn: tuyến cạnh tai, tuyến dưới
lưỡi, tuyến dưới hàm và các tuyến nuớc bọt nhỏ nằm trong thành khoang miệng.
Ởngười lớn, số lượng nước bọt tiết ra trong 24 giờ khoảng 1- 1, 5 lít. Trong 1000
gam nước bọt thành phần nước là 993 gam, các chất hữu cơ là 5 gam, các chất vô
cơ là 2 gam.
Bình thường nước bọt có phản ứng kiềm nhẹ (pH = 7,4- 8) đo theo pH met.
Nhưng nếu trong miệng có các quá trình men húa, niêm mạc lưỡi miệng có mọc
nấm thì niêm mạc lưỡi miệng chuyển sang phản ứng axit húa. Tỷ trọng nước bọt
khoảng 1,004. Sự tiết nước bọt nhằm đảm bảo cho quá trình tiêu húa như nhai,
nuốt, thủy phân tinh bột. Nước bọt còn có tính sát khuẩn nhẹ Hoạt động của các
tuyến nước bọt được điều tiết bởi cơ chế thần kinh và thần kinh thể dịch. Những
phản xạ không điều kiện làm tăng tiết nước bọt cả về số lượng, chất lượng nhưng
còn các phản xạ ức chế bài tiết nước bọt bằng cơ chế phản xạ có điều kiện. Ví dụ:
kích thích dây thần kinh hông to, kích thích đau đều làm giảm hoặc đình chỉ bài
tiết nước bọt [5], [30], [61].
1.1.5. Chất lưỡi
Chất lưỡi là toàn bộ khối cơ lưỡi và lớp niêm mạc bao phủ nú. Bình thường
chất lưỡi mầu hồng tươi, do tình trạng mao mạch trong các nhú và dòng máu lưu
thông tốt nên lưỡi mềm mại linh hoạt, lưỡi thè ra thụt vào dễ dàng không lệch

vẹo,không liệt [61], [67]
Khi thiếu máu, có phù là do albumin huyết tương giảm, số lượng hồng cầu
giảm, hemoglobin máu giảm,mầu lưỡi sẽ trắng nhợt. khi có tăng sinh các

huyết quản, có xung huyết màu lưỡi thường sẫm. Nếu có ứ trệ lưu thông
huyết màu lưỡi thường xanh tím. Sự biến đổi hình thể của lưỡi liên quan đến bệnh
lý toàn thân và bệnh lý nội tiết. . . các trạng thái di dạng bẩm sinh về lưỡi.
Độ ẩm của lưỡi phụ thuộc vào lượng và thành phần của nước bọt, liên quan
đến hoạt động thần kinh thực vật, thức ăn, thức uống và nhất là trạng thái bệnh lý
toàn thân: lưỡi khô khi cơ thể bị thiếu nước nặng, ỉa chảy, mất nước hoặc sốt cao,
nhất là trong các trạng thái nhiễm trùng nhiễm độc, nhiễm độc thuốc, rối loạn thần
kinh thực vật. Các rối loạn vận động lưỡi liên quan đến bệnh cơ, thần kinh, tai
biến mạch máu não đã có rất nhiều các tài liệu nói về bệnh lý tại lưỡi và niêm
mạc miệng cũng như các biến đổi của lưỡi trong các bệnh lý nội tiết, bệnh truyền
nhiễm, tình trạng thiếu vitamin, các trạng thái nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng nhất
là trong y văn của y học phương Tây, coi lưỡi như cái gương phản ánh trạng thái
của dạ dày và tình trạng đường tiêu hoá. Từ năm 1964-1980 trong nhiều trung tâm
nghiên cứu vi tuần hoàn ở Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, các tác giả
W.Gotze(1964), B.W.Zweifach, A.Larcan (1970)và R.J.Xiu(1980) đã đề cập đến
tương quan vi tuần hoàn động với diễn biến bệnh lý trong đó có vấn đề “Vi tuần
hoàn đầu lưỡi với bệnh lý viêm gan virut mạn tớnh”. Nhưng chúng tôi chưa thấy
có tài liệu y học hiện đại (YHHĐ) nào mô tả lưỡi ở bệnh nhân đột quỵ não [61],
[64]
1.1.6. Rêu lưỡi
Rêu lưỡi là phần phủ trên niêm mạc mặt trên lưỡi, được tạo thành do sự kết
hợp của những gai nhú lưỡi đã bị sừng húa với những mảnh bong của lớp tế bào
biểu mô niêm mạc lưỡi cùng với các tế bào thẩm thấu của nước bọt, các vi sinh vật
sống ở trong miệng và với một số thành phần của thức ăn khi

nhai ở miệng. Bình thường niêm mạc lưỡi sạch không có rêu, sáng bóng mà

ướt hoặc có một lớp rêu trắng rất mỏng, đều.
Rêu lưỡi dày và biến đổi màu sắc là do hiện tượng tăng sinh và sừng húa của
lớp biểu mô niêm mạc, màu sắc rêu lưỡi cũng có liên quan đến hàm lượng bilirubin
và các yếu tố khác[47], [64].
Bong rụng: rêu lưỡi bong rụng thành mảng, có ranh giới rõ ràng, hình dáng
như bản đồ do sự thoái húa các nhú. Lưỡi mất rêu bong rụng, nhẵn trơn hoặc sáng
bóng như mặt gương là do thiểu dưỡng, thiếu máu, albumin của huyết tương giảm
thấp, thiếu hụt các sinh tố, các chất điện giải Na, Ca làm các tế bào niêm mạc
lưỡi chết, rụng hoặc co vỡ với các mức độ khác nhau trên bề mặt lưỡi [64] [65].
1.1.7. Hình thể lưỡi
Hình thể của lưỡi có liên quan đến tạp khuẩn, một số quá trình bệnh lý tại
lưỡi miệng, các trạng thái dị dạng bẩm sinh về lưỡi hoặc do các bệnh lý toàn thân
và bệnh lý nội tiết.
- Lưỡi mập bệu nhẽo thường do phù nề tổ chức khi albumin trong huyết
tương giảm thấp, do giảm trương lực các nhóm cơ ở lưỡi nên diện tiếp xúc của bờ
rỡa lưỡi và đầu lưỡi với mặt trong các răng có các vết dấu hằn của răng. Lưỡi to
mập bệu chắc nhưng cử động lưỡi khó gặp trong bệnh to mặt và các chi, lưỡi
miệng hầu đầy.
- Nổi gai: là những điểm nốt nhỏ chấm đỏ, phân bố ở đầu rỡa lưỡi hoặc giữa
lưỡi do các loại nhú tăng sinh. Bình thường trẻ con có 4 loại gai lưỡi hay nhú
lưỡiđến khi trưởng thành còn 3 loại: dạng nấm, dạng chỉ và dạng đài. Tỳ theo bệnh
lý khác nhau mà 3 loại gai lưỡi tăng sinh phì đại hay teo nhỏ biểu hiện trạng thái vi
tuần hoàn động của tĩnh mạch và mao động mạch: co thắt ứ trệ hay thoát quản
hoặc phù nề xuất huyết.[47], [60].

1.1.8. Độ ẩm lưỡi
Độ ẩm của lưỡi phụ thuộc vào số lượng và thành phần của nước bọt, liên
quan đến hoạt động thần kinh thực vật, thức ăn uống và nhất là trạng thái bệnh lý
toàn thân. Bình thường, lưỡi hơi ướt, độ pH nước bọt và niêm dịch lưỡi thường
7,4- 8. Lưỡi khô khi trạng thái cơ thể bị thiếu nước nặng (sốt cao, nôn nhiều, mất

nước do ỉa chảy, do ra quá nhiều mồ hôi), lượng nước bọt bị giảm do sự tiết các
tuyến nước bọt kém, nhất là trong các trạng thái nhiễm trùng, nhiễm độc thuốc, bị
ức chế thần kinh [5], [47].


Hình 1.1. Cấu tạo của lưỡi [61]

1.2. LƯỠI VÀ “THIỆT CHẨN” THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.2.1. Lưỡi theo quan điểm của y học cổ truyền
Lưỡi âm Hán là “thiệt” theo《Linh khu- Kinh mạch》viết:" Lưỡi có nguồn gốc
là cơ nhục". Lưỡi nằm trong khoang miệng, nằm ở thượng tiêu, lưỡi có chức năng
phân biệt vị giác, điều tiết âm thanh, đưa đẩy thức ăn.[67]
Lưỡi liên quan mật thiết với tạng phủ thông qua hệ thống kinh lạc
* Liên quan với kinh lạc
Từ rất sớm cổ nhân đã đề cập đến có mối quan hệ giữa lưỡi và kinh
lạc.Trong《Nội kinh》- một cuốn sách kinh điển - sớm nhất đã có trình bày rất nhiều
về vần đề này.《Linh khu - Kinh mạch》viết:" Kinh túc thái dương có nhánh rẽ vào
cuống lưỡi";" Kinh thủ thiếu dương có nhánh vào cuống lưỡi"; "Biệt lạc kinh túc
thái âm liên hệ với cuống lưỡi phân tán ra dưới lưỡi"; " biệt lạc của kinh thủ thiếu
âm liên hệ đến cuống lưỡi"; " Thân của kinh túc thiếu âm, lên đến thận, tương ứng
với đốt sống 14 đi ra mạch đới; mạch đi thẳng liên hệ với cuống lưỡi", lại viết: "
Nhánh của túc thiếu âm đi lên liên hệ với lưỡi; túc thiếu âm thiệt hạ - tức đi dưới
lưỡi; túc thiếu âm liên hệ với gốc lưỡi; túc thiếu âm chi tiêu tại bối du, hữu thiệt hạ
lưỡng mạch- tức có hai đường mạch dưới lưỡi và tiếp xúc ở đầulưỡi", " Quyết âm
là đường mạch của can, can hợp với cân, cân tụ hội ở âm khí mà đường mạch nối ở
cuống lưỡi". Dựa trên nền tảng của《Nội kinh》các tác giả đời sau kế thừa và bổ
xung thêm về mối quan hệ của lưỡi với kinh lạc tạng phủ. Lý Thời Trân viết:"
Dưới lưỡi có bốn khiếu, hai khiếu thông với tâm khí, hai khiếu thông với tân dịch
của thận", Lý Đông Viên viết: "Lưỡi thuộc tâm, lại có thể nhận biết ngũ vị, là trong

lưỡi có tỳ", Tôn Cảnh Tư viết:" Lưỡi do tâm khí làm chủ, tỳ khí thông lên lưỡi, hai
tạng bất hũa, trúng phong tà, thì lưỡi cứng không thể nói; nhiệt công lên lưỡi thì
lưỡi sưng không thể chuyển động, lập tức có các chứng: lưỡi nặng, lưỡi sưng, lưỡi
tê, lưỡi chảy máu " [57], [60], [61], [62], [65].Tóm lại 12 kinh mạch đều có liên
quan mật thiết với lưỡi.

* Lưỡi liên quan với tạng phủ
Lưỡi là mầm của tâm, trong ngũ hành lưỡi thuộc hành hỏa. Trong tác
phẩm《Linh khu - Mạch độ thiên》viết: " Tâm khí thông vớilưỡi, tâm hũa thì có thể
nhận biết ngũ vị ". Biệt lạc của kinh thủ thiếu âm tâm liên hệ với gốc lưỡi. Vì tâm
chủ huyết mạch mà mạch lạc của lưỡi rất phong phú, tâm huyết vinh lên ở lưỡi nên
tình hình vận hành khí huyết của cơ thể có thể được phản ánh ở màu sắc của chất
lưỡi; Tâm chủ thần minh, vận động của lưỡi cũng nhận sự chi phối bởichức năng
chủ thần minh của tâm, do đó vận động của lưỡi có linh hoạt tự do hay không, lời
nói rõ ràng hay không, điều này có quan hệ mật thiết với hoạt động tinh thần. Nên
mối quan hệ giữa lưỡi với tâm, thần rất là mật thiết, có thể phản ánh bệnh biến của
tâm và thần [41], [65], [67].
Lưỡi là biểu hiện bên ngoài của tỳ. Kinh túc thái âm tỳ liên hệ với gốc lưỡi,
tán ở dưới lưỡi, lưỡi nằm trong khoang miệng nên nhận biết được vị giác, 《Linh
khu - Mạch độ thiên》viết:"Tỳ khí thông với miệng, tỳ hũa thì miệng có thể nhận
biết ngũ cốc". Y học cổ truyền cho rằng: Rêu lưỡi được hình thành là do vị khí
chưng phát cốc khí thừa lên mặt lưỡi, tương ứng với chức năng vận húa của tỳ vị
như Chương Hư Cốc nói:" Tỳ vị nằm ở trung tiêu, tà vào vị thì sinh rêu, như cỏ
mọc trên mặt đất". Lưỡi nhận được sự nuôi dưỡng đầy đủ từ khí huyết, nên lưỡi có
thể phản ánh thịnh suy của khí huyết, thông qua đó liên quan trực tiếp đến công
năng tỳ chủ vận húa-húa sinh khí huyết [61], [62].
Ngoài ra, các tạng phủ khác như Can tàng huyết, chủ cân; Thận tàng tinh
thông qua đường kinh liên hệ với lưỡi vì vậy các tạng phủ một khi phát sinh bệnh
biến, ở lưỡi cũng có thể phát sinh biến đổi tương ứng. Do đó quan sát biến đổi ở
lưỡi cũng có thể dự đoán được bệnh biến của tạng phủ.


Hình 1.2. Các đường kinh lạc liên quan với lưỡi [61]

Hình 1.3. Liên quan giữa lưỡi với kinh lạc và tạng phủ[61]


- Lưỡi cứng: là đầu lưỡi cứng đờ, tiếng nói khó, vướng rít không rõ là do
nhiệt nhập tâm bào, nhiệt thịnh hao âm hoặc do đờm trở tắc đường lạc mạch của
lưỡi, cũng có thể do khí huyết hư. Bệnh ngoại cảm cũng như tạp bệnh đều có thể
phát sinh lưỡi này.
- Lưỡi lệch: lưỡi không đúng vị trí, thè rụt lưỡi không đưa ra trở lại theo
đúng với đường giữa hoặc đầu và thân lưỡi lệch về một bên khi thè ra ngoài
thường gặp ở bệnh nhân trúng phong.
- Lưỡi run: Là đầu lưỡi cứ run không yên, nếu lưỡi run nhẹ là do khí hư
huyết ít, can phong động ở trong hoặc do tâm tỳ hư, nếu lưỡi run mạnh bần bật mà
sắc đỏ hồng là can nhiệt phong động.
- Lưỡi rụt: Có hiện tượng teo các nhóm cơ lưỡi, lưỡi co rụt vào được mà
không thè dài ra được, nếu lưỡi ướt nhuận là hàn ngưng ở cân mạch, nếu lưỡi to
bệu nhớt dính là đờm thấp trở tắc, nếu lưỡi đỏ là nhiệt bệnh hại tâm. Lưỡi rụt
không nói được là bệnh nguy kịch[26], [61], [60], [65].
* Tĩnh mạch dưới lưỡi
Bề mặt dưới của lưỡi có thể quan sát thấy tĩnh mạch lưỡi sâu là nhánh đổ về
tĩnh mạch lưỡi. khi quan sát mạng lưới tĩnh mạch dưới lưỡi có thể biết được màu
sắc và hình thái của mạch máu để chẩn đoán bệnh. Bình thường tĩnh mạch dưới
lưỡi có đường kính khoảng 2, 7 mm, màu hồng nhạt [22], [66].
- Nếu tĩnh mạch dưới lưỡi màu tím nhạt, nở ra cong queo hoặc nổi lên những
hòn cục nhỏ là hàn ngưng đọng ở huyết mạch hoặc dương khí không vận hành
trong chứng trúng phong bán thân bất toại, thủy thũng, kinh bế

lưỡi mỏng, nếu khó có thể nhìn thấy gai lưỡi là rêu lưỡi dày. Rêu lưỡi hình

thành phân bố trên khắp bề mặt lưỡi mỏng và đều hoặc giữa lưỡi hơi dày là bình
thường.
Rêu lưỡi mỏng do vị khí sinh ra, hoặc có thể gặp tà khí ở biểu, bệnh nông
mà nhẹ, chưa thương tổn chính khí.
Rêu lưỡi dày do vị khí thêm tà khí thấp trọc đưa lên, là tà khí thịnh nhập lý
hoặc trong có đàm ẩm thấp, thực tích trệ. Rêu mọc dày mà đột nhiên tiêu nhanh,
bong rụng bóng nhẵn sáng khô trơn là vị khí đã tuyệt [22], [26], [49], [64].
* Rêu lưỡi ướt khô, dính nhớt là do tình trạng bệnh lý của tân dịch hoặc thấp
trọc hay đàm ẩm tích trệ
Bình thường, mặt lưỡi có độ ẩm ướt vừa phải. Rêu ẩm ướt là sờ vào thấy có
dịch ướt, thậm chí thè lưỡi như muốn rỏ dãi. Rêu khô ráo là sờ vào không có dịch,
ráp tay, thậm chớ như có hạt cát, nền cứng có khi thô nứt. Rêu trơn là rêu nhỏ mịn,
chựi cạo không đi và có dịch phủ bên trên như dầu mỡ, nếu rêu khít chặt mà
dính, bẩn đục trơn nhờn gọi là rêu dính trơn. Rêu mủn nát là rêu lỏng thưa, to
mà dày như bã đậu phụ tích ở mặt lưỡi, lau chựi có thể hết.
Rêu lưỡi nhuận là tân dịch chưa bị hao tổn, rêu ướt là có thấp, rêu lưỡi khô
là tân dịch đã bị hao tổn, rêu khô ráo là có nhiệt.
Rêu trơn là do dương khí hư tổn không vận hoá được thuỷ thấp sinh ra đàm
ẩm, đàm ẩm theo kinh mạch đưa lên lưỡi nên rêu lưỡi trơn, lâm sàng thường giặp
dương hư đàm ẩm, thủy thấp ứ trệ.
Rêu lưỡi nhớt là dương khí hữu dư còn có thể hoá được trọc khí ở vị, phần
lớn dương nhiệt có thừa là bốc tà khí trong vị quản, cũng gặp trong người có u
hoặc thấp nhiệt trong miệng [22],[49], [65], [67].

của động mạch não giữa… cần khám kỹ tim mạch, xác định nguyên nhân
bệnh ở tim hay ở hệ thống động tĩnh mạch [7], [13], [19], [63].
1.3.2.2. Cận lâm sàng
+ Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Nhồi máu não biểu hiện bằng vùng giảm tỷ
trọng trên phim chụp CT.Scanner. Vùng giảm tỷ trọng xuất hiện khoảng 24 – 48
giờ sau khởi phát. Ổ nhồi máu càng lớn càng sớm thấy trên phim chụp

CT.Scanner. Trong những giờ đầu tiên vùng giảm tỷ trọng có ranh giới không rõ,
từ ngày thứ hai đến ngày thứ 5 ranh giới rõ hơn, có bờ viền trải dài tới vỏ não và
vào trong chất xám. Sang tuần thứ hai, bờ của tỷ trọng rõ hơn, có trường hợp trở
nên đồng tỷ trọng ở tuần thứ hai thứ ba. Sau một tháng diện giảm tỷ trọng thu nhỏ,
tỷ trọng giảm rõ hơn (tỷ trọng dịch), có thể hình thành nang. Sau nhiều tháng có
thể gặp hiện tượng giãn não thất cùng bên và các rãnh cuộn não lân cận do co kéo.
[14], [19], [21], [25], [32], [63].
+ Chụp cộng hưởng từ: Nhồi máu não, trên hình T2 biểu hiện là vùng tăng tín
hiệu, trên hình T1 là vùng giảm tín hiệu (tín hiệu gần tương tự tín hiệu của dịch
não tủy). Hình ảnh T2 của nhồi máu não có thể gặp từ 6 – 8 giờ sau nhồi máu. So
với chụp CLVT sọ não, chụp cộng hưởng từ (hình ảnh T2) có giá trị cao hơn trong
chẩn đoán nhồi máu não trong vòng 24 giờ đầu và những nhồi máu ở sâu, ở thân
não.
+ Chụp mạch máu não: Phưng pháp này phát hiện được hẹp, tắc,
phình tắc mạch, dị dạng mạch máu , đánh giá được mức độ hẹp. Hiện nay chụp
mạch máu được dùng chủ yếu cho việc chỉ định điều trị phẫu thuật hoặc can thiệp
nội mạch.
+ Một số phương pháp chẩn đoán khác: Siêu âm Doppler động mạch cảnh,
siêu âm Doppler xuyên sọ, điện não và lưu huyết não đồ, chụp cắt lớp vi tính phát
xạ photon đơn (SPECT), Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) [32].

- Trúng tạng: Triệu chứng giống như trúng kinh, kèm theo hôn mê [3], [4],
[59].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIấN CỨU
98 bệnh nhân được chẩn đoán là NMN đã điều trị qua giai đoạn cấp, không
phân biệt giới, tuổi vào điều trị tại Viện Y học cổ truyền quân đội (66 bệnh
nhân)và khoa A14 Viện Quân y 103 (32 bệnh nhân) thời gian từ tháng 10/ 2008

đến 5/2009.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
*Theo y học hiện đại
- Tiêu chẩn lâm sàng:
+ Bệnh khởi phát đột ngột, cấp tính hoặc từng nấc.
+ Có triệu chứng thần kinh khu trú kéo dài trên 24
giờ.
- Cận lâm sàng:
+ Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Nhồi máu não biểu
hiện bằng vùng giảm tỷ trọng trên phim chụp CT.
Scanner.
+ Chụp cộng hưởng từ: Nhồi máu não, trên hình T2
biểu hiện là vùng tăng tín hiệu, trên hình T1 là vùng giảm
tín hiệu.
- Bệnh nhân đã qua giai đoạn cấp (theo tiêu chẩn lâm sàng)
+ Không còn rối loạn ý thức.
+ Không còn hội chứng tăng áp lực trong sọ do phù não.
+ Tuần hoàn, hụ hấp ổn định.
+ Không còn biểu hiện tiến triển nặng lên của bệnh.
*Theo y học cổ truyền

- Nghiờn cứu 98 bệnh nhân NMN thấy đa số bệnh ở lứa tuổi trên 60, tuổi
trung bình của nhóm nghiên cứu là 63, 82 ± 10, 89 tuổi (thấp nhất là 39 tuổi và cao
nhất là 83 tuổi).

3.1.2. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới
Biểu đồ 3.1: Phân loại bệnh nhân theo giới
- Qua biểu đồ 3.1 thấy tỷ lệ bệnh nhân NMN là nam giới (68, 36%) nhiều
hơn so với nữ giới (31, 63 %).

- Tỷ lệ nam / nữ là 2 /1.
3.1.3. Phân bố theo yếu tố thuận lợi gây bệnh

Bảng 3.2: Phân bố theo yếu tố thuận lợi gây bệnh


Tiền sử
Số liệu
THA
Bệnh
tim
ĐTĐ
ĐTĐ
+ THA
Nghiện
rượu
Không có
tiền sử
Số lượng (n= 98) 52 7 5 8 4 22
Tỷ lệ (%) 53, 1 7, 1 5, 1 8, 2 4,1 22, 4


Chất lưỡi 0,
002
- 0, 51 0,
022
0, 47 0, 01 0, 48 0, 002 0, 51

* r: Hệ số Spearman
+ Biến đổi của pH niêm dịch mặt trên lưỡi có mối tương quan nghịch với biến đổi

của màu sắc chất lưỡi (r = - 0, 51 với P < 0,05) vàbiến đổi của rêu lưỡi ( r = - 0,
46 vớiP = 0,05)
+ Biến đổi của thời gian thấm ướt giấy quì có mối tương quan thuận với biến
đổimàu sắc chất lưỡi (r = 0, 47 với P < 0,05) và tương quan thuận với biến đổi của
rêu lưỡi (r = 0, 35 với P > 0,05).
+ Biến đổi của nhiệt độ trênlưỡi có mối tương quanthuận với biến đổi củamàu
sắc chất lưỡi (r = 0, 48 với P < 0,05), cũng có mối tương quan thuận với biến
đổirêu lưỡi (r = 0, 47 với P < 0,05).
+ Biến đổi của nhiệt độ dưới lưỡi có mối tương quan thuận với sự biến đổi của
chất lưỡi (r = 0, 51 với P < 0,05), cũng có mối tương quan thuận với biến đổi rêu
lưỡi (r = 0, 45 với P < 0,05).
3.3.8. Mầu sắc chất lưỡi với HC và HST của máu
Bảng 3. 16: Mầu sắc chất lưỡi với HC và HST của máu
Chỉ tiêu
Chất lưỡi
Số lượng
(n)
HC
( ± SD)
HST
( ± SD)
Nhợt 36 4, 52± 0, 65 129, ± 19, 25
Đỏ 24 4, 40 ± 0, 44 125, 75 ± 11, 78
Đỏ thẫm 33 4, 32 ± 0, 61 124, 15 ± 15, 81
Xanh tớm 2 4, 46 ± 0, 44 119, 00 ± 2, 82
Tổng số 95 4, 42 ± 0, 59 126, 21 ± 16, 19


Phong hỏa thượng nhiễu 14 14, 3
Đàm nhiệt phủ thực 8 8, 2

Phong đàm ứ trở 19 19, 4
Đàm thấp che lấp thần chí 2 2, 0
Khí hư huyết ứ 24 24, 5
Âm hư phong động 29 29, 6

Trên 98 bệnh nhân nghiên cứu thấy thể bệnh Âm hư phong động chiếm tỷ lệ
cao (29, 6 %), Khí hư huyết ứ (24, 5 %), Phong đàm ứ trở (19, 4 %), Phong hỏa
thượng nhiễu(14, 3 %), Đàm nhiệt phủ thực(8, 2 %), phong đàm ứ trở (2,0%).
3.6.2. Các chỉ số sinh học ở lưỡi của các thể bệnh theo YHCT
Bảng 3. 21: Các chỉ số sinh học ở lưỡi của các thể bệnh theo YHCT


Thể bệnh theo
YHCT
Chỉ số sinh học ở lưỡi của mẫu nghiên cứu
pH
( ± SD)
Thời gian
thấm ướt
giấy quỳ
( ± SD)
Nhiệt độ
trên
lưỡi(t
0
c)
( ± SD)
Nhiệt độ dưới
lưỡi(t
0

c)
( ± SD)
Phong đàm hỏa
khang thịnh
6, 00
± 0, 00
19, 00
±5, 65
36, 45
± 0, 07
36, 60
± 0, 00
Phong hỏa thượng
nhiễu
5, 78
± 0, 97
25, 20
±0, 13
36, 34
± 0, 33
36, 67
± 0, 32
Đàm nhiệt phủ 6, 12 39, 75 36, 22 36, 71


4.5. BIẾN ĐỔI CỦA THỜI GIAN THẤM ƯỚT GIẤY QUè CỦA NIấM DỊCH
MẶT TRấN LƯỠI.
Thời gian thấm ướt giấy quì của niêm dịch mặt trên lưỡi là chỉ tiêu đánh giá
về sự ẩm ướt, nhớt dính của niêm mạc mặt trên lưỡi, cũng đánh giá về sự đặc
loóng, nhiều nước hay ít nước trong niêm dịch, phần nào giúp thêm cho các chỉ

tiêu pH và nhiệt độ được chính xác. Qua nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy ở các
trạng thái rêu lưỡi trắng thời gian thấm ướt (rêu trắng mỏng thời gian thấm ướt:24,
43± 7,89; rêu trắng dày thời gian thấm ướt:25, 00± 21, 63) ngắn hơn ở các trạng
thái rêu lưỡi vàng (rêu vàng mỏng thời gian thấm ướt:28, 43± 19,46; rêu vàng dày
thời gian thấm ướt: 28, 42± 22, 52), kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên
cứu của Ngô Quyết Chiến trên người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên cũng có
trường hợp rêu lưỡi trắng dày nhớt mà thời gian thấm ướt dài, đó là do chất lượng
và tính chất niêm dịch nhiều nhày, ít nước. Xét về thời gian thấm ướt với nhiệt độ
lưỡi thấy có sự tỷ lệ thuận, thời gian thấm ướt dài thì nhiệt độ tăng (rêu lưỡi vàng
dày, thời gian thấm ướt= 28, 42± 22, 52 nhiệt độ trên lưỡi= 36, 30± 0, 44), ngược
lại thời gian thấm ướt ngắn thì nhiệt độ lưỡi giảm (rêu lưỡi trắng dày, thời gian
thấm ướt= 25, 00± 21, 63 nhiệt độ trên lưỡi= 36, 12± 0, 35). Biến đổi của thời gian
thấm ướt giấy quì có mối tương quan thuận với biến đổi màu sắc chất lưỡi (r = 0,
47với P < 0,05) và tương quan thuận với biến đổi của rêu lưỡi (r = 0, 35 với P
>0,05).Giới hạn của thời gian thấm ướt ngắn dài đánh giá được sự ẩm, ướt, nhờn,
dính của niêm dịch mặt trên lưỡi, như vậy là lưỡi có rêu vàng thời gian thấm ướt
dài, trạng thái cơ thể thiên nhiệt.
4.6. LIấN QUAN HC VÀ HST VỚI MÀU SẮC CHẤT LƯỠI
Qua nghiên cứu 98 bệnh nhân ĐQNMN sau giai đoạn cấp chúng
tôi thấymối tương quan giữa màu sắc chất lưỡi với HC của máu (r = 0, 120 với P >
0,05), là mối tương quan thuận nhưng chưa rõ rệt. Và mối tương quan giữa


6.
12 Nguyễn Văn Đăng (2008), “Đại cương về tai biến mạch máu não
những kiến thức cơ bản trong thực hành”, Tai biến mạch máu não
hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, NXB Y học, Hà Nội, tr.19-28.
13 Nguyễn Văn Đăng (2006),Tai biến mạch máu não, NXB Y họcHà
Nội, tr. 9 - 23; 19-36.
14 Nguyễn Văn Đăng (1997),Tai biến mạch máu não, NXB Y họcHà

Nội, tr.102-113.
15 Vũ Văn Đính (1989), ‘‘Cơn tăng huyết áp”, Hồi sức cấp cứu tập III,
Trung tõmNC chất lượng đào tạo cán bộ y tế, tr. 61 - 71
16 Nguyễn Phương Đông (2006). Nghiên cứu tác dụng lâm sàng của
thuốc “Trỳng phong ẩm” trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai
đoạn cấp. Luận văn thạc sỹ Y học, HVQY
17 Thuỳ Dung (2008). ‘‘Tai biến mạch máu não không còn là nỗi
lo”.Tạp chí Sức khoẻ người cao tuổi, chuyên đề Đông Y số 13tr.32.
18 Phạm Tử Dương (1999), Bệnh tăng huyết áp, NXB Y họcHà Nội,
tr.77- 89.
19 Phạm Tử Dương (2002),Tai biến mạch máu não, Bài giảng sau đại
học, Cục QY chuyên nghành tim thận khớp, Hà Nội, tr. 229-239.
20 Lê Đức Hinh, Đàm Duy Thiên (2008),Một số thang điểm lượng giá
chức năng thần kinh. Tai biến mạch máu não hướng dẫn chẩn đoán
và xử trí, NXB Y học, Hà Nội, tr. 662-669.
21 Phạm Gia Khải (2008),Tai biến mạch máu não và bệnh tim
mạch.Tai biến mạch máu não hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, NXB Y
học, Hà Nội, tr. 294-318.
22 Phạm Vũ Khánh (2006). Thiệt chẩn.NXB Y học, Hà Nội. Tr. 9-54.
23 Hoàng Khánh (2008),Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu



não, Tai biến mạch máu não hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, NXB Y
học, Hà Nội, tr. 84- 95.
24 Bành Văn Khừu, Đặng Quốc Khánh (2002).Những học thuyết cơ
bản của Y học cổ truyền, NXB Hà Nội.
25 Hoàng Đức Kiệt (2008),Chẩn đoán hình ảnh tai biến mạch máu
não, Tai biến mạch máu não hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, NXB Y
học, Hà Nội, tr. 140-157.

26 Trần Văn Kỳ (2000),Thiệt chẩn, Tạp chí Y học cổ truyền Việt Nam,
Hội y học cổ truyền Việt Nam, Số 313, tr.6- 10.
27 Tô Hoàng Linh (2006). Nghiên cứu tác dụng lâm sàng của thuốc
Phục não trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Luận văn
thạc sỹ Y học HVQY
28 Trịnh Văn Minh (2004), Giải phẫu người, Tập I, NXB Y học Hà
Nội , tr. 552 - 558.
29 Nguyễn Quang Quyền (1997), Giải phẫu học, Tập I,NXB Y học-
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr.355- 360.
30 Lê Văn Sơn (2002), ‘‘Tiêu húa ở miệng’’, Sinh lý tiêu húa, Sinh lý
học tập I, HVQY Bộ môn sinh lý học, NXB QĐND, tr. 204 - 208
31 Trương Mậu Sơn (2006), Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng
vận động do nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng thuốc LIGUSTAN
kết hợp với điện châm, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp
II, Trường Đại học Y Hà Nội.

32 Nguyễn Xuân Thản (2004), Bệnh mạch máu não và tỷ sống, NXB y
học, Hà Nội, tr. 83-115.
33 Lê Văn Thành (2008),Cơ sở giải phẫu chức năng sinh lý tuần hoàn



não. Tai biến mạch máu não hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, NXB Y
học, Hà Nội, tr.29-47.
34 Lê Văn Thính (2008),Nhồi máu não. Tai biến mạch máu não hướng
dẫn chẩn đoán và xử trí, NXB Y học, Hà Nội tr 217-224.
35 Nguyễn Văn Thông (2005). Các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch
máu não, Đột quỵ não cấp cứu điều trị dự phòng. NXB Y học, Hà
Nội,tr. 27-29.
36 Nguyễn Văn Thông (2005). Đột quỵ não, Đột quỵ não cấp cứu điều

trị dự phòng. NXB Y học, Hà Nội,tr. 7-25.
37 Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Hoàng Ngọc (1998), Bước đầu nhận xét
kết quả điều trị nội khoa 105 bệnh nhân đột quỵ máu não tại khoa thần
kinhBVTƯQĐ - 108 từ 1995-1997, Y học thực hành số 1, tr. 19-24.
38 Vũ Thu Thuỷ (2005). Nghiên cứu tác dụng điều trị của hoa đà tái
tạo hoàn đối với nhồi máu bán cầu đại não sau giai đoạn cấp. Luận
văn thạc sĩ Y học Đại học y Hà Nội.
39 Trần Thỳy, Vũ Nam (2002), Sổ tay y học cổ truyền, NXB y học Hà
Nội, tr. 31-33.
40 Trần Thỳy, Vũ Nam, Nguyễn Văn Toại (2002), Lý luận y học cổ
truyền, NXB y học Hà Nội, tr. 81-83.
41 Trần Thỳy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (2002), Bài giảng
y học cổ truyền, tập III, NXB Y học - Hà Nội, tr.151- 153.
42 Trần Thỳy, Vũ Nam (2001), Kim quỹ yếu lược, NXB Y học Hà
Nội,tr. 68-82.
43 Tuệ Tĩnh (1993), Nam dược thần hiệu, NXB Y học - Hà Nội, tr. 93 - 97.
44 Nguyễn Thanh Toàn (2006), “Nghiờn cứu thiệt chẩn trên bệnh nhân



viêm dạ dày mạn”,Luận văn thạc sĩ khoa học y dược - Viện Y học cổ
truyền quân đội.
45 Lê Hữu Trác (1974),Đạo lưu dư luận, NXB Y học Hà Nội
46 Lê Hữu Trác (1997),Hải thượng y tông tâm lĩnh- Quyển III, NXB Y
học, Hà Nội, tr. 105.
47 Lê Thế Trung, Chu Quốc Trường (1989), Chẩn đoán bệnh bằng
cách khám lưỡi(Thiệt chẩn), Tạp chí y học thực hành số 6, tr. 21-25.
48 Bùi Xuân Tuyết (2007). Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Tuần
hoàn não trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp tính. Luận
án tiến sỹ Y học HVQY . tr57-88;116.

49 Viện Y học Cổ truyền Việt Nam(2000). Xem lưỡi đẻ chẩn đoán
bệnh chứng.Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
50 Nguyễn Văn Vụ (2006).Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não
sau giai đoạn cấp của bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn và tú vật đào
hồng. Luận án tiến sỹ y học HVQY.
51 Nguyễn Văn Vụ, Tô Hoàng Linh (2008), Nghiên cứu tác dụng điều
trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp của thuốc Phục não, Tạp chí Y
học Quân sự, Số chuyên đề 2, tr. 16.


TIẾNG ANH

52 Antman et al (2007), “Hypertension 6”, Cardiovascular Therapeutics, pp.
567- 677.
53 Beltran A., Mc Veigh G., Morgan D., et al (2001), “Arterial
compliance abnormalitise in isolated systolic hypertension”, Am J



Hypertens 14, pp. 1007- 1011.
54 Kearney PM., Whelton M., Reynolds K. et al (2005), “Global burden
of hypertension: analysis of worldwide data”, Lancet (365), pp. 217-
223.
55 Stokes J 3rd, Kennel WB., Wolf PA., et al (1989) “Blood pressure as
a risk factor for cardiovascular diease. The Framingham study: 30
Years of follow - up”, Hypertension 13 (5 Suppl), pp. 83-113.
56 Whelton PK (2004), “Epidemiology and the Prevention of
Hypertension”, J Clin Hypertens 6, pp. 42- 636.

TIẾNG TRUNG

57
王自强、孙桐(1998),内径选读及研究,南京中医药大学。第1-21页。
58
住文锋-主编(2002) 中医诊断学-上海科学技术出版社,35-42 页。
59
郑筱萸-主编(2002)中药新药临床研究指导原则,中国医药科技出版社 -101
页。
60
曹炳章- 原著(2006)辨舌指南,天津科学技术出版社 - 11,32-50;21-24
页。
61
李乃民等等主 编(2006)。舌诊学, 学菀出版社,10-36 页
62
杨扶 国等等主 编,(2001)中医藏象与临床 ,中国古籍出版社,33-34,49-
50,195-198 页。
63
李浩 主编(2001)脑血管病中西医汇通,辽宁科学出版社,1 页。
64
李灿东 (2002) 年第 17 卷增刊- 中国医药学报,舌诊在中风辩证施治中的意
义,383 - 385 页。
65
六庆,岳小强,凌昌全。中西医结合学报 (2003) 年 5 月第 1 卷第 1 期- 舌诊现
代化研究的回顾与展望。66 - 68 页。
66
许海燕 (1997) 年 2 月第 16 卷第 1 期- 血证及舌诊临床意义的初探,中医函授
通讯,34 页。
67
陈一 鸣, 杨志忠, 编著(1997 )中医舌诊入门 ,汕头大学出版社,1-26 页。
68
刘启友( 1989),中医入门,江西科学技术出版社,70-77 页。

69
刘亦选,陈镜合.(1998),“高血压病”中医内科学,北京-人民卫生出版社, 第 121 -



127 页。
70
宋天 主 编(2004),金匮要略,中国中医药出版社, 80-84 页。
71
宋天彬主编(2000)中医舌台图谱,人民卫生出版社, 第 9-11 页。

MỤC LỤC

No table of contents entries found.


DANH MỤC BẢNG

No table of contents entries found.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân loại bệnh nhân theo giới 43

×