Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

nghiên cứu sự thay đổi glucose máu, insulin máu ở bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 114 trang )

BỘ Y TẾ
BÊNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO


TRẦN THỊ BÍCH THUỶ


NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI
GLUCOSE MÁU, INSULIN MÁU Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC,
TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT TIÊU HÓA



Chuyên ngành: Nội - NỘI TIẾT
Mã số: CK 62722015

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Trần Hữu Dàng
PGS.TS Đào Thị Dừa



Huế, 2013
BỘ Y TẾ
BÊNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO





TRẦN THỊ BÍCH THUỶ

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI
GLUCOSE MÁU, INSULIN MÁU Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC,
TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT TIÊU HÓA



Chuyên ngành: Nội - NỘI TIẾT
Mã số: CK 62722015

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Trần Hữu Dàng
PGS.TS Đào Thị Dừa



Huế, 2013
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA : American Diabetes Association
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
BMI : Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể

CT : Cholesterol toàn phần
ĐTĐ : Đái tháo đường
ĐTĐ týp 1: Đái tháo đường týp 1
ĐTĐ týp 2: Đái tháo đường týp 2
EASD : European Association for the Study of Diabetes
Hiệp hội nghiên cứu bệnh ĐTĐ Châu Âu
FPG : Fasting plasma glucose
G: Glucose
Go: Glucose trước phẫu thuật (glucose đói)
G30 : Glucose trong phẫu thuật (sau rạch da 30 phút)
Gc : Glucose sau phẫu thuật
GM: Gây mê
HA: Huyết áp
HATTr : Huyết áp tâm trương
HATT: Huyết áp tâm thu
I: Insulin
I0 : Insulin trước phẫu thuật
I30: Insulin trong phẫu thuật
Ic : Insulin sau phẫu thuật
IDF : International Diabetes Federation
Liên đoàn Đái tháo đường Quốc Tế
IEC: International Expert Committee
Ủy ban chuyên gia Quốc Tế
Glucose huyết tương lúc đói
ICU: Intensive Care Unit
Đơn vị chăm sóc đặc biệt
NT: NHịp tim
PT: Phẫu thuật
TB : Trung bình
TST : Tần số tim

WHO : World health organization
Tổ chức Y tế Thế giới




















Lời Cảm Ơn

Luận án này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của quý
thầy giáo, cô giáo ở Bệnh viện Trung ương Huế, trường Đại học Y Dược Huế.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế
Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Huế
Bộ môn Nội trường Đại học Y Dược Huế

Khoa Nội- Nội tiết Bệnh viện Trung ương Huế
Khoa Gây mê hồi sức B- Bệnh viện Trung ương Huế
GS. TS Bùi Đức Phú – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Giám đốc
Trung tâm đào tạo, Trưởng Bộ môn Ngoại trường Đại học Y Dược Huế
GS.TS Cao Ngọc Thành – Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Huế, Giám
đốc Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, Phó Chủ tịch Hội Phụ Sản Việt
nam.
GS. TS Nguyễn Hải Thủy – Phó trưởng bộ môn nội trường Đại học Y Dược
Huế, trưởng khoa nội Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, Phó chủ tịch
Hội nội tiết – đái tháo đường Việt Nam
GS. TS Hoàng Khánh, Trưởng phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Y
Dược Huế, phó trưởng khoa nội nội tiết – thần kinh- hô hấp Bệnh viện Trung
ương Huế, phó chủ tịch Hội phòng chống tai biến mạch máu não.
TS Lê Văn Chi- Phó trưởng Bộ môn nội trường Đại học Y Dược Huế
ThS. BS CK2 Nguyễn Thị Thanh Hương trưởng khoa gây mê hồi sức B –
Bệnh viện Trung Ương Huế, phó Bộ môn gây mê Bệnh viện trường Đại học
Y Dược Huế
ThS. BS Lê Thị Phương Anh – Trưởng Khoa và tập thể cán bộ khoa sinh hóa
và bệnh viện Trung ương Huế
Là những người đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
thực hiện luận án này.
Các nhân viên khoa Gây mê hồi sức B Bệnh viện Trung Ương Huế đã cộng
tác đắc lực trong quá trình thu thập số liệu
Tôi xin cám ơn cán bộ trung tâm đào tạo- chỉ đạo tuyến bệnh viện Trung
ương Huế đã giúp đỡ tôi trong việc tìm tài liệu tham khảo củng như hỗ trợ về
kĩ thuật trình chiếu.
Đặc biệt tôi xin cám ơn GS. TS Trần Hữu Dàng – Phó hiệu trưởng trường Đại
học Y Dược Huế, phó trưởng khoa nội tổng hợp- lão khoa Bệnh viện Trung
ương Huế, phó chủ tịch Hội nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam. Đồng cảm ơn
Phó GS. Ts Đào Thị Dừa - Trưởng khoa nội nội tiết – Thần kinh - Hô hấp ,

Trưởng tiểu ban đào tạo CKII Nội nội tiết Bệnh viện Trung Ương Huế Là
người thầy, người cô trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận án
này.
Tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến gia đình, nguồn động viên to lớn cho
tôi nghị lực và niềm tin trong những lúc khó khăn để thực hiện luận án này


Trần Thị Bích Thủy










LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác.


Huế, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận án



Trần Thị Bích Thủy














MỤC LỤC






















DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

BẢNG TÊN BẢNG TRANG
























MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Gây mê phẫu thuật được xem là một loại strees gây ra một tình trạng
kích thích đến nhiều tuyến nội tiết và chuyển hóa ở múc độ khác nhau trong
cơ thể của bệnh nhân được phẫu thuật. Kích thước , cường độ, thời gian, mức
độ xâm lấn phẫu thuật được xem là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi và
nó có liên quan đến tầm quan trọng của chấn thương phẫu thuật. Chúng ta
biết rằng trong và sau khi phẫu thuật cơ thể phản ứng với những thay đổi lớn
trong hệ thống thần kinh, nội tiết và chuyển hóa, đó gọi là phản ứng stress
phẫu thuật .
Ngoài ra trong quá trình gây mê phẫu thuật còn ảnh hưởng lớn đến sự
tổng hợp và phóng thích nhiều hormone cng như sự chuyển hóa nhiều chất
biến dưỡng, trong đó glucose máu là một thông số cần được quan tâm. Bệnh
nhân phẫu thuật phải trải qua những sang chấn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Các sang chấn này gây gia tăng các hormone tăng glucose máu, giảm bài tiết
insulin, tăng đề kháng insulin và giảm khả năng thu nhận glucose của tế bào.
Nhiều nguyên nhân làm tăng glucose máu trong quá trình phẫu thuật ,
trong trường hợp bệnh nhân lo lắng , sợ hãi, đau dớn, thiếu oxy, thời gian
phẫu thuật, thời gian gây mê, tính chất phẫu thuật sẽ làm gia tăng tiết
cortisol,cathecholamin nhiều hơn gây tăng huyết áp, glucose máu…[35].
Ngoài ra, các loại thuốc mê thường dùng cng ảnh hưởng phần nào đến nồng
độ glucose máu của bệnh nhân.
Mặc dù có những tiến bộ liên tục trong phẫu thuật, trong gây mê và hồi
sức sau mổ , nhưng cuộc phẫu thuật lớn vẫn còn bao nhiêu sự kiện không
mong muốn xảy ra như đau, biến chứng tim phổi, nhiễm trùng và biến chứng
huyết khối tắc mạch, rối loạn chức năng não, buồn nôn , mệt mỏi… . Tỷ lệ

mắc bệnh sau phẫu thuật hoặc thậm chí tử vong cng có thể xảy ra.
Đứng trước bệnh nhân đang có chỉ định phẫu thuật, có tăng glucose
máu và hoặc tăng huyết áp luôn là mối quan tâm không những cho phẫu thuật
viên mà còn cho các nhà gây mê hồi sức. Phải chăng đây là bệnh lý thật sự
hay do những yếu tố ngoại lai tác động. Có nhiều trường hợp phải trì hoãn
phẫu thuật trong khi cần phải can thiệp cấp cứu bệnh nguyên cho bệnh nhân
tạo sự băn khoăn cho gia đình thậm chí có thể gây ra những hiểu lầm không
đáng có. Vì vậy, bên cạnh việc hiểu r được sự thay đổi của một số thông số
quan trọng trước và trong quá trình phẫu thuật của bệnh nhân như chỉ số sinh
tồn, độ bảo hòa oxy động mạch …ngoài ra cần lưu ý đến nồng độ glucose
máu , nồng độ Insulin máu để có thái độ đúng đắn trong việc điều chỉnh các
chỉ số trên trong giới hạn cho php.
Là tuyến trung ương của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, số
lượng bệnh nhân nặng vào điều trị và phẫu thuật tại bệnh viện ngày càng
tăng, trong phẫu thuật nặng phát hiện rối loạn đường máu tỷ lệ tương đối
cao,thực tế gặp nhiều nhất là phẫu thuật tiêu hóa, tăng glucose máu ko dài là
một yếu tố nguy cơ gây rối loạn chức năng nội mô [66], nhiễm trùng sau phẫu
thuật [91],[75], chậm lành vết thương [76],[79] và nhiều biến chứng về mạch
máu như thiếu máu cơ tim, thiếu máu não… [90]. Ngoài ra, tăng glucose máu
nặng có thể gây ra các biến chứng cấp tính như hôn mê do nhiễm toan ceton
hay do tăng áp lực thm thấu [104], [52],[97] , vì vậy chúng ta cần xử trí kịp
thời. Những biến chứng này ảnh hưởng đến thời gian nằm viện kéo dài, thời
gian phục hồi bệnh chậm, nghỉ dưỡng ko dài, giảm chất lượng giá trị cuộc
sống và quan trọng là tăng chi phí chăm sóc y tế của bệnh nhân.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cu sự thay đổi Glucose máu, Insulin máu  bnh nhân trước,
trong và sau phẫu thuật tiêu ha”
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thay đổi glucose máu, insulin máu ở bệnh nhân trước, trong
và sau phẫu thuật tiêu hóa.

2. Khảo sát mối liên quan của thay đổi glucose máu, insulin máu với
một số yếu tố: tuổi, tình trạng huyết động (nhịp tim, huyết áp), tính chất phẫu
thuật, thời gian gây mê, thời gian phẫu thuật ở các bệnh nhân này.
III. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.
- Kiểm soát rối loạn đường máu,insulin máu trước , trong và sau phẫu
thuật mục đích để tránh một số tình huống đặc biệt có thể xảy ra trong lúc gây
mê như hạ đường huyết, tăng đường huyết, rối loạn điện giải, nhiễm toan
ceton… ,và có thái độ đúng đắn trong việc điều chỉnh các chỉ số trên trong
giới hạn cho php.
- Dựa vào mối tương quan giữa sụ rối loạn đường máu, insulin máu với
một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như tim mạch, huyết áp thường xảy ra ở
bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tiêu hóa để từ đó đưa ra phương án điều trị
chính đáng và dự phòng thích hợp.












Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SINH LÝ ĐIỀU HÒA GLUCOSE MÁU. YẾN









Hình 1.1. Các tuyến nội tiết tham gia điều hòa glucose máu
Glucose máu là một chỉ số sinh hóa quan trọng, cân bằng glucose máu
là một điều kiện của sự duy trì hằng định nội môi rất cần cho sự sống.
Sự điều hòa glucose máu bình thường xảy ra do 2 cơ chế: chuyển hóa
và nội tiết. Điều hòa chuyển hóa xảy ra trong các điều kiện cơ bản bình
thường do các enzyme và các chất trung gian chuyển hóa. Điều hòa nội tiết
xảy ra ngoài các điều kiện cơ bản, một bên là insulin hormone duy nhất làm
hạ glucose máu do tế bào bêta của tuyến tụy tiết ra, một bên là một hệ thống
của hormone làm tăng glucose máu như adrenalin, noradrenalin, glucagon,
TSH, cortisol…[14]
1.1.1. Chức năng tuyến tụy nội tiết
1.1.1.1. Đặc điểm cấu tạo cuả tuyến tụy nội tiết
Tụy nội tiết bao gồm các cấu trúc được gọi là tiểu đảo Langerhans.
Tuyến tụy ở người có chừng 1-2 triệu tiểu đảo Langerhans, mỗi tiểu đảo
đường kính chỉ khoảng 0,3 mm. Bao quanh tiểu đảo có nhiều mao mạch.
Insulin (tụy)
Glucose
máu

1g/1
Tuyến yên
Thượng thận
Tuyến giáp

Glucagon
Mỗi tiểu đảo chứa 3 loại tế bào chính là tế bào alpha, β và delta. Những
tế bào này được phân biệt với nhau bằng cấu tạo hình thái và tính chất bắt
màu khi nhuộm. Tế bào bêta chiếm 60% tổng số các loại tế bào. Chúng nằm ở
phần giữa của mỗi tiểu đảo và bài tiết insulin.
1.1.1.2. Hormone insulin
- Bản chất hóa học và cấu tạo của phân tử insulin
Insulin là một loại protein nhỏ với trọng lượng phân tử là 5808. Nó
được cấu tạo bởi hai chuỗi acid amin nối với nhau bằng cầu nối disulfua. Khi
hai chuỗi acid amin này bị tách ra thì hoạt tính của Insulin sẽ mất.
Insulin được tổng hợp từ tế bào β tại lưới nội bào tương đương dưới
dạng preproinsulin. Dạng này có trọng lượng phân tử khoảng 11500 Dalton,
sau đó được cắt nhỏ hơn ở ngay lưới nội bào tương để tạo thành proinsulin
với trọng lượng phân tử 9000 Dalton.
- Vận chuyển và thoái hóa insulin
Trong máu hầu như insulin nằm dưới dạng tự do. Thời gian bán hủy
của insulin là 5- 6 phút và sau 10-15 phút nó được bài xuất hoàn toàn ra khỏi
máu. Ngoại trừ lượng insulin gắn với receptor tại tế bào đích, lượng insulin
còn lại sẽ bị phân hủy bởi enzym insulinase có nhiều ở trong gan, thận, cơ và
một ít ở các mô khác.
Nồng độ Insulin trung bình lúc đói là 69 pmol/l. Ở người Việt Nam
trưởng thành (16- 36 tuổi) bình thường nồng độ Insulin lúc đói là 0,178 ±
0,077 nmol/l [15].
-Tác dụng của insulin.
Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu.
Hiệu quả này do tác dụng của insulin lên các quá trình chuyển hóa glucid,
lipid và protein.
+ Tác dụng lên chuyển hóa glucid
 Tăng thoái hóa glucose ở cơ
Màng tế bào bình thường chỉ có glucose khuếch tán qua rất ít trừ khi có

tác dụng kích thích của Insulin. Ngoài bữa ăn lượng Insulin bài tiết rất ít nên
glucose có khuếch tán qua màng tế bào cơ. Tuy nhiên khi lao động nặng hoặc
luyện tập thì tế bào cơ có thể sử dụng một lượng lớn glucose mà không cần
lượng Insulin tương ứng vì khi đó có một lý do nào đó chưa r đã làm cho
màng tế bào cơ đang vận động tăng tính thấm đối với glucose.
Trường hợp thứ hai tế bào cơ sử dụng nhiều glucose đó là trong thời
gian vài giờ sau bữa ăn. Lúc này nồng độ glucose trong máu tăng cao, tuyến
tụy bài tiết một lượng lớn Insulin. Nồng độ Insulin tăng đã làm tăng vận
chuyển glucose vào tế bào cơ.
 Tăng dự trữ glycogen ở cơ
Nếu sau bữa ăn mà cơ không vận động thì glucose vẫn được vận
chuyển vào tế bào cơ. Lượng glucose không được sử dụng sẽ được tích trữ lại
dưới dạng glycogen và được dùng khi cần.
Tăng thu nhập, dự trữ và sử dụng glucose ở gan
Một trong những tác dụng quan trọng nhất của Insulin là làm cho hầu
hết glucose được hấp thu từ ruột vào máu sau bữa ăn trở thành dạng glycogen
dự trữ hầu như ngay tức khắc tại gan. Sau đó khi đói, nồng độ glucose giảm
trong máu, tuyến tụy sẽ giảm bài tiết Insulin. Lúc này glycogen của gan sẽ
được phân giải trở lại để tạo thành glucose và làm cho nồng độ glucose trong
máu không giảm xuống quá thấp.
Khi lượng glucose được đưa vào tế bào gan quá nhiều thì hoặc là chúng
sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen như đã trình bày ở trên hoặc là dưới tác
dụng của Insulin lượng glucose thừa này sẽ chuyển thành acid bo và được
vận chuyển đến mô mỡ dưới dạng các phân tử lipoprotein tỷ trọng thấp và
lắng đọng tại các mô mỡ dự trữ.
 Ức chế quá trình tạo đường mới
Insulin làm giảm số lượng và hoạt tính của các enzym tham gia vào quá
trình tạo đường mới.
Insulin làm giảm giải phóng acid amin từ các cơ và từ các mô khác vào
gan do đó làm giảm nguyên liệu của quá trình tạo đường mới.

Chính vì các tác dụng trên nên insulin là hormone có tác dụng làm giảm
nồng độ glucose trong máu.
+Tác dụng lên chuyển hóa lipid
 Tăng tổng hợp acid bo và vận chuyển acid bo đến mô mỡ
Dưới tác dụng của Insulin, một mặt lượng glucose được sử dụng nhiều
cho mục đích sinh năng lượng nên đã tiết kiệm được lipid, mặt khác lượng
glucose không được sử dụng hết sẽ được tổng hợp thành acid bo ở gan và
được đến mô mỡ.
Insulin có tác dụng làm tăng tổng hợp acid béo là nhờ các tác dụng sau:
Insulin làm tăng vận chuyển glucose vào tế bào gan. Sau khi nồng độ
glycogen đạt tới mức 5-6% tổng khối lượng gan, tự nó sẽ ức chế không cho
gan tiếp tục tổng hợp glycogen thêm. Tất cả lượng glucose được vận chuyển
thêm vào gan sẽ trở thành acid bo thông qua con đường thoái hóa thành
pyruvat rồi sau đó tạo thành acetyl CoA là cơ chất để tổng hợp acid bo.
Khi glucose được sử dụng để sinh năng lượng dưới tác dụng của Insulin
thì một lượng lớn ion citrate và isocitrat được tạo thành.Các ion này có tác
dụng hoạt hóa trực tiếp enzyme acetyl-CoA-carboxylase là men cần cho giai
đoạn đầu của quá trình sinh tổng hợp acid bo.
Hầu hết acid bo sau khi được tạo thành ở gan thì tự nó sẽ được sử
dụng để tạo ra triglyceride là dạng mỡ dự trữ thông thường .Các triglyceride
được giải phóng từ tế bào gan vào máu dưới dạng lipoprotein và được máu
vận chuyển đến mô mỡ. Insulin có tác dụng hoạt hóa enzyme lipoprotein
lipase có ở thành mao mạch của mô mỡ. Enzyme này sẽ phân giải triglyceride
trở lại thành acid bo và được hấp thu vào mô mỡ. Sau đó acid bo được
chuyển trở lại thành triglyceride.
 Tăng tổng hợp triglyceride từ acid bo để tăng dự trữ lipid ở mô mỡ.
Insulin có hai tác dụng cơ bản để tăng dự trữ lipid ở các tế bào mô mỡ.
Insulin ức chế tiết enzyme xúc tác phản ứng phân giải triglyceride là
dạng dự trữ lipid ở mô mỡ do đó làm giảm giải phóng acid bo và máu.
Insulin thúc đy sự vận chuyển glucose qua màng tế bào để vào tế bào

mỡ theo một cơ chế tương tự vận chuyển glucose qua màng tế bào cơ. Ở
trong tế bào mỡ, một số glucose được sử dụng để tạo thành acid bo nhưng
điều quan trọng hơn là glucose được sử dụng để tạo một lượng lớn α -
glycerol phosphat. Chính chất này là nguồn cung cấp glycerol để cùng với
acid bo tạo thành triglycerid là dạng dự trữ lipit ở tế bào mô mỡ.
+ Tác dụng lên chuyển hóa protein và sự tăng trưởng
 Tác dụng của insulin lên sinh tổng hợp và dự trữ protein
Vài giờ sau bữa ăn khi lượng chất dinh dưỡng tăng cao trong máu thì
không chỉ glucose, acid bo mà cả protein cng được dự trữ ở mô và Insulin
rất cần cho quá trình này. Cơ chế insulin làm tăng dự trữ protein thì chưa r
như đối với dự trữ glucose hoặc lipit. Tuy nhiên người ta cho rằng insulin có
thể có những tác dụng sau:
* Insulin làm tăng vận chuyển tích cực nhiều acid amin vào trong tế
bào trong đó có valin, leucin, tyrosin, isileucin và phenylalamin rồi sau đó
cùng với GH, insulin đã tạo làm tăng khả năng thu nhập acid amin vào tế bào.
* Insulin có tác dụng trực tiếp lên ribosom để làm tăng dịch mã RNA
thông tin rồi sau đó tạo thành các phân tử protein mới. Người ta cho rằng có
lẽ insulin hoạt động như một công tắc đóng mở bộ máy ribosom. Có mặt
insulin thì bộ máy ribosom mở hay là hoạt động. Vắng mặt insulin thì
ribosom ngừng hoạt động.
* Insulin làm tăng sự sao chp chọn lọc phân tử DNA ở nhân tế bào
đích để từ đó tạo thành một lượng lớn RNA thông tin cần cho quá trình sinh
tổng hợp các phân tử protein mới trong đó đặc biệt là một loạt enzym tham
gia vào phản ứng sinh học tạo thành các dạng dự trữ của glucose, lipid và
protein.
* Insulin cng ức chế thoái hóa protein do đó làm giảm tốc độ giải
phóng acid amin ra khỏi tế bào đặc biệt tế bào cơ.
Tại gan insulin làm giảm mức tạo đường mới do làm giảm hoạt tính các
enzym tham gia trong quá trình sinh đường mới. Nguồn acid amin không
được sử dụng để tạo glucose sẽ được chuyển thành dạng protein dự trữ.

Tóm lại insulin có tác dụng thúc đy sinh tổng hợp protein, ngược lại
nó ức chế quá trình thoái hóa protein.
 Tác dụng của insulin lên sự phát triển cơ thể
Vì insulin có tác dụng làm tăng tổng hợp protein nên nó tham gia làm
phát triển cơ thể. Trên động vật thực nghiệm nếu cắt bỏ tuyến tụy nội tiết và
cắt bỏ tuyến yên rồi tiêm một trong hai loại hormone hoặc là insulin hoặc là
GH thì con vật hầu như không lớn được. Điều trị kết hợp cả hai hormone, con
vật lớn bình thường. Từ thí nghiệm này người ta cho rằng cả hai hormone đều
có chức năng kích thích cơ thể phát triển.
Tuy nhiên người ta cho rằng insulin và GH có thể có chức năng riêng
biệt ví dụ chúng có tác dụng chọn lọc lên sự thu thập một số acid amin nào đó
cần cho sự phát triển của cơ thể.
-Điều hòa bài tiết insulin [15], [38]
Insulin được điều hòa bằng hai cơ chế, đó là cơ chế thần kinh và thể dịch.
+Cơ chế thể dịch
 Nồng độ glucose: Ở nồng độ glucose trong máu là 80-90mg/dl,
lượng insulin được bài tiết rất ít. Nếu nồng độ glucose đột ngột tăng lên 2- 3
lần cao hơn bình thường và giữ ở mức này thì insulin được bài tiết nhiều.
Nồng độ glucose tăng trên 100mg/dl, insulin có thể được bài tiết tăng từ 10-
25 lần so với mức cơ sở. Đây là cơ chế điều hòa ngược rất quan trọng nhằm
điều hòa nồng độ glucose của cơ thể. Nghĩa là mỗi khi nồng độ glucose trong
máu tăng thì tế bào β của tuyến tụy sẽ bài tiết rất nhiều insulin sẽ làm tăng
vận chuyển glucose vào cơ ,gan và các mô khác để làm giảm nồng độ glucose
trở về mức bình thường
 Nồng độ acid amin :Một số acid amin đặc biệt arginin, lysine cng
có tác dụng kích thích bài tiết insulin .Khi nồng độ các acid amin này tăng lên
thì insulin cng được bài tiết rất nhiều tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần acid amin
thì tác dụng kích thích bài tiết insulin yếu hơn nhiều so với glucose hoặc phối
hợp với glucose.
 Một số hormone tại chỗ do thành ống tiêu hóa bài tiết như gastrin,

secretin, choletystokinin cng có tác dụng kích thích tiết insulin . Những
hormone thường được bài tiết sau bữa ăn và nhờ có tác dụng làm tăng bài tiết
insulin mà chúng tham gia làm cho glucose và acid amin được hấp thu dễ
dàng hơn. Đồng thời các hormone của ống tiêu hóa còn làm tăng tính nhạy
cảm của insulin với nồng độ glucose máu.
 Cơ chế thần kinh
Dưới những điều kiện nhất định , kích thích thần kinh giao cảm và phó
giao cảm có thể tăng bài tiết insulin .Tuy nhiên hình như hệ thần kinh thực vật
ít có vai trò điều hòa bài tiết insulin trong trường hợp bình thường .
1.1.2. Hormon glucagon
1.1.2.1 Bản chất ha học
Glucagon dược bài tiết tế bào alpha của tiểu đảo Langerhans khi nồng
độ glucose giảm trong máu .Glucagon có nhiều tác dụng ngược với tác dụng
của insulin [17].
Glucagon là một polipeptid có 29 acid amin với trọng lượng phân tử là
3485 .
1.1.2.2 Tác dụng của glucagon
- Tác dụng lên chuyển hóa glucid
Tác dụng chủ yếu của glucagon lên chuyển hóa glucose là phân giải
glycogen ở gan và tăng tạo đường mới gan do đó làm tăng nồng độ glucose
trong máu .
Chỉ 1/kg glucagon đã có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu lên
20mg/dl trong khoảng 20 phút.
Tác dụng tăng phân giải glycogen ở gan: Glucagon có khả năng làm
tăng phân giải glycogen ở gan do đó làm tăng nồng độ glucose trong máu sau
vài phút.
Khác với insulin, glucagon hoạt hóa adenylcyclase ở màng tế bào đích
để tạo thành AMP vòng. Dưới tác dụng của AMP vòng một chuỗi các phản
ứng xảy ra trong bào tương gây hoạt hóa các proteinkinase để xúc tác phản
ứng thoái hóa glycogen thành glucose-1-phosphat rồi sau đó glucose-1-

phosphat sẽ bị khử nhóm phosphat và giải phóng glucose ra khỏi tế bào gan.
Tác dụng tăng tạo đường mới ở gan: Ngay cả khi glycogen ở gan đã bị
phân giải hết ,nếu tiếp tục truyền glucagon vào cơ thể thì nồng độ glucose
máu vẫn tiếp tục tăng. Có hiện tượng này là do glucagon làm tăng mức vận
chuyển acid amin vào tế bào gan rồi sau đó lại tăng chuyển acid amin thành
glucose.
Cơ chế tăng đường mới của glucagon là do glucagon hoạt hóa nhiều
enzyme tham gia quá trình vận chuyển acid amin và chuyển acid amin thành
glucose trong đó phải kể đến hệ thồng enzym tham gia chuyển pyruvat thành
phosphoenol pyruvat.
- Các tác dụng khác của glucagon
Các tác dụng khác ngoài tác dụng tăng nồng độ glucose của glucagon
chỉ xuất hiện khi glucagon được bài tiết quá mức .
+ Tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ.
Glucagon có tác dụng hoạt hóa lipase ở mô mỡ dự trữ do đó làm tăng
phân giải lipid ở mô mỡ thành acid bo để cung cấp cho mục đích tạo năng
lượng .
+ Ức chế tổng hợp triglyceride ở gan và ức chế vận chuyển acid bo từ
máu và gan .Chính tác dụng này cng góp phần làm tăng lượng acid bo cung
cấp cho các mô khác tạo năng lượng .
+ Glucagon với nồng độ rất cao có thể làm tăng cường độ co bóp
tim,tăng bài tiết mật, ức chế bài tiết HC1 của dich vị .Tuy nhiên tất cả những
tác dụng này đều không quan trọng trong hoạt động bình thường của cơ thể.
1.1.2.3 Điều hòa bài tiết glucagon
Nồng độ glucagon huyết tương bình thường là 50-100 pg/ml. Sự bài
tiết glucagon phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ glucose trong máu, ngoài ra
nồng độ acid amin trong máu hoặc một số yếu tố khác cng ảnh hưởng đến
bài tiết glucagon.
- Ảnh hưởng của nồng độ glucose máu
Tác dụng của nồng độ glucose máu lên sự bài tiết glucagons thì hoàn

toàn ngược với insulin. Nếu nồng độ glucose máu giảm xuống dưới 70 mg/dl
sẽ kích thích tế bào alpha của tiểu đảo Langerhans tăng bài tiết glucagon lên
nhiều lần so với bình thường .Ngược lại nồng độ glucose máu tăng lên sẽ làm
giảm bài tiết glucagon.
- Ảnh hưởng nồng độ acid amin máu
Nồng độ acid amin tăng cao trong máu đặc biệt alanin và arginin sẽ
kích thích tăng bài tiết glucagon. Tác dụng này cng giống tác dụng kích
thích bài tiết insulin nhưng trong trường hợp này đáp ứng của glucagon ngược
với đáp ứng của insulin nghĩa là glucagon sẽ làm tăng chuyển acid amin thành
glucose chứ không dùng acid amin làm nguyên liệu để tổng hợp protein như
là tác dụng của insulin.
- Ảnh hưởng của vận động
Luyện tập và lao động nặng, nồng độ glucagon có thể tăng từ 4- 15 lần.
Yếu tố nào làm tăng bài tiết glucagon thì chưa r bởi vì trong trường hợp này
nồng độ glucose máu không giảm đến mức có thể đủ để kích thích bài tiết
nhiều glucagon như vậy. Để giải thích cho hiện tượng này người ta cho rằng
lý do tăng bài tiết glucagon có lẽ là trong khi vận động nồng độ acid amin
tăng trong máu tuần hoàn đồng thời có cả vai trò kích thích tiểu đảo
Langerhans của hệ thống thần kinh thực vật.
1.1.3. Hormone phát trin cơ th GH ( Growth hormone)
1.1.3.1. Bản chất ha học
GH là một phân tử protein nhỏ chứa 191 acid amin trong một chuỗi
đơn và chỉ có trọng lượng phân tử là 22005 [15].
1.1.3.2. Tác dụng của GH
- GH gây phát triển hầu hết các mô có khả năng tăng trưởng trong cơ
thể. Nó vừa làm tăng kích thước tế bào vừa làm tăng quá trình phân chia tế
bào do đó làm tăng trọng lượng cơ thể, làm tăng kích thước các phủ tạng.
- Tác dụng lên chuyển hóa glucid:
GH có bốn tác dụng trên chuyển hóa glucid.
+ Giảm sử dụng glucose cho mục đích sinh năng lượng:

Cơ chế chính xác gây ra sự giảm tiêu thụ glucose ở tế bào dưới tác
dụng của GH đến nay chưa r. Chính tác dụng này đã làm tăng nồng độ
acetyl-CoA, sau đó acetyl-CoA có tác dụng điều hòa ngược để ức chế quá
trình thoái háo glucose và glycogen.
+ Tăng dự trữ glycogen ở tế bào:
Khi nồng độ GH tăng, glucose và glycogen không thể thoái hóa để sinh
năng lượng, glucose được vận chuyển vào tế bào sẽ trùng hợp thành glycogen
do đó tế bào nhanh chóng bị bão hòa glycogen đến mức không thể dự trữ
thêm được nữa.
+ Giảm vận chuyển glucose vào tế bào và tăng nồng độ glucose trong
máu.
Do tế bào khó sử dụng glucose nên nồng độ glucose trong tế bào tăng
lên đã làm giảm vận chuyển glucose vào tế bào.
+ Tăng bài tiết insulin:
Nồng độ glucose trong máu tăng dưới tác dụng của GH đã kích thích
tuyến tụy bài tiết insulin, đồng thời chính GH cng có tác dụng kích thích trực
tiếp lên tế bào β của tuyến tụy. Đôi khi cả hai tác dụng này gây kích thích quá
mạnh đến tế bào β làm chúng bị tổn thương và sẽ gây bệnh đái tháo đường
tụy.Do vậy,GH là hormone có tác dụng gây đái tháo đường.
1.1.3.3. Bài tiết và vận chuyển GH trong máu
Trong máu, GH chỉ gắn lỏng lo với protein huyết tương nên giải
phóng rất nhanh vào máu. Thời gian bán hủy của GH thường dưới 20 phút
trong khi đó thời gian bán hủy của somatostatin khoảng 20 giờ.
Nếu cứ 30 phút lấy máu một lần để định lượng diễn biến nồng độ GH
trong 24 giờ thì thấy ban ngày có hai thời điểm nồng độ GH cao nhất, hai thời
điểm này thường cách sau bữa ăn khoãng 3-4 giờ. Ban đêm 2 giờ đầu khi ngủ
say nồng độ GH cng rất cao sau đó giảm dần về sáng. Khi tập luyện hay lao
động nặng thì GH cng được bài tiết nhiều.
1.1.3.4. Điều hòa bài tiết GH
- Vùng dưới đồi: GH được bài tiết dưới sự điều khiển hầu như hoàn

toàn hai hormon vùng dưới đồi là GHRH và GHIH.
- Somatostatin là một hormon tại chỗ do có nhiều vùng não và đường
tiêu hóa bài tiết.
- Nồng độ glucose trong máu giảm, nồng độ acid bo trong máu giảm,
thiếu protein nặng và ko dài sẽ làm tăng bài tiết GH.
-Tình trạng stress, chấn thương, luỵen tập gắng sức sẽ làm tăng bài tiết
GH
1.3. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ PHẪU THUẬT [61].
1.3.1 Đánh giá đáp ứng stress và s điều hòa glucose
Gây mê, phẫu thuật và đau sau mổ gây ra một phản ứng stress về
chuyển hóa có tính khuôn mẫu. Phản ứng stress này có thể lấn áp các cơ chế
hằng định nội môi ở những bệnh nhân có bất thường về chuyển hóa glucose.
Những nt đặc trưng không thay đổi của đáp ứng stress chuyển hóa này bao
gồm phóng thích các hormone gây dị hóa như “epinephrine, norepinephrine,
cortisol, glucagon, và hormone tăng trưởng” [32],[59] , ức chế bài tiết và hoạt
động của insulin [24],[42].
1.3.2 Tác dụng kháng insulin ca stress phu thut
Ngoài sự đề kháng insulin được tạo ra do các hormone stress lưu thông
trong máu, stress phẫu thuật cng có ảnh hưởng có hại trên chức năng tế bào
β tuyến tụy. Nồng độ insulin huyết tương hạ, và các đáp ứng tiết insulin đối
với glucose trở nên suy yếu trong thời kỳ phẫu thuật [24],[42]. Cơ chế suy
giảm đáp ứng tế bào trong quá trình phẫu thuật này là không r ràng, và mức
độ suy giảm này km tương quan với các nồng độ catecholamine trong mổ.
Tuy nhiên, sau mổ, có một mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa epinephrine
huyết tương và bài tiết insulin [42].
Những tác dụng kháng-insulin của đáp ứng stress chuyển hóa này cơ
bản làm đảo ngược những tác dụng đồng hóa và chống dị hóa sinh lý của
insulin. Những tác dụng đồng hóa quan trọng của insulin có thể bị đảo
ngược hoặc bị yếu đi trong quá trình stress phẫu thuật:
- Kích thích sự hấp thu glucose và dự trữ glycogen

- Kích thích cơ vân hấp thu axit amin và tổng hợp protein
- Kích thích tổng hợp axit bo ở gan và dự trữ trong các tế bào mỡ
- tái hấp thu muối ở thận và bảo tồn thể tích nội mạch.
Những tác dụng kháng-dị hóa của insulin bao gồm:
- Ức chế phân hủy glycogen ở gan
- Ức chế tân tạo glucose
- Ức chế sự phân giải lipit
- Ức chế quá trình oxy hóa acid bo và sự hình thành thể xeton
- Ức chế phân giải protid và quá trình oxy hóa axit amin.
Vì vậy, ức chế bài tiết và tác dụng của insulin làm thay đổi với môi trường
chu phẫu theo hướng tăng dị hóa thông qua một loạt các cơ chế.
1.3.3 Tác dụng đối kháng trc tiếp ca các hormone tress
Đáp ứng thần kinh nội tiết đối với stress do gây mê toàn thân và phẫu
thuật dẫn đến kích hoạt các kích thích tố gây dị hóa mạnh đã nói trên
(counterregulatory hormones: glucagons, epinephrine, growth hormones)
[32], [59]. Các catecholamine (norepinephrine tăng chủ yếu trong quá trình
phẫu thuật và epinephrine giai đoạn sau mổ) kích thích tân tạo glucose và
thủy phân glycogen thành glucose, ức chế sử dụng glucose bởi các tổ chức
ngoại biên và ức chế bài tiết insulin [34]. Kích hoạt các phosphoprotein bởi
các cAMP-dependent protein kinase giải thích cho các hiệu ứng kích thích
của các catecholamine trên gan và phân hủy glycogen ở cơ, trong khi sự
phosphoryl hóa enzym tổng hợp glycogen giải thích cho giảm quá trình tổng
hợp glycogen [50].
Những tác dụng này dẫn đến tăng glucose máu. Tăng glucose máu còn
nhiều hơn nữa do sự kích thích của epinephrine và norepinephrine lên sự bài
tiết glucagon. Những tác dụng dị hóa khác của các catecholamine bao gồm
kích thích phân giải lipit và tạo thể xê tôn. Epinephrine làm tăng nồng độ

×