91
KHẢO SÁT VỀ CÁCH HỌC TỪ VỰNG MÔN TI
ẾNG ANH
GIAI ĐOẠN MỘT CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
ThS. Bùi Thị Xuân Hồng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Học từ vựng là một phần rất quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và
Anh ngữ nói riêng. Càng biết nhiều từ, bạn càng có khả năng hiểu được những điều mình
nghe thấy, đọc thấy và càng có khả năng nói và viết tốt Anh ngữ. Một người có vốn từ vựng
phong phú sẽ có thuận lợi hơn nhiều trong các bài đọc hiểu khi tham gia các kỳ thi TOEIC,
TOFEL v.v so với người có vốn từ vựng ít. Khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của người đó
tốt hơn vì có thể diễn đạt rõ ràng và chính xác điều mình muốn nói và viết. Trong công việc,
người biết nhiều từ vựng có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn và dễ dàng thăng tiến hơn.
Nhưng học từ vựng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ rất lớn của người học. Không
phải ai cũng tìm ra được cách học từ vựng có hiệu quả và không ít người nản chí.
Là giáo viên, chúng ta đã nghiên cứu và đưa ra nhiều cách giảng dạy từ vựng. Nhưng
chúng ta chưa dành nhiều thời gian để quan sát xem sinh viên của chúng ta nghĩ gì về phương
pháp của chúng ta giới thiệu cho các em. Chúng ta cũng chưa khảo sát xem các em học từ
vựng như thế nào. Việc nghiên cứu về thói quen và thời gian học từ vựng của sinh viên ở nhà
và ý kiến của các em về các phương pháp giảng dạy từ vựng mà giáo viên đưa ra sẽ giúp cho
việc dạy và học Anh ngữ tốt hơn.
Đa số các từ vựng chuyên ngành tiếng anh thương mại trong bộ giáo trình giai đoạn
một là mới vì ở trường phổ thông các em chưa được học từ vựng chuyên ngành. Các em cần
phải hiểu rõ nghĩa và cách sử dụng chúng trong môi trường kinh doanh.
Số lượng từ vựng này phục vụ cùng một lúc cho 4908 sinh viên ở nhiều trình độ Anh
ngữ khác nhau ở trên 100 lớp. Trong đó 15% dưới A (739 em), 37% A (1817 em), 37% B
(1819 em) , 11% C (533 em). Chắc chắn là các em có điểm thi đầu vào thấp sẽ gặp nhiều khó
khăn hơn khi phải tiếp cận với một lượng từ vựng thương mại này.
Do vậy, đề tài này được thực hiện với các mục tiêu:
- Tìm hiểu cách tiếp cận từ vựng nào giúp sinh viên nhớ và hiểu cách sử dụng từ tốt nhất.
- Khảo sát về thói quen, thời gian và cách các em sử dụng để học từ vựng, những thuận lợi và
khó khăn của các em khi học và tra từ vựng.
- Tham khảo ý kiến của sinh viên về vấn đề dạy và học từ vựng từ đó giúp giáo viên thay đổi,
cải tiến cách giảng từ vựng và tư vấn cho sinh viên về cách học từ vựng có hiệu quả hơn.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lý thuyết về giảng dạy từ vựng:
Lý thuyết về giảng dạy từ vựng đã được đề cập trong nhiều tài liệu khác nhau. Giáo
viên cũng được đào tạo rất kỹ về vấn đề này. Theo Bobby Gunn trong bài TESOL Training
Course Articles [4], có nhiều phương pháp dạy từ vựng mà giáo viên có thể chọn để giảng từ
vựng Tiếng Anh thành công. Hai phương pháp hay được sử dụng là giáo viên cung cấp nghĩa
và cách sử dụng từ và giáo viên dạy người học làm sao cho họ có thể tự mình tìm nghĩa và
cách sử dụng từ. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy theo trình độ
92
của người học mà giáo viên sẽ quyết định chọn phương pháp nào. Khi dạy từ vựng, giáo viên
hướng dẫn sinh viên biết dùng từ điển, một công cụ hữu ích để học cách phát âm từ, tìm định
nghĩa và xem từ đó được sử dụng như thế nào. Sử dụng từ điển nhỏ sau mỗi cuốn sách thì đỡ
tốn thời gian tra từ. Nhưng từ điển nhỏ này chỉ cung cấp nghĩa của từ trong ngữ cảnh của bài
học có liên quan. Bằng cách hướng dẫn sử dụng hai phương tiện này, giáo viên đã hướng dẫn
cho người học biết cách tự mình làm tăng thêm vốn từ vựng của mình.
2.2. Lý thuyết về sử dụng trò chơi từ vựng
Agnieszka Uberman trong The Use of Games For Vocabulary Presentation and
Revision [3] phát biểu rằng sử dụng trò chơi trong việc giảng dạy ngoại ngữ đã được nhiều
sách và tác giả đề cập đến. “Nhiều người cho rằng trò chơi không những có tác dụng lấp đầy
khoảng thời gian trống mà còn có giá trị giáo dục rất lớn”. Theo W.R. Lee [3],”hầu hết các
trò chơi ngôn ngữ giúp người học sử dụng ngôn ngữ thay vì phải nghĩ đến việc học các hình
thức đúng (the correct forms)”. Ông còn cho rằng “trò chơi nên được coi là hoạt động chủ
yếu (central), chứ không phải là hoạt động thứ yếu (peripheral) trong chương trình giảng dạy
ngôn ngữ”. Richard cũng có cùng quan điểm cho rằng “trò chơi tạo sự vui vẻ, nhưng không
thể bỏ qua giá trị giáo dục của chúng” [3]. Theo ông, trò chơi có nhiều ưu điểm, chẳng hạn
như “chúng có thể làm giảm căng thẳng, và vì vậy làm cho việc tiếp thu kiến thức được dễ.
Trò chơi gây hứng thú cao và có tác dụng giải trí và chúng còn giúp cho những học viên nhút
nhát có cơ hội để thể hiện ý kiến và tình cảm của mình”. Henson [3]. “Trò chơi còn có thể
giúp người học học được kinh nghiệm mà một bài học bình thường không phải lúc nào cũng
làm được điều này”. Wierus và Wierus [3] nói rằng “trong bầu không khí thoãi mái, thư giãn
do trò chơi tạo ra, người học nhớ nhanh hơn và tốt hơn”. S. M. Silvers cho rằng “nhiều giáo
viên rất nhiệt tình trong việc sử dụng trò chơi như là một phương tiện giảng dạy (teaching
device), nhưng họ thường coi đó là để lấp thời gian trống, phá vỡ sự đơn điệu hoặc coi là
hoạt động không quan trọng”. Ông nhấn mạnh rằng “nhiều giáo viên không thấy được là
trong bầu không khí thư giãn, việc tiếp thu thực sự mới diễn ra, và người học sử dụng được
những ngôn ngữ mà họ đã được học và đã thực hành trước đó.”
Khi nào thì nên sử dụng trò chơi?
Trò chơi thường được sử dụng để cho những hoạt động tạo không khí khởi đầu sôi nổi
(warm-up activities), Rixon đề nghị sử dụng trò chơi trong tất cả các bước giảng dạy nếu
chúng phù hợp và được lựa chọn cẩn thận [3].
Chọn trò chơi thế nào cho phù hợp?
Có nhiều yếu tố chúng ta phải cân nhắc khi chọn trò chơi cho phù hợp. Giáo viên cần
phải thận trọng trong việc chọn trò chơi nếu họ muốn các trò chơi có ích cho quá trình học.
Theo Agniesz Uberman [3],” nếu giáo viên muốn trò chơi mang lại kết quả mong muốn, thì
trò chơi phải phù hợp với trình độ, tuổi tác hoặc là giáo trình của người học. Không phải tất
cả các trò chơi đều phù hợp với tất cả người học, đó là chưa nói đến tuổi tác”. Một yếu tố
nữa là thời gian. Theo Sie-Piskozub [3], “giáo viên có thể phân bổ thời gian nhiều hay ít tùy
theo trình độ, số lượng người trong một nhóm và luật chơi.”
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- 106 sinh viên 3 lớp K34 (lớp 20, 61 và 71) đang học Anh văn giai đoạn 1 tại Trường Đại
Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009
93
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phỏng vấn, mô tả, phân tích
- Mỗi sinh viên được phát một bảng hỏi khi học kỳ hai sắp kết thúc.
- Bảng hỏi được thiết kế dựa vào một số nội dung mà giáo viên đã áp dụng trong quá trình
giảng dạy để giúp sinh viên tiếp cận một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian tra từ như:
- Học kỳ 1, lớp được chia thành 6 nhóm. Mỗi nhóm được phân công soạn từ vựng cho
một bài.Trong mỗi nhóm, mỗi em được phân công soạn một số từ nhất định của bài đó theo
nguyên tắc là từ mới của chính các em. Lý do giáo viên chọn cách tiếp cận từ vựng này đối
với sinh viên là số lượng từ vựng khá lớn trong mỗi một bài. Giáo viên không thể giải thích
hết được mặc dù đã có phần glossary. Nếu để sinh viên tự mình xoay sở với lượng từ mới
nhiều như vậy, nhất là sinh viên có điểm thi đầu vào thấp, thì rất tốn thời gian. Hơn nữa, theo
kinh nghiệm học ngoại ngữ của bản thân giáo viên, việc tự mình tra từ rất đễ nhớ và nhớ lâu
hơn các cách học từ khác. Kieran A. File trong Teaching Vocabulary- Six Basic Principles -
Kỷ Yếu Hội Thảo Tiếng Anh Giao Tiếp Thương MạiVới Lộ Trình Đạt Chuẩn [1] cũng chia
sẻ quan điểm này. Ông cho rằng “trong khi giúp đỡ sinh viên những định nghĩa khó là cần
thiết, thì việc để tự họ làm công việc này còn có ý nghĩa hơn nhiều. Một cách là giao cho
người học có nhiệm vụ phải nghiên cứu từ trước khi đến lớp. Nếu có vấn đề gì về từ vựng thì
họ sẽ trình bày với giáo viên”
- Học kỳ 2, giáo viên cung cấp từ vựng do các sinh viên khóa trước soạn.
- Trên lớp giáo viên giảng từ mới, có dùng từ và hình ảnh minh họa trên một slide,
sau đó cung cấp định nghĩa và ví dụ của từ đó bằng tiếng Anh ở một slide kế tiếp. Đối với
những từ không thể dùng hình ảnh được, vì có thể đó là thuật ngữ kinh tế mà phần glossary ở
cuối mỗi bài trong cuốn Practice Book 1 và 2 chưa đề cập đến, thì giáo viên chỉ đưa ra định
nghĩa của từ đó bằng Tiếng Anh trên cùng một slide. Tất nhiên là có ví dụ kèm theo cùng định
nghĩa đó. Lý do giáo viên chọn cách giảng từ mới bằng hình ảnh là “hình ảnh là một trong
những phương tiện trực quan đầu tiên tác động tự nhiên nhất vào cảm nhận bản năng của
con người, là con đường tác dộng trực tiếp nên ngắn nhất vào thế giới nhận thức và tư duy
của con người và do đó nó có hiệu quả nhất” (Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền trong Sử Dụng
Phương Tiện Trực Quan Trong Bài Giảng [2])
- Cuối mỗi bài, giáo viên ôn tập từ vựng bằng cách thiết kế trò chơi từ vựng để giúp
các em ôn tập. Giáo viên tham khảo các trò chơi từ vựng khác để áp dụng phù hợp vào bài
giảng của mình. Trò chơi từ vựng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau cho đỡ
đơn điệu.
3.3. Xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được qua bảng hỏi sẽ được xử lý theo tỉ lệ phần trăm.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Qua khảo sát 106 sinh viên 3 lớp K34 đang học Anh văn giai đoạn 1 tại Trường Đại
Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về cách học từ vựng chúng tôi nhận thấy:
1. Một số thuận lợi của sinh viên khi học từ vựng
Kết quả khảo sát cho thấy ba thuận lợi được sinh viên lựa chọn nhiều nhất theo thứ tự là:
94
53.8%
44.2%
33.9%
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3
Biểu đồ 1: Tỷ lệ các lựa chọn một số thuận lợi khi học từ vựng:
1. từ vựng có liên quan đến nghề nghiệp sau này
2. nhiều cách tiếp cận từ vựng
3. giáo viên hướng dẫn cách học từ vựng nhiệt tình
Thực tế đúng là như vậy. Bộ giáo trình Anh văn cung cấp cho sinh viên một lượng từ
thương mại đa dạng được trình bày theo nhiều tình huống kinh doanh khác nhau. Điều này
giúp sinh viên có được một vốn từ vựng để các em có thể dễ dàng hơn trong nghề nghiệp
tương lai. Trên lớp, sinh viên được giáo viên hướng dẫn nhiều cách học từ vựng khác nhau
như đã trình bày ở mục 2.2 nhằm giúp các em nhớ được nhiều từ hơn.
2. Một số khó khăn của sinh viên khi học từ vựng
0
10
20
30
40
50
60
70
1
2
3
Biểu đồ 2: Tỷ lệ một số khó khăn sinh viên thường mắc phải
Khó khăn mà sinh viên lựa chọn nhiều nhất là số lượng từ vựng trong mỗi bài học
nhiều (64%). Điều này rất đúng vì đa số các từ thương mại kinh tế các em chưa được làm
quen trong chương trình Anh Văn Phổ thông.
Khó khăn thứ hai là sinh viên không đủ thời gian để học từ (41.5%) và không có đủ
phương tiện học từ vựng ở nhà (12,3%). Điều này phản ánh đúng thực trạng của sinh viên
Việt Nam hiện nay. Đa số các em từ các vùng nông thôn, có em ở vùng sâu vùng xa, nơi đó
điều kiện học tập rất khó khăn. Có được máy vi tính nối mạng vẫn chỉ là ước mơ. Một số sinh
viên bổ sung thêm một lý do nữa là học từ vựng xong rất nhanh quên. Đúng vậy, với một số
lượng từ lớn như vậy, thì việc hiểu nghĩa của từ đã khó khăn, việc nhớ nghĩa và sử dụng được
từ trong ngữ cảnh khác thì khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt là các em mới ở giai đoạn một, có
nghĩa là còn khoảng thời gian rất lâu nữa các em mới tốt nghiệp. Một lượng từ lớn như vậy
95
chưa được sử dụng đến chắc chắn là rất dễ bị quên. Vốn từ vựng của các em chỉ có tác dụng
cho các em tham gia các kỳ thi TOEIC trước khi ra trường. Trong bài Overcoming Barriers to
Improving Your Vocabulary: Using Vocabulary Building Software[7], Troy Simpson nói
rằng “để sử dụng thông thạo một từ nào đó và nghĩa của nó thì từ này phải được sử dụng
khoảng 40 lần trong ngữ cảnh khác nhau.”
3. Về thời gian sinh viên dành cho việc học từ vựng
3.8%
19.8%
23.6%
15.1%
9.4%
0
5
10
15
20
25
1 2 3 4 5
Biểu đồ 3: thời gian sinh viên dành cho học từ vựng
1. không học từ vựng ở nhà
2. học 5-10 phút mỗi ngày
3. mỗi lần 5 - 10 phút /3 lần / mỗi tuần
4. mỗi lần 5 - 10 phút /2 lần / mỗi tuần
5. mỗi lần 5 - 10 phút /1 lần / mỗi tuần
Chúng tôi nhận thấy, thời gian các em giành cho việc học từ vựng là rất khác nhau tùy
thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng về tiếng Anh, mục tiêu học tập, sự đam mê học hỏi
Nên chúng tôi nhận thấy 5 sự lựa chọn trên chỉ là tương đối tiêu biểu, nhiều sinh viên có thể
có những cách lựa chọn khác. Điều này cũng giải thích tại sao tổng số sinh viên lựa chọn câu
trả lời chưa đủ 100%.
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy rằng: đa số sinh viên đều có ý thức trau dồi từ
vựng. Nhưng thời gian các em dành cho từ vựng chưa tương xứng với lượng từ vựng có
trong bộ giáo trình. Thời gian này chưa đủ giúp các em nhớ lâu và sử dụng từ. Jo Ann Cope
Powell, trong Tips on Studying a Foreign Language [6],”khóa học ngoại ngữ khác với bất kỳ
khóa học khác mà bạn đang theo. Học ngoại ngữ là phải tích lũy. Bạn không được hoãn đến
cuối tuần. Ở nhà học từ 1 đến 2 tiếng tương ứng với mỗi tiếng học trên lớp, nếu bạn muốn đạt
được điều gì đó.” Trên đây là tần suất và thời gian lý tưởng mà sinh viên nên dành cho việc
trau dồi từ vựng. Nhưng thực tế có một số em chỉ học khi có hứng. Em Trần Trung Hiếu lớp
71 trả lời phỏng vấn: “lười, ngán, đau đầu và tùy hứng.”
96
4. Về cách học từ vựng ở nhà của sinh viên
28.3
23.6
53.8
53.8
29.2
32.1
12.3
0
10 20 30 40 50 60
Biểu đồ 4: Tỷ lệ lựa chọn về cách học từ vựng:
A - phát âm từ theo từ điển trên mạng: 28.3 %
B - phát âm từ theo từ điển trên đĩa CD: 23.6 %
C - phát âm theo phiên âm trong sách từ điển: 53.8 %
D - viết lại từ nhiều lần: 53.8 %
E - đọc thầm: 29.2%
F - học từ trong ví dụ : 32.1%
G - học nghĩa của từ thông qua các từ đồng nghĩa, trái nghĩa: 12.3 %
Các em trau dồi từ vựng theo điều kiện học tập và theo thói quen của mỗi em.
Con số 53.8 % sinh viên phát âm theo phiên âm trong sách từ điển nói lên rằng các em chưa
có từ điển bằng đĩa, một phương tiện giúp phát âm chính xác. Các em học phát âm theo phiên
âm trong sách từ điển thì gặp khó khăn hơn rất nhiều. 53.8% sinh viên học từ bằng cách viết
lại từ nhiều lần. Học từ vựng đòi hỏi người học bỏ ra rất nhiều công sức: phải nghe, nhắc lại
nhiều lần và viết lại cũng nhiều lần. Việc viết lại từ có thể là cách giúp các em nhớ từ lâu hơn.
Một số liệu đáng quan tâm nữa là 32.1% sinh viên học từ trong ví dụ. Đây là cách học từ có
hiệu quả vì trong ví dụ các em biết được cách kết hợp từ và cách dùng từ trong ngữ cảnh phù
hợp.
5. Về cách tiếp cận từ vựng nào giúp em hiểu và nhớ từ. (Đánh dấu tầm quan trọng từ 1
– 6; 1: quan trọng nhất đến 6: ít quan trọng nhất)
Ở câu hỏi này, 34 em không đánh dấu theo thứ tự từ 1- 6 nên gây khó khăn cho việc
thống kê và phân tích kết quả. Việc phân tích dữ liệu chỉ dựa vào số em đã đánh dấu đúng quy
định (72 em). Theo dữ liệu, chúng ta biết được hai cách tiếp cận từ quan trọng nhất giúp các
em hiểu và nhớ từ là: giáo viên giải thích từng từ có dùng hình ảnh (sử dụng powerpoint)
(33.3%), và cuối mỗi bài, giáo viên giúp sinh viên ôn tập từ vựng thông qua trò chơi từ
vựng (31.9 %). Điều này cho thấy là phương pháp giảng từ mới bằng hình ảnh và trò chơi từ
vựng không nên bỏ qua trong giờ giảng. Sinh viên tin cậy vào kỹ năng tra từ chuyên nghiệp
của giáo viên.
Số liệu thống kê cho thấy không có sự chênh lệch nhau nhiều về số lượng giữa các
phương pháp còn lại. Điều này chứng tỏ rằng mỗi phương pháp tiếp cận từ vựng có những ưu
điểm và nhược điểm riêng của mình. Em Nguyễn Văn Linh (lớp 71) ghi trong phiếu trả lời
như sau: “Rất khó sắp xếp mức độ quan trọng, cái nào cũng có tác dụng nhất định, không có
97
phương pháp nào là tuyệt đối.” Đúng vậy, tra từ vựng theo nhóm được phân công (5a) giúp
các em trau dồi kỹ năng tra từ điển. Việc tự tra thực sự giúp các em tự khám phá về từ: cách
phát âm, các nghĩa của từ, chọn nghĩa cho phù hợp ngữ cảnh, ví dụ Nhưng công việc này
chỉ có ý nghĩa khi lượng từ mới phù hợp với thời gian hiện có của các em. Một lý do nữa là
“có từ mình cần tra thì bạn không tra.” (em Minh Trang lớp 71)
Việc giáo viên cung cấp từ vựng do sinh viên khóa trước (5b) soạn tiết kiệm thời gian
tra từ cho các em, nhưng lại không giúp các em trau dồi kỹ năng tra từ điển. Nhược điểm của
hai phương pháp này là vì kỹ năng tra từ và vốn từ vựng của các em còn hạn chế, nên các em
gặp khó khăn rất nhiều trong việc tìm nghĩa phù hợp của từ trong ngữ cảnh.
Từ điền nhỏ sau mỗi bài ở cuốn Practice Book (5c) cung cấp đầy đủ cho các em nghĩa
tiếng Anh, tiếng Việt, phiên âm, ví dụ bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Phần này giúp cho cả
sinh viên khá và yếu đều hiểu được các thuật ngữ thương mại theo ngữ cảnh trong bài. Các
em có thể dựa vào phần này để tự học ở nhà rất hiệu quả vì phần này do các giáo viên trong
Ban Ngoại ngữ biên soạn, các em có thể tin cậy vào kỹ năng tra từ của các giáo viên nhiều
năm giảng dạy Anh Văn thương mại. Nhưng phần này chỉ cung cấp cho các em một lượng từ
rất hạn chế. Mục đích của giáo viên là muốn nâng cao tinh thần tự học của các em. Các em
phải tự mình trau dồi kỹ năng tra từ. Thực tế thì các em có điểm đầu vào thấp còn phải tra một
lượng từ khá lớn. Đây cũng là khó khăn của các em.
Việc các em tự tra tất cả từ mới (5f) có ưu điểm và nhược điểm như phần 5a. Nhưng
phần này không được nhiều em đánh giá cao vì quỹ thời gian dành cho việc tra từ rất hạn chế.
Một sinh viên yếu, nhất là sinh viên các vùng sâu, vùng xa không thể tự tra tất các các từ
trong khi điều kiện học tập rất khó khăn.
6. Việc kết hợp các phương pháp nào giúp sinh viên nhớ từ vựng lâu hơn
12.3
15.1
28.3
70.8
51.9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Biểu đồ 5: Kết quả lựa chọn của sinh viên về các phương pháp giúp nhớ từ vựng:
1 - tra từ vựng theo nhóm được phân công: 12.3 %
2 - giáo viên cung cấp từ vựng do sinh viên khóa trước soạn: 15.1%
3 - từ điền nhỏ sau mỗi bài ở cuốn Practice Book: 28.3%
4 - giáo viên giải thích từng từ có dùng hình ảnh (dùng powerpoint): 70.8%
5 - cuối mỗi bài, giáo viên ôn tập từ vựng đã học, có tổ chức trò chơi từ vựng: 51.9%
Như vậy sự kết hợp việc giáo viên giải thích từng từ có dùng hình ảnh (dùng
powerpoint) (70.8%) và giáo viên ôn tập từ vựng đã học, có tổ chức trò chơi từ vựng cuối
mỗi bài( 51.9%) được nhiều em chọn nhất. Đây là cách học trực quan và sinh động nhất vì từ
được trình bày có dùng nhiều hình ảnh, màu sắc trong một bầu không khí thư giãn của lớp
học. Người học được cảm thấy mình như đang chơi. Nhưng thực ra họ đang học một cách
98
thoải mái nhất. Và S.M.Silver [3] cho rằng chính lúc này việc học thực sự đang diễn ra. Hơn
nữa, việc giáo viên giải thích từng từ một làm cho sinh viên đỡ nản hơn là học từ trong một
danh sách dài của từ điển.
Một con số đáng quan tâm nữa là 28.3% sinh viên đề cập đến từ điền nhỏ sau mỗi bài
ở cuốn Practice Book. Việc giải thích từ và cho các ví dụ bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt
tạo điều kiện cho cả sinh viên yếu và khá giỏi hiểu được từ một cách nhanh nhất. Đây là tài
liệu giúp các em tự học tốt hơn trong khi khả năng tra từ của các em còn hạn chế.
Việc không có sinh viên nào thích kết hợp với phương pháp tự tra tất cả từ mới cũng
là một vấn đề đáng nói. Số lượng từ mới và thuật ngữ thương mại rất lớn và kiến thức về kinh
tế của các em còn hạn chế nên các em gặp khó khăn nhiều khi chọn nghĩa phù hợp với ngữ
cảnh và nhớ từ. Do đó các em chưa tự tin về kỹ năng tra từ của mình và của các bạn. Tự tra từ
đòi hỏi người học phải có tính kiên trì và thích tự mình tìm hiểu, khám phá nghĩa của từ.
Công việc này còn tốn rất nhiều thời gian của người học. Đó là lý do tại sao các em
chưa mặn mà lắm với cách học này. Một lý do nữa có thể là ở trường phổ thông các em chưa
được đào tạo kỹ năng tra từ điển. Việc tự tra tất cả các từ chỉ dành cho một số em thích khám
phá và có một vốn từ vựng tốt. Em Linh viết trong phiếu trả lời như sau: “ Muốn giỏi từ vựng
thì phải tra từ vựng, tự mình tìm ra, tự mình khám phá, đúc kết thì kiến thức mới là của mình,
chứ không phải vay mượn người khác”.
7. Việc tra từ vựng theo nhóm được phân công giúp sinh viên điều gì?
47.2
38.7
27.4
41.5
25.5
5.7
0
10
20
30
40
50
Biểu đồ 6: Kết quả lựa chọn lợi ích của việc tra từ vựng theo nhóm được phân công:
A- nhớ cách phát âm, nghĩa và cách dùng từ trong ngữ cảnh 47.2 %
B- tiết kiệm thời gian tra từ do làm theo nhóm: 38.7%
C- giúp nhớ chính tả vì phải tự đánh máy: 27.4%
D- tăng cường kỹ năng tra từ điển: 41.5%
E- biết cách dùng từ điển trên mạng: 25.5%
F- lợi ích khác: 5.7%
Ba lợi ích lớn của việc tra từ vựng theo nhóm được phân công sinh viên lựa chọn
nhiều nhất là: giúp sinh viên nhớ cách phát âm, nghĩa và cách dùng từ trong ngữ cảnh (47.2
%), tăng cường kỹ năng tra từ điển (41.5%) và tiết kiệm thời gian tra từ do làm theo nhóm
(38.7%). Việc tra từ vựng theo nhóm được phân công giúp 25.5% sinh viên biết cách dùng
từ điển trên mạng. Tỷ lệ này chưa cao có thể do sinh viên chúng ta hiện nay còn thiếu và khó
khăn trong việc tiếp cận với các phương tiện tra từ hiện đại.
99
8. Về một số khó khăn của sinh viên khi tự tra từ vựng
0
20
40
60
1
2
3
Biểu đồ 7: một số khó khăn của sinh viên khi tự tra từ vựng:
1- không biết cách sử dụng từ điển Anh -Việt 8.5%
2- không biết cách và không quen dùng từ điển trên mạng 28.3%
3- không biết cách dùng từ điển Anh- Anh 42.5%
Khó khăn lớn nhất khi tra từ vựng là không biết cách dùng từ điển Anh- Anh (42.5%).
Điều này có thể giải thích là ở trình độ sơ cấp (elementary), thì kỹ năng tra điển Anh- Anh
còn rất yếu, vì vốn từ của các em không đủ để các em có thể hiểu nghĩa của từ. Đó là chưa nói
đến chọn nghĩa cho phù hợp với ngữ cảnh. Em Minh Trang, một sinh viên khá về Tiếng Anh
trả lời : “ Em không hiểu hết nghĩa Tiếng Anh.” Khó khăn nữa là 28.3 % sinh viên không biết
cách và không quen dùng từ điển trên mạng. Đây là cách tra từ nhanh nhất, nhưng không phải
em nào cũng có khả năng và điều kiện thực hiện.
9. Việc giáo viên giải thích từng từ có dùng hình ảnh, sau đó thiết kế thành trò chơi trên
lớp giúp em điều gì?
Biểu đồ 8:
79.2
69.8
33
7.5
0
20
40
60
80
Kết quả sinh viên đã lựa chọn như sau:
1- dễ hiểu và dể nhớ 79.2%
2- tạo không khí vui tươi sinh động 69.8%
3- tăng cường kỹ năng nghe và nói 33.0%
4- lợi ích khác 7.5%
Theo ghi nhận của sinh viên, hai điểu bổ ích nhất của việc giáo viên giải thích từng từ có dùng
hình ảnh, sau đó thiết kế thành trò chơi trên lớp là dể hiểu và dể nhớ chiếm 79.2%, tạo không
100
khí vui tươi sinh động chiếm 69.8%. Kỹ năng nghe và nói chỉ được 33.0 % sinh viên công
nhận vì thời gian trên lớp rất hạn chế. Ý kiến của em Nguyễn Văn Linh như sau: “Mỗi thứ
đều có tầm quan trọng riêng. Trò chơi từ vựng là cách ôn tập hay, học đi đôi với luyện tập thì
dễ nhớ, khó quên” . Rixon [3] cho rằng “trò chơi trong các bài tập ôn luyện giúp người học
nhớ lại ngữ liệu (material) một cách dễ chịu và thoải mái. Nhiều tác giả cho rằng mặc dù cho
trò chơi thường gây ồn ào và tạo cho người học giải trí, nhưng rất đáng để chú ý đến và áp
dụng trong lớp học vì chúng làm cho người học hứng thú, tăng khả năng giao tiếp và nói trôi
chảy.”
10. Để việc học từ vựng tốt hơn sinh viên cần phải làm gì?
46.2
42.5
73.6
14.1
12.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Biểu đồ 9:
1- dành thời gian nhiều hơn để học từ một mình 46.2%
2- dành thời gian nhiều hơn để học từ với bạn 42.5%
3- đọc nhiều, nghe nhiều 73.6%
4- nhờ sự trợ giúp của website speaking 24.com hoặc các website khác 14.1%
5- cách học khác 12.3%
Có đến 73.6% sinh viên cho rằng để việc học từ vựng tốt hơn, em cần phải đọc nhiều,
nghe nhiều. Đúng vậy, khi nghe nhiều các em sẽ được làm quen với cách phát âm của từ và
biết được nhiều cách kết hợp từ và sử dụng từ.Việc nói nhiều sẽ giúp phát âm và nói trôi chảy
hơn. Khi nghe nhiều và nói nhiều thì các em sẽ tiếp cận từ trong nhiều ngữ cảnh khác nhau,
giúp các em nhớ từ nhiều hơn. Em Linh cho rằng “ cách học từ tốt nhất là học cụm từ, học
câu trong văn cảnh. Học từ đơn lẻ chỉ lãng phí thời gian và công sức.” Theo Jackie Acosta
trong Language Education [5], “cách trau dồi từ vựng dễ nhất và nhanh nhất là đọc. Loại tài
liệu nào người học sử dụng không quan trọng, miễn là tài liệu đó phù hợp và lôi cuốn. Người
học được tiếp xúc với một lượng từ đôi khi là rất lớn. Người học viết lại từ mình chưa biết,
đoán nghĩa từ ngữ cảnh, sau đó kiểm tra nghĩa bằng từ điển . Càng đọc nhiều thì người học
sẽ mở rộng vốn từ vựng của mình”
46.2% sinh viên muốn dành thời gian nhiều hơn để học từ một mình. Điều này chứng
tỏ rằng các em cũng nhận thấy cơ hội để học từ vựng với bạn bè của những sinh viên này là
rất ít, có thể là do các em không sống gần nhau hoặc thời gian học chung rất hiếm. Một
nguyên nhân nữa có thể là cách học từ vựng của mình không giống của bạn và vốn từ vựng
của mỗi em lại rất khác nhau. Những sinh viên này có tính độc lập cao. Một số sinh viên chỉ
học có hiệu quả khi học một mình. Có lẽ các em thuộc típ người có năng lực tự nhận thức
bản thân hoặc là trí thông minh nội tâm (Intrapersonal intelligence) [8]
42.5% sinh viên muốn dành thời gian nhiều hơn để học từ với bạn. Đối với những sinh
viên này, học từ vựng một mình thì rất buồn tẻ và dễ nản chí. Có thể các em thuộc típ người
101
thích giao lưu (Interpersonal intelligence- năng lực tương tác)[8]. Các em chỉ học có hiệu quả
cao khi học với người khác.
11. Để giúp em hiểu, nhớ và biết cách sử dụng từ tốt hơn, em muốn giáo viên:
Theo số liệu, điều các em mong nhất ở giáo viên trên lớp là dùng hình ảnh nhiều hơn
nữa để giải thích nghĩa của từ (65.1%), thiết kế nhiều trò chơi từ vựng hơn (54.7%). Hai nhu
cầu này thì dễ hiểu vì đây là cách giải thích từ hiệu quả nhất. Ngoài ra, 34.9% sinh viên còn
yêu cầu giáo viên phát âm từng từ. Đây có thể là những sinh viên không có máy vi tính để có
thể phát âm theo từ điển đĩa. Một lý do nữa được em Minh Trang nêu ra: “Được cô chỉ dẫn
thì dễ bắt chước hơn.” Tuy nhiên, con số 34% sinh viên đề nghị giáo viên giới thiệu các đĩa
dạy phát âm cũng phản ánh một xu hướng tự học đang gia tăng. Các em đã ý thức được rằng
không thể phụ thuộc vào giáo viên quá nhiều. Học từ qua đĩa thì thuận lợi hơn rất nhiều.
V. KẾT LUẬN
Sinh viên giai đoạn một ở một số lớp được tiếp cận với một lượng từ vựng rất hữu ích
cho nghề nghiệp sau này bằng nhiều cách học từ vựng khác nhau dưới sự hướng dẫn nhiệt
tình của giáo viên. Số lượng từ vựng trong mỗi bài học nhiều, thời gian để học từ hạn chế,
việc thiếu phương tiện học từ vựng ở nhà và việc chưa tìm được một phương pháp học từ có
hiệu quả là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phát âm chính xác các từ, kỹ năng tra từ
điển Anh-Anh còn là vấn đề lớn.Với những yếu tố trên đây, thì việc hiểu nghĩa của từ và khả
năng sử dụng thành thạo từ trong ngữ cảnh khác nhau còn rất hạn chế.
Trong các cách giảng dạy từ vựng thì sinh viên cho rằng việc giáo viên giải thích từng
từ có dùng hình ảnh, sau đó thiết kế thành trò chơi trên lớp là dễ hiểu, dễ nhớ và tạo không
khí vui tươi sinh động nhất.Việc giảng dạy từ mới chỉ giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn nghĩa
của từ trong ngữ cảnh, mà chưa giúp sinh viên sử dụng từ để giao tiếp. Cần phải có nhiều
thời gian và cố gắng rất nhiều của giáo viên và sinh viên.
VI. KIẾN NGHỊ
Đối với sinh viên
Học từ vựng đòi hỏi người học nỗ lực suốt cả cuộc đời. Nhưng bạn không thể học hết
tất cả các từ được. Người học phải rất kiên trì và tìm được phương pháp cho phù hợp với hoàn
cảnh và cách học (learning style ) của riêng mình.
- Có ý thức trau dồi từ vựng hàng ngày
- Tăng cường kỹ năng tra từ điển.
- Cố gắng sử dụng từ đã học trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.
- Học những từ quan trọng theo chủ đề mà bạn đang học
- Học những từ bạn đọc và nghe thấy thường xuyên
- Học những từ mà bạn sẽ thường xuyên muốn sử dụng
- Không học những từ hiếm thấy hoặc không hữu ích
Đối với giáo viên
- Tăng cường giảng từ vựng bằng hình ảnh và trò chơi từ vựng để giúp sinh viên hiểu và dễ
nhớ từ.
- Nên cung cấp cho sinh viên danh sách các từ có tần suất sử dụng nhiều nhất để sinh viên
học có hiệu quả hơn trong khi quỹ thời gian học từ của sinh viên rất hạn chế.
102
- Trong khoảng thời gian cho phép, cố gắng phát âm những từ quan trọng nhất để các sinh
viên nhắc lại (đặc biệt là đối với sinh viên các lớp yếu)
- Giới thiệu các đĩa dạy phát âm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Kỷ Yếu Hội Thảo Tiếng Anh Giao Tiếp Thương MạiVới Lộ Trình Đạt Chuẩn TOEIC’
(2009: 99)
2. Kỷ yếu Khoa Học Tìm Kiếm Các Biện Pháp Kích Thích Sinh Viên Chủ động Và Tích
Cực Học Tiếng Anh (2006: 58).
3. AgnieszkaUberman, The Use of Games For Vocabulary Presentation and Revision
‘Forum’ Vol. 36 No 1, January – March 1998 Page 20.
(
4. Bobby Gunn, TESOL Training Course Articles
(
5. Jackie Acosta Language Education
(http:// www.edubook.com/how-to-build-a-wider-vocabulary)
6. Jo Ann Cope Powell,Tips on Studying a Foreign Language
(
7. Overcoming Barriers to Improving Your Vocabulary: Using Vocabulary Building
Software.
(
8. Thomas Armstrong, Multiple Intelligences.
(
9. Višnja Pavičić Takač, Vocabulary Learning Strategies and Foreign Language Acquisition
.
103
MẪU BẢNG CÂU HỎI
Các em sinh viên thân mến,
Nhận thấy các em sẽ gặp một số khó khăn trong việc học từ vựng, cô đã đưa ra một số cách
học từ vựng để giúp các em trong suốt 2 học kỳ (1 và 2). Vậy cô rất muốn biết được ý kiến của
các em về vấn đề này. Ý kiến của các em rất quan trọng trong việc rút ra những kinh nghiệm
cho cô trong việc giảng dạy cho các sinh viên khóa sau này. Thông tin mà các em cung cấp
sẽ được giữ tuyệt mật (mỗi câu hỏi các em có thể chọn nhiều câu trả lời).
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em.
1. Thuận lợi của em khi học từ vựng:
a. nhiều cách tiếp cận với từ vựng
□
b. em thích học Anh văn
□
c. giáo viên hướng dẫn cách học từ vựng nhiệt tình
□
d. từ vựng có liên quan đến nghề nghiệp sau này □
e. Lý do khác nếu có: ……………………………………………………
2. Khó khăn của em khi học từ vựng:
a. số lượng từ vựng trong mỗi bài học nhiều. □
b. không thích học Anh Văn
□
c. không có đủ phương tiện học từ vựng ở nhà (từ điển, máy vi tính) □
d. không đủ thời gian để học từ □
e. giáo viên ít hướng dẫn, giúp đỡ phương pháp học từ vựng □
f. Lý do khác ……………………………………………………
3. Thời gian em dành cho việc trau dồi từ vựng ở nhà:
a. em không học từ vựng ở nhà □
b. 5-10 phút mỗi ngày □
c. mỗi lần 5 - 10 phút /3 lần / mỗi tuần □
d. mỗi lần 5 - 10 phút /2 lần / mỗi tuần □
e. mỗi lần 5 - 10 phút /1 lần / mỗi tuần □
f. Nếu không, thì em dành bao nhiêu thời gian để học từ vựng: …………… ?
4. Nếu học ở nhà, em thường học từ vựng như thế nào?
a. phát âm từ theo từ điển trên mạng
□
b. phát âm từ theo từ điển trên đĩa
□
c. phát âm theo phiên âm trong từ điển sách
□
d. viết lại từ nhiều lần
□
e. đọc thầm
□
104
f. học từ trong ví dụ
□
g. học nghĩa của từ thông qua các từ đồng nghĩa, trái nghĩa
□
5. Theo em, cách tiếp cận từ vựng nào giúp em hiểu và nhớ từ nhất? (Đánh dấu tầm
quan trọng từ 1 - quan trọng nhất đến 6 - ít quan trọng nhất):
a. tra từ vựng theo nhóm được phân công (Học phần 1) □
b. giáo viên cung cấp từ vựng do sinh viên khóa trước soạn (Học phần 2) □
c. từ điền nhỏ sau mỗi bài ở cuốn Practice Book □
d. giáo viên giải thích từng từ có dùng hình ảnh (sử dụng powerpoint) □
e. cuối mỗi bài, giáo viên giúp sinh viên ôn tập từ vựng thông qua trò chơi từ vựng □
f. em tự tra tất cả từ mới □
6. Việc kết hợp các phương pháp nào giúp em nhớ từ lâu hơn?
a. tra từ vựng theo nhóm được phân công
□
b. giáo viên cung cấp từ vựng do sinh viên khóa trước soạn
□
c. từ điền nhỏ sau mỗi bài ở cuốn Practice Book
□
d. giáo viên giải thích từng từ có dùng hình ảnh (dùng powerpoint) □
e. cuối mỗi bài, giáo viên ôn tập từ vựng đã học, có tổ chức trò chơi từ vựng □
f. em tự tra tất cả từ mới □
7. Việc tra từ vựng theo nhóm được phân công giúp em điều gì?
a. nhớ cách phát âm, nghĩa và cách dùng từ trong ngữ cảnh
□
b. tiết kiệm thời gian tra từ do làm theo nhóm
□
c. giúp nhớ chính tả vì phải tự đánh máy □
d. tăng cường kỹ năng tra từ điển □
e. biết cách dùng từ điển trên mạng □
f. lợi ích khác: ……………………………………………………………
8. Khó khăn của em khi tự tra từ vựng
a. không biết cách sử dụng từ điển Anh -Việt □
b. không biết cách và không quen dùng từ điển trên mạng □
c. không biết cách dùng từ điển Anh-Anh □
9. Việc giáo viên giải thích từng từ có dùng hình ảnh, sau đó thiết kế thành trò chơi trên
lớp giúp em điều gì?
a. dể hiểu và dể nhớ □
b. tạo không khí vui tươi sinh động □
c. tăng cường kỹ năng nghe và nói □
d. lợi ích khác ……………………………………………………………
10. Để việc học từ vựng tốt hơn, em cần phải làm gì?
a. dành thời gian nhiều hơn để học từ một mình □
105
b. dành thời gian nhiều hơn để học từ với bạn
□
c. đọc nhiều, nghe nhiều
□
d. nhờ sự trợ giúp của website speaking 24.com hoặc các website khác
□
e. cách học khác ………………………………………………………………
11. Để giúp em hiểu , nhớ và biết cách sử dụng từ tốt hơn, em muốn giáo viên:
a. phát âm từng từ
□
b. giới thiệu các website trợ giúp phát âm và nghĩa của từ
□
c. dùng hình ảnh nhiều hơn nữa để giải thích nghĩa của từ
□
d. thiết kế nhiều trò chơi từ vựng hơn
□
e. giới thiệu các đĩa dạy phát âm
□
f. đề nghị khác …………………………………………………………………