Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

thời gian trong âm thanh và cuồng nộ và absalom, absalom! của william faulkner

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.43 KB, 32 trang )


Thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và
Absalom, Absalom! của William Faulkner

Trần Thị Anh Phương


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS Chuyên ngành: Văn học Bắc Mỹ; Mã số 62 22 30 20
Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Huy Bắc
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Văn học Mỹ; Tiểu thuyết.

Content
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
William Faulkner (1897–1962) là tiểu thuyết gia lỗi lạc của nền văn học Mỹ (Hoa Kỳ)
hiện đại. Tên tuổi ông luôn được đứng bên cạnh những nhà văn lớn của thế kỉ XX: F. Kafka,
J. Joyce, M. Proust Ông thuộc thế hệ mới, thế hệ trưởng thành sau chiến tranh thế giới thứ
nhất. Thế hệ này xuất hiện những tên tuổi lừng danh bậc nhất Hoa Kỳ, những người đã “đổi
mới phương pháp và nguồn cảm hứng”, khai sáng ra kỷ nguyên mà người ta mệnh danh là
“kỷ nguyên của tiểu thuyết Mỹ”. Faulkner là tác giả của 126 truyện vừa và truyện ngắn (đáng
chú ý là Con gấu, Mặt trời chiều hôm ấy, ), 19 tiểu thuyết (nổi tiếng nhất là Âm thanh và
cuồng nộ, Absalom, Absalom!, Nắng tháng tám, ). Tác phẩm của Faulkner phản ánh những
giây phút khủng hoảng của tâm hồn nhân vật mà trong đó thời gian hiện tại không còn nhiều
giá trị. Những trang viết của Faulkner vừa thật vừa ảo, biến hoá linh hoạt, vừa đậm chất lịch
sử vừa bàng bạc vẻ huyền thoại. Bằng lối viết độc đáo đó, Faulkner đã thành công trong việc
xác lập cho mình một phong cách riêng của văn chương miền Nam Hoa Kỳ. Phong cách đó
được ông thể hiện qua cách xử lý thời gian, không gian, lối kết cấu vẫy gọi độc giả tham gia


tích cực vào cuộc phiêu lưu của nhân vật, của đời sống đang xảy ra trước mắt Chính vì thế,
trong văn học thế giới hiện đại có một kiểu phong cách mang tên ông: kiểu Faulkner
(Faulknerian).
Tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ xuất bản vào năm 1929 là tác phẩm xuất sắc đầu tiên
của ông. Bên cạnh đó, Absalom, Absalom! (1936) được giới phê bình Pháp cho rằng nhờ nó
mà Faulkner đã đoạt giải Nobel. Với Absalom, Absalom! khi nói đến vấn đề thời gian,
Nguyễn Văn Nha và Doãn Quốc Sĩ nhận định, “nhân vật chính không phải là người, mà đúng
ra là thời gian” [68,72].
Một trong những cách tân độc đáo của Faulkner là việc xử lý thời gian trong tác phẩm,
sự đổi mới thi pháp thời gian đã thực sự tạo ra diện mạo mới cho tiểu thuyết hiện đại. Khi
nghiên cứu về thời gian của Faulkner, Jean-Paul Sartre ghi nhận, Faulkner đã sử dụng thời
gian trong tác phẩm một cách khác thường.
Trong Tiểu thuyết hiện đại, Dorothy Brewster nhận xét, “cuốn Âm thanh và cuồng nộ
(1929) có lẽ là tác phẩm thành công nhất về việc sử dụng nhiều bút pháp khác nhau và đảo
lộn thứ tự thời gian” [13,76]. Kỹ thuật chắp nối thời gian, hiện tại hoá quá khứ, phương pháp
đồng hiện, kết cấu đa thanh, tất cả hòa quyện một cách uyển chuyển và phức tạp trong Âm
thanh và cuồng nộ. Còn với Absalom, Absalom!, đây là một tiểu thuyết dung hòa, thâu tóm
thể tài tiểu thuyết lịch sử, bình luận thánh kinh lẫn thể tài triết lý siêu hình, tâm lý xã hội,
với lối hành văn vừa biểu tượng vừa gợi tả. Đặc điểm nổi bật của hai cuốn tiểu thuyết này là
cách tổ chức thời gian theo cấu trúc phi trật tự tuyến tính. Phải nói rằng, cảm quan hiện đại về
thời gian được thể hiện sâu sắc trong nghệ thuật mà tiểu thuyết là nơi thể nghiệm của hầu hết
các nhà văn phương Tây trong đó có Faulkner.
Vấn đề thời gian là mối quan tâm hàng đầu trong tiểu thuyết Faulkner. Sự cách tân của
ông về mặt thời gian đã làm thay đổi toàn bộ kết cấu của tác phẩm. Việc nghiên cứu thời gian
được tái hiện trong tác phẩm, thời gian mang tính thẩm mỹ trong văn học của Faulkner thực
sự là vấn đề cần thiết. Những khảo sát về thời gian sẽ mang lại ý nghĩa hết sức to lớn để hiểu
bản chất mỹ học của tác phẩm, nghệ thuật xây dựng nhân vật, hình thức biểu đạt mới, phản
ánh thời đại và tinh thần thế giới. Việc nghiên cứu hai cuốn tiểu thuyết đã từng mang lại vinh
danh cho Faulkner với giải Nobel văn học năm 1948, sẽ giúp chúng ta tiếp cận hiệu quả với
thế giới nghệ thuật của Faulkner đặc biệt là vấn đề thời gian – một kỹ thuật đã có ảnh hưởng

rất sâu rộng đến nền tiểu thuyết cùng thời và các thế hệ nhà văn.
Đặc biệt, hai cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ; Absalom, Absalom! có sự liên kết
với nhau về mặt thời gian. Tính liên văn bản (intertexuality) của hai tác phẩm thể hiện qua
việc tiếp nối của các nhân vật: Tướng Compson, ông Compson, Quentin, Shreve xuất hiện
trong Âm thanh và cuồng nộ lại được tái xuất với tư cách người kể chuyện (NKC) trong tác
phẩm Absalom, Absalom! càng nhấn mạnh thêm bức thông điệp mới về số phận con người
mang tinh thần và hơi thở của thời đại. Ngay từ tiêu đề của hai tác phẩm đã mang tính ẩn dụ
sâu sắc, nó đề cập đến vấn đề bi kịch trong kinh Thánh và bi kịch của Sharkespear được cách
tân, trong tiểu thuyết hiện đại của Faulkner. Hai tác phẩm này cùng đề cập những nỗi ám ảnh
về người da đen, nạn phân biệt chủng tộc dai dẳng và nặng nề ở các bang miền Nam nước
Mỹ. Thêm nữa, sự cách tân về kỹ thuật viết tiểu thuyết cả hai tác phẩm đều sử dụng kiểu thời
gian phi tuyến tính, thời gian đồng hiện để làm thay đổi kết cấu thời gian truyện kể, thể hiện
được thời gian mà nhân vật nếm trải nhằm miêu tả con người trong toàn bộ chiều sâu bản ngã
vốn có của nó. Chọn hướng nghiên cứu về thời gian, chúng tôi sẽ khám phá những thể nghiệm
đặc sắc, qua đó bộc lộ rõ tài năng, phong cách của Faulkner trong thể loại tiểu thuyết.
Chọn đề tài Thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của
William Faulkner, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu những cách tân của ông về kỹ thuật viết,
cụ thể là vấn đề thời gian. Bước đầu luận án mong sẽ giới thiệu thi pháp thời gian của
Faulkner với bạn đọc Việt Nam. Đồng thời luận án cũng giúp cho việc giảng dạy, nghiên cứu
văn học Mỹ nói chung và Faulkner nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu quá trình nghiên cứu về Faulkner chúng tôi tập hợp được một số ý kiến bao
gồm cả phần tiếng Anh và phần tiếng Việt như sau:
2.1. Nguồn tài liệu tiếng Việt
2.1.1. Tài liệu nghiên cứu
Ở Việt Nam các bài viết, công trình giới thiệu về Faulkner và sáng tác của ông chỉ chiếm
số lượng khiêm tốn. Đối với sự kiện William Faulkner ra đi ngày 6.7.1962, các tạp chí ở miền
Nam và miền Bắc đều có bài viết tưởng nhớ về ông. Các nhà nghiên cứu đưa ra những đánh giá
nhất định về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Từ những năm đầu của thập niên 1960, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã bắt đầu chú ý

đến Faulkner, người đã đạt giải Nobel văn học. Tạp chí Bách khoa số 135 ra ngày 5.8.1962
đăng bài Sống và viết theo ý William Faulkner của Tràng Thiên. Nhà văn đã bày tỏ quan niệm
của ông về đời sống, kỹ thuật viết, cảm hứng sáng tạo, sự kế thừa có sáng tạo với các nhà văn
tiền bối và nhạc tính trong ngôn từ của Faulkner.
Tiếp đó, tạp chí Văn nghệ số 11 1962 đăng bài Văn hào Faulkner của Hà Hoài (viết theo
tài liệu rút trong Faulkner en France – Tạp chí Hiện đại số 5, tuần báo Express số ngày
12.7.1962). Tác giả đã lược thuật ý kiến của một số nhà phê bình về Faulkner ở Pháp. Họ chú
trọng đến tác phẩm của Faulkner trên hai phương diện: phương diện siêu hình và phương diện
kỹ thuật thông qua một số luận điểm chính như: thực tại khách quan, quan niệm về thời gian
định mệnh và chủ nghĩa khắc kỉ. Cũng trong bài nghiên cứu này, tác giả nhắc lại ý kiến của
nhà văn Mỹ, Robert Penn Warren đăng ở tạp chí Quốc tế về bốn phương diện quan trọng nhất
trong tác phẩm của Faulkner là: Đề tài thiên nhiên và sự đối lập con người làm ô nhiễm thiên
nhiên với con người giữ gìn nó; tính hài hước trong tác phẩm và vấn đề về những người da
trắng nghèo; những người da đen tượng trưng cho tội lỗi của con người, sự nô lệ. Trên cơ sở
bốn chủ đề đó, Warren bàn đến kỹ thuật viết của Faulkner với ba cách thức đó là: Cách kể
chuyện trong tác phẩm của Faulkner hợp lý và khách quan; cách kể thông qua cảm xúc của
nhân vật; sự có mặt của người kể chuyện. Từ việc phân tích tác phẩm, Warren xếp Âm thanh và
cuồng nộ vào loại thứ hai.
Bên cạnh đó, Hà Hoài còn lược thuật ý kiến của nhà phê bình văn học Alfred Kazin
trong cuốn Toàn cảnh văn học Hoa Kỳ, ông phân tích tính giả tạo ở những nhân vật của
Faulkner.
Tạp chí Văn Sài Gòn số 41 năm 1965 đăng một bài giới thiệu về W. Faulkner của Trần
Phong Giao. Điểm sơ qua tác phẩm Faulkner, Trần Phong Giao dừng lại ở Âm thanh và
cuồng nộ. Ông đề cập đến vấn đề thời gian và kỹ thuật độc thoại nội tâm của Faulkner. Theo
tác giả tinh thần bài viết được “đúc kết từ nhiều bài báo cũ và được viết theo sách báo ngoại
quốc”.
Nhà nghiên cứu Phạm Công Thiện đã cho ra đời cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết
học vào năm 1965. Ông đã điểm qua các tác phẩm của Faulkner từ tập thơ đầu tay Thần đồng
nội bằng cẩm thạch (The Marble Faun) đến những quyển tiểu thuyết cuối cùng đầy “sương
mù ám phủ” (chữ dùng của Phạm Công Thiện), rồi đưa ra nhận xét: Đừng đem lý trí để tìm

đến Faulkner hãy đem tâm hồn Về cuốn Âm thanh và cuồng nộ, ông cho rằng: The Sound
and the Fury là tác phẩm mãnh liệt huyền bí nhất của Faulkner. Bên cạnh đó, ông phản bác tư
tưởng “Siêu hình học về thời gian của Faulkner” của Jean-Paul Sartre. Tác giả phân biệt thời
gian thực sự và thời gian giả tạo trong Âm thanh và cuồng nộ. Đồng thời ông cho rằng con
người bị thời gian ám ảnh chỉ là một trong những đề tài quan trọng của tác phẩm còn thân
phận con người mới là chủ đề thực sự mà Faulkner muốn nói.
Năm 1969, Nguyễn Đức Đàn trong cuốn Hành trình văn học Mỹ. Đây là cuốn sách dạng
từ điển tra cứu. Tác giả có bài riêng giới thiệu về Faulkner, nhưng ý kiến sơ lược, không đi
sâu vào hai tác phẩm luận án khảo sát. Dẫu sao thì Nguyễn Đức Đàn cũng đánh giá sơ lược về
những thành tựu của William Faulkner ở tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ trên phương diện
đổi mới nghệ thuật. Trong phần, Con người và năm tháng trong tiểu thuyết hiện đại, tác giả
đưa ra nhận định sau: “… nhiều nhà văn và nhà phê bình thường nhắc đến Đôx Paxôx,
Fôôcne, đến Jêm Joix, Kafka. Đối với họ những nhà văn ấy là những nhà cách tân bậc thầy về
kỹ thuật” [20,114]. Tác giả nhận định về nhân vật trong tiểu thuyết của Faulkner suốt đời khổ
sở vì mang nặng thời gian trong mình. Faulkner khai thác tâm trạng hoài nghi, cô đơn, thất
vọng của con người sau Đại chiến thế giới lần hai. Đặc biệt ở trang 169, tác giả đưa ra nhận
định về vấn đề thời gian trong văn học hiện đại “Thời gian! Ngày nay người ta cũng đang có
đủ thứ ý kiến về thời gian, thời khắc của đồng hồ, thời gian vũ trụ thời gian vật lý, thời gian
sinh lý, thời gian tâm lý… Trong tiểu thuyết hiện đại nhiều nhà văn đã tìm cách “phanh chia”
thời gian, lật ngược thời gian và níu chặt nó lại…” [20,116]
Năm 1969, tác giả Hoàng Trinh đã xuất bản cuốn Phương Tây văn học và con người (3
tập). Trong đó, tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ xuất hiện ở hai chương với tiêu đề: Bàn về
văn học viết về con người; Tiểu thuyết và thời gian. Ông khẳng định giá trị hiện thực lịch sử
toát ra từ sáng tác của Faulkner: Tình yêu của nhà văn với những người lớp dưới, cái nhìn tiến
bộ về quan hệ cần thiết giữa người da trắng và người da đen. Ông cũng nhấn mạnh việc đóng
góp của Faulkner về kỹ thuật thời gian đồng hiện. Đây là yếu tố đặc trưng của bút pháp
Faulkner có tác dụng đắc lực khi gợi ra toàn bộ thế giới mà ở đó là tập hợp của “những bản
giao hưởng quái dị”. Tác giả đã đánh giá cao nhà văn Faulkner về phương diện thời gian như
sau: “Một số nhà văn Mỹ như William Faulkner và Dos Passos đã chịu ảnh hưởng của James
Joyce về mặt sử dụng thời gian đồng hiện. Đến lượt Faulkner và Dos Passos lại phát huy ảnh

hưởng trở lại sang các nước Tây Âu nhất là ở Pháp, Albert Camus và nhiều nhà Tiểu thuyết
Mới đã khai thác ở Faulkner và Dos Passos nghệ thuật “hòa hợp” thời gian và phương pháp
phát triển các “độc thoại nội tâm”. Đồng hiện, chuyện cũ trong một tích tắc bỗng được nhập
vào chuyện đang xảy ra một cách rất khéo léo… Đương nhiên, những biểu hiện gọi là ngoài ý
thức, ngoài lý trí của con người như: trạng thái điên loạn, mê sảng, mơ màng, tâm thần bất
định… không phải như thế là loại trừ ra khỏi văn học. Nhà văn có thể khai thác, miêu tả
những trạng thái đó trong tác phẩm” [92,168].
Trong cuốn William Faulkner cuộc đời và tác phẩm xuất bản năm 1973, Doãn Quốc Sĩ
và Nguyễn Văn Nha đã tổng kết một số yếu tố thuộc về thi pháp của Faulkner. Đáng chú ý
hơn cả là mục C phần I với tựa đề Nghệ thuật Faulkner, tác giả chỉ ra một số điểm quan trọng
có liên quan đến đề tài: 1. Thế giới nhân vật; 2. Thời gian trong tiểu thuyết Faulkner; 3. Bút
pháp của Faulkner. Đặc biệt khi đề cập đến vấn đề thời gian trong Âm thanh và cuồng nộ, hai
nhà nghiên cứu đã có nhận định như sau: “Phải nói rằng ông cố viết một cách uẩn khúc, thiếu
sáng sủa để diễn tả những cái phức tạp tối tăm của nhân thế. J-P. Sartre và Jean Pouillon khi
khảo sát về tác phẩm của Faulkner đã nêu ra cái rắc rối khó hiểu chính yếu là vì quan niệm
thời gian của ông. Nói cách khác là ông đã sử dụng thời gian trong tác phẩm một cách hết sức
khác thường. Một đoạn truyện tối nghĩa thường được chú dẫn bằng những tình tiết xảy ra từ
hai, ba mươi năm về trước, có khi tới cả thế kỷ. Ông bắt đầu bằng đoạn áp chót gỡ mối lần lần
bằng các sự kiện đã xảy ra trong dĩ vãng. Điểm đặc sắc này của ông là gạt bỏ cái thứ tự thời
gian như nhân vật Quentin trong Âm thanh và cuồng nộ phá vỡ thời gian niên biểu (đập bỏ
đồng hồ) Quan niệm đích xác về thời gian là cả cái quá khứ bao trùm lên cái hiện tại, mà
hiện tại chỉ có vì những sự kiện trong dĩ vãng. Quá khứ được ví như một tên khổng lồ đã đứng
choán lấy hiện tại, mà hiện tại chỉ là cái hậu quả của dĩ vãng” [67,75].
Năm 1985, nhà nghiên cứu Pravin xing Savda tập hợp các bài viết của Hội thảo Quốc tế
về tiểu thuyết với cuốn Số phận của tiểu thuyết. Trong đó, nhà nghiên cứu có bàn đến
Faulkner. Nhà nghiên cứu cho rằng: Hiện nay, người ta đã đoạn tuyệt với “những cuộc phiêu
lưu bên ngoài” để dành cho những cuộc phiêu lưu vào chiều sâu của trí tuệ, của ý thức trong
tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của Faulkner. Ở đây, sự mô tả những tình cảm mạnh mẽ,
cởi mở, đòi hỏi không phải cách sắp xếp sự kiện theo trình tự thời gian mà là đòi hỏi phá vỡ,
phân bố lại đo lường thời gian và không gian

Trong chuyên luận Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại xuất bản vào
năm 1991, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào chỉ ra vai trò của Faulkner trong sự cách tân của
tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XX trên nhiều khía cạnh: cách kể chuyện, thời gian đồng hiện.
Tác giả cho rằng: “Hiện tại hoá câu chuyện, làm cho ngay cả quá khứ cũng hiện lên qua cảm
giác của hiện tại, thậm chí một số nhà văn đã bất chấp quy ước kể chuyện, sử dụng thì hiện tại
trong khi kể lại quá khứ bằng dòng tâm tư (như Faulkner chẳng hạn). Điều này sẽ kéo theo kết
quả là thời gian đồng hiện” [21,85].
Tác giả Lê Huy Bắc đã công bố các bài nghiên cứu về Faulkner rải rác từ những năm
1996, 1997, 1998 như: Đồng hiện trong văn xuôi đăng trên Tạp chí Văn học, số 6/1996;
Faulkner, Hemingway và ngôn từ dòng ý thức, Báo Văn nghệ trẻ, số 31/1997; Giọng và giọng
điệu trong văn học hiện đại; Tạp chí Văn học, số 9/1998. Nhìn chung, tác giả đã phân biệt rõ
ràng dòng ý thức và độc thoại nội tâm từ vấn đề nghiên cứu và qua đó phân tích những ví dụ
từ tác phẩm của Faulkner. Với các bài viết của mình, tác giả mở ra góc nhìn để tiếp cận tác
phẩm Faulkner cũng như các nhà văn hiện đại sâu sắc hơn.
Trong tập Hồ sơ văn hóa Mỹ do nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2000, Hữu Ngọc đã
nêu nhận xét rằng: Faulkner là một bậc thầy của tiểu thuyết hiện đại phương Tây, ông so sánh
nghệ thuật tiểu thuyết của Faulkner với Proust, James Joyce và Kafka. Ông cho rằng Proust
tái tạo thời gian đã mất và khơi dậy tiềm thức; những nhân vật của Kafka bị tha hóa trong một
thế giới vô lý và trung tính đến cực điểm; James Joyce thì đi sâu vào tiềm thức, siêu thực và
tổng hợp văn hóa phương Tây. Proust, Kafka và Joyce đại diện cho nền văn hóa cổ kính của
châu Âu; ảnh hưởng của họ đến các nước châu Âu, đến tinh thần các dân tộc châu Âu hoang
mang sau chiến tranh có thể hiểu được vì nó mang tính phổ biến. Nhưng tác phẩm của
Faulkner với những nhân vật có đặc trưng rất Mỹ; đó là những đại tá, các bang miền Nam,
những người da đen an phận, những tên phe phẩy cỡ bự… những nhân vật này không có ảnh
hưởng đến văn học châu Âu. Faulkner ảnh hưởng đến châu Âu với hai sắc thái: về mặt triết lý
siêu hình và kỹ thuật viết. Triết lý siêu hình của Faulkner xuất phát từ khái niệm tội lỗi và ơn
trên, rất hợp với mặc cảm tội lỗi của nền văn hóa Do Thái Thiên chúa giáo tại Cựu thế giới
sau một cuộc chiến tranh tàn phá kéo dài năm năm. Tấn bi kịch của nhân loại trở lại dã man
trong chiến tranh đã gây ra mối đồng cảm của một cộng đồng “những kẻ có tội tìm phương
cứu vớt, mỗi cá nhân sám hối theo cách của mình, cái tôi chung đó, đôi khi mình chẳng tham

gia mà còn là nạn nhân nữa. Những tình tiết và cốt truyện vô lý của Faulkner đã thể hiện chủ
đề về sự tha hóa và cô đơn của con người thế kỷ XX với chủ đề miền Nam nước Mỹ (hậu quả
của chế độ nô lệ, quan hệ da trắng da đen, sự bất lực của quý tộc không đáp ứng nổi đòi hỏi
của cuộc sống hiện đại). Faulkner đã gắn cổ đại với hiện đại bằng cách đưa bi kịch của Hy
Lạp – vai trò của định mệnh – vào truyện trinh thám. Sắc thái thứ hai về ảnh hưởng của
Faulkner là nghệ thuật viết, có đôi lúc “kỳ quặc”: bố cục phức tạp, kể chuyện hay bắt đầu
bằng dạo cuối, lấy một cái tên gắn cho nhiều nhân vật, tránh không gọi tên và miêu tả những
sự kiện quan trọng, ném độc giả vào những tình huống rối beng phải tự đọc lấy mà hiểu, hay
kể ít nhất hai câu chuyện cùng một lúc, thường dùng động từ vào thời hiện tại để làm sống lại
dĩ vãng, chồng chất hình dung từ, kéo dài một câu nhiều khi hàng trang, cố tình xóa nhòa thời
gian để diễn tả “dòng ý thức” thường trộn lẫn hiện tại, quá khứ, tương lai” [66,48].
Nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp về văn học Mỹ ở Việt Nam là Lê Đình Cúc. Ông là
người cho in những bài viết gần như là đầu tiên trên tạp chí Văn học ở Việt Nam về văn học
Mỹ. Các công trình nghiên cứu đó, về sau được tập trung vào hai cuốn Văn học Mỹ – Mấy vấn
đề và tác giả 2001 và Lịch sử văn học Mỹ 2007.
Văn học Mỹ – Mấy vấn đề và tác giả chủ yếu giới thiệu, nghiên cứu 17 nhà văn có vai trò,
vị trí và ảnh hưởng lớn của Văn học Mỹ từ thế kỷ XVIII đến nay như H.B. Stower, Hawthorne,
Melville, M.Mitchell, Steinbeck, Faulkner, John Dos Passos, Dreiser, Upton Sinclair, Toni
Morrison, A.Miller Phần Văn học Mỹ thế kỷ XIX và XX, mục D, Chủ nghĩa tự nhiên và phim
ảnh – thế hệ thứ hai của chủ nghĩa tự nhiên sẽ áp dụng “kỹ thuật chụp ảnh” của báo chí vào văn
học và kỹ thuật của phim ảnh. Tác giả đã viết về William Faulkner như sau: “Cuối cùng là
William Faulkner (1897 – 1962), người kịch liệt bài xích sự công nghiệp hóa miền Nam chiến
bại, đã viết một loạt tiểu thuyết xảy ra trong một địa danh tưởng tượng vùng Yoknapatawpha:
Sartoris (1929), Âm thanh và cuồng nộ (1929), Điện thờ (Sanctuaire) (1931), Nắng tháng Tám
(1932), Absalom, Absalom! (1936) cuối cùng là Kinh cầu nguyện cho một nữ tu sĩ (1951). Tại
đó ông triển khai “một sự hòa trộn giữa siêu hình tồi tệ và sự hài hước”, với văn phong hoa mĩ
kì cục và dày công tu từ. Tác phẩm của Faulkner tạo nên một hiện tượng đặc biệt trong văn
học” [15,47]. Đồng thời tác giả cũng đề cập đến ảnh hưởng của lịch sử xã hội Mỹ, đó là chủ
nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cá nhân ngày càng cực đoan và cạnh tranh quyết liệt. Vấn đề đó
có ảnh hưởng vào tư tưởng nghệ thuật, các khuynh hướng trào lưu. Tác giả viết: “Các khuynh

hướng tiên phong chủ nghĩa, các trào lưu Tiểu thuyết Mới rồi lại Mới mới. Những Đa đa đến
Phê bình mới rồi Cấu trúc, Hiện sinh đều xuất hiện rầm rộ ở Mỹ. Dù nhiều lí luận gia xuất hiện
trong văn học Pháp nhưng thực tiễn sáng tác lại ở văn học Mỹ. Những Edza Pound,
W.Faulkner, E.Hemingway đến E.S.Eliot, đều là văn học Mỹ sản sinh ra” [15,56]. Riêng nhà
văn W. Faulkner được đánh giá là người có nhiều tác phẩm lừng danh và ma quái với đỉnh cao
là giải Nobel văn học năm 1948.
Năm 2003, tác giả Huy Liên đã xuất bản cuốn Văn học Mỹ: nhà văn, tác phẩm, thi pháp
và kỹ thuật. Tác giả đề cập đến kỹ thuật thời gian của Faulkner và một số nhà văn trên thế giới
và ghi nhận bản thân thời gian có sức mạnh tàn phá đối với con người. Tác giả đã dẫn lời của
nhà văn triết học Pháp Jean-Paul Sartre, cho rằng: cùng với Marcel Proust, James Joyce, John
Dos Passos, André Gide và Virginia Woolf đều có ý đồ bóp méo thời gian trong tác phẩm của
họ. Các nhà văn muốn tước bỏ đi quá khứ và tương lai, cô đúc thời gian thành “trực giác
thuần tuý trong khoảnh khắc”. John Dos Passos biến thời gian thành ký ức chết cứng và khép
kín. Còn Faulkner thì cắt bỏ luôn cả thời gian. Một số nhà văn Mỹ cũng nói tới đặc điểm phi
thời gian trong sáng tác của Faulkner.
Năm 2003, Lê Huy Bắc cho in cuốn giáo trình Văn học Mỹ. Tuy không viết kỹ về
Faulkner, nhưng cuốn sách cũng có giới thiệu qua về ông như một tác gia tiêu biểu của nền
văn học Hoa Kỳ hiện đại.
Năm 2004, tác giả lại tiếp tục xuất bản cuốn Tác gia văn học Mỹ (thế kỷ XVIII - XX).
Trong cuốn này, tác giả đi sâu nghiên cứu 31 tác gia của nền văn học Mỹ từ đầu thế kỷ XVII
cho tới thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Mặc dù tác giả không đề cập tới W. Faulkner, nhưng với số
lượng đông đảo các tác giả được khảo cứu đã giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quan về
quá trình phát triển của văn học Mỹ. Từ đó giúp ta đánh giá được vị trí Faulkner trong nền văn
học Mỹ.
Năm 2007, tác giả Lê Đình Cúc lại cho ra đời tác phẩm Lịch sử văn học Mỹ. Ngay ở lời
nói đầu, ông viết: “Trong số các nhà văn Mỹ được biên soạn, phần lớn lần đầu tiên được giới
thiệu ở Việt Nam nhưng cũng lại có hiện tượng một vài nhà văn Mỹ khá nổi tiếng ở Việt Nam
như: Henry David Thoreau, William Faulkner lại không có mặt. Đó là điều đáng tiếc” [17,6].
Trang 285, tác giả viết: “người ta tìm thấy trong các nhân vật chính diện của ông một chút
ngưỡng mộ về thế giới mà đã mất hết ý nghĩa và nó là sự mở đầu cho trào lưu văn học của

“thế hệ vứt đi”… Tiếp nối ngay sau đó là “kỷ nguyên nhạc jazz”, theo như cách gọi của F.
Scott Fitzgerald. Ý thức của dân Mỹ về mối liên hệ với quá khứ và với vị trí của bản thân
dường như đã thay đổi về căn bản. Nói tóm lại, đây là một thời kì đầy biến động, thời kì của
sự mơ hồ và của những thử nghiệm. Đây cũng là thời kì con người thoát khỏi ảo tưởng và
thậm chí còn là thời kì của thói hoài nghi ngạo đời. Các nhà văn của “Lost generation” như
Sherwood Anderson, J. Dos Passos, G. Stein, E. O‟Neill, Fitzgerald, W.Faulkner đều sáng tạo
nên nhiều tác phẩm có giá trị dưới ngọn cờ của Hemingway và trào lưu văn học này kéo dài
mãi đến phần cuối của thế kỷ XX, tỏa bóng xuống văn học Châu Âu như A.Camus, S.Beckett,
Eugène Ionescu, F.Sagan… Trong cuốn sách này, Lê Đình Cúc có đề cập đến vấn đề phân
tâm học, ở trang 287, tác giả viết: “Yếu tố Libido và chủ nghĩa Freud ngày càng in đậm trong
tiểu thuyết Hemingway và các nhà văn Mỹ thuộc “thế hệ vứt đi” đến nỗi khi đánh giá về
Hemingway và các nhà văn Mỹ thời kì này không thể không nhắc đến Freud”. Khi đề cập đến
sự phản ánh lịch sử Mỹ vào tác phẩm, tác giả viết: “Lịch sử là một cơn ác mộng mà ai cũng
muốn thoát khỏi nó (cũng như nhân vật Stephen Dedalus của Joyce). Còn người Mỹ thì tin
chắc là mình có thể thoát khỏi cơn ác mộng đó. Lịch sử là một biên niên sử đáng buồn đầy tai
họa và lầm lỗi. Đúng như một số người Mỹ cảm nhận khi cho rằng họ có thể tìm lại một
Arcadia đã mất bằng cách xâm nhập sâu hơn nữa vào nơi rừng rú của lục địa mới, từ đó mà
chuyển dịch trật tự thời gian vào không gian. Do đó, họ đã thực hiện một chuyển dịch tương
tự, rằng mình dã bỏ lại lịch sử phía sau với thế giới cũ để bước tiếp lên, trút bỏ gánh nặng của
quá khứ để đến được bến bờ của thế giới mới. Vì vậy trong nhiều tiểu thuyết của Hemingway,
S.Fitzgerald, W.Faulkner… không có bóng dáng của lịch sử, truyền thống mà chỉ có hiện tại
và tương lai, đánh mất tương lai chứ không phải đánh mất niềm tin ở quá khứ, ở truyền
thống” [17, 297-298].
Đến năm 2009, tác giả Nguyễn Liên lại cho ra mắt bạn đọc Việt Nam cuốn chuyên luận
Văn học Mỹ – nghệ thuật viết văn và kỹ xảo. Trong cuốn chuyên luận này, tác giả tập trung
nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của một vài nhà văn Mỹ trong đó có Faulkner. Bên cạnh đó, tác
giả đã nêu một cách tổng quát những sáng tạo về thi pháp và kỹ xảo của các nhà văn trong từng
thời kỳ làm nổi bật lên tính sáng tạo và cách tân xuất sắc góp phần thúc đẩy sự phát triển của
văn học Mỹ. Đặc biệt trong chương tám, tác giả đã dành để nghiên cứu về Faulkner. Trong
phần II, Nghệ thuật viết văn của William Faulkner qua tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ”,

Nguyễn Liên đưa ra năm phương diện trong nghệ thuật viết văn của Faulkner: Vai trò của thủ
pháp đồng hiện trong cấu trúc tiểu thuyết; kỹ xảo xáo trộn thời gian trong tiểu thuyết hiện đại
chủ nghĩa; sự cách tân cấu trúc thể loại; vai trò của gam màu thể loại trong việc khắc họa những
tính cách tương phản; tính tượng trưng, trữ tình và châm biếm trong ngôn từ tiểu thuyết. Tác giả
khẳng định, Faulkner là một nhà cách tân táo bạo tiểu thuyết của thế kỷ XX, mà đóng góp xuất
sắc của ông đó là sự sáng tạo thủ pháp đồng hiện thời gian trong tiểu thuyết.
Năm 2010, Lê Huy Bắc hoàn thành chuyên luận Lịch sử văn học Hoa Kỳ. cuốn sách dày
gần 1000 trang này đã dành cho Faulkner một vị trí xứng đáng. Nhà nghiên cứu ghi nhận
những nỗ lực cách tân tiểu thuyết của Faulkner ở các phương diện cốt truyện, nhân vật, thời
gian. Ông đánh giá Faulkner cùng với Hemingway là hai trụ cốt của văn học Mỹ thế kỉ XX.
Ông khẳng định Faulkner đã nâng kĩ thuật dòng ý thức lên đến đỉnh cao mà sau đó chẳng ai
có thể theo kịp.
Năm 2011, Faulkner chính thức được đưa vào chương trình đại học trong giáo trình Văn
học Âu–Mỹ thế kỉ XX do Lê Huy Bắc chủ biên. Trong sách này, Âm thanh và cuồng nộ và Con
gấu được chú trọng phân tích ở các cấp độ: thể loại gotich, dòng ý thức, đa điểm nhìn Đây
là công trình có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu và giảng dạy Faulkner ở Việt Nam. Các ý
kiến về Âm thanh và cuồng nộ như “sự bất toàn, ám ảnh và những nỗi đau”, “lối văn trinh
thám”, là những vấn đề luận án sẽ tiếp thu và đối thoại trong các chương sau.
Như thế, dù nổi tiếng hơn Hemingway tại Mỹ, nhưng ở Việt Nam văn chương của
Faulkner chưa được phổ biến rộng rãi. Vậy nên, tình hình nghiên cứu về ông dường như cũng
chỉ đang ở giai đoạn đầu, chưa có công trình chuyên biệt hay luận án tiến sĩ nào về Faulkner ở
Việt Nam. Vấn đề luận án quan tâm nhận được rất ít sự hỗ trợ từ phía các nhà nghiên cứu Việt
Nam.
2.1.2. Tài liệu dịch
Về tình hình dịch thuật tác phẩm của William Faulkner ở Việt Nam hầu như vẫn còn rất
khiêm tốn. Trước đây, các dịch giả chỉ dịch một vài bài nghiên cứu về Faulkner, một số
truyện ngắn và độc nhất một cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ. Đặc biệt trong năm
2012, một số tiểu thuyết của Faulkner đã được các dịch giả xuất bản tạo nên một hiện tượng
trong văn học Việt Nam.
Năm 1963, ở miền Nam dịch giả Bửu Ý đã xuất bản cuốn Văn học thế giới hiện đại.

Trong phần giới thiệu toàn cảnh văn học Hoa Kỳ, tác giả đã đề cập ảnh hưởng to lớn của
Hemingway và Faulkner đến loại tiểu thuyết hướng về quá khứ. Chính điều đó, những nhà văn
này đã mang đến cho thế hệ sau một thẩm mỹ mới.
Năm 1964, trong bài Lời nguyền và nguồn hy vọng của Horace Judson, đăng trên tạp chí
Văn, dịch giả Nhã Điển đã đưa ra kết luận về việc Faulkner đã phản ánh sâu sắc mọi khía cạnh
cuộc sống ở miền Nam Hoa Kỳ. Đứng trên quan điểm bắt nguồn từ “Nhãn quan lịch sử và tâm
tình”, mối quan tâm lớn nhất của Faulkner là quan hệ giữa người da trắng và da đen, nạn phân
biệt chủng tộc nơi đây vẫn chưa được cải thiện. Trong phần phân tích tác phẩm, Nhã Điển có
điểm qua Âm thanh và cuồng nộ. Ông tìm đến nội dung tác phẩm nhằm chứng minh cho quan
điểm vừa nêu trên hơn là việc đi sâu vào thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã dụng công xây
dựng.
Tiếp đến năm 1965, trong cuốn Năm văn sĩ Hoa Kỳ do Lê Bá Kông và Bửu Nghi dịch,
mang tính tổng quan về văn chương Hoa Kỳ. Ở phần viết dành cho Faulkner, hai tác giả xoáy sâu
vào kỹ thuật viết của cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ, về vai trò của các nhân vật chính đã
mang lại tính đa thanh cho tác phẩm.
Mãi cho đến 1993, hai dịch giả Phan Đan, Phan Linh Lan đã xuất bản cuốn Âm thanh và
cuồng nộ. Trong lời nói đầu, các dịch giả đã đề cập đến quá trình viết tác phẩm, những nét thi
pháp đặc trưng như thời gian, nhân vật và cốt truyện lắp ghép với nhiều người kể
Hiện nay, trong năm 2012, nhà xuất bản Hội nhà văn vừa ấn hành tiểu thuyết Khi tôi
nằm chết (nguyên tác As I lay Dying) do Hiếu Tân dịch. Bọn đạo chích (The Reivers) của dịch
giả Phạm Văn và dịch giả Trần Nghi Hoàng vừa xuất bản cuốn Thánh địa tội ác (Sanctuary)
vào tháng 7/2012.
Nhìn qua tình hình dịch thuật tác phẩm của Faulkner trong năm 2012, chúng tôi nhận
thấy sự tiếp nhận Faulkner ở Việt Nam đã bắt đầu có nhiều dấu hiệu khả quan. Điều đó cho
thấy, các nhà nghiên cứu và độc giả Việt Nam đang tăng dần sự quan tâm đến Faulkner.
Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập được một số bài viết của các tác giả nước ngoài được
dịch ở Việt Nam. Trong đó, có cuốn Tiểu thuyết hiện đại của Dorothy Brewster; cuốn Một
trăm năm Faulkner của Từ Huy dịch từ cuộc phỏng vấn tác giả Pháp nhân dịp kỷ niệm 100
năm Faulkner; cuốn Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực của Boris Suskov. Những cuốn
sách này đều có đề cập văn hào Faulkner ở các khía cạnh cuộc đời và một số nét văn phong

nổi bật, trong đó có kĩ thuật thời gian. Tuy nhiên do chưa phải là chuyên luận, nên dù có
những định hướng nhất định đối với đề tài, nhưng những sách trên vẫn chưa có điều kiện đi
sâu khảo sát. Vậy nên, khoảng trống trong nghiên cứu vẫn còn để chúng tôi thực hiện đề tài.
2.2. Tư liệu tiếng Anh
2.2.1. Về vấn đề thời gian trong tiểu thuyết của Faulkner
Từ năm 1952, nhà nghiên cứu Irving Howe đã xuất bản cuốn A Crirtical Study, Ivan R
Dee (Nghiên cứu phê bình, Ivan R Dee). Trong cuốn sách này, tác giả xoay quanh nhân vật bí
ẩn Thomas Sutpen và các điểm nhìn khác nhau của những NKC. Tác giả cho rằng vấn đề thời
gian quá khứ trong Absalom, Absalom! nhìn thấy như một kiểu “thời gian chết”, những đoạn
văn trong tác phẩm như những cơn ác mộng, nhưng nó lại được trình bày trong một thời gian
được dát phẳng ma quái. Thông qua sự tương tác tinh tế của thời gian, cuốn tiểu thuyết tạo ra
một ảo ảnh của không thời gian được cảm nhận mạnh mẽ trong hiện tại. Thời gian dừng lại,
quá khứ không chiếm lại trong dòng chảy vì vậy hình ảnh trong quá khứ đã tạo ra hàng loạt
ảnh tĩnh.
Trong cuốn The Dictionary of World literature (Từ điển văn học thế giới) in năm 1956
do Lillian Hellman chủ biên, đã đề cập đến cách xây dựng kết cấu và thời gian trong tiểu
thuyết của Faulkner. Tác giả cũng đã nhận xét về thủ pháp hồi cố được sử dụng trong kết cấu
và trong thời gian tác phẩm của Faulkner. Phương pháp viết của Faulkner thường bắt đầu từ
phần cuối hơn là phần đầu. Thường thì ông mở đầu câu chuyện bằng đoạn cuối rồi đi ngược
lại dòng thời gian, nghĩa là đi từ hiện tại trở lại quá khứ. Luận án tiếp thu ý kiến này.
Nhà nghiên cứu John Edward Hardy, trong Man in the Modern Novel,1964 (Con người
trong tiểu thuyết hiện đại) đã nhận định về nhân vật của Faulkner bằng bài viết có nhan đề
Huyền thoại đằng sau huyền thoại. Đặt cạnh Hemingway và các nhà văn Mỹ cùng thời,
Faulkner được xem là người có thể nghiệm mới nhất trong phong cách. Những điểm nổi bật
mà John Edward Hardy nêu ra có liên quan đến nhiều vấn đề: 1. Độc giả luôn phải đối diện
với những tình huống mà ở đó chìa khoá có thể từ quá khứ đến hiện tại; 2. Tính chất anh hùng
ở nhân vật của Faulkner không giống Hemingway; 3. sự tái hiện của Quentin Compson trong
các tác phẩm khác; 4. Tác phẩm Faulkner có tính truyền thống theo kiểu dễ nhận biết; 5. Việc
Quentin cháu bỏ trốn vào ngày lễ phục sinh là một sự tái sinh; 6. Sự tương phản giữa hai hình
ảnh Benjy và Jason là sự tương phản giữa hai hình ảnh Chúa và con người xấu xí; 7. Ý nghĩa

khác biệt của thời gian qua cảm nhận của Benjy – Quentin và Jason. Những ý kiến này rất
hữu ích cho chúng tôi khi triển khai đề tài.
Năm 1966, Robert Penn Warren xuất bản cuốn Faulkner: A Collection of Critical
Essays (Faulkner: Tuyển tiểu luận phê bình). Sách gồm 24 bài chọn lọc từ sách báo đã đăng
và xuất bản trước đó. Có chín bài giới thiệu về văn phong Faulkner, bốn bài đề xuất những ý
kiến riêng về Âm thanh và cuồng nộ và 11 bài về các tác phẩm khác. Đặt vấn đề Thời gian và
số phận trong tác phẩm của Faulkner, Claude Emoude triển khai bài viết trên ba luận điểm
chính: Thời gian: Với Âm thanh và cuồng nộ quá khứ là thực tế, quá khứ hiện lên trong từng
cảnh thực của thế giới. Quá khứ được xen kẽ do đó nó vừa là quá khứ vừa là hiện tại. Điểm
khác nhau giữa M.Proust và nghệ thuật trần thuật của Faulkner khi gợi nhớ về quá khứ. Kết
quả trần thuật của Faulkner: cấu trúc thời gian đặc biệt ấy của Faulkner là kết quả của việc
làm giảm giá trị của tương lai và hiện tại đối với giá trị của quá khứ. Ý nghĩa của số phận:
Việc loại bỏ trật tự thời gian trong tâm tưởng nhân vật cho thấy Faulkner chủ trương cho nhân
vật ý thức rõ ràng về số phận của nó. Phương tiện để Faulkner thực hiện điều này là độc thoại
nội tâm và cách đặt mình vào các nhân vật của ông.
Trong tuyển tập phê bình về Faulkner của Robert Penn Warren, Jean Pouillon được tuyển
chọn bài Time and Destiny in Faulkner (Thời gian và định mệnh trong Faulkner). Jean
Pouillon đã nêu một số điểm giống nhau về vấn đề thời gian trong hai tác phẩm Đi tìm thời gian
đã mất của Marcel Proust và Âm thanh và cuồng nộ của W. Faulkner. Với Proust quá khứ cũng
là thực tế hiện tại, thậm chí trong tiêu đề cuốn sách ông cũng thông báo rằng hiện tại không có
tính kiên định và không thực là hiện tại, nó trở nên thực tế trong một quá khứ làm cho nó rõ
ràng trong một quá khứ đã được hồi tưởng. Nhưng quá khứ cũng có sự khác biệt giữa hai tác
giả. Với Proust, quá khứ hoàn toàn mang tính cá nhân, dựng nên thói quen và cảm nhận cá
nhân. Hành trình của một chiếc bánh nhỏ nhúng trong tách trà chỉ áp dụng cho ông. Ngược lại
đối với Faulkner, nó không chỉ là quá khứ của tôi, xuất hiện và tự chấp nhận như cách tốt nhất
với hiện tại bên ngoài, mà còn là quá khứ của mọi người, quá khứ của tất cả nhân vật của ông.
Năm 1967, tác giả Jesse Gatlin cho ra đời tiểu luận Thời gian và nhân vật trong “Âm
thanh và cuồng nộ” của Faulkner, của Viện Nhân văn Bullentin.
Trong luận văn thạc sĩ hoàn thành vào năm 1973, Margaret Anne Clark nghiên cứu vấn
đề Time–perception in Light In August, the Sound and the Fury and As I Lay Dying (Tri

giác – thời gian trong Nắng tháng Tám, Âm thanh và cuồng nộ và Khi tôi hấp hối) tại Đại học
British Columbia. Tác giả nhận định rằng, trong ba cuốn tiểu thuyết lớn này, Faulkner rất
quan tâm đến vấn đề thời gian, mối quan hệ giữa nhận thức của từng cá nhân về thời gian.
Trong Nắng tháng tám, tầm quan trong của thời gian thể hiện trong tần suất lặp đi lặp lại tạo
nên biểu tượng bánh xe và vòng tròn. Với Âm thanh và cuồng nộ, biểu tượng thời gian là cái
bóng. Còn trong Khi tôi hấp hối thì biểu tượng thời gian là chiếc quan tài – cái chết và biểu
tượng dòng sông – thời gian đang diễn ra. Thời gian đã tạo nên phong cách riêng của
Faulkner. Đặc biệt, cả ba cuốn tiểu thuyết đều đề cập đến mối quan hệ giữa cái vô hạn của
thời gian và mối quan hệ của nhận thức cá nhân, điều đó đã tạo nên thời gian đa chiều trong
tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Jean-Paul Sartre, trong cuốn On The Sound and the Fury: Time in the
Work of Faulkner (Về Âm thanh và cuồng nộ: Thời gian trong tác phẩm của Faulkner).
Trong cuốn sách này, Sartre đồng nhất và khai thác sâu hơn yếu tố thời gian so với Claude-
Edmonde Magny. Ông cho rằng bản chất thời gian trong tác phẩm của Faulkner là hiện tại “sa
lầy” hiện tại không có khả năng mang tính tương lai. Với Âm thanh và cuồng nộ, Faulkner thể
hiện phong cách độc đáo hơn. Ông có xu hướng che dấu hiện tại, trật tự của quá khứ thuộc
vào cảm xúc. Nhân vật của Faulkner do vậy không bao giờ hướng về phía trước, họ hướng về
quá khứ. Sartre lý giải sự lựa chọn vô lý về thời gian của Faulkner xuất phát về sự cảm nhận
về sự ngột ngạt của thời đại, của thế giới đang chết vì tuổi già.
2.2.2. Về vấn đề thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Faulkner
Năm 1929, Evelyn Scott khi giới thiệu Âm thanh và cuồng nộ, có nhắc đến nội dung cơ
bản của các chương sách với vai trò kể chuyện của Benjy, Quentin, Jason. Trong đó Quentin
được coi là hình ảnh tượng trưng của Chúa. Trong On William Faulkner’s “The sound and
the Fury” (Về “Âm thanh và cuồng nộ” của William Faulkner), Scott nhận định: “Người ta
dường như rất hay yêu cầu “tính đạo đức” trong một cuốn sách. Chẳng có một tuyên bố đạo
đức nào trong Âm thanh và cuồng nộ, nhưng những kết luận đạo đức thì có thể được rút ra từ
nó chắc chắn như từ “cuộc sống”, bởi lẽ với tư cách là một nghệ thuật, cuộc sống được tổ
chức theo cách để được khám phá đầy đủ hơn”.
Năm 1942, Maxwell Geismar khi giới thiệu cuốn Writers in Crisis: The American
novel between two wars (Nhà văn trong khủng hoảng: Tiểu thuyết Mỹ giữa hai cuộc chiến) đã

chú trọng đến Dilsey và Caddy trong Âm thanh và cuồng nộ. Dilsey được đặt trong hệ quy
chiếu với những giá trị tinh thần của người da trắng thuộc gia đình Compson. Caddy với
những tác động tích cực lẫn tiêu cực với ba nhân vật Benjy, Quentin và Jason. Ngược lại chân
dung khuất của Caddy cũng được phác họa ngày một rõ nét qua ba nhân vật này. Chủ đề toát
ra từ câu chuyện về những đứa trẻ nhà Compson là “tất cả sự an ủi và yêu thương của thế giới
trẻ thơ trong hiện tại trong sự va chạm của nó với giá trị người lớn”.
Laurence Edward Bowling trong Faulkner: Technique of “The sound and the Fury”,
1948 (Faulkner: Kĩ thuật trong “Âm thanh và cuồng nộ”) đưa ra ý kiến của các nhà phê bình
Mỹ về cách kể chuyện rắc rối của Faulkner. Hai ý kiến chính được tác giả “kiểm duyệt” qua
tác phẩm là: 1. Sự rắc rối, phức tạp khi kể chuyện của Faulkner mang ý nghĩa nghệ thuật; 2.
Sự rắc rối ấy chẳng có tác dụng gì, chỉ làm trở ngại thêm cho độc giả mà thôi. Ông viết:
“trong số tất cả các sáng tác văn xuôi của Faulkner, Âm thanh và cuồng nộ là phức tạp nhất,
nhưng nó lại là một trong những tác phẩm hay nhất của ông. Nó không phải là một trong
những cuốn dễ đọc của ông, bởi kĩ thuật khác lạ của nó gây nên sự khó hiểu đối với đại đa số
độc giả và tạo cho nhiều người trong số họ định kiến chống lại cuốn sách ngay tại chỗ quẳng
nó sang một bên khi chưa đọc hết và chưa phán xử công bằng. Vì lẽ đó, nếu đưa Faulkner ra
tòa vì kĩ thuật viết của mình thì cuốn tiểu thuyết này sẽ là một bằng chứng thích hợp” [108,
84].
Năm 1960, Lawrance Thompson trong công trình Mirror Analogues in “The Sound
and the Fury” (Vật tương tự tấm gương trong “Âm thanh và cuồng nộ”) đã hé mở một cách
tiếp cận thế giới nội tâm bí ẩn của nhân vật. Có một mối liên hệ giữa nhân vật với vô số hình
ảnh tượng trưng. Ví dụ: với Benjy là hình ảnh ngọn lửa trong gương, với Quentin là hình ảnh
về chiếc bóng của anh ta, mặt con chim nước nơi chân cầu, tấm gương trong phòng, con cá
hồi, con chim hải âu
Faulkner: Technique of “The sound and the Fury”, 1948 (Những nhà tạo hình tiểu thuyết
Mỹ) được ấn hành năm 1961. George Snell bàn về sự phẫn nộ của Faulkner. Faulkner được coi là
một nhà phê bình “hung dữ” của miền Nam Hoa Kỳ đồng thời là một người bảo vệ văn hóa miền
Nam trung thành nhất. Tiểu thuyết của ông là sự kết hợp giữa tính hài hước và sự bi thảm. Tác giả
cũng nhận định sự thành công về kỹ thuật viết của Faulkner trong cuốn Âm thanh và cuồng nộ.
Theo Snell, sự lôi cuốn của tác phẩm chính là kiểu phân bố điểm nhìn cố ý xô lệch ở các chương.

Lối kể chuyện trong tác phẩm của Faulkner rất khác thường, nó phù hợp với xu hướng suy đồi
trên cấp độ con người hiện đại nói chung và gia đình Compson nói riêng.
Năm 1964, Nhà nghiên cứu Horace Judson ra mắt bạn đọc bài nghiên cứu Books:The
Curse & The Hope (Sách: Sự nguyền rủa và hi vọng ). Tác giả đã bàn về tác phẩm Absalom,
Absalom! như cuốn tiểu thuyết thần thoại lãng mạn của miền Nam, cho ta thấy sự đàn áp tàn
bạo của chế độ nô lệ, sự kiêu ngạo của những chủ đồn điền khi xem những cô gái da đen như
những món hàng. Ông đánh giá tác phẩm Absalom, Absalom! Là một trong những tác phẩm văn
xuôi với lối kể chuyện khó hiểu. Nhân vật chính Sutpen là nhân vật gần với một anh hùng bi
kịch Hy Lạp cổ.
Với Âm thanh và cuồng nộ, Horace Judson đề cập đến hình tượng Dilsey, cô trở thành
chuẩn mực đạo đức của cuốn sách. Bên cạnh gia đình Compson là những kẻ say rượu, bệnh
thần kinh, ngu xuẩn, phóng đãng và tự tử. Tác giả đã khẳng định tầm vóc nhà văn Faulkner
thuộc hàng tiểu thuyết gia như Marcel Proust hay Dostoievsky
Năm 1966, Michael Millgate xuất bản cuốn The Achievement of William Faulkner
(Thành tựu của William Faulkner). Trong Âm thanh và cuồng nộ, tác giả đã truy tìm ý nghĩa
cái tên của tác phẩm từ cái tựa đề đầu tiên chưa kịp xoá bỏ trong bản thảo của Faulkner:
Twilight – Tranh tối tranh sáng – một cái tên thích hợp khi gợi ra sự suy tàn của gia đình
Compson tại thời điểm mà sự huy hoàng đã mờ nhạt trước sự huỷ diệt đang tới gần. Ông cũng
ghi lại những lý do đầy đủ nhất mà Faulkner đưa ra tại hội thảo Nagano năm 1955 khi viết Âm
thanh và cuồng nộ. So sánh bản viết tay và bản đánh máy, Millgate nhận thấy cách đặt chữ in
nghiêng của Faulkner vừa gây sự chú ý cho người đọc vừa đạt được những tiến bộ nhất định
khi diễn đạt về sự bất biến của thời gian quá khứ.
Năm 1968, trong Seven Modern American Novelists: An Introduction, (Nhập môn bảy
tiểu thuyết gia hiện đại Hoa Kỳ ),William Van O‟Connor giới thiệu ngắn gọn về gia thế, quá
trình sáng tác của Faulkner. Âm thanh và cuồng nộ được xem là một tiểu thuyết mới với kỹ
thuật độc thoại nội tâm – dòng ý thức ảnh hưởng từ James Joyce – tiểu thuyết ấn tượng với chủ
trương, “Đời sống không kể chuyện cho ta nghe nhưng gây nên ấn tượng trong óc ta. Có hai
thông điệp được tác giả đề cập đến từ nội dung của tác phẩm: Nếu coi tác phẩm cốt yếu là
chuyện Quentin thì đó là câu chuyện của một nhà thẩm mỹ đi tìm ý nghĩa cơ bản cho cuộc sống.
Ta cũng có thể coi chuyện diễn tả sự lỏng lẻo của mối quan hệ gia đình: Sự thiếu tình thương và

tôn trọng lẫn nhau. Một điểm yếu của tác phẩm mà O‟Connor chỉ ra là sự “xuất đầu lộ diện” của
nhà văn ở một số độc thoại nội tâm làm cho lời văn mất tính khách quan.
Năm 1975, Michael Groden với công trình nghiên cứu Criticism in New Composition:
“Ulysses” and “The Sound and the Fury” (Phê bình tác phẩm mới: “Ulysses” và “Âm thanh
và cuồng nộ” ), tác giả chỉ ra những điểm tương đồng trong việc xây dựng nhân vật và kỹ
thuật kể chuyện giữa hai tác giả James Joyce và William Faulkner.
Nhà nghiên cứu Malcolm Cowley, trong cuốn The Faulkner–Cowley File: Letters and
Memories, 1944-1962 (Hồ sơ Faulkner–Cowley: Thư và hồi kí, 1944-1962) được viết chung
với William Faulkner, hai người là bạn thân nên đã có những trao đổi thư từ qua lại. Thông
qua những bức thư đó, độc giả nhận biết được ý đồ xây dựng các nhân vật chính của
Faulkner: Đó là bi kịch của hai người đàn bà “bỏ đi”, Caddy và con gái cô ta Quentin; quan
điểm nhất quán của Faulkner khi cố tình khắc họa hai nhân vật Benjy và Jason: một kẻ điên
khùng và một kẻ xảo quyệt.
Năm 1997, Lothar Hönnighausen xuất bản cuốn Faulkner: Masks and Metaphors
(Faulkner: mặt nạ và ẩn dụ ). Kể từ khi công bố bởi Roland Barthes về cái chết của “tác giả”,
sự chú ý nhiều hơn và quan trọng hơn của các nhà nghiên cứu đã được dành cho vai trò và
chức năng của bạn đọc. Đứng trên quan điểm đó, cách tiếp cận quan trọng của Lothar
Hönnighausen trong Faulkner: mặt nạ và ẩn dụ cũng quan tâm đến những phản ứng, chỉ trích
của bạn đọc về văn bản của Faulkner. Hönnighausen, trong cuốn sách này, cố gắng để độc giả
đọc các tác phẩm của Faulkner như văn bản mở, từ quan điểm đặc biệt của riêng mình “mặt
nạ” và “ẩn dụ”. “Mặt nạ”, chẳng hạn như Faulkner thường sử dụng nó để “che giấu” và “ngụy
trang,” trong tác phẩm mà bạn đọc có thể nhận thức được trong chi tiết, biểu tượng. Nhà văn
chỉ tiết lộ thông qua một số hình ảnh trong tác phẩm của mình. Theo ông, sự đa dạng của các
mặt nạ trong văn bản của Faulkner là một biểu hiện của các phản ứng khác nhau của mình với
tình huống hiện đại xã hội, tâm lý và văn học, trong đó mọi người được tham gia trong vai trò
chơi truy tìm văn bản, đó cũng là “một hành động giao tiếp”, mở cửa cho người đọc, nhờ vào
trí tưởng tượng của người đọc để hoàn thành bản thông điệp của tác phẩm. Sau khi phân tích
một số chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ, Absalom, Absalom! ,
Hönnighausen đưa đến kết luận rằng sự sáng tạo ẩn dụ của Faulkner trở thành sự thách thức
nghệ thuật của ông đối với người đọc.

Gary Storhoff trong Faulkner’s Familly Crucible: Quentin’s Dilemma (Sự thử thách
gia đình của Faulkner: tình thế lưỡng nan của Quentin) đã nhận diện vấn đề văn học gia đình
đã trở thành trung tâm trong tác phẩm của Faulkner; Faulkner luôn tôn vinh, hoài cổ về sự ấm
áp của gia đình; tiểu thuyết của ông cho thấy gia đình là nơi che giấu sự đau đớn của những
con người dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ và người cao tuổi… Đặc biệt, khi phân tích Âm
thanh và cuồng nộ, Storhoff lý giải chiếc đồng hồ là biểu tượng chức năng của gia đình, di sản
quý giá của dòng họ Compson. Bên cạnh đó, Storhoff cũng nhận định rằng trong xu hướng
văn học chú trọng đến gia đình của Faulkner, “chúng ta nhận ra sự tàn phá của rượu và những
ảnh hưởng của nó đến gia đình, những đám cưới bất hạnh dẫn đến lạm dụng hôn nhân, nguy
cơ về loạn luân và bạo lực gia đình, bạo lực giữa trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn, và bạo lực giữa
những đứa trẻ trưởng thành với bố mẹ chúng. Tóm lại, gia đình của Faulkner (dùng một thuật
ngữ phổ biến) là một sự rối loạn tột độ” [123,465].
Năm 1999, trong công trình nghiên cứu Faulkner and Postmodernism: Faulkner and
Yornapatawpha (Faulkner và chủ nghĩa hậu hiện đại: Faulkner và Yornapatawpha), John N.
Duvall và Ann J. Abadie trong lời giới thiệu, đề cập đến hội nghị về Faulkner và chủ nghĩa
hậu hiện đại. Ở đó, Brian McHale xem Absalom, Absalom! như là một văn bản ngưỡng, đứng
ở biên giới giữa chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại. Theo McHale, khoảnh khắc đặc biệt trong
chương tám của Absalom gợi ý rằng „thi pháp hiện đại bị đe dọa phá sản, hoặc thậm chí là
hơn cả mức đe dọa, mà đã thực sự phá sản‟”. Đặc biệt, trong bài viết Sửa đổi Âm thanh và
cuồng nộ: Absalom, Absalom! và ngả rẽ hậu hiện đại của Faulkner (Revising The Sound and
the Fury: Absalom, Absalom! and Faulkner's Postmodern turn ), Doreen Fowler cho rằng, tác
phẩm Absalom, Absalom! là cuộc điều tra siêu hình học về chế độ gia trưởng miền Nam theo
cách mà ở Âm thanh và cuồng nộ không có” [117,13]. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh vị trí
Faulkner trong sự liên tục biến động giữa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại. Đồng quan điển
đó, bắt đầu từ rất nhiều các biểu hiện trong tiểu thuyết của Faulkner như chi tiết về tên và
ngày tháng từ văn bản, Kreiswirth cho rằng “văn bản của Faulkner gần đúng quy ước của việc
chép sử hậu hiện đại” [117,13].Vấn đề hậu hiện đại được John N. Duvall phản ánh trong sự
liên quan của hai tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! qua sự phát triển
đáng chú ý về kỹ thuật hậu hiện đại như “tính liên văn bản, chứng hoang tưởng, bệnh thần
kinh phân liệt, sự đứt gãy kết cấu và ngôn ngữ…” [117,13].

Năm 2000, Robert W. Hamblin và Ann J. Abadie xuất bản cuốn Faulkner in the
Twenty-First Century: Faulkner and Yornapatawpha. Trong cuốn sách này, các nhà nghiên
cứu tập hợp nhiều bài viết xoay quanh vấn đề về ảnh hưởng của Faulkner ở thế kỷ XXI như:
xem xét các tác phẩm của Faulkner với sự phát triển chính trị và văn hóa ở Mỹ; vấn đề ký ức
chấn thương, cá nhân luôn bị ám ảnh bởi những ký ức đau buồn; chủ đề về quan hệ chủng tộc
giữa da trắng và da đen trong tiểu thuyết… Ở bài viết cuối cùng của cuốn sách này, Robert
Hamblin trở lại một chủ đề quen thuộc của Faulkner. Đó là việc, Faulkner sử dụng bản đồ thị
trấn của mình trong tưởng tượng, đồng thời “lịch sử” của vùng Yoknapatawpha được nhà văn
ghi lại qua các tác phẩm Con gấu, Cây cọ hoang, Kinh cầu nguyện của một nữ tu… Nhìn
chung, những bài viết ở đây đã chứng minh rằng các tác phẩm của Faulkner sẽ tiếp tục thu hút
sự quan tâm của độc giả và học giả của thế kỷ XXI.
Hamblin nhận định về Faulkner như sau: “… vị trí của Faulkner trong dòng chảy chính
của lịch sử và văn học Mỹ “trái ngược với các nhánh nhỏ của chủ nghĩa địa phương miền
Nam hoặc chủ nghĩa hiện đại châu Âu” [131,26]. Đặc biệt ở trang 137 của cuốn sách này,
Walter Benn Michaels với bài viết Absalom, Absalom! The Difference between White Men
and White Men (Absalom, Absalom! Sự khác biệt giữa người da trắng và người da trắng) đã
luận giải vấn đề về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chế độ nô lệ ở miền Nam trong những tác
phẩm của các nhà văn tiến bộ như: Erskine Caldwell, Margaret Mitchell - Cuốn theo chiều
gió, Faulkner - Nắng tháng tám, Absalom, Absalom! Ông cho rằng, âm hưởng của thời đại
luôn được các nhà văn miền Nam vận dụng vào tác phẩm nhằm tái thiết lại một nước Mỹ tự
do, dân chủ. Vấn đề da trắng, da đen, tệ phân biệt chủng tộc đã được Faulkner vận dụng đầy
sáng tạo trong bi kịch gia đình Sutpen với những đứa con ngoài giá thú như Charles Bon,
Milly, Jim Bon… là nguyên nhân của cuộc thảm sát đẫm máu, huynh đệ tương tàn giữa
Charles Bon và Henry Sutpen. Michaels nhận định: “Tôi cho rằng sư
̣
hôn nhân khác chủng
tộc nổi lên với Faulkner như là nỗi ám ảnh trong những năm 1930 và như tôi đã chỉ rõ, đã
được triển khai trong Absalom, Absalom! Trong chừng mực đó, vậy thì, khi bản sắc chủng
tộc trong Faulkner là vấn đề huyết thống thì khó mà nhìn thấy những điều mang tính phi bản
chất luận và tính giải thích xã hội về nó” [131,148-149].

Peter Stoicheff trong Faulkner’s Foreign Levy: Macbeth, The Sound and the Fury,
and Writerhood (Levy ngoại quốc của Faulkner: Macbeth, Âm thanh và cuồng nộ và dấu hiệu
nhà văn) đề cập đến việc Faulkner sử dụng Kinh Thánh, và các bi kịch của Shakespeare vào
tác phẩm của mình mà cụ thể như tiêu đề của Âm thanh và cuồng nộ được xuất phát từ câu nói
cuối cùng của Macbeth. Peter Stoicheff lý giải việc Faulkner vận dụng câu chuyện của
Macbeth đã tạo nên tính liên văn bản, tạo nên cái nhìn tham chiếu suốt tiến trình của tác
phẩm. Trong đó âm thanh chủ yếu là từ nhân vật Benjy còn cuồng nộ là do các nhân vật khác
tạo nên. Riêng ở chương 2 của tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ, Stoicheff nhận thấy sự tự lừa
dối mình của Quentin về vấn đề loạn luân với Caddy giống với việc Macbeth cũng tự lừa dối
mình, tự nghe tiếng nói của chính mình trong việc giết Duncan, rồi tiếng chuông trong đêm
Macbeth giết Duncan cũng như tiếng chuông trong thành phố Massachusetts vang lên trong
những giờ khắc Quentin chuẩn bị tự tử… Sau đó, ông đi đến kết luận: “Việc Faulkner đọc
Macbeth rất có thể là một hành động chính yếu trong quá trình tự sáng tạo, thể hiện qua việc
nó hỗ trợ tất cả các cái mở đầu của ông. Mối liên quan giữa hành động đọc và viết, lý do trong
đó khoảnh khắc liên văn bản mà cuốn tiểu thuyết tiếp tục diễn tả một cách hiệu quả nhất, là
trung tâm đối với sự sáng tác Âm thanh và cuồng nộ và đối với tất cả những tiểu thuyết sau
này” [163,4].
Năm 1962, Peter Swiggart xuất bản cuốn The Art of Faulkner Novels (Nghệ thuật tiểu
thuyết Faulkner). Trong công trình này, tác giả nghiên cứu về kỹ thuật tường thuật của
Faulkner trong bốn tiểu thuyết lớn, Âm thanh và cuồng nộ, Khi tôi hấp hối, Nắng tháng Tám,
và Absalom, Absalom! Được kết cấu qua 9 chương. Trong hai chương đầu tiên của phần I,
Peter Swiggart đề cập đến các chủ đề đạo đức và xã hội. Hai chương tiếp theo, ông nói đến
việc nhà văn sử dụng huyền thoại vào trong tác phẩm, vấn đề Thanh giáo. Trong chương cuối
cùng, tác giả thảo luận đến vấn đề độc thoại nội tâm, vấn đề điểm nhìn trong tiểu thuyết của
Faulkner. Phần thứ hai bao gồm các phân tích chi tiết trong bốn tiểu thuyết, trọng tâm đi vào
các yếu tố của ngôn ngữ và cấu trúc chủ đề cũng như các đặc tính khác của tác phẩm. Phần
thứ ba được dành cho các ấn phẩm tiếp theo Hamlet (Xóm nhỏ, 1940), và so sánh những tác
phẩm sau đó để khẳng định thêm sự thành công của Faulkner [164,165].
Số lượng công trình nghiên cứu về Faulkner trên thế giới hiện nay khó có thể thống kê
hết, trong phạm vi tài liệu thu thập được của chúng tôi, thì con số này là vô cùng khiêm tốn.

Dẫu sao thì những vấn đề luận án quan tâm ít nhiều cũng đã được những người đi trước đề
cập đến, nhưng sự chuyên biệt qua khảo sát trên hai tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ,
Absalom, Absalom! thì ở Việt Nam chúng tôi chưa thấy có tài liệu nào nói đến. Điều đó là sự
khích lệ không nhỏ để chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài.
Trên đây là những công trình nghiên cứu đã trực tiếp nói đến Faulkner và nghệ thuật thời
gian của ông. Bên cạnh đó, những bài viết, những công trình nghiên cứu dưới đây có đề cập
đến vấn đề thời gian trong tác phẩm văn học hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Những vấn đề đó
đều có liên quan đến đề tài mà luận án đang tiến hành.
2.3. Những công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề thời gian trong tác phẩm
văn học ở Việt Nam
Năm 1987, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, trong tác phẩm Thi pháp thơ Tố Hữu, có đề
cập đến “thời gian nghệ thuật” về nhiều phương diện của các nhà văn nổi tiếng thế giới và
trong nước mà quan trọng nhất là thơ Tố Hữu.
Cùng thời gian đó, tác giả Nguyễn Xuân Kính, trong cuốn Thi pháp ca dao đã nghiên
cứu thời gian trong ca dao. Tác giả đã lý giải thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại, thời
gian diễn xướng và ông đi tìm công thức miêu tả thời gian trong ca dao.
Trên tạp chí Ngôn ngữ số 4, năm 1990, tác giả Đỗ Đức Hiểu cũng đề cập đến vấn đề thời
gian qua bài viết Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, tác giả cũng rất chú ý đến không gian bối
cảnh xã hội và nhịp điệu thời gian của Số đỏ. Bên cạnh đó ông còn cảm nhận được nhịp điệu
thời gian qua ngôn từ. Ông cho rằng: Thời gian trong Số đỏ là thời gian hối hả với những biến
cố bất ngờ, liên tiếp, đột ngột và sửng sốt biết bao liên từ, trạng từ, phó từ: chợt, bỗng, tự
nhiên, tình cờ, vừa lúc ấy, đột ngột người kể chuyện đã sử dụng để miêu tả cái tinh thần đô thị
hiện đại ấy.
Cuốn chuyên luận Tiểu thuyết Pháp hiện đại những tìm tòi và đổi mới in năm 1990, tác
giả Phùng Văn Tửu đề cập đến những vấn đề cách tân tiểu thuyết Pháp hiện đại. Đặc biệt
trong chương Người kể chuyện và các điểm nhìn, tác giả có nói đến di chuyển điểm nhìn trên
trục thời gian và những cách tân của Butor về thời gian trong sáng tác.
Năm 1991, tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây
hiện đại, đã đề cập đến Lý thuyết tự sự của G. Genette, chuyên gia phê bình hàng đầu của Pháp
trên bình diện thời gian. Khi phân tích sự so le giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần

thuật, tác giả đã lý giải vấn đề đó qua dẫn dụ sau: G. Genette – người hệ thống hóa các hình tượng
thời gian tự sự, xem thời gian là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong Cấu trúc truyện. Đó là sự sắp
xếp các sự kiện trong hiện thực quy chiếu (cái được kể) và sự tham gia hành vi kể – thời gian kể
để cải biến thành trật tự sự kiện trong văn bản truyện, tổ chức các sự kiện thành truyện. Ông cho
rằng “Do một sự mất cân xứng mà ta chưa thể cắt nghĩa được, song nó đã được in dấu vào cơ cấu
của tiếng nói, (hoặc ít nhất những “ngôn ngữ của các nền văn minh” lớn nhất thuộc văn hóa
phương Tây), tôi có thể kể một câu chuyện mà không cần nói chính xác địa điểm nó xảy ra, hoặc
nó xa cách bao lăm so với địa điểm phát ngôn của tôi, nhưng dường như tôi không thể nào loại bỏ
việc xác định thời gian trong tương quan với hành động kể chuyện của mình” [21,85]. Nhà nghiên
cứu Đặng Anh Đào chỉ ra rằng: “Thời gian thật sự có tính nghệ thuật, đó là thời gian của hành
động kể chuyện và thời gian văn bản” [21,88]. Ngay từ khi tiểu thuyết xuất hiện nó đã có những
đặc trưng khác biệt với các hình thức tự sự khác: “Chính là cấu trúc của nó cho phép nhấn mạnh
tính chất quá trình, tính chất dòng chảy của thời gian” và “khả năng hiện đại hóa những sự kiện,
và nhất là sự cảm nhận các hiện tượng như trong hiện tại”. Sự đổi mới của tiểu thuyết hiện đại chủ
yếu tiếp tục tăng cường thêm những đặc điểm ấy: “với thế kỷ này xuất hiện thêm những hình thức
và phương tiện kỹ thuật nhằm hai hướng: xoáy vào dòng chảy của thời gian và tăng thêm cảm
giác về thời gian hiện tại” [21,92].
Năm 1993, trong cuốn Đổi mới phê bình văn học, tác giả Đỗ Đức Hiểu đã sử dụng thi
pháp hiện đại vào nghiên cứu văn chương trong và ngoài nước, trong đó có đề cập đến vấn đề
về thời gian.
Trong bài viết Những yếu tố thời gian qua Rousseau – Flaubert – Proust của Đào Duy
Hiệp xuất bản năm 1998, tác giả đã phân tích thời gian trong tác phẩm văn chương của ba nhà
văn trên nhiều cấp độ. Đặc biệt trong đó vấn đề thời gian của Proust có nhiều cách tân độc
đáo bởi ông được mệnh danh là người mở đường cho thời gian dòng ý thức.
Năm 1998, Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình Sử xuất bản cuốn Về thi pháp thơ Đường.
Hai tác giả đề cập đến không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Đường bên cạnh các bài
viết các tác giả nước ngoài.
Trong cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học (1998), tác giả Trần Đình Sử đã đề cập đến
thời gian nhân vật được hiểu như là bao gồm thời gian tiểu sử và thời gian “Được nếm trải qua
tâm hồn của nhân vật”. Hoạt động tâm lý, ký ức dòng ý thức tạo thành thời gian nhân vật. Nếu

nhân vật thiếu đời sống nội tâm thì thời gian của nó chỉ tồn tại trên cấp độ sự kiện nhân quả,
trên cấp độ thời gian đồng hồ và lịch biểu. Thời gian nhân vật gắn với những thời điểm có ý
nghĩa riêng của nhân vật đó… Mỗi nhân vật có một thời khóa biểu, một nhịp độ hoạt động, có
độ dài hiện diện trong tác phẩm khác nhau. Chỉ có nhân vật chính là có thời gian bằng thời gian
tiểu sử và thời gian cốt truyện” [80, 37]. Bởi vì, chỉ trong tâm hồn con người mới có sự phân
biệt khái niệm quá khứ, hiện tại, tương lai. “Năng lực đo độ dài của thời gian vận động vốn có
trong tâm hồn con người mới có được những hình thức tri giác thời gian đã qua, thời gian hiện
tại, và thời gian tương lai; trong thực tế vật thể không có những hình thức này… khi ta đo thời
gian, ta không đo bản thân của vật thể, chúng đi qua và mất đi không quay trở lại nữa, ta đo
những ấn tượng mà chúng để lại trong tâm hồn”… Để tri giác cái đã qua, chúng ta có ký ức,
hiện tại được nhận thức thông qua sự chiêm quan, còn đối với tương lai thì có sự kỳ vọng và
chờ đợi” [80, 38]. Tác giả nhấn mạnh rằng, thời gian tâm lý trong chừng mực nào đó chỉ thật sự
đóng vai trò của một yếu tố cấu trúc trong tác phẩm văn học khi nó được nhân vật cảm thụ, nếm
trải. Tất cả những ấn tượng mà nhân vật thể hiện trong tác phẩm tạo thành trường độ thời gian
riêng, một nhịp độ thời gian riêng. Có thể hiểu thời gian tâm lý như là thời gian sự kiện trong sự
cảm nhận của nhân vật. Trong tác phẩm vì thế có bao nhiêu nhân vật thì có chừng ấy cách cảm
thụ khác nhau về tiến trình thời gian sự kiện. Sự luân phiên theo những quãng cách nhất định
của các tuyến thời gian tâm lý tạo nên nhịp điệu thời gian nhân vật đặc trưng cho tác phẩm,
được thể hiện cụ thể qua sự luân phiên điểm nhìn.
Đến năm 2001, trong cuốn Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI, tác giả Phùng Văn
Tửu tuy không trực tiếp bàn về thời gian, nhưng rải rác trong tác phẩm vẫn đề cập đến vấn đề
này.
Năm 2002, tác giả Phùng Văn Tửu cho ra mắt bạn đọc cuốn Cảm thụ và giảng dạy văn
học nước ngoài. Trong phần Khuôn viên tiểu thuyết và truyện ngắn và một vài nơi khác tác
giả có bàn về thời gian.
Năm 2003, trong luận án Tiến sĩ của Đào Duy Hiệp, tác giả đã trực tiếp khảo sát, nghiên
cứu vấn đề “Thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust”. Tác giả đề cập đến
việc xử lý thời gian trong tiểu thuyết của thế kỷ XX của các nhà nghiên cứu lớn như J.P. Sartre,
G. Genette, J.Y.Tadié, G. Poulet, P. Ricoeur Vận dụng lý thuyết về thời gian của các nhà
nghiên cứu trên thế giới mà chủ yếu là Lý thuyết tự sự của Genette để lý giải vấn đề thời gian

trong cuốn Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust. Đặc biệt, tác giả đã soi chiếu tác phẩm dưới
nhiều cấp độ thời gian, lần tìm nghệ thuật thời gian mà Proust ngầm ẩn giấu dưới bề mặt ngôn
từ. Công trình nghiên cứu của tác giả Đào Duy Hiệp là tư liệu có giá trị cho những người tiếp
tục nghiên cứu về thời gian trong các tác phẩm sau này.
Trên tạp chí Nghiên cứu Văn học số 7 – 2005, tác giả Đào Duy Hiệp tiếp tục nghiên cứu
Các cấp độ thời gian trong truyện ngắn Chí Phèo. Trong bài viết này, tác giả đi sâu nghiên
cứu các cấp độ thời gian thông qua việc khảo sát thống kê để lý giải cụ thể nghệ thuật sử dụng
thời gian trong truyện ngắn của Nam Cao. Vấn đề đó rất thú vị và mang lại gợi ý thiết thực
cho chúng tôi.
Đến năm 2008, cuốn Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại của tác giả Đào Duy Hiệp
tiếp tục ra mắt bạn đọc. Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi tiếp xúc với nhiều bài viết
theo hướng tiếp cận sáng tác văn học từ các cấp độ thời gian; bên cạnh những hướng tiếp cận
khác từ lý thuyết phê bình hiện đại đối với văn bản nghệ thuật. Trong chuyên mục Thời gian
và tiểu thuyết, tác giả đã nhìn nhận về việc xử lý thời gian của nhà văn cũng như cái trật tự và
nhịp điệu mà nó đem lại cho độc giả trong quá trình đọc đã khiến cho tiểu thuyết mang một
đặc trưng cơ bản của thể loại Tác giả đã nêu ra đội ngũ những nhà nghiên cứu nổi tiếng về
thời gian trong văn học trên thế giới như Emil Shtaiger, G.Miller, M.Bakhtin, Iu.Lotman,
J.Y.Tadié, Genette, P.L.Rey Điều đó cho thấy, vấn đề thời gian vô cùng quan trọng đối với
tác phẩm văn học và thời gian đã góp phần tạo nên bước đột phá về mặt thi pháp trong văn
học của thế kỷ XX.
Qua những điều góp nhặt được từ các bài viết, chúng tôi thấy rằng các nhà phê bình đã
soi chiếu tác phẩm của Faulkner dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Thực tế ở Việt Nam chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu khảo sát nghệ thuật thời gian
trong tác phẩm của William Faulkner. Thêm nữa, cuốn tiểu thuyết Absalom, Absalom! cho
đến nay chưa được dịch sang tiếng Việt. Chúng tôi cho rằng, đây sẽ là phần đóng góp của
luận án.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi có sử dụng một số luận điểm, khái niệm công cụ từ
luận án “Thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust” của nhà nghiên cứu Đào
Duy Hiệp.
3. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận án

Về phương diện văn học sử, từ việc cắt nghĩa, lý giải tác phẩm tiểu thuyết của một nhà
văn bậc thầy trong văn chương thế giới về phương diện thi pháp, ngôn từ nghệ thuật, so sánh
với các nhà tiểu thuyết nổi tiếng của phương Tây theo trục đồng đại và lịch đại, luận án góp
phần tìm ra những thủ pháp độc đáo của nhà văn đã góp phần đổi mới tiểu thuyết phương Tây
hiện đại. Về phương diện lý luận, thông qua những kết quả nghiên cứu cụ thể, luận án đóng
góp hướng tiếp cận tác phẩm tiểu thuyết về phương diện nghệ thuật thời gian.
– Về phương diện tư liệu văn học, luận án góp phần trong việc cung cấp tư liệu về nhà
văn Mỹ đang được độc giả Việt Nam đón nhận những bước đầu.
– Luận án là công trình đầu tiên tiếp cận, khai thác vấn đề thời gian trong tiểu thuyết của
Faulkner, từ đó có thể góp phần cho việc giảng dạy chuyên đề về William Faulkner, về thi
pháp tiểu thuyết hiện đại nói chung.
4 . Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Trong giới hạn của một luận án Tiến sĩ, người viết chỉ tập trung đi sâu khai thác vấn đề
thời gian trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ và Absalom, Absalom! của William Faulkner.
Riêng cuốn tiểu thuyết Absalom, Absalom! luận án tiến hành khảo sát trên nguyên bản tiếng
Anh. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng liên hệ đến những tiểu thuyết khác của Faulkner như:
Nắng tháng tám, Khi tôi hấp hối… và một số tác phẩm cùng đề tài của các nhà văn hiện đại như
Franz Kafka, James Joyce, Marcel Proust, Ernest Hemingway… để làm rõ vấn đề cần nghiên
cứu.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án đặt mục đích nghiên cứu, làm rõ những đặc thù thời gian trong Âm thanh và
cuồng nộ và Absalom, Absalom!, giúp bạn đọc thấy được cái độc đáo trong cách xử lí nghệ
thuật của Faulkner. Qua đó, luận án khẳng định tài năng không thể thay thế của Faulkner trên
văn đàn văn chương hiện đại.
Từ kỹ thuật viết, luận án hướng đến những triết lí sâu sắc và giá trị nhân đạo trong tác
phẩm Faulkner, nhằm định hình phong cách sáng tạo của nhà văn để phần nào cảm nhận được
sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Faulkner nói riêng và tiểu thuyết phương Tây hiện đại
nói chung.
Luận án này có thể giúp bạn đọc Việt Nam tiếp cận sâu hơn với tác phẩm của Faulkner.
Ngoài ra luận án còn là tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, đối chiếu giữa các tác phẩm của

Faulkner cũng như giữa các nhà văn hiện đại của thế giới.
6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp tiếp cận thi pháp học được vận dụng nhằm làm nổi bật những đặc trưng
về thủ pháp nghệ thuật thời gian mà nhà văn đã vận dụng thông qua tác phẩm để tạo nên
phong cách riêng độc đáo. Đồng thời việc vận dụng phương pháp tiếp cận thi pháp để có thể
khảo cứu, hệ thống hóa các yếu tố nghệ thuật trong toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác phẩm
được khảo sát.
– Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn học, triết học, lịch sử, ngôn ngữ học) được
vận dụng xuất phát từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết là một thể loại dung hợp, thâu tóm nhiều
đề tài, thể loại. Bên cạnh đó, một tác phẩm tiểu thuyết được đánh giá cao, bao giờ cũng song
hành với việc sử dụng ngôn ngữ phải tinh xảo, tài tình và điêu luyện.
Những thao tác nghiên cứu chính mà luận án sử dụng là:
– Khảo sát văn bản, thống kê, hệ thống các chi tiết nghệ thuật để tìm hiểu các cấp độ
thời gian dựa vào cứ liệu cụ thể.
– So sánh tổng hợp được vận dụng để đối chiếu tìm ra những đặc điểm chung và riêng
của đối tượng nghiên cứu.
– Mô tả, phân tích, tổng hợp được vận dụng để tái hiện, cắt nghĩa và đánh giá đối tượng.
7. Bố cục luận án
Luận án gồm phần Mở đầu, nội dung ba chương, kết luận, tài liệu tham khảo. Nội dung
cụ thể của các chương như sau:
CHƯƠNG 1. THỜI GIAN BIÊN NIÊN
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN PHI TUYẾN TÍNH
CHƯƠNG 3. THỜI GIAN ĐỒNG HIỆN

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Albérès R. M (2002), Cuộc phiêu lưu vào tư tưởng văn học phương Tây hiện đại, Nxb Lao
động.

2. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, Tạp
chí Nghiên cứu văn học (7), tr. 24-27.
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Bakhtin M., (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Giáo dục Khoa học Xã hội,
(Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu).
5. Bakhtin M., (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Doxtoievxki, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
6. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học (6), tr. 45-50.
7. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học (9),
tr. 66-73.
8. Lê Huy Bắc (2002), Phê bình lý luận văn học Anh–Mỹ, Tập I, Nxb Giáo dục.
9. Lê Huy Bắc (2010), Lịch sử văn học Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục.
10. Lê Huy Bắc (2012), Văn học Âu-Mỹ thế kỉ XX, Nxb Giáo dục.
11. Blach Antonio (1991), “Vài suy nghĩ cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại”, Tạp chí văn học (
5), tr. 64-69.
12. Bocharov Anatoli Georgievich (1998), Cuộc tìm tòi vô tận, Nxb Tác phẩm mới, Huy Bích
lược dịch.
13. Dorothy Brewster & Burrell John (2003), Tiểu thuyết hiện đại, Nxb Lao động.
14. Lê Đình Cúc (1996), “Các nhà văn Mỹ được giải Nobel”, Tạp chí văn học ( 2), tr. 55-60.
15. Lê Đình Cúc (2001), Văn học Mỹ mấy vấn đề tác giả, Nxb Khoa học Xã hội.
16. Lê Đình Cúc (2004), Tác gia văn học Mỹ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa
học Xã hội ,Việt Nam.
17. Lê Đình Cúc, (2007), Lịch sử văn học Mỹ, Nxb Giáo dục.
18. Đỗ Đức Dục (1981), Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây, Nxb Khoa
học xã hội.
19. Vũ Dũng (1990), Những tác phẩm lớn trong văn chương thế giới, Nxb Đà Nẵng.
20. Nguyễn Đức Đàn (1969), Hành trình văn học Mỹ, Nxb.Văn học
21. Đặng Anh Đào (1991), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nxb Giáo
dục.
22. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Hội nhà văn.

23. Nguyễn Trung Đức (1995), “Hiệu quả nghệ thuật không–thời gian trong tiểu thuyết “Trăm
năm cô đơn” của G. G. Mackét”, Tạp chí văn học ( 1), tr. 28-31.
24. Nguyễn Trung Đức (1997), Những nguyên lý về lý luận văn học, Nxb Văn học.
25. Eliade Mircea (2005), “Cái thiêng và cái phàm”, Tạp chí văn học ( 2), tr 43-47, Huyền
Giang dịch.
26. Faulkner William (1993), Âm thanh và cuồng nộ, Nxb Hội nhà văn, Phan Đan - Phan Linh
Lan dịch.
27. Gennadi Nikolaevich Pospelov (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo
dục,Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch.
28. Gorki M. (1970), Bàn về văn học, (2 tập), Nxb Văn học.
29. Trần Phong Giao (1965), “Đọc văn Faulkner”, Tạp chí Văn ( 41), tr. 33-37.
30. Hamburger Kate (2004), Logic về các thể loại văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
31. Đặng Thị Hạnh (1987), Tiểu thuyết Huygô, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
32. Đặng Thị Hạnh (chủ biên) (1994), Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX, Nxb Thế giới.
33. Đặng Thị Hạnh (2000), Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế kỷ XX, Nxb Đà Nẵng.
34. Hawking S. (1995), Lược sử thời gian, Nxb Khoa học kỹ thuật, Cao Chi và Phạm Xuân
Thiều dịch.
35. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, Nxb Văn học.
36. Đào Duy Hiệp (1998), “Những yếu tố thời gian qua Rosseau – Flaubert – Proust”, Tạp chí
Văn học (10), tr. 73-80.
37. Đào Duy Hiệp (2003), Thời gian trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, Luận
án tiến sĩ Văn học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
38. Đào Duy Hiệp (2005), “Các cấp độ thời gian trong truyện ngắn Chí Phèo”, Tạp chí Văn
học (7), tr. 34-38.

×