Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

bài báo cáo thực hành môn- thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.97 KB, 17 trang )

Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ ĐỘNG CƠ
Loại động cơ: 4 kỳ trung tốc, không tăng áp.
Số xilanh: 6
Động cơ dùng để lai trực tiếp máy phát điện.
 Chi tiết tĩnh:
Bệ máy: Bệ máy đúc liền, chứa các ổ đỡ chính.
Thân máy – Block xilanh: Thân máy và block xilanh đúc liền một khối. Trên
thân máy có các van an toàn, chống nổ cacte.
Nắp xilanh: Có khoan các lỗ lắp các xupap, van khí khởi động, lỗ lắp thiết bị đo
áp suất trong xilanh và các khoang nước làm mát.
 Chi tiết động:
Trục khuỷu: Gồm có cổ trục, cổ khuỷu, má khuỷu và các đối trọng, các đối
trọng được đúc rời và lắp vào trục khuỷu bằng 2 bu lông.
Thanh truyền: Gồm có đầu nhỏ, thân và đầu to thanh truyền. Đầu nhỏ và thân
thanh truyền đúc liền, đầu to chia làm 2 nửa và liên kết với nhau bằng 2 bu lông
biên. Bạc lót 2 đầu biên là loại thành dày.
Piston: Gồm phần đầu Piston và phần váy Piston. Trên phần váy Piston có lắp 3
Xéc măng khí và 1 Xéc măng dầu.
 Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Bao gồm, két nhiên liệu, phin lọc, bầu
hâm, máy lọc, két trực nhật, bơm cao áp (là loại rãnh xéo), đường ống
cao áp và vòi phun.
 Hệ thống phân phối khí: Động cơ không được tăng áp nên không có
thiết bị tăng áp khí nạp. Xupap nạp và xả được điều khiển bằng cơ khí, bao
gồm: Trục cam được lai dẫn từ trục khuỷu động cơ, tỉ số truyền là 2:1, cam, đũa
đẩy, đòn gánh truyền lực từ trục khuỷu để đóng mở các Xupap.
 Hệ thống làm mát: Động cơ được làm mát bằng nước ngọt. Hệ thống
gồm: két giãn nở, phin lọc, bơm chuyển, các đường ống, sinh hàn nước
ngọt và các cảm biến nhiệt độ nước vào, ra khỏi sinh hàn.
 Hệ thống bôi trơn: Động cơ được bôi trơn bằng phương pháp vung tóe,


dầu bôi trơn chứa trong cacte máy. Có một bơm tay để bơm dầu bôi trơn
động cơ trong quá trình khởi động.
 Hệ thống khởi động: Động cơ khởi động bằng gió nén. Hệ thống bao
gồm, máy nén gió, phin lọc khí, chai gió, hệ thống đường ống, van khí
khởi động và van khởi động chính.
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 1
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
Bài 1
KỸ THUẬT THÁO NẮP XYLANH, RÚT PISTON, THANH TRUYỀN
1.1 Mục đích yêu cầu:
Tháo động cơ, tháo nắp xylanh, thanh truyền là một trong nhưng công
việc cơ bản của những người làm công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu
thủy. Có thể chỉ là tháo động cơ theo định kỳ để kiểm tra các chi tiết như:
nắp xylanh, sơ mi xylanh, piston, Xecmăng, hay thanh truyền… hoặc là để
sửa chữa, thay thế các chi tiết trên do bị hư hỏng trong quá trình khai thác,
hay theo thời gian sử dụng của từng chi tiết.
1.2 Dụng cụ vật tư cần thiết:
Các loại Cờlê, bulông vòng, dây cáp, bộ gá để rút Piston, Palăng…
1.3 Quy trình thực hành:
Bước 1: Tháo nắp Xylanh:
 Vệ sinh nắp Xylanh.
 Tháo các đường ống nhiên liệu, ống khí nạp, khí xả, khí khởi động…
Dùng nút gỗ bịt kín các ống.
 Đánh dấu vị trí của 4 Ecu so với 4 Bulông
 Sử dụng Cờlê (có thể phải nối thêm ống típ cho dể tháo) để tháo lần
lượt các Ecu theo qui tắc đường chéo. (lượt tháo đầu tiên chỉ nên tháo
khoảng 1/8 - 1/4 vòng).
 Xem kỹ lại đã có thể nhấc nắp Xylanh ra khỏi Block Xylanh chưa?

(đề phòng trường hợp có chi tiết nào đó chưa được tháo ra).
 Lắp chắc chắn bộ Bulông vòng với dây cáp vào nắp Xylanh.
 Điều chỉnh Palăng lại vị trí thích hợp, trùng tâm với tâm Piston. Kéo
Palăng lên nhẹ nhàng, quan sát điều chỉnh thích hợp để nắp Xylanh đi
lên dể dàng và không làm hỏng ren 4 Bulông.
 Kéo nắp Xylanh ra ngoài và hạ Palăng thả nắp xuống nơi ta đã chuẩn
bị trước.
Bước 2: Tháo nửa dưới đầu to biên:
 Đánh dấu vị trí siết của Ecu Bulông biên.
 Via trục khuỷu động cơ đến vị trí thích hợp để dể tháo.
 Sử dụng dụng cụ tháo thích hợp tháo lỏng 2 ecu biên đến khi có thể
tháo được bằng tay.
 Via trục khuỷu đén vị trí ĐCT.
 Bố trí 2 người ở 2 bên thân động cơ, một tay đỡ nửa dưới đầu to biên,
tay kia tháo ecu và rút Bulông biên ra ngoài.
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 2
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
 Lây nửa dưới đầu to biên và nữa bạc dưới ra ngoài.
Bước 3: Rút Piston:
 Vệ sinh sạch sẽ khu vực buồng đốt và đỉnh Piston. Nếu có vết xướt ở
Sơmi Xylanh phải tìm cách thủ tiêu đi.
 Lắp bộ gá một cách chắc chắn lên đỉnh Piston.
 Điều chỉnh Palăng lại trùng tâm với tâm Piston, lắp Palăng vào bộ gá
để kéo Piston và thanh truyền ra khỏi Sơmi.
 Quá trình kéo phải cẩn thận không làm nghiên lệch dây Palăng vì như
vậy có thể làm hỏng mặt gương Xylanh.
 Quá trính lắp ráp động cơ sau khi kiểm tra sữa chữa xong chúng ta
tiến hành với các bước ngược lại với quá trình tháo động cơ đã nêu ở

trên.
 Lưu ý: khi lắp Piston vào Sơmi Xylanh ta phải sử dụng một thiết bị có
dạng ống trụ, một đầu ~ đường kính Sơmi, một đầu loe rộng ra để dể
dàng đưa các Xecmăng vào trong Sơmi Xylanh.
Bài 2
KỸ THUẬT ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG HÌNH HỌC
2.1Mục đích của việc đo các đại lượng hình học:
Việc đo kích thước các chi tiết cũng là một công việc quan trọng trong
quá trình kiểm tra sửa chữa động cơ. Có thể là đo theo định kỳ để kiểm
tra độ mài mòn của chi tiết, hay đo kích thước các chi tiết máy sau khi
được sửa chữa xem có phù hợp hay không…
2.2Dụng cụ vật tư cần chuẩn bị:
Panme đo trong, panme đo ngoài, thước lá, một số dưỡng chuẩn…
2.3 Đo đường kính cổ trục cổ biên, ắc Piston:
Sau khi vệ sinh sạch sẽ chi tiết đo, ta dùng Panme đo ngoài đo đường
kính của cổ trục, cổ biên hay của chốt Piston…đo ở ít nhất là 3 vị trí theo
chiều dài chi tiết, và đo theo các hướng khác nhau để xác định độ côn và
độ Ovan của chi tiết.
Kết quả đo được lập thành bảng và tính toán độ mài mòn của chi tiết, đối
chiếu với kích thước thật của chi tiết trong sách hướng dẫn của nhà sản
xuất xem như vậy là phù hợp với yêu cầu làm việc không hay phải có biện
pháp sửa chữa thay thế…
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 3
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
2.4 Đo độ mài mòn của Piston:
Piston sau khi tháo ra, chúng ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ, và đặt Piston
lên bàn đo. Dùng Panme đo ngoài lần lượt đo Piston tại một số vị trí như
hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiến hành đo Piston phải đo tại mỗi vị trí theo

hai hướng Mũi-Lái, Trái-Phải khác nhau.
Ảnh minh họa các vị trí đo Piston
Bảng kết quả đo Piston:

Vị trí đo Hai bên Mũi-
Lái (A) (mm)
Hai bên mạn Trái-
Phải (B) (mm)
Độ Ovan
(A-B) (mm)
VT1 (ngay mép trên của
Xécmăng khí đầu tiên)
239,15 239,2 -0.05
VT2 (cách mép trên phần
dẫn hướng 0,7 cm)
239,74 239,51 0.23
VT3 (cách VT2 là 3 cm) 239,48 239,59 -0.11
VT4 (cách VT3 là 12 cm) 239,60 239,66 -0.06
VT5 (cách VT4 là 7 cm) 239,64 239,69 -0.05
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 4
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
2.5 Đo khe hỡ giữa xéc măng với rãnh Piston:
Đo khe hở giữa xéc măng với rãnh Piston nhằm mục đích kiểm tra khe
hở giữa các xéc măng và Piston. Vì trong quá trình đọng cơ làm việc thì
giữa Xéc măng va Piston có sự chuyển động với nhau, lâu ngày thì độ
mài mòn sẽ có xu hướng làm tăng các khe hở này. Để đảm bảo độ làm
kín cho động cơ làm việc hiệu quả thì chúng ta phải co biện pháp sửa
chữa, thay thê… Khi các khe hở này vượt quá giới hạn cho phép.

Để đo các khê hở này chúng ta sử dụng thước lá để đo. Đối với động cơ
đường kính Xylanh nhỏ hơn 100cm thí khe hở này vào khoảng 0.15mm.
2.6 Đo độ mài mòn của Sơmi xylanh:
 Mục đích: Đo độ mài mòn của Sơmi Xy lanh là một trong những
việc phải làm trong việc sủa chữa kiểm tra định kỳ động cơ. Độ
mài mòn của Sơmi Xylanh quyết định đến hiệu quả làm việc của
động cơ, độ mài mòn lớn thì dể gây rò lọt khí cháy xuống Caste
làm giảm công suất động cơ. Do đó cần phải đo độ mài mòn của
Sơmi Xylanh để có biện pháp sủa chữa thay thế… Tốc độ mài mòn
Sơmi Xylanh quá nhanh cũng có thể là do Xéc măng không phù
hợp, lực đẩy dọc trục lớn… Để nhận biết kiểm tra sửa chữa các chi
tiết khác.
 Dụng cụ đo: Dưỡng, Panme đo trong. Trường hợp không có
dưỡng thì ta có thể dùng Thước thẳng để đo và chia ra từng vị trí
cần đo trong Sơ mi Xylanh.
Cách đo Sơ mi Xy lanh
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 5
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
Bảng kết quả đo Sơmi Xylanh
Vị trí đo Hai bên Mũi-Lái
(A) (mm)
Hai bên mạn Trái-
Phải (B) (mm)
Độ Ovan (A-B)
(mm)
VT1(cách Xécmăng
trên cùng khi Piston
ở ĐCT là 1 cm)

240,16 240,167 -0.007
VT2 (cách VT1 là 10
cm)
240,1 240,11 -0.01
VT3 (cách VT2 là 10
cm)
240,055 240,13 -0.065
VT4 (cách VT3 là 15
cm)
240,02 240,18 -0.16
VT5 (cách VT4 là
15cm)
240,01 240,06 -0.05
VT6 (cách mép dưới
5cm)
240,002 240,1 -0.098
Bài 3
XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHẾT TRÊN VÀ ĐIỂM CHẾT DƯỚI
3.1Mục đích yêu cầu:
Việc xác định ĐCT và ĐCD là rất cần thiết trong việc kiểm tra sửa chữa
động cơ Diesel. Xác định được vị trí ĐCT và ĐCD sẽ giúp ta xác định và
cân chỉnh được pha phân phối khí, điều chỉnh góc mở sớm đóng muộn của
các Xupap, góc phun sớm của bơm nhiên liệu… giúp cho các quá trình kiểm
tra, sửa chữa, điều chỉnh các thông số của động cơ.
3.2Dụng cụ vật tư:
Thanh kim loại thẳng dài (dài hơn hành trình Piston S một đoạn
>=30cm), thước dây (hoặc sợi dây thông thường), phấn để làm dấu
3.3Quy trình thực hành:
 Đặt thanh kim loại vào vị trí đã tháo vòi phun hay van an toàn… sao
cho thanh kim loại chạm vào đỉnh Piston và phần còn lại nhô lên trên

nắp Xylanh.
 Via động cơ và quan sát chuyển động của thanh kim loại. Khi thấy
thanh kim loại xuống vị trí thấp nhất thì ta đánh dấu trên bánh đà, đó
là vị trí của ĐCD.
 Dùng thước dây để xác định vị trí đối xứng với vị trí mà ta vừa đánh
dấu trên bánh đà, đó chính là vị trí của ĐCT.
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 6
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
 Chúng ta nên thực hiện việc này nhiều lần để việc xác định vị trí các
điểm chết được chính xác hơn.
Bài 4
XÁC ĐỊNH GÓC MỞ SỚM ĐÓNG MUỘN CÁC XUPAP
Đồ thức tròn thể hiện các góc mở sớm, đóng muộn của các Xupap.
4.1 Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra xác định góc mở sớm đóng muộn của các Xupap nhằm mục
đích duy trì góc đóng mở của các Xupap phù hợp với yêu cầu nhà sản xuất
hay phù hợp với chế độ khai thác tải của động cơ, cũng như phù hợp với loại
nhiên liệu đang sử dụng… để đảm bảo công suất động cơ ở mức tốt nhất, sử
dụng nhiên liệu hiệu quả cao nhất.
4.2 Dụng cụ vật tư: Thước lá, thước dây hoặc sợi dây đo.
4.3 Quy trình thực hành:
 Xác định góc mở sớm Xupap xả:
Via trục khuỷu theo chiều tiến của động cơ đến khi thấy Piston Plunger nâng
lên, tức là động cơ đang ở quá trình cấp nhiên liệu, lúc này cả 2 Xupap cùng
đóng, via tiếp theo chiều tiến, đồng thời cho thước lá loại 0.05mm vào khe hở
nhiệt của supap xả, via tiếp trục khuỷu cho đến khi thước lá bắt đầu bị kẹt lại
không dịch chuyển được trong khe hở nhiệt nữa thì ngừng via và đánh dấu trên
bánh đà động cơ. Dùng sợi dây đo chiều dài l cung bánh đà từ điểm vừa đánh

dấu đến ĐCD của xilanh (đo theo chiều quay của bánh đà hoặc đo theo cung
nhỏ). Áp dụng công thức sau để xác định góc mở sớm của Xupap xả:
)(
.
.360
đgqtk
d
l
Π
=
ϕ
Với d là đường kính của bánh đà.
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 7
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
 Xác định góc đóng muộn Xupap xả:
Sau khi xác định được góc mở sớm của supap xả, ta tiếp tục via trục động cơ
theo chiều tiến, ngay khi thước lá có thể dịch chuyển được trong khe hở nhiệt
thì ngừng via trục khuỷu, đánh dấu vị trí trên bánh đà. Dùng sợi dây đo chiều
dài cung
1
l
của bánh đà từ điểm đánh dấu đến ĐCT của xilanh đó (được đánh
dấu trên bánh đà) và đo ngược chiều quay của bánh đà, tức là đo theo cung nhỏ
của bánh đà.
Áp dụng công thức sau để xác định góc đóng muộn supap xả:
d
l
.

.360
1
1
Π
=
ϕ
 Lưu ý: Đối với Xupap hút chúng ta cũng tiến hành tương tự, nhưng
chúng ta phải via động cơ đến cuối hành trình giãn nở sinh công
(Piston gần đến ĐCD) để đo góc mở sớm. Và via động cơ đến cuối
hành trình hút để đo góc đóng muộn của Xupap hút.
Bài 5
KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT CÁC XUPAP
5.1 Mục đích yêu cầu:
Khe hở nhiệt là khe hở giữa đầu mút đòn gánh và cán Xupap. Trong quá
trình hoạt động của động cơ, nhất là quá trình cháy và giãn nở, lượng nhiệt sinh
ra là rất lớn, vì vậy các Xupap sẽ bị giãn ra một lượng nhất định. Nếu không có
khe hở nhiệt thì khi bị giãn dài ra, cán Xupap sẽ chống lên đầu đòn gánh gây
kênh, hở Xupap và làm rò lọt khí trong buồng đốt, dẫn đến làm mất áp suất
trong xilanh. Còn nếu khe hở nhiệt quá lớn thì trong quá trình mở Xupap, các
xupap sẽ mở không cực đại, thời điểm mở Xupap không đúng, gây cản trở dòng
khí lưu động qua Xupap. Người ta xác định khe hở nhiệt trong quá trình khai
thác động cơ là để đảm bảo các hiện tượng nêu trên không xảy ra, nếu so với lý
lịch của động cơ mà khe hở nhiệt đo được của động cơ không nằm trong giới
hạn thì phải tiến hành điều chỉnh lại khe hở nhiệt cho động cơ.
5.2 Dụng cụ vật tư: Thước lá, tua vít dẹp, cờ lê…
5.3 Quy trình thực hành:
 Đo khe hở nhiệt:
Via trục khuỷu động cơ đến vị trí đóng xupap cần đo (thường người ta via trục
khuỷu đến vị trí cả 2 xupap cùng đóng – quá trình nén hoặc giãn nở của Xylanh
GVHD: Vũ Minh Thái

Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 8
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
– để đỡ mất thời gian via trục 2 lần). Sau đó, lần lượt cho các lá thép của thước
lá vào khe hở giữa đầu đòn gánh và cán Xupap theo thứ tự tăng dần chiều dày
của các lá thép, chiều dày của là thép dày nhất cho vào vừa khít khe hở đó
chính là khe hở nhiệt cần đo.
 Điều chỉnh khe hở nhiệt:
Via trục khuỷu động cơ như khi đo khe hở nhiệt, sau đó dùng tua-vit dẹp
xoay vít điều chỉnh trên đầu đòn gánh để tăng khe hở giữa đầu đòn gánh và cán
Xupap, tiếp theo dùng thước lá dày 0.3 mm đặt vào khe hở này sau đó xiết vít
điều chỉnh trên đầu đòn gánh cho đến khi thước lá hơi kẹt lại trong khe hở thì
ngừng xiết, dùng cờ-lê xiết chặt ê-cu hãm vít điều chỉnh lại, đây là cách đặt khe
hở nhiệt cho xupap hút, đối với xupap xả thì làm tương tự, nhưng chiều dày của
thước lá là 0.4 mm.
Bài 6
XÁC ĐỊNH GÓC PHUN SỚM CÁC BƠM CAO ÁP
6.1 Mục đích yêu cầu:
Chúng ta cần một khoảng thời gian nhất định để cấp một lượng nhiên liệu
nhất định vào xilanh. Nhiên liệu cấp vào xilanh sau khoảng thời gian chuẩn bị
cháy sẽ bốc cháy mãnh liệt trong xilanh, thời điểm kết thúc cháy nhiên liệu phụ
thuộc nhiều yếu tố, một trong số đó là thời điểm cấp nhiên liệu, nếu thời điểm
kết thúc cháy của xilanh dài, tức là quá trình cháy kéo dài sang quá trình giãn
nở (cháy rớt) thì nhiệt độ khí xả sẽ tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến các thiết bị
tận dụng nhiệt sau đó, mà trực tiếp nhất là tua-bin khí xả. Cách đơn giản mà
hiệu quả để hạn chế hiện tượng này là cấp nhiên liệu cho động cơ trước ĐCT.
Ngoài ra nếu động cơ được tăng áp thì yêu cầu lượng nhiên liệu cấp cho chu
trình phải tăng lên, do đó phun sớm nhiên liệu vào xilanh là yêu cầu bắt buộc để
đảm bảo quá trình cháy cho xilanh.
6.2 Dụng cụ vật tư: Cờ lê, kiềm, Tua vít…

6.3 Quy trình thực hành:
 Phương pháp màng dầu:
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 9
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 10
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 11
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 12
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
- Đặt tay trang điều khiển vào vị trí cấp nhiên liệu (Run).
- Mở đường dầu cao áp phía trên BCA ra.
- Mở van cấp dầu trên két trực nhật.
- Xả air cho BCA
- Mở van biệt xả trên nắp xilanh.
- Via trục khuỷu theo chiều tiến để màng dầu trên đường ra của
BCA bằng với mép của cửa dầu ra, quan sát khi nào thấy màng
dầu nhũ lên thì lập tức ngừng via, đánh dấu trên bánh đà, sau đó
dùng dây đo cung
l
của bánh đà, từ điểm đánh dấu đến ĐCT
của xilanh đó theo chiều tiến của bánh đà. Áp dụng công thức

sau để tính góc phun sớm nhiên liệu:
d
l
S
.
.360
Π
=
ϕ
 Phương pháp dòng chảy dầu:
- Tháo ống dầu hồi của BCA, dầu sẽ liên tục chảy ra nếu ta mở van
cấp dầu cho BCA
- Via trục cho piston đi lên trong hành trình nén và quan sát. Khi
nào không thấy dòng dầu trào ra ở ống hồi thì ta dừng via đánh dấu trên
bánh đà, sau đó dùng dây đo cung
l
của bánh đà, từ điểm đánh dấu đến
ĐCT của xilanh đó theo chiều tiến của bánh đà. Áp dụng công thức sau
để tính góc phun sớm nhiên liệu:
d
l
S
.
.360
Π
=
ϕ
 Chú ý: phải làm nhiều lần để đánh giá thật chính xác.
 Phương pháp điều chỉnh cho BCA dạng piston rãnh xéo:
GVHD: Vũ Minh Thái

Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 13
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
- Đối với BCA rời: ta điều chỉnh tại bulông điều chỉnh dưới cán piston để
thay đổi khe hở “h” (hình vẽ)
- Đối với BCA dạng cụm: nếu ϕs của tất cả các bơm đều sai giống nhau
thì ta điều chỉnh khớp nối giữa trục BCA và trục lai bơm. Còn nếu sai riêng rẽ
khác nhau thì ta điều chỉnh giống như trong trường hợp BCA rời.
Bài 7
CÂN CHỈNH VÒI PHUN NHIÊN LIỆU
7.1 Mục đích yêu cầu:
Sau một thời gian hoạt động, vòi phun thường xuất hiện các hư hỏng và
khuyết tật sau: Hiện tượng cốc hoá và hư hỏng lỗ phun, cháy đầu phun và
mép của lỗ phun, biến cứng mặt côn của kim phun và đế, kẹt treo kim phun
ở trong thân xước dọc ở bề mặt công tác của kim và thân của đầu phun, tăng
khe hở giữa kim phun và thân do bị mài mòn, nứt gãy và giảm tính đàn hồi
của lò xo, nứt ở thân vòi phun và các chi tiết của bộ phun sương, dập bề mặt
tiếp giáp của thanh đẩy và đầu mút của kim phun. Việc cân chỉnh vòi phun
là việc làm cuối cùng hoàn tất công việc sửa chữa vòi phun. Cân chỉnh vòi
phun để đặt áp suất phun, cũng như độ phun sương của vòi phun.
7.2 Dụng cụ vật tư: Dụng cụ tháo, lắp vòi phun, thiết bị chuyên dụng thử
áp suất phun…
7.3 Quy trình thực hành:
Lắp vòi phun vào trong dụng cụ chuyên dùng, lắp đường ống dẫn dầu từ
bơm dầu vào vòi phun. Dùng tay tác động vào đòn bẩy của bơm dầu, bơm dầu
vào cho vòi phun, lúc này bơm dầu này có tác dụng như một BCA, ngay khi vòi
phun phun nhiên liệu thì đọc trị số áp suất trên áp kế của bơm. Nếu áp suất
phun nhiên liệu không bằng giá trị ghi trong lý lịch động cơ thì dùng tua-vit dẹt
tác động vào “ty” vòi phun để điều chỉnh áp suất phun bằng cách thay đổi lực
GVHD: Vũ Minh Thái

Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 14
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
căng lò xo đặt áp suất của vòi phun. Sau đó lại thử áp suất phun của vòi phun,
cho đến khi đạt được áp suất mong muốn thì dùng cờ-lê để hãm ê-cu hãm vòi
phun lại. Cuối cùng, thử lại áp suất phun lần cuối để chắc chắn “ty” van không
bị xoay làm thay đổi sức căng lò xo trong quá trình xiết bu lông hãm. Nếu thử
lại mà thấy áp suất phun bị thay đổi thì làm lại từ dầu.
Vòi phun sau khi sửa chữa phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng
phun. Tia nhiên liệu tạo ra một đám sương mù mịn. Tia được ngắt một cách dứt
khoát, rõ ràng, khi phun có tiếng rít. Trước và sau khi phun không được nhỏ
giọt nhiên liệu ở đầu bộ phun sương. Trục tâm của chùm tia phải trùng với trục
tâm đầu phun. Chùm tia nhiên liệu phải đảm bảo góc phun, phun đều ở các lỗ.
áp suất phun phải đảm bảo yêu cầu theo hướng dẫn chế tạo động cơ.
Hình minh họa thiết bị thử vòi phun
Bài 8
XÁC ĐỊNH KHE HỞ DẦU BẠC BIÊN VÀ BẠC TRỤC
8.1 Mục đích yêu cầu:
Mục đích đo khe hở dầu là để kiểm tra khe hở cần thiết giữa bạc và trục
chi tiết. Khe hở này đòi hỏi phải có và phù hợp cho bôi trơn ổ trục. Kiểm tra
khe hở dầu cho ta biết được tình trạng mài mòn của bạc và trục như thế nào,
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 15
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.
đã đến lúc thay bạc chưa. Kiểm tra khe hở dầu cung cần thiết trong trường
hợp vừa điều chỉnh, sửa chữa hay thay thế trục, bạc…
8.2 Dụng cụ vật tư: Thước lá, dây chì, dụng cụ tháo nắp che bạc…
8.3 Quy trình thực hành:
 Kiểm tra bằng phương pháp kẹp chì:

Khe hở dầu trong các ổ đỡ của động cơ đốt trong thông thường người
ta đo theo sơ đồ chỉ trên hình. Theo chiều ngang của ổ trục, cổ biên (hoặc
nửa trên của bạc trục, nửa dưới của bạc biên) ta đặt ở 2 ÷3 dây chì 1 (có
đường kính gấp 1,5 ÷ 2 lần khe hở dầu, chiều dài bằng khoảng 3/4 cung
máng lót). Sau đó lắp nửa ổ trên vào cổ trục (nửa dưới vào cổ biên), xiết
chặt theo đúng lực hoặc đúng vạch dầu.

Phương pháp kiểm tra khe hở dầu bằng cách kẹp chì.
Tiếp theo, tháo nửa trên ổ đỡ trục (nửa dưới bạc biên); lấy các dây chì ra
đo chiều dày dây chì ở 3 vị trí (trái, phải và giữa), đó chính là khe hở dầu ta
cần kiểm tra.
 Kiểm tra bằng thước lá:
Khe hở dầu cũng có thể kiểm tra bằng thước lá ở độ sâu 30mm. Sau
khi kiểm tra các giá trị của khe hở dầu thực tế ta so sánh với giá trị khe
hở dầu trong lý lịch của động cơ để có kết luận về trạng thái kỹ thuật của
khe hở dầu thực tế.
Khe hở dầu có thể tính nằm trong giới hạn (cổ trục):
δ = (0,0005 ÷0,0008)d.
Trong đó: d- Đường kính cổ trục (mm).
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 16
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Bài báo cáo thực hành môn: Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa.

Phương pháp kiểm tra khe hở dầu bằng thước lá.
 Lưu ý: Khe hở dầu của bạc trục thì ta đo ở phía trên, nhưng đối với
bạc biên thì ta phải đo ở phía dưới.
GVHD: Vũ Minh Thái
Thực hiện : Nhóm III – Lớp MT07A Trang 17

×