Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh tiểu học trên địa bàn tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.36 KB, 9 trang )

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh
tiểu học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn


Nguyễn Các Tâm


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05
Người hướng dẫn : GS.TS. Phan Văn Kha
Năm bảo vệ: 2014
114 tr .

Abstract. Luận văn đánh giá được thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
tiếng Anh tiểu học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, phát hiện những hạn chế, nguyên nhân
của những hạn chế trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học hiện
nay trên địa bàn tỉnh, từ đó đề ra các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
một cách hiệu quả.
Keywords. Quản lý giáo dục; Tiếng Anh; Giáo dục tiểu học; Giáo viên; Lạng Sơn
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã
khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá
và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt"; đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa học - công nghệ là
một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn
2011-2020. Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá mà dự thảo Đại hội Đảng lần thứ XI
của Việt Nam xác định về Giáo dục là: "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là


nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc
dân", trong đó đổi mới cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là
khâu then chốt Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông mới.
Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đã khẳng định “Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, tính dân tộc,
tiên tiến, hiện đại, XHCN, lấy Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục
vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương và
các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước đạt trình độ ngang
bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện
để ai cũng được đi học, học tập suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người
nghèo, con em diện chính sách’’
Xác định được vị trí và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu
tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ
quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách,
điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia
đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành
học.
Mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục,
đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu
học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy
tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ

cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các
điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội
nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và
bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực.
Một trong các giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
đó là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
và đào tạo. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc
phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học
và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên,
giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng
lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào
tạo về nghiệp vụ quản lý.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Trong những năm
vừa qua, được sự quan tâm của Đảng và ngành giáo dục, sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối
hợp của các ngành trong tỉnh nên đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung và đội ngũ giáo viên
Tiếng Anh tiểu học nói riêng đã từng bước phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, đáp ứng
được những yêu cầu nhất định trong sự nghiệp phát triển đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy vậy,
do yêu cầu của việc mở cửa kinh tế, mở rộng giao lưu với thế giới nên nhu cầu sử dụng
ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh để giao tiếp ngày càng cao trong khi đó việc quản lý
phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học tỉnh Lạng Sơn vẫn đang có những bất
cập về xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ; tuyển chọn và sử dụng; đào tạo và bồi
dưỡng; tạo động lực để phát triển đội ngũ giáo viên. Những điều này có tác động
không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, vì thế để
bắt kịp những tiêu chuẩn trong nước và quốc tế trong việc dạy học ngoại ngữ, vấn đề
quản lý phát triển nguồn lực giáo viên cần phải được quan tâm chú trọng hàng đầu.
Để khắc phục được những nguyên nhân trên là trách nhiệm của tất cả các ban
ngành của tỉnh Lạng Sơn, của toàn dân trong đó ngành giáo dục Lạng Sơn phải xác

định đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, có vai trò quyết định trực tiếp chất lượng
và hiệu quả của GDĐT. Hiệu quả và chất lượng của GDĐT tỉnh Lạng Sơn thực hiện
được cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo của tỉnh. Xuất phát từ những
vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Quản lý phát triển đội
ngũ giáo viên Tiếng Anh tiểu học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh
tiểu học của tỉnh Lạng Sơn, đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo
viên tiếng Anh tiểu học trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu
học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
- Đánh giá thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng Anh tiểu học của tỉnh
Lạng Sơn, chỉ ra những điểm mạnh, những hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của những hạn
chế trong việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng Anh tiểu học của tỉnh.
- Đề xuất những biện pháp quản lý có hiệu quả đối với sự phát triển đội ngũ
giáo viên Tiếng Anh tiểu học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
4. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng Anh tiểu học của
tỉnh Lạng Sơn.
5. Khách thể nghiên cứu: Phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng Anh tiểu học tỉnh Lạng Sơn.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu trong đề tài này giới hạn trong phạm vi: quản lý phát
triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Thực trạng của vấn đề được đánh giá trong 3 năm học, từ năm học 2011-2012
đến năm học 2013-2014 và đối tượng đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT,
cán bộ quản lý, giáo viên Tiếng Anh được lựa chọn khảo sát ở các trường tiểu học triển
khai dạy học Tiếng Anh đại diện cho các vùng miền của tỉnh Lạng Sơn: Tiểu học Chi
Lăng, tiểu học Hoàng Đồng (Thành Phố); Tiểu học Thị trấn Thất Khê (Tràng Định);
Tiểu học Hòa Bình (Lộc Bình); Tiểu học Thị trấn Cao Lộc (Cao Lộc); Tiểu học Vân
Nham (Hữu Lũng), Tiểu học xã Chi Lăng (Chi Lăng), Tiểu học Tô Hiệu (Bình Gia).

7. Giả thuyết khoa học
Trong những năm gần đây, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu
học tỉnh Lạng Sơn đã có những bước phát triển, tuy nhiên còn bất cập so với yêu cầu
thực tế của địa phương, việc áp dụng đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp quản lý phát
triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh được xây dựng dựa trên lý thuyết và thực tiễn sẽ phát
huy được tiềm năng của đội ngũ giáo viên, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên vững mạnh
về số lượng và chất lượng, đáp ứng mục tiêu dạy học ngoại ngữ trong các trường tiểu
học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Bằng việc đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các văn bản,
Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và nhà nước, của Ngành, của địa phương, tài liệu khoa
học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng Anh
nhằm xác định hoặc thống nhất các khái niệm, vận dụng các nguyên tắc, quy luật, nội
dung quản lý chủ yếu để thực hiện đề tài.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát bằng phiếu hỏi dành cho các đối tượng: Cán bộ, chuyên viên phòng
GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường tiểu học về vị trí, tầm quan trọng của việc phát
triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học.
- Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên có tâm huyết có kinh nghiệm để
tìm hiểu thực tiễn của các nhà trường nhằm làm sáng tỏ hơn thực trạng đội ngũ và
quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học.
- Quan sát hoạt động của giáo viên tiếng Anh tiểu học và cách thức quản lý phát
triển đội ngũ của lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp nhằm đưa ra những định hướng về
giải pháp quản lý phát triển đội ngũ.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý phát triển đội ngũ
giáo viên để rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý.
- Phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý sự phát

triển đội ngũ giáo viên phổ thông.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá được thực trạng quản lý phát triển đội ngũ
giáo viên tiếng Anh tiểu học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, phát hiện những hạn chế,
nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh
tiểu học hiện nay trên địa bàn tỉnh, từ đó đề ra các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ
giáo viên một cách hợp lý, khoa học, có tính khả thi và có giá trị thực tiễn phổ biến.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh tiểu học
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh
tiểu học tỉnh Lạng Sơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Achiomov V.A (1969), Tâm lý giảng dạy ngoại ngữ, NXB GD, Hà Nội.
2. F.F. Annapu (1994), Quản lý là gì ? NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. A.G Afaraxep (1979), Con người trong quản lý xã hội (Bản tiếng Việt) - NXB
Khoa học và xã hội, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển đội ngũ CBQLGD
phục vụ công cuộc đổi mới sự nghiệp GD&ĐT - Kỷ yếu hội thảo khoa học CBQLGD
trước yêu cầu CNH-HĐH, NXB Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo, Phát triển con người và chỉ số phát triển con người - Một số kiến
giải lý luận và thực tiễn trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam - tài liệu
dành cho học viên cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - ĐHQG Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Bình (Tổng chủ biên) (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số lý
luận và thực tiễn. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
7. Bộ GD&ĐT (2000), Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020 - NXB Giáo dục,
Hà Nội.
8. Bộ GD&ĐT (2010), Điều lệ trường tiểu học. Ban hành theo Quyết định số

41/2010/QĐ-BGD&ĐT ngày30/12/2010.
9. Bộ GD&ĐT (2010), Chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học. Ban hành kèm theo
Quyết định số 3321 ngày 12/8/2010.
10. Nguyễn Quốc Chí (2004), Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục.
11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1994-2006), Giáo trình "Cơ sở khoa
học quản lý" , tài liệu dành cho học viên cao học QLGD.
12. Nguyễn Đức Chính (2007), Đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng dành cho học
viên cao học QLGD, Hà Nội.
13. Dimnhia I.A, Leonchev A.A (1969), Những đặc điểm tâm lý của quá trình nắm
vững ngoại ngữ. NXB ĐH tổng hợp Moskva.
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
15. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều
kiện mới - Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước.
16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo
dục, Hà Nội.
17. Vũ Ngọc Hải - Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức- Đặng Quốc Bảo - Lê Thạc
Cán - Phạm Tất Dong (2007), Giáo dục Việt Nam - Đổi mới và phát triển hiện đại
hoá. NXB Giáo dục.
18. Bùi Hiển (1999), Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ - NXB ĐHQG Hà Nội.
19. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
20. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn. NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. M.I. Kondakop (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục quốc dân - Tr-
ường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Trung Ương - Hà Nội.
22. Harold Koontz- Cyryl O´Donnell - Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt
yếu của quản lý. NXB Thống kê, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2007), Quản lý nhân sự trong giáo dục, tài liệu dành cho
học viên cao học QLGD, khoa Sư phạm, ĐH QG Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Tâm lý học quản lý, tài liệu dành cho học viên cao
học QLGD khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội.
25. K.Marks (1959) - Tư bản. quyển 1 tập 2. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
26. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục.
Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Trung Ương 1-Hà Nội.
27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2005), Luật Giáo dục, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Phạm Viết Vượng (1995), Nghiên cứu khoa học giáo dục. Hà Nội.

×