Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân của tràn khí màng phổi tự phát tại bệnh viện lao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.34 KB, 66 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràn khí màng phổi (TKMP) là hội chứng mà người ta đã biết từ lâu.
Thời cổ đại Hippocrate đó nờu về những hang chứa khí và nước trong lồng
ngực. Itard (1803) là người đầu tiên đó dựng thuật ngữ tràn khí màng phổi.
Laennec đã mô tả những triệu chứng của tràn khí màng phổi, cuối thế kỷ XIX
và trong thế kỷ XX nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu tỷ mỷ về triệu chứng,
căn nguyên của TKMP, cùng với những tiến bộ khoa học trong phương pháp
điều trị đã hạn chế được tỷ lệ tử vong do hội chứng này gây nên. Tuy nhiên,
trong các nghiên cứu gần đây TKMP vẫn là hội chứng thường gặp và luôn là
một cấp cứu cả trong nội khoa lẫn ngoại khoa [25].
Tràn khí màng phổi đang là một trong những vấn đề toàn cầu do
thường gặp ở người trẻ tuổi (20 - 30), khỏe mạnh. Tỷ lệ mắc hàng năm là
7,4/100.000 dân đối với nam, 1,2/ 100.000 dân đối với nữ [42]. Ở Mỹ mỗi
năm có hơn 9000 trường hợp TKMP, tiêu tốn hơn 130 triệu USD. Còn ở Anh,
tỷ lệ nhập viện mỗi năm là 16,7/100.000 dân đối với nam, 5,8/100.000 dân
đối với nữ; Tỷ lệ tử vong (1991 - 1995) là 1,26/1.000.000 dân đối với nam,
0,62/1.000.000 dân đối với nữ [42].
Ở nước ta TKMP cũng là cấp cứu thường gặp, Nguyễn Văn Thành và
Đào Kỳ Hưng (1990 - 1994) thấy tỷ lệ bệnh nhân vào khoa hô hấp Bệnh viện
Bạch Mai chiếm 3% [31]. Tại khoa cấp cứu hồi sức Bệnh viện lao – bệnh
phổi Trung ương (BVLVBPTW), Hoàng Minh (1990 - 1997) thấy có 1580
bệnh nhân TKMP, chiếm tỷ lệ 19,15% bệnh nhân cấp cứu, đứng hàng thứ 3
sau ho ra máu và tràn dịch màng phổi. Thống kê của khoa hô hấp Bệnh viện
Bạch Mai (1996 – 2000) tỷ lệ TKMP vào khoa là 3,58% [25].Tràn khí màng
phổi có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, tỷ lệ căn nguyên rất khác nhau ở
1
nhiều tác giả. Hoàng Long Phát nghiên cứu tại Bệnh viện lao và bệnh phổi
Trung ương và một số cơ sở y tế miền Bắc (1958 - 1986) thấy TKMP do lao
60%; Bệnh phổi phế quản không do lao 20% [26],[27]. Tại khoa hô hấp Bệnh
viện Bạch Mai, Nguyễn Văn Thành và Đào Kỳ Hưng theo dõi trong 5 năm
(1990 - 1994) thấy tỷ lệ TKMP do lao là 17,46%; Bệnh phổi phế quản không


do lao là 27%; Không rõ nguyên nhân là 55,5% [31]. Loại trừ những bệnh
nhân TKMP do chấn thương hay do thầy thuốc trong quá trình điều trị gây
ra, còn lại là loại TKMP tự phát, được phân làm 2 loại: TKMP tự phát
nguyên phát (TKMPNP) và TKMP tự phát thứ phát (TKMPTP). Nếu như
TKMPNP xảy ra phần lớn ở bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không có
tiền sử về bệnh phổi phế quản (mà các y văn hay gọi là TKMP không rõ
nguyên nhân), thì TKMPTP lại xảy ra trên những người có bệnh phổi từ
trước. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và cách điều trị ở hai nhóm này
cũng có những điểm khác biệt.
Vấn đề xử trí cấp cứu TKMP đã trở nên dễ dàng hơn do tiến bộ y học
ngày nay, nhưng do nguyên nhân gây TKMP đa dạng và phức tạp nên xử trí
còn mang tính chất bậc thang từ giản đơn đến phức tạp, chỉ định đúng phương
pháp điều trị ngay từ đầu có lẽ sẽ rút ngắn thời gian điều trị, nhưng còn gặp
nhiều khó khăn. Ở nước ta cũn ớt công trình nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi
thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhõn của tràn
khí màng phổi tự phát tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung
ương từ tháng 01/2008 đến 06/2009.
2. Nhận xét kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát tại bệnh
viện Lao và Bệnh phổi Trung ương trong thời gian trên.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VÀI NẫT VỀ CẤU TRÚC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MÀNG PHỔI LIÊN QUAN
ĐẾN TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI.
1.1.1. Giải phẫu.
1.1.1.1. Cấu trúc màng phổi
Màng phổi gồm 2 lá: Lá ngoài hay lá thành (màng phổi thành) bọc lót
mặt trong lồng ngực; Lá trong hay lá tạng (màng phổi tạng) bọc toàn bộ mặt
ngoài phổi và cỏc rónh liờn thựy. Hai lá này được tạo ra từ 2 rãnh màng phổi

– phúc mạc là cỏc rónh từ nụ phổi phát triển lên, mỗi bên một túi màng phổi
tách riêng nhau. Cỏc tỳi này kín trừ rốn phổi. Đó là khoang màng phổi phải và
trái. Diện tích lá thành và lá tạng mỗi khoang tổng cộng chừng 1m
2
do vậy
diện tích tiếp xúc với các nơi của nó khá lớn nên khả năng bị tràn khí là
nhiều, lượng khớ thoỏt vào khoang màng phổi có thể là rất nhiều [25],[48].
Do cấu trúc giải phẫu này của màng phổi mà TKMP có thể do tổn
thương lá thành, cũng có thể do tổn thương lá tạng, có thể từ bên ngoài (chấn
thương), có thể từ bên trong (bệnh phổi, phế quản), cũng có thể từ các cơ
quan lân cận (thủng thực quản, rách cơ hoành…) [25].
1.1.1.2. Cấu trúc tế bào của màng phổi.[25],[38]
Màng phổi có cấu trúc tế bào gồm 5 lớp từ trong ra ngoài như sau:
- Lớp trung biểu mô màng phổi (lớp trung biểu mô) có nguồn gốc từ
trung mô. Do vậy ung thư trung biểu mô màng phổi có thể gây TKMP.
- Lớp liên kết dưới trng mô: Gồm những sợi tại keo đàn hồi.
3
- Lớp sợi chun nông: Gồm những sợi chun khỏe, sợi lưới và cỏc bú tạo
keo. Do vậy các bệnh tạo keo có thể có vai trò trong TKMP.
- Lớp liên kết dưới màng phổi: Có cấu trúc lỏng lẻo, dễ tách, giầu tế
bào, mạch máu, mạch bạch huyết và thần kinh. Do vậy khi tổn thương màng
phổi gây TKMP, huyết tương dễ xuất tiết vào khoang màng phổi.
- Lớp sợi chun sâu: Bọc phủ các cơ quan kế bên là phổi và thành ngực.
1.1.1.3. Phân bố mạch máu trong màng phổi.
- Ở lá màng phổi thành: Các mạch máu nằm trong lớp dưới màng phổi.
Các mao động mạch chủ yếu được phân nhánh từ động mạch phổi, các mao
tĩnh mạch thì đổ về tĩnh mạch phổi. Riêng rốn phổi thỡ cỏc tĩnh mạch đổ vào
tĩnh mạch phế quản.
- Ở lá màng phổi tạng: Hệ mao mạch được phân bố là các mạch từ các
bộ phận lân cận: Động mạch liên sườn trước, động mạch liên sườn sau, động

mạch hoành, động mạch trung thất, động mạch vú trong. Tất cả các động
mạch này đều xuất phát từ động mạch chủ. Các tĩnh mạch thì đổ về tĩnh mạch
azygos và tĩnh mạch vú trong.
Do được phân bố nhiều mạch máu như vậy nên khi TKMP có thể kèm
theo tràn máu màng phổi.
1.1.1.4. Phân bố hệ bạch mạch trong màng phổi
Các hệ bạch mạch dưới thanh mạc ở các nơi của cơ hoành có nhiều
nhánh nối lớn đi xuyên cơ hoành. Do những sự nối thông này, khoang màng
phổi và ổ bụng không phải là biệt lập mà có thể thông thương với nhau. Các
quá trình bệnh lý của ổ bụng có thể ảnh hưởng đến khoang màng phổi và các
bệnh lý của màng phổi ảnh hưởng nhiều đến phổi nhất là khi bị TKMP.
4
1.1.1.5. Phân bố thần kinh
- Lá thành: Cỏc nhỏnh thần kinh được phân nhánh từ thần kinh liên
sườn, thần kinh 10, thần kinh giao cảm, thần kinh hoành. Cỏc nhỏnh này có
cấu trúc cuộn (loại Golgi - Mazzoni), có dạng búi, dạng nang hay dạng cành
cây. Do vậy tổn thương màng phổi thành trong TKMP thường gây đau nhiều.
- Lá tạng: Cấu trúc cuộn không phong phú bằng thần kinh lá thành nên
khi tổn thương màng phổi ít đau hơn [25].
1.1.2. Sinh lý
1.1.2.1. Áp suất âm trong khoang màng phổi [35].
Áp suất trong khoang màng phổi thấp hơn áp suất khí quyển được gọi
là áp suất âm trong khoang màng phổi. Áp suất âm có thể được đo trực tiếp
hoặc gián tiếp. Cơ chế tạo thành áp suất âm trong khoang màng phổi được
giải thích là tổ chức phổi có tính đàn hồi do đó các sợi đàn hồi càng bị kéo
căng ra thì lực đàn hồi co lại càng lớn. Phổi ở thì hít vào bị căng giãn ra do đó
có xu hướng co về phía rốn phổi. Phổi càng bị giãn nở to thì lực co về càng
lớn. Trong khi đó, lồng ngực được coi là một bỡnh kớn, cứng tuy có khả năng
đàn hồi nhưng rất nhỏ so với tổ chức phổi. Ở thì hít vào lồng ngực tăng kích
thước, lá thành bám sát vào thành ngực cũn lỏ tạng áp sát vào phổi, do tính

chất đàn hồi của phổi lá tạng có xu hướng tách ra khỏi lá thành làm cho thể
tích khoang ảo của màng phổi tăng lên, do đó áp suất trong khoang màng phổi
giảm xuống làm cho áp suất trong khoang màng phổi đó õm lại càng âm hơn.
Ngoài ra, sự tăng trưởng của lồng ngực không đồng thuận với sự tăng trưởng
của phổi trong quá trình phát triển, cùng với áp suất khí quyển luôn làm cho
phế nang giãn ra ở mức độ nhất định làm phổi có xu hướng co về phía rốn
phổi và kết quả là lá thành tách khỏi lá tạng cũng làm cho thể tích khoang
5
màng phổi tăng lên. Một yếu tố nữa là dịch màng phổi được bơm liên tục vào
các mạch bạch huyết cũng làm cho áp suất trong khoang màng phổi âm.
Áp suất âm trong khoang màng phổi là rất khác nhau ở các giai đoạn
của mỗi chu kỳ hô hấp:
- Ở cuối thì thở ra: Áp suất trong khoang màng phổi là - 4 mmHg.
- Ở cuối thì hít vào: - 7 mmHg.
- Khi hít vào hết sức: - 30 mmHg.
- Khi thở ra hết sức: - 1 mmHg.
Áp suất âm trong khoang màng phổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong sinh lý học hô hấp và tuần hoàn:
- Nhờ áp suất âm làm cho phổi dễ dàng nở ra, lá tạng bám sát lá thành
do đó phổi đi theo các cử động của thành ngực một cách dễ dàng. Khi bị
TKMP khoang màng phổi mất áp lực âm, phổi sẽ bị co nhỏ lại, nếu không cấp
cứu kịp thời bệnh nhân sẽ bị ngạt.
- Áp suất âm trong khoang màng phổi làm cho lồng ngực có áp suất
thấp hơn cỏc vựng khỏc nờn mỏu về tim dễ dàng, và mỏu lờn phổi dễ dàng
hơn, làm nhẹ gỏnh tõm trương. Do đó khi màng phổi bị tổn thương, TKMP
ảnh hưởng rất nhiều đến huyết động. Để cấp cứu cần phải hút hết khí để tạo
lại áp suất âm trong khoang màng phổi.
Áp suất âm trong khoang màng phổi làm cho hiệu suất trao đổi khí đạt
được cao nhất vì khi áp suất âm nhất tạo điều kiện tưới máu phổi cao nhất, tạo
nên sự tương đồng giữa tưới máu phổi và trao đổi khí [11],[35].

6
1.1.2.2. Trao đổi khí
Trong máu tĩnh mạch áp lực riêng phần của các khí là: pO
2
= 40
mmHg, pCO
2
= 46 mmHg, pN
2
= 575mmHg, pH
2
O = 47mmHg. Tổng các
áp lực riêng phần là 708mmHg, thấp hơn áp lực khí quyển là 54mmHg
(73cmH
2
O). Áp lực trong khoang màng phổi là – 5cmH
2
O. Như vậy có một
gradient áp lực là 68cmH
2
O, tạo thuận lợi cho sự hấp thu cỏc khớ về màng
phổi khi có tràn khí. Khi lượng khí không nhiều màng phổi có thể hấp thu
được hết, đó là cơ sở của phương pháp điều trị không cần chọc hút. Trong
thành phần khí màng phổi, oxy được hấp thu về nhanh hơn nito, vì thế sau
một thời gian thành phần khí trong khoang màng phổi thay đổi, xác định
thành phần khí có thể chẩn đoán TKMP kín hay mở [11],[13],[25].
Bình thường khoang màng phổi không có khí. Do vậy trong TKMP, khí
đóng vai trò như vật kích thích màng phổi, có thể gây TDMP với hậu quả làm
dày, dớnh, đúng vụi màng phổi.
1.1.2.3. Trao đổi dịch

Màng phổi cũng có chức năng trao đổi dịch do có áp suất âm trong
khoang màng phổi. Dịch thoát vào khoang màng phổi từ màng phổi thành
được màng phổi tạng hấp thu, 80 – 90% lượng dịch này được hấp thu qua
đường tĩnh mạch, phần còn lại được hấp thu qua hệ bạch mạch.
Khi có TKMP sẽ làm mất sự hấp thu về màng phổi tạng, gây TDMP.
Vì thế khâu đầu tiên của điều trị, xử trí TKMP phải là hút dẫn lưu khí và dịch
phản ứng [25].
7
1.1.3. Sinh lý bệnh
1.1.3.1. Ảnh hưởng hô hấp
Do có áp suất âm trong khoang màng phổi giúp cho phổi nở trong quá
trình hô hấp và giúp cho sự trao đổi khí. Khi bị TKMP áp suất âm mất đi, gây
rối loạn thông khí kiểu hạn chế. Rối loạn này không chỉ do phần phổi bị xẹp
giảm hoạt động mà còn do phần phổi bên đối diện cũng giảm hoạt động. Phổi
bên đối diện giảm do 2 yếu tố: Áp lực dương tính bờn phớa tràn khí đẩy trung
thất sang phía phổi lành và khuynh hướng tự co lại của phổi lành kéo trung
thất sang phía bên đó. Ngoài ra hoạt động hô hấp còn bị ảnh hưởng do cảm
giác đau cản trở hoạt động hô hấp, làm bệnh nhân không dám thở mạnh và
tình trạng sốc có thể xảy ra trong TKMP làm giảm hoạt động hô hấp.
1.1.3.2. Ảnh hưởng tuần hoàn
Khi TKMP làm mất áp suất âm trong khoang màng phổi do đó cản trở
máu về tim, ngoài ra trung thất bị đẩy sang bên đối diện, cảm giác đau, tình
trạng sốc làm ảnh hưởng đến tuần hoàn.
1.1.3.3. Ảnh hưởng toàn thân
Tình trạng toàn thân trong TKMP cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
nhất là trên những người có bệnh phổi, phế quản mạn tính (lao, hen, viêm phế
quản mạn, tâm phế mạn…), làm cho tình tạng suy hô hấp càng thêm nặng nề
[17],[25].
1.2. NGHIÊN CỨU VỀ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI.
1.2.1. Định nghĩa:

Tràn khí màng phổi là sự cú khớ một cách bất thường trong khoang
màng phổi, giữa màng phổi thành và màng phổi tạng do tổn thương những lá
này gây xẹp một phần hay toàn bộ phổi.
8
1.2.2. Phân loại
Phân loại TKMPTP gồm tiờn phỏt và thứ phát:
- Trần khí màng phổi tự phát tiờn phỏt: Xảy ra ở người khoẻ mạnh,
không biết trước bệnh phổi.
- Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát: Xảy ra ở người có bệnh phổi
trước đó.
1.2.3. Nghiên cứu về tràn khí màng phổi
1.2.3.1. Trên thế giới
Tràn khí màng phổi là hội chứng mà người ta đã biết đến từ lâu. Thời
cổ đại Hippocrate đó nờu về những hang chứa khí và nước trong lồng ngực.
Itard (1803) là người đầu tiên dùng thuật ngữ TKMP. Laennec đã mô tả
những triệu chứng của TKMP. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các tác giả Pháp:
Trousseau, Behier, Devilliers, Galliard…đó nghiên cứu tỷ mỉ triệu chứng lâm
sàng của TKMP. Chính Galliard là người đã mô tả ba triệu chứng thực thể
chính của TKMP mà ngày nay vẫn gọi là tam chứng Galliard. Từ nguyên
nhân đầu tiên người ta đã biết đến là lao phổi, sau đó các nguyên nhân khác
của tràn khí cũng được bổ sung ngày một phong phú. Với thành tựu to lớn của
y học, việc điều trị TKMP đã trở lên dễ dàng hơn, song đây vẫn là hội chứng
thường gặp, một trong những vấn đề mang tính chất toàn cầu [25],[42].
Baumann M.H. và CS (1997) cho thấy TKMP tự phát không rõ
nguyên nhân thường gặp trong từ 7,4 – 18/100.000 dân đối với nam, và từ
1,2 – 6/100.000 dân đối với nữ [41]. Độ tuổi hay gặp 20 – 30 tuổi, ít gặp ở độ
tuổi trên 40 tuổi [62]. Trong khi đó TKMP tự phát trên những bệnh nhân có
bệnh phổi (hen, COPD, lao…) gặp nhiều ở độ tuổi 60 – 65 tuổi, riêng COPD
tỷ lệ TKMP khoảng 26/100.000 dân [47].
9

Tỷ lệ tái phát của TKMP là trong khoảng 23 – 52% và thông thường
xuất hiện trong khoảng từ 6 tháng đến 2 năm sau khi bị tràn khí lần đầu tiên
[42],[53],[55]. Tuy vậy một số tác giả không thống nhất tỷ lệ này [39],[64].
Tỷ lệ này tăng lên sau mỗi lần TKMP. Gobbel và CS thấy tỷ lệ tái phát là
60% bệnh nhân tràn khí lần thứ hai, và 83% tràn khí lần thứ ba [48]. Hơn
75% bệnh nhân tái phát ở cùng một bên. Mặc dù búng gión phế nang ở bên
đối diện được phát hiện thấy trong 20% bệnh nhân, nhưng TKMP cả hai bờn
cựng lỳc chỉ gặp trong khoảng 5 – 10% [48].
Hiện nay ở các nước phát triển, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
cùng với viêm phổi do pneumocystis carinii ở người nhiễm HIV có liên quan
nhiều với TKMP. Nguy cơ bị TKMP tăng lên khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính nặng lên. Với những bệnh nhân có FEV1 < 100ml, hay tỷ lệ FEV1/FVC
< 40%, nguy cơ xuất hiện TKMP là cao nhất [42],[56],[66]. Ở những người
nhiễm HIV tỷ lệ TKMP là từ 2 – 6%, trong đó 80% bị viêm phổi do
pneumocystis carinii, đây cũng là nguyờn nhân gõy tử vong cao ở nhóm bệnh
nhân này [50].
Tràn khí màng phổi tự phát còn gặp ở những phụ nữ có độ tuổi từ 30
đến 40 tuổi có tiền sử bị lạc nội mạc tử cung. Thông thường bệnh nhân hay bị
tràn khí màng phổi phải và xảy ra trong khoảng 72 giờ sau khi có kinh ở mỗi
chu kỳ kinh nguyệt [51].
1.2.3.2. Ở Việt Nam
Cũng như trên thế giới, TKMP là hội chứng thường gặp, những nghiên
cứu trước đây cho thấy
Hoàng Long Phát, theo dõi từ 1973 – 1975 thấy bệnh nhân TKMP
chiếm từ 1 – 4,7% tổng số bệnh nhân vào khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện lao
và bệnh phổi Trung ương (BVLVBPTW) [26].
10
Vũ Hà Giang (1985) theo dõi tình hình bệnh nhân vào cấp cứu tại khoa
hồi sức cấp cứu BVLVBPTW có từ 30 – 40 bệnh nhân TKMP vào điều trị [29].
Cũng tại khoa hồi sức cấp cứu BVLVBPTW, Hoàng Minh (1994) theo

dõi từ 1990 – 1994 có 946 bệnh nhân TKMP vào điều trị, chiếm tỷ lệ 20,12%
(trung bình mỗi năm 4,02%), đứng hàng thứ 3 sau cấp cứu ho ra máu và tràn
dịch màng phổi [25].
Tại khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn Văn Thành và Đào Kỳ
Hưng theo dõi trong 5 năm (1991 - 1994) cho thấy có từ 20 – 30 bệnh nhân
TKMP, chiếm 3% tổng số bệnh nhân vào điều trị [31].
Phạm Duy Tín (1994) theo dõi bệnh nhân TKMP tại Bệnh viện lao và
bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch (TP Hồ Chí Minh) cho thấy tỷ lệ TKMP là 4,49%.
Mai Xuân Khẩn (1996), nhận xét 49 trường hợp TKMP tại Viện Quân
y 103 cho thấy tỷ lệ TKMP hàng năm là 1,7% [21].
Nguyễn Thị Thanh Bình (1999) qua nghiên cứu 129 bệnh nhân TKMP
tại BVLVBPTW thấy TKMP mắc nhiều ở lứa tuổi từ 16 – 44 tuổi, chiếm từ
70 đến 78%, nguyên nhân thường gặp là: Lao phổi 19 – 22%, bệnh phổi
không do lao là 34 – 39%, không rõ nguyên nhân là 35 – 43% [3].
Nguyễn Thế Vũ (2003) thấy căn nguyên gây TKMP là: COPD 46,2%,
lao phổi 42,3%, hen phế quản 11,3%. 75,5% hút thuốc lá [37].
1.2.4. Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng của tràn khí màng phổi tự phát.
Các triệu chứng lâm sàng của TKMP bao gồm hai loại:
- Những triệu chứng do tràn khí màng phổi gây ra.
- Những triệu chứng do bệnh hoặc yếu tố gây tràn khí màng phổi (lao,
hen phế quản, giãn phế nang, COPD…)
11
Sau đây chỉ đề cập đến những triệu chứng do tràn khí màng phổi gây ra.
1.2.4.1. Đau ngực
Đau ngực là biểu hiện thường có và là dấu hiệu rất quan trọng của
TKMP, biểu hiện màng phổi bị tổn thương. Đau đột ngột, có thể dữ dội, đau
tăng lên khi hít vào, khi ho, khi nói to ở một bên lồng ngực. Đau khiến bệnh
nhân phải nín thở, vã mồ hôi, không dám thở mạnh. Đau thường liên quan
đến một sự gắng sức, xuất hiện ngay sau một hoạt động mạnh (mang vác
nặng, thay đổi tư thế đột ngột, sau một cơn ho…), một số ít đau một cách tự

nhiên. Sau khi xuất hiện đột ngột, đau có thể giảm dần. Nếu đau nhiều có thể
gây sốc. Đôi khi có thể chỉ đau vừa phải, bờnh nhõn chịu đựng được hay đau
rất ít nên sau đó bệnh nhân không chú ý đến nữa [17],[25].
Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước tỷ lệ đau ngực có thể là khác
nhau nhưng luôn là triệu chứng thường thấy.
Theo Hoàng Long Phát (1978) trong một nhóm nghiên cứu gồm 19
bệnh nhân thì triệu chứng đau thấy 4/19 chiếm 21% [26].
Nguyễn Thế Vũ (2003) nhiên cứu 55 bệnh nhân TKMP tự phát thấy
đau ngực ở 100% bệnh nhân TKMP tiờn phỏt và 85% ở bệnh nhân TKMP thứ
phát [37].
Clark A. và CS theo dõi 97 bệnh nhân TKMP ở Bệnh viện Noval
Oakland California thì biểu hiện đau ngực chiếm 95% [45]. Chan T.B. (1984),
nghiên cứu 80 bệnh nhân TKMP tự phát ở Bệnh viện Singapore thấy triệu
chứng đau 59% [46].
1.2.4.2. Khó thở
Khó thở xuất hiện đột ngột và đi liền sau dấu hiệu đau. Mức độ khó thở
tùy vào mức độ tràn khí và khả năng hô hấp của phía phổi còn lại. Khó thở có
12
thể dữ dội làm nệnh nhân tím tái, suy hô hấp, PaO
2
giảm. Nhưng cũng có thể
chỉ khó thở vừa phải, khó thở nhẹ hay không khó thở.
Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính nhiều khi dấu
hiệu khó thở trội hơn dấu hiệu đau ngực, bệnh nhân vào viện chủ yếu vì lý do
khó thở.
Theo Hoàng Long Phát, trong một nhóm nghiên cứu 19 BN thấy 15/19,
chiếm 78,9% là khó thở [27].
Theo Chan T.B., (1984) theo dõi 80 BN tại Bệnh viện Singapore thấy
khó thở chiếm 74% [46]. Harun M.H., (1994) nghiên cứu một nhóm BN
TKMP tại Bệnh viện Saint – Malaysia thấy tỷ lệ này là 69% [49].

1.2.4.3. Ho
`Ho là loại ho khan, ho từng cơn ngắn, xuất hiện khi BN cử động (ho
màng phổi) và làm đau ngực tăng lên [25].
1.2.4.4. Triệu chứng thực thể
- Nhìn: Lồng ngực phía tràn khí phồng hơn, các khoang liên sườn giãn
rộng hơn, ít di động hơn so với bên lành.
- Tam chứng Galliard:
+ Sờ: Rung thanh mất. Nếu có tràn khí dưới da thì da vựng đú căng
phồng, sờ lạo xạo.
+ Gừ: Gõ vang, nếu có tràn dịch, tràn máu kèm theo thì phía dưới vựng
gừ vang của tràn khí là vựng gừ đục của vùng tràn dịch. Vùng đục trước tim
thay đổi, vùng đục của gan có thể xuống thấp nếu tràn khí nhiều bên phải.
+ Nghe: Rì rào phế nang mất. Có thể nghe tiếng thổi vò do có lỗ dũ khớ
quản hay lỗ dò phổi – màng phổi [25].
13
1.2.4.5. Triệu chứng toàn thân
- Sốt: Có thể có sốt trong những bệnh phổi phối hợp như: Lao, viêm
phổi nhiễm trùng khác.
- Tình trạng sốc: Khi TKMP nặng nhất là thể tràn khí có van sẽ thấy
mạch nhanh, huyết áp tăng sau đó giảm nặng.
- Tình trạng suy hô hấp: Có thể rất nặng trng TKMP nặng biểu hiện:
Bệnh nhân tím tái, vã mồ hôi, phải ngồi mới thở được, nhịp thở nhanh nông,
không nói được, nửa lồng ngực bên tràn khí giãn ra, im lặng.
Khỏm: Gõ vang trống, rung thanh mất, rì rào phế nang mất, tim nhanh,
mạch đảo, kích thích vật vã, có thể hôn mê. Đây là thể TKMP nặng cần chẩn
đoán nhanh, chính xác, xử trí kịp thời [25].
1.2. 5. Triệu chứng cận lâm sàng
1.2.5.1. Xquang
Để phát hiện TKMP về phương diện Xquang có thể áp dụng các kỹ
thuật: Chiếu phổi, chụp Xquang phổi chuẩn (thẳng và nghiêng), chụp cắt lớp

vi tính. Ngày nay phương pháp chiếu phổi ít dùng.
1.2.5.1.1. Hình ảnh Xquang phổi chuẩn
@ Những dấu hiệu của TKMP trên phim Xquang phổi chuẩn là [18],[20]:
- Dải sáng dọc theo màng phổi ở phía bị tràn khí, rất rõ ở đỉnh phổi.
- Thấy lá tạng, dưới dạng dải viền, bao lấy nhu mô phổi đã bị co lại.
- Khụng thấy hỡnh võn mạch phổi, ngoài giới hạn của lá tạng.
Ngoài ra tùy từng loại tràn khớ cú những hình ảnh riêng biệt:
* Tràn khí màng phổi dạng “van” cú cỏc dấu hiệu:[18],[25]
14
- Rộng các khoang liên sườn.
- Chuyển lệch trung thất về phía đối diện.
- Hạ vòm hoành.
- Co mỏm cụt của phổi, dính vào rốn phổi.
* Khi tràn khí màng phổi bị dớnh: Trờn phim là hình ảnh một phần
diện tích rộng hoặc hẹp không khí chỉ bóc phổi ra khỏi thành ngực trên một
phạm vi nhỏ. Nhìn tiếp tuyến, TKMP dính vào thành ngực và tạo với thành
ngực một độ dốc nhẹ. Bị co lại, phổi được viền bởi một bóng mờ liên tục của
lá tạng màng phổi. Phía ngoài đường viền, hỡnh võn mạch biến mất. Ở đây
phim chụp ở thì thở ra có giá trị chẩn đoán cao hơn.
* Tràn khí tràn dịch phối hợp: Được biểu hiện bằng một hình mờ có bờ
trên là mức khí – nước nằm ngang.
* Vụi hóa màng phổi: Tạo ra những bóng mờ đậm, không đều nhưng
giới hạn rõ, có xu hướng chạy xuống dưới và không liên quan gì với cấu trúc
nhu mô phổi. Nhìn tiếp tuyến, vụi húa màng phổi nằm ở ngoại vi dọc theo
khung xương sườn, theo màng phổi trung thất hoặc hoành.
Trong trường hợp nghi ngờ tràn khí màng phổi không quan sát thấy
trên phim phổi thẳng thì phim nghiêng sẽ các định thêm 14%. Đặc biệt phim
phổi nghiêng tư thế nằm có độ nhạy cao ngang với CT scanner.
@ Mức độ tràn khí màng phổi trên Xquang
* Thể tích của TKMP được xác định bởi phim Xquang phổi chuẩn

thường được lựa chọn là một nghiên cứu đối với TKMP. Thể tích của TKMP
có thể được tính theo phương pháp của Light [54].
- Xác định kích thước ổ tràn khí ta phải dựa vào p him thẳng, thể tích ổ
khí tớnh bằng công thức:
15
3
33
L
ML
V

=
Trong đó:
- L: độ dài 1/2 lồng ngực
- M: độ dài nhu mô
- V: thể tích ổ khí
- TKMP ít: Khi thể tích tràn khí màng phổi < 15%.
- TKMP nhiều: Khi thể tích tràn khí màng phổi >= 15.
* Phân loại mức độ theo Hiệp hội lồng ngực Anh (BTS) [42]:
- TKMP ít: Khoảng cách từ màng phổi tạng đến bờ trong thành ngực
nhỏ hơn 2cm
- TKMP nhiều: Khoảng cách này bằng hoặc lớn hơn 2cm.
1.2.5.1.2. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT): Hình ảnh trên phim CLVT có thể thấy:
- Hỡnh cỏc búng khớ lồi lên trên mặt màng phổi tạng hình bán cầu
đường kính 2 – 3cm ở vùng đỉnh phổi, cỏc vựng riềm, bờ phổi, rónh liờn
thựy, nhiều nhất là ở đỉnh phổi.
- Búng gión cỏc phế nang nhỏ dưới màng phổi ở vựng cú sẹo hay vụi húa.
- Cỏc dõy dớnh như treo móc phổi vào thành ngực [7],[25].
Nói chung CLVT không có lợi ích gì đối với TKMP, tuy nhiên nó cũng
giúp xác định những tràn khí thật nhỏ không có ý nghĩa trên lâm sàng. Chụp

CLVT có ích khi tìm nguyên nhân TKMP tái phát, để tỡm hỡnh nang khí
dưới màng phổi, ở người bị chấn thương và khi cần theo dõi ở bệnh nhân hỳt
khớ chậm hồi phục [7].
1.2.5.2. Đo áp lực màng phổi: Đo bằng máy Kuss để phân biệt:
16
- Áp lực = 0: Tràn khí màng phổi mở.
- Áp lực âm: Tràn khí màng phổi đóng.
- Áp lực dương: Tràn khí màng phổi có van
(Bình thường áp lực trung bình trong khoang màng phổi là – 4cmH
2
O)
[10],[13].
1.2.5.3. Soi màng phổi
Giúp đánh giá tình trạng, mức độ thủng rách màng phổi, tình trạng bề
mặt phổi, cỏc dõy dớnh giữa thành ngực và bề mặt phổi…
1.2.5.4. Cỏc xột nhiệm khác: Đo khí máu, huyết học, điện tim… để đánh giá
mức độ ảnh hưởng của TKMP đối với tình trạng toàn thân.
1.2.6. Chẩn đoán tràn khí màng phổi:
1.2.6.1. Chẩn đoán xác định: Thường dễ, chẩn đoán xác định dựa vào:
- Lâm sàng: Đau ngực, khó thở. Lâm sàng có tính chất gợi ý chẩn đoán.
- Dấu hiệu Xquang: Yếu tố quyết dịnh chẩn đoán. Đó là hình tăng sỏng
vựng tràn khớ, hỡnh phổi co lại…
1.2.6.2. Chẩn đoán loại tràn khí
- Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát.
- Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát.
Vấn đề chẩn đoán TKMP thường dễ nếu khám lâm sàng một cách đầy
đủ, có hệ thống và đặc biệt quan trọng là chụp Xquang. Tuy nhiên vẫn có một
số nhầm lẫn trong chẩn đoán. Chẩn đoán nhầm rất hay gặp đối với những
bệnh nhân biểu hiện không điển hình.
17

Werne và CS (1984) [67], có trích dẫn ra một số trường hợp đau ngực
trái, điện tim thay đổi, nghĩ đến nhồi máu cơ tim mà không tìm thấy nguyên
nhân nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân vào hồi sức tim mạch, sau khi chụp
Xquang ngực mới phát hiện TKMP.
Lel chitskii V.N. (1984) [52], mô tả trong nghiên cứu của mình, tác giả
cho rằng những biểu hiện chính của TKMP như đau thắt ngực, khó thở, tim
nhịp nhanh, đôi khi chẩn đoán nhầm với cơn co thắt mạch vành.
Lương Thị Tuyết (1994) [34], nghiên cứu 127 hồ sơ bệnh nhân TKMP
điều trị tại BVLVBPTW thấy 8,6% nhầm với đau thần kinh liên sườn; 1,58%
nhầm với viêm phổi phế quản; 3,32% nhầm với cơn đau thắt ngực.
Hoàng Long Phát (1985) [26], nghiên cứu 19 bệnh nhân TKMP có 2
BN đau vùng gan chẩn đoán nhầm với thủng dạ dày và viêm túi mật.
1.2.7. Các yếu tố nguy cơ tràn khí màng phổi
- Ở những bệnh nhõn TKMPTP, hầu hết nguyên nhõn do vỡ bóng khí
(bleb hoặc bullar) dưới màng phổi tạng, người ta phát hiện thấy điều này qua
phẫu thuật, nội soi và 80% thấy trên phim chụp cắt lớp phõn giải cao.
- Hút thuốc đóng vai trò làm tăng nguy cơ tràn khí màng phổi ở nam
giới khoẻ mạnh.
- Ước tớnh nam giới khoẻ mạnh bị tràn khí màng phổi thì 12% xảy ra ở
người hút thuốc, 0,1% ở người không hút thuốc.
1.2.8 Nguyên nhân tràn khí màng phổi tự phát
Tràn khí màng phổi tự phát có thể là TKMPNP, cũng có thể là
TKMPKH. Các nguyên nhân hay gặp là:
18
1.2.8.1. Tràn khí màng phổi không rõ nguyên nhân
TKMP không rõ nguyên nhân, thật ra là do vỡ cỏc búng gión phế nang
khu trú, ở nụng trờn bề mặt phổi khi soi màng phổi (mổ tử thi hay mổ lồng
ngực mới thấy). Cỏc búng đơn độc hoặc có nhiều, thành chùm, hình bán cầu
nhô lên trên một diện tích nhỏ của phổi, đường kính không quá 3cm, như
được ẩn vào nhu mô phổi. Cỏc búng này được các tác giả Anh – Mỹ gọi là

“blebs” do Miller mô tả năm 1926 [25],[57]. Cỏc bóng này vỡ ra thường do
các yếu tố khởi phát như nhiễm khuẩn cấp (nhất là nhiễm virus), hay do một
gắng sức về thể lực.
Theo Hoàng Minh (2004) [25], TKMP không rõ nguyên nhân thường
xảy ra ở người khỏe mạnh, 20 – 40 tuổi không có tiền sử bệnh tật, 90% xảy ra
ở người trẻ 18 – 25 tuổi. Từ thập kỷ 60 (thế kỷ 20) và nhất là những năm gần
đây người ta coi loại tràn khí này cũng có nguyên nhân lao: Đã bị lao hay
trong tương lai sẽ bị lao, lao không biểu hiện trên lâm sàng và xét nghiệm
(Bernhard W.F và CS 1962, Maier H.C 1969, Obraska P. và CS 1990 ) [25].
Người ta còn thấy rằng TKMP tự phát có thể xảy ra một cách tự phát ở BN có
bệnh phổi như: Hen, giãn phế nang, ARDS… (Roland H., Ingram Jr. 1987).
Qua cỏc cụng trỡnh nghiên cứu theo Hoàng Minh, Nguyễn văn
Thành [31], trong nhiều trường hợp nếu cố gắng tìm nguyên nhân có thể
thấy, không nên chỉ dừng lại một cách dễ dàng với chẩn đoán là: TKMP
không rõ nguyên nhân.
Như vậy loại tràn khí này không còn là không rõ nguyên nhân nữa, mà
nên quan niệm TKMP tự phát là loại TKMP không phải do chấn thương từ
bên ngoài. Phạm vi vấn đề được mở rộng và bao quát hơn.
19
1.2.8.2. Lao phổi
Lao phổi có thể là một lao mới hoặc lao đang tiến triển, tổn thương
loét, nhuyễn hóa hoặc dò phế quản, hang lao vỡ vào màng phổi gây tràn khí
toàn thể hoặc tràn khí – tràn mủ màng phổi. Các tổn thương lao cũ với các
biến chứng xơ, dính, sẹo, giãn phế nang cạnh sẹo gây TKMP cục bộ, TKMP
loại này là biến chứng của một lao cũ, vi khuẩn lao âm tính.
TKMP nguyên nhân do lao là loại thường gặp trên lâm sàng:
Hoàng Long Phát [27] nghiên cứu tại BVLVBPTW từ 1958 – 1986
thấy tỷ lệ TKMP do lao là 60%. Mai Xuân Khẩn [21], nghiên cứu tại Viện
quân y 103 từ 1986 – 1995 thấy tỷ lệ do lao 40,9%.
Nguyễn Văn thành và Đào Kỳ Hưng [31], theo dõi tại Bệnh viện Bạch

Mai từ 1990 – 1994 thấy tỷ lệ này là 17,46%.
Harun M.H (1994) [49], nghiên cứi 29 BN thấy nguyên nhân do lao
là 6,9%.
Theo dõi 95 trường hợp TKMP từ năm 1958 – 1971 tại Bệnh viện trung
tâm Arhentina, Accard L.J. và CS, thấy nguyên nhân do lao là 15%.
1.2.8.3. Các bệnh phổi khác ngoài lao.
Pierre Duroux (1997), gặp 60% các trường hợp TKMP không do lao
Hoàng Long Phát (1985) [27], thấy TKMP ở bệnh phổi không do lao có
tới 20% BN ở các cơ sở y tế miền Bắc. Điều đáng lưu ý là TKMP do hen phế
quản tăng 10,5 – 13,1%.
Nguyễn văn thành và Đào kỳ Hưng [31], theo dõi trong 5 năm 1990 –
1994 thấy tỷ lệ TKMP không do lao là 27%.
20
Nguyễn Thị Thanh Bình (1999) [3], nghiên cứu tại khoa hô hấp của
Bệnh viện Bạch Mai thấy TKMP do các bệnh không do lao là 34 – 39% (gồm
viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế nang…), không rõ
nguyên nhân là 35 – 43%.
Nguyễn Thế Vũ (2003) [37], nghiên cứu tại BVLVBPTW thấy căn
nguyên hàng đầu gây TKMP tự phát là COPD (46,2%), lao phổi (42,3%), và
hen phế quản (11,5%). Có tới 75,5% BN nam có tiền sử hút thuốc lá.
Theo dõi 80 BN TKMP tự phát tại Bệnh viện đa khoa Singapore, Chan
T.B. cà CS (1984) [46], thấy có 34 BN do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
chiếm 43%; 36 BN khụng tỡm thấy nguyên nhân (= 45%); Còn lại là lao phổi,
hen phế quản và ung thư phổi.
Harun M.H. (1994) [49], cho thấy tỷ lệ TKMP do bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính là 13,8%; Số BN có tiền sử viêm phổi là 24%; Giãn phế nang là 3,3%.
Ngoài các nguyên nhân trờn cũn gặp TKMP do ung thư phổi, người có
hội chứng Marfan, viêm phổi tụ cầu, nhồi máu phổi…
1.2.9. Điều trị tràn khí màng phổi.
1.2.9.1. Các biện pháp xử trí cấp cứu tràn khí màng phổi.

Mục đích của các phương pháp này nhằm đẩy hết khí ra khỏi khoang
màng phổi, giúp phổi nở tốt đảm bảo chức năng hoạt động của phổi.
Ưu điểm: Nhanh, cứu sổng bệnh nhân trong những trường hợp TKMP
gây ngạt, suy hô hấp.
Nhược điểm: Không giải quyết được nhuyờn nhõn, tỷ lệ tái phát cao.
* Biện pháp khụng hỳt khớ, điều trị “bảo tồn”.
Với biện pháp này, người ta không chọc hút, chỉ theo dõi sự tiêu dần
của khí và nở lại của phổi qua lâm sàng và Xquang. Thời gian theo dõi tùy
21
thuộc vào mức độ tràn khí. Khả năng hấp thu khí của khoang màng phổi là rất
ít, khoảng từ 0,5 – 1ml/ngày [11],[25], do đó thời gian theo dõi phải khỏ lõu
(20 – 30 ngày).
Chỉ định của liệu pháp này là loại TKMP kín, lượng khí trong khoang
màng phổi ít, lành tính, vị trí chọc hỳt khú, không có dấu hiệu suy hô hấp.
Theo Rierre Duroux (1997), khả năng hấp thu khí trong khoang màng
phổi khoảng 1,25% thể tích khí trong khoang màng phổi trong 24 giờ. Vận
động liệu pháp sẽ giúp cho sự tái hấp thu khí nhanh hơn tránh phải can thiệp
dẫn lưu khí.
* Đặt catheter hỳt khớ.
Phương pháp này được áp dụng cho đa số bệnh nhân TKMP lớn hơn
15% thể tích một bên lồng ngực, được khoảng 14% bác sỹ nội khoa tại
Mỹ sử dụng. Phương pháp này được chỉ định khi BN không có biểu hiện
suy hô hấp nặng.
Phương pháp: Catheter được đặt ở vị trí thuận lợi được xác định trên
lâm sàng và Xquang, thường thì ở khoang liên sườn II đường giữa xương đòn.
Catheter được nối với máy hút áp lực từ - 15 đến – 20cmH
2
O, duy trì cho đến
khi hết khớ (khụng hút được nữa), lúc này catheter được rút ra. Vấn đề là khi
nào thì có thể đặt catheter, khi nào đặt ống dẫn lưu ngực. Nó phụ thuộc vào

tình trạng bệnh nhân [57],[58].
Nhược điểm chính của phương pháp này là: Không ngừa được tái phát
và tỷ lệ thành công giới hạn. Một vài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công là
khoảng 55%, hơn nữa do thiếu sự ngăn ngừa tái phát làm cho TKMP lặp đi
lặp lại [41].
22
* Đặt ống dẫn lưu lồng ngực.
Đặt ống dẫn lưu lồng ngực được áp dụng cho những bệnh nhân TKMP
lượng nhiều bỏ qua hỳt khớ đơn thuần. Hơn một nửa bác sỹ khoa nội tổng
quát chấp nhận phương pháp này cho TKMP lần đầu [40]. Tuy nhiên trước
khi sử dụng ống dẫn lưu lồng ngực phải nắm bắt được một số vấn đề: Thời gian
theo dõi sự ra khí, thành công trong việc ngăn ngừa tái phát, kích thước tối ưu
của ống dẫn lưu, khi nào cần đặt máy hút, lựa chọn hệ thống dẫn lưu thích hợp
[40].
Schoenenberger và CS đã nghiên cứu về hai vấn đề: Thời gian đặt ống và
khả năng tái phát qua theo dõi 115 BN có TKMP hơn 20% trên phim Xquang
ngực và đặt ống dẫn lưu ngực thấy tỷ lệ hết khí trong 48 giờ là 60 – 80%, việc
theo dõi ngoài 48 giờ không thấy có hiệu quả, ngoài ra tỷ lệ tái phát là 34%.
[65]
Theo dõi bệnh nhân TKMP từ 5 – 7 ngày có thể được đề nghị để có
sự can thiệp tích cực hơn. Hơn 75% bác sỹ nội khoa tổng quát theo dõi BN
từ 5 – 10 ngày trước khi có sự thay đổi cách điều trị. Một số tác giả đề nghị
dẫn lưu khí trong khoảng 2 tuần trước khi quyết định can thiệp phẫu thuật. Có
lẽ sự không cần thiết này làm cho thời gian nằm viện của BN kéo dài. [40],
[44].
* Gõy dính màng phổi
Có thể gõy dớnh màng phổi cho các loại TKMP hay tái phát gây nguy
hiểm cho BN, thường ở những BN phổi tổn thương rộng (lao, giãn phế
nang…).
23

Phương pháp: Có thể sử dụng: Bột talc, bơm dung dịch tetracyclin,
bơm một ít máu (vài ml)… vào khoang màng phổi, chà xát màng phổi bằng
khớ khụ hay bằng gạc.
- Rắc bột talc vào khoang màng phổi.
Phương pháp này gây đau, có thể làm BN bị sốc. Sau khi đã an thần,
gây tê tại chỗ, đặt hai ống dẫn lưu một ống dùng để phun 2 – 3g bột talc hay
bột talc iode 1% vào khoang màng phổi, ống còn lại để trước khi phun bột
talc thỡ hỳt khớ, đưa phổi đến sát thành ngực và sau đó để dẫn lưu dịch có thể
xuất tiết sau này. Chỉ phun bột talc khi phổi đã nở sát thành ngực [25]. Tỷ lệ
thành công của phương pháp này khá cao (91%).
- Bơm dung dịch tetracyclin vào khoang màng phổi.
Được Roland H., Ingram J.H. nêu lên năm 1987. Phương pháp này có
ưu điểm là thuốc được láng nhiều trên màng phổi. Hòa tan 0,25 – 0,5g
tetracyclin trong 20 – 50ml dung dịch cylocain 1% bơm vào khoang màng
phổi ít một. Phương pháp này thường gây đau, có thể gây sốc và kết quả hạn
chế hơn so với dùng bột talc (Hoàng Minh 1997) [25],[50].
- Hiện nay khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai đang áp dụng phương
pháp gõy dớnh màng phổi bằng Iodopovidone, phương pháp đang thử
nghiệm.
1.2.9.2. Điều trị ngoại khoa
Tùy theo búng khớ lớn hay nhỏ, dò phế quản hiều hay ít, tình trạng nhu
mô phổi còn lại, tình trạng dày dính, ổ cặn màng phổi, có thể mở lồng ngực
cắt bỏ cỏc búng khớ, cắt hoặc vùi chỗ dò, cắt rộng hay cắt phõn thựy phổi hạn
chế. Nói chung ở các nước, nếu TKMP tái phát đến lần thứ 3 và còn có khả
năng tái phát nữa thì có thể có chỉ định điều trị bằng phẫu thuật.
24
1.2.9.3. Điều trị khác
- Hồi sức chung:
+ Oxy liệu pháp: Sự giảm oxy máu là kết quả của sự thay đổi thông khí
và tưới máu do sự xuất hiện các shunt và tăng thêm khoảng chết. Dẫn lưu khí

màng phổi có thể không làm thay đổi ngay tình trạng này mà có thể phải sau
90 phút. Vì vậy trước khi dẫn lưu màng phổi, thở oxy hỗ trợ sẽ có lợi cho
bệnh nhân giảm oxy máu [59],[60].
Bình thường trong 24 giờ sự hấp thụ khí khoảng 1,25% thể tích khí
trong khoang màng phổi đối với bệnh nhân thở khí trời. Trong khoảng 16
ngày lượng khí hấp thụ là 20%. Đối với BN thở oxy hỗ trợ (3 l/ph qua
sonde, hoặc qua masks) có sự chênh lệch nồng độ áp suất giữa khoang màng
phổi và mao mạch phổi do đó làm tăng hấp thu khí trong khoang màng phổi
lên gấp 3 – 4 lần [43],[61].
Đối với tràn khí màng phổi khu trú, oxy chỉ nên được sử dụng như một
biện pháp hỗ trợ.
+ Các biện pháp hồi sức khác: Điều chỉnh cân bằng nước và điện giải,
thăng bằng kiềm, toan…
25

×