Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

chăm sóc bệnh nhân rối loạn tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.64 KB, 37 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: BÁC SĨ CK.II DƯƠNG VĂN LƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ VĂN QUỲNH
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
RỐI LOẠN TÂM THẦN
RỐI LOẠN TÂM THẦN
ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn tâm thần là một loại bệnh rất phổ biến và có xu hướng ngày càng
gia tăng

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố dẫn đến các rối loạn tâm thần như : kinh
tế, môi trường sống, áp lực học tập, công việc…

Thường không gây chết người đột ngột nhưng làm giảm sút khả năng lao
động, học tập, làm đảo lộn sinh hoạt trong cuộc sống, gây tổn thất về kinh
tế, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình.

Một số bệnh tâm thần nếu không được quản lý, chữa trị kịp thời rất dễ dẫn
đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình
và xã hội
Nội dung của “Chuyên đề chăm sóc bệnh nhân bị
mắc hội chứng rối loạn tâm thần” bao gồm:
1.Đặc điểm, triệu chứng và các phương pháp điều trị
hội chứng rối loạn tâm thần
2.Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh bị mắc chứng rối
loạn tâm thần theo qui trình điều dưỡng.
Khái niệm rối loạn tâm thần


Khái niệm rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần là bệnh do hoạt động của não bộ bị rối
loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn,
nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể…) làm rối loạn
chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư
duy, ý thức…bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những
ý nghĩ, cảm xúc, hành vi tác phong không phù hợp với thực tại,
môi trường xung quanh.
Nguyên nhân và nhân tố thuận lợi
Nguyên nhân và nhân tố thuận lợi
Nguyên nhân:

Nguyên nhân thực thể: nhiễm khuẩn thần kinh, nhiễm độc thần kinh, chấn thương sọ não…

Nguyên nhân tâm lý: các sang chấn tâm thần và hoàn cảnh xung đột trong gia đình và xã
hội.

Nguyên nhân cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh lý

Nguyên nhân chưa rõ ràng: di truyền, biến đổi chuyển hóa, miễn dịch…
Nhân tố thuận lợi cho việc phát triển:

Di truyền

Nhân cách

Giới tính

Tình trạng toàn thân
Phân loại

Phân loại

Rối loạn ám ảnh sợ

Rối loạn sự thích ứng

Rối loạn dạng cơ thể

Rối loạn phân ly

Rối loạn tâm thần nội tiết

Rối loạn do nghiện chất

Rối loạn do chấn thương não

Rối loạn do chấn thương tâm lý
Đặc điểm cơ bản
Đặc điểm cơ bản

Có tính tổng hợp, thống nhất, không thể phân tách.

Ít khi xuất hiện riêng lẻ và thường kết hợp với nhau thành một hội
chứng nhất định.

Luôn biến chuyển tùy theo từng giai đoạn bệnh.

Không thể giải thích thuần túy theo cơ chế sinh học và tâm lý,

Việc đánh giá các triệu chứng và hội chứng của rối loạn tâm thần

trong lâm sàng rất khó khăn nhưng lại vô cùng quan trọng.

Muốn phân biệt các dạng rối loạn tâm thần cần phải nắm vững các
đặc điểm tâm lý của lứa tuổi, từng tầng lớp xã hội, từng địa phương,
từng dân tộc
Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị
Việc chữa trị bệnh rối loạn tâm thần cần phải điều trị toàn diện, đòi
hỏi phối hợp nhiều biện pháp như:

Điều trị bệnh lý cơ thể và tăng cường bồi dưỡng cơ thể chung.

Dùng liệu pháp tâm lý

Dùng hóa dược, các liệu pháp gây sốc, các liệu pháp lao động để
thích ứng xã hội.

Kết hợp với giáo dục, huấn luyện tâm thần.
Một số biện pháp điều trị rối loạn tâm thần hay sử dụng: sốc điện,
liệu pháp tâm lý, liệu pháp hóa dược, liệu pháp lao động, liệu pháp
thích ứng xã hội.
Phòng bệnh tuyệt đối
Phòng bệnh tuyệt đối

Chống các bệnh nhiễm khuẩn thần kinh nguyên phát và thứ
phát.

Chống các bệnh nhiễm độc thần kinh: nhiễm độc ruột, nhiễm
độc nghề nghiệp, nhiễm độc thuốc ngủ…


Bảo đảm an toàn lao động cao độ, tránh mọi chấn thương sọ
não.

Tích cực bảo vệ bà mẹ và trẻ em để mỗi em bé ra đời đều
hoàn thành bình thường về mặt thần kinh và tâm thần.
Phòng bệnh tương đối
Phòng bệnh tương đối

Tổ chức theo dõi những trẻ bị nhiễm khuẩn trong những năm sau sinh,
những trẻ em có bố mẹ, bà con gần bị mắc bệnh.

Tổ chức những lớp mấu giáo, lớp học riêng cho trẻ chậm phát triển về
tâm thần hay có rối loạn tính cách, tác phong…

Chẩn đoán sớm các triệu chứng rối loạn tâm thần để chữa ngay trong giai
đoạn bệnh còn dễ khỏi.

Chú ý theo dõi và áp dụng chặt chẽ các biện pháp vệ sinh tâm thần cho
những người bị xơ vữa mạch não, tăng huyết áp, có di chứng sang chấn
não…

Đối với những người mắc bệnh đã thuyên giảm hay khỏi, cần tiếp tục điều
trị củng cố và theo dõi lâu dài
Vai trò của việc chăm sóc bệnh nhân RLTT
Vai trò của việc chăm sóc bệnh nhân RLTT

Sức khoẻ tâm thần ảnh hưởng lên phần lớn dân số. Các vấn đề bao
gồm từ căng thẳng nhẹ đến rối loạn tâm lý nặng.

Các rối loạn tâm lý thường nặng đủ để chẩn đoán một rối loạn tâm

thần.

Khoảng 33% số bệnh nhân nói chung và 48% bệnh nhân người già
có triệu chứng nặng đủ để chẩn đoán rối loạn tâm thần ở các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ ban đầu chứ không phải ở các trung tâm chăm
sóc sức khoẻ tâm thần.

Điều dưỡng phải có những kỹ năng lâm sàng cùng với nghiệp vụ
chuyên môn chuyên sâu nhất định để hợp tác với bác sĩ điều trị sớm
đưa người bệnh hòa nhập với cộng đồng
Nhận định
Nhận định
Thông tin chung

Thông tin cá nhân

Lý do đến khám bệnh

Bệnh sử hiện tại

Tiền sử bệnh tâm thần và cơ thể

Lịch sử cá nhân

Tiền sử gia đình
Khám tâm thần

Biểu hiện chung

Thái độ tiếp xúc


Khám ý thức

Khám cảm xúc

Khám tri giác

Khám tư duy

Khám trí nhớ

Khả năng tập trung

Trí tuệ

Đánh giá các hành vi rối loạn tác phong
Khám thực thể

Khám thần kinh

Khám các cơ quan
Cận lâm sàng
Tham khảo lại bệnh án, hồ sơ, giấy tờ có liên quan
Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng
Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng

Bệnh nhân thờ ơ hoặc khoái cảm, buông lỏng hành động , lý lẽ nghèo
nàn.

Trí nhớ bệnh nhân giảm sút.


Bệnh nhân thay đổi nhân cách, đáp ứng cảm xúc bị cùn mòn.

Xuất hiện những hành vi lặp lại: lặp lại lời nói, nhại lời.

Ngôn ngữ nghèo nàn, quên từ, đánh vần khi nói chuyện …thậm chí
quên cách phát âm.

Mất biểu hiện nét mặt: lạnh lùng, mất tính thực tế hoặc làm trò hề
Lập kế hoạch chăm sóc
Lập kế hoạch chăm sóc

Phân công theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân trong quá trình
nằm viện

Tiếp xúc với bệnh nhân phát hiện các triệu chứng cấp tính đặc biệt
tình trạng cấp cứu.

Giúp đỡ bệnh nhân khắc phục tình trạng khó khăn khi ăn uống,
mặc quần áo đi lại, uống thuốc…

Chuẩn bị thuốc, máy sốc điện và các phương tiện cấp cứu khác

Thực hiện đúng, kịp thời y lệnh của bác sĩ.

Theo dõi các biến chứng do dùng thuốc và xử trí kịp thời.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Cần ghi rõ giờ thực hiện các hoạt động chăm sóc. Các hoạt
động chăm sóc cần được tiến hành theo thứ tự ưu tiên trong kế

hoạch chăm sóc, các hoạt động theo dõi cần được thực hiện
đúng khoảng cách thời gian trong kế hoạch, các thông số cần
được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo kịp thời.
Điều dưỡng viên thăm hỏi người bệnh
Điều dưỡng viên thăm hỏi người bệnh
Bệnh nhân ăn trưa tập thể
Bệnh nhân ăn trưa tập thể
1. Theo dõi

Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ của bệnh nhân

Theo dõi và phát hiện kịp thời các vật sắc, nhọn như dao, kéo…có
thể gây tổn thương cho người bệnh.

Trong trường hợp bệnh nhân không chịu ăn, cần cho bệnh nhân ăn
bằng ống thông và tiêm truyền tĩnh mạch.

Nếu bệnh nhân nằm lâu ngày, cần trở mình thường xuyên để chống
loét và vệ sinh thân thể cho người bệnh.
2. Cho bệnh nhân làm thủ thuật sốc điện

Giải thích cho bệnh nhân và người nhà hiểu.

Hướng dẫn bệnh nhân các vấn đề trước khi làm thủ thuật (nhịn ăn, đi
đại tiểu tiện trước khi làm thủ thuật, tháo răng giả, đồ trang sức…)

Kiểm tra mạch, huyết áp của người bệnh

Phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật theo quy trình.
3. Thực hiện y lệnh thuốc uống và thuốc tiêm


Khi cho bệnh nhân uống thuốc, cần theo dõi kỹ và chặt chẽ người
bệnh.

Khi tiêm thuốc, cần đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái, dễ tiêm, đề
phòng người bệnh chống đối, đánh lại làm gãy mũi tiêm, vỡ bơm tiêm.
4. Chăm sóc vệ sinh thân thể

Kiểm tra thân thể người bệnh, râu, tóc, móng tay, ngoài da…nếu
cần sửa ngay với nữ có thể cắt ngắn, tỉa bớt, loại bỏ các sắc nhọn.

Thay mặc toàn bộ quần áo bệnh viện theo quy định

Trang bị một số đồ dùng cá nhân: băng vệ sinh nữ, giấy vệ sinh…
5. Chăm sóc nuôi dưỡng người bệnh

Chế biến thức ăn theo đúng yêu cầu của thầy thuốc như ăn kiêng,
ăn lỏng

Thức ăn phải được thái nhỏ, nấu nhừ, bỏ xương…Tránh trường hợp
người bệnh ăn vội bị nghẹn, hóc xương
6. Phục hồi chức năng

Thường xuyên hướng dẫn người bệnh tập các bài tập thể dục vào buổi
sáng.

Tổ chức các hình thức lao động thủ công như: dệt chiếu, đan giỏ, trồng
rau…

Tổ chức các buổi văn nghệ với các tiết mục phù hợp.

7. Giáo dục sức khỏe đối với bệnh nhân ngoại trú

Hướng dẫn người nhà cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn của bác
sĩ.

Tạo không khí thoải mái, thân thiện, tránh các hành động kỳ thị để
người bệnh sớm hòa nhập vào cộng đồng

Bệnh nhân chơi bóng bàn
Bệnh nhân chơi bóng bàn
Giao lưu văn nghệ giữa các bệnh nhân
Giao lưu văn nghệ giữa các bệnh nhân

×