Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.24 KB, 12 trang )

Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm tại Việt Nam


Trần Thị Hồng Nhung


Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 50
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lan Hương
Năm bảo vệ: 2013
108 tr .

Abstract. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm, các
yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, cạnh tranh
và vai trò của cạnh tranh đối với sự phát triển của nền kinh tế. Phân tích, đánh giá
những quy định của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm, thực tiễn áp dụng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Đưa ra một số ý kiến và đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện những quy định của pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp luật về cạnh
tranh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Keywords.Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Kinh doanh bảo hiểm
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua, có thể nhận thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm (KDBH) tại Việt
Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, không chỉ ở sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp
bảo hiểm (DNBH) mà điều này còn biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh thu của toàn thị
trường. Nếu như năm 1999 mới chỉ có 10 DNBH hoạt động thì đến cuối năm 2010,
trên thị trường đã có 29 DNBH phi nhân thọ và 12 DNBH nhân thọ, 11 doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm và 01 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước
tính cả năm 2010 đạt khoảng 30.201 tỷ đồng (đạt tỷ trọng doanh thu phí bảo


hiểm/GDP khoảng 1,7%), trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ khoảng
16.547 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khoảng 13.654 tỷ đồng. Tổng số tiền
bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước khoảng 11.347 tỷ đồng đảm bảo sự phát triển ổn
định của các tổ chức, cá nhân không may gặp rủi ro, qua đó góp phần vào sự phát triển
của nền kinh tế xã hội [35]. Quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm trong nước đã
cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các DNBH trong việc tăng trưởng doanh thu và
chiếm lĩnh thị trường.
Bên cạnh đó, hiện nay các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
trong lĩnh vực bảo hiểm đã có hiệu lực, cùng với sự ra đời của Luật sửa đổi Luật
KDBH năm 2010 cho phép các DNBH nước ngoài sẽ được phép cung cấp các dịch vụ
bảo hiểm như bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, dịch vụ
đánh giá rủi ro, giải quyết khiếu nại và tư vấn bảo hiểm và đặc biệt là được phép cung
cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Như vậy, các cam kết WTO
trong lĩnh vực bảo hiểm đã dần dần được cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý, và
đồng nghĩa với đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu tác động cả về quy mô, chất
lượng, cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ ngày càng trở lên gay gắt.
Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh là tất yếu, là bản chất, cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp sẽ giúp người mua có sự thể lựa chọn được sản phẩm tốt hơn, rẻ
hơn. Đây là điều được khuyến khích và là động lực phát triển kinh tế, phát triển doanh
nghiệp. Thế nhưng, trên thực tế đối với một lĩnh vực đặc thù như bảo hiểm thì sự cạnh
tranh trong thị trường bảo hiểm thời gian qua bên cạnh những mặt tích cực còn có rất
nhiều vấn đề cần phải bàn đến, một trong những vấn đề nổi cộm đó là thực trạng bùng
nổ của những hành vi cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM), những hành vi hạn chế
cạnh tranh có ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo hiểm
nói riêng.
Một trong những vụ việc liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực KDBH nổi
lên thời gian qua phải kể đến vụ việc ngày 29/07/2010 Hội đồng cạnh tranh đã ra quyết
định số 14/QĐ-HĐXL về việc xử lý vụ việc cạnh tranh KNCT-HCCT-009 đối với 19
doanh nghiệp bảo phi nhân thọ vì hành vi ấn định phí bảo hiểm đối với bảo hiểm vật

chất xe cơ giới được coi là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, vi phạm các hành vi
bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Theo đó, 19 DNBH tham gia ký kết thỏa
thuận này đã bị Hội đồng cạnh tranh xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Ngoài ra, ngay
trong quyết định xử lý vụ việc, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cũng đưa ra một số
các kiến nghị, trong đó có kiến nghị ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về cạnh tranh, các cơ quan nhà nước có liên quan phải hoàn thiện hệ
thống pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về KDBH phù hợp với tình hình mới về
cam kết của Việt Nam khi gia nhập các điều ước quốc tế, trong đó có cam kết gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Có thể nhận thấy, chưa có thời điểm nào việc
nghiên cứu đồng bộ các quy định về cạnh tranh cũng như bảo hiểm để hoàn thiện pháp
luật về cạnh tranh liên quan đến bảo hiểm lại đặt ra cấp thiết như thời điểm hiện nay.
Xuất phát từ thực tế này, đề tài nghiên cứu "Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam" được người viết lựa chọn làm luận văn thạc sĩ
Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Để các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm thật sự lành mạnh, tạo tiền
đề cho sự phát triển không ngừng đi lên của thị trường bảo hiểm Việt Nam thì trước
tiên đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý cơ bản đầy đủ và đồng bộ làm tiền đề hoạt động kinh
doanh mang tính cạnh tranh của các DNBH, đồng thời phải xác định rõ được các hành
vi hạn chế cạnh tranh, CTKLM chủ yếu của thị trường này cũng như các chế tài pháp
lý để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cùng với sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2004, các quy phạm pháp luật
liên quan đến cạnh tranh cũng đã dần được cụ thể hóa vào từng lĩnh vực cụ thể của nền
kinh tế, trong đó có hoạt động KDBH. Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều các bài
viết phản ánh trên các tạp chí về hoạt động cạnh tranh và các hành vi CTKLM trên thị
trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn vụ việc xử lý hành thỏa thuận ấn
định về phí bảo hiểm vật chất xe được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như đã nói
ở trên được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đưa ra xem xét, xử lý. Bên cạnh đó còn
có các nghiên cứu tổng quan mang tính chuyên sâu hơn như nghiên cứu về "Những
hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm ở

Việt Nam" của Tiến sĩ Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Bá Linh - Tổng Công ty Bảo
hiểm Bảo Việt; hay tác giả Thanh Hương với nghiên cứu tổng hợp "Thực trạng cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam và một số kiến nghị đối
với các bên liên quan trên thị trường". Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng ở
việc xem xét các hành vi CTKLM phổ biến của thị trường bảo hiểm mà các doanh
nghiệp thường sử dụng để tăng trưởng doanh thu, thị phần, chưa có sự xem xét, đánh
giá toàn diện với các quy định của pháp luật về cạnh tranh cũng như đánh giá được
mức độ tương đồng, phù hợp của pháp luật về bảo hiểm với các quy định liên quan đến
pháp luật về cạnh tranh hiện hành. Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật về
cạnh tranh trong lĩnh vực KDBH mang tính tổng thể hiện nay là cần thiết.
Dựa trên thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam hiện nay và
nhìn nhận hành vi cạnh tranh này dưới góc độ pháp luật, trong sự tương đồng với các
ngành luật có liên quan khác, người viết chọn đề tài "Pháp luật về cạnh tranh trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam" làm luận văn với hy vọng có thể tìm hiểu
sâu rõ hơn về các đặc thù của sản phẩm bảo hiểm và thị trường bảo hiểm, các vấn đề
pháp lý hiện hành điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong hoạt động KDBH của thị trường
bảo hiểm Việt Nam, những vướng mắc, bất cập trong các quy định hiện hành, đồng
thời đưa ra các đề xuất để hoàn thiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh trong
lĩnh vực bảo hiểm, đưa ra các kiến nghị có liên quan để thúc đẩy sự cạnh tranh lành
mạnh, phát triển đi lên của thị trường trong quá trình hội nhập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận về bảo hiểm, các
quy định của pháp luật thực định về cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm, thực tế hoạt
động cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam …luận văn nhằm mục đích làm
sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh các
quan hệ về cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm, đồng thời đề xuất các giải pháp khác
nhằm thúc đẩy cho sự phát triển và cạnh tranh lành mạnh của thị trường bảo hiểm Việt
Nam.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và ý nghĩa

của cạnh tranh và những vấn đề chung về bảo hiểm, tính đặc thù của sản phẩm bảo
hiểm. Đây chính là cơ sở cần thiết cho việc nhìn nhận các hành vi cạnh tranh trong
thực tế phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam;
Thứ hai: Nghiên cứu, phân tích các vấn đề pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt
động cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm và thực tiễn cạnh tranh trên thị trường bảo
hiểm Việt Nam hiện nay;
Thứ ba: Căn cứ vào cơ sở lý luận và các các phân tích nêu trên, luận văn sẽ
đưa ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về cạnh tranh và
pháp luật về KDBH trong việc điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực bảo
hiểm, đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật trong hoạt động cạnh tranh để góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường
bảo hiểm Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một bản luận văn thạc sĩ với một đề tài mới, với khả năng
nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế công trình nghiên cứu này chưa
thể bao quát hết được các vấn đề pháp lý về hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực
KDBH mà chỉ dừng lại ở những tiếp cận, đánh giá ban đầu trên cơ sở thực tế các hành
vi cạnh tranh phổ hiển hiện nay trên thị trường bảo hiểm. Giới hạn trong phạm vi đề tài
này, luận văn tập trung vào việc nghiên cứu các hành vi liên quan đến thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh, các hành vi CTKLM trong hoạt động KDBH phi nhân thọ vì đây là
lĩnh vực tập trung nhiều vấn đề liên quan đến cạnh tranh nhất trong thời gian vừa qua.
Luận văn cũng đưa ra đánh đánh giá một cách tổng quát dưới góc độ pháp
lý về sự tương đồng giữa Luật Cạnh tranh và Luật KDBH trong việc điều chỉnh các
hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực KDBH.
Trên cơ sở đó luận văn cũng đưa ra một số gợi ý và đề xuất để hoàn thiện
khung pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm và đảm bảo
cho khung pháp luật đó được khả thi trên thực tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp song song với các phương pháp tổng hợp, phân tích,

thống kê, so sánh, sơ đồ.
Phương pháp phân tích được dùng để làm rõ khái niệm bảo hiểm, bản chất và
những đặc thù của bảo hiểm, khái niệm về cạnh tranh, bản chất và ý nghĩa của cạnh
tranh, làm rõ thực trạng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về hoạt động cạnh tranh
trong lĩnh vực bảo hiểm.
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để làm rõ sự phát triển của thị
trường bảo hiểm Việt Nam, hệ thống các hành vi được xem là CTKLM, hạn chế cạnh
tranh trong lĩnh vực bảo hiểm. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các bảng biểu, số liệu
thống kê để phân tích, chứng minh các nội dung liên quan.
Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa nhằm
đưa ra những đề xuất, kiến nghị của luận văn.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn có những đóng góp khoa học như sau:
a) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm,
khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh trong
lĩnh vực KDBH.
b) Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về cạnh tranh và cạnh
tranh trong lĩnh vực KDBH, những điểm hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp
luật điều chỉnh về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực KDBH tại Việt Nam,
c) Đưa ra một số ý kiến và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện những
quy định của pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động KDBH.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm, pháp
luật về cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo
hiểm và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị về việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của
pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. "Bảo hiểm: Rượt đuổi chi hoa hồng" (2006), , ngày 01/11.
2. Bộ Công thương (2011), Hiệp ước Maastricht (Hiệp ước thành lập Liên minh
Châu Âu), năm 1993 và Hiệp ước Lisbon- Hiệp ước sửa đổi Hiệp ước Liên minh
Châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu năm 2009, (Tài liệu dịch
tham khảo), Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12 quy định Quy tắc,
điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 03/2010/TT-BTC ngày 01/12 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05/5/2009 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30/7 hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị
định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/7 hướng dẫn hướng
dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài, Hà Nội.
7. Bộ Thương mại (2002), Luật Cạnh tranh của Liên minh Châu Âu, (Tài liệu dịch
tham khảo), Hà Nội.
8. Bộ Thương mại (2002), Luật Cạnh tranh của Pháp, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà
Nội.
9. Bộ Thương mại (2003), Luật Cạnh tranh của Canada, (Tài liệu dịch tham khảo),
Hà Nội.
10. "Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm", .
11. Hoàng Văn Châu, Vũ Sĩ Tuấn, Nguyễn Như Tiến (2002), Bảo hiểm trong kinh

doanh, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
12. Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9 quy định về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.
13. Chính phủ (2006), Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01 về việc thành lập và
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh
tranh, Hà Nội.
14. Chính phủ (2006), Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01 về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hà
Nội.
15. Chính phủ (2006), Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4 quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Hà Nội.
16. Chính phủ (2007), Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.
17. Chính phủ (2007), Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3 về việc quy định chế
độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm,
Hà Nội.
18. Chính phủ (2007), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội.
19. Chính phủ (2008), Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01 về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại, Hà Nội.
20. Chính phủ (2008), Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9 về bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, Hà Nội.
21. Chính phủ (2009), Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05/5 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.
22. Chính phủ (2011), Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung
Nghị định 45/2007/NĐ-CP, Hà Nội.
23. Chính phủ (2012), Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 15/02 của Thủ tướng Chính
phủ về Chiến lược phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020,
Hà Nội.

24. Chính phủ (2013), Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, Hà Nội.
25. CIDA (2006), Luật cạnh tranh Canada - Một số hướng dẫn thi hành, Nxb Giao
thông vận tải, Hà Nội.
26. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương (2005), Luật chống độc quyền của
Nhật Bản, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
27. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương (2010), Báo cáo Điều tra vụ việc cạnh
tranh mã số KNCT-HCCT-0009 ngày 22/4/2010, Hà Nội.
28. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương (2011), Báo cáo rà soát các quy định
của Luật cạnh tranh, Hà Nội.
29. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương (2012), Báo cáo thường niên năm 2012,
Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Cương (2006), Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của
một số nước và một số bình luận về Luật Cạnh tranh của Việt Nam, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
31. David Bland (1998), Bảo hiểm - nguyên tắc và thực hành, Nxb Tài chính, Hà Nội.
32. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng
lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước (Kinh nghiệm của Nhật Bản và ý
nghĩa áp dụng đối với Việt Nam), Nxb Lao động, Hà Nội.
33. Dominique Brault (2005), Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng
hòa Pháp, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Hồ Sĩ Hà (Chủ biên) (2000), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội.
35. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2006 - 2012), Báo cáo và số liệu thị trường bảo
hiểm Việt Nam các năm từ 2006 - 2012, Hà Nội.
36. Hội đồng cạnh tranh (2008), Quyết định số 06/QĐ-HĐCT ngày 06/01 về việc ban
hành Nội quy phiên điều trần, Hà Nội.
37. Hội đồng cạnh tranh (2010), Quyết định số 14/QĐ-HĐXL ngày 29/7 về việc xử lý
vụ việc cạnh tranh KNCT-HCCT-0009, Hà Nội.
38. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh
không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Tiến Hùng (2003), Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
40. Thanh Hương (2010), "Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo
hiểm tại Việt Nam và một số kiến nghị đối với các bên liên quan trên thị trường",
, ngày 13/9.
41. Ngọc Lan (2011), "Tái suất cạnh tranh bảo hiểm bằng can thiệp hành chính",
, ngày 4/8.
42. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
43. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về
cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
45. Quốc hội (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.
46. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội.
47. Quốc hội (2010), Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
48. Quốc hội (2012), Luật Quảng cáo, Hà Nội.
49. Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (2010), Báo cáo phân tích số liệu thị trường
bảo hiểm năm 2010, Hà Nội.
50. Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (2010),
Giáo trình Luật Cạnh tranh, Thành phố Hồ Chí Minh.
51. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
52. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật
cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
53. Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (2001), Các vấn đề pháp lý và thể
chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, Nxb Giao thông
vận tải, Hà Nội.
54. Hoàng Xuân (2010): "Bảo hiểm phi nhân thọ, cạnh tranh đã đến mức báo động",

, ngày 29/11.
55. "Xử lý nghiêm vi phạm về khuyến mại bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy bắt
buộc" (2013), , ngày 21/6.
TIẾNG ANH
56. Burton Ong (2006), Origins, objectives and structure of the Singapore
Competition Act, World Competition.
57. Elhauge, Einer; Geradin, Damien (2007), Global Competition Law and Economics.
58. Georg Erber, Georg; Kooths, Stefan (2007), "Windows Vista: Securing Itself
against Competition?", DIW Weekly Report, (2).
59. F. Jenny (2004), Competition, Trade and Development before and after Cancun.
60. Nguyen Thanh Tu (2003), "EC Antitrust Law in Payment Card System, Faculty of Law-
Lund University", www.jur.lu.se/internet/english/essay/masterth.nsf.

×