Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Đạo học thiền và nghệ thuật thiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.63 KB, 41 trang )

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
1



ĐẠO-HỌC THIỀN
VÀ NGHỆ-THUẬT THIỀN

Thiền do chữ Hán ( ) phiên-âm chữ Phạn ( Dhyana ), Dhyana ở
tâm-lý-học Ấn-Độ để chỉ-định cho một trạng-thái ý-thức, tức là trạng-thái
đến sau ý-thức phổ-thông, tiếp nối với ý-thức Tam-muội ( Samadhi ) hay
là Giác-ngộ, thuần-túy trực-giác .
Về giáo-lý hay triết-học thì Thiền không có triết-học riêng ngoài
triết-học Đại-thừa Tam-Luận-Tông ( Madhyamika ) hay là Biện-chứng-
pháp Chân-Không ( Sunyata ) .
Nhưng Thiền có riêng một lối diễn-tả giáo-lý Phật khiến cho người
mới thấy tưởng là " Đầu voi đuôi chuột " hay là " Ông nói gà, Bà nói
vịt ". Ví dụ một nhà Sư hỏi :
_ Bồ-đề Đạt-ma từ phương Tây lại là thế nào ?

Sư Tổ liền đáp :
_ Cây thông ở trong sân .
Câu hỏi của đệ-tử có nghĩa là : Chân-lý là gì ? Và câu trả lời của Sư-
phụ ngụ-ý là Chân-lý ở khắp cả mọi vật. Hoặc là Sư-phụ không trả lời vào
câu hỏi của đệ-tử mà muốn phá thẳng vào cái bệnh suy-tư hợp lý nhân-quả
của đệ-tử để thúc đẩy cho đệ-tử phải vượt lên. Hoặc giả cũng có thể nói
rằng Sư-phụ không có ý giải-đáp câu hỏi mà chỉ nhận-định vào sự vật
trước mắt, đi thẳng vào cái hiện-trạng tinh-thần của mình đúng lúc có câu
hỏi đặt ra. Đấy là tất cả bí-quyết của Thiền, là đạt tới cái tâm-trạng hồn-
nhiên khi chưa có hình-ảnh hay ý-niệm nào nổi hiện, gọi là tư-tưởng thình-
lình " Đương hạ nhất niệm " vì chỉ ở cái lúc hồn-nhiên vô-tâm ấy nhà


Thiền-học mới giải-thoát khỏi tất cả trói buộc và đau khổ .
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
2

" Thiền, như Erich Fromm đã toát-yếu lời giới-thuyết của
D.T.Sujuki, là nghệ-thuật nhìn vào tự-tính của mình, nó là một con
đường giải-phóng hệ-lụy ; nó khai-phóng năng-lực tự-nhiên của
chúng ta ; nó ngăn cản ta đi vào điên khùng hay là trở nên bệnh-
hoạn ; và khuyến-khích chúng ta biểu-diễn khả-năng yêu-thường và
hạnh-phúc của chúng ta ."

( Zen is the art of seeing into the nature of one's being ; It is a
way from bondage to freedom ; It liberates our natural energies ; It
prevents us from going crazy or being crippled ; And it impels us to
express our faculty for happiness and love ) .
_ ( Psycho-analysis and Zen Buddhism _ by Erich Fromm
_ ed. Ruskin House ) ( Phân-Tâm-Học và Phật-Giáo Thiền )

Xem thế thì đủ biết phương-pháp Thiền rất độc-đáo và đặc-tính của
Thiền có vẻ bất-định, khó bắt được nó, không cho phép hệ-thống-hóa vào
một triết-học suy-luận nào hết. Thiền-học chỉ nhằm đạt tới cái thực-tại
tuyệt-đối là Chân-Không ( Sunyata ), ở tại ngay nội-tại nơi ý-thức giác-
ngộ, cho nên có ba lý-do để cho nó có tính-cách bất-định, khó giới-hạn,
khó bắt được nó. Cái chân-lý tối-cao Bát-nhã hay Giác-ngộ ấy mà Thiền
cố đạt tới và diễn-tả là chính cái tự-tính vô-hạn, vô-biên ở ngoài hay vượt
quá ý-thức cảm nghĩ, như Lão-Tử viết :

" Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh " .


( Chân-lý có thể thuyết-lý thì chẳng phải chân-lý vĩnh-cửu
Tên có thể gọi ra được thì không phải tên còn mãi ) .

Đấy là Chân-lý tuyệt-đối, bất di bất dịch, không giới-hạn vào các
phạm-trù danh-lý của trí-thức, vừa nội-tại vừa siêu-nhiên .

Lục Tổ Huệ-Năng hỏi Hoài-Nhượng :
_ " Thâm xứ lai ?

Viết : _ " Tung-sơn. "
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
3

Sư viết : _ " Thậm ma vật, nhẫm ma lai ?"

Viết : _ " Thuyết tự nhất vật tức bất trúng "

Sư viết : _ " Hoàn cả tu chứng phủ ? "

Viết : _ " Tu chứng tức bất vô, ô nhiễm tức bất đắc ! "

Sư viết : _ " Chỉ thử bất ô nhiễm, chư Phật chi sở hộ niệm. Nhữ ký
như thị, ngô diệc như thị. Tây thiên Bát-nhã Ba-la sấm : “ Nhữ
túc hạ xuất nhất mã câu, đạp sát thiên hạ nhơn.” Ứng tại chữ
Tâm, bất tu tốc thuyết .
" Nhượng khoát nhiên khế hội. Toại chấp thị tả, hữu nhứt
thập ngũ tái, nhứt chăn huyền ảo. Hậu vãng Nam-Nhạc, đại
xiển Thiền-tông, sắc thụy : Đại Tuệ Thiền-sư ."

Dịch : _ ( Ở đâu lại đây ? )


Bạch rằng : _ ( Ở núi Tung-sơn ! )

Sư hỏi : _ ( Đem vật gì lại đây thế ? )

Bạch rằng : _ ( Nói tựa như là một vật tức là không đúng ! )

Sư hỏi : _ ( Còn có thể tu chứng được không ? )

Bạch rằng : _ ( Tu chứng thì tức có, nhiễm ố thì không được . )

Sư dạy : _ ( Chỉ điều chẳng nhiễm ố ấy là được các Phật hộ-niệm.
Nhà ngươi đã như thế, ta cũng như thế. Câu sấm của ngài Tổ
thứ 27 Bát-Nhã Đa-lai, người Tây-Thiên rằng : “ Dưới chân nhà
ngươi xuất-hiện ra con ngựa con ( Tức Mã-tổ sau này thụ-giáo
Hoài-Nhượng ) đã giết người trong thiên-hạ. ” Ứng ở tâm nhà
ngươi, không nên vội nói .
( Hoài-Nhượng khoát-nhiên hiểu ý, bèn giữ lễ hầu-hạ bên
sư một thời 15 năm, dần dần tới nơi huyền ảo. Sau về Nam-
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
4

Nhạc mở rộng Thiền-tông, sắc phong thụy-hiệu là Đại-Tuệ
Thiền-sư .)
_ ( Pháp-Bảo-Đàn Kinh )

Trên đây là cách-thức học-vấn và truyền-đạt đạo-lý phổ-thông trong
truyền-thống Thiền-học người ta thấy xuất-hiện ở phương Nam nước Tầu,
khởi điểm là cõi Lĩnh-Nam từ khi có Bồ-Đề Đạt-Ma ( Bodhidharma ) từ
Ấn-Độ sang vào thế-kỷ VI. Đạt-Ma thuộc dòng Bà-La-Môn cũng như Tì-

Ni-Đa-Lưu-Chi ( Vinitaruci ) đến Giao-Châu cuối thế-kỷ VI làm Tổ thứ
nhất của Thiền-tông Việt-Nam .

" Khi Tì-Ni mới gặp Tăng-Sán ẩn cư ở núi Tư-Không bên Tầu,
thấy cử-chỉ khác thường trong lòng nẩy ra kính-trọng bèn đến trước
mặt chắp tay đứng ba lần, Tăng-Sán đều ngồi nhắm mắt không nói.
Tì-Ni trong lúc đứng chờ, suy-tư, rồi chợt tỉnh thình-lình như có
được cái gì, liền cúi lạy ba lần. Tăng-Sán chỉ gật đầu lại ba lần mà
thôi. Tì-Ni lùi lạy ba bước thưa : “ Trước nay con không gặp cơ-hội
tiện-lợi, Hòa-Thượng có lòng từ-bi rộng lớn, nên xin hầu-hạ bên
cạnh .”

" Khi Tì-Ni mới từ Quảng-Châu sang Bắc-Ninh đến nghỉ ở
chùa Pháp-Vân, thấy nhà sư Pháp-Hiền, nhìn lâu mà nói :
_ Anh họ gì ?

" Pháp-Hiền đáp : _ Hòa-Thượng họ gì ?

" Tì-Ni lại hỏi : _ Anh không có họ à ?

" Pháp-Hiền nói : _ Họ hẳn là có, Hòa-Thượng làm sao biết được ?

" Tì-Ni mắng : _ Biết để làm gì ?

" Pháp-Hiền chợt tự tỉnh, liền vái lễ, bèn được yếu chỉ Thiền-tông ."
_ ( Theo Thiền-Uyển Truyền Đăng Tập ) .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
5


Xem thế đủ thấy Thiền-tông có một lối giảng-dạy và biểu-diễn độc-
đáo lạ-kỳ về chân-lý hay đạo lý của nó. Cái đạo-lý ấy là đạo-lý Phật-giáo,
nhưng Thiền-học chỉ nhằm có phương-diện thực-nghiệm tâm-linh của
Thích-Ca khi đạt Chính-giác ( Mahasambodhi ) dưới gốc Bồ-đề (Bodhi)
lúc bình-minh. Bởi thế mà Thiền-sư Thông-Biện thời Lý đã trả lời Phù-
Thánh Cảm-Linh-Nhân Hoàng-Thái-Hậu :

_ " Phật giả giác dã. Thử giác bản lai trám nhiên thường trụ.
Nhất thiết hữu sinh giai đồng thử lý. Dãn vi tình trần sở tế, tùy
nghiệp phiêu-lưu chuyển thành chư thú ."

Nghĩa : _ ( Phật là giác vậy. Cái giác-tính ấy vốn thâm sâu vĩnh-cửu
thường-tại. Hết thẩy có sinh đều cùng có cái nguyên-lý ấy. Nhưng vì
tục-trần che lấp, nên tùy theo nghiệp trôi nổi chuyển thành các ý
hướng . )
_ ( Theo Thiền Uyển Truyền Đăng Tập )

Cái tâm-giác ấy là một trình-độ ý-thức thâm sâu, bản-thể tồn-tại luôn
luôn không biến-đổi, vượt quá giới-hạn của tư-duy như kinh-nghiệm trong
lúc ngủ-say, như gương sáng, như nước trong không bị sóng làm vẩn đục.
Cái giác ấy chính là ý-thức đại-đồng, là bản-thể của thế-giới hiện-tượng ví
như nước đối với sóng. Sóng có lên có xuống, có thấp có cao, thiên hình
vạn trạng nhưng nước thì vẫn như thế, đồng-nhất-tính. Sóng muốn thấy
nước, tức là tự thấy mình, thấy chân-tướng của mình là nước thì không thể
đối-tượng-hóa nước với mình mà chỉ phải dời khỏi hình-tướng sóng để trở
về với nước. Sự trở về ấy không phải là vấn-đề thuyết-lý mà là một sự
biến-hóa từ bình-diện ý-thức này sang bình-diện ý-thức khác, một sự
chuyển thành. Cho nên Thông-Biện bảo Phật Thích-Ca khi Ngài sắp vào
Niết-bàn có nói với Văn-Thù rằng :


_ " Ngô tứ thập cửa niên vị tàng thuyết nhất tự.
" Tướng vị hữu sở thuyết da ?
" Nhân niêm khởi hoa chi, chứng giai võng thố, độc Gia-Diếp
Tôn-giả, phá nhan vi tiếu. Phật tri kỳ hữu khế, toại dĩ chính pháp
nhãn tạng phó chi. Thị vi nhất Tổ. Thử sở vị giáo ngoại biệt truyền
chi tâm tông dã ."
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
6

Nghĩa : _ ( Ta suốt bốn mươi chín năm chưa từng nói một chữ.
( Sắp sửa bảo rằng ta có thuyết-lý sao ?
( Nhân lúc ấy Ngài giơ cành hoa lên, quần-chúng đều ngơ-ngác
bối-rối, chỉ một mình Ca-Diệp Tôn-giả nở mặt mỉm cười. Phật biết
ông ta đã khế-hội thông-cảm, mới đem giáo-lý " Chính pháp nhãn
tạng " truyền cho. Đấy là Tổ Thiền-tông thứ nhất, gọi là Tâm-tông
truyền riêng ngoài giáo thuyết . )

Như thế là đi thẳng vào Tuyệt-đối và cái thực-tại tuyệt-đối ấy là
Giác-ngộ, là Bodhi, là Prajna, là Chân-Như, là Sunyata = Không-Hư vậy.
Như thế là " Giáo ngoại biệt truyền ", đặc-biệt của Thiền-tông phương
Nam, như Huệ-Năng đã tự phân-biệt với Thần-Tú qua hai bài kệ sau đây :



" Thân thị Bồ-đề thụ,
Tâm như minh kính đài.
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai ."

Dịch nghĩa : ( Thân-thể ví như là cây Bồ-đề, tức Giác-ngộ,

Tâm ví như đài gương sáng.
Luôn luôn chăm lau chùi,
Chớ để cho bụi trần bám vào .)
_ ( Thần-Tú )


NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
7



" Bồ-đề bản vô thụ,
Minh kính diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai ."

Dịch nghĩa : ( Bồ-đề ( Bodhi ) là tâm giác vốn không phải cây,
Gương sáng cũng chẳng phải đài gương.
Nguyên-lai khởi-thủy không có một vật chi hết,
Ở chỗ nào mà bụi trần bám được ? )

Trên đây là hai trình-độ của ý-thức thực-hiện. Thần-Tú còn ở bình-
diện ý-thức triết-học tri-thức khái-niệm danh-lý, so với Huệ-Năng đã đạt
tới bình-diện ý-thức giác-ngộ thuần-túy Thiền, nghĩa là thực-nghiệm tâm-
linh không đối-tượng, năng-tri và sở-tri nhập làm một .


CÁC BÌNH-DIỆN Ý-THỨC ._
Kinh-nghiệm toàn-diện của sinh-tồn trải qua nhiều bình-diện ý-thức :
Ý-thức thức-tỉnh phổ-thông ; Ý-thức ngủ mộng ; Ý-thức ngủ say. Kinh-

nghiệm thức-tỉnh là khi giác-quan tiếp-xúc với một thế-giới sự vật như có
thật ở bên ngoài. Kinh-nghiệm ngủ mộng là khi các cửa giác-quan đóng
lại, tinh-thần tự đối-tượng-hóa ra một thế-giới sự-vật cũng thật đối với
người đang mộng như sự-vật của giác-quan đối với chính người ấy một khi
thức-tỉnh. Kinh-nghiệm ngủ say thì người ta như chết nếu không còn điệu
thở nhẹ-nhàng, và sau một giấc ngủ say khi người ta tỉnh dậy khoan-khoái,
phảng-phất nhớ lại mình đã trải qua một giấc ngủ ngon. Đời sống hàng
ngày của mỗi người đều trải qua ba điều-kiện phân-biệt trên đây là : Thức ;
Mộng ; Ngủ say, mỗi bình-diện đều có luận-lý riêng của nó, nhưng đều là
hoạt-động của sinh sống cả, đều là các trình-độ của thực-tại .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
8

Một trong các phương-pháp căn-bản của triết-học Phật-giáo và Veda
là để khám-phá thực-chất của chân-lý, của thực-tại tuyệt-đối, bắt đầu
không phải từ " Je pense donc je suis " ( Tôi tư-duy vậy thì tôi có thực ),
mà bắt đầu bằng sự phân-tích kinh-nghiệm toàn-diện, nghĩa là kinh-
nghiệm trong cảnh thức, cảnh mộng và cảnh ngủ say, thụy-miên hay
muộn-tuyệt .

" Ý thức thường hiện khởi
Trừ sinh vô tưởng thiên
Cập vô tâm nhị định
Thụy miên dữ muộn tuyệt ."

Nghĩa là : ( Ý-thức thường hiện lên tác-dụng
Trừ phi khi sinh lên cõi vô-tưởng
Và khi vào hai cõi thiền-định vô-tâm
Khi ngủ say và khi chết ngất . )

_ ( Duy Thức Tam Thập Luận tụng ) .

Ở Tây-phương, người ta chỉ để ý phân-tích kinh-nghiệm trong cảnh
thức-tỉnh, nhưng sự thực ai nấy hàng ngày đều trải qua các cảnh, ngủ say
và ngủ mộng nữa. Như vậy thì cái biết thu-hoạch trong cảnh thức chẳng
qua chỉ là một phần kinh-nghiệm sinh-tồn mà thôi, mặc dầu nó có chính-
xác mấy đi nữa. Chân-lý triết-học phải bao-hàm toàn-thể kinh-nghiệm của
sự sống, không có quyền gạt bỏ một loại kinh-nghiệm nào hết. Một người
ngủ cũng biểu-thị sinh-tồn nhân-loại như một người ở cảnh thức, làm sao
có thể bỏ qua các loại kinh-nghiệm ấy, cũng là một phần chân-lý ?

Trong khi ngủ, hình như chúng ta mất hết ý-thức. Nhưng tỉnh dậy
chúng ta vẫn còn nhớ đã ngủ một giấc ngủ ngon. Sự nhớ lại ấy chứng tỏ có
cái gì ở nơi ta đã chứng-kiến chúng ta ngủ say. Đấy là ý-thức ở một hình-
thức khác vậy, bởi vì sự nhớ lại ấy chứng-minh trong lúc ngủ say vẫn có
cái ý-thức tiềm-tàng để ý-thức hay là nhận biết điều chúng ta không biết,
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
9

vô ý-thức, khi ngủ say, bằng không thì chúng ta không có thể dựng lại
liên-hệ giữa cảnh ngủ say và thức tỉnh để biết rằng chúng ta đã ngủ. Làm
thế nào chúng ta còn có thể nhớ lại sự việc trước khi ngủ để xếp đặt có
thự-tự với sự việc sau một giấc ngủ say khi tỉnh dậy, nếu tinh-thần không
hiện-tại ở hình-thức này, hình-thức khác trong khi giấc ngủ làm gián-
đoạn ?

Sự thực về ý-thức đồng-nhất-tính cá-nhân với tất cả trào-lưu tư-
tưởng, dục-vọng, tính-tình họp thành cái bản-ngã, cái nhân-cách, mỗi khi
ngủ dậy lại xuất-hiện tỉnh-táo, đủ chứng-minh là giấc ngủ không thực làm
gián-đoạn giòng tinh-thần. Nếu không có sự tồn-tục ấy thì chẳng hóa ra

trước khi ngủ ta là một người, tỉnh dậy lại là một người khác ? Cái gì đã
ngừng hoạt-động trong giấc ngủ say thì không phải tinh-thần mà chỉ là một
phương-diện tác-dụng của nó mà thôi. Ở trường-hợp mộng-du mà niên-
lịch y-học ghi chép sự-kiện quan-sát, thì người mộng-du như người ngủ
say, không nhìn bằng mắt, làm những việc phi-thường, chứng-minh có
khả-năng tinh-thần vượt xa khi nó tỉnh thức ngày thường, nhưng nó không
nhớ lại được những kinh-nghiệm ở ngoại-giới của nó như người ngủ
mộng. Vậy thì cái gì đã tự bên trong điều-khiển hoạt-động của nó ? Chúng
ta phải kết-luận là tinh-thần hoạt-động ở hai bình-diện, bình-diện ý-thức và
bình-diện vô-ý-thức. Trong lúc ngủ say tinh-thần không phải vô-ý-thức mà
là yên-tĩnh, hoạt-động của ý-thức lúc thức chưa phát-biểu hết khả-năng của
tinh-thần và tư-tưởng. Cái phần thâm-trầm nhất của tinh-thần không lệ-
thuộc hay bị giới-hạn vào giác-quan mới có thể ý-thức được. Vậy có một
trạng-thái ý-thức khác với ý-thức ở cảnh mộng hay cảnh thức. Vậy thì một
siêu-hình-học hoàn-hảo không thể giới-hạn chữ tinh-thần vào tư-tưởng ý-
thức. Tinh-thần còn vượt xa hơn ý-thức. Câu mệnh-đề của triết-học Duy-lý
Âu-Tây cận-đại : " Je pense donc je suis " ( Tôi tư-duy vậy là tôi có thật ),
đối với triết-học Phật-giáo, mắc phải hai bệnh là cái bệnh Tôi và cái bệnh
Tư-duy. Căn-cứ vào thực-nghiệm ngủ say và mộng-du cũng như thực-
nghiệm tâm-linh ở Thiền-định thì chính Tôi với Tư-duy là nhà tù mê-vọng
mà người tìm thực-hiện chân-lý phải giải-thoát mới gọi là Giác-ngộ vậy .




NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
10

CẢNH THỨC VÀ CẢNH MỘNG ._


" Thế gian hằng như mộng "
( Thế-gian thường như mộng )
_ Lăng Ca Kinh )

Phật-giáo cũng như Veda, quan-niệm thế-giới hiện-tượng là huyền-
ảo không có thật, chỉ có tương-đối với cái ngã giả, pháp giả :

" Do giả thuyết ngã pháp
Hữu chủng chủng tưởng chuyển
Bỉ ỷ thức sở biến ."

( Vì giả nói có ngã, có pháp
Liền có các thứ giả tưởng biến hiện ra
Những tưởng ấy dựa vào thức mà biến ra cả .)
_ ( Thế Thân " Duy Thức Tam Thập tụng " )

Nay thử so-sánh cảnh thức và cảnh mộng xem cái thực-tại ở đấy có
chi khác nhau về tính-chất :

1/. Cả hai cảnh thức và mộng đều chung tính-chất về thực-tại ._

Thông thường các văn-sĩ thế-giới cũng như ở Việt-Nam, người ta cho
đời người là một giấc mộng. Nhưng phần lớn nhân-loại, nếu chẳng phải
hầu hết mắc phải cái bệnh " Chấp thực ", quen với luận-lý A là A không
thể vừa là A vừa là B, cho nên chúng tin ở sự-vật chỉ có ở cảnh thức mới
có thực, còn trong cảnh mộng thì không có thực. Nhưng thực-nghiệm cho
ta thấy rằng suốt trong khi ta mộng, ta có cảm-tưởng về thực-tại cũng rõ
rệt như trong cảnh thức. Thực vậy, ở trong mộng chúng ta cũng biết phân-
biệt cái thực với cái gì không thực, như vậy thì khả-năng phân-biệt là
chung cho cả hai cảnh thức và mộng. Chừng nào người ta còn đang mộng,

thì không những sự vật mộng đối với người đang mộng là có thực mà cả
cảnh mộng cũng cho nó cảm-tưởng thực như ở cảnh thức vậy. Sở dĩ như
thế là vì người mộng trong chính cảnh mộng biết phân-biệt cảnh mộng, ví
như nó mộng trong mộng một lần nữa hay là nó đi vào cảnh ngủ say. Một
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
11

giấc mộng như thế, gồm nhiều điều-kiện khác nhau thì có khác gì điều-
kiện thức tỉnh, vì nó cũng ngụ sự thay đổi và di chuyển từ cảnh này sang
cảnh khác .

Người ta thường cho rằng cảnh thức có thật, bởi vì sau khi tỉnh mộng
hay tỉnh ngủ người ta lại trở về với cảnh thật như trước khi ngủ mộng hay
ngủ say, còn như cảnh vật mỗi giấc mộng lại là cảnh vật khác .

Nhưng suy-luận như thế là lầm, không phải đứng ở quan-điểm cảnh
thức để xét-đoán cảnh mộng, chúng ta phải nghiên-cứu cảnh mộng ở tự
thân nó, như nhà khoa-học nghiên-cứu một vật mẫu trong phòng thí-
nghiệm, trước hết y phải cô-lập-hóa nó đã. Nghiên-cứu mộng cũng thế,
phải tách ra khỏi các trạng-thái khác, như thế chúng ta thấy rằng cảnh
mộng bao giờ còn mộng thì chẳng khác gì một thực-nghiệm của cảnh thức
cả. Nó cũng cho ta trở lại cùng một điểm giữa cảnh mộng như khi ta mộng
một giấc mộng trong khi ta đang mộng. Vậy chúng ta ở trong mộng đi qua
các điều-kiện khác nhau, bấy giờ chúng ta cũng có cảm-tưởng về sự thực,
và cả cảm-tưởng về sự không thực khi chúng ta, trong mộng thấy mất một
vật gì .


2/. Ở cả hai trường-hợp, mộng và thức người ta đều thấy các vật đối-
tượng và các tư-tưởng. Thông thường người ta coi như vật chủ-quan người

ta thấy trong mộng, và khách-quan vật người ta tri-giác ở cảnh thức vì ở
đấy có giác-quan chứng-nhận. Nhưng ở trong mộng người ta cũng tri-giác,
cũng nhìn, cũng nghe, cũng sờ thấy các vật, cũng lý-luận như thường, cũng
tìm giải-pháp cho các vấn-đề Vậy thì về điểm này, trạng-thái mộng
giống hệt với trạng-thái thức. Cả hai cảnh đều có thế-giới vật-chất với thế-
giới tinh-thần, và ở mỗi cảnh, giác-quan hình như thuộc về ngoại-giới.
Cảnh mộng cũng có cả một thế-giới, trời đất, núi sông, xã-hội nhân-quần,
trong cái thế-giới tiểu vũ-trụ ấy, mỗi nhân-vật sinh sống cũng như chúng ta
sinh sống ở cảnh thức. Vũ-trụ mộng đối với người mộng bầy ra cùng một
tính-cách đại-đồng phổ-biến như thế-giới lúc thức vậy .



NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
12

3/. Ý-niệm thời-gian trong cảnh mộng và cảnh thức._

Ở thế-giới lúc thức, sự vật có một tính-chất tồn-tục, chúng ta tri-giác
núi, sông như có từ lâu và còn mãi mãi trong thời-gian. Nhưng nếu chúng
ta không dùng đồng-hồ ở thế-giới thức để đo thời-gian, thì trong mộng
người ta cũng có ý-niệm về tốn-tục, chúng ta mộng cảnh mộng kéo dài
suốt mấy năm. Như vậy thì ý-niệm về thời-gian ở hai trường-hợp đều như
nhau, nghĩa là sự vật tri-giác cũng tồn-tục. Cả đến liên-hệ nhân quả cũng
có ở cả hai cảnh .

Trong mộng chúng ta vẫn ý-thức về thời-gian và cái trò nhân-quả của
sự vật trong mộng. Thế-giới mộng có những hậu-quả hợp-lý riêng của nó,
tuy so với thế-giới lúc thức thì nó có vẻ hỗn-độn. Nhưng nếu xét thế-giới
mộng ở tại bản thân mộng của nó thì sự vật hiện ra ở đấy rất bình-thường.

Chúng chỉ tỏ ra mộng, phi lý chừng nào chúng ta ra khỏi mộng, tỉnh dậy
mà nhìn lại chúng thôi. Trong mộng thấy rơi xuống vực thẳm, chúng ta
cũng sợ chết, bị giặc đuổi, chúng ta cũng chạy, bị bắn, chúng ta cũng chết
như chết thật

4/. Ở trạng-thái thức cũng như ở trạng-thái mộng cả hai chỉ là một tràng
những tri-giác ; và như thế thì chúng qui về những ý-tưởng .

Ở trạng-thái thức, những kinh-nghiệm quá-khứ đối với chúng ta chỉ
là kỷ-niệm. Một kỷ-niệm khác với một giấc mộng ở chỗ nào ? Trong tư-
tưởng triết-học Phật-giáo người ta thông dụng cái thí-dụ " trong bóng tối
người ta nhận lầm cái thừng làm con rắn " kinh-nghiệm về sau tỏ cho
người ta thấy rằng đấy chỉ là tri-giác sai lầm, nhưng con rắn huyễn-tưởng
trong khoảng-khắc trước thì bây giờ ở đâu ? Nó chỉ còn là một kỷ-niệm.
Những kinh-nghiệm mộng cũng như những kỷ-niệm trong cảnh thức, một
khi đã đi qua rồi thì chỉ là một loại kỷ-niệm. Cả hai loại kỷ-niệm đều là
những ý-tưởng .

Người ta có thể vặn lại rằng huyễn-tưởng con rắn ở chỗ cái thừng chỉ
là kinh-nghiệm cá-nhân phần-bộ của một trạng-thái thức, còn như trong
mộng thì kinh-nghiệm ở cả một cảnh-giới. Nhưng chính đấy là huyễn-
tưởng của một quần-chúng trước nhà quỷ-thuật. Nếu chứng-cứ thực-tại về
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
13

một vật ở tại sự-kiện nhiều người chứng-kiến nó, thì sự vật mà chúng ta
tri-giác trong khi nhà quỷ-thuật làm trò cũng có chứng-cứ đó. Nhưng mà
trò quỷ-thuật mất hết giá-trị chính-xác sau khi chúng ta đem so-sánh với
một trạng-thái thực có khác. Vậy mà trong một lúc lâu, cái huyễn-tưởng đã
làm mê-hoặc một số đông khán-giả coi trò quỷ-thuật là có thực, là chính-

xác. Như thế đủ cho ta cái quyền bảo rằng những kinh-nghiệm mộng cũng
như những kinh-nghiệm thức, một khi những kinh-nghiệm thức thuộc về
quá-khứ, không hơn không kém chỉ là những kỷ-niệm, và như thế thì chỉ là
những " ý-tưởng ", những hình-ảnh trong tinh-thần .

Tổng chi, thế-giới ở cảnh thức và thế-giới ở cảnh mộng đều có thể
thu về một kiến-trúc tinh-thần. Ở trường-hợp mê-vọng huyền-ảo lấy cái
thừng làm con rắn thì lúc ấy con rắn thật có cho đến khi chân-lý tự biểu-lộ.
Con rắn kia làm cho ta hoảng sợ vì giữa lúc ấy chúng ta không nghĩ gì về
con rắn là một giả-tạo. Những kinh-nghiệm như thế đủ chứng-minh cái
chân-lý này là những ý-tưởng chủ-quan không có thật, ảnh-hưởng vào
chúng ta chẳng khác gì những sự vật khách-quan có thật. Khi mới lên ba
tuổi, chúng ta đã có một thân-thể, lớn lên, về già, cái thân-thể ấy đã biến-
đổi. Cái thân-thể lên ba, lên mười, hai mươi, ba mươi nay còn đâu ? Hình-
ảnh ấy chỉ còn trong ký-ức. Tất cả những gì ta tri-giác lúc này như có thật
cũng sẽ theo thời-gian chìm vào ký-ức, cũng chỉ là những hình-ảnh của
tinh-thần, những ý-tưởng. Như vậy chúng ta lầm coi sự vật trước mắt là có
thật và những ý-tưởng là không thật. Tư-tưởng cũng như sự vật đều là
những biểu-diễn khác nhau của thực-tại, những phương-diện bổ-túc cho
nhau của sự biểu-hiện. Vậy thì chúng đều có giá-trị thực-tại như nhau .

Nhìn ở quan-điểm kinh-nghiệm thức tỉnh, chúng ta không có thể bảo
được rằng cảnh thức với cảnh mộng như nhau, đồng-nhất. Nội-dung của
mộng là những ý-tưởng, tình-thần tự đối-tượng-hóa ra sự vật bên ngoài.
Nội-dung của cảnh thức tỏ ra một tính-cách thực-tại ; Mộng luôn luôn là
một kinh-nghiệm đã qua, còn thức luôn luôn là ở trong hiện-tại .

Muốn nhận-thức được rằng ở thực-chất nội-dung của mộng và của
thức đều chỉ là ý-tưởng, là biểu-hiện của tinh-thần, thì chúng ta phải tự đặt
mình ra ngoài cả hai trạng-thái, hoặc mộng hoặc thức để phán-đoán.

Chúng ta phải đứng ở ngoài cảnh-ngộ để quan-sát nội-dung của một cảnh-
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
14

ngộ, có như thế mới khách-quan chính-xác vậy. Làm thế nào mà chúng ta
có thể lột bỏ cái ý-thức lúc thức của chúng ta ?

Trong khi ta đương mộng êm-đềm, ta thường tiếp-tục ngủ, nhưng
nếu giấc mộng đưa ta đến một cảnh hãi-hùng thì ta hoảng-sợ mà tỉnh-dậy.
Trong cuộc đời thức của chúng ta cũng thế, chừng nào yên-ổn, phú-quý,
giầu sang, chức cao, sung-sướng, ta sống êm-đềm như giòng nước trôi qua,
chẳng để ý đến ai, chẳng bận lòng suy-tư cảm nghĩ đến cảnh-ngộ nào khác
hay tìm hiểu ý-nghĩa của đời sống. Nhưng chợt xẩy ra việc gì ghê-gớm,
tai-họa chiến-tranh hay cách-mệnh loạn-ly, vợ đẹp chết, con khôn chết,
thân bị tàn-tật v.v Bấy giờ ta mới " tỉnh mộng " bấy giờ ta mới suy-nghĩ
về ý-nghĩa của sự sống, của thân-phận làm người, để rồi tìm đến tôn-giáo,
đến tâm-linh-học, đến triết-học. Vậy thử hỏi có cách gì để ta tự " tỉnh
mộng " đối với cuộc đời thức tỉnh hiện-tại, cũng như ta đang ngủ mộng
chợt tỉnh dậy ví như Đức Phật đã giác mê khải ngộ đối với cuộc đời
Hoàng-tử ( Siddhartha ), có vợ đẹp ( Yasodhara ), con khôn ( Rahula ), gác
tía lầu vàng, tuyệt-vời sung-sướng. Như thế là thoát xác, là bỏ bình-diện ý-
thức nọ sang bình-diện ý-thức kia mà nhà đạo-học Đông-phương gọi là
" Biến hóa khí chất ". Học có đến " Biến-hóa khí-chất " thì mới gọi là
" Đạt đạo " .


***


TRIẾT-LY THỤY-MIÊN

( Ngủ Say )


Như trên kia, Thế-Thân nói đến bình-diện của tinh-thần hầu như
không có ý-thức hay là đúng hơn chúng ta hiện-tại không ý-thức được, ấy
là cảnh " Trời vô tưởng ", " Vô tâm ", " Thụy-miên " và " Muộn-tuyệt ".
Như thế là ta đã sẵn có cái trạng-thái vượt ra ngoài cảnh thức và cảnh
mộng. Nay hãy xét-cứu cảnh ngủ say mà mỗi người chúng ta hàng ngày
vẫn trải qua. Chúng ta đều biết rằng ba-động âm-thanh hay ánh-sáng mau
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
15

quá hay chậm quá thì đối với chúng ta như không nghe thấy gì, không nhìn
thấy gì cả. Lão-Tử viết :

" Ngũ sắn linh nhâm mục manh,
Ngũ âm linh nhân nhĩ lũng ."

( Năm sắc khiến mắt người ta lòa,
Năm tiếng khiến tai người ta điếc ).
Cũng là ngụ ý-nghĩa trên .

Ý-thức cũng tác-dụng như thế, ba-động tinh-thần của trực-giác lúc
ngủ say vì quá mau lẹ hay quá chậm-chạp khiến cho trí-thức tư-duy không
thấy được. Tinh-thần hoạt-động ngoài giới-hạn của tư-tưởng. Tư-tưởng
hạn-chế nó, nó không đến tư-tưởng danh-lý ( conceptuelle ). Tinh-thần
trong lúc ngủ say cũng có một loại ý-thức mà các nhà phân-tâm-học ngày
nay gọi là tiềm-thức hay vô-thức. Sách Trung-Dung viết : " Tiềm tuy phục
hy, diệc khổng chi chiếu " ( Chìm tuy náu ẩn vậy, cũng còn sáng tỏ rõ
ràng ) là để nói về trạng-thái tiềm-tàng của tinh-thần. Tinh-thần ví như

ánh-sáng làm cho các vật hiển-hiện mà tự-thân của ánh-sáng thì vô-hình.
Tinh-thần cho ta ý-thức về tất cả cái gì không phải là nó, chúng ta không
thể thấy được nó bên trong những kinh-nghiệm biến-đổi của ta vì chính nó
không biến-đổi. Chúng ta tri-giác tất cả mọi vật trong tinh-thần như trong
tấm gương, nhưng đứng ở ngoài giới-hạn của giác-quan, chúng ta quan-sát
hình-ảnh sự vật mà không quan-sát thấy tấm gương phản-chiếu sự vật.
Nhưng gương vẫn ở đấy ! " Tâm như minh kính, hoa lai kiến hoa, nguyệt
lai kiến nguyệt ". Đấy là khẩu-hiệu của nhà Phật khi quan-sát nội-tâm hay
ví ( Tâm như gương sáng, bông hoa phản-chiếu thấy bông hoa, vầng trăng
phản chiếu thấy vằng trăng ) nhưng còn chính Tâm thì không thấy vì
không thể đối-tượng-hóa nó được. Nó là như thế, đến đâu cũng không ra
khỏi được cái ý-thức ấy. Nhà khoa-học có thể thấy tất cả thế-giới bao-la
bên ngoài, nhưng không khám-phá ra cái bí-quyết về khởi-thủy của chính
tâm mình, chính ý-thức của mình, bởi vì y chỉ có thể khảo-sát sau khi
chính tâm của y, ý-thức của y đã nẩy sinh mà thôi. Chỉ nhờ có ánh-sáng
tiên-quyết của tâm mình, cái ý-thức mà nhà khoa-học hoạt-động hay suy-
tư. Y không thể quan-sát trực-tiếp được ý-thức của y, chính vì cái ý-thức
ấy y không thể đối-tượng-hóa với nó được. Tất cả tư-tưởng có ở trạng-thái
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
16

tiềm-năng trong tâm, và có ở trạng-thái hiện-thực trong ý-thức. Tâm là
tinh-thần còn ý-thức là tác-dụng của tâm. Chúng ta chỉ biết tâm, tinh-thần
thường thường hiện-tại ( thường tại ) qua những tác-dụng, những tư-tưởng
nó tạo-tác, và qua ý-thức nó phát-xuất trên mặt, cái mà sách Trung-Dung
gọi là Trung ( ) .



" Hỷ nộ ai lạc chi vị phát vị chi trung, phát nhi giai trung tiết vị

chi hòa
" Trung dã giả thiên hạ chi đại bản dã, hòa dã giả thiên hạ chi
đạt đạo dã. Trí trung hòa thiên hạ vị yên, vạn vật dục yên ."
_ ( Trung Dung )

( Mừng giận thương vui chưa phát xuất thì gọi là " Trung " bên
trong, phát-xuất đều trúng tiết-điệu vận-hành điều-lý thì gọi là hòa-
điệu. " Trung " ấy là chỗ gốc lớn của thế-giới, " Hòa " ấy là cho thế-
giới đạt tới đạo-lý. Đến trọn Trung Hòa thì vũ-trụ yên vị, muôn vật
nẩy nở vậy ) .

Và sách Duy-Thức của Thế-Thân cũng gọi đến cái trạng-thái của tâm
vô-thức ấy, là Alaya = Tạng-thức, nghĩa là kho-tàng chứa đựng :

" Sơ Ai-lại-da-thức
Dị thực, nhất thiết chủng ".

Nghĩa là : ( Bắt đầu là cái thức A-lại-da
Thức dị-thực, thức hết thảy các loại ) .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
17

Vậy, ý-thức cảnh thức, ý-thức cảnh mộng không phải là tất cả " Tâm
thức ". Đằng sau và bên trong cái ý-thúc đầu tiên về mình, cái kết-quả đầu
tiên về nhận-thức ngoại-giới, cái hoạt-động đầu tiên của tư-tưởng còn có
một cái " Tâm " mà ý-thức không biết, vì đã có dụng hay tác-dụng thì hẳn
phải có bản-thể trước cả ý-thức cá-nhân trong thời-gian và không-gian.
Chính cái bình-diện tinh-thần ấy mà phân-tâm-học gọi là tiềm-thức
( unconscious ) hay vô-thức, nhờ đấy chúng ta mới có được những hình-

ảnh quá-khứ, những hình-thức tư-tưởng trở lại trong ý-thức để nhớ lại dĩ-
vãng " Thần tri lai, trí tàng vãng " _ ( Dịch Truyện ) ( Thần-thức biết vị-
lai, lý-trí chứa dĩ-vãng ). Cái gì đã liên-hệ bất đoạn quá-khứ, hiện-tại, vị-
lai, nếu chẳng phải cái bản-thể tục-tồn bên trong cảnh thứ, ngủ mộng và
ngủ say, nghĩa là trong lúc ngủ say, tuy vô-ý-thức nhưng vẫn có Tâm hoạt-
động vậy. Chính cái Tâm ấy là nguồn của trực-giác và cảm-hứng nghệ-
thuật .


***


NGUỒN TRỰC-GIÁC VÀ CẢM-HỨNG SÁNG-TẠO

Cái khu-vực tiềm-thức ấy, nơi chưa phát-động của tâm gọi là
"Trung" ấy, phải chăng hoàn-toàn yên-lặng, bất-động ? Ở đấy tinh-thần
vẫn hoạt-động, gọi là tâm-linh, hay như Trần-Thái-Tông thường gọi là
" Tâm tịch nhi tri " ( Tâm yên-lặng mà biết ), như thế thì vẫn hoạt-động
bằng cách-thức khác với lúc thức hay mộng. Nhà toán-lý trứ-danh Pháp
Henri Poincaré đã từng giải đáp cho nhiều bài toán khó-khăn nan-giải bằng
cách quên đi sau khi tập-trung tất cả ý-thức vào chúng. Và sau một giấc
ngủ say, tỉnh dậy ông ta thấy hiện ra giải-đáp cho những bài toán kia tại
trong tinh-thần mình. Chúng ta cũng có khi tìm nhớ lại điều gì đã quên mất
mà không tài nào tìm thấy để rồi thình-lình xuất-hiện trong tinh-thần đang
lúc không nghĩ đến nó nữa. Đấy là trực-giác, nó lóe sáng như chớp nhoáng
trong đêm tối, không có liên-hệ gì hợp-lý với tư-tưởng có trước cả. Nó
không phải kết-quả của thực-nghiệm giác-quan hay là trí-thức suy-luận. Vị
tổ triết-học Tây-phương là Socrate đã hoàn-toàn tin-tưởng vào trực-giác
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
18


của mình. Ông kể lại vận-động trực-giác của ông trong cái án ông bị xử-tử,
nó có một giá-trị triết-học bi-hùng như sau :

" Ông thường đã được nghe tôi nói về lời sấm hay về một
cái điềm gì nó đến cho tôi. Tôi luôn luôn đã được nghe thấy nó từ
thời thơ-ấu. Cái điềm ấy là một tiếng nói nó luôn luôn cấm tôi làm
điều gì tôi đã định làm. Cho tới nay, cái lời sấm thân-mật ấy thường
hay chống-đối tôi, cả đối với những điều vô-nghĩa-lý mà tôi sắp làm
sai hay làm lạc. Hôm nay như ông thấy, nó lại rơi xuống đầu tôi, điều
mà người ta có thể coi như là thông thường người ta tin là tai-vạ
cùng-cực. Nhưng lời sấm không hề chống-đối. Cả từ lúc buổi sớm tôi
ra khỏi nhà cho đến lúc tôi ra tòa án, nó không chống đối một điều gì
mà tôi đã nói, thường có khi nó bắt tôi ngừng giữa câu nói, vậy mà
bữa nay nó không hề chống-đối một điều nào tôi đã nói cả. Tôi giải-
thích ra là điều ấy ? Tôi sẽ nói cho ông hay. Tôi thấy ở đấy bằng
chứng về tất cả điều tôi tuyên-bố, bởi vì điềm thường xẩy ra chắc-
chắn sẽ biểu-lộ nếu tôi đã làm điều gì ác, chứ không phải điều thiện."

Đấy là một lời thống-thiết bi-kịch có quan-hệ đến tính-mạng của
mình để chứng-tỏ cái hiện-diện của lương-tâm, của Thiên-lương tại trong
lòng người ta vậy. Và hơn hai ngàn năm sau, về lời tuyên-bố của nhà tư-
tưởng Mỹ là Emerson, cũng một giọng chân-thành đối với tiếng nói nơi
thâm-tâm, là cái " Tâm tịch nhi tri " ấy :
" Tôi không dám bảo rằng đã nhận được mệnh-lệnh thiêng-
liêng hay là một đại thiên-khải. Nhưng, thời hồi khi tôi lập một dự-
định, khi tôi tính đi du-lịch hay làm một việc gì, tôi khám-phá ở
trong tinh-thần tôi có một sự chống-đối âm-thầm mà tôi không sao
giải-thích được. Tôi bèn dựng lại, nghĩ rằng để cho sự chống-đối ấy
có thể thôi đi ; nếu nó không biến đi thì tôi phải cúi đầu tuân theo nó

vậy . "

Đến như cảm-hứng nghệ-thuật cũng chẳng kém lạ-lùng như trường-
hợp Ôn-Như-Hầu ở việt-Nam : " Một hôm ông cùng các bạn rượu uống
nhiều quá, say li-bì, ai cũng phải sợ, có người đưa việc đến xin ông, ông
vẫn không trả lời, đến lúc Hòa-Trai là em thứ ba của ông, thử đến xin ông
đề cho bài thơ " Túy Trung Ngâm Thi ", hốt nhiên ông đọc ra câu :
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
19

" Say ấy ví dù say thượng cổ,
Thời chi có một Lý tiên-sinh . "

Từ đấy ông tỉnh rượu, mọi người đều mừng, nói : Thật là tâm-thi ."
_ ( Tiều-Sử Ôn-Như-Hầu _ Nam-Phong, số 139 Hán )

Và cái nguồn cảm-hứng ấy đã đem lại cho Nguyễn-Huy-Hổ ( 1783-
1841 ) tác-phẩm văn-nghệ " Mai Đình Mộng Ký " mà ông đã tuyên-bố
mở đầu :
" Dư văn chi hữu đại giác giả, phương hữu đại mộng. Vi tai
ngôn hồ ! Vi tai ngôn hồ !
Phù ! Đại chi thiên địa chi chung thủy, tiểu nhi nhân vật chi
sinh tử, viễn chi cổ kim chi thế biến, mộng chi giác dã. Phù như thị,
tắc sở vị mộng ảo giả, trần giới giả, nghịch lữ giả, hành khách giả,
tư nhân dã, khả dư ngôn mộng dã dĩ hỷ .
" Mai đình mộng ký, ký mộng dã. Mộng chi tiểu dã giả. Tiểu
tiểu mộng tất hữu tiểu tiểu giác. Dư thường vị chúng nhân mộng dã,
chí nhân giác dã. Y ! Dung cự tri ngô chi sở vị mộng giả, vi phi
mộng giả. Dung cự tri ngô chi sở vị phi mộng giả, vi mộng dã ? Thử
Mai đình chi sở dĩ tác dã

" Kỳ mộng dã da ? Kỳ phi mộng dã da ? Duy đại giác giả kỳ
chỉnh chư ?"
_ Linh-Đài lang Nguyễn-Liên-Pha trước )

( Ta nghe nói : Người có tính lớn mới có mộng lớn, lời nói
mầu-nhiệm thay ! Lời nói mầu-nhiệm thay !
(Ôi ! Việc lớn như đầu cuối của trời đất, nhỏ như sống chết của
nhân vật, xa như thế biến của xưa nay, đều là giác trong mộng cả.
Như thế thì những kẻ gọi là mộng-ảo, gọi là trần giới, gọi là hành
khách, gọi là qua đường mới có thể nói chuyện mộng được mà thôi .
( Tập Mai Đình Mộng Ký để ghi chép giấc mộng. Mộng ấy bé.
Mộng be bé, ắt giác be bé. Ta thường bảo kẻ đại chúng mộng, người
đạt đạo là giác. Há biết đâu là kẻ ta cho là mộng lại không mộng, kẻ
ta cho là không mộng lại là mộng hay sao ?
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
20

( Vì thế mà làm ra tập Mai Đình Mộng Ký này vậy ! Đó là
mộng chăng ? Đó chẳng phải là mộng chăng ? Duy chỉ có người đại
giác mới định được . )
_ ( Chàng Linh-Đài - Nguyễn-Liên-Pha tác ) Nguyễn-Huy-Hổ



Bậc Đại-Giác Hiện-Đại Với Thực-Nghiệm Ngủ Say Ramana Maharshi

Đương thời hiện-đại của chủ-nghĩa Khoa-học duy-vật và hoài-
nghi, một thực-nghiệm tâm-linh Đại-giác của Ramana Maharshi ( mất
1950 ) ấn-chứng lại cho thực-kiện tôn-giáo tâm-linh của Đức Phật Thích-
Ca dưới gốc Bồ-đề hơn hai ngàn năm về trước, là một việc hãn-hữu trên

đời .

Trước khi mang tên thành đạo, Ramana-Maharshi có tên là
Venkataraman, một thanh-niên bình-thường miền Nam Ấn, tỉnh Madura.
Một tính nết phi-thường ở người thanh-niên ấy, theo Arthur Osbone là
trong những năm niên-thiếu ông có những giấc ngủ-say lạ lùng. Một trong
hàng tín-đồ của ông, sau này ghi lại trong nhật-ký của mình, chính những
lời nói của Venkataranam mấy năm sau về giấc ngủ ấy khi thấy một người
bà con bước vào tư-thất :

" Thấy ông tôi lại nhớ lại việc xẩy đến cho tôi ở tỉnh Dindigul
khi tôi nhỏ tuổi. Người chú của ông là Periappa Seshaỳar cũng ở tỉnh
ấy. Trong nhà lúc ấy người ta đương sửa-soạn làm cái lễ gì mà tất cả
mọi người đều tham-dự, rồi đến tối thì người ta kéo nhau ra đền. Tôi
ở nhà một mình. Tôi ngồi đọc sách ở gian nhà đàng trước, nhưng
được một lúc thì tôi khoá cửa trước và cửa sổ để đi ngủ. Khi đám
người nhà ở đền kéo về, một lúc sau, họ gọi, họ gào, họ đập cửa,
không gì làm tôi tỉnh dậy được cả. Sau cùng người ta mượn được
chìa khóa ở nhà bên cạnh mở cửa vào, tìm cách đánh đập tôi cho tôi
tỉnh dậy. Tất cả những người trai trẻ tha hồ đánh đập cũng không làm
được tôi tỉnh dậy, cả chú ông cũng đánh thức tôi dậy không được.
Tôi chẳng biết chi hết cho tới sáng hôm sau họ mới kể lại cho tôi
hay .
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
21

" Cũng như việc ấy đã xẩy đến cho tôi ở Madura. Các đứa trẻ
khác cùng tuổi với tôi không dám sờ chạm đến tôi khi tôi thức,
nhưng nếu vì điều gì chúng không bằng lòng tôi thì chúng đến trong
lúc tôi ngủ, khiêng tôi đi bất cứ đâu chúng muốn và đánh đập tôi tha

hồ cho sướng tay. Rồi chúng lại khiêng trả lại tôi vào giường như cũ.
Chỉ đến sáng, sau khi tôi tỉnh dậy, nghe chúng kể lại tôi mới biết . "

Đối với Ramana-Maharshi sau này nhìn lại cái sự kinh-nghiệm đặc-
biệt ấy thì chỉ để cho là vì Ngài có một sức khỏe lành-mạnh tối hảo mà
thôi. Nhiều khi suốt đêm Ngài trải qua trạng-thái nửa thức nửa ngủ như
sống trong mộng. Có lẽ đấy là những biểu-hiện báo trước cho cái thực-
kiện đại-giác sau này của Ngài vậy. Ngủ-say tượng-trưng báo hiệu cho
khả-năng tiêu-cực còn trong tiềm-tàng để rời bỏ tinh-thần mà lăn chìm vào
đáy lòng sâu thẳm ngoài tư-tưởng, ý-niệm, tức là cái tâm vô-niệm. Còn
trạng-thái nửa ngủ, nửa thức như mộng, ấy là khả-năng tự quan-sát mình
một cách khách-quan như là khán-giả chứng-kiến chính thái-độ của mình
biểu-diễn .

Dần dần trong ý-thức lúc thức của người thanh-niên đang trưởng-
thành kia là Venkataraman nổi lên tiếng gọi xa-xăm của ngọn núi thiêng
miền Nam Ấn là ngọn núi Arunachala, thế rồi ý-thức cứ mở dần như sáng
ra, một trạng-thái ý-thức sung-sướng vượt cả bình-diện sinh-lý lẫn tâm-lý,
không chống-đối với hoạt-động của năng-khiếu sinh-lý và tâm-lý hàng
ngày bình-thường. Lời của Maharshi kể lại cái kinh-nghiệm ấy như sau :

" Bắt đầu, tôi tưởng như bị cơn sốt, nhưng tôi quyết-định nếu
đấy là cơn bệnh sốt thì cái cơn sốt ấy rất thú-vị chẳng cần chi phải
tìm thuốc chữa ."

Cái quá-trình kinh-nghiệm nội tâm theo con đường sáng tỏ dần dần
ấy trở nên càng ngày càng rõ, càng ngày càng ý-thức hơn để kết-thúc vào
việc thực-nghiệm về cái Ngã, cái Ta bản-lai diện-mục .

Chính Thánh Maharshi tự mình đã mô-tả việc đã xẩy đến cho mình

như sau :
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
22

" Chừng sáu tuần trước, khi tôi từ-biệt Madura, trong đời tôi đã
sinh ra một biến đổi lớn, sự biến-đổi ấy đến thình-lình. Tôi đang ở
trong một cái buồng trên lầu thứ nhất của nhà ông chú tôi. Ít khi tôi
thấy đau bệnh, và bữa ấy tôi rất khỏe mạnh, nhưng tôi chợt thấy sợ-
hãi về sự chết. Trong mình tôi không có gì cho phép tôi có ý-tưởng
ấy cả, và tôi cũng không tìm-hiểu lý-do, chỉ để mặc nó biểu-diễn
trong tâm hồn tôi. Tôi tự nhủ :
" “ Ta sắp chết đấy ! ” Và bắt đầu suy-nghĩ về điều gì sẽ phải
làm với nó. Tôi không hề nghĩ đến việc thăm Bác-sĩ hay là hỏi-han
bạn-bè, hay là người huynh-trưởng trong nhà. Tôi cảm thấy tôi phải
giải-quyết lấy vấn-đề ấy ngay tại đây .
" Cái xúc-động về sợ chết đã kéo tinh-thần tôi vào trong và tự
nhủ thầm với mình, không thực nói ra lời : “ Này cái chết đã đến, thế
là thế nào ? Cái gì nó đang chết ? Cái thân-thể này ! ” Và tức thì tôi
biểu-diễn tấn bi-kịch của chết xẩy ra. Tôi nằm ruỗi thẳng chân tay
như là tôi chết thật. Tôi bắt-chước cảnh-tượng của một xác chết để
cho sự khảo-sát của tôi xác-thực hơn. Tôi nhịn thở, mím chặt môi lại
để cho không âm-thanh gì có thể xuất ra được nữa, để giữ tôi không
được thốt ra tiếng : " Tôi " hay là một tiếng nào khác. Tôi tự nghĩ :
“ Được rồi,” cái thể-xác này đã chết. Nó sẽ được khiêng ngay đến
chỗ hỏa-thiêu, và rồi được đốt thành tro. Nhưng có phải là tôi chết
với cái thân-thể này không ? Thân-thể này có phải là tôi không ? Nó
im-lặng và bất động, nhưng tôi cảm thấy tất cả sức mạnh của bản-ngã
tôi và tôi còn nghe được cả tiếng nói của cái " Tôi " âm-thầm tự đáy
lòng. Vậy thì tôi là một tinh-thần vượt quá thân-thể. Thân-thể chết
nhưng tinh-thần vượt quá thân-thể thì không có thể bị cái chết đụng

chạm tới được. Thế có nghĩa là tôi là một tinh-thần bất-tử .
" Những ý-nghĩ ấy không phải lờ-mờ bất-lực. Chúng phát ra nơi
tôi rất minh-bạch như là chân-lý linh-động mà tôi tri-giác trực-tiếp,
phần lớn không qua lịch-trình suy-tư. Cái Tôi là cái gì rất thật, sự thật
duy-nhất về trạng-thái của tôi lúc bấy giờ, và tất cả hoạt-động ý-thức
liên-quan đến thân-thể tôi đều tập-trung vào cái " Tôi " ấy. Từ đấy
về sau, cái Tôi, hay là Tự-tính có một sức mạnh lạ-lùng để tập-trung
tất cả sự chú-ý của tôi. Sự sợ chết biến mất tức thì và mãi mãi. Sự
tập-trung vào cái " Tôi " tiếp-tục không gián-đoạn. Các tư-tưởng
khác hiện ra rồi biến đi khác nào như những tiếng của âm-nhạc,
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
23

nhưng cái " Tôi " còn lại như tiếng scruti, làm cơ-bản cho tất cả các
tiếng khác, và tự hòa vào với chúng. Dù khi thân-thể tôi bận nói, đọc
hay làm việc gì khác, tất cả bản-thể tôi vẫn cứ lấy cái " Tôi " làm
trọng-tâm. Trước sự khủng-hoảng kia, tôi không phân-biệt được rõ-
ràng cái Tôi. Và tôi không ý-thức chú-ý vào nó. Tôi không cảm thấy
ý-nghĩa gì về nó hoặc trực-tiếp hay bằng tri-giác. Và tôi lại càng
không có khuynh-hướng luôn luôn tự-tại với nó . "

Đấy là vị sau này trở nên bậc Đại-giác Maharshi, ở tuổi vị-thành-
niên, đã tự làm lấy trong lúc thức, cái kinh-nghiệm mộng, tự mình đối-
tượng-hóa thành hai, cảm thấy ở mình có hai người một lúc : người quan-
sát và người bị quan-sát ; khán-giả và diễn-giả. Chính cái kinh-nghiệm ấy
mà ở Việt-Nam cận-đại, nhà nghệ-sĩ hành-động Nguyễn-Công-Trứ đã
từng-trải và phô-tả ra bài ca bất-hủ, vịnh chữ Nhàn, trong đó có đoạn :

" Ngã kim nhật tại tọa chi địa


Cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi

Ngàn muôn năm âu cũng thế ni
Ai hay hát mà ai hay nghe hát ?
Sông Xích-Bích buông thuyền năm Nhâm-Tuất
Để ông Tô riêng một thú thanh-tao
Chữ Nhàn là chữ làm sao ?

Ở đây tác-giả nhân một lúc xuất-thần cảm thấy cái tâm-hồn đồng-
nhất-thể trải qua thời-gian, không-gian bất di bất dịch, nối tâm-hồn hiện-tại
với các tâm-hồn cổ kim. Đấy là cái Tự-tính bất-biến tại trong tâm-hồn
mình như Maharshi trên đây đã kinh-nghiệm. Bởi thế mà Nguyễn-Công-
Trứ mới tự hỏi ai là người ở nơi mình hay hát, hay hành-động sinh-hoạt ở
đời, khi làm quan, khi làm lính, khi là học-trò nghèo, khi là Doanh-Điền-
Sứ, Tham-tán Quân-vụ Phủ-doãn Thừa-Thiên Ai là người hay nghe hát,
đứng khách-quan ở nơi mình để nhìn ngắm mình múa hát với đời ? Thế là
tác-giả bài hát về chữ Nhàn đã trực-giác thấy có một Tự-Tính siêu-nhiên ở
tại " Linh khâm bảo hợp thái hòa " , không lệ-thuộc vào điều-kiện thời-
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
24

gian, không-gian, mà biểu-hiện ra không-gian thời-gian. Và tác-giả đã nhớ
đến cái thú tự-do ngoài đời của đạo-sĩ họ Tô, đang sống thanh-tao trên
sông Xich-Bích vậy. Đấy là cuộc đời hành-động phụng-sự đưa Nguyễn-
Công-Trứ ở Việt-Nam cận-đại đến chỗ " Vô cầu " mà trực-giác qua tâm-lý
nghệ-thuật đến cái điều-động nhất-thể " tâm-linh bảo-hợp thái-hòa " như
Maharshi qua thực-nghiệm về cái chết để giác-ngộ ở mình có cái Ta đồng-
nhất với tâm-linh tự-tại vậy .

Tri ngã giả, bất tri ngã giả


Người có biết ta hay thì chớ
Chẳng biết ta, ta vẫn là ta.
Linh khâm bảo hợp thái hòa

Sạch không trần lụy ấy là Thần-tiên
Ngang tàng lạc ngã tính thiên

_ ( Thích Chí Ngao Du )

Đấy chính là vấn-đề " Who am I " của Thánh Maharshi Ramana,
sau khi đã trải qua cái thực-nghiệm chết ở thể-xác, đi đến đại-giác, đã giải-
thích cho nhà học-giả Anh là Paul Brunton :

" Brunton : _ Thực ra cái " Ngã " ấy mà ông nói là cái gì ? Nếu
điều ông nói là thật thì phải có một cái " Tôi " khác nữa ở người ta .

" Sri Ramana : _ Có thể nào một người có được hai cá-tính, hai
cái " Tôi " ? Muốn hiểu thấu điều ấy thì trước hết người ta phải tự
mình phân-tích mình. Nó không bao giờ để ý đến cái " Tôi " của nó
một cách chính-xác, bởi vì nó đã quen thói tư-duy như những người
khác tư-duy. Nó không có một ý-niệm đứng-đắn về chính nó. Từ quá
lâu, nó đã tự đồng-nhất mình với thân-thể hay là bộ não của mình.
Bởi thế mà tôi bảo ông phải theo đuổi việc cứu-xét : " Ta là ai ? "
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC
25

_ Ông đòi tôi mô-tả cái Ngã chân-thật ấy cho
ông, tôi biết nói gì được ? Nó là cái Ấy, do đấy mà nổi lên cái ý-
nghĩa về Ngã cá-nhân, nó cũng lại tan chìm vào cái Ấy .


" Brunton : _ Nó tan chìm ? Làm thế nào người ta có thể mất
được ý-niệm về bản-ngã của mình ?

" Sri Ramana : _ Cái tư-tưởng đầu tiên, nguyên-thủy, cái tư-
tưởng đứng ở hàng đầu trong các hàng tư-tưởng khác ở tinh-thần của
tất cả mọi người là cái tư-tưởng " Tôi " . Và chỉ sau khi tư-tưởng
" Tôi " ấy nẩy hiện trong tinh-thần thì các tư-tưởng khác mới có thể
có được. Chỉ sau khi trong tinh-thần có quan-niệm về chủ-từ nhân
xưng đại-danh-từ " Tôi " thì nhân xưng đại-danh-từ " Anh ", " Mày "
mới xuất-hiện. Nếu ông có thể lần theo bằng tinh-thần cái đường dây
của đại-danh-từ nhân xưng " Tôi " , từ lúc khởi-điểm nguyên-lai của
nó, thì ông có thể khám-phá ra rằng, cũng như nó đã xuất-hiện đầu
tiên thì nó cũng sẽ biến đi sau chót. Đấy là một thực-kiện người ta có
thể thực-nghiệm .

" Brunton : _ Ông cho rằng người ta có thể cứu xét như thế nào
trong nội-tâm của mình được ?

" Sri Ramana : _ Hẳn đi chứ. Người ta có thể thâm-nhập vào
bản-thể thân-mật cho đến khi cái ý-nghĩ cuối cùng về " Tôi " dần
dần mờ tắt .

" Brunton : _ Bấy giờ thì còn lại chi ? Lúc ấy người ta sẽ hoàn-
toàn vô-ý-thức hay là trở nên một kẻ ngu-si đần-độn .

" Sri Ramana : _ Không ! Trái lại nó sẽ đạt tới cái ý-thức bất-tử
và nó sẽ trở nên thật hiền-trí, khi nó đã giác-ngộ cái Tự-tính chân-
thật vốn là bản-tính thật của con người .


" Brunton : _ Nhưng chắc hẳn cái ý-nghĩa về " Tôi " cũng phải
thuộc về cái Ấy .

×