Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên khoa
Ngôn ngữ & Văn hoá Pháp trường Đại học
Ngoại ngữ theo quan điểm xây dựng tổ chức
biết học hỏi
Nguyễn Thị Bích Huệ
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Quản lý giáo dục; Giảng viên; Giáo dục đại học; Phát triển giáo dục.
Content:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế, phát triển xã hội, nâng cao chất lượng sống cho con người là mục tiêu
hàng đầu mà mọi dân tộc trên thế giới đều khát khao hướng tới. Để đạt được mục tiêu tốt đẹp đó,
nhân loại đã ý thức được rằng: trí tuệ, tri thức là nhân tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sự phát
triển của một quốc gia. Ph. Angghen đã khẳng định: Một dân tộc muốn đứng lên trên đỉnh cao
của nền văn minh nhân loại, dân tộc đó phải có tri thức. Các quan điểm triết học tiến bộ trên thế
giới luôn khẳng định giáo dục chính là đòn bẩy để phát triển kinh tế xã hội, xã hội muốn phát
triển nhanh thì phải hết sức quan tâm đến giáo dục, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát
triển, chỉ có chiến lược phát triển con người đúng đắn, nhân loại mới đạt được mục tiêu về phát
triển kinh tế xã hội.
Trên con đường CNH - HĐH của nước ta, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng đến vấn đề
phát triển con người, phát triển giáo dục, đồng thời đặc biệt quan tâm về vấn đề nguồn nhân lực,
vấn đề phát huy nhân tố con người. “Con người là nguồn lực quý báu nhất đồng thời là mục tiêu
cao cả nhất, trong đó trí tuệ là tài nguyên lớn nhất của quốc gia, giáo dục đào tạo là vấn đề chiến
lược góp phần quan trọng để xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
Trong giáo dục và đào tạo, vấn đề nổi lên hàng đầu là giáo viên, giáo viên là nhân tố quyết
định chất lượng của giáo dục. “ Giáo viên giữ vị trí quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng
giáo dục - đào tạo và được xã hội tôn vinh” (Nghị quyết TW2 khoá VIII). Chỉ thị 40/CT-TW
ngày 15/6/2004, Ban bí thư trung ương Đảng nói rõ: “ Mục tiêu là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu, đặc biệt là chủ trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề
của nhà giáo. Thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo
dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Là một đơn vị của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ là trung tâm đào
tạo và nghiên cứu có uy tín trong khu vực về giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ, quốc tế học và một
số ngành khoa học xã hội nhân văn có liên quan. Trường đóng góp vào sự phát triển của đất
nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế. Sứ mạng chính của Trường
là đào tạo chuyên gia Ngoại ngữ chất lượng cao theo danh mục các ngành đào tạo, loại hình đào
tạo ở các trình độ đại học và sau đại học để giảng dạy ngoại ngữ ở các cấp học, bậc học, nghiên
cứu Ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài, biên dịch và phiên dịch; xây dựng và phát triển các công
trình nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hoá nước ngoài và việc dạy – học Ngoại ngữ ở Việt Nam cho
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của việt Nam; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng
định kỳ giáo viên Ngoại ngữ ở các bậc học trong toàn quốc. Trường phải tiếp tục phấn đấu để
phát triển về nhiều mặt: quy mô đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo (đa ngành, đa cấp, đa
hệ, ), quy mô về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, đội ngũ giảng viên.
Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Ngoại Ngữ chỉ có thể được thực hiện khi đội
ngũ giảng viên của trường được xây dựng, phát triển đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng,
đồng bộ về cơ cấu và loại hình. Công việc đào tạo ngày càng phức tạp, có sự tham gia của nhiều
người, càng đòi hỏi sự đồng thuận và nỗ lực cao của mỗi cá nhân. Việc nghiên cứu vấn đề phát
triển đội ngũ giảng viên và quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên tạo ra được một tập thể có
tính đồng thuận cao, cùng nhau học hỏi để thích ứng với sự thay đổi, phấn đấu thực hiện những
mục tiêu chung của tổ chức là yêu cầu cấp thiết với sự phát triển của nhà trường.
Hiện nay các khoa ngành trực thuộc quản lý của trường ĐHNN bao gồm 10 khoa, trường
PTCNN, các phòng ban chức năng và các tổ bộ môn Trong đó khoa Ngôn ngữ và Văn hoá
Pháp là một trong những khoa lớn, có đội ngũ giảng viên đông đảo. Cùng với xu thế phát triển
quan hệ ngoại giao Việt Pháp, khoa Ngôn ngữ và văn hoá Pháp của nhà trường ngày một lớn
mạnh và khẳng định tầm quan trọng của mình trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên,
đứng trước sự cạnh tranh ngày càng lớn về nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo với các
trường đào tạo ngoại ngữ khác trong nước và nước ngoài, đứng trước những khó khăn và thách
thức về những thay đổi đội ngũ, về chất lượng tuyển sinh đầu vào, về điều kiện cơ sở vật chất, về
chế độ chính sách đối với giáo viên, và việc chuyển đổi mô hình giáo dục, việc xây dựng tập thể
Khoa thành một tổ chức "biết học hỏi" là một yêu cầu cấp thiết để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
đào tạo của nhà trường giao cho. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý nhiệm vụ to lớn về việc
quản lý phát triển đội ngũ giảng viên vốn là nòng cốt của Khoa.
Hiện nay đã có nhiều bài báo khoa học, công trình nghiên cứu, luận án và luận văn nghiên
cứu về vấn đề quản lý phát triển đội ngũ. Các công trình đã giúp cho tác giả luận văn có thêm
nhiều lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên
cứu về các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp
thành một tổ chức "biết học hỏi" với một quy trình, một kế hoạch xây dựng cụ thể, hệ thống và
khoa học.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (2002), Mối quan hệ kinh tế- giáo dục trong quá trình phát triển cộng đồng,
Tài liệu phục vụ lớp cao học QLGD.
2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004): Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – Vấn đề
và giải pháp. NXB chính trị Quốc gia Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo, Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, (2006), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm, Hà Nội
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về Giáo dục- Đào tạo, tập2,
NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002): Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010. NXB chính trị
quốc gia.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu hội thảo khoa học“đổi mới giáo dục Đại học Việt
Nam hội nhập và thách thức”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. C.Mac – Ph. Ăng ghen (1993),Toàn tập, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội
8. Chính phủ (2003), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng
và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Hà Nội.
9. Chính Phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về “Đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020”, Hà Nội .
10. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà xuất bản
ĐHQGHN
11. Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực Giáo dục Đại học
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam(1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB
Chính trị Quốc gia.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương
khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
14. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2000), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 13, Hà
Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá IX,, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. V Cao m (2002), Phng phỏp lun nghiờn cu khoa hc. NXB
khoa hc v k thut H Ni.
20. Nguyn Minh o (1997), C s khoa hc qun lý, NXB Chớnh tr quc gia H Ni.
21. Trn Khỏnh c (2002), Giỏo dc k thut ngh nghip v phỏt trinngun nhõn lc, NXB
Giỏo dc H Ni.
22. Phm Minh Hc (2001), phỏt trin con ngi thi k cụng nghip húa hin i húa, NXB
Chớnh tr quc gia H Ni.
23. V Ngc Hi (2004), Lý lun qun lý nh nc v giỏo dc. Ti liu ging dy.
24. ng Xuõn Hi (2004), Qun lý s thay i , Ti liu ging dy.
25. Nguyn Th M Lc, Nguyn Quc Chớ, Lý lun i cng v qun lý. Ti liu ging dy.
26. Nguyn Th M Lc, Trn Th Bch Mai, Qun lý ngun nhõn lc. Ti liu ging dy.
27. Nguyn Th M Lc, Tõm lý hc qun lý. Ti liu ging dy.
28. Nguyn Th M Lc, Trn Th Bch Mai, Qun lý v phỏt trin nhõn s trong giỏo dc. Ti
liu ging dy.
29. Nguyn Bỏ Sn (2000), Mt s vn c bn v khoa hc qun lý, NXB Chớnh tr quc gia
H Ni.
30. Quc Hi (2005), Lut Giỏo dc, NXB Chớnh tr quc gia H Ni.
31. Nguyn Phỳ Trng (2001), Lun c khoa hc cho vic nõng cao Cht lng i ng cỏn b
trong thi k y mnh CNH-HH t nc, NXB Chớnh tr quc gia, H Ni.
32. Trung tõm nghiờn cu Khoa hc t chc v Qun lý (1999), Khoa hc T chc v qun lý - Mt s
vn lý lun v thc tin, NXB Thng kờ, H Ni.
33. Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN – Kế hoạch phát triển 5 năm (2005 – 2010
34. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Quản lý tổ chức và nhân sự, Tài liệu giảng dạy.
35. Viện Triết học (2002), Từ điển triết học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.