Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Sáng kiến một số vấn đề cần tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.32 KB, 55 trang )

I/TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
II/ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/Tầm quan trọng của vấn đề tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường THCS:
Nâng cao chất lượng dạy và học đã và đang là vấn đề bức thiết, được toàn xã hội
quan tâm. Dạy và học phải đổi mới toàn diện: mục tiêu, nội dung, phương pháp,
phương tiện, và các yêu cầu khác. Dạy học hiện nay là nhằm phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động , sáng tạo của người học. Định hướng đổi mới quan niệm dạy học
hiện nay là: “ Dạy cách học và học cách học” . Đúng như Luật Giáo dục, điều 24.2
đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi
của dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập
thụ động. Hoạt động học tập là phải được nhận thức, đặc trưng khát vọng hiểu biết,
cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Cho nên, đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng quy trình hoá việc chuẩn bị và tiến hành dạy học
nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, trong
đó có việc sử dụng phương pháp, biện pháp Tích hợp.Tích hợp trong dạy học Lịch
sử sẽ đem lại cho hoạt động học tập Lịch sử của người học một không khí mới. Bởi:
*Tránh tâm lý mệt mỏi, thụ động và gây được những ấn tượng mới hợp lý.
*Tạo nên sự hứng thú ham học và huy động tính tích cực của HS ở mức độ tối đa,
đạt hiệu quả học tập tôt nhất.
*Hình thành cho HS trở thành những con người chủ động, tự tin trong mọi tình
huống để bước vào cuộc sống sau này.
*Giúp GV phát hiện được HS có tích cực học tập hay không, từ đó mà lựa
1
chọn nội dung, phương pháp dạy học thích hợp.
*Tích hợp trong dạy học Lịch sử góp phần đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử.
*Các sự kiện, hiện tượng Lịch sử, nhân vật Lịch sử được trình bày, được khắc hoạ
một cách cụ thể, sinh động gợi cảm.


*Hoạt động nhận thức của HS trở thành trung tâm của quá trình dạy học Lịch sử.
HS được giao nhiệm vụ và tạo điều kiện thuận lợi để tự mình hình thành hiểu biết về
quá khứ. Phương thức lãnh hội bao trùm là tự học (Thầy chỉ đạo, trò chủ động); do
đó, những kiến thức cơ bản sẽ được lĩnh hội vững chắc, những kĩ năng học tập Lịch
sử của học sinh sẽ được hoàn thiện.
*Trong bất cứ trường hợp nào, HS sẽ tận dụng được khả năng tạo ra sự xúc động,
sự rung cảm trước các sự kiện, hiện tượng Lịch sử. Tác dụng của bộ môn sẽ đạt
được hiệu quả như mong muốn.
Có thể thấy tác dụng của việc Tích hợp trong dạy học Lịch sử theo sơ đồ sau:
2/Thực trạng tổ chức các hoạt động dạy và học nói chung, dạy và học bộ môn
Lịch sử nói riêng trong những năm qua:
Nhìn một cách cơ bản, sau 5 năm thực hiện chương trình và nội dung sách giáo
khoa (SGK) mới, dạy và học ở trường THCS có nhiều chuyển biến tích cực, thu
được những thành công khả quan. Giáo viên (GV) chuyển hướng tích cực trong việc
đổi mới cách dạy. Học sinh (HS) tự giác, chủ động, tích cực và sáng tạo trong cách
học.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn giờ học tẻ nhạt, HS chưa thật sự say mê, hứng
thú. Điều này có thể do SGK, có thể do phương tiện dạy và học, có thể do thời gian
hạn hẹp 45 phút trên lớp(?) Có thể người dạy còn bị ảnh hưởng của một số thói
2
Hình thành
khái niệm
Nét quy luật,
bài học Lịch sử
Tạo biểu tượng
Tích hợp
quen dạy học “cũ”-sợ “cháy” giáo án, sợ không “trung thành” với SGK, sách giáo
viên, nên chưa dám tổ chức các hình thức hoạt động dạy học phong phú. Cách tổ
chức dạy - học, nhìn chung, vẫn còn đơn điệu, không khí hoạt động vẫn còn trầm,
chưa lôi cuốn HS vào quỹ đạo khám phá, say mê học tập.

3/Lý do chọn đề tài :
Nghề dạy học luôn phải trăn trở với giáo án, bài vở; học sinh; chất lượng dạy và
học; dạy cách học và học cách học; thường xuyên đặt các câu hỏi: Vì sao?, Là gì?,
Thế nào?, Điều kiện?, Kết quả? Làm thế nào để học sinh thật sự yêu thích, say mê
với môn học, làm thế nào để các em học tốt- “Các em không ngại học Lịch sử”? Đó
là điều trăn trở mà mỗi thầy, cô giáo chúng ta đã, đang và sẽ thức trắng thâu đêm:
thay đổi bao lần phương án lên lớp để có thật nhiều bài học hứng thú, sinh động và
hấp dẫn.
Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là hướng vào người học. Học sinh học tập
một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo, có niềm tin vững chắc bứơc vào cuộc
sống.
Bộ môn Lịch sử là một trong những môn mà học sinh rất “thích”, nhưng để các
em “yêu”, học tập đạt hiệu quả cao thì quả là vấn đề không đơn giản!
Đề tài “Một số vấn đề cần tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường THCS” này
không nằm ngoài lý do trên. Đề tài này là những trăn trở, những tâm sự của người
viết(của những giáo viên đang dạy học Lịch sử ở trường phổ thông) cũng như góp
nhặt từ một số kinh nghiệm, kiến thức của các nhà nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp.
4/Giới hạn nghiên cứu của đề tài :
Đề tài tập trung nghiên cứu phạm vi trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ
thông (THCS).
3
III/CƠ SỞ LÝ LUẬN:
*Khái niệm về Tích hợp và tích hợp trong dạy học Lịch sử:
a.Khái niệm về Tích hợp:
Tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá
trình học tập riêng rẽ, các môn học, phân môn khác khau theo những hình thức, mô
hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể
khác nhau.
Tích hợp có nơi được xem là nguyên tắc tổng quát của việc xây dựng cả hệ thống
chương trình. Ví dụ: Chương trình Tiểu học ở Ma-lai-xi-a được gọi là “The

Integrated curriculum for Primary school” (Chương trình giảng dạy Tích hợp cho
trường Tiểu học) do Bộ giáo dục Ma-lai-xi-a công bố lần đầu năm 1997. Chương
trình đã nêu ra tám hướng tích cực cụ thể như sau:
1.Tích hợp nhiều kỹ năng trong một môn học. Ví dụ, trong dạy “tiếng”, bốn kỹ
năng là “nghe, nói, đọc, viết”. Hai hay nhiều hơn trong số những kỹ năng này có thể
tích hợp trong một bài học.
2.Tích hợp nhiều kỹ năng trong một môn học. Ví dụ, trong dạy “vẽ” là một trong
những hoạt động có thể chấp nhận ở môn Toán.
3.Hấp thụ kiến thức nội dung môn học khác qua các môn đang dạy. Ví dụ, các yếu
tố của môn khoa học tự nhiên có thể được tiếp thu qua việc dạy “tiếng”.
4.Tích hợp các chuẩn mực đạo đức hoặc nghề nghiệp qua các môn học. Ví dụ, vệ
sinh và an toàn cần được nhấn mạnh trong các tiết thực hành.
5.Những yếu cần được dạy qua toàn bộ các môn học, bao gồm ngôn ngữ, môi
trường, khoa học và công nghệ, chủ nghĩa yêu nước, năng lực suy nghĩ và năng lực
tìm tòi nghiên cứu.
6.Tích hợp chương trình chính khoá và ngoại khoá. Ở đây, nội dung các hoạt động
ngoại khoá được nhấn mạnh lại trong các tình huống học tập ở lớp học chính thức.
4
7.Tích hợp kiến thức và thực tiễn. Ví dụ, kiến thức thu được có thể đưa vào thực
tiễn ngoài những tình huống ở lớp học chính thức.
8.Tích hợp kinh nghiệm quá khứ và những kinh nghiệm mới tiếp thu được của học
sinh.
Thực hiện hướng Tích hợp có thể dẫn tới sự ra đời của những “SGK nhiều
môn” như “bộ SGK nhiều môn” do Nhà xuất bản EDICEF xuất bản tại Pháp năm
1995 dùng cho bậc Tiểu học, nhiều nước Châu Phi, ở đó, các tác giả đã Tích hợp cả
bảy môn học (Tiếng Pháp, Toán, Sinh học, Công nghệ, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục
công dân) xung quanh các chủ đề, mỗi chủ đề dạy hai tuần.
Theo hướng Tích hợp, người ta có thể kết hợp hai bộ môn tưởng chừng rất xa
nhau như Văn học và Sinh học để viết ra những công trình như “Nghiên cứu việc
soạn thảo văn bản theo thể loại”.

Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta hiện nay, dạy học theo hướng Tích hợp “chưa thể
áp dụng một cách triệt để”: giảng dạy theo quan điểm Tích hợp
không phủ nhận việc dạy các tri thức, kĩ năng riêng của từng môn, từng phân
môn thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn học.
b.Tích hợp trong dạy học Lịch sử:
Lịch sử là những cái đã qua đi nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại
“dấu vết” của nó qua ký ức của nhân loại, qua những thành tựu văn hoá vật chất, qua
các hiện tượng Lịch sử, qua ghi chép của ngừơi xưa, qua tranh ảnh, báo chí đương
thời. Lịch sử có liên quan với tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hoá, điều đó cho ta tìm thấy Lịch sử trong hầu hết các môn học, từ khoa học
xã hội đến khoa học tự nhiên.
Hơn nữa, Lịch sử luôn có tính kế thừa và phát triển qua các giai đoạn, thời kỳ
Lịch sử ; Lịch sử của một địa phương và Lịch sử dân tộc. Lịch sử của một dân tộc
và Lịch sử khu vực, Lịch sử của nhân loại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Rồi
ngay trong nội bộ môn Lịch sử cũng thế.
5
Chính vì vậy, Tích hợp trong dạy học môn Lịch sử có vai trò, ý nghĩa khá quan
trọng. Tự bản thân của bộ môn Lịch sử đã mang tính Tích hợp khá rõ nét. Thực ra,
trước đây đã từng có cái gọi là “Liên môn” trong dạy học Lịch sử, song thuật ngữ
“Liên môn” chưa khái quát được đúng bản chất của Tích hợp. “Liên môn” chỉ là một
phần quan trọng của Tích hợp. Trước đây, dù hữu ý hay ngẫu nhiên thì GV chúng ta
cũng đã từng dạy học theo hướng Tích hợp
trong Lịch sử. Tuy vậy, Tích hợp của GV còn tính chất rời rạc, chưa chú ý
đúng mức. Tích hợp chưa trở thành một hoạt động nhận thức rõ ràng.
Có thể thấy sơ đồ Tích hợp trong dạy học Lịch sử như sau

TH ngang Nôi Kiến Khoa học xã
Khóa thức hội và nhân
văn
TH TH

trong nội bộ Lịch sử ngoài bộ môn
Môn LS LS
TH dọc Nội Thực Khoa học
khóa tiễn Tự nhiên –xã hội

IV/ CƠ SỞ THỰC TIỂN:
Qua các năm đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS, chất lượng
dạy và học Lịch sử không ngừng được nâng cao. Qua các hội thi, số giáo viên dạy
giỏi các cấp xuất hiện ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng tăng. Chất lượng
bài làm của học sinh qua các kỳ thi xuất hiện nhiều học sinh đạt điểm khá, giỏi.
Nhiều HS tỏ ra thích học bộ môn Lịch sử. Bài học Lịch sử đã diễn ra sinh động, HS
tích cực làm việc, không khí sôi nổi.
Tuy vậy những biểu hiện ở trên không diễn ra thường xuyên, đều khắp.Dạy học
6
Lịch sử vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Chất lượng dạy và học Lịch sử chưa thật sự bền vững. Chất lượng vẫn còn thấp,
có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Ngoài nguyên nhân ở phía HS: HS không đam mê môn Lịch sử là vì môn học này
không thường xuyên bắt buộc trong các kỳ thi tốt nghiệp, một môn không được sử
dụng thi tuyển vào các trường thời thượng. Do sự tác động của thời đại công nghệ
cao, người ta chỉ thích những môn học khoa học tự nhiên - kỹ thuật.(!?)
Một nguyên nhân rất quan trọng khác quyết định đến việc HS không thích học
môn Lịch sử, đó chính là thái độ của GV, đặc biệt là phương pháp dạy học của giáo
viên Lịch sử trong nhà trường phổ thông. Có một thực tế đáng buồn là còn nhiều GV
dạy Lịch sử chưa thực sự chú tâm yêu nghề, yêu bộ môn do mình giảng dạy, vì tâm
lý “môn phụ (!)” Từ sự không thích của người học, kéo theo đó là tâm lý giảng dạy
theo kiểu “qua cầu gió bay” đã tồn tại cố hữu khá lâu trong suy nghĩ của nhiều GV
dạy bộ môn Lịch sử. Dù qua nhiều lần thay sách, đổi mới chương trình nhưng những
GV “kỳ cựu” này vẫn “chung thuỷ” với lối dạy truyền thống “xưa như Lịch
sử”, thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe một cách thụ động, “ngoan ngoãn”.

Chính vì thế mà cho đến nay rất nhiều HS vẫn còn quan niệm rằng học Lịch sử
chỉ cần học thuộc lòng. Thực trạng này dẫn tới hậu quả đáng buồn: Khả năng phân
tích, so sánh, tổng hợp khả năng tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của sự kiện, hiện
tượng Lịch sử khả năng xâu chuổi các sự kiện, hiện tượng Lịch sử để tìm ra nét
truyền thống, những bài học Lịch sử còn hạn chế rất nhiều, do đó làm hạn chế hiệu
quả giảng dạy và học tập của bộ môn. Học sinh khi kiểm tra, chỉ nhắc lại được sự
kiện, hiện tượng Lịch sử một cách đơn thuần(chỉ cần gạch mấy đầu dòng là đủ). Học
sinh mới chỉ biết Lịch sử chứ chưa tỏ ra hiểu Lịch sử.
Một nguyên nhân nữa (không chỉ riêng môn Lịch sử) đó là căn bệnh thành tích
trong giáo dục và bệnh tiêu cực trong thi cử. Trường nào, lớp nào, năm nào cũng
7
đăng ký chỉ tiêu chât lượng cho bộ môn là trên 90%, thậm chí bắt buộc phải 100%.
Dù đó chỉ là thành tích ảo.
Tóm lại, do những nguyên nhân trên nên kết quả dạy và học Lịch sử vẫn còn
thấp. Dạy và học Lịch sử nhìn chung còn”buồn”, đơn điệu!.
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1/ Những vấn đề cụ thể của việc Tích hợp dạy học Lịch sử:
1.1 Tích hợp trong nội bộ môn Lịch sử:
a.Tích hợp ngang: Phối kết hợp các kiến thức, kĩ năng Lịch sử giữa các phân
môn, phân ngành, giữa các chương, các bài, các mục với nhau.
a1. Tích hợp Lịch sử cổ đại - Lịch sử trung đại - Lịch sử cận đại - Lịch sử
hiện đại.
Ví dụ: Dạy và học các bài về khoa học tự nhiên-Kĩ thuật thời hiện đại không thể
không nhắc đến những giai đoạn, những thời kỳ Lịch sử trước đó (thời cổ đại, trung
đại, cận đại, và không thể không so sánh đối chiếu) để thấy được sự kế thừa và sự
tiến bộ vượt bậc của loài người. Chẳng hạn, HS học bài 12 “Những thành tựu chủ yếu
và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kỹ thuật” (Lịch sử lớp 9). GV cần cho HS
nhận thức rõ: bước sang thế kỷ XX, khoa học-kĩ thuật đã đạt được những thành tựu
kỳ diệu trên tất cả các lĩnh vực, từ khoa học cơ bản (Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh
học) đến những công cụ sản xuất mới (Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống

máy tự động), những nguồn năng lượng mới (Năng lượng nguyên tử, năng lượng
mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều ), những vật liệu mới (Chất pô-li-
me), cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, giao thông vận tải và thông tin liên
lạc, chinh phục vũ trụ
. 2. Tích hợp Lịch sử dân tộc - Lịch sử thế giới:
a Ví dụ: Dạy và học Lịch sử 9 - Lịch sử hiện đại, GV cần giúp cho HS: Mối quan hệ
giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới ngày càng chặt chẽ. Bởi vì, do nhiều yếu
tố, ngày nay quan hệ này tác động rất nhanh, có khi trực tiếp hoặc gián tiếp.
8
Chẳng hạn , như sự ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ III),
chủ nghĩa Phát xít, chiến tranh thế giới thứ II, thời kỳ chiến tranh lạnh, công cuộc cải
tổ ở Liên xô và cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Tất cả những sự kiện đó đã tác
động trực tiếp đến Lịch sử Việt Nam. Đây là nét đặc thù của Lịch sử hiện đại nên
trong khi dạy học, GV cần hình thành cho HS một phương pháp tư duy biện chứng,
để nhận thức mối quan hệ này. Ngược lại, cũng cần làm cho HS thấy rõ, Lịch sử
Việt Nam tuy chưa ảnh hưởng mạnh đến tình hình Thế giới, nhưng ở một phạm vi
nhất định đã tác động đến Lịch sử Thế giới như Cách mạng tháng Tám năm 1945,
chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Đại thắng mùa xuân 1975, Phần này SGK chỉ viết
chung chung, vì vậy khi dạy học GV cần hướng dẫn HS xác định cụ thể mối quan hệ
qua lại này. Lịch sử hiện đại (kể cả Việt Nam và Thế giới) có mối quan hệ trực tiếp
đến đời sống hiện tại, tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm và lý tưởng sống của
học sinh.
a3. Tích hợp Lịch sử địa phương - Lịch sử dân tộc:
Muốn tìm hiểu Lịch sử của một địa phương nào đó ta phải bắt đầu từ việc tìm
hiểu Lịch sử dân tộc trước đã. Bởi Lịch sử địa phương cũng là Lịch sử của dân tộc,
Lịch sử địa phương gắn chặt với Lịch sử dân tộc.
Ví dụ 1: Tìm hiểu Lịch sử huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) thời kỳ những
năm cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, chẳng hạn tìm hiểu về nhà chí sĩ
yêu nước Tiểu La - Nguyễn Thành, không thể không tìm hiểu Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Trần Cao Vân, không thể không tìm hiểu phong trào Cần Vương,

Đông Du, Duy Tân,
Ví dụ 2: Tìm hiểu về chiến thắng 24/3/1975 của Đảng bộ và nhân dân thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, nhất thiết chúng ta phải có cái nhìn tổng thể và sự tường
tận các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
(tức là phải hiểu rõ về cuộc tổng tấn công và nôỉ dậy Xuân 1975 của cả nước).
9
a 4. Tích hợp Lịch sử quân sự - Lịch sử chính trị, ngoại giao - Lịch sử kinh tế -
Lịch sử văn hoá, giáo dục
Có một thực tế là sự biết và hiểu Lịch sử của nhiều HS chủ yếu là Lịch sử đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc, phần biết và hiểu về Lịch sử văn hoá, phong tục tập quán, lối
sống của dân tộc qua các thời kỳ Lịch sử quả là còn hạn chế rất nhiều. Chính vì lẽ
đó, dạy học Lịch sử , GV cần cho HS thấy rằng giữa các phần Lịch sử trên đều có
quan hệ tương tác lẫn nhau. Phần Lịch sử nào cũng cần chú trọng, đề cao và cân đối
hài hoà.
Ví dụ 1: Nền kinh tế, văn hoá nước ta thời Lý phát triển khá mạnh là do tình hình
chính trị xã hội ổn định lâu dài. Tìm hiểu chính trị, văn hoá, xã hội
không thể không đề cập đến kinh tế và ngược lại.
Ví dụ 2: Dạy học bài 11 “Những chuyển biến về xã hội” (LS 6): Do sự phát triển
kinh tế, với những phát minh lớn như kĩ thuật làm đồ gốm, nghề trồng lúa nước ra
đời, thuật luyện kim (đồng) ra đời, xã hội nguyên thuỷ đã có những thay đổi về mặt
xã hội. Những chuyển biến xã hội là do tác động của những chuyển biến kinh tế.
b.Tích hợp dọc:
Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học, đang học và sẽ học. Tích hợp giữa các
chương, các phần, các cụm bài, bài, mục, của cùng một loại bài Lịch sử .
Ví dụ 1: Bài 16 - “Ôn tập chương I và II” (LS 6), GV đặt ra câu hỏi để HS thực
hiện: Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào (địa điểm, thời
gian, công cụ sản xuất chủ yếu)?
à Định hướng trả lời:
¯ Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn như sau:
(1) Đá đẽo sơ kỳ (người tối cổ).

- Địa điểm: Thẩm Khuyên, Thẩn Hai, núi Đọ, Xuân Lộc
10
- Thời gian 30 - 40 vạn năm.
- Công cụ: đá ghè đẽo thô sơ.
(2) Đá đẽo phát triển (người tinh khôn)
- Địa điểm: Sơn Vi.
- Thời gian: 3-2 vạn năm.
- Công cụ: Vẫn là ghè đẽo đá nhưng đã có hình thù rõ hơn.
(3) Đá mài (người thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long)
- Địa điểm: Hoà Bình, Bắc Sơn , Hạ Long.
- Thời gian: 10.000 - 4000 năm.
- Công cụ: đa dạng, chú ý Kỹ thuật mài lưỡi đá và đồ gốm.
(4) Kim loại đầu tiên (người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc)
- Địa điểm: Phùng Nguyên - Hoa lộc, Lung Leng
- Thời gian: 4.000 - 3.000 năm.
- Công cụ: loại hình phong phú, quan trọng nhất là thuật luyện kim (đồng).
Ví dụ 2: Dạy học bài5 “Các quốc gia cổ đại phương Tây” (LS 6), HS liên hệ với
bài 4 “Các quốc gia cổ đại phương Đông”. Chẳng hạn, những điều kiện tự nhiên (vị
trí, địa thế) nào đã ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế khác nhau: Phương Đông sản
xuất nông nghiệp còn phương Tây sản xuất cây công nghiệp, làm thủ công và thủ
thương nghiệp?
Ví dụ 3: Tích hợp giữa bài “Những cuộc Cách mạng Tư sản đầu tiên” với bài
“Cách mạng Tư sản Pháp (1789 - 1794)” (LS 8): GV cho HS trao đổi vấn đề Cách
mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII có những điểm nào giống nhau và khác nhau với các
cuộc Cách mạng trước đó ( Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI (1566), Cách mạng Anh
giữa thế kỷ XVII (1640 - 1688), cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ đầu thế
kỷXVII - 1776)

11
Ví dụ 4: Để thực hiện bài 23 “ Ôn tập Lịch sử Thế giới hiện đại (phần từ năm 1917

đến năm 1945)” (LS 8), GV phải cho HS nắm được kiến thức liên thông, móc nối
giữa các chương I, II, III, IV, V. Có như thế HS mới nắm được những sự kiện chính
và lập bảng thống kê dưới đây:
Thời gian Sự kiện Kết quả
¯ (Lưu ý: Trước khi HS cùng GV bắt đâù dạy học một chương mới cần tóm tắt lại
những nét chính yếu về nội dung, kiến thức đã học ở các chương trước đó).
Ví dụ 5: Dạy học phần Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay, HS so sánh tình
hình Thế giới trước và sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Từ đó thấy được, về căn
bản từ sau chiến tranh thế giới thứ II, nguy cơ chiến tranh thế giới đã bị đẩy lùi, thế
giới chuyển dần sang xu thế hoà bình, hợp tác, đối thoại; song nguy cơ chiến tranh
vẫn luôn tiềm ẩn, và đặc biệt vũ khí hạt nhân được phát triển mạnh trở thành hiểm
hoạ khủng khiếp nhất, đe doạ toàn bộ loài người và tất cả sự sống trên trái đất. GV
có thể đặt câu hỏi: Em thử kể tên một số cuộc chiến tranh xảy ra trong những năm
gần đây nhất? (HS có thể dẫn ra: chiến tranh xâm lược I rắc của Mỹ, Anh; cuộc xung
đột ở Trung Đông (Ix-ra-en và Pa-lex-tin, Li-băng và Ix-ra-en); chủ nghĩa khủng bố
hoành hành ở nhiều nơi (tiêu biểu nhất là khủng bố ở Mỹ làm 3.000 người chết vào
ngày 11/9/2001).
Ví dụ 6: Bài “Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918)” (LS 8),GV yêu cầu
HS nhắc lại sự phát triển không đều của các nước đế quốc chủ yếu. HS phải có sự
liên hệ với các bài trước đó. GV gợi cho HS rút ra điểm nổi bật: những nước phát
triển hàng đầu đều có ít thuộc địa, các đế quốc già cỗi có quá nhiều thuộc địa. Nổi
lên vấn đề: gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

12
Như vậy trước khi thiết kế một bài học Lịch sử , những GV có tay nghề và kinh
nghiệm thường phải nghiên cứu rất kĩ tên các chương, các bài và cả hệ thống đề mục
trong từng bài. Nhưng tiêu đề này đã mách bảo người GV nhiều điều trong việc xác
định kiến thức cơ bản, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, tìm hiểu nguồn tư liệu
phục vụ bài học, Nếu GV không chú ý đến sự liên hệ, gắn kết này mà chỉ chú ý tới
nội dung bên trong thì khó mà giúp HS học tốt được kiến thức, kĩ năng bài học.

Tích hợp trong Lịch sử cần chú ý đến phân loại bài Lịch sử :Bài hình thành khái
niệm Lịch sử; bài về chiến tranh cách mạng; bài về kinh tế-văn hoá; bài thực hành;
bài ôn tập, luyện tập Tích hợp dọc cần trọng tâm các bài ôn tập, tổng kết.
1.2/ Tích hợp ngoài bộ môn Lịch sử :
Thực chất của vấn đề này là dạy học liên môn trong Lịch sử. Dạy học Tích hợp
Lịch sử với các môn khác là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở
trường phổ thông nói chung, môn Lịch sử nói riêng.
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông giới thiệu (cung cấp) cho HS những tri thức
về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, kiến thức Lịch sử không chỉ liên quan
đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên. Một minh hoạ cho vấn
đề này: các bài học về Lịch sử cổ đại các nước phương Đông đòi hỏi HS phải nắm
vững những kiến thức về điều kiện tự nhiên, về văn học, nghệ thuật, khoa học, Vấn
đề quan trọng và phức tạp nhất là tìm ra những khái niệm, những tư tưởng chung có
trong các môn học. Chính những kiến thức được đề cập đến các môn học đó bổ sung
cho nhau, làm sáng tỏ kiến thức mà học sinh được học trong mỗi môn học.
Dạy học liên môn giúp cho HS nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên
tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống, hiểu được tính
toàn diện của Lịch sử . Điều này khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn trong
kiến thức của HS. Nắm được mối liên hệ kiến thức giữa các môn, tính hệ thống của
các tri thức sẽ giúp các em có khả năng phân tích một sự kiện, tìm ra bản chất, quy
luật chi phối sự phát triển của Lịch sử . Nói khác đi, dạy học liên môn trong Lịch sử
13
là để tạo ra biểu tượng Lịch sử, hình thành khái niệm Lịch sử, rút ra quy luật, bài học
Lịch sử. Từ việc tạo ra biểu tượng Lịch sử, Lịch sử sẽ tạo ra những hình ảnh cụ thể,
sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học
sinh.
Việc dạy học liên môn trong Lịch sử đòi hỏi người GV không chỉ có những kiến
thức vững chắc về bộ môn Lịch sử mà còn phải nắm những nội dung, chương trình
các bộ môn được giảng dạy ở trường phổ thông (có kiến thức cơ bản về môn được
tích hợp). Học sinh có vai trò tích cực chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc

liên môn, vì ở các em huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn diện
một sự kiện. Các em được ôn tập củng cố, tổng hợp ở mức cao hơn và được vận
dụng thông minh trong học tập.
Việc dạy tích hợp trên đòi hỏi sự nỗ lực lớn của GV và HS.
a. Tích hợp Lịch sử với các môn khoa học xã hội và nhân văn:
a1. Lịch sử và Ngữ văn:
Một trong những môn có ảnh hưởng, gần gũi nhất với Lịch sử là môn Văn học,
một môn tích hợp rõ nhất với Lịch sử.
Văn học từ xưa đến nay, trong Lịch sử dân tộc cũng như Lịch sử thế giới, có vai
trò lớn đối với việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
Trước hết, Văn học bằng những hình tượng cụ thể, có tác động mạnh mẽ đến tư
tưởng, tình cảm người đọc, trình bày các nét đặc trưng điển hình của các hiện tượng
kinh tế, chính trị, những quy luật đời sống xã hội. Giữa Văn học và khoa học xã hội
nói chung. Lịch sử nói riêng có mối quan hệ khắng khít. Văn học gắn liền với Lịch
sử (tất nhiên chúng ta không nên đồng nhất Lịch sử với Văn học, vì mỗi một bộ môn
có bản chất và đặc trưng riêng).
Thứ hai, Văn học góp phần quan trọng làm cho bài học Lịch sử thêm sinh động,
hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của HS.
14
Do vậy, trong việc dạy học Lịch sử, GV phải thường xuyên sử dụng các tài liệu
Văn học, như: Văn học dân gian; tác phẩm nào ra đời vào thời gian xảy ra sự kiện
Lịch sử; tiểu thuyết Lịch sử; hồi ký Cách mạng;
Việc kết hợp Tích hợp trên, yêu cầu GV và HS phải có sự lựa chọn hợp lý, có tác
dụng tích cực, phải phù hợp với yêu cầu của bài học và tính chất của từng sự kiện,
hiện tượng, nhân vật Lịch sử.
Sau đây là một vài ví dụ giữa Tích hợp Lịch sử và Văn học:
Ví dụ 1: Dạy và học Lịch sử 6, phần Lịch sử Việt Nam (chương I và II), có thể
sử dụng tài liệu Văn học, nhất là Văn học dân gian, như thần thoại, truyền thuyết,
truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, Đây là những tài liệu có giá trị, phản ánh nhiều nội
dung quan trọng của Lịch sử nước ta thời cổ đại.

Chẳng hạn bài 15 “Nước Âu Lạc” (tiếp theo), mục 5 “Nhà nước Âu Lạc sụp đổ
trong hoàn cảnh nào?”, GV có thể cho HS tìm hiểu truyện “Mỵ Châu-Trọng Thuỷ”.
Sau đó, GV có thể dẫn thêm một khổ thơ của Tố Hữu:
“Tôi kể người nghe chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần sơ ý trao tay giặc
Nên để cơ đồ dắm bể sâu.”
Ví dụ 2: Bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên -Mông (thế
kỷ XII)” (LS 7). Mục II2; “Cuộc kháng chiến lần hai chống quân xâm lược NGuyên
(1285)”, sau khi GV chỉ ra cho HS tóm tắt đoạn trích”Bóp nát quả cam” (trích “Lá
cờ thêu sáu chữ vàng” - Nguyễn Huy Tưởng); hoặc đọc một đoạn trong “Hịch tướng
sĩ” của Trần Quốc Tuấn, chẳng hạn như:
”Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa;
chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan uống mật quân thù. Dẫu cho trăm thân này
phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
15
Ví dụ 3: Ở LS 9, bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm
lược kết thúc (1953-1954)”, mục II2 “Chiến dịch Lịch sử Điện Biên Phủ (1954)”,
GV có thể xen vào đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của
Tố Hữu để HS nhận thức một cách cụ thể tinh thần chiến đấu dũng cảm quên mình
của các chiến sĩ Điện Biên:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm,
khoét núi, ngủ hầm,
mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!

Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Dầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào,vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm.”
Ví dụ 4: Cũng ở Lịch sử 9, bài 29 “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu
nước (1965-1973)”, trong quá trình thảo luận, trao đổi bài học, GV có thể đan xen
vào đó câu hỏi phụ: Em thử đọc một số câu thơ, đoạn thơ nói về tinh thần bất khuất,
anh dũng “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” của dân tộc ta trong kháng chiến
chống Mỹ?
HS có thể tham khảo một số dẫn chứng sau:
16
• “Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Phạm Tiến Duật)
• “Ta sẵn sàng xé trái tim ta
Cho Tổ quốc và cho tất cả”
(Tố Hữu)
• “Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cho ta, như vợ cho chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”
(Tố Hữu)
• “Hạnh phúc là gì?
Bao lần ta lúng túng
Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra
Cho đến ngày cất bước đi xa

Miền Nam gọi, hai chúng mình có mặt
( )
Và em gọi đó là hạnh phúc ”
(Bùi Minh Quốc)
Rõ ràng, GV và HS có thể sưu tầm và tìm ra trong văn học rất nhiều thơ, văn để
đưa vào trong các bài học Lịch sử. Song điều cần lưu ý là người dạy, người học Lịch
sử phải sử dụng một cách hợp lý, đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ, không được lạm
dụng. Tránh biến môn Lịch sử thành môn Ngữ văn.
a2. Tích hợp Lịch sử với Địa lý:
Ví dụ 1: Bài 5 “Các quốc gia cổ đại phương Tây ‘’ (LS6), GV đặt câu hỏi
và cho HS thảo luận vấn đề: Hãy so sánh sự khác nhau về địa hình gữa các quốc
gia cổ đại phương Đông và cổ đại phương Tây?
17
Ví dụ 2: Bài2: “Cách tính thời gian trong Lịch sử “ (LS 6). Khi tìm hiểu mục
2-“Người xưa đã tính thời gian như thế nào?”, GV vận dụng kiến thức Địa lý, giải
thích cho HS hiểu: Trải qua một thời gian rất dài, người xưa quan sát và nhận thấy
sự di chuyển của Trái đất xung quanh Mặt trời và sự di chuyển của Mặt trăng xung
quanh Trái đất đã tạo ra hiện tượng ban ngày, ban đêm, lặp đi lặp lại một cách
thường xuyên. Nhờ vậy người xưa đã tính toán được sự di chuyển đó để làm ra lịch.
Trong dạy học Lịch sử việc tạo ra biểu tượng về hoàn cảnh địa lý là rất quan
trọng. Bởi, một sự kiện Lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian
nhất định. Không gian của sự kiện có thể rộng hoặc có thể hẹp. Vì vậy, tạo biểu
tượng về hoàn cảnh địa lý nơi xảy ra sự kiện là yêu cầu bắt buộc trong dạy học Lịch
sử.
(Vấn đề Tích hợp Lịch sử với Địa lý, GV có thể tham khảo băng hình minh hoạ
bài dạy:”Tích hợp Sử-Địa trong việc giảng dạy Lịch sử địa phương ” của Đặng
Trần Quân - Trường CĐSP Tuyên Quang).
a3. Tích hợp Lịch sử với Giáo dục công dân:
Ví dụ 1: Dạy và học các bài học Lịch sử về văn hoá, nghệ thuật có thể Tích hợp
với bài”Bảo vệ di sản văn hoá” (GDCD 7)

Ví dụ 2: Dạy bài 13(LS 9, trang 52-54), trình bày nội dung “Các xu thế phát triển
của thế giới ngày nay”, Tích hợp với môn Giáo dục công dân lớp 9.
Ví dụ 3:
Dạy học về các nhân vật Lịch sử, Tích hợp với môn Giáo dục công dân, như các
bài về đạo đức: Lòng dũng cảm, lòng yêu nước, lý tưởng sống của Thanh niên,
Dạy học về thể chế chính trị(chẳng hạn như bộ máy nhà nước) của một triều đại,
hay một quốc gia nào đó, có thể Tích hợp với các bài về pháp luật ở
môn Giáo dục công dân lớp 8, 9.

18
a 4. Tích hợp Lịch sử với Mĩ thuật:
Tích hợp này nhằm góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho HS, cụ thể hoá các sự
kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hoá Lịch sử của HS. Hình ảnh của Mĩ thuật có
vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức
Lịch sử. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm Lịch sử,
hình ảnh Mĩ thuật còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn
ngữ cho HS. Hình ảnh Mĩ thuật là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa hiện tại với
tương lai Lịch sử . Mĩ thuật cùng với các phương tiện trực quan khác có tác dụng tạo
hình ảnh một sự vật cụ thể; tạo biểu tượng về không gian, hoàn cảnh địa lý diễn ra
các sự kiện Lịch sử; trình bày diễn biến các sự kiện Lịch sử ; tạo biểu tượng về thời
gian; tạo biểu tượng về sự phát triển,
Ví dụ 1: Khi nghiên cứu bức tranh”Hình ảnh trên vách hang”, HS không chỉ có
biểu tượng về săn bắn là công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc, mà còn
hiểu: nhờ chế tạo cung tên, con người đã chuyển hẳn từ hình thức săn bắt sang thành
săn bắn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đó giúp HS biết sự thay đổi trong đời
sống vật chất của con người thời nguyên thuỷ luôn gắn chặt với sự tiến bộ trong kĩ
thuật chế tác công cụ của họ.
Ví dụ 2: Dạy bài 8 (Lịch sử 8, trang 51-55) nói về sự phát triển của nghệ thuật,
GV cho HS xem một vài bức tranh của Đa-vit, Đơ-la-croa, Cuốc-bê,
sau đó, GV cho HS nêu vai trò của nghệ thuật trong cuộc đấu tranh vì quyền

sống và hạnh phúc của nhân dân.
a 5. Tích hợp Lịch sử với Âm nhạc:
Ví dụ: Các bài học Lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh, GV có thể mở băng nhạc
hoặc HS tự thể hiện một số ca khúc về Người, như: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”,
“Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm” của nhạc sĩ Trần Hoàn; “Nhớ ơn Bác”
của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu,
19
Tích hợp với môn Âm nhạc thường sử dụng trong các hoạt động giới thiệu bài,
củng cố bài, hoạt động ngoại khoá,
a 6. Tích hợp Lịch sử với bộ môn Văn hoá:
Văn hoá gắn liền với Lịch sử; nó là bằng chứng xác nhận Lịch sử đã qua. Vì vậy,
khi nghiên cứu, học tập Lịch sử không thể không tìm hiểu các vấn đề về văn hoá,
khoa học, giáo dục. Trong một thời gian dài, nội dung chương trình ở trường phổ
thông chỉ nặng về các vấn đề chính trị, quân sự, đấu tranh giai cấp mà rất nhẹ về vấn
đề kinh tế, văn hoá, tư tưởng. Đó là biểu hiện của nhận thức Lịch sử chưa toàn diện;
bởi vì, Lịch sử xã hội loài người, dân tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, mà văn hoá là một bộ phận quan trọng.
Do đó, khi tìm hiểu các sự kiện Lịch sử chúng ta cần khai thác các nội dung: nền
văn minh, văn hoá dân tộc Việt Nam, của nhân dân các nước trong những thời kỳ
Lịch sử, đánh dấu trình độ, bước phát triển của xã hội qua thời kỳ dựng nước Văn
Lang - Âu Lạc đến thời kỳ Bắc thuộc, qua thời Pháp thuộc, từ sau Cách mạng tháng
Tám 1945 đến nay.
Những sự kiện văn hoá không chỉ làm cho HS hiểu Lịch sử một cách toàn diện,
sâu sắc mà còn có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho HS, hướng học sinh đến Chân-
Thiện-Mỹ.
Thiết nghĩ, dạy Lịch sử nói chung, dạy các bài nghệ thuật văn hoá nói riêng, GV
cần phải có những kiến thức về bộ môn văn hoá. GV cần tìm hiểu các tài liệu tham
khảo như:
+”Cơ sở văn hoá Việt Nam” Trần Ngọc Thêm, ĐHTH TPHCM, 1996-1997-1998;
+”Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam”, ĐHQG, NXB KHXH,1996;

+”Tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm, NXB TPHCM, 1996;
+”Văn hoá học”, Đoàn Ngọc Chúc, NXB VH-TT-HN, 1994;
+”Giáo trình cơ sở văn hoá Việt Nam”, Trần Quốc Vượng, ĐHQG, HN, 1994,
20
a7.Ngoài ra, dạy và học Lịch sử còn có thể tích hợp với các môn, ngành học
khác:
Nhập môn sử học, phương pháp dạy học Lịch sử, Khảo cổ học, Nhân chủng học,
Dân tộc học, Mĩ học, Việc Tích hợp các môn, ngành học này chủ yếu dành cho các
nhà nghiên cứu và giáo viên. Và giáo viên cũng không nên
ôm đồm, lạm dụng kiến thức. Cần lưu ý rằng dạy học Lịch sử là chính, việc
Tích hợp với các môn học khác chỉ là phụ trợ để làm Lịch sử thêm sinh động.
b/Tích hợp Lịch sử với các môn học khoa học tự nhiên-kĩ thuật:
Dạy học Lịch sử ngoài Tích hợp với các môn khoa học xã hội và nhân văn, có thể
Tích hợp với các môn khoa học tự nhiên-kĩ thuật: Toán, Lý , Hoá, Sinh, Công
nghệ,
Các ví dụ:
Ví dụ 1: Dạy học các bài Lịch sử đề cập đến thành tựu khoa học, kĩ thuật, GV cần
có những kiến thức tối thiểu (cơ bản) về các định luật, định lý của Ta-let, Pi-ta-go,
Ac-si-met, Ôm, Oát, Niu-tơn, Men-đen,
Ví dụ 2: Để tìm hiểu cách tính thời gian của người xưa (cách tính âm- dương
lịch)GV có thể tíchhợp với bộ môn Toán, chẳng hạn:
+Năm nào mà có hai số cuối chia tròn cho 4 thì đó là năm nhuận và tháng hai có 29
ngày: 1980, 1984, 1992, 2000, ;
+Cách tính khoảng cách thời gian Tr.CN với niên đại hiện nay là đem niên đại
Tr.CN cộng với năm được tính hiện tại. Ví dụ, Triệu Đà xâm lược nước ta cách đây:
179 Tr.CN + 2006 = 2185 năm.
1.3/ Tích hợp nội khoá Lịch sử với ngoại khóa Lịch sử :
1.3.1/ Tích hợp nội khoá: (như đã trình bày ở trên).
1.3.2/ Tích hợp ngoại khoá:
Ví dụ 1: Tổ chức các buổi nói chuyện Lịch sử vào các buổi sinh hoạt truyền thống.

Chẳng hạn, nhân ngày 22/12, tổ bộ môn Lịch sử kết hợp với tổ Ngữ văn, Đoàn
21
trường tổ chức buổi lễ “Tiếp lửa truyền thống mãi mãi tuổi hai mươi” và cho HS
phát biểu tham luận về hai cuốn nhật ký của Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn
Văn Thạc. Vấn đề có thể nêu ra để bàn luận là: Đọc hai cuốn nhật ký ấy, em biết và
hiểu gì về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ?
Nếu Tích hợp được như thế, bài học Lịch sử, kiến thức Lịch sử dễ dàng đi
vàocác em HS hơn.
Ví dụ 2: Trong buổi sinh hoạt ngoại khoá “Hội vui học tập”, GV Lịch sử có thể kết
hợp với các GV Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật, phối hợp tổ chức. Cụ thể là:
+GV Mĩ thuật chuẩn bị nội dung: Một bức tranh về “Con Rồng - Cháu Tiên” và
một bức tranh về “Trống đồng”
+GV Âm nhạc chuẩn bị nội dung về bộ môn của mình: Bài hát thể hiện nội dung hai
bức tranh đó.
+GV Ngữ văn chuẩn bị nội dung của bộ môn mình: Truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
+GV Lịch sử chuẩn bị nội dung có liên quan đến Lịch sử. Giáo viên có thể nêu các
câu hỏi sau:
(1)- Nhìn tranh em hãy cho biết hiện vật mỹ thuật nổi tiếng của nước ta ở thời đại
Hùng Vương?
(2)- Nhận xét về thời đại Hùng Vương.
(3)- Tác phẩm văn học nào thể hiện hai bức tranh trên?
(4)- Bài hát nào lấy nguồn cảm hứng từ hai bức tranh đó? Em thử hát bài hát này?
Và còn nhiều vấn đề , kiến thức có thể khai thác từ hai bức tranh trên để HS tổ
chức thi với nhau. Tích hợp này rất có lợi trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
Ví dụ 3: Thực tế trong lần tổ chức “Hội vui học tập” lần thứ nhất trong năm học
2007-2008 của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm-Thăng Bình-Quảng Nam. Tổ
Anh-Sử-Địa ,Văn-Nhạc đã thực hiện theo sự phân công của Ban HĐNGLL.

22
Qua việc tổ chức thực hiện các phần chơi-có nội dung cho các đội giải mã ô

chữ tìm từ chìa khoá: “QUỐC TỬ GIÁM” với mục đích cho HS nắm bắt và hiểu
biết các vị anh hùng dân tộc có công với Tổ quốc, biết những sự kiện Lịch sử, thông
tin với các ô chữ gồm:
+Hàng ngang có 10 hàng; hàng dọc có 12 hàng (Trong đó có 1 hàng là từ chìa khoá)
+Cho các em tìm từ chìa khoá được quy định ở hàng dọc số 7(tính từ trái sang). Nội
dung cụ thể được gợi ý như sau:
+Ở hàng ngang số 1 gồm 8 chữ cái: Tên của một vị anh hùng đánh tan quân Nam
Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.
+Ở hàng ngang số 2 gồm 7 chữ cái: Đây là một trong những đức tính cần phải có
của người học sinh.
+Ở hàng ngang số 3gồm 12 chữ cái: Tên của người đã gởi đến Hội nghị Vec-xai
Bản yêu sách vào năm 1919.
+Ở hàng ngang số 4 gồm 5 chữ cái: Nhân vật tàn ác nhất trong Lịch sử Phát xít.
+Ở hàng ngang số 5 gồm 8 chữ cái: Tên của một người thầy tài cao đức trọng,
người đã dâng sớ xin chém bảy nịnh thần, là người thầy nổi tiếng nhất trong thời kỳ
phong kiến.
+Ở hàng ngang số 6 gồm 6 chữ cái: Là biểu tượng của mỗi Quốc gia, được treo cột
cao và bay phất phới nhất là khi có gió.
+Ở hàng ngang số 7 gồm 8 chữ cái: Tên của một người đã được vợ nhường cho
ngôi vua.
+Ở hàng ngang số 8 gồm 8 chữ cái: Đây là địa danh có đặc thù “Đất chưa mưa đã
thấm, rượu Hồng đào chưa nhấm đã say”.
+Ở hàng ngang số 9 gồm 7 chữ cái: Văn Miếu là nơi thờ vị danh nhân nào?
+Ở hàng ngang số 10 gồm 7 chữ cái: Là từ địa phương đồng nghĩa với cụm từ toàn
dân “Sinh nhật lần thứ nhất”.
23
Các đội chơi lắng nghe câu hỏi, gợi ý sau khi chọn hàng ngang số nào đó (từ 1-
10), bấm chuông giành quyền trả lời, lần lượt các đội chơi giải được các ô chữ với
kết quả như sau:
Ở hàng dọc thứ 7 có thứ tự lộn xộn - HS các đội sắp xếp sao cho đúng đáp án từ

chìa khoá như đã nêu trên.
Ví dụ 4: Cũng trong “Hội vui học tập”, GV Lịch sử có thể phối hợp với GV tự
nhiên, chẳng hạn Tích hợp với bộ môn Lịch sử với bộ môn Toán để đưa ra câu hỏi:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà (nay là nước CHXHCNVN). Tính đến năm 2002, đất nước ta đã trải qua những
mốc Lịch sử đáng tự hào. 3/19 thời gian hoàn thành cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược. Tiếp đến 7/19 thời gian hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ
và thống nhất đất nước. Hãy xác định cụ thể các mốc Lịch sử đó? (Dẫn theo bài viết
của Nguyễn Bá Hoà - Tạp chí “Thế giới trong ta”, số 179-CĐ12/2.2003).
1.3.3/ Tích hợp giữa nội khoá và ngoại khoá Lịch sử :
Ngoài việc dạy học chính thức, thông thường trên lớp, GV cần khuyến khích tổ
chức cho học sinh học tập Lịch sử trong các tiết ngoại khoá. Có thể là:
24
N G Ô Q U Y Ề N
C H Ă M C H Ỉ
N G U Y Ễ N Á I Q U Ố C
H Í T L E
C H U V Ă N A N
Q U Ố C K Ỳ
T R Ầ N C Ả N H
Q U Ả N G N A M
K H Ổ N G T Ử
T H Ô I N Ô I
 Cho HS nghe các nhân vật Lịch sử hoặc các nhân chứng Lịch sử kể lại.
 Học tập ở hiện trường hoặc ở các các bảo tàng.
 Tham quan các Di tích Lịch sử , Di tích văn hoá.
 Sưu tầm các sử liệu địa phương.
 Các hình thức ngoại khoá khác.
Ví dụ: Học về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, ngoài việc học trên lớp, có thể tổ
chức đọc tiểu sử, đọc hồi ký, làm báo tường, tổ chức dạ hội Lịch sử trong những

ngày kỷ niệm về Bác.
GV cần đa dạng hoá các hoạt động học tập Lịch sử cho HS. Nếu không, quá trình
học tập Lịch sử trở nên đơn điệu, không phát huy được hết vai trò và tác dụng của bộ
môn. Đây cũng là dạy học gắn liền với thực tế. Dạy học gắn với đời sống.
Tích hợp này sẽ bổ sung, khai thác sâu, nâng cao hơn kiến thức và kĩ năng
Lịch sử ở chương trình chính khoá.
1.4/ Tích hợp kiến thức Lịch sử với thực tiễn:
Một số ít người còn cho rằng, học Lịch sử không có thực hành vì tìm hiểu về cái
đã qua, không còn tồn tại. Một quan niệm sai lầm về phương pháp luận!
Chúng ta biết rằng, sức mạnh của tri thức Lịch sử là khuyến khích thúc đẩy và
định hướng hành động của HS, làm cho hành động đúng, hợp quy luật, có hiệu quả,
có phương pháp khoa học. Học tập Lịch sử không chỉ rèn luyện về năng lực nhận
thức mà còn phát triển năng lực hành động độc lập chủ động, rèn luyện phương pháp
hành động.
Vì vậy người GV Lịch sử phải xuất phát từ quan điểm Mác- xít – Lê-nin-nít, tư
tưởng Hồ Chí Minh về việc “Ôn cố tri tân”, “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”,
“Lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai”, “Tấm gương sáng cho mọi người
noi theo” và hành động cho sự phát triển hợp quy luật của Lịch sử. Giá trị của môn
học hoàn toàn không phụ thuộc vào số giờ, vào việc có thi hay không thi tốt nghiệp
(hãy quan niệm cho đúng: “Thi để học chứ không phải học để thi”. “Học để làm
25

×