Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.01 KB, 7 trang )

Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn
tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguyễn Thị Lê Huyền

Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 30
Người hướng dẫn : PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên
Năm bảo vệ: 2013
69 tr .

Abstract. Khái quát một số vấn đề của pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn trái
pháp luật và vấn đề áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử. Phân tích thực trạng hôn
nhân trái pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết hủy kết hôn trái
pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật và tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử hủy việc kết hôn
trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Keywords. Luật dân sự; Luật hôn nhân và gia đình; Pháp luật Việt Nam; Kết hôn
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hôn nhân và gia đình là một trong những quan hệ xã hội cơ bản. Trong những
năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, quan hệ hôn nhân và gia đình đã và đang có
những thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh các yếu tố tích cực tác động vào đời sống gia đình
thì hiện nay vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề gây ảnh hưởng xấu đối với việc xây
dựng quan hệ hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. Cùng với nó là sự gia tăng ngày càng
nhiều càng trường hợp ly hôn, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn hay thậm chí là cả các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Mặc dù, các trường
hợp nói trên đường lối giải quyết khác nhau nhưng nhìn chung đều dẫn tới những hậu
quả pháp lý nhất định như chấm dứt quan hệ nhân thân giữa nam và nữ; việc giải quyết
quan hệ về tài sản giữa họ tương đối phức tạp và đặc biệt là những hậu quả tác động
đến quan hệ về con cái. Thực tế cho thấy không ít các trường hợp việc chấm dứt quan


hệ nhân thân của cha mẹ những đứa trẻ này đã dẫn tới những hệ lụy tiêu cực đối với
con cái. Trong đó nổi bật là vấn đề trẻ em sa vào các tệ nạn xã hội do thiếu sự quan
tâm, chăm sóc, giáo dục, yêu thương của cả cha và mẹ. Bên cạnh các hậu quả chung
nói trên, việc kết hôn trái pháp luật còn để lại nhiều tác động xấu ảnh hưởng tiêu cực
đến nhiều mặt của đời sống xã hội như vấn đề về đạo đức, thuần phong mỹ tục theo
quan điểm phương đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng, các vấn đề về sức
khỏe, duy trì nòi giống và hướng tới việc xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững cũng
không được đảm bảo tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Chính vì vậy, kết hôn trái pháp luật là một trong những vấn đề đang được
Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm trong
giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những biện pháp nhằm giáo dục ý thức pháp luật trong
cộng đồng dân cư nhằm hạn chế các trường hợp kết hôn trái pháp luật, hiện nay, hệ
thống pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng đã quy định vấn đề này một cách cụ thể
và nghiêm khắc thể hiện qua chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật. Đối với vấn đề
hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại các Điều từ 15 đến 17 của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 và được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP
ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Thực tiễn áp dụng trong
những năm qua cho thấy các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật này đã góp
phần quan trọng vào việc điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ liên quan tới
việc kết hôn trái pháp luật và việc áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật
đóng vai trò như là một công cụ hữu ích nhằm hạn chế các trường hợp vi phạm quan
hệ pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung. Từ đó, góp phần vào việc xây dựng gia
đình Việt Nam tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
các quy định về biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật vẫn còn tồn tại nhiều vướng
mắc, một số quy định chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế trong giai đoạn
hiện nay. Do đó, quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thiếu sự nhất quán, đồng bộ. Mặt khác, những quy định của pháp luật về vấn đề này
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế còn ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp
pháp của bản thân các đương sự.

Xuất phát từ những phân tích nói trên, tác giả lựa chọn đề tài “Hủy việc kết hôn
trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế”. Với đề tài này, tác
giả mong muốn được tìm hiểu sâu sắc hơn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn của
vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật. Từ đó, nhận thức một cách đầy đủ hơn về cơ sở
pháp lý của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc về biện pháp hủy việc kết hôn trái
pháp luật tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Mặt khác,
tác giả cũng hy vọng có thể đề xuất những giải pháp hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp
luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này, góp phần vào việc xây dựng, củng cố chế độ
Hôn nhân và gia đình cũng như xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong
điều kiện hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài: “Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại
tỉnh Thừa Thiên - Huế” nhằm các mục tiêu sau:
Về mặt khoa học:
- Quá trình tìm hiểu đề tài sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa những quy định
của pháp luật hiện hành quy định về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật; phân tích
và chỉ ra những điểm bất cập của các quy định này trong thực tiễn xét xử.
- Trang bị kiến thức và nâng cao tầm hiểu biết trong lĩnh vực Hôn nhân và gia
đình nói chung và việc áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng trong
giai đoạn hiện nay.
Về mặt thực tiễn:
- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hủy việc kết hôn trái pháp luật tại địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá đúng tình hình thực tế quan hệ Hôn nhân và gia đình
trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, việc nghiên cứu thực trạng giải quyết các vụ việc về
hủy việc kết hôn trái pháp luật giúp chúng ta đánh giá một cách đúng đắn, khoa học về
nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên và những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các giải
pháp hoàn thiện pháp luật và và tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn
xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật ở Việt nam hiện nay.

3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là một trong những biện pháp chế tài quan
trọng của Luật hôn nhân và gia đình. Thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, việc áp
dụng chế tài này đã và đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển
quan hệ hôn nhân bình đẳng, bền vững, hạnh phúc và tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh
vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cả trên
phương diện lý luận cũng như quá trình áp dụng pháp luật. Do đó, với việc nghiên
cứu đề tài này, luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật
trong quá trình giải quyết các quan hệ hôn nhân bất hợp pháp; làm rõ những điểm
bất cập, chưa phù hợp của các quy định này; phân tích thực trạng và nguyên nhân
dẫn đến các trường hợp kết hôn trái pháp luật tại Thừa Thiên Huế trong giai đoạn
hiện nay. Mặt khác, trên cơ sở đánh giá thực trạng hôn nhân trái pháp luật và việc
áp dụng chế tài hủy quan hệ hôn nhân này, tác giả mong muốn có thể đề xuất những
giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả áp dụng
pháp luật trong thực tiễn xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật ở Việt nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt
đề tài của mình, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu hai vấn đề chính:
Thứ nhất, luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề hủy việc kết hôn
trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Thứ hai, khoá luận đề cập đến thực trạng hôn nhân trái pháp luật và việc áp dụng
biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn xem xét thực trạng áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật tại tỉnh
Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài
ra, còn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được dùng chủ yếu để phân tích

những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia
đình nói chung và vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng. Ngoài ra, nó còn
được dùng để phân tích những số liệu thô về số vụ việc hủy việc kết hôn trái pháp luật
mà Toà án đã thụ lý trong các năm.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê: Quá trình thu thập số liệu chủ yếu dùng
phương pháp này thống kê các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật diễn ra trong
thực tế.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này nhằm để đối chiếu
tốc độ gia tăng cũng như về tính chất của các vụ việc hủy việc kết hôn trái pháp luật
giữa năm này với năm khác.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Khóa luận được cơ cấu thành ba Chương:
Chương 1. Khái quát một số vấn đề của pháp luật Việt Nam về hủy việc kết hôn
trái pháp luật và vấn đề áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử
Chương 2. Thực trạng hôn nhân trái pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong
việc giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả áp
dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật ở Việt nam hiện
nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1996), Đề tài cấp Bộ: Nghiên
cứu một số di sản pháp luật dân sự từ thế kỷ XV đến thời kỳ Pháp thuộc, Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb
Chính trị Quốc gia.
3. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định
70/2001/NĐ - CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và
gia đình 2000.
4. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định

76/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
5. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định
158/2005/NĐ - CP ngày 27/12/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch.
6. Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Hôn nhân gia đình, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
7. Đại học Cần Thơ (2007), Giáo trình điện tử Luật Hôn nhân gia đình 2000.
8. Nguyễn Thế Giai (2001), 150 câu hỏi và trả lời về Luật Hôn nhân gia đình 2000,
Nxb Chính trị Quốc gia.
9. PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên (2009), Giáo trình Luật Hôn nhân gia đình, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
10. Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1989), Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
11. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết 02/2000/NQ -
HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số điều của Luật Hôn nhân và
gia đình 2000.
12. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết 35/2000/ NQ -
QH10 hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
13. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà
nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Luật Hôn nhân và gia đình 1986, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Nxb Sự thật, Hà Nội.
16.
17. Đinh Thị Mai Phương (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam năm 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Minh Phương, Áp dụng phong tục, tập quán đối với đồng bào dân
tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học.
19. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
20. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng dân

sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
22. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Hôn nhân và
gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Thông (2001), Hỏi đáp về Luật hôn nhân gia đình 2000, Nxb Trẻ.
24.
25. Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (1999), Hà Nội.
26. Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội (2002), Hà Nội
27. Tòa án nhân dân tối cao (1978), Thông tư số 60/TANDTC ngày 22/02/1978
28. Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo
thống kê.
29. Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Quyết
định sơ thẩm về các vụ việc hủy việc kết hôn trái pháp luật.
30. Hoàng Thị Hải Yến (2009), Tập bài giảng Luật Hôn nhân gia đình 2000.

×