Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiều luận đánh giá rủi ro thiên nhiên bão, lũ lụt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.25 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ
TIỂU LUẬN
MÔN:
ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ THIÊN TAI

Giảng viên: PGS.TS Vũ Văn Phái
Học viên: Đặng Thị Bích Hạnh
Lớp: Cao học địa lý – K12
Chuyên ngành: QLTNMT

Hà Nội - 2014

MỤC LỤC
1. Lý do chọn hướng/vấn đề nghiên cứu 1
2. Nội dung nghiên cứu 1
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1
2.2.1. Bão và Áp thấp nhiệt đới: 1
2.3. Thiệt hại về bão lũ tại Quảng Ngãi: 11
2.3. Giải pháp quản lý 12
2.3.1. Giải pháp hành chính 12
2.3.2. Giải pháp kinh tế 14
2.3.3. Giải pháp kỹ thuật 14
3. Kết luận và kiến nghị 16
4. Tài liệu tham khảo 17
Môn: Đánh giá rủi ro và quản lý thiên tai
Họ tên: Đặng Thị Bích Hạnh
Lớp: Cao học địa lý K12
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên môi trường
1. Lý do chọn hướng/vấn đề nghiên cứu
Với vị trí địa lý giáp biển, hàng năm, Việt Nam phải đối mặt với nhiều loại hình


thiên tai khác nhau đặc biệt là bão và lũ. Những tổn thất do thiên tai gây ra ước tính từ
1-1,5% GDP, đã tác động xấu đến nhiều mặt về phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu biểu hiện ngày càng rõ nét ở Việt Nam, công
tác dự báo thiên tai sẽ ngày càng khắc nghiệt, khó lường.
So với mặt bằng cả nước, khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung trong đó có
Quảng Ngãi là vùng kinh tế khó phát triển nhất một phần do điều kiện đất đai, sinh vật
nghèo nàn; một phần do hàng năm địa phương phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai, bão
lũ, hạn hán… ảnh hưởng đến nền kinh tế chủ yếu là nông, ngư nghiệp.
Nội dung của tiểu luận này trình bày Tổng quan các vấn đề liên quan đến bão lũ
khu vực Quảng Ngãi và cả miền Trung; tổng quan các thiệt hại do bão lũ tính từ năm
1964 đến nay đồng thời nêu ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu và phòng tránh thiên
tai mùa mưa lũ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Bão và Áp thấp nhiệt đới:
a. Khái niệm:
Bão và ATNĐ được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ): là một vùng gió
xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc
bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất
khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường thấp hơn
1000mb.
Như vậy có thể xem bão là một trận gió xoáy từ các phía thổi vào vùng trung tâm
bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm cây số một giờ,
nhưng chính giữa lại là một vùng gió tương đối nhẹ hay lặng gió gọi là mắt bão.
Không khí chung quanh dồn vào giữa không phải theo những đường thẳng mà theo
hình xoắn ốc. Ở Bắc bán cầu, gió xoáy thổi ngược chiều kim đồng hồ. Trong một trận
bão, ở tầng gần mặt đất không khí bốn bề chạy vào giữa, đến vùng giữa bão thì không
khí thổi lên cao, lên đến các tầng cao hơn nữa thì tỏa ra tứ phía. Bão bắt nguồn từ các
vùng biển nhiệt đới, bão chuyển động một khối không khí ẩm rất lớn. Không khí ẩm
1

đó càng lên cao thì hơi nước mà nó chứa đọng lại thành mây và mưa càng nhiều, cho
nên vùng bão không những có gió mạnh mà lại có mây đặc phủ kín và mưa nhiều.
b. Phân loại bão và áp thấp nhiệt đới
Dựa vào tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới, Tổ chức
Khí tượng thế giới (WMO) quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới như sau:
Bảng Phân loại bão theo sức gió mạnh nhất và mức độ ảnh hưởng:
Cấp bão
Gió cực đại
(km/h)
Cấp gió
(beaufort)
Mức độ ảnh hưởng
(do sức gió)
Áp thấp nhiệt đới
(Tropical Depression)
39 - 61 6 – 7
Cây cối rung chuyển, khó đi ngược
gió. Biển động
Bão
(Tropical Storm)
62 – 88 8 – 9
Bẻ gẫy cành cây lớn, tốc mái nhà,
không thể đi ngược gió. Biển động
rất mạnh.
Bão mạnh
(Severe Tropical Storm)
89 – 117 10 - 11
Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện,
gây thiệt hại rất nặng. Biển động dữ
dội làm đắm tàu thuyền

Bão rất mạnh
³118 ³12
Sức phá hại cực kỳ lớn. Sóng biển
cực kỳ mạnh làm đắm tàu biển có
trọng tải lớn
c. Cấu trúc của bão
Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở
chính giữa và thành mắt bão nằm ở ngay sát mắt bão. Ở nửa dưới của khí quyển,
không khí chuyển động xoắn vào tâm theo ngược chiều kim đồng hồ, chuyển động
thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược
lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão, không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên
vùng quang mây ở mắt bão.
Mắt bão: Mắt bão là vùng tương đối lặng gió, quang mây, có đường kính khoảng
30- 60 km. Khi ở trong khu vực bão, người ta thường rất ngạc nhiên khi thấy gió và
mưa đang rất dữ dội lại đột nhiên ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, đó là khi mắt bão đi
qua. Thành mắt bão: Đó là tường mây dày xung quanh mắt bão gồm các đám mây
giông phát triển lên rất cao. Đây là nơi có gió mạnh nhất trong bão.
Các dải mưa xoắn: Các dải mây mưa ở rìa ngoài của bão có thể trải xa cách tâm bão
hàng trăm kilômet. Những dải mây giông dày đặc này chuyển động xoắn chậm theo
ngược chiều kim đồng hồ, có độ rộng từ khoảng vài kilômét đến vài chục kilômét và
dài khoảng từ 80 đến 500 km.
2
Kích thước của bão: Kích thước đặc trưng của bão khoảng vài trăm kilômét, nhưng
có thể biến đổi đáng kể. Kích thước của bão không nhất thiết biểu hiện cho cường độ
bão.
- Sự di chuyển của bão
Tốc độ và hướng di chuyển của bão phụ thuộc vào sự tương tác rất phức tạp giữa
hoàn lưu nội tại của cơn bão và hoàn lưu của khí quyển xung quanh. Có thể coi khối
không khí xung quanh cơn bão như là một “dòng sông” không khí luôn chuyển động
và biến đổi.

Tốc độ di chuyển trung bình của bão vào khoảng 10- 25 km/giờ. Tuy nhiên, có
những cơn bão di chuyển rất chậm hoặc hầu như đứng yên, và cũng có những cơn
khác lại di chuyển rất nhanh.
Hoàn lưu gió bão và phía bên phải của bão: Ở bắc bán cầu, gió bão xoáy xung
quanh tâm theo ngược chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là hướng gió tại một
điểm sẽ phụ thuộc vào vị trí của tâm bão.
2.1.2. Lũ lụt
a. Khái niệm lũ, lụt, lũ quét.
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau
đó giảm dần. Lũ trong sông ở nước ta chủ yếu do mưa trên lưu vực, song cũng có thể
là do vỡ đê, vỡ đập, hoặc các dạng tắc ứ tạm thời dòng chảy trong các lòng dẫn,
Những đặc trưng chính của lũ là lưu lượng hoặc mực nước cao nhất; tổng lượng lũ,
thời gian duy trì sóng lũ trong sông, tốc độ và thời gian truyền sóng lũ về hạ lưu,
Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ gây ra. Lụt có thể do lũ
lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê) hoặc làm vỡ các công trình ngăn lũ vào các vùng
trũng; có thể do nước biển dâng khi gió bão làm tràn ngập nước vùng ven biển.
Lũ quét là một loại lũ lớn, xảy ra bất ngờ trên các sông suối miền núi, duy trì
trong một thời gian ngắn (lên nhanh và xuống nhanh), dòng chảy xiết có hàm lượng
chất rắn cao và có sức tàn phá lớn. Lũ quét có tính chất và đặc điểm khác biệt là lũ
diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp.
b. Đặc điểm chung của lũ ở Trung Bộ
Hàng năm, mùa lũ diễn ra khác nhau ở các vùng. Tuỳ theo điều kiện địa lý tự
nhiên và thời tiết hàng năm mà mùa lũ có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn. Lũ xảy ra
quá sớm hoặc quá muộn cũng như các trận lũ lớn đều có thể gây thiệt hại nghiêm
trọng.
Mùa mưa, lũ. Mùa lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi- từ tháng 9 đến 12.
Dòng chảy phân phối không đều trong mùa lũ.
3
Trên các sông Trung Bộ thường vào tháng 10, 11. Rõ ràng dòng chảy mùa lũ,

trên thực tế, chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Đây là thời kỳ lũ, lụt lớn thường xảy ra
nhất trong năm.
Cường suất lũ, biên độ lũ, đỉnh lũ trên các sông thường rất lớn, lũ ác liệt, tập
trung nhanh về đồng bằng nhỏ hẹp hạ lưu. Cường suất lũ, biên độ lũ, đỉnh lũ, từ đó là
diễn biến lũ, lụt, ở các vùng cũng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện trên mỗi lưu
vực sông.
Ở miền Trung cường suất lũ trên các sông ở vùng núi có thể lên đến 2-5mét/giờ;
ở đồng bằng hạ lưu các sông, có thể 0,5- 1mét/giờ. Biên độ lũ trên các sông miền núi
có thể đạt 10-15 mét, có nơi đạt trên 20 mét. Biên độ lũ trên sông ở vùng đồng bằng
thường từ 3- 8 mét. Trong điều kiện hiện nay ở các vùng khác, thì độ sâu ngập lụt đều
rất lớn, thường từ 2- 4 mét, có nơi tới trên 4- 6 mét, như năm 1999 ở Thừa Thiên Huế.
2.2. Hiện trạng vấn đề thiên tai bão, lũ tại Quảng Ngãi
Bão:
Bão và áp thấp nhiệt đới thường phát sinh ở vùng biển Thái Bình Dương hoặc ở
biển Đông. Bão thường đổ bộ vào bờ biển nước ta từ tháng VII đến tháng XI, vào các
tháng VII, VIII đường đi của bão thường hướng vào đoạn bờ biển Bắc bộ, càng vào
phía Nam, bão đổ bộ càng muộn dần.
Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Quảng Ngãi thường trùng vào mùa mưa
(tháng IX đến tháng XII). Các cơn bão đổ bộ vào Quảng Ngãi thường gây ra gió mạnh
và mưa rất lớn hoặc các cơn bão đổ bộ vào các vùng lân cận cũng thường gây ra mưa
lớn ở vùng nghiên cứu. Mặt khác địa hình vùng nghiên cứu rất thuận lợi cho việc đón
gió bão và mưa bão, do đó cần chú ý công tác phòng chống lũ lụt. Hàng năm mưa bão
lũ lụt gây những tác hại nghiêm trọng làm thiệt hại người, vật chất và huỷ hoại môi
trường, cảnh quan. Tại Quảng Ngãi, bão thường tập trung vào tháng IX, X và tháng
XI. Khả năng xuất hiện vào tháng X là lớn nhất, tuy nhiên mùa bão diễn biến khá
phức tạp qua các năm: có năm bão ảnh hưởng sớm, có năm muộn, có năm lại không có
bão ảnh hưởng.
Bão thường gây ra mưa lớn dữ dội, lượng mưa có thể đạt 400-500mm ngày hoặc lớn
hơn.
- Theo thống kê từ năm từ 1891 - 1999, tổng số cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt

nam có 526 cơn, trung bình mỗi năm 4,83 cơn/năm nhưng trong 39 năm trở lại đây (từ
1961 - 1999) bão xuất hiện nhiều hơn (248 cơn), trung bình 6,36 cơn/năm. Đặc biệt là
từ Quảng Ngãi trở vào có 47 cơn (trong 39 năm), trung bình 1,21 cơn/năm, trong khi 7
thập kỷ trước đó (1891-1960) chỉ xuất hiện 20 cơn, trung bình chỉ có 0,29 cơn/năm.
- Sức gió mạnh nhất của bão : 60% số cơn bão từ cấp 10 trở lên, trung bình cứ 2 -
3 năm có một cơn bão mạnh cấp 11, 12 trở lên.
4
Chế độ mưa:
* Biến động của mưa năm theo không gian:
Nhìn chung trong lưu vực lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ
Tây sang Đông. Vùng mưa lớn chủ yếu ở vùng núi cao như Trà Bồng, Ba Tơ, Giá Vực từ
3200 - 4000mm và vùng trung du, đồng bằng ven biển lượng mưa chỉ còn 1700 - 2200
mm.
* Biến động của mưa năm theo thời gian :
Theo thời gian sự biến động của mưa năm ở vùng nghiên cứu khá lớn. Hệ số biến
sai Cv lượng mưa năm đạt từ 0,30 đến 0,50, nguyên nhân là do khu vực này chịu ảnh
hưởng trực tiếp của bão và các nhiễu động thời tiết từ biển Đông làm cho lượng mưa
hàng năm không ổn định. Năm mưa nhiều có thể gấp 3-4 lần năm mưa ít, năm 1996,
1998 và năm 1999 là năm mưa nhiều và đều khắp vùng nghiên cứu, năm 1999 đạt
5095 mm tại Giá Vực, 4557,7 mm tại Sơn Hà, 6520 mm tại Ba Tơ, 5157 mm tại Sơn
Giang và 3947 mm tại Quảng Ngãi. Nhưng năm 1982 là năm mưa ít nhất với lượng
mưa đo được ở tại Giá Vực 1299 mm, tại Sơn Hà 2007,9 mm, tại Trà Bồng 2671.2
mm, tại Ba Tơ 1952,6 mm, tại Sơn Giang 1975,6mm và 1373,9 mm tại Quảng Ngãi.
Bảng 1: TẦN SUẤT MƯA NĂM Ở MỘT SỐ TRẠM.
Trạm Thời kỳ Xbq Cv Cs Xp %(mm)
25 50 75 90
Quảng Ngãi 76-01 2428 0.32 1.20 2833 2279 1861 1585
Trà Khúc 77-01 2344 0.33 1.32 2731 2182 1779 1524
Sơn Giang 77-01 3471 0.33 1.32 4046 3232 2636 2257
Sơn Hà 77-01 2985 0.25 1.30 3362 2831 2441 2191

An Chỉ 77-01 2468 0.33 1.00 2917 2336 1874 1550
Trà Bồng 77-01 3458 0.32 0.64 4131 3346 2668 2141
Giá Vực 78-01 3315 0.40 0.60 4121 3184 2366 1724
Ba Tơ 77-01 3486 0.38 1.80 4041 3125 2538 2230
Minh Long 78-00 3240 0.48 1.20 4050 2942 2105 1551
Mộ Đức 77-01 1957 0.35 1.05 2330 1841 1458 1192
Đức Phổ 77-01 1827 0.50 0.50 2394 1752 1178 717
Sa Huỳnh 79-00 1713 0.55 1.65 2133 1474 1033 786
)* Biến động của mưa theo mùa
Theo chỉ tiêu phân mùa nếu coi thời gian mùa nhiều mưa bao gồm những tháng
có lượng mưa lớn hơn lượng mưa bình quân tháng trong năm và đạt trên 50% tổng số
năm quan trắc. Theo chỉ tiêu này phân bố của mưa theo mùa của vùng nghiên cứu có 2
mùa: mùa mưa và mùa khô:
- Mùa mưa ngắn chỉ từ 3 - 4 tháng, từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, Mùa
mưa phù hợp với mùa lũ trên các lưu vực sông và trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc
và bão hoạt động trên biển Đông. Lượng mưa trong mùa mưa ở đây chiếm từ 70% -
80% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất thường xảy ra vào tháng X, XI
có thể đạt từ 600 đến 900 mm/tháng như tại Giá Vực lượng mưa trung bình tháng XI
5
đạt 904,2 mm, tại Ba Tơ đạt 887,5mm, tại Sơn Giang 923,6 mm, Lượng mưa trung
bình tháng X tại An Chỉ 666,7mm, tại Quảng Ngãi 649,9 mm.
- Trong khi đó mùa khô kéo dài 8 - 9 tháng, từ tháng I đến tháng VIII với lượng
mưa chỉ chiếm 30% - 35% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ ít mưa nhất trong vùng
thường tập trung vào 3 tháng từ tháng II đến tháng IV lượng mưa trong 3 tháng chỉ
chiếm khoảng 3¸5% lượng mưa năm.
Tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường là tháng II với lượng mưa chỉ chiếm xấp xỉ
1%-2% lượng mưa năm.
Và do địa hình trong vùng nghiên cứu xuất hiện các đỉnh mưa phụ vào tháng V
và tháng VI, ở thời kỳ này gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam hoặc Đông Nam thổi tới,
càng về phía Tây của tỉnh lượng mưa này càng rõ nét hơn với lượng mưa trung bình

tháng chiếm khoảng 4-7% lượng mưa năm, tuy nhiên giá trị bình quân của tháng V và
tháng VI cũng không vượt quá giá trị bình quân các tháng trong năm.
Như vậy, qua biến trình mưa trong vùng cho thấy sự chênh lệch giữa tháng mưa
nhiều và tháng mưa ít khoảng 400 - 800 mm. Tức là tháng mưa nhiều có tổng lượng
mưa gấp 1,5- 20 lần tháng mưa ít. Sự phân phối mưa trong năm rất không đồng đều,
đó là điều không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp .
6
Bảng 2: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG VÀ TỶ LỆ SO VỚI LƯỢNG MƯA
NĂM CỦA MỘT SỐ TRẠM THUỘC VÙNG NGHIÊN CỨU
Đơn vị : mm
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Trà Bồng 102.2 38.8 49.4 72.9 243.2 238.3 213.1 218.5 301.1 801.3 803.9 375.2 3458.0
Tỷ lệ (%) 2.95 1.12 1.43 2.11 7.03 6.89 6.16 6.32 8.71 23.17 23.25 10.85 100.0
Châu ổ 86.6 34.0 17.5 19.2 87.5 129.2 54.3 106.4 286.8 563.1 522.1 240.3 2147.0
Tỷ lệ (%) 4.03 1.58 0.82 0.90 4.08 6.02 2.53 4.96 13.36 26.23 24.32 11.19 100.0
Giá vực 69.7 25.0 35.0 82.9 193.4 162.2 103.9 119.5 334.8 829.8 904.2 454.3 3314.6
Tỷ lệ (%) 2.10 0.75 1.06 2.50 5.84 4.89 3.13 3.61 10.10 25.03 27.28 13.71 100.0
Sơn Hà 80.0 33.8 41.0 74.7 208.9 181.9 155.7 174.8 305.0 699.0 725.9 304.7 2985.4
Tỷ lệ (%) 2.68 1.13 1.37 2.50 7.00 6.09 5.22 5.86 10.21 23.41 24.31 10.21 100.0
Sơn giang 108.6 45.2 55.0 77.8 212.4 201.2 157.0 190.1 296.5 767.5 923.6 436.5 3471.3
Tỷ lệ (%) 3.13 1.30 1.58 2.24 6.12 5.80 4.52 5.48 8.54 22.11 26.61 12.57 100.0
Trà Khúc 102.9 33.1 38.7 33.6 103.8 95.8 62.6 123.4 301.0 628.7 542.2 277.7 2343.6
Tỷ lệ (%) 4.39 1.41 1.65 1.44 4.43 4.09 2.67 5.27 12.85 26.83 23.14 11.85 100.0
Quảng Ngãi 112.0 35.9 40.8 35.4 105.4 100.2 75.6 131.2 296.7 649.9 561.4 283.9 2428.4
Tỷ lệ (%) 4.61 1.48 1.68 1.46 4.34 4.13 3.11 5.40 12.22 26.76 23.12 11.69 100.0
Cổ Luỹ 60.2 23.2 18.0 16.8 132.1 107.6 60.0 89.9 235.9 430.0 433.4 200.5 1807.7
Tỷ lệ (%) 3.33 1.28 1.00 0.93 7.31 5.95 3.32 4.98 13.05 23.79 23.98 11.09 100.0
Ba Tơ 135.2 60.2 61.3 79.3 200.0 181.3 108.4 164.9 328.9 759.5 887.5 519.1 3485.6
Tỷ lệ (%) 3.88 1.73 1.76 2.28 5.74 5.20 3.11 4.73 9.44 21.79 25.46 14.89 100.0
An Chỉ 111.4 35.5 41.1 31.7 104.0 98.6 75.7 122.9 271.1 666.7 607.1 302.0 2467.6

Tỷ lệ (%) 4.51 1.44 1.67 1.28 4.21 3.99 3.07 4.98 10.99 27.02 24.60 12.24 100.0
Sông Vệ 96.6 14.7 13.8 11.4 55.6 144.8 39.6 113.5 257.1 539.8 497.8 241.7 2026.4
Tỷ lệ (%) 4.77 0.73 0.68 0.56 2.74 7.14 1.95 5.60 12.69 26.64 24.57 11.93 100.0
Mộ Đức 70.9 25.6 21.8 32.3 76.5 65.2 30.9 73.1 255.9 577.6 470.2 257.0 1957.0
Tỷ lệ (%) 3.62 1.31 1.11 1.65 3.91 3.33 1.58 3.73 13.07 29.51 24.03 13.13 100.0
Đức Phổ 55.2 16.3 22.5 25.8 55.7 55.5 21.4 55.1 233.7 551.8 517.7 216.8 1827.5
Tỷ lệ (%) 3.02 0.89 1.23 1.41 3.05 3.04 1.17 3.01 12.79 30.19 28.33 11.86 100.0
Sa Huỳnh 51.7 10.7 17.8 21.5 67.9 84.7 37.5 55.1 241.2 488.5 438.5 198.0 1713.1
Tỷ lệ (%) 3.02 0.63 1.04 1.25 3.96 4.94 2.19 3.22 14.08 28.52 25.59 11.56 100.0
Minh Long 127.8 43.1 51.7 64.2 179.7 148.3 100.5 157.5 318.3 733.3 786.5 528.7 3239.7
Tỷ lệ (%) 3.94 1.33 1.60 1.98 5.55 4.58 3.10 4.86 9.82 22.64 24.28 16.32 100.0
7
Bảng 3: LƯỢNG MƯA MÙA LŨ, MÙA KIỆT VÀ TỶ LỆ SO VỚI LƯỢNG MƯA
NĂM
Trạm X Năm
(mm)
X Mùa mưa
(IX-XII)
(mm)
Tỷ lệ (%) X Mùa khô
(I-VIII)
(mm)
Tỷ lệ (%)
Trà Bồng
3458.0 2281.5 65.98 1176.5 34.02
Châu ổ
2147.0 1612.3 75.10 534.7 24.92
Giá vực
3314.6 2523.1 76.12 791.6 23.88
Sơn Hà

2985.4 2034.5 68.15 950.9 31.85
Sơn giang
3471.3 2424.0 69.83 1047.3 30.17
Trà Khúc
2343.6 1749.7 74.66 593.9 25.34
Quảng Ngãi
2428.4 1791.9 73.79 636.5 26.21
Cổ Luỹ
1807.7 1299.8 71.91 507.8 28.10
Ba Tơ
3485.6 2495.0 71.58 990.6 28.42
An Chỉ
2467.6 1846.9 74.84 620.8 25.16
Sông Vệ
2026.4 1536.4 75.83 490.0 24.17
Mộ Đức
1957.0 1560.7 79.75 396.3 20.25
Đức Phổ
1827.5 1520.0 83.17 307.5 16.83
Sa Huỳnh
1713.1 1366.2 79.75 346.9 20.25
Minh Long
3154.7 2281.9 72.33 872.8 27.68
* Mưa thời đoạn ngắn
Qua tính toán thống kê tài liệu mưa thực đo tại các trạm trong và lân cận vùng
nghiên cứu cho thấy thời gian mưa của các trận mưa lớn thường kéo dài từ 3 đến 5
ngày nhưng lượng mưa lớn nhất trong trận chỉ từ 1 đến 3 ngày. Lượng mưa lớn nhất
thời đoạn 1, 3, 5, 7 ngày liên tục thường tập trung vào tháng X và tháng XI là thời
gian thường bị ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và các đợt không khí lạnh.
Lượng mưa 1 ngày có thể đạt trên 700 mm ngày. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được

đạt 723,2 mm ngày 3/XII/1986 tại Giá Vực, ngày 19/XI/1987 đã gây mưa rất lớn ở
vùng hạ du như tại Quảng Ngãi đạt 429,2 mm, Trà Khúc 513 mm, An chỉ 599,7 mm.
Đặc biệt trận mưa lũ tháng XI và tháng XII năm 1999 đã gây mưa rất lớn trên vùng
nghiên cứu, lượng mưa 1 ngày max đạt 677,2 mm tại Sơn Giang, 639,5 mm tại Ba Tơ.
Lượng mưa 3 ngày max ở đợt mưa này đạt1694,8 mm tại Ba Tơ, 1598,4 mm tại Sơn
Giang, 584,5 mm tại Quảng Ngãi và đặc biệt lượng mưa 5 ngày max của đợt này đạt
từ 1200 – 2000 mm tại các vị trí Ba Tơ, Giá Vực, Sơn Giang.
Cường độ mưa lớn là nguyên nhân sinh ra lũ lụt và xói mòn trên lưu vực.
Lượng mưa thời đoạn ngày lớn nhất đã quan trắc được thể hiện trong bảng dưới
Bảng 4: LƯỢNG MƯA NGÀY LỚN NHẤT Ở CÁC VỊ TRÍ
Trạm X1 ngày max X3 ngày max X5 ngày max X7 ngày max
8
X1
max
(mm)
Ngày
X3
max
(mm)
Năm
X5
max
(mm)
Năm
X7 max
(mm)
Năm
Quang̉
Ngaĩ
429.2 19/XI/87 602.2 1987 792.3 1999 913.9 1999

Trà Khúc
513.0 19/XI/87 668.8 1987 744 1999 857.1 1999
Ba Tơ
639.5 3/XII/99 1694.8 1999 2000.2 1999 2155.5 1999
Giá Vực
723.2 3/XII/86 1227.7 1986 1298.2 1986 1339.3 1986
Sơn Giang
677.2 4/XII/99 1598.4 1999 1800.5 1999 1908.8 1999
An Chỉ
599.7 19/XI/87 770.9 1987 778.1 1999 905.9 1999
Mộ Đức
433.0 24/XI/93 595.0 1993 682.0 1993 717.0 1993
Đức Phổ
425.5 24/XI93 709.0 1998 743.0 1998 745.0 1998
Sơn Hà
578.0 3/XII/86 924.0 1999 1010.5 1999 1052.0 1999
Lượng mưa lớn nhất thời đoạn 1, 3, 5, 7 ngày liên tục biến động khá lớn với hệ
số Cv đạt từ 0,35 - 0,8 và các thông số thống kê, lượng mưa thiết kế thời đoạn 1, 3, 5,
7 ngày liên tục lớn nhất như sau:
Bảng 5: CÁC ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ MƯA LỚN NHẤT THỜI ĐOẠN 1,3,5,7
NGÀY LỚN NHẤT
Tên trạm
Từ năm
đến năm
Thời
đoạn
X Cv Cs Xp % (mm)
1% 2% 5% 10%
Sơn
Giang

1976-
2001
1
3
5
7
325.0
541.0
636.0
720.0
0.48
0.70
0.68
0.65
1.90
2.80
2.25
2.10
881
2039
2250
2434
773
1703
1917
2090
632
1283
1491
1644

527
988
1179
1315
Quảng
Ngãi
1976-
2001
1
3
5
7
218.0
370.0
450.0
505.0
0.45
0.35
0.38
0.40
1.20
0.70
0.76
1.00
528
736
941
1117
476
682

867
1019
405
605
763
883
349
542
678
775
Trà Khúc 1976-
2001
1
3
5
7
216.0
350.0
426.0
488.0
0.55
0.40
0.38
0.37
2.50
1.20
0.76
1.00
672
792

891
1035
574
718
821
947
450
616
722
826
361
537
642
729
Ba Tơ 1976-
2001
1
3
5
7
291.0
510.0
620.0
700.0
0.50
0.80
0.75
0.75
2.00
2.50

2.00
2.25
817
2077
2301
2660
713
1741
1968
2256
578
1315
1537
1738
478
1009
1216
1359
Giá Vực 1976-
2001
1
3
5
7
275.0
501.0
617.0
695.0
0.70
0.62

0.56
0.53
2.10
1.60
1.00
0.53
980
1557
1664
1693
838
1363
1496
1552
655
1106
1264
1351
520
910
1078
1183
9
Tên trạm
Từ năm
đến năm
Thời
đoạn
X Cv Cs Xp % (mm)
1% 2% 5% 10%

An Chỉ 1977-
2001
1
3
5
7
220.0
378.0
465.0
520.0
0.65
0.50
0.42
0.40
2.00
1.00
0.42
0.30
737
951
979
1050
635
859
909
980
502
732
808
879

403
630
722
792
Mộ Đức 1976-
2001
1
3
5
7
200.0
330.0
395.0
445.0
0.50
0.42
0.40
0.38
1.75
0.42
0.00
0.00
548
695
763
838
483
645
720
792

396
573
655
723
330
513
598
662
Đức Phổ 1976-
2001
1
3
5
7
210.0
336.0
390.0
450.0
0.54
0.53
0.50
0.45
1.20
1.06
0.50
0.45
568
883
914
987

508
794
841
913
426
671
736
807
361
573
648
717
Sơn Hà 1976-
2001
1
3
5
7
285.0
455.0
522.0
584.0
0.50
0.50
0.48
0.45
1.00
1.00
0.80
0.45

717
1145
1248
1281
648
1034
1137
1185
552
881
982
1047
475
759
856
931
Trà Bồng 1976-
2001
1
3
5
7
255.0
445.0
545.0
620.0
0.45
0.50
0.47
0.47

0.90
1.50
1.50
1.00
595
1189
1401
1503
542
1055
1247
1361
468
876
1042
1166
408
739
883
1009
Qua kết quả tính toán cho thấy lượng mưa thiết kế 5 ngày max ứng với tần suất
10% tại vùng nghiên cứu có thể đạt tới 600 mm đến 1200 mm.
Lượng mưa 1 ngày lớn nhất thường có quan hệ với lượng mưa 3, 5, 7 ngày
lớn nhất của một trận mưa qua biểu thức:X
T
= X
1
x T
m
Trong đó : X

T
: Lượng mưa T ngày lớn nhất trong trận mưa
X
1
: Lượng mưa 1 ngày lớn nhất trong trận mưa tương ứng
T : Thời gian mưa tính theo ngày
m : hệ số triết giảm lượng mưa theo thời gian và không gian
Từ số liệu thực đo, xác định được hệ số m theo thời gian T tại một số trạm
đo được tính trung bình như sau:
Bảng 6: HỆ SỐ m TÍNH BÌNH QUÂN CHO CÁC VỊ TRÍ TRẠM ĐO MƯA
TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU
Trạm đo T = 3 ngày T = 5 ngày T = 7 ngày
Trà Bồng 0.515 0.478 0.460
Châu ổ 0.502 0.439 0.415
Giá vực 0.537 0.481 0.459
Sơn Hà 0.426 0.372 0.368
10
Sơn giang 0.447 0.399 0.393
Trà Khúc 0.444 0.421 0.419
Quảng Ngãi 0.489 0.449 0.430
Cổ Luỹ 0.412 0.398 0.397
Ba Tơ 0.475 0.437 0.424
An Chỉ 0.480 0.460 0.438
Sông Vệ 0.430 0.394 0.395
Mộ Đức 0.467 0.430 0.415
Đức Phổ 0.440 0.394 0.398
Sa Huỳnh 0.409 0.383 0.388
2.3. Thiệt hại về bão lũ tại Quảng Ngãi:
- Tính từ năm 1964 trở lại đấy, miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng
phải gánh chịu nhiều cơn lũ lớn. Mưa lớn gây lũ lụt ở vùng thượng lưu và vùng đồng

bằng với tần suất trong năm ngày càng tăng, cường độ mưa ngày càng lớn và diễn biến
phức tạp.
- Trong năm 1999, những trận mưa liên tục kéo dài trong một tháng đã đẩy mực
nước các sông lớn ở miền Trung lên nhanh kỷ lục. Lượng mưa từ ngày 2 đến ngày
3/11 tại Huế đạt kỷ lục 1.384mm, là lượng mưa ngày lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng
sau kỷ lục 1.870mm đo được tại Cilaos tại Pháp. Tiếp đến là các trận mưa lớn từ ngyaf
1 đến ngày 7/12 trên đất Quảng Nam, Quảng Ngãi với tổng lượng mưa 2.192mm trên
thượng lưu sông Tam Kỳ (Quảng Nam) và 2.011mm tại Ba Tơ (Quảng Ngãi).
- Đến năm 2009, miền Trung tiếp tục đón 11 cơn bão, 4 cơn áp thấp nhiệt đới gây
4 trận lũ, trong đó có cơn lũ lớn đi theo sau cơn bão số 9 được xem là cơn lũ lịch sử.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, kể từ năm 1969,
bão số 9 là một trong những cơn bão mạnh nhất tại Việt Nam (cường độ gió cấp 12,
giật cấp 14-15), đổ bộ vào 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi trưa 1-10-2009, vùng
ảnh hưởng của gió mạnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum, gây thiệt hại rất lớn
cho các tỉnh này. Bão số 9 đã làm 163 người chết, 11 người mất tích và 629 người bị
thương; 21.610 nhà bị sập, trôi; 258.260 nhà hư hại và 294.710 nhà bị ngập. Ngoài ra
bão lũ còn gây rất nhiều thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản, giao thông, điện, thủy lợi
với tổng thiệt hại ước tính 14.014 tỷ đồng.
- Năm 2010, tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng trực tiếp của 6 cơn bão, 4 đợt áp
thấp nhiệt đới, 3 cơn lũ và 2 đợt tố lốc. Bão lũ đã làm 32 người chết và mất tích, 45
người bị thương, trên 200 căn nhà bị sập đổ, hư hỏng, 22 tàu thuyền bị chìm. Bão lũ
cũng làm thiệt hại hàng trăm hạng mục công trình hạ tầng giao thông, thuỷ lợi và các
công trình phục vụ dân sinh. Tổng thiệt hại tài sản do mưa lũ gây ra trên 474 tỷ đồng.
Để khắc phục thiệt hại, Trung ương đã hỗ trợ cho Quảng Ngãi 40 tỷ và 2.000 tấn gạo.
11
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã xuất Quỹ dự phòng 10 tỷ đồng. UBMTTQ VN tỉnh Quảng
Ngãi cũng đã tiếp nhận và phân bổ hơn 10 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu
quả thiên tai.
Trận lũ quét sườn dốc xảy ra ngay tại vùng núi sát biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Do mưa lớn, nước lũ từ trên núi Đồng Tranh chiều 14/11/2010 đổ dồn về xuôi, xén đôi
tuyến đường về làng chài Phước Thiện, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cô lập 1.500
hộ dân, làm rung chuyển hàng nghìn mái nhà. Lũ quét đã khoét sâu tuyến đường độc
đạo về làng chài Phước Thiện kéo dài hơn 10 mét, kèm theo một điểm sạt lở núi với
hàng nghìn mét khối đất đá chắn ngang đường, cô lập hoàn toàn 1.500 hộ dân với
khoảng 6.000 nhân khẩu sinh sống nơi đây. Trận lũ còn cuốn 9 ngôi nhà, cắt đôi khu
dân cư ở xóm 3, thôn Phước Thiện, biến con đường giữa làng chài thành một dòng
sông chảy xiết ra đến mép biển.
Quảng Ngãi cũng là địa phương có số lượng tàu thuyền khá lớn với trên 5.600
chiếc và hơn bốn vạn lao động trực tiếp sản xuất trên biển. Theo số liệu thống kê, từ
năm 2005 đến 2010, đã có trên 430 tàu thuyền bị chìm và hư hỏng, cùng với 140 ngư
dân đã chết và bị thương do thiên tai gây ra. Công tác di dời dân ở những vùng có
nguy cơ sạt lở, những vùng xung yếu, trọng điểm thường xảy ra lũ, bão, triều cường,
nứt núi, với hàng trăm hộ dân chưa được di dời đến nơi ở ổn định. Đây là những nỗi lo
thường trực của các cấp chính quyền và ngành chức năng trong tỉnh mỗi khi mùa mưa,
bão đến.
- Năm 2011, miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 cơn bão mạnh, làm 27
người chết trong số đó 3 người là người Quảng Ngãi. Hư hại nhiều về tài sản, người
dân phải đối phó với nhiều khó khăn sau bão như lụt lội, ngập úng.
- Năm 2012, miền Trung chịu ảnh hưởng của 5 cơn bão bắt đầu từ tháng I tới
tháng XII. Không chỉ thiệt hại về cơ sở vật chất, nhiều người bị nước cuốn trôi. Nhiều
công trình giao thông, cơ sở hạ tầng bị sạt lở và hư hại nặng trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
- Năm 2013, miền Trung hứng chịu trực tiếp 6 cơn bão lớn nhỏ, trong đó mạnh
nhất là cơn bão số 11, thiệt hại ước tính hơn 1500 tỉ đồng. Chịu hậu quả nặng nhất là
các thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
2.3. Giải pháp quản lý
Trong Quyết định Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai đến năm 2020 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thông qua các nhiệm vụ
và giải pháp chung trong công tác quản lý, ứng phó thiên tai như sau:

2.3.1. Giải pháp hành chính
a) Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách
12
- Nghiên cứu xây dựng Luật Phòng, chống thiên tai trên cơ sở Pháp lệnh Phòng,
chống lụt, bão, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của đất nước. Ban hành các chính sách
cứu trợ thiên tai cho từng vùng: sống chung với lũ, phân lũ, chậm lũ, vùng có nguy cơ
cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất,
- Bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong quá trình
lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Có chính sách khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp
tác quốc tế, huy động nguồn lực.cho lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
Lập quy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai để từ đó
có chính sách phù hợp cho những vùng, địa phương, các khu vực trọng điểm, làm cơ
sở cho việc chủ động phòng tránh; ban hành các quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xây
dựng công trình trong các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai; điều
chỉnh, bổ sung các quy chế, quy chuẩn về dự báo thiên tai.
b) Hoàn thiện tổ chức
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương.
- Rà soát, bổ sung hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế
phối hợp của các Ban Chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn từ
trung ương đến địa phương và các Bộ, ngành liên quan.
- Chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai. Nâng cấp các trụ sở làm việc đồng thời đầu tư trang thiết bị và công nghệ bảo đảm
điều kiện làm việc cho các cơ quan chỉ đạo phòng, chống giảm nhẹ thiên tai ở các cấp.
- Khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ quản lý thiên tai, các cơ sở đào tạo,
huấn luyện, các đơn vị dịch vụ công phục vụ cho phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
c) Xã hội hóa và phát triển nguồn nhân lực
- Thực hiện chính sách xã hội hóa đối với công tác phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai, trong đó: tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình xây dựng văn

bản pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch, quản lý và giám sát việc thực hiện các chương
trình, dự án tại địa phương.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng. Xây dựng
năng lực tự phòng ngừa thiên tai, phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành
đùm lá rách trong cứu trợ thiên tai. Tổ chức lực lượng tự ứng phó tự nguyện của cộng
đồng để tham gia cứu hộ, cứu nạn. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội
trong các hoạt động chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả. Phát triển lực lượng tình
nguyện viên trong công tác tuyên truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản
xuất Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có các hình thức hỗ trợ
đa dạng, hiệu quả cho người dân và địa phương bị thiên tai.
13
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai. Đặc biệt nguồn nhân lực cho bộ máy tổ chức quản lý, tham mưu, điều
hành công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
2.3.2. Giải pháp kinh tế
- Ngân sách nhà nước đảm bảo cho việc đầu tư các dự án phòng, chống, giảm
nhẹ thiên tai và dự phòng để xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai. Dự trữ quốc gia được
sử dụng cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường hợp cần thiết.
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA cho các dự án phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai, ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA không hoàn lại trong việc nâng cao
năng lực, chuyển giao khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
- Nhà nước giao quyền chủ động cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
trong việc đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp vào lĩnh vực phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai.
- Nâng dần nguồn vốn ngân sách hàng năm cho việc tăng cường năng lực quản
lý, thực hiện các dự án xây dựng mới, nâng cấp, tu bổ các công trình, các dự án quy
hoạch, các dự án tăng cường trang thiết bị dự báo, cảnh báo, cứu hộ, cứu nạn, khắc
phục hậu quả và phục hồi sản xuất.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân đầu tư vào lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; khuyến khích các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công
nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào việc cung
cấp tài chính cho sự nghiệp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, tiến hành các hoạt
động nhân đạo và từ thiện đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai. Nghiên cứu xây dựng
quỹ tự lực tài chính, quỹ bảo hiểm về thiên tai.
2.3.3. Giải pháp kỹ thuật
a. Phát triển khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
- Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng
dụng công nghệ mới trong lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Hiện đại hóa hệ thống thông tin cảnh báo sớm từ trung ương đến các vùng,
miền và địa phương. Chú trọng các hình thức thông tin liên lạc có hiệu quả, nhất là ở
vùng núi, vùng biển, vùng sâu, vùng xa.
- Nhà nước khuyến khích áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc; nâng cao năng lực nghiên cứu
theo dõi các biến đổi của trái đất, các biến động của tự nhiên trong khu vực và lãnh
thổ; khuyến khích ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong lĩnh vực phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai.
14
- Từng bước phát triển các chuyên ngành khoa học về thiên tai: tình trạng khẩn
cấp, quản lý thiên tai, phát triển bền vững, y tế thảm họa, phục hồi sản xuất và môi
trường sau thiên tai.
b. Củng cố hệ thống đê điều, hồ đập
- Xây dựng, củng cố và nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển ở mức thiết kế phù
hợp, kết hợp sử dụng đa mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Chú trọng nâng cao chất lượng thân đê, chống xuống cấp, xoá dần các vị trí
xung yếu ở nền đê, cống dưới đê; hoàn thiện mặt cắt đê theo thiết kế, cứng hóa mặt đê
kết hợp với giao thông nông thôn.
Tăng cường đầu tư cho trồng cây phòng hộ đê điều, việc chăm sóc bảo vệ cây
phòng hộ là nhiệm vụ thường xuyên của bảo vệ đê điều.

- Rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng nâng cao khả năng thoát lũ của các công
trình phân lũ, chậm lũ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện trạng công trình hồ chứa nước, sửa chữa
và nâng cấp, bổ sung, các công trình tràn sự cố để đảm bảo an toàn cho đập; hoàn
thiện các quy trình vận hành để công trình sử dụng đa mục tiêu, đặc biệt là các hồ chứa
lớn tham gia điều tiết cắt giảm lũ cho hạ lưu và cấp nước trong mùa kiệt.
c. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn
Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên
trách và lực lượng nhân dân địa phương; tổ chức thường xuyên diễn tập phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai đối với các ngành, các địa phương. Chú trọng bảo đảm thông tin
liên lạc thông suốt; nâng cao khả năng ứng cứu tại chỗ cho các tổ chức, cá nhân, cộng
đồng, đặc biệt là vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các phương tiện
hoạt động trên sông, trên biển.
d. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế
Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế trong công tác cảnh
báo, dự báo, giáo dục, đào tạo, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm,
các bài học thực tiễn, tiến tới xây dựng các thỏa thuận, các hiệp định hợp tác về phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt trong lĩnh vực cứu hộ, cứu nạn; hợp tác với các
tổ chức quốc tế trong việc thực hiện Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi
khí hậu, Nghị định thư Kyoto, Chương trình hành động Hyogo và các chương trình
khác; hợp tác với các nước trong khu vực về quản lý khai thác bảo vệ tài nguyên nước.
e. Nâng cao nhận thức của cộng đồng
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của
cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đưa những kiến thức cơ bản về
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình giáo dục trong nhà trường, nhằm
15
giáo dục cho học sinh hiểu và biết cách đối phó với các tình huống thiên tai; đồng thời
hỗ trợ cho gia đình và cộng đồng.
- Phát triển các chương trình tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tham gia công
tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, chú trọng tới cán bộ quản lý, cán bộ lập kế

hoạch, cán bộ chuyên trách, cán bộ cơ sở.
Riêng đối với khu vực duyên hải miền trung, miền đông nam bộ và hải đảo, các
nhiệm vụ và giải pháp mũi nhọn cần thực hiện như sau:
Phương châm phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng bằng ven biển
miền Trung và miền Đông Nam Bộ là "Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát
triển", tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp sau:
- Quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch; quy hoạch, xây dựng
công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông bảo đảm
chống ngập và tiêu thoát lũ.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của vùng và
tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đất liền, trên biển để phát triển; chống
sự xâm lấn của các cồn cát vào vùng đồng bằng, chống hoang mạc hóa.
- Thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê điều, tận dụng và bảo tồn các
cồn cát tự nhiên để ngăn sóng thần, ngăn nước biển, ngăn mặn; xây dựng các hồ
chứa, tăng cường trồng rừng, triển khai các giải pháp tăng cường dòng chảy mùa kiệt
và nước ngầm, tăng cường các công trình thủy lợi để chống hạn, chống úng; xây
dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, nạo vét luồng lạch; xây
dựng các khu neo đậu tầu, thuyền, nâng cấp và phát triển các trạm thông tin ven biển
phục vụ cảnh báo bão, nước biển dâng và sóng thần.
- Tăng cường nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống bồi lấp cửa sông, nạo vét
lòng dẫn tăng cường khả năng thoát lũ, kết hợp giao thông thuỷ.
3. Kết luận và kiến nghị
Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét là những dạng thiên tai thường xảy ra theo
hiệu ứng dây chuyền, liên tiếp. Chính vì vậy, tổng thiệt hại về người và tài sản, hệ
thống cơ sở hạ tầng, giao thông… khi xảy ra cùng lúc các thiên tai này là rất lớn.
Với tình hình thời tiết diễn biến khó lường, mặc dù trang thiết bị, công nghệ được
trang bị ngày càng đầy đủ, nhưng công tác dự báo, cảnh báo vẫn gặp nhiều khó khăn.
Tại nước ta, các tỉnh miền Trung thường phải hứng chịu nhiều cơn bão mạnh
nhất, liên tiếp, diễn biến bất ngờ, tàn phá, gây hại về người và cơ sở vật chất đồng thời
cũng khó khắc phục nhất.

Công tác đánh giá rủi ro và quản lý thiên tai cần được thực hiện trước và sau khi
xảy ra thiên tai, thảm họa.
Các giải pháp bao gồm chính sách, giải pháp về kinh tế, giải pháp về kỹ thuật.
16
Khi phối hợp thực hiện tốt các giải pháp này, theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra, sẽ đạt
được hiệu quả trong công tác phòng chống, xử lý, giải quyết thiên tai. Hạn chế nhiều
thiệt hại về người và của cho người dân.
4. Tài liệu tham khảo
1. Thuyết minh chi tiết dự án: Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ
lũ quét khu vực Miền Trung, Tây Nguyên, và xây dựng hệ thống thí điểm phục vụ
cảnh báo cho các địa phương có nguy cơ cao xảy ra lũ quét phục vụ công tác quy
hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu. (Thuộc
Kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
giai đoạn 2011 – 2015)
2. Quyết định Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020.
3. />4. />5. />6. />aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari=1468&lang=1&menu=tin-trong-
nuoc&mid=177&parentmid=131&pid=9&storeid=0&title=lu-lut-o-mien-trung-nhan-
tai-kich-hoat-thien-tai
7. />8. />17

×