Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Một số phương pháp giúp học sinh yêu thích học hát dân ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.52 KB, 33 trang )

Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT
HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ THÀNH
***
TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP
HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC AN
YÊU THÍCH HỌC HÁT DÂN CA
Đồng Nai, tháng 6 năm 2014
1
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT
*****
TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
Đề Tài:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP
HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC AN
YÊU THÍCH HỌC HÁT DÂN CA
HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ THÀNH
LỚP: ĐHSP ÂM NHẠC K4 - ĐỒNG NAI
GV HƯỚNG DẪN: Th.S TRẦN HƯƠNG GIANG
Đồng Nai, tháng 6 năm 2014
2

Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
MỤC LỤC
NỘI DUNG


TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
4
1.Lí do chọn đề tài
4
2.Mục đích chọn đề tài
7
3.Đối tượng và phạm vi nghiện cứu
8
4.Phương pháp nghiện cứu
8
5.Đóng góp của đề tài
8
6.Bố cục
9
PHẦN II: NỘI DUNG
10
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
10
1.1.Cơ sở lý luận
10
1.1.1.Mục tiêu dạy môn Âm nhạc bậc Tiểu học
10
a/Mục tiêu dạy hát
11
b/Quy trình dạy hát
12
1.1.2.Mục tiêu dạy hát dân ca bậc Tiểu học
13
1.1.3.Nội dung cơ bản chương trình dạy hát dân ca bậc Tiểu học

14
1.2.Cơ sở thực tiễn
14
1.2.1.Khái quát trường Tiểu học Lộc An-huyện Long Thành-Đồng Nai
14
1.2.2.Thực trạng việc dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học Lộc An
15
Chương 2: Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh
Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
17
2.1.Nắm vững kiến thức, hiểu rõ các hình thức, tính chất và ý nghĩa dân ca của
từng vùng miền
17
2.1.1.Sơ lược về dân ca Việt Nam
17
2.2.Vận dung linh hoạt các phương pháp dạy học vào giờ dạy hát dân ca
19
2.2.1.Sử dụng phương pháp trực quan để giới thiệu cho học sinh nguồn gốc xuất xứ
của từng bài hát dân ca
20
2.2.2. Giải thích những từ khó có trong bài
20
2.2.3.Khởi động giọng mang màu sắc của dân ca
21
2.2.4.Chia câu, phân tích về nhịp phách, cao độ, trường độ, luyến láy có trong bài.
Hướng dẫn tiết tấu và áp dụng trò chơi để xác định tiết tấu từng câu hát
21
2.2.5.Tập hát từng câu
23
2.2.6.Có thể cho học sinh tự tập đặt lời mới

23
2.2.7.Tổ chức cho học sinh tập biểu diễn các bài dân ca đã học
23
2. 3.Tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian, các hội thi gắn liền với
các bài hát dân ca
25
2.4.Cho học sinh tìm hiểu và tiếp xúc với các loại nhạc cụ dân tộc
26
2.5.Truyền cho học sinh tình yêu dân ca qua việc tổ chức các câu lạc bộ, các hình
thức ngoại khóa tìm hiểu về dân ca
28
2.6.Tích cực tận dụng các dịp lễ hội văn hóa tổ chức cho học sinh tham gia.
30
PHẦN III: KẾT LUẬN 31
3
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có
thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi
đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi
hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc,
khát vọng tìm về chân lý… Cuộc sống mà không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ trở nên rất
tẻ nhạt và trầm lắng. Như Sô-xta-cô-vits: “Âm nhạc nâng con người lên, làm con người
cao quí hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân,
vào sứ mệnh lớn lao của mình”.Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với
đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy,
âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm
nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi
mỗi người. Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc đóng

vai trò không kém phần quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có
thể thông qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe. Những tác phẩm
âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình cảm đạo đức cao đẹp như tình yêu quê hương, đất
nước, lòng tự hào dân tộc, tình bạn, tình yêu, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử,…
luôn đóng một vai trò giáo dục đặc biệt có ý nghĩa. Âm nhạc đã đánh thức lương tâm,
thức tỉnh một sự bồn chồn cao quí, một nỗi niềm lo lắng thiêng liêng: Mình đã làm được
điều tốt đó chưa? Mình đã sống tốt chưa? Mình có xứng với cái đẹp ấy không? Liệu mình
còn đủ sức để hoàn thiện bản thân hơn nữa không?… Những điều ấy tạo nên nội lực thúc
đẩy người nghe vươn tới sự toàn thiện, toàn mỹ.
Nói đến âm nhạc, chúng ta không thể không nhắc tới một dòng nhạc gắn liền với
nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt- đó là nhạc dân ca.
4
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm
ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc
sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn
nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Qua những bài hát dân ca những hình
ảnh của miền quê như trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh.
Khi nói đến dân ca, chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua
tiếng ầu ơ mẹ ru con, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của
gió Lào cát cháy, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dậy con
khôn lớn. Những lời hát ru của mẹ đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừa đằm thắm nhẹ
nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng. Trong câu hát của mẹ có ánh trăng
soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mây trôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có
dòng sông bên lở bên bồi, có mặt biển long lanh ánh bạc và những con thuyền thấp
thoáng ngoài khơi xa. Nghe lời ru của mẹ, trẻ thơ như được tiếp thêm nguồn dự trữ lớn
lao về lòng yêu quê hương, đất nước, chắp cánh cho tuổi thơ của con thêm vững bước và
sáng ngời niềm tin.
Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, dân ca được sáng tạo nên, đó là lời ăn,
tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời. Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh

nghiệm sản xuất răn dậy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dậy
bảo rất sâu sa. Đó là những câu hát được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu ngôn ngữ
với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Giống như đại thi
hào Macxingocki đã nhận định: "Con người không thể sống mà không vui sướng được.
Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhảy múa". Bởi
vậy, dân ca là sản phẩm văn hoá tinh thần và cần thiết đối với mỗi dân tộc, con người.
Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân
thương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng,
mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những
làn điệu, tạo thành dòng dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
Dân ca xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của
5
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về
thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo
những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về dân ca
không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên
tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần
dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết
rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát
biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca
dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề
rất lớn. Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã
hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập
và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân
dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những
kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi
sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy
tinh thần thẩm mỹ. Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong dân ca là những nguồn nhựa

sống bổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc.
Từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy mà việc đưa âm nhạc dân ca vào hệ thống giáo
dục phổ thông là việc làm có vai trò to lớn và tích cực trong việc hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện cho học sinh. Mục đích của giáo dục âm nhạc dân ca trong nhà
trường Tiểu học là vô cùng quan trọng, bởi bước đầu đã đưa âm nhạc vào đời sống học
sinh góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo dức, lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh,
khích lệ các em có khả năng phát triển toàn diện. Âm nhạc trong trường học không đặt
mục tiêu giúp các em trở thành những người biểu diện hoặc sáng tác âm nhạc chuyên
nghiệp mà mục tiêu của môn âm nhạc nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ
năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một
cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mỹ. Việc chọn
6
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
lọc những bài hát dân ca phù hợp để đưa vào phân môn hát nhạc trong giáo âm nhạc
Tiểu học và khơi dậy niềm yêu thích dòng nhạc dân ca ở lứa tuổi học sinh là một việc
làm hết sức cần thiết. Góp phần giáo dục nhân cách học sinh, xây dựng cho các em lòng
yêu quê hương đất nước, giữ gìn và phát huy các nét đẹp của văn hóa dân tộc.
Từ những lí do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc khơi dậy lòng yêu mến và
hứng thú trong âm nhạc dân ca cho học sinh Tiểu học là một trong những việc làm hết
sức quan trọng góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho các em. Vì vậy tôi lựa chọn đề
tài: “Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca”
2.Mục đích chọn đề tài:
Dân ca là một trong những tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt Nam rất được quan
tâm và gìn giữ. Đối với giáo dục các bài hát dân ca cũng đã được đưa vào trong chương
trình học của các bậc học. Tuy nhiên với chương trình môn Âm nhạc bậc Tiểu học thì các
bài hát dân ca đưa vào còn rất hạn chế do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học
về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan những dòng nhạc phong
trào cộng với các dòng nhạc phục vụ nhu cầu lại là nhưng nguyên nhân khách quan trực
tiếp tác động làm cho học sinh không còn quan tâm đến dân ca Việt Nam. Ngay cả trong
gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của phong trào, của giải trí,

do vậy các em còn thuộc các bài hát ấy nhanh hơn cả các bài học trên trường, trên lớp.
Đối với trường TH Lộc An nơi tôi đang công tác dân cư địa bàn đa số là công nhân, buôn
bán nhưng lại có nền kinh tế, văn hóa rất phát triển, do vây các em cũng được tiếp thu các
nền văn hóa mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan tràn trên khắp các buôn
làng, thôn xóm là những nguyên nhân đã làm cho các em không còn biết, và lưu giữ được
các nền văn hóa đặc trưng riêng của quê hương mình. Trong năm qua Phòng giáo dục đã
tổ chức hội thi hát dân ca học sinh ở cấp tiểu học, qua hội thi đã làm phát triển phong trào
hát dân ca trong các trường tiểu học rất hiệu quả. Tuy nhiên để phong trào đó mãi được
duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phải có những hoạt
động thường xuyên hơn Vì vậy là một giáo viên âm nhạc tôi luôn trăn trở và đặt cho
mình câu hỏi : Phải làm gì, và làm như thế nào để mãi duy trì được phong trào ca hát dân
7
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
ca trong trường tiểu học. Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm thực tế của
bản thân, nay tôi xin được trình bày Một vài phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An
có hứng thú, yêu thích học hát dân ca góp phần gìn giữ và phát huy nét đẹp trong văn hóa
dân tộc Việt.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu:
Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là một số phương pháp giúp học sinh yêu thích học hát
dân ca.
-Phạm vi nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài trên, tôi chọn phạm vi nghiên cứu là học sinh trường Tiểu học Lộc
An-Huyện Long Thành-Đồng Nai.
4.Phương pháp nghiên cứu:
Qua quá trình học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, cộng với thực tiễn trong quá
trình công tác. Các phương pháp giúp tôi tập trung vào nghiên cứu chính là:
-Phương pháp quan sát thực tế.
-Phương pháp phỏng vấn đối tượng.
-Phương pháp thực nghiệm.

-Phương pháp trực quan.
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
5.Đóng góp của đề tài:
Sau khi đề tài được hoàn thành và ứng dụng trong các giờ dạy hát dân ca giúp nâng cao
chất lượng dạy và học, đem lại niềm say mê thích thú cho các em.
Đồng thời cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp ở trường Tiểu
học Lộc An.
8
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
6.Bố cục:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh Tiểu học
Lộc An yêu thích học hát dân ca.
9
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Cơ sở lí luận:
1.1.1. Mục tiêu dạy môn Âm nhạc bậc Tiểu học:
Trong nhà trường phổ thông, những học sinh có khả năng biểu diễn âm nhạc chiếm tỉ
lệ rất thấp, những em có khả năng sáng tác âm nhạc chiếm tỉ lệ còn thấp hơn rất nhiều
lần. Tuy vậy, dạy Âm nhạc ở Tiểu học là việc dạy cho tất cả học sinh, mà đa số là không
có năng khiếu âm nhạc, vì vậy môn học này không đặt mục tiêu giúp các em trở thành
người biểu diễn hoặc sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp. Mục tiêu môn Âm nhạc nhằm
cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực
của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng về trí tuệ,
sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ.
• Kiến thức
- Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của học

sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo
dục toàn diện cho học sinh.
- Môn Âm nhạc cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa
tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nghe nhạc, Kể
chuyện âm nhạc.
• Kĩ năng
- Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn cảm.
- Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản.
- Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc.
- Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận động theo
nhạc…
• Thái độ và giá trị
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hoà nhân
cách.
10
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành
mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin,
lòng tự trọng và các giá trị khác.
- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài
trường học.
Đây là những mục tiêu của môn Âm nhạc được qui định trong Chương
trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc. Trong mỗi phân môn, mỗi bài học lại có
mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn. Thông qua những mục tiêu cụ thể đó, nhằm đạt
được mục tiêu của môn học.
Xuất phát từ mục tiêu trên thì mục tiêu và quy trình dạy hát ở bậc Tiểu học là:
a) Mục tiêu dạy hát:
• Học sinh học hát là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Mỗi bài hát là một cảm xúc riêng, có
nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn
học. Mỗi bài hát dạy trong một tiết (Tiểu học là 35 phút) sau đó được ôn tập trong

một vài tiết tiếp theo. Dạy hát nhằm đạt được các mục tiêu sau.
• - Mục tiêu về kiến thức: Dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinh,
học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặc đặc điểm riêng
của bài hát. Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp học sinh thêm hiểu
biết về cuộc sống. Các hình tượng âm nhạc cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức
và hiểu biết của các em. Bên cạnh đó, dạy hát còn phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca
của bài hát làm vốn ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn.
• - Mục tiêu về kĩ năng (đây là mục tiêu trọng tâm): Dạy hát nhằm phát triển năng lực
âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên,
biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát còn
giúp học sinh biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca,
biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn
hoặc trò chơi…
• - Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục học sinh những tình cảm tốt
đẹp, giúp các em thêm yêu thích âm nhạc, có khả năng tham gia ca hát ở trong và
ngoài trường học.
11
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
• Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi học sinh trải qua quá trình học tập lâu
dài và đúng hướng, nếu chỉ học 1-2 bài hát thì không thể đạt được những điều đó. Vì
vậy khi dạy một bài hát cụ thể, giáo viên phải lựa chọn cách diễn đạt mục tiêu ngắn
gọn và rõ ràng hơn trong kế hoạch bài học.
b) Quy trình dạy hát:
Một số quy trình dạy hát đã được giới thiệu trong các tài liệu khác nhau, có quy
trình rút gọn (3-4 bước), có quy trình chi tiết (8-9 bước). Hiện nay, giáo viên thường dạy
hát theo quy trình có 7 bước:
Qui trình dạy hát ở Tiểu học
- Giới thiệu bài hát
- Đọc lời ca
- Nghe hát mẫu

- Khởi động giọng
- Tập hát từng câu
- Hát cả bài
- Củng cố, kiểm tra

• Thực tế, cách dạy Âm nhạc cần hết sức linh hoạt và mềm dẻo, nên thứ tự các bước
trong quy trình dạy hát không phải là bất di bất dịch, đây chỉ là những hoạt động cần
thực hiện khi dạy hát. Các bước 1, 2, 3, 4 không nhất thiết phải thực hiện theo trình
tự, có thể đưa bước nào lên trước cũng được. Tuy nhiên nên tiến hành tìm hiểu bài hát
trước khi nghe hát mẫu, vì:
12
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
- Bước 1 (giới thiệu bài hát) do giáo viên thực hiện, bước 2 (tìm hiểu về bài hát)
nên để học sinh hoạt động, nhằm phát huy tính tích cực của các em. Bước 3 lại đến
hoạt động của giáo viên (hát mẫu) là sự đan xen hợp lí, logic.
- Khi tìm hiểu về bài hát, giáo viên cần giải thích ý nghĩa một số từ khó, ý nghĩa
một số câu hát, giúp học sinh hiểu nội dung khi nghe hát mẫu.
- Khi tìm hiểu bài, đôi khi giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết
tấu, nghe hát mẫu sẽ giúp các em củng cố tiết tấu vừa luyện tập.
- Giáo viên giới thiệu chỗ khó hoặc đặc điểm riêng của bài hát, học sinh sẽ cảm
nhận được điều này khi nghe hát mẫu
1.1.2.Mục tiêu dạy hát dân ca ở bậc Tiểu học:
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với âm
nhạc. Cuộc sống của các em không thể thiếu được loại nghệ thuật này. Môn Âm nhạc
giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo
đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ
học căng thẳng.
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, Học hát là nội dung trọng tâm, được
thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn
Học hát có ba dạng bài là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài.

Khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp 1 đến lớp 5. Ví dụ
học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát có lời ca
tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Đến lớp 4, 5, khả năng ghi nhớ của học sinh đã được
nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh rất khác
biệt, mỗi lớp thường có cả những em học khá giỏi, trung bình và học yếu. Cũng có những
học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì
lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo
nhạc… Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo
nhạc, gõ đệm, tham gia trò chơi… Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàn
toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt.
13
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Sau 3 năm dạy học Âm nhạc, tôi đã thực hiện các tiết dạy bài dân ca cho học sinh
từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Lộc An và thu được nhiều kinh nghiệm sư phạm
cũng như những phương pháp dạy học phù hợp. Nhờ tích luỹ được một số kinh nghiệm
nên việc dạy hát dân ca cho các em ngày càng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
1.1.3.Nội dung cơ bản chương trình dạy hát dân ca ở Tiểu học:
Theo sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 55 bài hát, trong đó có 11 bài
dân ca, đó là:
- Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng)
- Lí cây xanh (dân ca Nam Bộ)
- Xoè hoa (dân ca Thái)
- Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ)
- Gà gáy (dân ca Cống)
- Ngày mùa vui (dân ca Thái)
- Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba na)
- Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ)
- Chim sáo (dân ca Khmer)
- Màu xanh quê hương (dân ca Khmer)
- Hát mừng (dân ca Hrê)

1.2.Cơ sở thực tiễn:
1.2.1.Khái quát về trường Tiểu học Lộc An-Huyện Long Thành-Đồng Nai.
Trường Tiểu học Lộc An nằm ở địa chỉ Ấp Bình Lâm-xã Lộc An-huyện Long
Thành-Đồng Nai. Đây là trường Tiểu học duy nhất của xã Lộc An. Trường được thành
lập được hơn 20 năm, trường đã đạt danh hiệu Chuẩn cấp Quốc gia từ năm 2006 đến nay.
Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác
giảng dạy. Tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng,
có lòng nhiệt tình tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn
đoàn kết giúp đỡ trong công tác giảng dạy để hoàn thành mọi công việc được giao.
14
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Tuy là một trường nhỏ trong địa bàn, nhưng cơ sở vật chất của trường khang trang
sạch đẹp, có đủ các phòng học và phòng chức năng đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi
của học sinh.
Cha mẹ học sinh phần lớn đều quan tâm đến việc học của con em, luôn nhiệt tình
phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
Tuy nhiên, phần lớn gia đình các em đều là công nhân, buôn bán nên vẫn tồn tại
tình trạng một số gia đình chưa quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em, còn
phó mặc cho nhà trường, một số em còn phải phụ giúp gia đình, chưa thật sự quan tâm
đến việc học.
1.2.2.Thực trạng việc dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học Lộc An:
Như chúng ta đã biết âm nhạc dân tộc là huyết mạch trong mỗi người dân Việt
Nam và việc bảo tồn âm nhạc truyền thống là vô cùng cần thiết . Nếu quên đi dòng nhạc
truyền thống thì tất cả chúng ta sẽ không thể biết rõ về cội nguồn của dân tộc mình . Hiện
nay giới trẻ thiếu hiểu biết về âm nhạc dân tộc . Nguyên nhân là do nếp sống mới , người
mẹ không còn ru con bằng những tiếng “ âù ơ ” truyền thống nữa , nên không thể gieo
vào tiềm thức trẻ em những nốt nhạc dân tộc . Trẻ em không được hát đồng dao mà hát
toàn những bài hát người lớn đặt ra cho trẻ em , không phù hợp với tâm hồn trẻ thơ .
Người đi cày cấy ra đồng không còn hò đối đáp với nhau . Mọi người không còn chủ
động , năng động nữa mà bị thụ động trong tiếp xúc âm nhạc . Vì vậy học sinh của chúng

ta không có điều kiện biết về âm nhạc dân tộc , không hiểu không biết nhiều nên mới
không yêu và khi không yêu thích thì dẫn tới các em hát không đúng . Chính vì thế âm
nhạc dân tộc đã dần dần bị lu mờ , hòa tan
Do điều kiện kinh tế phát triển, các em được làm quen từ rất sớm với những dòng
nhạc hiện đại như hiphop,rock…mà dần quên đi những dòng nhạc dân ca đằm thắm của
dân tộc
Xuất phát từ điều kiện gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía gia đình đối với
các em không được đồng đều, sự khập khiễng về ý thức, nhận thức giữa các học sinh
cũng gây không ít khó khăn cho các em trong quá trình nhận thức và cảm thụ dòng nhạc
dân ca.
15
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Hiện nay đang có một số sân chơi âm nhạc, một số chương trình âm nhạc trên các
phương tiện truyền thông dành cho thiếu nhi. Tuy nhiên, nội dung lại có xu hướng lệch
chuẩn, xuất hiện những bài hát không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.
Ví dụ chương trình Đô rê mí là một mô hình sân chơi âm nhạc cho thiếu nhi rất hay. Tuy
nhiên lại có những tiết mục được xây dựng chỉ phù hợp với tuổi thanh niếu niên chứ
không phải dành cho tuổi thiếu nhi. Nếu như theo dõi Đô rê mi 2012, chúng ta sẽ được
nghe bé Bảo Trân 5 tuổi hát "Rock cánh diều"; Nhật Tiến 9 tuổi và Băng Giang 7 tuổi hát
"Trương Chi - Mỵ Nương"; Nhật Tiến khóc như mưa khi hát bài "Gặp mẹ trong mơ"…
Đó là những tiết mục đang gây dư luận.
Vì vậy để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước
cần có nhiều yêu cầu mới được đặt ra , trong đó việc hình thành và phát triển con người
có tính năng động , tự chủ , sáng tạo , tự tin và luôn luôn nhớ đến cội nguồn dân tộc , bảo
tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Cần có những phương pháp khả nhằm đem lại tình
yêu mến, niềm say mê hứng thú của học sinh đối với dòng nhạc dân ca truyền thống của
dân tộc.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY
HỌC GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC LỘC AN YÊU THÍCH HỌC HÁT DÂN
CA

16
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
2.1.Nắm vững kiến thức, hiểu rõ các hình thức, tính chất và ý nghĩa dân ca của các
vùng miền:
Việc đầu tiên là giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa về nguồn gốc, tính
chất, các hình thức dân ca của các vùng miền được thể hiện qua từng bài hát dân ca. Giúp
học sinh thấy rõ những nét đẹp của dòng nhạc dân ca-một trong những nét đẹp của nền
văn hóa dân tộc
2.1.1.Sơ lược về Dân Ca Việt Nam:
Nguồn gốc: Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong
dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên bài hát có thể do một người
nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở
từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng
bền vững cùng với thời gian.
Âm điệu, phong cách & bản sắc: Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay của
mỗi vùng, mỗi miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc
vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ. (Ví dụ: dân ca các dân tộc
Tây Nguyên khác với dân ca Nam Bộ…). Nhiều bài dân ca đã đạt tới trình độ nghệ thuật
cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng. Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa lâu đời, do đó dân ca Việt Nam thật phong phú. Đa
dạng. Kho tàng dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại: Dân ca quan
họ ở Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví, hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc bộ, hát
Dô ở Hà Tây, hát Ví dặm ở Nghệ An, Hà Tĩnh… ở Trung bộ có Hò Huế, Lý Huế, hát Sắc
bùa… ở Nam bộ có các điệu Lý, điệu Hò, nói thơ… Dân ca của các dân tộc miền núi phía
Bắc (đồng bào Thái, H' Mông, Mường…), dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia-rai,
Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng…) đều có bản sắc riêng. Từ bao đời nay, dân ca gắn bó với đời
sống văn hóa và tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp dải đất Việt Nam.
17
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Hình thức: Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn có những

loại hát có nhạc đệm theo như Chầu Văn, ca trù, ca Huế, ca Quảng, nhạc tài tử miền
Nam… và những hình thức ca kịch dân tộc độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương…
Gìn giữ và lưu truyền: Dân ca luôn được bổ sung và phát triển. Nhiều nhạc sĩ đã
dùng chất liệu dân ca để sáng tác nên những bài hát và bản nhạc mới đậm đà màu sắc dân
tộc, trở thành những tiêt mục biễu diễn rất hấp dẫn. Học hát, nghe các làn điệu dân ca và
tìm hiểu về dân ca Việt Nam, chúng ta càng thêm yêu mến và tự hào về nhân dân ta, đất
nước ta. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại, càng trân trọng, giữ gìn,
học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy.
Phân loại:
Các thể loại Dân Ca Việt Nam
Thường thì sự phân loại căn cứ vào nơi phát sinh ra những bài dân ca ấy dưới các dạng
hò, vè, lý đặc biệt là các bài dân ca Nam Bộ và dân ca quan họ Bắc Ninh.
• Dân ca miền Bắc: Qua Cầu Gió Bay, Hoa Thơm Bướm Lượn, Cây Trúc Xinh, Bèo
Dạt Mây Trôi, Giã Bạn, Người Ở Đừng Về,…
• Dân ca miền Trung: Lý Thiên Thai, Hò Khoan Lệ Thủy,…
• Dân ca Tây Nguyên & dân ca miền núi: Chặt Gỗ Đóng Thuyền,…
• Dân ca Nam bộ: Ru Con, Lý Ngựa Ô, Lý Bằng Răng, Lý Chiều Chiều,…
• Các thể loại dân ca khác: Bóng Em (dân ca Chàm), Dân ca nước ngoài
Theo sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 55 bài hát, trong đó
có 11 bài dân ca, đó là:
- Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng)
- Lí cây xanh (dân ca Nam Bộ)
- Xoè hoa (dân ca Thái)
- Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ)
- Gà gáy (dân ca Cống)
- Ngày mùa vui (dân ca Thái)
- Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba na)
- Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ)
- Chim sáo (dân ca Khmer)
- Màu xanh quê hương (dân ca Khmer)

- Hát mừng (dân ca Hrê)
2.2.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vào giờ dạy hát dân ca:
18
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Ngày mới vào nghề, tôi thấy có nhiều khó khăn khi dạy bài hát dân ca cho học sinh,
khó dạy hay được. Ví dụ: học sinh thường hát rất buồn, không biết hát những tiếng có
luyến, hát sai giai điệu cả về cao độ và trường độ, các em chưa yêu thích bài dân ca…
Trong quá trình dạy học, tôi đã suy nghĩ để tìm biện pháp khắc phục những hạn chế
nào. Đến nay, việc dạy những bài này đã trở nên dễ dàng hơn, đó là nhờ việc áp dụng
dạy bài hát dân ca với quy trình gồm 7 bước, kèm theo một số kĩ thuật cụ thể trong
từng bước.
• Bước 1: Giới thiệu bài hát
• Bước 2: Nghe hát mẫu
• Bước 3: Đọc lời ca
• Bước 4: Khởi động giọng
• Bước 5: Tập hát từng câu
• Bước 6: Hát cả bài
• Bước 7: Củng cố, kiểm tra
Tuy quy trình dạy học giống với việc dạy hát các bài hát thiếu nhi và nước ngoài,
nhưng kĩ thuật dạy hát những bài hát dân ca có nhiều khác biệt. Sự khác biệt này mới tạo
nên những phong cách, màu sắc khác nhau của mỗi bài hát.
Các phương pháp dạy học chủ yếu : Để dạy tốt môn âm nhạc dân tộc người thầy cần
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học , sau đây là một số phương pháp dạy học
chủ yếu trong môn âm nhạc :
2.2.1. Sử dụng phương pháp trực quan để giới thiệu cho học sinh nguồn gốc xuất
xứ của từng bài hát dân ca:
Giáo viên nên dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí, dùng tranh ảnh để giới thiệu về
sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền. Cần giới thiệu về
xuất xứ và nét đặc trưng của bài dân ca (thang âm, các từ đệm, trang phục, động tác
múa…) sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, cũng có thể giới thiệu sơ lược về

nhạc cụ dân tộc của vùng miền dân ca đó.
Phương pháp này giúp cho học sinh nhìn những màu sắc , hình thức thể hiện và nghe
được giai điệu một cách rõ ràng , dễ cảm nhận.
19
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Tất cả những hình ảnh trên gợi lên nét đẹp truyền thống của dân tộc . Để khắc sâu hơn
hiểu biết cho các em chúng ta còn cho học sinh xem hình ảnh và trang phục của các vùng
miền , các điệu múa ,uyển chuyển mượt mà của các dân tộc trên đất nước việt – với màu
sắc sặc sỡ , trang phục kín đáo sẽ gợi cho các em nền văn hoá truyền thống mà lâu nay
các em không nhìn thấy . Cho học sinh xem những hình ảnh của các cô gái ngồi đàn bằng
các nhạc cụ dân tộc hoặc cho các em nghe một đoạn không lời sôi động với nhạc khí
phương tây và cho các em nghe lại một đoạn nhạc được thể hiện bằng nhạc cụ dân tộc.
Giáo dục lòng yêu thích âm nhạc dân tộc qua tranh ảnh , băng đĩa những yêu cầu cơ
bản của bài học đó.
Về áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy hát dân ca, ở bước giới thiệu bài hát, tôi
thường dùng bản đồ, tranh ảnh để giới thiệu vị trí địa lí và đời sống của đồng bào các dân
tộc. Bước này rất hấp dẫn học sinh và mang lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích.
Trong bước nghe hát mẫu, tôi thường sưu tầm băng đĩa hình để cho học sinh xem bài
hát trên băng đĩa hình, để các em biết về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của
từng vùng miền. Vì vậy, khi dạy các em trình bày bài hát kết hợp vận động, các em đã thể
hiện được những động tác múa hát đặc trưng của mỗi dân tộc thêm tự nhiên và hiệu quả
hơn.
2.2.2 Giải thích những từ khó có trong bài:
Vì dân ca là những bài hát mang nét đặc trưng riêng cho mỗi vùng miền nên sẽ có
những từ ngữ trong lời ca cũng mang đậm tình chất đặc trưng của vùng miền đó.
Trong bước đọc lời ca, tôi thường giải thích những từ khó trong bài hát, ví dụ từ Xoè
hoa trong bài cùng tên có nghĩa là múa hoa. Bài Gà gáy, từ té le là một cách cảm nhận
của đồng bào Cống về tiếng gáy te te của chú gà trống choai. Bài Bắc kim thang, từ kèo
là thanh gỗ hoặc tre nằm trên cột nhà, làm khung đỡ trần nhà; té nghĩa là ngã; làm chi
nghĩa là làm gì; le le nghĩa là con vịt trời; bìm bịp là một loài chim. Bài Cò lả, từ phủ là

chỉ đơn vị hành chính ngày xưa, tương đương như quận huyện ngày nay. Việc hiểu ý
nghĩa những từ đó giúp học sinh thấy gần gũi với bài hát hơn.
2.2.3 Khởi động giọng mang màu sắc của dân ca:
20
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Trong bước khởi động giọng, trước đây tôi thường sử dụng gam trưởng hoặc gam thứ của
âm nhạc phương Tây cho học sinh khởi động giọng, ví dụ:
Tuy nhiên, mỗi bài dân ca của Việt Nam có màu sắc riêng, và thường viết bằng
thang âm ngũ cung, như Pha Son La Đô Rê (Quê hương tươi đẹp), Đô Rê Mi Son La
(Lí cây xanh)…, vì thế việc sử dụng gam trưởng, thứ của phương Tây là không phù
hợp. Tôi thường sử dụng chính thang âm của từng bài làm mẫu âm khởi động. Thậm
chí có bài tôi đã dùng giai điệu của bài hát làm mẫu để học sinh khởi động giọng, ví
dụ bàiChim sáo tôi đã sử dụng câu hát cuối là mẫu âm:
Việc sử dụng mẫu âm này vừa giúp học sinh bước đầu được nghe âm hưởng của
bài hát, ngoài ra còn giúp các em được tiếp xúc với giai điệu để học bài hát dễ dàng
hơn.
2.2.4 Chia câu, phân tích cho học sinh về nhịp phách , cao độ , trường độ luyến láy
có trong bài. Hướng dẫn tiết tấu và áp dụng trò chơi để xác định tiết tấu từng câu hát.
Khi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh
hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca thường được xây dựng từ thơ
lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ nên cấu trúc không cân đối. Ví dụ bài Xoè
hoa được chia thành 4 câu hát với độ dài ngắn không đều nhau:
Bùng bong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.
Nghe tiếng khèn tiếng sáo vang lừng.
Tay nắm tay ta cùng xoè hoa.
Hoặc bài Cò lả cũng được chia thành 4 câu hát dài ngắn khác nhau.
Con cò cò bay lả lả bay la,
Bay từ từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng.
Tình tính tang tang tính tình ơi bạn rằng ơi bạn ơi,

21
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ nhớ hay chăng.
Ví dụ : Dạy bài ‘ Cò Lả ’ trong âm nhạc lớp 4 ở bài nà các em sẽ rất khó thể hiện bởi
cao độ và luyến láy trong bài hát , nếu học sinh không cảm nhận được hình ảnh của một
làng quê yên bình , cánh đồng thẳng cánh cò bay với điệu lý mượt mà của dân ca đồng
bằng Bắc Bộ thì các em không sao diễn tả được . Vì vậy từ một điệu dân ca mượt mà ,
uyển chuyển các em thể hiện khô khan , cứng nhắc , vô hồn . Ngoài ra khi cụ thể vào bài
dạy , cần phân tích kĩ cho các em biết những tiếng luyến lên , luyến xuống , luyến hoa mỹ
để học sinh nắm chắc trước khi bước vào học hát . Ví dụ : Ở bài Cò lả cho học sinh xác
định trước từ “ lả “ là luyến lên – khi hát các em hướng giọng đi lên , từ “ bay “ là luyến
xuống , hoặc từ “ phủ “ là luyến hoa mĩ , các em lướt nhẹ lên ở từ này , hơi điệu đà một
chút thì từ “phủ” mượt mà và uyển chuyển hơn . Cho các em xác định được hát dân ca thì
phải nhẹ nhàng biểu lộ không những qua giọng hát mà còn phải qua biểu lộ của gương
mặt , đôi mắt ,thân hình nhẹ nhàng uyển chuyển lướt theo những làn điệu ấy và thả hồn
vào bài hát thì mới hát đúng và nội dung bài hát sẽ được truyền tải hết đến người nghe .
2.2.5 Tập hát từng câu:
Tập hát từng câu là bước trọng tâm của việc dạy hát. Khi dạy các bài dân ca, tôi
thường tăng cường hát mẫu để hướng dẫn học sinh hát đúng những tiếng có dấu luyến
cũng như thể hiện được sắc thái của bài. Cũng vì có câu hát dài ngắn không đều, nên khi
dạy từng câu, có những câu phải dạy khá kĩ các em mới hát đúng giai điệu, cũng như
những tiếng hát luyến. Ví dụ bài Cò lả, câu hát Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ
nhớ hay chăng là câu hát dài và có nhiều tiếng hát luyến nên tôi thường cho học sinh tập
hát nhiều lần hơn, kĩ hơn so với 3 câu khác. Ngoài ra, tôi cũng hướng dẫn các em cách
lấy hơi 2 lần, ở đầu câu và giữa câu hát.
2.2.6.Có thể cho học sinh tự tập đặt lời mới phù hợp với lứa tuổi và đề tài quen thuộc
như tình yêu thầy cô, mái trường, bè bạn:
22
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Với tâm lý lứa tuổi, học sinh rất thích những gì mới lạ nên các thầy cô cũng có thể

đặt lời mới cho các bài dân ca quen thuộc, tập cho các em hát. Học sinh sẽ thích thú vô
cùng khi hát bài Lý cây bông với lời mới lạ như: “Em luôn ghi nhớ lời của thầy cô đã dạy
khuyên/ Vui chơi nhưng đừng quên học, ơi bạn ơi/ Cùng nhau giúp nhau học bài, bao bài
học rất hay/ Cùng nhau giúp nhau ôn bài, bao bài học rất vui”. Hay bài Bắc kim
thang với lời hát như: “Bắc kim thang, trò ngoan xúm lại/ Phụ cô thầy, làm trường thêm
đẹp/ Các bé thì quét nhà, lượm rác/ Các bạn lớn dọn dẹp, trồng cây/ Ta siêng chăm, cố
gắng ngày ngày/ Để trường mình luôn sạch đẹp hơn, đẹp hơn”
2.2.7.Tổ chức cho học sinh tập biểu diễn các bài hát dân ca đã học:
Học sinh tiểu học rất thích hoạt động. Vì thế, sau khi tập một bài hát, thầy cô nên
tự biên vài động tác múa đơn giản để các em múa hát tập thể ở sân trường. Chẳng hạn với
bài Hái ổi của nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, khi hát câu “Em hái ổi trên cây mận tím…” thì
cho các em làm động tác như đang với tay hái trái trên cao; hát “Em gánh lúa trên vai
nặng trĩu…” thì làm động tác như đang gánh lúa; còn hát “Em cưỡi ngựa quanh mấy bờ
ao…” thì làm động tác cưỡi ngựa.
Trong giờ học bài hát dân ca Bahnar “Bạn ơi lắng nghe”, có thể lồng thêm các
điệu múa Tây Nguyên để học sinh vừa hát vừa múa bài này. Giờ học sẽ rất sôi nổi, các
em học sinh sẽ rất hào hứng. Trong giờ hát nhạc hát bài “Xòe hoa” dân ca Thái có thể
kết hợp dạy nhảy sạp. Học sinh yêu thích, trong ngày hội nhảy và hát không muốn dừng.
Bằng các hình thức đó, học sinh sẽ rất hứng thú trong việc tham gia các hoạt động, từ đó
đem lại niềm say mê thích thú cho việc học hát dân ca của học sinh.
Trong quá trình áp dụng một số kĩ thuật mới trong dạy hát dân ca cho học sinh từ
lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Lộc An, tôi đã điều tra và lưu lại những kết quả thử
nghiệm, nhằm so sánh về mức độ học sinh đạt được các yêu cầu về hát dân ca. Cụ thể là:
Các mức độ yêu cầu Kết quả ở những lớp Kết quả ở những lớp
23
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
không áp dụng kĩ
thuật
có áp dụng kĩ thuật
Hát đúng giai điệu, lời ca khoảng 75% khoảng 90%

Biết hát kết hợp với gõ đệm theo 3 cách
(nhịp, phách, tiết tấu lời ca)
khoảng 80% khoảng 95%
Biết hát kết hợp với vận động theo nhạc khoảng 75% khoảng 90%
Thuộc tên các bài dân ca đã học khoảng 60% khoảng 85%
Yêu thích các bài dân ca khoảng 65% khoảng 90%
2.3.Tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian, các hội thi gắn liền với các
bài hát dân ca:
Để học sinh tự tìm hiểu thêm về các bài hát mang âm hưởng dân ca, có thể cho các
em chơi những trò chơi nhỏ ngoài sân trường hay trong lớp học vào tiết sinh hoạt tập thể
như cho các em nghe (hay chính các thầy cô hát) vài câu hát rồi đoán tựa bài hát. Ngoài
ra, thầy cô cũng có thể cho học sinh nghe tiếng đàn rồi cho đoán là đàn gì để các em tìm
hiểu thêm về các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn tranh, sáo… Sau một thời gian tập hát
cho học sinh, trường có thể cho các em thi hát dân ca ngay tại sân trường vào mỗi đầu
tuần sinh hoạt dưới cờ.
Để các em phát triển tư duy cảm nhận của mình, giáo viên cho các em tự sưu tầm
những bài dân ca hoặc âm nhạc các dân tộc rồi tổ chức thi biểu diễn bằng khả năng của
mình. Dựa trên cơ sở đó giáo viên phân tích cái hay , cái đặc sắc của âm nhạc dân tộc .
Một loại hình không thể thiếu trong giáo dục yêu thích âm nhạc dân tộc là các trò chơi
dân gian gắn liền với các bài đồng giao như: Rồng rắn lên mây, nu na nu nống hoặc
từ các bài đồng giao được phổ nhạc như bài “ Con chim hay hót “của âm nhạc lớp 5.
Nếu có điều kiện, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vừa hát bài dân ca vừa kết
hợp với các trò chơi dân gian như: tập tầm vông, nhảy dây, ô ăn quan, chơi chong chóng,
tò he, sáo diều…
24
Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học Lộc An yêu thích học hát dân ca
Ngoài ra cần tham mưu với ban giám hiệu , ban văn nghệ của trường thường xuyên
tổ chức các hội thi dân ca – dân vũ , thi “Hát dân ca hay “ nhằm cho học sinh nâng cao
vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc , duuy trì các bài hát dân ca Việt Nam đang có nguy cơ
mai một, tạo nên một sức sống mới về giữ gìn văn hoá truyền thống trong nhà trường .

Bởi khi chính các em hát các bài dân ca của dân tộc mình thì các em chính là những
người có trách nhiệm và giữ gìn , phát huy nền văn hoá dân tộc Việt Nam , di sản quí báu
mà ông cha ta đã truyền lại và giúp các em hiểu những giá trị độc đáo trong văn hoá cổ
truyền dân tộc Như đã nói ở phần đầu sự thống nhất giữa trừu tượng và cụ thể chính là cơ
sở để đề ra phương pháp trực quan trong môn học này . Khi các em đã cảm nhận được
chính bằng mắt thấy , tai nghe rồi dẫn đến cảm nhận , qua đó biết cách sáng tạo với khả
năng của các em , thì việc yêu thích âm nhạc dân tộc sẽ được hình thành dần trong tâm trí
của các em .
2.4.Cho học sinh tiếp xúc với các loại nhạc cụ dân tộc:
Bên cạnh đó khi giảng dạy âm nhạc dân tộc cần giới thiệu cho học sinh cả nhạc cụ
dân tộc , giới thiệu tính chất của những nhạc cụ đơn sơ nhưng mang đậm nét đặc thù của
dân tộc chúng ta .Âm nhạc dân tộc Việt Nam với những nhạc cụ đa dạng , phong phú và
có những nét đặc thù như : hình dáng thanh nhã, cân đối với các âm sắc khác nhau : tiếng
thổ đàn kìm , tiếng kim đàn tranh , tiếng mộc nhịp phách , tiếng tơ đàn tì , tiếng đá biên
khánh , bồi âm đàn bầu ,hợp âm đàn đáy . Như vậy chúng ta thấy dưới các dạng đơn sơ ,
nhạc cụ Việt Nam có hiệu quả và năng suất cao trong lĩnh vực thanh học và khả năng
biểu diễn .,cần làm sao cho học sinh hiểu được trải qua bao biến thiên , ngày nay tại Việt
Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí đủ loại từ những dạng đơn sơ nhất cho đến những
dạng có sự phát triển khá cao . Ở những nhạc cụ này chúng ta có thể nghe những điệu hát
ru , những bài đồng dao của trẻ nhỏ , những thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lể
25

×