Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh thái bình theo hướng chuẩn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.48 KB, 9 trang )

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm
giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh Thái
Bình theo hướng chuẩn hóa


Nguyễn Văn Mão


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Công Giáp
Năm bảo vệ: 2013
105 tr .

Abstract. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý (CBQL)
Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX). Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ
CBQL Trung tâm GDTX tại tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm
2012. Đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX tại tỉnh
Thái Bình theo hướng chuẩn hóa. Khảo nghiệm một số giải pháp phát triển đội ngũ
CBQL Trung tâm GDTX, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa.
Keywords.Giáo dục thường xuyên; Cán bộ quản lý; Quản lý giáo dục; Thái Bình
Content.
1. Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ, sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, giáo dục đã trở thành nền tảng của mọi
sự phát triển xã hội. Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao xây dựng lớp người mới phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Với mỗi Quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ xã hội nào, nguồn lực con người luôn
được xác định là yếu tố quan trọng nhất, vừa là mục tiêu vừa là động lực trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm
của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, bằng quá trình giáo dục - đào tạo. Với Việt


Nam, xác định được vai trò của giáo dục, chính vì vậy mà Đảng đã xác định cùng với
Khoa học và Công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu giáo dục là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong xu thế hội nhập, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ, nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá hiện nay, đất nước ta đang tích cực đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ thực tế đó đặt ra một yêu cầu cấp
bách về chất lượng nguồn lực đặc biệt là nguồn lực con người đối với sự nghiệp Giáo
dục - Đào tạo. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 8 đã khẳng định phát triển giáo dục -
đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là
điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong
đó cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng.
Nghị quyết BCH TW Đảng lần thứ 6, khóa 9 đã chỉ rõ một số nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục nước ta là “xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và
CBQL giáo dục, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu
thời kỳ đổi mới”, “quan tâm đầy đủ tới việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ các cấp”, “tăng
cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm
vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện
thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020.
Thấy được vai trò của giáo dục đối với phát triển đất nước, Ban Bí thư TW
Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, Chỉ thị đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp CNH- HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là
trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và CBQL giáo dục là lực
lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”[9].
Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hóa, đảm
bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản

lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc
quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, đề ra mục tiêu chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 “ đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
Nam , trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và
CBQL giáo dục là khâu then chốt ”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII đề ra các
giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 -2015 “Đổi mới và phát triển
giáo dục - đào tạo phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ về số lượng,
đảm bảo về cơ cấu, chất lượng theo chuẩn hoá”[12].
Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp đã được
quan tâm phát triển, cả về phẩm chất đạo đức; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng
lực quản lý, chỉ đạo. Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, cơ bản đã đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ, song vẫn còn những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển của sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là đội ngũ CBQL giáo dục như: Khả năng sử
dụng ngoại ngữ và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý còn yếu. Đa số chưa được
đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, nên quản lý chủ yếu bằng kinh nghiệm và kế
thừa; trình độ và năng lực điều hành không phù hợp, tính chuyên nghiệp thấp nên chất
lượng, hiệu quả quản lý chưa cao, không năng động. Một bộ phận CBQL giáo dục đã
chạy theo những tiêu cực của kinh tế thị trường, vụ lợi, còn nặng vì lợi ích cá nhân,
chưa tích cực chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục trong mạng lưới GDTX có vị trí quan trọng
trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, là nhân tố chính tạo cơ hội cho mọi người dân, ở mọi lứa tuối, mọi trình
độ được với phương châm câng gì học nấy” thực hiện mục tiêu “học tập thường
xuyên”, “học tập suốt đời”, nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao
trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc
làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; là công cụ để xây dựng “xã hội

học tập”, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho địa phương. Hiện nay, các Trung
tâm GDTX đang tập trung củng cố mô hình hoạt động theo hướng một cơ sở thực hiện
nhiều nhiệm vụ; Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và phát
triển đội ngũ; Đa dạng hoá nội dung, chương trình và hình thức học tập nhằm đáp ứng
nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người; Tăng cường các biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học các chương trình GDTX; Tích cực đổi mới
công tác quản lý, tăng cường nền nếp, kỷ cương trong dạy - học; Chú trọng ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên. Phát triển đội ngũ CBQL đáp ứng yêu
cầu quản lý GDTX trong giai đoạn hiện nay phải được coi là nhiệm vụ vừa có tính cấp
bách vừa có tính chiến lược lâu dài.
Vấn đề xây dựng và áp dụng chuẩn trong giáo dục đã được nhiều quốc gia áp
dụng thành công, đạt hiệu quả cao. Ở nước ta việc xây dựng và áp dụng chuẩn trong
giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nói riêng đã được chú trọng
trong những năm gần đây thể hiện một cách tiếp cận mới về phát triển nguồn nhân lực
trong giáo dục, đó là tiếp cận quản lý chất lượng.
Giáo dục nói chung, GDTX của Thái Bình nói riêng trong những năm qua đã phát
triển mạnh về mạng lưới và quy mô, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập mọi tầng
lớp nhân dân. Chất lượng giáo dục ở các cấp học, ngành học có những tiến bộ đáng kể.
Công tác quản lý giáo dục, có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL cơ
sở giáo dục trong đó có CBQL Trung tâm GDTX của tỉnh cơ bản đạt trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ về bằng cấp theo quy định của Luật Giáo dục, nhưng so với các yêu cầu
của Chuẩn CBQL Trung tâm GDTX được ban hành kèm theo Thông tư số 42/2010/TT-
BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn bất cập về nhiều mặt, đặc biệt
là năng lực quản lý. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là công tác
phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX chưa được quan tâm đúng mức và còn hạn
chế. Việc quy hoạch, đào tạo-bồi dưỡng, đánh giá, sàng lọc và xây dựng chế độ chính sách
nhằm tạo môi trường, động lực phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX chưa thực sự
hiệu quả. Trong khi đó Chuẩn CBQL Trung tâm GDTX mới được Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành, còn là vấn đề khá mới mẻ, nên việc nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL

Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ và hệ thống.
Từ những phân tích trên, trong tình hình hiện nay của Thái Bình rất cần có công
trình nghiên cứu với nội dung vận dụng lý luận về quản lý, lý thuyết về phát triển đội
ngũ, lý thuyết về Chuẩn để tìm ra các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm
GDTX, đảm bảo đội ngũ này nhanh chóng được chuẩn hóa. Vì vậy tác giả chọn đề tài
“Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện,
tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL
Trung tâm GDTX cấp huyện, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL
Trung tâm GDTX cấp huyện tại tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hoá.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX.
3.2. Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX tại tỉnh Thái Bình
trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.
3.3. Đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX tại tỉnh Thái
Bình theo hướng chuẩn hóa.
3.4. Khảo nghiệm một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX, tỉnh
Thái Bình theo hướng chuẩn hóa.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ CBQL các Trung tâm GDTX cấp huyện tại tỉnh Thái Bình.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX cấp huyện tại tỉnh Thái Bình theo
hướng chuẩn hóa.
5 . Giả thuyết khoa học
Đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản
lý và điều hành các hoạt động giáo dục ở Trung tâm GDTX.
Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp tác động đến các thành tố cấu

trúc của quá trình phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX theo hướng chuẩn hóa,
theo lý thuyết quản lý và phát triển nguồn nhân lực hiện đại thì sẽ phát triển được đội
CBQL Trung tâm GDTX đủ mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTX,
phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội - giáo dục của tỉnh Thái Bình và
đất nước trong giai đoạn hiện nay.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm
GDTX tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013, từ đó đề xuất các
biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm GDTX tại tỉnh Thái Bình theo
hướng chuẩn hóa.
7. Phương pháp nghiên cứu
Các nhóm phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu Luật Giáo dục, các tài liệu, văn kiện của Đảng và Nhà nước, Bộ
Giáo dục và Đào tạo; nghiên cứu và tham khảo sách, tài liệu và báo cáo khoa học
trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Để từ đó phân tích, tổng
hợp các kết quả nghiên cứu, tài liệu về phát triển giáo dục, phát triển đội ngũ CBQL
giáo dục các cấp.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra xã hội học, lấy ý kiến; trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến
chuyên gia; phân tích tổng hợp, thống kê, phân tích các dữ liệu để có những nhận xét,
đánh giá chính xác và tổng kết kinh nghiệm về đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX cấp
huyện, tỉnh Thái Bình những năm vừa qua.
7.3 Nhóm phương pháp dùng các thuật toán, thống kê.
Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu; sử dụng phần mềm tin
học, các bảng biểu để phục nghiên cứu và biểu đạt các kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX cấp huyện

theo hướng chuẩn hóa.
Chương 2. Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX cấp huyện,
tỉnh Thái Bình.
Chương 3. Một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL Trung tâm GDTX cấp
huyện, tỉnh Thái Bình hướng chuẩn hóa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Nghị quyết
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa IX, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD-ĐT
ngày 02/01/2007 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chiến lược phát triển giáo dục đến năm
2020.
4 . Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số
09/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới công tác tổ chức
cán bộ, quản lý cơ sở giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 42/2010/TT-BGD-ĐT ngày
30/12/2010 ban hành quy định chuẩn Gia
́
m đốc c ủa TTGDTX.
6. Đặng Quốc Bảo, Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà
trường, Tổng thuật - Biên soạn, Hà Nội 2005.
7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương về quản lý. NXB
ĐHQG Hà Nội, 2009.
8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những cơ sở lý luận
quản lý giáo dục, Tập bài giảng Cao học. Khoa Sư phạm ĐHQG Hà Nội.
9. Chỉ thị số: 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
10. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học
và Kỹ thuật.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, IX, X, XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng bộ tỉnh Thái Bình, Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Thái
Bình lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010 – 2015.
13. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong
thế ký XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam.
14. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đặng Xuân Hải (2004), Vận dụng lý thuyết thay đổi để chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học. Kỷ yếu Hội thảo khoa học. ĐHQG Hà Nội.
16. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý giáo
dục. Nxb ĐHSP Hà Nội.
17. Đặng Thành Hưng (2005), Quan niệm về chuẩn hóa trong giáo dục, tổ
chức phát triển giáo dục, Hà Nội.
18. Luật giáo dục (sửa đổi) (2005)
19. Hồ Chí Minh (1964), Bài nói chuyện tại trường ĐHSP Hà Nội, Hồ Chí
Minh với ngành giáo dục. Nxb Thanh niên.
20. Ngô Quang Sơn (2003), Xu thế phát triển bền vững các Trung tâm
GDTX ở các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và ở Việt Nam. Những
vấn đề và giải pháp, Thông tin QLGD - số 6 năm 2003 tr32
21. Từ điển giáo dục học. Nxb từ điển bách khoa.
22. Nguyễn Đức Trí, “Về chuẩn hóa giáo viên các trường Trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề”. Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục số 113 tháng 7 năm
2004, Tr 33.
23. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 - 2015,
định hướng đến năm 2020.
24. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Đề án quy hoạch phát triển giáo dục –
đào tạo tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
25. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang… (1996),

×