Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

rèn kĩ năng đọc và cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.58 KB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ÂN THI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC - CẢM THỤ THƠ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Người thực hiện : Vũ Anh Dũng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị : Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

Năm học : 2007 - 2008

1
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
STT Tên tác giả Tên tác phẩm Nhà xuất
bản
Năm
xuất bản
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Lê A, Nguyễn Trí
Hoàng Hoà Bình
Nguyễn Huy Bình
Trần Mạnh Hưởng
Lê Hữu Tỉnh


M - Gorki
Lê Phương Nga
Ra zum nui
Phương pháp dạy học
tiếng Việt.
Dạy văn cho học sinh
tiểu học.
Dạy văn dạy cái hay,
cái đẹp
Giải đáp 88 câu hỏi về
giảng dạy Tiếng Việt ở
Tiểu học
Bàn về văn học
Dạy tập đọc ở Tiểu học
Bàn về thị hiếu nghệ
thuật
Sách Tiếng Việt TH
chương trình mới
( Từ lớp 2 đến lớp 5 )
Chương trình Tiếng
Việt Tiểu học
Giáo dục
Giáo dục
Giáo dục
Giáo dục
Văn học
Giáo dục
VH - NT
Giáo dục
Giáo dục

1994
1997
1993
2000
1970
2001
1962
2002
MỤC LỤC
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II . Mục đích nghiên cức của đề tài
III. Phạm vi nghiên cứu.
IV - Phương pháp nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
II. Thực trạng của việc rèn kĩ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh ở
Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám:
III. Những vấn đè cần giải quyết:
IV. Những kinh nghiệm và biện pháp thực hiện:
1 - Những kinh nghiệm và biện pháp rèn kỹ năng đọc - cho học sinh
Tiểu học.
a. Dạy học sinh đọc rõ tiếng, rõ lời và đúng chính âm
b. Dạy học sinh ngắt giọng đúng chỗ
c. Dạy học sinh có ngữ điệu đọc phù hợp
d. Dạy học sinh biểu lộ nét mặt cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt trong khi
đọc:
e. Hướng dẫn học sinh đọc đúng tốc độ và âm lượng
2 - Những biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh

Tiểu học.
a- Giáo viên phải khéo léo gợi mở, dẫn dắt, để phát huy tính sáng tạo về
tư duy văn học trong mỗi học sinh.
b- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những yếu tố hàm ẩn, biểu
trưng, đa nghĩa trong thơ ca
c- Hướng đẫn học sinh làm các dạng bài tập cảm thụ thơ
V.Kết quả.
VI. Những điều còn bỏ ngỏ.
VII Bài học kinh nghiệm.
VIII Điều kiện áp dụng - Phạm vi áp dụng.
C.KẾT LUẬN
I. Thành công của đề tài:
II. Những phương pháp tiếp tục hoàn thiện:
III. Ý kiến đề xuất và kiến nghị:
D. LỜI KẾT
3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là
đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, năng động sáng tạo ,có năng
lực giải quyết mọi vấn đề. Hơn nữa bậc Tiểu học là bậc, học nền tảng, giáo
dục Tiểu học nhăm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Trong đó môn tiếng Việt hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
Cụ thể là hình thành cho các em 4 kĩ năng : nghe , nói , đọc, viết. Bởi vậy Tập
đọc cũng là một phân mônocs vị trí đăc biệt trong chương trình vì nó đảm
nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc- một kĩ năng
quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. Tuy nhiên khi dạy tập đọc ,
một yêu cầu cao hơn cả đặt ra cho mỗi giáo viên đó là rèn luyện kĩ năng đọc -

cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học như thế nào?
Cảm thụ văn học là qúa trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong
thế giới ngôn từ. Nói cách khác cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu
và cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn
ngữ nghệ thuật của văn chương. Đây là một quá trình hoạt động nhận thức
thẩm mĩ. Rất đặc biệt, trong đó thơ chiếm một vai trò quan trọng.
Thơ có khả năng diễn dạt những cảm xúc tinh vi, có sức thâm nhập, tác
động đến tình sâu thẳm nhất của con người và có sức lôi cuốn mãnh liệt. Tiết
tấu của bài thơ, âm vang của bài thơ là những tín hiệu nhằm diễn đạt nội dung
bài thơ mà ta chỉ cảm nhận được thông qua đọc thành tiếng. Vì vậy đọc diễn
cảm là một biện pháp rất quan trọng trong việc cảm thụ thơ bằng cách đọc của
mình các em có thể cảm nhận được khúc hát du của mẹ có vị ngọt ngào của
4
mùa thu, ngọn gió mang hương sen dịu dàng, những ngọn gió ấy cũng đến từ
tay mẹ. “ Mẹ “ ( - Trần Quốc Minh )
Chính nhờ cách đọc của các em có thể hiểu được tâm tình của tác giả,
hoà trộn cảm xúc với tâm hồn nhà thơ. Vậy mà ở Trường Tiểu học hiện nay,
vấn đề dạy “ Đọc diễn cảm - cảm thụ thơ “ Cho học sinh của giáo viên còn
nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên còn rất lúng túng trong việc dạy cho các em
đọc theo như thế nào ? Làm thế nào để sửa sai cho học sinh khi các em đọc sai
? Làm thế nào để các em đọc hay hơn, diễn cảm hơn ? Làm thế nào để cho
nhũng gì các em đọc được từ thơ tác động vào chính vào cuộc sống của các
em ? Đó là những trăn trở của riêng tôi và của rất nhiều giáo viên nói chung.
Xuất phát từ những băn khoăn trăn trở trên, tôi đã tìm tòi nghiên cứu
thực hiện và đề xuất một số biện pháp “ Rèn kĩ năng dọc và cảm thụ thơ cho
học sinh Tiểu học “
II . Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những biện pháp hữu hiệu
nhất để rèn kĩ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học. Làm thế nào để
trước một tác phẩm thơ ca, các em không chỉ biết đọc đúng chữ mà còn biết

đọc hay.
III. Phạm vi nghiên cứu.
Bằng trình độ hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế của mình, với thời
gian và phạm vi đề tài không cho phép nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu các
biện pháp rèn kĩ năng đọc - cảm thụ các bài thơ trong chương trình tiếng Việt
Tiểu học sau năm 2000, tiến hành dạy thực nghiệm, tìm hiểu qua các em học
sinh Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám
IV - Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra
5
Phương pháp quan sát
Phương pháp thống kê
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
Cảm thụ văn học không phải là hoạt động ghi nhận bằng ống kính mà
1à một quá trình hoạt động nhiêu năng lực nhận thức. Cảm thụ văn học là
một quá trình tâm kí phức tạp và đầy sáng tạo của người đọc. Bất kì tác phẩm
nghệ thuật nào, bao giờ cũng dựa vào trí tưởng tượng sáng tạo của con người.
Nhà nghệ thuật cung cấp cho các em cái chủ yếu nhất, cái căn bản nhất. Muốn
có hình tương hoàn chỉnh, trọn vẹn thì học sinh cần phải biết kết hợp caí do
nhà nghệ thuật xây dựng nên với cái do trí tưởng tuợng các em sẽ vẽ nốt sẽ
bổ sung thêm .
Chính vì vậy trong tàc phẩm thơ ca tác giả không thể nói hết mọi điều
mà luôn luôn phải dành phần cho người đọc ‘’cùng sáng tạo’’. Nhờ sự cùng
sáng tạo, sự hoà hợp kinh nghiệm này của tác giả với ‘’người đọc’’ mà đã nảy
ra điều kì diệu trong cảm thụ văn học. Tác phẩm văn học xa lạ bỗng trở lại
gần gũi, thân quen , nội dung bên ngoài đươc chuyển hoá thành nội dung bên

trong của bản thân người đọc Nhờ đó tác phẩm thơ ca cũng có tác động sâu
sắc, để lại dấu ấn bền chặt trong tâm hồn “người đọc”.Đây là điều kiện của tác
phẩm thơ ca dễ thấm vào chiều sâu tâm hồn con người mà các biện pháp, hình
thái giáo dục khác không thực hiện được. Có thể nói việc dạy học sinh Tiểu
học biết sáng tạo trong khi đọc thơ, khi cảm thụ thơ là một vấn đề hết sức
quan trọng .
6
Có thể khẳng định rằng ‘’Thơ’’ là sự hiện thân cho những gì thầm kín
nhất cuả con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người những hình ảnh
tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên, là sợi dây tình cảm
thương mến ràng buộc mọi người . Thơ ca đi bằng con đường ngắn nhất đến
với trái tim và cũng để lại đây những dấu vết khó thể phai nhạt đựơc.
Măt khác trong thơ ca, tiết tấu của bài thơ, âm vang của bài thơ là
những tín hiệu nhằm diễn đạt thơ mà học sinh Tiểu học chỉ cảm nhận đươc
khi các em biết đoc diễn cảm. Muốn đọc diễn cảm, các em phải biết ngắt,
nghỉ, lên giọng đúng chỗ, có ngữ điệu đọc phù hợp với từng lời thơ. Khi đọc
các em phải biết điều chỉnh tốc độ và âm lượng cho phù hợp.
Thơ có đặc trưng riêng đó là : dòng thơ, nhịp thơ , vần thơ và thể thơ .
Thơ ca trong chương trình tiếng Việt Tiểu học có rất nhiều thể khác nhau :
thể 4 âm tiết, thể 5 âm tiết, thể 6 âm tiết, thể 7 âm tiết ( thơ thất ngôn ), thể 8
âm tiết và thơ tự do. Vì vậy khi dạy học sinh Tiểu học giáo viên cần lưu ý khai
thác những đặc trưng riêng của thơ để dạy cho học sinh đạt những kết quả cao
nhất .
II. Thực trạng của việc rèn kĩ năng đọc -cảm thụ thơ
cho học sinh ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.
1. Đăc điểm chung
Năm học 2006-2007 Trường Tiểu học Hoàng Hoa thám có tổng số 22 cán bộ
giáo viên . Trong đó 100% giáo viên có trình độ THSP, Cao đẳng và Đại học ,
không có giáo viên nào có trình độ dưới chuẩn. Nhìn chung học sinh nơi đây
chăm ngoan, học giỏi. Chất lượng giáo dục toàn trường có những chuyển biến

rõ rệt, năm sau luôn cao hơn năm trước .
2. Thực trạng của việc ‘’Rèn kĩ năng đọc- cảm thụ thơ ‘’ cho học
sinh của giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.
7
Nhìn chung hầu hết giáo viên đều rất coi trọng phân môn Tập đọc .
Họ đều xác định đựơc nhiệm vụ trọng tâm của dạy Tập đọc là rèn luyện cho
học sinh 4 kĩ năng : nghe, nói , đọc, viết. Họ luôn xác định việc dạy Tập đọc
cho học sinh có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức các môn học khác
cuả các em. Mỗi giáo viên đều chú trọng tới việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh
nhưng chủ yếu ở mức độ : Đọc thầm, đọc nhẩm, đọc nhỏ , đọc to. Nhiều giáo
viên đã rất chú ý dạy học sinh về ngữ điệu đọc khi đọc những tác phẩm thơ
ca Chẳng hạn chú ý tới trường độ, cao độ , cường độ, cách ngát, ngừng, nghỉ,
cách lên giọng xuống giọng khi đọc thơ. Giáo viên thường hướng dẫn cụ thể
cách đọc các câu thơ, khổ thơ khó đọc cho học sinh. Trong các giờ tập đọc có
bài đọc là tác phẩm thơ ca, phần lớn các giáo viên hướng dẫn, các em đọc
đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm là chủ yếu. Tuy nhiên việc dạy đọc diễn cảm
cho học sinh vẫn chưa tốt, khả năng đọc diễm cảm của học sinh còn yếu. Do
đó các em chưa thể tiến tới “ Đọc nghệ thuật “ được nên năng lực cảm thụ thơ
ca của các em còn hạn chế.
Mặt khác đọc hiểu tác phẩm thơ ca là chuyển hoá từ văn bản của tác
giả sang sự tiếp nhận của học sinh, biến thành tác phẩm của mỗi học sinh bởi
“ Mỗi quyển sách đều có phận riêng của mình trong đầu bạn đọc của nó ”
Tuy vậy việc hướng dẫn học sinh đọc bài thơ, tri giác toàn bộ bài thơ, cụ thể
hoá, khái quát hoá nghệ thuật để hiểu giá trị đích thực của tác phẩm của giáo
viên nơi đây vẫn còn nhiều bất cập. Giáo viên chưa biết khai thác những cảm
xúc, cảm nhận, suy nghĩ tuy còn non nớt thơ ngây nhưng rất riêng của học
sinh, đôi khi còn gò ép các em hiểu theo cách duy nhất.
Thực tế cho thấy học sinh Tiểu học nói chung và học sinh nơi đay nói
riêng đang rất ngây thơ ngộ nghĩnh nên việc tiếp nhận văn học ở trẻ rất giàu
tính sáng tạo, nhiều ý tưởng khác nhau. Thông qua những bài tập đọc là tác

phẩm thơ ca chúng tôi thấy có những em trả lời rất thông minh. Tuy nhiên học
8
sinh nơi đây còn rất lúng túng khi trả lời câu hỏi tìm hiểu về tác phẩm thơ ca.
Điều đó không có nghĩa là các em hoàn toàn không hiểu bài mà còn do các em
chưa biết cách diễn đạt ra sao. Một lí do nữa là vốn từ ngữ, vốn sống của các
em còn ít, các em chỉ dễ ràng hiểu những gì thật từơng minh rạch ròi. Các em
chưa đọc được những gì ẩn chứa dưới từ ngữ, chưa đọc được những khoảng
trống trong tác phẩm. Vì vậy trong dạy học giáo viên phải biết định hướng,
gợi mở, điều chỉnh những nhận thức tản mạn không có cơ sở của học sinh.
Không thể dạy học sinh đọc - cảm thụ bài thơ theo cách dạy cho người lớn mà
phải có phương pháp riêng. Chỉ bằng cách riêng này, giáo viên mới có thể đi
từ cái học sinh có đến cái giáo viên muốn được.
Như chúng ta đã biết trong mỗi tác phẩm thơ ca đều ẩn chứa rất nhiều
tín hiệu nghệ thuật nhằm khắc hoạ lên nội dung mà tác giả diễn tả. Song việc
giúp học sinh phát hiện ra các tín hiệu nghệ thuật này và hiểu về chúng như
thế nào, có những giáo viên chưa làm tốt điều đó. Vì vậy học sinh chưa thể
hiểu hết giá trị nghệ thuật trong tác phẩm thơ ca và đương nhiên các em không
thể cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của bài thơ.
* Kết quả khảo sát.
Dựa vào mục đích, nội dung nghiên cứu, với phạm vi đề tài không cho
phép tôi chỉ khảo sát về kỹ năng đọc - cảm thụ thơ đối với học sinh lớp 5C
Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám
Kết quả khảo sát được thống kê qua bảng sau:
STT
Đối tượng khảo sát
Kĩ năng
cần khảo sát
Tổng số HS lớp 5C = 100%
HS đạt điểm trên
TB

HS đạt điểm dưới TB
1 Đọc thành tiếng 100%
2 Đọc đúng 90% 10%
3 Đọc diễn cảm 50% 50%
9
4 Cảm thụ thơ 45% 55%
* Nhận xét:
Qua bảng thống kê kết quả khảo sát trên tôi thấy kỹ năng đọc diễn cảm
và năng lực cảm thụ thơ của học sinh Tiểu học nơi đây còn hạn chế.
III. Những vấn đè cần giải quyết:
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi thấy mình cần dựa trên
thực trạng của học sinh vưa tìm hiểu, dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, đề ra
những biện pháp phù hợp để nâng cao kỹ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh
Tiểu học.
IV. Những kinh nghiệm và biện pháp rèn kỹ năng
đọc - cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học.
1 - Những biện pháp rèn kỹ năng đọc
Một trong những biện pháp để bồi dưỡng năng lực cảm thụ là đọc diễn
cảm có sáng tạo. Nó giúp học sinh nâng cao nhận thức thẩm mỹ và kích thích
các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc diễn cảm là sự kết
hợp giữa ngữ điệu đọc và các yếu tố như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt
nhằm diễn tả nội dung và gây cảm xúc cho học sinh.
Để rèn kĩ năng đọc cho học sinh, giáo viên cần lưu ý rèn thói quen đọc
đúng, đọc diễn cảm cho học sinh thông qua những biện pháp sau: Rèn cho học
sinh.
+ Đọc rõ tiếng, rõ lời, đọc đúng chính âm.
+ Ngắt giọng đúng chỗ
+ Có ngữ điệu đọc phù hợp
+ Thể hiện tốt các yếu tố, nét mặt cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt trong khi
đọc.

10
+ Đọc đúng tốc độ và âm lượng đọc.
Tất cả các kĩ năng trên đều liên quan mật thiết với nhau, không nên xem
nhẹ kĩ năng nào. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh kết hợp nhuần nhuyễn
các thao tác.
a. “ Dạy học sinh đọc rõ tiếng, rõ lời và đúng chính âm ”:
- Khi đọc giáo viên phải yêu cầu học sinh phát âm rõ, phát âm theo
đúng hệ thống chuẩn của tiếng Việt, đọc rõ ràng, lưu loát đủ nghe.
Mặt khác; nội dung luyện đọc chuẩn chính âm ở mỗi vùng một khác
nhau. Nếu giáo viên ở vùng Bắc Bộ giáo viên cứ luyyện cho các em đọc đúng
các tiếng có âm đầu là: v, d, có thanh hỏi, thanh ngã thì hiệu quả của việc
rèn đọc ấy rất thấp. Theo tôi nghĩ, giáo viên phải biết lựa chọn những nội dung
cần thiết nhất cần luyện phát âm đúng cho học sinh ở vùng miền mình thì hiệu
quả của việc rèn đọc đúng mới cao;
Ví dụ: học sinh ở Hưng Yên, giáo viên nên chọn các tiếng có âm đầu là
“l”, “n” để luyện phát âm cho học sinh nhiều hơn .
b. Dạy học sinh ngắt giọng đúng chỗ:
Trong thơ ca việc ngắt giọng khi đọc không chỉ phụ thuộc bởi dấu câu
(ngắt giọng lô gíc ) mà còn căn cứ vào tình tiết nhịp điệu của thơ (ngắt giọng
thi ca). Ngắt giọng để nhấn mạnh cho tính hoàn chỉnh nhịp điệu của mỗi dòng
thơ. Vì vậy ta phải ngắt giọng phù hợp để thể hiện cảm xúc và hình tượng bài
thơ. Nếu áp dụng tốt biện pháp này thì khi dạy học sinh đọc đoạn thơ sau giáo
viên phải hướng dẫn các em ngắt giọng lâu hơn ở những dòng cuối sẽ thể hiện
cảm xúc nghẹn ngào của tác giả khi chứng kiến Lượm ngã xuống:
Bỗng lòe chớp đỏ / Cháu nằm trên lúa /
Thôi rồi, Lượm ơi // Tay nắm chặt bông //
Chú đồng chí nhỏ / Lúa thơm mùi sữa /
Một dòng máu tươi // Hồn bay giữa đồng //
11
(Lượm - Tố Hữu )

Ví dụ: Bài “Cảnh khuya”
Câu thơ “Tiếng suối / trong như tiếng hát xa ”
Ta không ngát nhịp 3/4 mà cần ngắt nhịp 2/5 để thể hiện đúng vị ngữ
của câu “trong như tiếng hát xa” đặc tả sự trong trẻo của âm thanh chứ không
phải mô tả tiếng của một dòng nước suối trong.
* Nếu giáo viên cứ dạy đọc thơ theo lối truyền thống, bằng cảm giác
thì khi đọc thơ học sinh dễ mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà
chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Dường như tự nhiên, nếu không được lưu ý
về nghĩa, học sinh sẽ ngắt nhịp tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng
câu thơ.
Ví dụ: Với thơ 4 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/2, thơ 5 tiếng các em sẽ
ngắt nhịp 2/3 hoặc 3 / 2, với thơ 7 tiếng, các em sẽ ngắt nhịp 3 / 4 , 4 / 3 hoặc
2/ 2/3 , thơ lục bát sẽ được ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2. Vì vậy, các em đã ngắt
nhịp sai như sau:
Ca lô đội lệch
Mồm huýt / sáo vang.
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
“ Lượm “
Yêu thương / em ngắm mãi.
Những điểm mười cô cho.
“ Cô giáo lớp em ”
Những trường hợp trên bị xem là ngắt giọng sai vì đã tách một từ ra làm
hai, tách từ chỉ loại với danh từ, tách danh từ ra khỏi định ngữ đi kèm, ngắt
giọng sau một hư từ. Trong khi đó , về ý nghĩa, những yếu tố trên gắn chặt với
nhau, cả tổ hợp mới tạo thành một ngữ đoạn mang một trọng âm.
12
Như vậy, tất cả những ví dụ trên về lỗi nêu ra đều là những chỗ cần
luyện ngắt giọng trước khi dạy một bài cụ thể, giáo viên cần dự tính những
chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.

Ta thấy rằng dạy học sinh ngắt giọng đúng chỗ là rất cần thiết, ngắt giọng là
phương tiện truyền cảm rất có hiệu lực.
Nếu ngắt giọng tuỳ tiện không theo lô gíc, không căn cứ vào tiết tấu, nhịp điệu
của thơ ca thì nhịp điệu bài thơ bị phá vỡ, không thể hiện được đầy đủ nội
dung hoặc nội dung bài thơ có thể đi theo nghĩa khác.
c. Dạy học sinh có ngữ điệu đọc phù hợp:
Ngữ điệu đọc là dấu hiệu biến đổi về ngữ âm như tiết tấu giọng đọc, nhịp điệu
đọc ( dồn dập hay chậm rãi), cường độ đọc ( to hay nhỏ ) nhấn mạnh hay lướt
qua. Người ta thường chia ngữ điệu câu thành ngữ điệu xuống, ngữ điệu lên,
ngữ điệu mạnh , ngữ điệu yếu.
VD: Ta đọc với ngữ điệu yếu ở “ Chuyện ngày xưa ” Trong:
Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
( Tre Việt Nam )
Ta đọc ngữ điệu xuống trong các câu.
Ai đã lên rừng cọ.
Giữa một buổi trưa hè ?
( Mặt trời xanh của tôi )
Hoặc khi đọc bài “ Cái trống trường em ” ở khổ thơ cuối giọng đọc
mang sắc thái vui tươi, rộn ràng, ngữ điệu lên cao thể hiện niềm vui của trống
khi gặp lại người thân sau bao ngày xa cách:
“ Kìa trống đang gọi ”
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới.
13
Giọng vang tưng bừng
( Cái trống trường em )
* Nếu theo cách dạy cũ, giáo viên không chú trọng rèn ngữ điệu đọc thì
học sinh cứ đọc đều đều. Vì vậy các em không thể cảm nhận được âm hưởng
của bài thơ, không thể hiểu được cảm xúc của tác giả như thế nào ?

* Theo cách dạy mới này, giáo viên đã khuấy lên cảm xúc rộn ràng, vui
tươi, hồi hộp của học sinh khi đọc bài “ Cái trống trường em ” Các em đọc
được đúng ngữ điệu còn rất cuốn hút người nghe, làm cho người nghe như bị
thôi miên khi nghe đọc bài thơ.
d. Dạy học sinh biểu lộ nét mặt cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt trong khi
đọc:
Tư thế, nét mặt cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt của người đọc là yếu tố kèm
ngữ điệu được sử dụng kết hợp với giọng đọc, tạo nên sự giao cảm của người
đọc và người nghe. Thông qua cử chỉ đó học sinh cảm nhận được một phần
nội dung văn bản để tạo nên hiệu quả tiếp nhận tốt .
VD: Ta thể hiện cảm xúc căm hờn và đau xót khi đọc hai câu thơ:
Ôi, thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương ,biết mấy oán hờn.
( Dừa ơi )
Khi đọc nét mặt của các em phải buồn giọng đọc phải trầm lắng.
Nếu theo cách rèn đọc cũ, giáo viên chỉ cần dạy học sinh đọc đúng
không chú ý rèn kĩ năng đọc biểu lộ ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, khi đọc
thơ cho học sinh thì bài thơ đó sẽ khó đi vào lòng người, người nghe không
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.
* Nếu biện pháp này được áp dụng tốt khi dạy học đọc thơ thì,bằng ánh
mắt trong khi đọc, các em sẽ biết được mọi người nghe mình đọc có thái độ
như thế nào? Họ có phản ứng gì? Có lắng nghe không? Mình đọc có hấp dẫn
14
không ? Từ đó các em sẽ điều chỉnh tốc độ đọc, điều chỉnh nét mặt, cử chỉ,
điệu bộ sao cho phù hợp hơn để thu hút người nghe hơn.
e. Hướng dẫn học sinh đọc đúng tốc độ và âm lượng:
Vấn đề cuối cùng của kĩ năng đọc là giáo viên phải điều chỉnh tốc độ và
âm lượng phù hợp cho học sinh. Đọc nhanh quá hoặc chậm quá đều làm cho
các em khó theo dõi, không hiểu đúng và đầy đủ nội dung bài.
Ví dụ : Khi đọc khổ thơ sau :

Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
(Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ)
Các em phải đọc với giọng nhẹ nhàng tha thiết, hơi kéo dài giọng tạo
đường ranh giới ngắt nhịp như lời ru.
Hoặc trong hai câu thơ sau:
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Hai câu thơ này phải đọc với giọng nhẹ nhàng cùng với cao độ mới phù
hợp với cảm xúc thăng hoa, thanh thoát, nhẹ nhàng, bay bổng của người đi
dạo trên hồ như đang bay lên giữa trời và nước.
Có thể nói đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của
người đọc. Vì vậy phải hoà nhập được với bài thơ, phải có cảm xúc thì mới
tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính tác phẩm quy định ngữ điệu cho các em
chứ không phải các em tự đặt ra ngữ điệu. Và các em cũng có thể làm rõ sự
hoà hợp âm thanh này qua việc chỉ ra giọng đọc của bài “Đất nước”.Đây là bài
thơ giàu nhạc điệu. Âm hưởng chính của 5 câu đầu là lời tha thiết bay bổng .
Hai câu tiếp theo:
15
Trời xanh đây là của chúng ta.
Núi rừng đây là của chúng ta.
Cần đọc với âm lượng mạnh và chọn cách ngắt nhịp 2/1/4 thì “đây” sẽ
được đứng một mình, một nhịp tạo ra điệp chủ ngữ làm cho câu thơ thắt lại,
giọng đọc mạnh lên khẳng định hơn quyền sở hữu, đất, trời, càng làm tăng
thêm cảm xúc tự hào.
Và các em cần đọc với giọng vang to, cao giọng ở 2 câu:
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát

Tạo cho câu thơ bay lên hết chiều cao của đất nước. Và ngay tiếp sau
đó, câu thơ: “ Những dòng sông đỏ lặng phù sa ” được tăng thêm độ dài. Lúc
này cách đọc phải chậm lại, giãn nhịp ra, trải hết chiều dài của đất nước với
biết bao cảm xúc yêu mến tự hào. Bốn câu thơ cuối :
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Chuyển xuống âm vực thấp, sâu lắng, nhưng từng tiếng lại được nhấn
mạnh dường như tác giả dùng cung bậc trầm lắng của âm thanh để lắng cho
hết chiều sâu của đất nước, để nói về bao thế hệ cha anh, những người không
bao giờ biết khuất phục, những người còn sống mãi không bao giờ mất.
Nhờ nhạc điệu mà bài thơ đi hết không gian ba chiều của đất nước tươi
đẹp: bay hết chiều cao, trải hết chiều rộng, lắng hết chiều sâu. Nhờ phối hợp
được cao độ, cường độ, trường độ, cách ngắt nhịp mà khi đọc ta có thể bộc lộ
hết cảm xúc bay bổng, thiết tha, tự hào về một đát nước đang nhìn thấy trong
tầm mắt, cùng với cảm xúc sâu lắng, trầm hùng về một đất nước chỉ có thể
nhìn thấy khi biết xuyên suốt chiều dài hào hùng của lịch sử dân tộc Việt.
16
Như vậy trong dạy đọc thơ cho học sinh, nếu giáo viên sử dụng tốt biện
pháp này sẽ giúp học sinh có kỹ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt đúng ý
nghĩa, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản được đọc. Đồng thời cũng
biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của các em đối với tác phẩm.Vì vậy muốn
dạy học sinh đọc diễn cảm, trtước hết phải cho các em hoà nhập được với bài
văn, bài thơ. Cảm thụ hết cái hay, cái đẹp, có cảm xúc thì sẽ “bật” ra được ngữ
điệu thích hợp.
2 - Những biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ
thơ cho học sinh Tiểu học.
Cũng như tiếp nhận văn học nói chung, tiếp nhận văn học ở trẻ em rất
giàu tính sáng tạo. Sự sáng tạo này đặc biệt bởi tính hồn nhiên, ngây thơ, ngộ

nghĩnh của trẻ em, các em cảm thụ văn học không giống với cách cảm thụ của
người lớn. Sự sáng tạo này đặc biệt còn bởi trẻ em thông minh hơn ngươì lớn
khi họ ở độ tuổi này. Vì vậy khi dạy đọc thơ cho học sinh tiểu học giáo viên
cần lưu ý các biện pháp sau:
a- Giáo viên phải khéo léo gợi mở, dẫn dắt, để phát huy tính sáng
tạo về tư duy văn học trong mỗi học sinh.
Thầy cô là người gợi mở dẫn dắt các em tiếp xúc với tác phẩm, tôn
trọng những suy nghĩ, những cảm xúc chân thật, thơ ngây của trẻ và năng
chúng lên ở chất lượng cao hơn. Khi tiếp nhận văn chương, các em phải biết
tiếp xúc, , tiếp nhận khác với lô gíc thông thường. Đó là năng lực biết nghe,
đọc được những gì ẩn chứa bên trong, ẩn chứa những chuỗi âm thanh dưới
những dòng chữ. Những tín hiệu nghệ thuật này chính là cách biểu hiện của
văn chương bằng những lớp từ gợi cảm, gợi tả, những cách biểu đạt đa nghĩa ,
những tứ thơ, những hình ảnh đẹp.
VD: Trong hệ thống câu hỏi ở phần tìm hiểu bài sau mỗi bài thơ khi
hỏi, giáo viên nên khuyến khích học sinh để dùng một câu hỏi nhưng mỗi em
17
được tự tin bộc bạch một suy nghĩ riêng của mình. Có thể các em được tự do
suy nghĩ và phát hiện các tín hiệu nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ, bài thơ
Tiếp đó giáo viên phải định hướng cho các em hiểu tiếp về giá trị của biện
pháp nghệ thuật ấy.
VD: Trong bài thơ “ Bầm ơi ” có câu:
“ Mạ non bầm cấy mấy đon.
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.”
* Nếu theo cách dạy cũ: Giáo viên cứ cho học sinh đọc thì học sinh chỉ
đọc được chữ nhưng chưa hiểu hết ý thơ. Nếu áp dụng tốt biện pháp này, học
sinh không chỉ đọc đúng mà còn phải tư duy, phát hiện ra biện pháp nghệ
thuật so sánh rất tinh tế (mặc dù không có từ so sánh ) trong khổ thơ đó là sự

so sánh giữa: Số đon mạ với số lần khóc vì thương nhớ con của người mẹ ở
hậu phương, số hạt mưa phùn với lòng thương mẹ của anh chiến sĩ nơi tuyền
tuyến. Từ đó các em sẽ hiểu rõ hơn về tình cảm giữa người mệ với anh chiến
sĩ và ngược lại.
Như vậy nếu dạy tốt biện pháp này, học sinh sẽ phát triển tốt tính tư
duy, sáng tạo văn học và đương nhiên các em sẽ có năng lực cảm thụ văn học
tốt hơn.
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những yếu tố hàm ẩn,
biểu trưng, đa nghĩa trong thơ ca:
Để giải mã văn chương, học sinh phải chú trọng các đặc điểm diễn đạt
hàm ẩn, cách nói biểu trưng, tính đa nghĩa, những cách nói hướng đến “ gây
ấn tượng ”, khác với ngôn ngữ đời thường. Nếu chỉ biết tư duy “ thật thà ”
theo lối đời thường các em không thể hiểu được thơ.
18
Chẳng hạn, khi đọc bài “ Mùa thu của em “ ( Quang Huy ) nhan đề bài
thơ được điệp lại liên tục trong ba khổ thơ bằng câu mở đầu “ Mùa thu của
em “ bằng giọng điệu ấy, cảnh sắc và sinh hoạt của mùa thu lần lượt hiện ra:
Hoa cúc, hương cốm, rước đèn trung thu Nhưng đọng lại sâu hơn cả là ngày
khai trường.
“ Lật trang vở mới
Em vào mùa thu “
Từ hình ảnh tả thực “ Lật trang vở mới “ bỗng thành hình ảnh tượng
trưng diễn tả một năm học mới đã đến. Cũng là phút bé chính thức “ vào” mùa
thu, bước hẳn vào mùa thu. Và thế là em đến với mùa thu không chỉ bằng
những cuộc vui chơi mà còn là niềm vui của việc học hành.
Hoặc trong bài “ Quả ngọt cuối mùa ” ( Nguyễn Trọng Tạo ) có câu :
“ Bề lo sương táp bề phòng chim ăn ”
Nếu theo cách dạy cũ, Giáo viên không hướng dẫn, gợi mở để học sinh
tìm những yếu tố hàm ẩn, biểu trưng đa nghĩa trong bài thơ này thì các em sẽ
hiểu sai và sẽ tự thắc mắc “ Chim có ăn cam đâu ?” Đương nhiên các em

không thể hiểu được tình cảm tấm lòng thảo thơm của người mẹ, người bà
muốn giành cho con cháu khi họ đã về già.
* Nếu Giáo viên dạy tốt biện pháp này để gợi mở cho học sinh thì các
em sẽ hiểu ý đồ của tác giả: Mượn một hình ảnh để nói nên một chân lý. Đó
là: Để giữ lại quả cam cuối mùa vượt thời gian giành phần cho con cháu,
người mẹ, người bà phải chống chọi với bao lực lượng thù địch và sâu hơn là
hình ảnh mẹ già như quả ngọt cuối mùa cần phải chống chọi vượt thời gian để
giữ được cái thảo thơm của mình giành cho con cháu. Như vậy khi dạy cảm
thụ thơ cho học sinh giáo viên cần dạy học sinh cảm nhận những giá trị nổi
bật, những điều tế nhị sâu sắc đẹp đẽ của từ ngữ, câu thơ, đoạn thơ Khi đánh
giá giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung, học sinh
19
không những cần nhận diện cắt nghĩa, mà còn cần đánh giá chúng trong đoạn
thơ được đưa ra. Tín hiệu nghệ thuật ở đây có thể là một từ dùng “đắt” chính
xác đa nghĩa, tín hiệu nghệ thuật có thể là biện pháp tu từ, những hình ảnh
thẩm mỹ, những cấu tứ hay
c- Hướng đẫn học sinh làm các dạng bài tập cảm thụ thơ:
Để chỉ ra được cái hay cái đẹp của các hình ảnh nghệ thuật, học sinh
phải biết làm rõ nội dung mà các hình ảnh này biểu đạt. Để thực hiện được
nhiệm vụ này học sinh phải có trí tưởng tượng và biết cách diễn đạt những
cảm nhận của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc, gợi cảm trong sáng. Yêu cầu này
thể hiện bằng việc giáo viên tích cực cho học sinh làm các bài tập cảm thụ văn
học như:
+ Đánh dấu nhân (x) vào ô trống trước những dòng thơ tả màu sắc,
hươngvị của món ăn đặc biệt chỉ có ở mùa thu.
Mùa thu của em Mùi hương đang gọi
Lá xanh của em Từ mùi lá sen
(Mùa thu cuả em)
Hoặc là dạng bài tập làm rõ nghĩa câu thơ, hình ảnh thơ. Những bài tập
này yêu cầu học sinh phải biết khái quát hoá và suy ý để rút ra ý nghĩa câu

thơ.
+ Em hiểu câu thơ sau đây như thế nào?
“Tủ sách im lặng thế thôi
Kể bao chuyện lạ trên đời cho em”
(Đồ đạc trong nhà)
+ “Mẹ về như nắng mới
20
Sáng ấm cả gian nhà ”
(Mẹ vắng nhà ngày bão)
Câu thơ nói lên tình cảm gì của bố và con sau nhiều ngày mong đợi ?
Chính trong quá trình học sinh làm bài tập trên cơ sở đọc và hiểu bài,.
mỗi bài tập giúp các em đúc kết dần dần và khả năng cảm nhận của các em sẽ
được phát huy bởi tính sáng tạo, tính đa dạng của các loại bài tập. Khi xây
dựng bài tập, giáo viên phải xác định được mục đích là những kiến thức kỹ
năng ta cần đem đến cho học sinh. Giáo viên phải có lời giải mẫu, phải dự tính
được khó khăn và sai phạm của học sinh mắc phải khi giải bài tập và chuyển
đổi hình thức bài tập khi cần thiết.
Tóm lại: Đọc thơ ở tiểu học có vị trí đặc biệt đối với việc giáo dục
khiếu thẩm mỹ cho học sinh. Thơ sẽ làm giàu thế giới tinh thần của các em,
dạy cho các em thấy được cái đẹp của thiên nhiên, của lao động và của trí tuệ
con nguời. Thơ cũng đem lại cho các em cái nhạy bén của tình cảm, cái kỳ
diệu của âm nhạc, cái tinh hoa của tiếng mẹ đẻ.Để dạy học sinh đọc và cảm
thụ thơ được tốt thì trong các tiết dạy đọc thơ, giáo viên cần phải lưu ý học
sinh: Khai thác những đặc trưng riêng của thơ, nhịp điệu và vần thơ, chọn âm
điệu và phong cách đọc cho phù hợp.
. V. Kết quả:
Sau thời gian dạy thực nghiệm ở lớp 5C năm học 2006-2007 tôi đã tiến
hành khảo sát lần 2
Kết quả khảo sát được thống kê qua bảng sau:
STT Đối tượng khảo

sát Kỹ
năng cần K S
Tổng số học sinh lớp 5C(100%)
HS đạt điểm trên TB HS đạt điểm dưới TB
21
1 Đọc thành tiếng 100%
2 Đọc đúng 100%
3 Đọc diễn cảm 70% 30%
4 Cảm thụ thơ 65% 35%
Qua kết quả khảo sát tôi thấy, khi dạy tập đọc những tác phẩm thơ ca
cho học sinh Tiểu học nếu người giáo viên biết áp dụng tốt các biện pháp rèn
kỹ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học như đã nêu trên thì năng lực
đọc và cảm thụ thơ ở các em sẽ tăng lên rõ rệt. Những em trước đây chỉ biết
đọc đúng tiếng, chưa biết ngắt nghỉ lên xuống giọng đúng chỗ, nay tất cả các
em đã đọc đúng với các dấu hiệu đã biểu thị trên dòng thơ, khổ thơ. Số học
sinh biết đọc diễn cảm tăng lên rất nhiều. Các em đã biết thể hiện ánh mắt,
, cử chỉ khi đọc thơ, biết điều chỉnh cách đọc khi có thái độ phản hồi của
người nghe. Cuối cùng năng lực cảm thụ thơ của các em cũng có những bước
tiến rất đáng mừng.
VI Những điều còn bỏ ngỏ.
Vì thời gian nghiên cứu đề tài không cho phép nên tôi chưa đi sâu
nghiên cứu những nguyên nhân dẫn tới học sinh có kỹ năng đọc kém và chưa
biết cảm thụ thơ là do đâu (từ phía học sinh hoặc giáo viên chưa nghiên cứu
sâu bài giảng, chưa thật tâm huyết với học sinh hay thời gian phân bổ dành
dạy các kỹ năng còn hạn chế )
VII Bài học kinh nghiệm
Khi áp dụng những biện pháp mà đề tài đã đưa ra để vận dụng vào dạy
Tập đọc với những tác phẩm thơ ca cho học sinh Tiểu học giáo viên phải đặc
biệt lưu ý điều chỉnh phân bố thời gian rèn từng kỹ năng đọc cho học sinh thật
hợp lý. Đặc biệt phải chú trọng rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh thật

tốt. Không thể vì lý do gì đó mà cắt xén thời lượng dạy kỹ năng này làm cho
học sinh không thể phát triển được năng lực “đọc nghệ thuật ” trong các em.
22
Mặt khác khi dạy học sinh cảm thụ thơ, giáo viên phải chú ý đến đối tượng là
học sinh Tiểu học do đó không nên yêu cầu quá cao đối với học sinh, phân bố
thời gian hợp lý để tránh sa đà sang phân tích, bình giảng thơ ca. Tuỳ theo
từng đối tượng học sinh từng nội dung mỗi bài thơ mà giáo viên vận dụng các
biện pháp nêu trên cho linh hoạt.
VIII Điều kiện áp dụng - Phạm vi áp dụng.
Đề tài này có thể áp dụng rất rộng rãi tới tất cả các tiết dạy tập đọc với
những tác phẩm thơ ca trong chương trình tiếng Việt Tiểu học mới.
C.KẾT LUẬN:
Có thể nói: Văn học có sức mạnh rất lớn, nó giáo dục con người không
phải bằng triết lí khô khan mà bằng những hình tượng văn hộc sinh động. Từ
sự rung động nội tâm, bài thơ sẽ mang đến cho các em những tình cảm đạo
đức cao cả: Tình yêu đối với cuộc sống và con người, yêu gia đình, yêu bạn
bè, yêu quê hương sứ sở, Thầy cô cần bằng con đường ngắn nhất để đi đến
với trái tim của các em qua từng bài đọc. Thầy cô sẽ là người hướng dẫn, dìu
dắt các em bước đi chập chững vào đời, không phải bằng những quy tắc cứng
nhắc khô khan mà bằng tình cảm đẹp lành mạnh, cao thượng bằng lòng yêu
nghề mến trẻ có sức lay động sâu xa, sức hấp dẫn tâm hồn trẻ thơ. Mặt khác
cảm thụ văn học không phải là hoạt động ghi nhận bằng ống kính mà là một
quá trình hoạt động của nhiều năng lực nhận thức; là một quá trình tâm lí phức
tạp và đầy sáng tạo của người đọc. Do đó để giờ dạy tập đọc các tác phẩm thơ
ca mang lại hiệu quả cao nhất đòi hỏi học sinh phải tập trung cao độ vào bài
học phải thực sự hoà mình vào bài thơ. Đặc biệt mỗi giáo viên phải nghiên
23
cứu sâu bài dạy trước khi lên lớp, phải dạy đủ thời lượng tiết học (tránh cắt
xén), và điều quan trọng nhất là phải thực sự tâm huyết với nghề.
I. Thành công của đề tài:

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu các biện pháp rèn kĩ năng đọc cảm thụ thơ
cho học sinh Tiểu học. Đề tài đã được áp dụng để dạy thực nghiệm cho học
sinh lớp 5C Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám . Sau một thời gian thưc
nghiệm đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho học sinh. Hơn nữa đề tài sẽ được tôi
triển khai, áp dụng rộng rãi trong quy trình dạy học ở Tiểu học sau này. Tôi hy
vọng đề tài này sẽ được bạn đọc nghiên cứu và vận dụng mang lại hiệu quả
cao.
II. Những phương pháp tiếp tục hoàn thiện:
Nếu được tiếp tục nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực này, tôi sẽ
tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân học sinh có kỹ năng đọc yếu, cảm
thụ
thơ chưa tốt. Đặc biệt nghiên cứu sâu hơn về những khó khăn của giáo viên
khi rèn kỹ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học để tiếp tục đề ra các
biện pháp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy.
III. Ý kiến đề xuất và kiến nghị:
Để việc rèn kỹ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học của giáo
viên có hiệu quả cao, nhà xuất bản nên biên soạn thêm nội dung bài tập dành
cho phân môn Tập đọc ở vở bài tập tiếng Việt của học sinh bằng nhiều hình
thức phong phú nhưng phát huy được tính sáng tạo trong tư duy văn học của
học sinh.
24
D. LỜI KẾT
Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là
đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, có năng
lực giải quyết mọi vấn đề. Trước sự ra tăng không ngừng của khối lượng kiến
thức khoa học và đời sống, trước sự bổ sung và đổi mới từng ngày, từng giờ
của tri thức ,khoa học thì việc truyền thụ tri thức một cách chính xác, có hệ
thống là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giáo viên. Do đó bên cạnh việc kế thừa
có chọn lọc phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên phải biết lấy học
sinh làm trung tâm; phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tính sáng tạo lĩnh

hội tri thức, hình thành được kỹ năng, kỹ xảo cho các em. . Hơn nữa bậc Tiểu
học là bậc học nền tảng, giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất thẩm mĩ, các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó môn tiếng Việt nói chung môn
Tập đọc nói riêng có vai trò quan trọng đối với việc tiếp thu các môn học khác
của học sinh. Đặc biệt trong dạy Tập đọc, rèn kỹ năng đọc - cảm thụ thơ tốt
cho học sinh thì thế giới tâm hồn của các em sẽ được mở rộng ra rất nhiều;
các em sẽ
được bồi dưỡng về nhân sinh quan, thế giới quan một cách tự nhiên. Để đạt
được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, tích
cực đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học để tạo hứng thú học tập
cho học sinh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của giờ dạy.
Với năng lực và thời gian có hạn, đề tài “ Rèn kỹ năng đọc - cảm thụ
thơ cho học sinh Tiểu học “ không thể tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất
mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của cấp trên, BGH Trường Tiểu
học Hoàng Hoa Thám và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
25

×