Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nhận xét vị trí răng cửa trên phim cephalometric ở bệnh nhân khớp cắn angle loại III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 36 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo nghiên cứu của Hoàng Bạch Dương về điều tra lệch lạc khớp cắn
ở trẻ em lứa tuổi 12 tại trường cấp II Amsterdam HN (2000) có tỷ lệ lạc
khớp cắn là 91% [3]. Một nghiên cứu khác tại thành phố Hồ Chí Minh , thì tỷ
lệ lệch lạc khớp cắn của người Việt Nam ở lứa tuổi từ 17-27 là 83,2%[7].
Qua đây cho thấy tình trạng lệch lạc khớp cắn trong cộng đồng còn ở mức độ
cao.
Ngày nay khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng cuộc
sống được nâng cao thì mọi người ngày càng quan tâm nhiều đến sức khỏe
của mình, trong đó có sức khỏe răng miệng. Mỗi chúng ta, ai cũng muốn có
một hàm răng thật đều đặn và chắc khỏe, điều này giúp tăng thêm sự tự tin
trong giao tiếp và là chìa khóa của mọi sự thành công. Vì vậy vai trò của
chỉnh hình răng mặt là rất quan trọng trong việc điều trị những vấn đề về lệch
lạc khớp cắn. Mục đích của điều trị chỉnh hình răng mặt là thiết lập được một
khớp cắn hài hòa về mặt sinh lý và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Trên lâm sàng các hình thái sai khớp cắn rất đa dạng và phong phú,
một trong những cách phân loại đơn giản và dễ sử dụng nhất đó là phân loại
theo tác giả Angle [6]. Angle đã phân loại thành 3 loại chính là : sai khớp cắn
loại I, II và III. Trong đó sai khớp cắn loại III là một hình thái phức tạp và
điều trị khó khăn nhất.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân sai khớp cắn không chỉ
đơn giản từ một thành phần duy nhất mà có thể là kết quả của sự kết hợp giữa
thành phần xương và răng. Chính sự phát triển bất thường về xương hàm đã
ảnh hưởng đến vị trí và sự sắp xếp của các răng trong cung hàm đặc biệt là
nhóm răng cửa. Ở những bệnh nhân có sai khớp cắn, sự sắp xếp của nhóm
răng cửa đã tạo nên nhiều hình thái khác nhau như: khớp cắn hở cửa, cắn
1
chộo vựng cửa, khấp khểnh vùng răng cửa, Kết hợp với yếu tố xương, những
hình thái này không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và tâm lý
của bệnh nhân, mà còn gây ra những biến chứng khác như: sang chấn khớp
cắn, bệnh lý khớp thái dương hàm, bệnh lý vùng nha chu, Vì những hậu quả


như vậy nên việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, đánh giá vị trị nhóm răng
cửa trên cung hàm đóng một vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và lập kế
hoạch điều trị.
Trong chỉnh hình răng mặt, để có một kế hoạch điều trị chính xác và
hiệu quả, ngoài thăm khỏm trờn lâm sàng thì phân tích trên phim cephalo là
yếu tố quyết định. Dựa vào những phân tích trên phim, ta có thể xác định
được nguyên nhân cụ thể, đánh giá được tương quan giữa xương và răng. Từ
đó sẽ giúp ta chẩn đoán và đưa ra một hướng điều trị đúng đắn nhất.
Trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vị và tương quan của
răng đối với xương hàm liên quan tới chẩn đoán và điều trị rối loạn khớp cắn
loại III, nhưng ở Việt Nam còn rất ít những công trình nghiên cứu về vấn đề
này.
Vì những lý do trờn, tụi chọn đề tài: “ Nhận xét vị trí răng cửa trên
phim cephalometric ở bệnh nhân khớp cắn angle loại III”, với mục tiêu
của nghiên cứu là:
1. Nhận xét nguyên nhân của khớp cắn angle loại III trên phim
cephalo của một nhóm bệnh nhân có khớp cắn loại III với độ tuổi từ
18 trở lên ở bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương từ năm 2005-
2010.
2. Nhận xét vị trí của nhóm răng cửa trên phim cephalo của nhóm
bệnh nhân khớp cắn loại III ở độ tuổi 18 trở lên.
2
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN
1.1 Phân loại khớp cắn:
Khái niệm khớp cắn lý tưởng: [4] [6]
Khớp cắn lý tưởng là khớp cắn có tương quan lý tưởng ở cả tư thế tĩnh và tư
thế động, trong đó sự hài hòa về giải phẫu và sinh lý không gây tổn thương
cho các thành phần của hệ thống nhai. Đây là khớp cắn hầu như không gặp
trên lâm sàng. Khớp cắn lý tưởng là một khái niệm lý thuyết và là tiờu trớ để

điều trị.
Ở khớp cắn lý tưởng, vị trí tương quan tâm trùng với vị trí khớp cắn lồng
múi tối đa, tức lồi cầu của vị trí cao nhất, trung tâm nhất trong hõm khớp thái
dương hàm và hàm dưới cân xứng trên đường giữa.
Khi hai cung răng ở khớp cắn lồng múi tối đa có những quan hệ giữa các
răng theo 3 chiều ko gian:
 Trước- sau:
- Đỉnh múi ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp ở
rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới
- Đỉnh răng nanh hàm trên nằm ở đường giữa răng nanh và răng hàm
nhỏ thứ nhất hàm dưới (hay sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với
sườn xa răng nanh dưới)
- Rìa cắn răng cửa trờn chựm ra ngoài răng cửa dưới 1-2mm
 Chiều ngang:
3
- Cung răng trờn chựm ra ngoài cung răng dưới, sao cho múm ngoài
của răng trờn chựm ra ngoài núm ngoài răng dưới
- Đỉnh múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới tiếp xúc với
rãnh giữa hai núm của răng hàm nhỏ thứ hai và răng hàm lớn thứ
nhất hàm trên
- Hai phanh môi trên và dưới tạo nên một đường thẳng và trùng với
hai đường giữa mặt
 Chiều đứng:
- Răng hàm trên tiếp xúc vừa khít với răng hàm dưới ở vùng răng hàm
nhỏ và răng hàm lớn
- Rìa cắn răng cửa trờn chỳm rỡa cắn răng cửa dưới trung bình 1-
2mm
Trong những điều kiện này, mỗi răng của một cung răng sẽ tiếp xúc với mặt
nhai của hai răng ở cung đối diện, trừ răng cửa hàm dưới và răng 8 hàm trên.
Đây là yếu tố ổn định của hai hàm.

Phân loại khớp cắn theo Angle: [6] [13]
Trên lâm sàng có nhiều cách phân loại về lệch lạc khớp cắn, trong nghiên
cứu này chúng tôi đã lựa chọn phân loại của Angel do cách phân loại đơn
giản, phổ biến và được nhiều bác sĩ sử dụng.
Theo giả thiết của Angle, răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên là “ chìa
khóa khớp cắn”. Đây là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trên cung hàm trên, có
vị trí tương đối cố định so với nền sọ, khi mọc không bị cản trở bởi răng sữa
và còn được hướng dẫn mọc đúng vị trí nhờ vào hệ răng sữa
 Khớp cắn bình thường: khớp cắn cú mỳi ngoài gần của răng hàm
lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng
4
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, và các răng trên cung hàm
sắp xếp theo một đường cắn khớp đều đặn.
 Sai khớp cắn hạng I: răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới vẫn có mối tương quan
cắn khớp bình thường, nhưng đường khớp cắn không đúng do các
răng trước mọc sai chỗ, răng xoay, hoặc do những nguyên nhân
khác
 Sai khớp cắn hạng II: múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng lớn
vĩnh viễn hàm dưới
 Sai khớp cắn hạng III: múi ngoài gần của răng lớn vĩnh viễn hàm
trên khớp về phía xa so rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn
hàm dưới
Hình 1.1: Phân loại khớp cắn theo Angle
5
Nguyên nhân của khớp cắn loại III: [5]
 Do quỏ phỏt xương hàm dưới: biểu hiện bằng sự phát triển trội theo
hướng trước- sau của thân xương hàm dưới và khớp cắn ngược vùng
răng trước

• Di truyền
• Nội tiết:
- To cực thiếu niên
- To cực người lớn
• Chức năng: một số ít vẩu trượt hàm dưới cùng với thời gian
không điều trị, chuyển thật sự hàm dưới, kết hợp thêm lưỡi to
hoặc thói quen xấu đưa hàm dưới ra trước
 Do kém phát triển xương hàm trên: biểu hiện bằng sự kém phát triển
theo chiều trước- sau của xương hàm trên, xương hàm dưới bình
thường
• Dị tật bẩm sinh: khe hở môi vòm miệng do thiếu đường khớp
giữa xương cửa ( xương tiền hàm) và xương hàm
• Nội tiết: bệnh ngắn xương chi, rối loạn sự lớn lên theo kiểu sụn
đáy sọ kết hợp với rối loạn phát triển trước- sau xương hàm trên.
• Sau tổn thương vùng hàm- môi trên:
- Cam tẩu mã vùng hàm trên
- Dải sẹo môi trên co sau phẫu thuật
• Chức năng:
6
- Thói quen cắn môi trên
- Thở miệng
- Vẩu trượt hàm dưới không được điều trị, lâu ngày hàm dưới hạn
chế sự phát triển của hàm trên
 Kết hợp cả hai yếu tố kém phát triển xương hàm trờn, quỏ phỏt
xương hàm dưới
 Do vẩu xương ổ răng hàm dưới
Các phân loại khớp cắn loại III:
 Phân loại theo nguyên nhân: [5]
• Quỏ phát xương hàm dưới, xương hàm trên phát triển bình thường
• Xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới phát triển bình

thường
• Kết hợp của 2 yếu tố: quỏ phỏt xương hàm dưới, kém phát triển
xương hàm trên
• Vẩu xương ổ răng hàm dưới
 Cải tiến phân loại khớp cắn Angle loại III theo tác giả Dewey: [8]
• Loại I: khi nhìn riêng rẽ, các răng trong cung răng hàm dưới và
hàm trên ở vị trí thông thường. Nhưng khi cắn, khớp cắn ở vị trí đối
dầu ở nhóm răng cửa. Đó có thể là do sự nhô ra phía trước của
xương hàm dưới
• Loại II: các răng cửa dưới khấp khểnh, răng cửa dưới nằm ở phía
ngoài so với răng cửa trên
7
• Loại III: các răng cửa trên khấp khểnh, có cắn chộo vựng cửa
 Phân loại sai khớp cắn loại III trên cephalometric: [12]
• Sai khớp cắn loại III do nguyên nhân bất thường về tương quan
xương ổ răng:
- Sự bất thường về tương quan này làm răng cửa trờn nghiờng nhiều
về phía lưỡi, răng cửa dưới nghiêng nhiều về phía mụi gõy cắn
ngược vùng cửa.
- Góc SNB, SNA, ANB ở giá trị bình thường, tức là tương quan về
xương hàm trên và hàm dưới là bình thường
Hình 1.2: khớp cắn loại III do bất
thường về tương quan xương ổ răng
• Sai khớp cắn loại III với sự quỏ phỏt xương hàm dưới:
- Kích thước và sự phát triển của xương hàm trên là bình thường
( nhiều trường hợp có hẹp xương hàm trên)
- Xương hàm dưới lớn về kích thước, phát triển nhô nhiều ra phía trước
8
- Khớp cắn ngược và hở vùng răng cửa
- Đa số trường hợp này có răng cửa trờn nghiờng nhiều về phía môi,

răng cửa dưới nghiêng nhiều về phía lưỡi. Tương quan này là sự bù
trừ cho sự phát triển bất thường của xương hàm trên
- Góc SNA có giá trị bình thường, SNB lớn, góc mặt phẳng hàm dưới
lớn, góc ANB thường có giá trị âm cho thấy xương hàm dưới nhô
nhiều hơn so với xương hàm trên
Hình 1.3: khớp cắn loại III do quá phát xương hàm dưới
• Sai khớp cắn loại III với sự kém phát triển xương hàm trên:
- Kích thước và sự phát triển xương hàm dưới bình thường
- Kích thước xương hàm trên nhỏ, xương hàm trên bị lùi theo chiều
trước sau
- Khớp cắn ngược vùng cửa, có thể có cắn hở
- Góc SNB giá trị bình thường, SNA nhỏ
9
Hình 1.4: khớp cắn loại III do
kém phát triển xương hàm trên
• Sai khớp cắn loại III với xương hàm trên kém phát triển và
quỏ phỏt xương hàm dưới; phát triển theo cả chiều đứng và
chiều ngang
- Xương hàm trên ngắn và lùi ra sau, xương hàm dưới dài và nhô ra
trước
- Góc SNA giá trị nhỏ, SNB lớn
- Nếu cành lên xương hàm dưới ngắn: xương phát triển theo hướng
đứng, góc hàm dưới lớn, cắn hở vùng cửa
- Nếu cành lên xương hàm dưới dài: xương phát triển theo hướng
ngang, góc hàm dưới nhỏ, cắn ngược vùng cửa
10
Hình 1.5: khớp cắn loại III do kém phát triển xương hàm trên và quá phát
xương hàm dưới
1.2 Phim sọ nghiêng ( Cephalometric): [2]
Mục đích của sử dụng phim cephalo:

- Quan sát, nghiên cứu sự tăng trưởng của sọ mặt
- Phân tích, chẩn đoán
- Lập kế hoạch điều trị và tiên lượng kết quả điều trị
- Phân tích và đánh giá kết quả điều trị
- Phân tích sự tái phát và những thay đổi sau điều trị
Các kỹ thuật phân tích trên phim cephalom:
 Phân tích phim cephalo kỹ thuật số:
 Quy trình kỹ thuật:
- Phim sau khi chụp , hình ảnh sẽ được chuyển tải về máy tính
- Bằng phần mềm phân tích cefalometric, người ta có thể xác định
được các điểm mốc, vẽ các mặt phẳng tham chiếu.
- Máy tính sẽ giúp đo góc và tính toán các chỉ số trên phim
11
- Các phần mềm hay sử dụng: cephX, CADO-JDO,
 Ưu điểm:
- Đạt được độ chính xác cao
- Phim và thông tin giữ liệu của bệnh nhân được lưu giữ hiệu quả
hơn, khi kiểm tra lại rất dễ dàng
- Có nhiều công cụ hỗ trợ, thao tác đơn giản, giúp bác sĩ giảm thời
gian làm việc
 Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư tốn kém
- Đòi hỏi bác sĩ có hiểu biết rõ về phần mềm tin học
- Là phương pháp mới nên chưa phổ biến
 Phân tích phim cephalo theo phương pháp vẽ phim cổ điển:
 Quy trình kỹ thuật:
- Chụp phim cephalo thông thường
- Sử dụng giấy can phim và đèn đọc phim, hình ảnh phim sẽ được vẽ
lại trên giấy bằng bút chì và thước kẻ chuyên dụng
- Xác định các điểm mốc, kẻ các mặt phẳng tham chiếu, đo đạc các

góc bằng thước đo chuyên dụng
 Ưu điểm:
- Dụng cụ đơn giản, ít tốn kém
- Vẫn đảm bảo độ chính xác cao
12
- Được sử dụng phổ biến, không đòi hỏi kỹ thuật cao
 Nhược điểm:
- Đòi hỏi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm
- Bảo quản phim và giữ liệu thông tin cho bệnh nhân không tối ưu
bằng phương pháp kỹ thuật số
Các điểm chuẩn trên phim cephalo:[2] [11]
• Trờn mô xương:
- Naison ( Na): điểm trước nhất trên đường khớp trỏn-mũi theo mặt
phẳng dọc giữa.
- Sella turcia (S): điểm giữa hố yên xương bướm
- Baison (Ba): điểm dưới nhất của bờ trước lỗ chẩm
- Orbital (Or): điểm thấp nhất của bờ dưới hốc mắt
- Anterior Nasal spine (ANS): điểm gai mũi trước
- Posterior Nasal spine ( PNS): điểm gai mũi sau
- Subspinale (Ss hoặc điểm A): điểm sau nhất của xương ổ răng
hàm trên
- Sudmental ( Sm hoặc điểm B): điểm sau nhất của xương ổ răng
hàm dưới
- Pogoniom (Pg hoặc Pog): điểm trước nhất của cằm
- Gnathion( Gn): điểm trước nhất và dưới nhất của cằm
- Menton (Me): điểm thấp nhất của cằm
- Gonion (Go): điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới
13
- Porion (Po): điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngoài
- Articulare (Ar): giao điểm giữa bờ sau nhánh đứng xương hàm dưới

và bờ dưới của nền sọ sau ( phần xương chẩm)
- Pterygomaxillare (Ptm): khe chân bướm hàm có hình giọt nước, giới
hạn phía trước là bờ sau của xương hàm trên, giới hạn phía sau là
phần trước mỏm chân bướm của xương bướm. Điểm thấp nhất của
khe chân bướm hàm là Ptm
Hình 1.7: các điểm mốc trên xương ở phim cephalo
• Trờn mô mềm:
- Glabella ( G): điểm trước nhất của trán
- Nasion ( Ns hoặc Na’): điểm sau nhất của vựng mụ mềm vùng khớp
trán – mũi
14
- Pronasale ( Pn): điểm trước nhất trên đỉnh mũi
- Subnasale ( Sn): điểm ngay giữa chân mũi
- Librale superius (Ls): điểm giữa trên bờ viền môi trên
- Librale inferius ( Li): điểm giữa trên bờ viền môi dưới
- Pogonion (Pog’): điểm trước nhất của cằm
- Gnathion ( Gn’): điểm trước nhất và dưới nhất của cằm
- Menton (Me’): điểm dưới nhất của cằm
- Orbital (Or): điểm nhất của bờ dưới hốc mắt
• Mặt phẳng tham chiếu: [2] [9]
- Mặt phẳng S-N ( sella-nasion): điểm S và Na thuộc cấu trúc dọc
giữa, dễ xác định và ít thay đổi. Là mặt phẳng tham chiếu cho việc
khảo sát hướng phát triển của XHT, XHD so với nền sọ trước. Mặt
phẳng này có thể thay đổi so vị trí điểm S thay đổi ( quá cao hoặc
quá thấp).
- Mặt phẳng FH ( Frankfort Horizontal): mặt phẳng đi qua điểm
Po-Or, 2 điểm này xác định khó hơn, nhưng cho thấy được vị trí
XHT và XHD chính xác hơn. Là mặt phẳng tham chiếu cho việc
khảo sát theo chiều trước sau kích thước tương đối của XHT, XHD
so với nền sọ trước.

- Mặt phẳng khớp cắn: đi qua điểm giữa độ cắn chùm của các răng
hàm nhỏ và các răng hàm lớn. Phân tích về răng cần dỏnh giỏ tương
quan khớp răng với nền sọ. Giá trị trung bình của góc giữa mặt
phẳng khớp cắn với mặt phẳng SN là 14 độ. Trong điều trị ta nên
15
giữ nguyên giá trị của góc này để đạt được chức năng tối ưu và ổn
định tối đa.
- Mặt phẳng ngang thực sự (HP): được xác định khi chụp phim sọ
nghiêng ở tư thế đầu tự nhiên. Mặt phẳng này vuông góc với sợi dây
rọi cản quang được gắn vào khhi chụp phim
- Mặt phẳng hàm dưới : có 4 mặt phẳng hàm dưới
o Gn và Go
o Me và Go
o Song song với trục thân xương hàm dưới và tiếp tuyến với
điểm thấp nhất của hàm dưới
o Mặt phẳng hàm dưới theo Downs: phía sau tiếp tuyến với
điểm thấp nhất của hàm dưới
- Mặt phẳng ngang cấu trúc: là mặt phẳng đi qua N và hợp mặt
phẳng SN một góc 7, mặt phẳng có khuynh hướng song song với
mặt phẳng ngang thực sự.
16
Hình 1.8: các mặt phẳng tham chiếu
Các phân tích trên cephalometric: [2]
1.2.1.1 Phân tích Downs:
 Mục đích phân tích: Đa giác Downs
- Gồm một trục thẳng đứng biểu hiện các giá trị trung bình của các số
đo, các giá trị bên phải hoặc bên trái của trục này là giá trị tối đa
hoặc tối thiểu.
- Theo chiều ngang, đa giác được chia làm 2 phần: nửa trên là giá trị
về xương; nửa dưới là giá trị về răng

- Các giá trị đo được có khuynh hướng nằm bên phải đa giác sẽ có
khuynh hướng sai khớp cắn loại II, và ngược lại thì có khuynh
hướng loại III
 Các góc nghiên cứu:
17
• Góc mặt: Là góc tạo bởi FH và đường đi qua Na và Pog (Dùng để
đánh giá độ nhô hay lùi của HD)
- Giá trị trung bình của góc: 87,8 ± 3,6
0
- Góc mặt lớn có nghĩa cằm nhô ra trước
- Góc nhỏ là cằm lùi sau
• Góc lồi mặt: Tạo bởi N-A và A-Pog (Đánh giá nền XHT so với
mặt nhìn chung)
- Giá trị có thể (-) hay (+) , giá trị trung bình là 0
0
, biến thiên từ
-8,5 ữ 10
0
- Đường A-Pog kéo dài nằm trước đường N-A thỡ gúc (+), nghĩa
là nền hàm trên nhô so với HD và ngược lại góc (–) gợi ý là nhô
hàm dưới
- Giá trị (+) lớn gợi ý tương quan loại II
- Giá trị góc ko xác định vị trí bất hài hòa của mặt
• Góc trục Y: góc được tạo bởi đường S-Gn và FH ( đánh giá hướng
phát triển của xương hàm dưới)
- Giá trị trung bình 59,4
0
, biến thiên 53 ữ 66
0
- Giá trị lớn ở dạng mặt loại II và nhỏ ở dạng mặt có khuynh hướng III

- Góc này cho thấy cằm có vị trí ra trước hoặc ra sau so với tầng mặt trên
• Góc răng cửa dưới_ mặt phẳng HD: Tạo bởi mặt phẳng HD
( Downs) và đường thẳng đi qua rìa cắn và cuống răng cửa HD
- Trên lâm sàng, giá trị góc bằng giá trị đo được – 90
0
.
18
- Giá trị trung bình là 1,4
0
, biến thiên -8,5 ữ 7
0
- Giá trị (+): răng cửa dưới nghiêng ra trước so với nền XHD
- Giá trị (-) răng cửa dưới nghiêng vào trong
• Gúc liên răng cửa: tạo bởi trục răng cửa trên và răng cửa dưới
- Giá trị trung bình: 135,4
0
, biến thiên 130 ữ 150,5
0
- Góc tương đối nhỏ khi răng cửa nghiêng trước nhiều
• Góc răng cửa dưới_ mặt phẳng khớp cắn: ( góc này liên hệ răng
cửa dưới với bề mặt chức năng của chúng tại mặt phẳng khớp cắn)
- Giá trị trung bình: 14,5
0
, biến thiên 3,5 ữ 20
0
- Giá trị (+) của góc tăng lên khi răng này nghiêng ra trước
• Độ nhô của răng cửa hàm trên: Là khoảng cách từ rìa cắn răng
cửa trên đến đường nối A-Pog. ( đánh giá mức độ nhô của răng cửa
hàm trên)
- Giá trị trung bình: 2,7 mm ; biến thiên -1 ữ 5mm

- Giá trị (+) nếu rìa cắn răng cửa ở phía trước đường A-Pog
- Giá trị (-) nếu rìa cắn răng cửa ở phía sau đường A-Pog
1.2.1.2 Phân tích Steiner: [1]
 Mục đích nghiên cứu: Tác giả phân tích theo 3 phần riêng biệt
- Phân tích xương:
Tương quan giữa xương hàm so với nền sọ
Tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới
19
- Phân tích răng:
Tương quan giữa răng và xương
Tương quan giữa răng cửa trên và răng cửa dưới
- Phân tích mô mềm: đánh giá nét thăng bằng và hài hòa của nét mặt
nhỡn nghiờng
- Mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng nền sọ trước S-N
 Cỏc góc nghiên cứu:
 Phân tích xương:
• Góc SNA: ( đánh giá vị trí của xương hàm trên so với nền sọ)
- Giá trị trung bình là 82
0 ;
biến thiên 80~84
0
- Nếu SNA> 82
0
: HT nhô ra trước
- Nếu SNA< 82
0
: HT lùi ra sau
• Góc SNB : ( đánh giá vị trí của xương hàm dưới so với nền sọ)
- Giá trị trung bình là 80 ; biến thiên 78~82
0


- Góc SNB > 80
0
: HD nhô ra trước
- Góc SNB < 80
0
: HD lùi sau
• Góc SN- GoGN( đánh giá hướng phát triển của xương hàm dưới so
với sự phát triển chung của khối sọ mặt)
- Giá trị trung bình là 32
0
- Góc này càng lớn thì hướng phát triển của HD càng theo hướng mở
• Góc ANB = SNA- SNB ( đánh giá tương quan theo chiều trước
sau giữa xương hàm trên và xương hàm dưới
- Giá trị TB là 2
0
- Góc ANB > 4
0
: khuynh hướng xương hạng II
- Góc ANB < 0
0
: khuynh hướng xương hạng III
20
 Phân tích răng :
• Vị trí của răng cửa trên : Được xác định bởi tương quan giữa trục
răng cửa trên với đường NA
- Khoảng cách từ điểm lồi nhất của thân răng cửa giữa hàm trên đến
đường NA ( cho thấy được vị trí nhô ra trước hay lùi ra sau của răng
cửa trên so với xương hàm trên)
Giá trị trung bình: 4mm

- Góc giữa trục răng cửa giữa hàm trên so với đường NA (cho thấy
được tương quan tương đối về góc giữa răng cửa trên và NA) (Ib)
Giá trị trung bình: 22
o

• Vị trí của răng cửa dưới: Được xác định bằng tương quan của trục
răng cửa dưới với đường NB
- Khoảng cách từ điểm lồi nhất của thân răng cửa hàm dưới đến NB
( cho thấy được vị trí nhô ra trước hay lùi ra sau của răng cửa dưới
so với xương hàm dưới)
Giá trị trung bình: 4mm
- Góc tạo bởi trục răng cửa dưới so với đường NB (cho thấy được
tương quan tương đối về góc giữa răng cửa dưới và NB)
Giá trị trung bình: 25
0
• Tương quan liên răng cửa: được tạo bởi trục răng cửa trên với
trục răng cửa dưới
- Giá trị trung bình : 131
o
- Nếu góc > 131
o
: răng cửa trên cần đẩy nghiêng ra phía trước nhiều hơn
- Nếu góc <131
o
: răng cửa trên và răng cửa dưới cần dựng thẳng trục hơn
• Vị trí của răng cửa dưới so với cằm: Là khoảng cách từ cằm
( điểm Pog) đến đường NB = khoảng cách từ răng cửa dưới đến
NB
21
- Giá trị trung bình : 4mm (răng cửa dưới ổn định trên xương hàm

dưới và nột nghiờng mặt hài hòa) ; Biến thiên : 2~6mm
- Nếu khác biệt trên 4mm, cần phải điều trị
1.2.1.3 Phân tích Wits:
 Mục đích nghiên cứu : đánh giá mức độ chênh lệch của hàm trên và
hàm dưới dựa vào hình chiếu của điểm A và B trên mặt phẳng khớp cắn
 Góc nghiên cứu:
• Hình chiếu của điểm A và B đến mặt phẳng khớp cắn là AO và BO
- Điểm BO nằm trước điểm AO là giá trị (-)
- Điểm BO nằm sau điểm AO là giá trị (+)
• Loại II: điểm BO nằm sau điểm AO nhiều
• Loại III: điểm BO nằm trước điểm AO
1.2.1.4 Phân tích Mc Narama:
 Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá tương quan hàm trên và hàm dưới theo chiều trước- sau:
so sánh chiều dài hiệu quả tầng giữa mặt ( từ lồi cầu đến điểm A) và
chiều dài hiệu quả của xương hàm dưới ( Từ lồi cầu đến điểm Gn),
hiệu hai chỉ số này giúp ta xác định mức độ chênh lệch giữa khối
xương hàm trên và hàm dưới. Hai chỉ số này không phụ thuộc vào
tuổi và giới tính, mà chỉ phụ thuộc vào kích thước của tầng giữ mặt
và xương hàm dưới
- Đánh giá tương quan hàm trên và hàm dưới theo chiều đứng: đánh
giá chiều cao tầng mặt dưới, góc mặt phẳng hàm dưới, góc trục mặt
22
 Góc nghiên cứu:
• Đánh giá tương quan hàm trên và hàm dưới theo chiều trước sau:
- Điểm Condylion ( Co): điểm lồi cầu, là điểm sau nhất và trên nhất
của lồi cầu xương hàm dưới
- Chiều dài hiệu quả của tầng mặt giữa: từ Co đến A
- Chiều dài hiệu quả của xương hàm dưới: từ Co đến Gn
- Hiệu số của (Co-A) – (Co-Gn) giúp xác định mức độ chênh lệch

giữa khối xương hàm trên và xương hàm dưới
Người có kích thước mặt nhỏ: giá trị chênh lệch 20-23mm
Người có kích thước trung bình: giá trị chênh lệch 25-27 mm
Người có kích thước mặt lớn: giá trị chênh lệch 30-33mm
- Nếu mức chênh lệch vượt khỏi các giá trị trung bình, cần xác định
nguyên nhân do hàm trên, hoặc hàm dưới hoặc cả hai
23
• Đánh giá tương quan hàm trên và hàm dưới theo chiều đứng:
- Chiều cao tầng mặt dưới ( LAFH): được đo từ ANS đến Me
Khuôn mặt hài hòa khi LAFH tương quan với chiều dài của tầng
mặt trên
- Góc mặt phẳng hàm dưới: tạo bởi FH với Go-Me
Giá trị trung bình: 22
o
; biến thiên 18
0
~26
0
Góc lớn: chiều cao tầng mặt dưới tăng ( xương hàm dưới phát triển
theo chiều đứng quá mức)
Góc nhỏ: chiều cao tầng mặt dưới ngắn ( xương hàm trên kém phát
triển theo chiều đứng)
- Góc trục mặt: góc tạo bởi đường Ba-Na và đường Ptm-Gn
Đường Ba-Na vuông góc với Ptm-Gn: khuôn mặt hài hòa
Giá trị (-) ( tức là 90
0
trừ góc đo được âm): gợi ý mặt dài quá mức
Giá trị (+) ( tức là 90
0
trừ đi góc đo được dương) : gợi ý kém phát

triển xương hàm trên theo chiều đứng
1.3 Những hậu quả mang lại bởi sai khớp cắn loại III:
 Ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân: trong trường hợp nặng có
thể gây biến dạng mặt, xấu về mặt thẩm mỹ, gây nên tâm lý mất tự
tin, mặc cảm của bản thân bệnh nhân
 Ảnh hưởng đến các vấn đề răng miệng:
- Sang chấn khớp cắn
- Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
- Tăng nguy cơ sâu răng
- Tổn thương mô nha chu, có thể gõy tiờu xương
24
- Ảnh hưởng đến vấn đề phát âm ( trong trường hợp nặng
Sai khớp cắn loại III là một trong những hình thái cần phải điều trị
càng sớm càng tốt. Nếu ko được chẩn đoán và điều trị sớm thì tỷ lệ
thành công đạt được là không cao, lại tăng thêm mức độ phức tạp của
quá trình điều trị, thời gian điều trị kéo dài và nguy cơ tái phát cao hơn.
1.4 Tình hình nghiên cứu thế giới: [10]
Năm 2007, Baratali Ramezanzadeh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu “
đánh giá về tính năng phân tích phim cephalo trên bệnh nhân khớp cắn loại
III ở độ tuổi trưởng thành”. Mục đích của nghiên cứu là mô tả đặc điểm
xương và răng trên phim cephalo của nhóm khớp cắn loại III trên cơ sở so
sánh với một nhúm cú khớp cắn bình thường. Tác giả nghiên cứu trên 114
phim, được chia làm 2 nhóm, trong đó có 57 phim của bệnh nhân khớp cắn
loại III, còn lại là nhóm chứng để so sánh. Nghiên cứu được thực hiện theo
phân tích của Steiner, Down và McNamara. Sử dụng phương pháp mô tả cắt
ngang trờn nhúm bệnh, tác giả đã nhận xét :
- Phần lớn trong nhóm khớp cắn loại III có sự kết hợp nguyên nhân
giữa xương hàm và xương ổ răng
- Tác giả sử dụng các thông số để đánh giá tương quan giữa xương
hàm trên và xương hàm dưới ( SNA, khoảng cách từ A đến đường

vuông góc qua N, SNB,khoảng cách từ Pog đến đường vuông góc
qua N, ANB). Tác giả thấy rằng, trong đa số trường hợp , độ dài
xương hàm dưới là nguyên nhân chính làm giảm độ lớn góc ANB
- Hai thông số đánh giá vị trí nhóm răng cửa trên và dưới ( trục của
răng so với NA và NB), trong phần lớn trường hợp, trục của răng
cửa dưới lùi nhiều ra sau, trục răng cửa trờn nghiờng nhiều ra phía
trước. Điều này cho thấy được sự bù trừ của răng làm giảm độ trầm
trọng về bất thường của xương.
25

×