1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não nói chung và nhồi máu não nói riêng đang là vấn đề thời sự và cấp bách bởi tỷ
lệ tử vong, tàn phế còn cao và nguyên nhân rất phức tạp. Ở các nước phát triển, đột quỵ
não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau ung thư và tim mạch. Việc cứu sống
tính mạng người bệnh ở giai đoạn cấp tại các tuyến trung ương đã đạt được nhiều thành tựu
khả quan, tuy nhiên điều trị phục hồi chức năng, dự phòng tái phát, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho bệnh nhân còn gặp nhiều khó khăn [12], [36].
Y học cổ truyền Phương Đông cũng như Y học cổ truyền Việt Nam thường mô tả bệnh lý
Tai biến mạch máu não hay Đột quỵ não trong phạm trù “Trỳng phong” (Biển Thước, thế
kỷ 3- 2 trước Công Nguyên) nghĩa là người bệnh đột nhiên “hụn mờ – thốt đảo – bán thân
bất toại” [57], [70].
Trong những thập kỷ gần đây góp phần giảm tỷ lệ: tái phát- tử vong- tàn phế
và phòng ngừa biến chứng xuất huyết não trong ổ nhồi máu cũ, điều trị phục
hồi chức năng liệt, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chức năng lao
động trí óc và thể lực tăng tuổi thọ cho người bệnh. Việc chẩn trị Y học cổ
truyền (YHCT) có vai trò quan trọng đáng tin cậy.
Thiệt chẩn là một phần của vọng chẩn, một nội dung quan trọng trong “Tứ
chẩn” thuộc hệ thống biện chứng luận trị của y học cổ truyền. Y học cổ truyền
Phương Đông luôn coi lưỡi như một bức tranh phản ánh sức khỏe và bệnh tật
(Lưỡi liên quan đến: khí, huyết, tạng phủ kinh lạc trong cơ thể con người). Vì
vậy khi cơ quan tổ chức tạng phủ hay kinh lạc mắc bệnh từ khởi phát, toàn
phát đến hồi phục hay biến chứng tử vong, mọi diễn biến tốt xấu trong quá
trình bị bệnh đều có liên quan đến trạng thái lưỡi.
Từ 1964 đến nay trong nhiều trung tâm nghiên cứu vi tuần hoàn ở Đức, Pháp,
Mỹ và Trung Quốc các tác giả: W.Gotze, 1964; B.Wzweifach-Alarcan, 1970;
R.J.Xtu, 1980 đề cập đến liên quan vi tuần hoàn đầu lưỡi và bệnh lý viêm
gan vi rút mạn tính, được gọi là phương pháp sinh thiết lạnh (sinh thiết không
chảy máu). Do đó việc phát hiện các biến đổi về lưỡi (rêu lưỡi, chất lưỡi, hình
thể và động thái lưỡi) rất được coi trọng, là một trong những yếu tố rất cần
thiết để biện chứng, phân thể bệnh, tiên lượng (sinh tử, nặng nhẹ, nụng sõu)
diễn biến trong điều trị một cách đơn giản và chính xác [1], [22]
Góp phần khách quan hóa việc chẩn trị, lượng húa cỏc vấn đề trong thiệt chẩn
nhằm làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn của y học cổ truyền ở những
bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não sau giai đoạn cấp, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu với hai mục tiêu:
1. Đánh giá trạng thái của lưỡi trên bệnh nhân đột qụy nhồi máu não sau
giai đoạn cấp.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa trạng thái lưỡi với một số chỉ tiêu sinh học
trên bệnh nhân đột qụy nhồi máu não.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LƯỠI THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Cấu tạo lưỡi
Lưỡi là một khối cơ vân được bao phủ bằng một lớp niêm mạc, nằm
trong khoang miệng. Đó là cơ quan vị giác, đóng vai trò quan trọng trong
động tác nhai, nuốt và nói [28], [29].
Các cơ của lưỡi gồm các cơ ngoại lai và các cơ nội tại, là những bó sợi
cơ vân xếp theo 3 hướng: dọc, ngang, đứng. Xen giữa cỏc bú cơ có nhiều
vách liên kết, cỏc đỏm rối thần kinh, nhiều thùy mỡ, nhiều túi tiết nhày, tiết
nước, túi tuyến nước bọt Tư thế của lưỡi phụ thuộc vào các cơ ngoại lai: cơ
cằm lưỡi bám vào xương hàm dưới, tránh cho lưỡi tụt ra sau để không gây tắc
đường hô hấp; phần sau của cơ đẩy lưỡi thè ra trước làm cho lưỡi hạ xuống
được. Cơ móng lưỡi, cơ trâm lưỡi và phần trước của cơ cằm lưỡi làm nhiệm
vụ kéo lưỡi lại [28], [29], [47], [61].
Về hình thể: Lưỡi có đầu lưỡi (đỉnh lưỡi); gốc lưỡi (cuống lưỡi); thân
lưỡi (lưng lưỡi). Thân lưỡi chia làm 2 phần: Phần cố định gắn vào xương
móng và nền lưỡi, phần tự do tham gia vào tiêu hóa và phát âm; phần này chia
ra 2 khúc ngăn cách nhau bởi rãnh chữ V đáy là lỗ tịt (Formen caecum). Khúc
lưỡi phía sau rãnh ở vị trí đứng dọc tạo nên thành trước của hầu. Khúc lưỡi
phía trước rãnh nằm ngang trên nền miệng. Bề mặt lưỡi được phân chia thành
mặt trên, mặt bên (viền lưỡi)và mặt dưới. Mặt trên lưỡi có vết dọc giữa lưỡi
gọi là rãnh giữa lưỡi. ở dọc chính giữa mặt dưới có nếp hãm lưỡi. Hai bên nếp
hãm lưỡi có lỗ tiết của các tuyến nước bọt dưới lưỡi và tuyến nước bọt dưới
hàm [28], [29], [47], [61].
3
1.1.2. Niêm mạc lưỡi
Niêm mạc bao phủ bề mặt lưỡi có cấu tạo khác biệt nhau giữa mặt trên,
mặt bên và mặt dưới lưỡi: Niêm mạc mặt dưới lưỡi mỏng nhẵn, trong suốt,
cấu trúc là lớp biểu mô nhiều tế bào dẹt không sừng hóa. Niêm mạc mặt trên
lưỡi và mặt bên lưỡi dính vào khối cơ lưỡi. Niêm mạc tạo thành cỏc nhỳ lồi
lên trên bề mặt lưỡi trong đó có nhiều mao mạch và các hành vị giác. Mỗi nhú
gồm một khối nhỏ mô liên kết đệm ở bên trong và được bao phủ bởi một lớp
biểu mụ lỏt tầng có sừng hóa một phần [28], [47].
Theo hình thể chia ra bốn loại nhú (nhú dạng chỉ, nhú dạng đài, nhú
dạng nấm và nhú dạng lá): Nhú dạng chỉ: phân bố đều trên bề mặt 2/3 trước
lưỡi, về kích thước là loại nhú nhỏ nhất: dài 0,3 mm, lớp biểu mụ lỏt tầng có
sừng hóa một phần rụng bong ra và theo vào nước bọt. Nhú dạng đài: ở dọc
đường ranh giới mặt trước lưỡi và gốc lưỡi. Cỏc nhỳ dạng đài xếp với nhau
thành hình chữ V, đỉnh là lỗ tịt quay vào trong chia lưỡi làm hai phần: trước
chiếm 2/3 và sau chiếm 1/3 lưỡi. Nhú này có chiều cao 1- 1,5 mm và có
đường kính 1- 3 mm. Nhú dạng nấm: ở đầu lưỡi cú đỏy hẹp, đỉnh xoè như tán
nấm, mỗi nhú cao 0,7- 1,8 mm, đường kính 0,4- 1 mm. Trong khối mô liên
kết đệm có nhiều mao mạch do đó nhú có màu hồng tươi đặc trưng. Nhú dạng
lá: chỉ có ở viền lưỡi trẻ em, mỗi nhú dài 2- 5 mm, lớp biểu mụ lỏt tầng không
sừng hóa, ở khoảng giữa cỏc nhỳ dạng lá là chỗ mở ra của những ống dẫn
nước bọt qua các khối cơ lưỡi. Khi đến tuổi trưởng thành, tổ chức nhú dạng lá
này được thay thế bằng các mô mỡ và lympho [28], [29], [61]
Ở gốc lưỡi (cuống lưỡi), niêm mạc không có cỏc nhỳ, lớp biểu mô
không bằng phẳng, có nhiều chỗ lồi lõm. Trong lớp liên kết đệm, mô lympho
phát triển tạo thành những nang đường kính có khi tới 0,5 cm. Các nang
lympho ở khúc hầu của lưỡi tạo thành hạnh nhân lưỡi và là một phần của mô
bạch huyết quanh hầu (Waldayer) [29], [61].
4
Chức năng xúc giác chỉ có ở nhú dạng chỉ, các loại nhỳ khỏc cũn cú thờm
chức năng vị giác. Trên lưỡi mỗi người có tới 2 vạn nụ vị giác; chúng tập
trung thành từng vùng, mỗi vùng đặc trách về một vị chủ yếu: đầu lưỡi nhạy
cảm với vị ngọt, hai rìa lưỡi nhạy cảm với vị mặn, hai rìa phía dưới của thân
lưỡi nhạy cảm với vị chua, gốc lưỡi cảm nhận vị đắng [30], [47], [60].
1.1.3. Thần kinh mạch máu chi phối
- Dây thần kinh XII (dây hạ thiệt) chi phối vận động các cơ lưỡi. Nhánh
lưỡi của dây V (dây sinh ba) nhận cảm giỏc nụng: núng, lạnh, đau ở 2/3 trước
lưỡi. Dây thần kinh IX (dây thiệt hầu) thu nhận cảm giác vị giác và cảm giác
chung: nóng, lạnh, đau ở 1/3 sau lưỡi. Dây thần kinh VII phụ của dây VII
(dây trung gian) thu nhận cảm giác vị giác ở 2/3 trước lưỡi [8], [9], [61].
Khi thương tổn dây thần kinh vận động của lưỡi (dây XII hạ thiệt) hoặc
có liên quan đến bệnh cơ, thần kinh, tai biến mạch máu não và ở một số trạng
thái nhiễm độc, nhiễm khuẩn mà làm lưỡi co cứng, trực thẳng, khó dịch
chuyển hoặc mềm nhũn, yếu ớt, không tùy ý co duỗi.
- Động mạch nuôi lưỡi (động mạch lưỡi) là nhánh của động mạch cảnh
ngoài. Máu từ lưỡi trực tiếp theo tĩnh mạch lưng lưỡi và tĩnh mạch lưỡi sâu
hoặc gián tiếp (qua tĩnh mạch giáp lưỡi mặt) đổ vào tĩnh mạch cảnh trong [28].
1.1.4. Thụ cảm thể vị giác và nước bọt
Thụ cảm thể vị giác có hình dáng như củ hành trong đó có tế bào nhận
cảm đặc hiệu (2- 6 tế bào) và những tế bào đế. Các nụ vị giác này phân bố ở
cỏc nhỳ lưỡi thuộc đầu lưỡi, viền lưỡi và cuống lưỡi. phần giữa và dưới của
mặt lưỡi không có thụ cảm thể [30], [29], [47].
Có bốn loại vị giác cơ bản: đắng, ngọt, chua, mặn. Mỗi loại chất có vị
kích thích trên những nụ vị giác nhất định. Lưỡi mỗi người có tới 2 vạn nụ vị
giác, chúng tập trung thành từng vùng, mỗi vùng đặc trách về một vị chủ yếu:
đầu lưỡi nhạy cảm với vị ngọt, hai rìa lưỡi nhạy cảm với vị mặn, hai rìa phía
dưới của thân lưỡi nhạy cảm với vị chua, gốc lưỡi nhạy cảm với vị đắng. Sự
5
hỗn hợp của các vị chua, đắng, ngọt, mặn tạo ra vô vàn sự cảm nhận các vị
khác nhau [30], [47].
Nước bọt được tiết chế ra từ ba đôi tuyến lớn: tuyến cạnh tai, tuyến
dưới lưỡi, tuyến dưới hàm và các tuyến nuớc bọt nhỏ nằm trong thành khoang
miệng. Ở người lớn, số lượng nước bọt tiết ra trong 24 giờ khoảng 1- 1,5 lít.
Trong 1000 gam nước bọt thành phần nước là 993 gam, các chất hữu cơ là 5
gam, các chất vô cơ là 2 gam.
Bình thường nước bọt có phản ứng kiềm nhẹ (pH = 7,4- 8) đo theo pH
met. Nhưng nếu trong miệng cú cỏc quá trình men hóa, niêm mạc lưỡi miệng
có mọc nấm thì niêm mạc lưỡi miệng chuyển sang phản ứng axit hóa. Tỷ
trọng nước bọt khoảng 1,004. Sự tiết nước bọt nhằm đảm bảo cho quá trình
tiêu hóa như nhai, nuốt, thủy phân tinh bột. Nước bọt còn có tính sát khuẩn
nhẹ Hoạt động của các tuyến nước bọt được điều tiết bởi cơ chế thần kinh và
thần kinh thể dịch. Những phản xạ không điều kiện làm tăng tiết nước bọt cả
về số lượng, chất lượng nhưng cũn cỏc phản xạ ức chế bài tiết nước bọt bằng
cơ chế phản xạ có điều kiện. Ví dụ: kích thích dây thần kinh hông to, kích
thích đau đều làm giảm hoặc đình chỉ bài tiết nước bọt [5], [30], [61].
1.1.5. Chất lưỡi
Chất lưỡi là toàn bộ khối cơ lưỡi và lớp niêm mạc bao phủ nó. Bình
thường chất lưỡi mầu hồng tươi, do tình trạng mao mạch trong cỏc nhỳ và
dòng máu lưu thông tốt nên lưỡi mềm mại linh hoạt, lưỡi thè ra thụt vào dễ
dàng không lệch vẹo, không liệt [61], [67]
Khi thiếu máu, cú phù là do albumin huyết tương giảm, số lượng hồng
cầu giảm, hemoglobin máu giảm, mầu lưỡi sẽ trắng nhợt. khi có tăng sinh các
huyết quản, có xung huyết màu lưỡi thường sẫm. Nếu có ứ trệ lưu thông
huyết màu lưỡi thường xanh tím. Sự biến đổi hình thể của lưỡi liên quan đến
bệnh lý toàn thân và bệnh lý nội tiết các trạng thái di dạng bẩm sinh về lưỡi.
6
Độ ẩm của lưỡi phụ thuộc vào lượng và thành phần của nước bọt, liên
quan đến hoạt động thần kinh thực vật, thức ăn, thức uống và nhất là trạng
thái bệnh lý toàn thân: lưỡi khô khi cơ thể bị thiếu nước nặng, ỉa chảy, mất
nước hoặc sốt cao, nhất là trong các trạng thái nhiễm trùng nhiễm độc, nhiễm
độc thuốc, rối loạn thần kinh thực vật. Các rối loạn vận động lưỡi liên quan
đến bệnh cơ, thần kinh, tai biến mạch máu não đã có rất nhiều các tài liệu
nói về bệnh lý tại lưỡi và niêm mạc miệng cũng như các biến đổi của lưỡi
trong các bệnh lý nội tiết, bệnh truyền nhiễm, tình trạng thiếu vitamin, các
trạng thái nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng nhất là trong y văn của y học
phương Tây, coi lưỡi như cái gương phản ánh trạng thái của dạ dày và tình
trạng đường tiờu hoỏ. Từ năm 1964-1980 trong nhiều trung tâm nghiên cứu vi
tuần hoàn ở Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, các tác giả W.Gotze(1964),
B.W.Zweifach, A.Larcan (1970)và R.J.Xiu(1980) đã đề cập đến tương quan
vi tuần hoàn động với diễn biến bệnh lý trong đó có vấn đề “Vi tuần hoàn đầu
lưỡi với bệnh lý viêm gan virut mạn tớnh”. Nhưng chúng tôi chưa thấy có tài
liệu y học hiện đại (YHHĐ) nào mô tả lưỡi ở bệnh nhân đột quỵ não [61], [64]
1.1.6. Rêu lưỡi
Rêu lưỡi là phần phủ trên niêm mạc mặt trên lưỡi, được tạo thành do sự
kết hợp của những gai nhú lưỡi đã bị sừng hóa với những mảnh bong của lớp
tế bào biểu mô niêm mạc lưỡi cùng với các tế bào thẩm thấu của nước bọt,
các vi sinh vật sống ở trong miệng và với một số thành phần của thức ăn khi
nhai ở miệng. Bình thường niêm mạc lưỡi sạch không có rêu, sáng bóng mà
ướt hoặc có một lớp rêu trắng rất mỏng, đều.
Rêu lưỡi dày và biến đổi màu sắc là do hiện tượng tăng sinh và sừng
hóa của lớp biểu mô niêm mạc, màu sắc rêu lưỡi cũng có liên quan đến hàm
lượng bilirubin và các yếu tố khác [47], [64].
7
Bong rụng: rêu lưỡi bong rụng thành mảng, có ranh giới rõ ràng, hình
dáng như bản đồ do sự thoái hóa cỏc nhỳ. Lưỡi mất rêu bong rụng, nhẵn trơn
hoặc sáng bóng như mặt gương là do thiểu dưỡng, thiếu máu, albumin của
huyết tương giảm thấp, thiếu hụt các sinh tố, các chất điện giải Na, Ca làm
các tế bào niêm mạc lưỡi chết, rụng hoặc co vỡ với các mức độ khác nhau
trên bề mặt lưỡi [64] [65].
1.1.7. Hình thể lưỡi
Hình thể của lưỡi có liên quan đến tạp khuẩn, một số quá trình bệnh lý
tại lưỡi miệng, các trạng thái dị dạng bẩm sinh về lưỡi hoặc do các bệnh lý
toàn thân và bệnh lý nội tiết.
- Lưỡi mập bệu nhẽo thường do phù nề tổ chức khi albumin trong huyết
tương giảm thấp, do giảm trương lực cỏc nhúm cơ ở lưỡi nên diện tiếp xúc
của bờ rìa lưỡi và đầu lưỡi với mặt trong các răng cú cỏc vết dấu hằn của răng.
Lưỡi to mập bệu chắc nhưng cử động lưỡi khó gặp trong bệnh to mặt và các
chi, lưỡi miệng hầu đầy.
- Nổi gai: là những điểm nốt nhỏ chấm đỏ, phân bố ở đầu rìa lưỡi hoặc
giữa lưỡi do các loại nhú tăng sinh. Bình thường trẻ con có 4 loại gai lưỡi hay
nhú lưỡi đến khi trưởng thành còn 3 loại: dạng nấm, dạng chỉ và dạng đài. Tỳ
theo bệnh lý khác nhau mà 3 loại gai lưỡi tăng sinh phì đại hay teo nhỏ biểu
hiện trạng thái vi tuần hoàn động của tĩnh mạch và mao động mạch: co thắt ứ
trệ hay thoát quản hoặc phù nề xuất huyết.[47], [60].
1.1.8. Độ ẩm lưỡi
Độ ẩm của lưỡi phụ thuộc vào số lượng và thành phần của nước bọt,
liên quan đến hoạt động thần kinh thực vật, thức ăn uống và nhất là trạng thái
bệnh lý toàn thân. Bình thường, lưỡi hơi ướt, độ pH nước bọt và niêm dịch
lưỡi thường 7,4- 8. Lưỡi khô khi trạng thái cơ thể bị thiếu nước nặng (sốt cao,
8
nôn nhiều, mất nước do ỉa chảy, do ra quá nhiều mồ hôi), lượng nước bọt bị
giảm do sự tiết các tuyến nước bọt kém, nhất là trong các trạng thái nhiễm
trùng, nhiễm độc thuốc, bị ức chế thần kinh [5], [47].
Hình 1.1. Cấu tạo của lưỡi [61]
9
1.2. LƯỠI VÀ “THIỆT CHẨN” THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1. Lưỡi theo quan điểm của y học cổ truyền
Lưỡi õm Hán là “thiệt” theo《Linh khu- Kinh mạch》viết: "Lưỡi có
nguồn gốc là cơ nhục". Lưỡi nằm trong khoang miệng, nằm ở thượng tiêu,
lưỡi có chức năng phân biệt vị giác, điều tiết âm thanh, đưa đẩy thức ăn.[67]
Lưỡi liên quan mật thiết với tạng phủ thông qua hệ thống kinh lạc
* Liên quan với kinh lạc
Từ rất sớm cổ nhân đã đề cập đến có mối quan hệ giữa lưỡi và kinh lạc.
Trong《Nội kinh》- một cuốn sách kinh điển - sớm nhất đó cú trình bày rất
nhiều về vần đề này.《Linh khu-Kinh mạch》viết:" Kinh túc thái dương có
nhánh rẽ vào cuống lưỡi"; "Kinh thủ thiếu dương có nhánh vào cuống lưỡi";
"Biệt lạc kinh túc thái âm liên hệ với cuống lưỡi phân tán ra dưới lưỡi"; "biệt
lạc của kinh thủ thiếu âm liên hệ đến cuống lưỡi"; "Thân của kinh túc thiếu
âm, lên đến thận, tương ứng với đốt sống 14 đi ra mạch đới; mạch đi thẳng
liên hệ với cuống lưỡi", lại viết: "Nhánh của túc thiếu âm đi lên liên hệ với
lưỡi; túc thiếu âm thiệt hạ - tức đi dưới lưỡi; túc thiếu âm liên hệ với gốc lưỡi;
túc thiếu âm chi tiêu tại bối du, hữu thiệt hạ lưỡng mạch- tức có hai đường
mạch dưới lưỡi và tiếp xúc ở đầu lưỡi", "Quyết âm là đường mạch của can,
can hợp với cõn, cõn tụ hội ở âm khí mà đường mạch nối ở cuống lưỡi". Dựa
trên nền tảng của《Nội kinh》các tác giả đời sau kế thừa và bổ xung thêm về
mối quan hệ của lưỡi với kinh lạc tạng phủ. Lý Thời Trân viết: "Dưới lưỡi có
bốn khiếu, hai khiếu thông với tâm khí, hai khiếu thông với tân dịch của thận",
Lý Đụng Viờn viết:"Lưỡi thuộc tâm, lại có thể nhận biết ngũ vị, là trong lưỡi
có tỳ", Tôn Cảnh Tư viết: "Lưỡi do tõm khớ làm chủ, tỳ khớ thụng lờn lưỡi,
hai tạng bất hòa, trúng phong tà, thì lưỡi cứng không thể nói; nhiệt cụng lờn
lưỡi thì lưỡi sưng không thể chuyển động, lập tức cú cỏc chứng: lưỡi nặng,
10
lưỡi sưng, lưỡi tê, lưỡi chảy máu " [57], [60], [61], [62], [65]. Tóm lại 12
kinh mạch đều có liên quan mật thiết với lưỡi.
* Lưỡi liên quan với tạng phủ
Lưỡi là mầm của tâm, trong ngũ hành lưỡi thuộc hành hỏa. Trong tác
phẩm《Linh khu - Mạch độ thiên》viết: "Tõm khớ thụng với lưỡi, tõm hòa thì
có thể nhận biết ngũ vị ". Biệt lạc của kinh thủ thiếu õm tõm liên hệ với gốc
lưỡi. Vỡ tõm chủ huyết mạch mà mạch lạc của lưỡi rất phong phú, tâm huyết
vinh lên ở lưỡi nên tình hình vận hành khí huyết của cơ thể có thể được phản
ánh ở màu sắc của chất lưỡi; Tâm chủ thần minh, vận động của lưỡi cũng
nhận sự chi phối bởi chức năng chủ thần minh của tâm, do đó vận động của
lưỡi có linh hoạt tự do hay không, lời nói rõ ràng hay không, điều này có quan
hệ mật thiết với hoạt động tinh thần. Nên mối quan hệ giữa lưỡi với tâm, thần
rất là mật thiết, có thể phản ánh bệnh biến của tâm và thần [41], [65], [67].
Lưỡi là biểu hiện bên ngoài của tỳ. Kinh túc thái âm tỳ liên hệ với gốc
lưỡi, tán ở dưới lưỡi, lưỡi nằm trong khoang miệng nên nhận biết được vị giác,
《Linh khu - Mạch độ thiên》viết: "Tỳ khớ thụng với miệng, tỳ hòa thì miệng
có thể nhận biết ngũ cốc". Y học cổ truyền cho rằng: Rêu lưỡi được hình
thành là do vị khí chưng phát cốc khí thừa lên mặt lưỡi, tương ứng với chức
năng vận hóa của tỳ vị như Chương Hư Cốc nói: "Tỳ vị nằm ở trung tiêu, tà
vào vị thì sinh rêu, như cỏ mọc trên mặt đất". Lưỡi nhận được sự nuôi dưỡng
đầy đủ từ khí huyết, nên lưỡi có thể phản ánh thịnh suy của khí huyết, thông
qua đó liên quan trực tiếp đến công năng tỳ chủ vận hóa-hóa sinh khí huyết
[61], [62].
Ngoài ra, các tạng phủ khác như Can tàng huyết, chủ cân; Thận tàng
tinh thông qua đường kinh liên hệ với lưỡi vì vậy các tạng phủ một khi phát
sinh bệnh biến, ở lưỡi cũng có thể phát sinh biến đổi tương ứng. Do đó quan
sát biến đổi ở lưỡi cũng có thể dự đoán được bệnh biến của tạng phủ.
11
Hình 1.2. Các đường kinh lạc liên quan với lưỡi [61]
Hình 1.3. Liên quan giữa lưỡi với kinh lạc và tạng phủ [61]
12
1.2.2. Nguồn gốc và vị trí của thiệt chẩn
Thiệt chẩn đã có lịch sử lâu đời từ hơn 2000 năm trước đây, đặc biệt trong
bộ sách 《Hoàng Đế Tố Vấn》đó có ghi chép về vọng thiệt chẩn bệnh. Như
trong 《Linh khu - Ngũ duyệt ngũ sử》 có ghi: bệnh tâm lưỡi co ngắn… Sách
《Tố vấn - Thích nhiệt luận》 có ghi: "bệnh phế nhiệt lưỡi vàng" [60]. Sách
《Nội kinh》 thường thiên về chất lưỡi và hình thể lưỡi [57]. Đến thời Chiến
Quốc cũng vẫn chú trọng ghi chép về chất lưỡi và hình thể lưỡi. Đến nhà
Đông Hán thỡ đó phát triển thêm một bước về thiệt chẩn và mãi đến thế kỷ
thứ XIII mới có những bài chuyên về thiệt chẩn như 《Ngao Thị Thương Hàn
Kim Kinh Lục》, sách này đăng 36 loại bệnh thái về lưỡi, đặt cơ sở cho việc
chẩn đoán qua lưỡi. Đến nhà Thanh, do học thuyết về bệnh dịch phát triển đã
thúc đẩy sự nghiên cứu thiệt chẩn và thiệt chẩn được ứng dụng rộng rãi [65],
[67].
Ở Việt Nam từ thế kỷ XVIII, Lê Hữu Trác (1720 -1791) hiệu là Hải
Thượng Lãn Ông, với bộ sách 《Hải Thượng Y Tụng Tõm Lĩnh》trong phần
vọng chẩn gồm quan sát thần sắc, thể trạng, động thái, mắt, mũi, môi, lưỡi là
biểu hiện tính thừa kế, tính phát huy sáng tạo những tinh hoa y học ở trong
nước và nước ngoài thời đó [46].
Thiệt chẩn gồm quan sát: rêu lưỡi (màu sắc, dày mỏng, khô ướt ), chất
lưỡi (màu sắc, tính chất, hình thể, động thái ), mạch máu lưỡi (hình thái, màu
sắc ) và tham khảo bộ vị của lưỡi để xét bệnh tạng phủ. Trên lâm sàng nói
chung, xét hư thực của tạng phủ thì chú trọng xem ở chất lưỡi, xét bệnh tà
nụng sõu hoặc vị khớ cũn hay mất thì chú trọng xem ở rêu lưỡi [49], [59],
[64].
1.2.3. Nội dung của thiệt chẩn
Bao gồm, quan sát chất lưỡi, rêu lưỡi và tham khảo bộ vị của lưỡi để
xét bệnh tạng phủ. Trên lâm sàng nói chung xét hư thực của tạng phủ thì chú
13
trọng xem ở chất lưỡi, xét bệnh tà nụng sõu hoặc vị khớ cũn hay mất thì chú
trọng xem ở rêu lưỡi.
1.2.3.1. Quan sát chất lưỡi.
Đánh giá trên 4 chỉ tiêu: thần, sắc, hình thể và động thái của lưỡi. Bình
thường lưỡi có thần, sắc hồng sáng, hình thể săn chắc mà mềm mại, động thái
linh hoạt.
* Thần của lưỡi:
Biểu hiện sinh khí của cơ thể, có thể đánh giá qua sự “ tươi, khụ” của
chất lưỡi. Chương “Biện về thần khí lưỡi” trong sách Biện thiệt chỉ nam nói:
“Tươi nhuận thời tân dịch đầy đủ, khô khan thời thiếu tân dịch” [26], [60].
* Sắc của lưỡi:
Biểu hiện tình trạng thịnh suy cũng như sự lưu thông của khí huyết;
đồng thời cũng phản ánh tính chất hàn nhiệt của cơ thể người bệnh. Khi sắc
lưỡi nhợt là huyết hư, dương hư hoặc hàn chứng. Nếu sắc hồng so với lúc
bình thường thường là hư nhiệt. Sắc lưỡi đỏ thuộc về thực nhiệt. Sắc lưỡi đen
thể hiện cực hàn hoặc cực nhiệt. Sắc lưỡi màu xanh lam là do khí huyết lưỡng
hư. Sắc lưỡi xanh tím thường do huyết ứ [22], [49], [60], [67]
* Hình thể:
Quan sát hình thể của lưỡi có thể đánh giá trạng thái hư thực của cơ thể
bệnh: nếu lưỡi săn chặt là thực chứng, gai lưỡi nổi cao là nhiệt tà kết tụ bên
trong, nhiệt tà càng nặng thì gai càng to càng nhiều. Có thể căn cứ vào bộ vị
nổi gai mà phân biệt trong năm tạng, tạng nào nhiệt hơn.
- Lưỡi mà săn chặt, vân lưỡi thô không kể màu rêu ra sao thuộc về thực
chứng; Lưỡi mà mềm bệu, vân lưỡi nhỏ bé tinh tế hoặc ở đầu và rìa lưỡi có
vết nứt, cú cỏc dấu hằn của răng thuộc về hư chứng.
- Lưỡi teo nhỏ, mỏng gầy mầu hồng nhạt là khí huyết thiếu. Lưỡi to bè,
đầy béo, phần nhiều do đàm ẩm, hoặc là thấp nhiệt uất tích bên trong.
14
- Gai lưỡi: bình thường gai lưỡi mềm là do phế khí hợp với chân hoả
của mệnh môn mà sinh ra. Khi lưỡi không có gai mềm hoặc cú ớt là chính khí
đã hư. Nếu trên mặt lưỡi có gai nhọn nổi lên cao, sờ vào cảm giác kích thích ở
tay là hiện tượng nhiệt tà kết tụ bên trong, nhiệt uất kết càng sâu càng nặng
(sốt rất cao) thì gai mọc càng nhiều càng to, thường gặp ở viêm phổi cấp
Căn cứ vào bộ vị nổi gai mà phân biệt bệnh ở trong hay ở ngoài, tạng nào
nhiệt hơn như nổi gai ở đầu lưỡi là nhiệt ở tâm, ở giữa lưỡi là nhiệt ở tỳ vị.
Xem gai lưỡi cũng cần phối hợp với rêu lưỡi và chất lưỡi như nổi gai mà kèm
theo rêu đen là nhiệt nặng hơn vàng đậm, như có gai mà thấy chất lưỡi đỏ
thẫm thì không những tà nhiệt cực thịnh mà phần âm dịch cũng hao thương.
- Vết nứt, vết loét trợt: những khe rãnh, vết nứt nẻ trên bề mặt lưỡi
phần nhiều là do âm huyết hư nhiệt thịnh (sốt cao, mất nước, suy dinh
dưỡng ). Lưỡi màu đỏ sẫm mà có nếp nhăn nứt phần lớn do nhiệt thịnh
thương tân hoặc âm hư dịch cạn. Lưỡi trắng nhạt mà có nếp nhăn nứt phần
lớn do huyết hư nờn khụng nhuận. Lưỡi trắng nhạt mà mềm bệu, rìa lưỡi có
ấn răng và nếp nhăn nứt phần lớn do tỳ hư thấp trệ [47], [60], [67].
- Trên mặt lưỡi mọc lên những nốt ban xanh tím hoặc tím đen, to nhỏ,
hình thù khác nhau mà không nổi lên khỏi mặt lưỡi thì gọi là ban ứ huyết
không kể nốt đỏ, đen hay trắng đều do thấp nhiệt độc uất ứ lại trong huyết.
Những điểm trắng là do tỳ vị khí hư mà nhiệt thịnh cụng lờn, dấu hiệu sắp
thối rữa; những điểm đen là do nhiệt trong huyết, khí huyết uất trệ, bệnh
ngoại cảm có sốt phần lớn là sắp phát ban, bệnh nội thương đa phần là
chứng huyết ứ [22], [26], [47], [60], [64].
* Động thái
Động thái của lưỡi mềm mại linh hoạt thể hiện tân dịch đầy đủ khí
huyết lưu thông. Bệnh lý hay gặp:
15
- Lưỡi cứng: là đầu lưỡi cứng đờ, tiếng nói khó, vướng rít không rõ là
do nhiệt nhập tâm bào, nhiệt thịnh hao âm hoặc do đờm trở tắc đường lạc
mạch của lưỡi, cũng có thể do khí huyết hư. Bệnh ngoại cảm cũng như tạp
bệnh đều có thể phát sinh lưỡi này.
- Lưỡi lệch: lưỡi không đúng vị trí, thè rụt lưỡi không đưa ra trở lại
theo đúng với đường giữa hoặc đầu và thân lưỡi lệch về một bên khi thè ra
ngoài thường gặp ở bệnh nhân trúng phong.
- Lưỡi run: Là đầu lưỡi cứ run không yên, nếu lưỡi run nhẹ là do khí hư
huyết ít, can phong động ở trong hoặc do tâm tỳ hư, nếu lưỡi run mạnh bần
bật mà sắc đỏ hồng là can nhiệt phong động.
- Lưỡi rụt: Có hiện tượng teo cỏc nhúm cơ lưỡi, lưỡi co rụt vào được
mà không thè dài ra được, nếu lưỡi ướt nhuận là hàn ngưng ở cân mạch, nếu
lưỡi to bệu nhớt dính là đờm thấp trở tắc, nếu lưỡi đỏ là nhiệt bệnh hại tâm.
Lưỡi rụt không nói được là bệnh nguy kịch [26], [61], [60], [65].
* Tĩnh mạch dưới lưỡi
Bề mặt dưới của lưỡi có thể quan sát thấy tĩnh mạch lưỡi sâu là nhánh
đổ về tĩnh mạch lưỡi. khi quan sát mạng lưới tĩnh mạch dưới lưỡi có thể biết
được màu sắc và hình thái của mạch máu để chẩn đoán bệnh. Bình thường
tĩnh mạch dưới lưỡi có đường kính khoảng 2,7 mm, màu hồng nhạt [22], [66].
- Nếu tĩnh mạch dưới lưỡi màu tím nhạt, nở ra cong queo hoặc nổi lên
những hòn cục nhỏ là hàn ngưng đọng ở huyết mạch hoặc dương khí không
vận hành trong chứng trúng phong bán thân bất toại, thủy thũng, kinh bế
- Nếu tĩnh mạch dưới lưỡi màu đỏ tím kèm theo to, dài, cong trương lên là
thấp trở huyết ứ thường trong ôn bệnh, nhiệt vào doanh huyết, ung nhọt ngoại
khoa, ứ đọng hoàng đản do thấp nhiệt, băng lậu, đầu thống, huyễn vựng
16
- Nếu tĩnh mạch dưới lưỡi màu tím xanh hoặc đỏ thẫm, thân chính cứng
chắc, hình mạch to dài, lạc mạch nhỏ lại trương lên hiện rõ hình túi hoặc hình
trụ túi là chứng khí trệ huyết ứ hoặc cú kốm đàm trở huyết ứ trong chứng táo
bón, chứng tích, quyết tâm thống.
- Nếu tĩnh mạch dưới lưỡi màu tím sẫm hoặc tím đen, ứ trệ trương to,
đi vòng vèo hoặc có nốt ban, nốt lấm chấm ứ đọng, cỏc võn vệt, nốt xuất
huyết thì cần phải nghĩ đến khả năng bị các loại ung thư ác tính.
Quan sát tĩnh mạch dưới lưỡi có giá trị quan trọng đối với việc chẩn
đoán huyết ứ. Nếu mạch lạc dưới lưỡi mà cong queo, căng lên dữ dội và phân
nhánh nhiều hoặc có kèm theo màu tím xanh thường là có tình trạng huyết
dịch ứ trệ, các loại bệnh lý như khí trệ huyết ứ, hàn ngưng đọng ở huyết mạch
hoặc đàm ứ gây trở ngại đến lạc mạch đều có thể thấy rõ hiện tượng này [66].
* Phân vùng ở lưỡi
Căn cứ theo học thuyết kinh lạc và nguyên tắc “trờn đại diện cho trên,
dưới đại diện cho dưới”, cổ nhân có hai cách chia bề mặt của lưỡi ra các khu
vực liên quan với tạng phủ:
- Phân định khu vực theo tam tiêu, kinh vị: đầu lưỡi thuộc thượng quản,
giữa lưỡi thuộc trung quản, cuống lưỡi thuộc hạ quản.
- Phân định khu vực theo tạng phủ: học thuyết của các y gia có chỗ hơi
khác nhau. Chỗ giống nhau là gốc lưỡi thuộc thận, phần giữa lưỡi thuộc tỳ vị,
đầu lưỡi thuộc tâm, chỗ khác nhau là can với phế [47], [49], [67].
17
Hình 1.4. Tương quan lạc mạch tạng phủ dưới lưỡi [61]
Mã Thiện Nhi (1959) cho rằng đầu lưỡi thuộc tâm phế, hai bên lưỡi
thuộc can đởm, giữa lưỡi thuộc tỳ vị trong đó trung tâm của lưỡi thuộc vị,
xung quanh trung tâm thuộc tỳ, cuống lưỡi thuộc thận. Cũng có một số tác giả
khác cho rằng chót lưỡi thuộc tâm phế, rìa lưỡi bên trái thuộc can, rìa lưỡi bên
phải thuộc đởm [49], [60], [65], [58].
* Độ nhuận và màu sắc của chất lưỡi
Thần của lưỡi biểu hiện chủ yếu ở chất lưỡi, đó là bề mặt lưỡi phải tươi
nhuận và linh hoạt. Trong sách《Biện thiệt chỉ nam》viết: Khi lưỡi tươi
nhuận tân dịch đầy đủ là lưỡi có sinh khí, màu đỏ vừa, có ánh sáng quang còn
18
gọi là có thần, đây là dấu hiệu tốt. Khi lưỡi khô mờ không nhuận thiếu tân
dịch và lưỡi cứng, khụng cú sinh khớ, không phản sỏng cũn gọi là mất thần,
đây là dấu hiệu xấu. Quan sát màu sắc lưỡi để đánh giá tình trạng thịnh suy,
sự lưu thông của khí huyết, đồng thời phản ánh tính chất hàn nhiệt của cơ thể
người bệnh [47], [60], [67]
- Sắc lưỡi hồng nhuận (đỏ nhạt): Chất lưỡi hồng, trong nền trắng để lộ
màu đỏ, màu đỏ vừa phải, sáng tươi, đó là hiện tượng có đủ khí huyết nuôi
dưỡng, là lưỡi bình thường. Người xưa coi lưỡi là mầm của tâm, đỏ là khí của
tâm, nhợt là khí của vị, được đỏ mà sáng tươi là triệu chứng bình thường [40].
- Sắc lưỡi hồng nhợt (trắng nhạt): Màu lưỡi đỏ ít trắng nhiều, nhợt nhạt,
thậm chí không có màu máu là do dương khí không đầy đủ, chức năng sinh
húa õm huyết kém, sức lực để vận hành máu yếu. Lưỡi trắng nhợt là huyết hư,
dương hư hoặc hàn chứng. Sắc lưỡi nhợt mà ướt trơn là hàn. Trong các rối
loạn dinh dưỡng, thiếu máu và một số bệnh nội tiết như phù niêm dịch Có
thể thấy loại lưỡi hồng nhợt này.
- Sắc lưỡi hồng tím: Sắc lưỡi hồng hơn so với lúc bình thường thường
là hư nhiệt ôn bệnh. Sắc lưỡi hồng tươi mà khô là âm hư nội nhiệt, đỏ mà
không cú rờu là âm hư hoả vượng. Trong các thời kỳ tiến triển của bệnh lao
phổi, cường giáp trạng, đái đường có thể thấy loại lưỡi hồng tím này.
- Sắc lưỡi đỏ giáng: Sắc lưỡi đỏ là dấu hiệu quan trọng của bệnh ôn
nhiệt từ phần khí truyền đến phần doanh, đỏ mà có gai là nhiệt thịnh ở phần
doanh. Sắc lưỡi có màu đỏ tươi là do nhiệt thịnh khí huyết bốc, mạch quản đủ
huyết. Lưỡi đỏ tươi mà có gai hoặc cú rờu vàng dày thường thuộc chứng thực
nhiệt. Lưỡi đỏ giáng mà khô là chứng hư sinh nhiệt. Chất lưỡi đỏ rêu trắng
thô ráp là do nhiệt táo thương phế. Chất lưỡi đỏ rêu vàng thô ráp là do tà nhiệt
19
hao tổn vị âm. Sắc lưỡi đỏ bóng mà không rêu là vị âm đã mất, nếu khô
không tươi nhuận là thận õm đó suy, bệnh tình nguy hiểm.
- Sắc lưỡi đỏ thẫm: Sắc lưỡi đỏ khô mà sâu gọi là lưỡi đỏ thẫm do khí
nóng bốc. Lưỡi chuyển sắc đỏ thẫm là dấu hiệu quan trọng thể hiện nhiệt tà đã
vào huyết phận. Toàn bộ lưỡi đỏ thẫm là chứng cực nhiệt làm tổn thương đến
tâm bào lạc gặp ở bệnh nhiễm khuẩn huyết và truyền nhiễm cấp tính mức độ
nặng. Lưỡi đỏ thẫm còn chia ra ngoại cảm hoặc nội thương: Khi ngoại cảm
mà lưỡi đỏ thẫm hoặc có nốt đỏ lớn, có nổi gai là nhiệt độc phạm vào tâm
huyết; Khi nội thương mà lưỡi đỏ thẫm, ớt rờu hoặc khụng rờu hoặc có nếp
nhăn là âm hư hoả vượng hoặc dinh vị thận kiệt. Lưỡi đỏ thẫm mà khụ, rờu
vàng dày là tân dịch hao tổn. Lưỡi đỏ thẫm mà khụ, khụng rờu thuộc chứng
tân dịch cực hư. Ngoài ra, lưỡi đỏ thẫm ớt rờu mà nhuận thường là ứ huyết.
- Sắc lưỡi tím đen: Sắc lưỡi tớm cú chia ra hàn hoặc nhiệt: Tím thẫm
mà khô ráo là thuộc chứng nhiệt thịnh thương tâm, khí huyết uất trệ; tím nhợt
hoặc xanh tím mà ướt nhuận là thuộc chứng hàn ngưng huyết ứ. Lưỡi tím đen
ướt nhuận do huyết ứ thường hay gặp ở các giai đoạn suy thở, suy tuần hoàn.
Sắc lưỡi màu xanh lam là do khí huyết lưỡng hư, hao tổn nặng, bệnh tình
nguy kịch. Nếu xanh lam mà cũn rờu lưỡi là do hỏa bên trong công kích cả
tâm, can, phế, tỳ, vị ; nhiệt công phần khí làm huyết dịch bất thông, tạng phủ
dù thương tổn nhưng chưa quá nặng, còn chữa được. Nếu xanh lam sáng bóng
mà không rêu, bất kể là chứng mạch nào đều thuộc khí huyết cực suy, khó
chữa, tiên lượng rất xấu, dễ tử vong, thường gặp trong suy tuần hoàn, khó thở
nặng, thiếu oxi nặng. Toàn lưỡi xuất hiện sắc đen là huyết đã bại, chứng nguy
kịch. Lưỡi đen mà trơn nhuận là cực hàn, đen mà khụ xỏm là cực nhiệt [60].
20
* Độ ẩm lưỡi
Bình thường mặt lưỡi ẩm ướt và khô ướt vừa phải. Nếu thủy phần quá
nhiều sờ vào lưỡi sẽ ướt và trơn. Nếu thủy phần ít, sờ vào lưỡi sẽ ráp tay và
khô ráo.
Lưỡi khô ráo chủ bệnh nhiệt thịnh thương tân hoặc âm dịch hao tổn
hoặc dương khí khụng húa được tõn, khớ tỏo thương phế. Nếu thấp tà vào khí
phận khụng húa tõn thỡ rờu lưỡi táo, nếu nhiệt tà nhập huyết phận, dương tà
động âm khí thỡ rờu lưỡi nhuận.
Lưỡi trơn ướt chủ bệnh thấp trọc hàn thấp do dương hư, đàm ẩm, thủy
thấp ứ trệ. Nếu rêu trắng nhớt khụng khụ phần lớn là tỳ hư thấp nặng, rêu
trắng dày dính nhớt, miệng cảm giác ngọt phần nhiều là tỳ vị hư nhiệt, khí trệ
gây ra [26], [47], [49], [64].
1.2.3.2. Quan sát rêu lưỡi
* Rêu lưỡi thật giả do vị khí mà hình thành
Theo Mã Thiện Nhi (1959) thỡ rờu thật (có gốc) là khi cạo rêu lưỡi mà
vẫn thấy cũn rờu ở trên bề mặt lưỡi; rêu giả (không có gốc) là khi cạo lưỡi,
rêu mất hẳn, lưỡi sạch. Rêu lưỡi do khí của tỳ vị đưa lên mà thành, rêu trắng
mỏng mà ẩm ướt, khô ướt vừa phải, không trơn khụng rỏo, phủ đều khắp bề
mặt lưỡi là rêu lưỡi bình thường. Rêu thật là do tà khí kết lại mà hình thành.
Rêu giả do trọc khí ngưng tụ mà có hoặc do vị khí hư suy nờn cỏc lớp rêu mới
không tiếp tục hình thành được vì thế lớp rờu trờn mặt lưỡi không còn được
nối tiếp liên tục [64], [65].
* Rêu lưỡi dày mỏng do tà khí ở nông hay sâu
Theo YHCT, độ dày mỏng của rêu lấy “thấy gai lưỡi” hay “khụng thấy
gai lưỡi” làm tiêu chuẩn: nếu qua rêu có thể nhìn thấy gai lưỡi được gọi là rêu
21
lưỡi mỏng, nếu khó có thể nhìn thấy gai lưỡi là rêu lưỡi dày. Rêu lưỡi hình
thành phân bố trên khắp bề mặt lưỡi mỏng và đều hoặc giữa lưỡi hơi dày là
bình thường.
Rêu lưỡi mỏng do vị khí sinh ra, hoặc có thể gặp tà khí ở biểu, bệnh
nông mà nhẹ, chưa thương tổn chính khí.
Rêu lưỡi dày do vị khớ thờm tà khí thấp trọc đưa lên, là tà khí thịnh
nhập lý hoặc trong có đàm ẩm thấp, thực tích trệ. Rêu mọc dày mà đột nhiên
tiêu nhanh, bong rụng bóng nhẵn sáng khô trơn là vị khớ đó tuyệt [22], [26],
[49], [64].
* Rêu lưỡi ướt khụ, dớnh nhớt là do tình trạng bệnh lý của tân dịch hoặc
thấp trọc hay đàm ẩm tích trệ
Bình thường, mặt lưỡi có độ ẩm ướt vừa phải. Rêu ẩm ướt là sờ vào
thấy có dịch ướt, thậm chí thè lưỡi như muốn rỏ dãi. Rêu khô ráo là sờ vào
không có dịch, ráp tay, thậm chí như có hạt cát, nền cứng có khi thô nứt. Rêu
trơn là rêu nhỏ mịn, chùi cạo không đi và có dịch phủ bên trên như dầu mỡ,
nếu rờu khớt chặt mà dính, bẩn đục trơn nhờn gọi là rờu dớnh trơn. Rêu
mủn nát là rêu lỏng thưa, to mà dày như bã đậu phụ tích ở mặt lưỡi, lau
chùi có thể hết.
Rêu lưỡi nhuận là tân dịch chưa bị hao tổn, rêu ướt là có thấp, rêu lưỡi
khô là tân dịch đã bị hao tổn, rêu khô ráo là có nhiệt.
Rêu trơn là do dương khí hư tổn không vận hoá được thuỷ thấp sinh ra
đàm ẩm, đàm ẩm theo kinh mạch đưa lên lưỡi nờn rờu lưỡi trơn, lâm sàng
thường giặp dương hư đàm ẩm, thủy thấp ứ trệ.
Rêu lưỡi nhớt là dương khí hữu dư còn có thể hoá được trọc khí ở vị,
phần lớn dương nhiệt có thừa là bốc tà khí trong vị quản, cũng gặp trong
người có u hoặc thấp nhiệt trong miệng [22], [49], [65], [67].
22
* Rêu lưỡi thay đổi màu sắc do tính chất hàn nhiệt
- Rêu lưỡi trắng: chủ bệnh ở biểu, thuộc chứng hàn, hư hàn, cũng có thể
thuộc chứng nhiệt nếu có chất lưỡi đỏ.
+ Rêu trắng mỏng là ngoại cảm phong hàn. Rêu trắng mỏng trơn trong
bệnh ngoại cảm là do hàn thấp, tà thịnh gây ra; trong bệnh nội thương là do
thủy khí tràn ra, đờm thấp gây bệnh. Rêu trắng mỏng khô thường do phong
nhiệt ở biểu làm tỏo khớ thương phế, tân dịch của tạng phế bị tổn thương.
+ Rêu trắng dày trơn là ngoại cảm phong hàn mà ở trong có thấp hoặc
là có hàn ẩm ngưng trệ. Rêu trắng dày khô là nhiệt tà nhẹ làm hao tân dịch mà
trọc khí chưa hoá được.
+ Rêu trắng như phấn đọng là bệnh ôn dịch nhẹ mới phát hoặc do thử tà
với thấp tà ở phế kinh sinh ra. Rêu trắng muốt, ớt sỏng, như tuyết rải trên lưỡi
là do tỳ dương suy kiệt, hàn thấp ngưng bế ở trung tiêu, là triệu chứng không
tốt.
- Rêu lưỡi vàng: chủ bệnh ở lý, thuộc chứng nhiệt, nhiệt tà ở dương
minh, nhiệt ở phần khí, nếu màu vàng càng sẫm thì nhiệt càng cao.
+ Rêu vàng mỏng do ngoại cảm phong nhiệt. Rêu vàng mỏng trơn
thường gặp ở thời kỳ đầu của tà nhiệt nhập lý, chưa tổn hại đến tõn. Rờu vàng
nhuận trơn thường gặp ở bệnh sốt cao do thấp hoặc bệnh thấp nhiệt có thủy
ẩm hoặc hoàng đản. Rêu vàng mỏng khô là tân dịch đã bị tổn hại, nhưng tà
còn nhẹ.
+ Rêu vàng dày trơn là vị có thấp nhiệt tà. Rêu vàng dày khô là bệnh tà
nặng hơn, đã tổn thương đến tân dịch thường kèm theo chứng đại tiện bí kết.
Nếu rêu lưỡi vàng mà khô nứt là nhiệt đến cực độ.
23
- Rêu lưỡi màu xám: Là rờu cú màu đen nhạt, thường do rêu trắng đen
dần mà ra. Rờu xỏm chủ thực chứng lý chứng, có khi là do hàn ở sâu trong
tam âm gặp trong chứng dương hư và hàn thấp, cũng có khi là do nhiệt chứng.
Rờu xỏm biểu hiện bệnh tình khá nặng, xem rêu nhuận khô để phân biệt nụng
sõu, hàn nhiệt hay hư thực.
+ Rờu xám mà trơn nhuận thường do đàm ẩm đình trệ ở trong gây hiện
tượng hàn thấp. Rêu xám tro trơn ướt là hàn thủy hại thổ phạm tới tỳ vị gây
thái âm trúng hàn có thực thường gặp ở chứng ỉa lỏng, thổ tả cú kốm lạnh đầu
chi, mạch trầm tế. Rêu màu tro nhạt, giữa cú rờu trơn như mỡ là hiện tượng tà
nhiệt truyền vào trong kiêm thức ăn chưa tiêu hóa được. Rêu lưỡi xám mà mặt
đen, thần chí hoảng loạn là chứng tích huyết.
+ Rờu xám mà khô ráo là do thiếu tân dịch, bệnh ngoại cảm thường là
chứng nhiệt tà truyền ở kinh, núng quỏ thương tõn, cỏc bệnh khác thường là
âm hư hoả vượng gây nên. Nếu rờu xỏm mà chất lưỡi đỏ thẫm là nhiệt thịnh
hại tâm.
- Rêu lưỡi màu đen: rêu đen sâu hơn rêu màu tro phần lớn do sự phát
triển của rêu màu tro hoặc rêu màu vàng sẫm. Rêu đen phần nhiều là chủ về
bệnh nặng thuộc lý chứng. Trên lâm sàng, rêu trắng sang rêu vàng hoặc từ
vàng sang đen là thuận chứng; từ trắng sang tro, từ tro sang đen mà không
phải từ vàng sang đen gọi là hóm rờu đen, đó là nghịch chứng.
+ Rêu đen mà trơn nhuận, chất lưỡi hồng nhợt là chứng hàn mà dương
hư. Rêu đen nhuận khắp cả bề mặt lưỡi mà người bệnh không có các triệu
chứng gì nguy nặng thì là do đàm ẩm ẩn phục ở trong lồng ngực. Rêu đen như
nước mực loãng, đầu tay chân lạnh, mạch nhỏ nhanh yếu là chứng hư hàn.
24
+ Rêu đen mà khô ráo, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm là tổn thương âm, hoả
nhiệt hại õm. Rờu đen khô chỉ có ở đầu lưỡi là tâm hỏa bị thiêu đốt mạnh.
Giữa lưỡi rêu đen khô mà kèm theo bụng chướng đau là chứng táo bón, bế tắc
đại tiện kéo dài. Gốc lưỡi cú rờu đen khô là nhiệt ở hạ tiờu. Rờu đen khô mà
kèm theo môi miệng răng đều đen là vị khí sắp bại, tiên lượng xấu. Rêu đen
khô nứt do bệnh nhiệt chứng mà có nổi gai nhọn cao rõ là thiếu õm chõn thủy
ở thận sắp kiệt, bệnh nặng rất nguy [26], [47], [61], [62], [65].
- Rêu lưỡi đổi màu cũng phản ánh tình trạng biến hóa của bệnh tật:
+ Rêu trắng vàng: Rêu từ trắng chuyển sang vàng là phong hàn đó húa
hỏa. Rêu trắng hơi vàng mà mỏng là tà mới vào tới dương minh. Rêu trắng
kiêm vàng mà vùng vị quản đầy là ngoại tà chưa giải mà lý chứng đã kết. Nếu
lưỡi khụng khụ hoặc miệng khụng khỏt mà rêu vàng kiêm trắng là nhiệt uất
chưa dứt được hoặc trong người vốn sẵn có nhiều đàm ẩm.
+ Rêu trắng xám: Rêu trắng xám mà trơn là thuộc hàn thấp. Rêu trắng
xám mà cáu bẩn là hàn thấp kiêm đàm mà dương khí không thông hành, âm tà
ủng trệ. Rêu trắng mà một bên trắng xám là thương hàn chứng bán biểu bán lý,
cần kết hợp mạch với chứng mới có thể chẩn đoán chính xác được.
+ Rêu trắng đen: Rêu trắng hơi có điểm đen hoặc rêu trắng thấy có lằn
đen mà nhờn dính là thấp tà ở phần khí thái âm kinh. Rêu trắng kiêm vàng
đen lẫn lộn hoặc giữa khô xung quanh trơn hoặc đầu lưỡi khô gốc lưỡi nhuận
đều là chứng tích bệnh hợp bệnh, hàn nhiệt thác tạp không điều hòa.
+ Rêu vàng xỏm: Rờu vàng khô lại hơi có màu xám, đại tiện kết rắn
thường là do thấp tà lâu ngày sinh nhiệt, nhiệt gây thương âm [40], [60], [64].
25
Ảnh rêu lưỡi
Rêu vàng dày
Rêu vàng mỏng
Rêu trắng dày
Rêu trắng mỏng
Rêu đen
Rêu bong
Rêu mủn
Khụng rêu
Ảnh chất lưỡi
Chất nhợt
Chất hồng
Chất đỏ
Lưỡi nứt
Lưỡi thon
Lưỡi bệu
Lưỡi rụt
Hằn răng
Hình 1.5. Át lát lưỡi [71]