Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giáo án hóa học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.16 KB, 100 trang )

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HÓA LỚP 8
Năm học 2012 - 2013
Cả năm : 35 tuần ( 70 tiết )
Học kì I : 18 tuần ( 36 tiết ) Học kì II : 17 tuần ( 34 tiết)
Nội dung
Số tiết

thuyế
t
Luyện
tập
Thực
hành
Ôn
tập
Kiểm
tra
Mở đầu 1
Chương 1: Chất.Nguyên tử.Phân tử 10 2 2
Chương 2: Phản ứng hóa học 6 1 1
Chương 3: Mol và tính toán hóa học 8 1
Chương 4: Oxi .Không khí 7 1 1
Chương 5: Hiđro.Nước 8 2 2
Chương 6: Dung dịch 6 1 1
Ôn tập học kì I và cuối năm 3
Kiểm tra 6
Tổng số : 70 tiết 46 8 7 3 6
Tuần Tiết PPCT Nội dung
1 1 Mở đầu môn hóa học
1…8 2…16 CHƯƠNG I: CHẤT-NGUYÊN TỬ-PHÂN TỬ


1+2 2+3 Chất
2 4 Bài thực hành 1
3 5 Nguyên tử
3+4 6+7 Nguyên tố hóa học
4+5 8+9 Đơn chất và hợp chất – Phân tử
5 10 Bài thực hành 2
6 11 Bài luyện tập 1
6 12 Công thức hóa học
7 13+14 Hóa trị
8 15 Bài luyện tập 2
8 16 Kiểm tra 1 tiết ( lần 1 )
9…13 17…25 CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
9 17 Sự biến đổi chất
9+10 18+19 Phản ứng hóa học
10 20 Bài thực hành 3
11 21 Định luật bảo toàn khối lượng
11+12 22+23 Phương trình hóa học
12 24 Bài luyện tập 3
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 1
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
13 25 Kiểm tra 1 tiết ( lần 2 )
13…17 26…34 CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
13 26 Mol
14 27+28 Chuyển đổi giữa khối lượng,thể tích và lượng chất
15 29 Tỉ khối của chất khí
15+16 30+31 Tính theo công thức hóa học
16+17 32+33 Tính theo phương trình hóa học
17 34 Bài luyện tập 4
18 35 Ôn tập học kì I
18 36 Kiểm tra HK I ( hết tuần 18 )

19…23 37…46 CHƯƠNG IV : OXI.KHÔNG KHÍ
19 37+38 Tính chất của oxi
20 39 Sự oxi hóa.Phản ứng hóa hợp.Ứng dụng của oxi
20 40 Oxit
21 41 Điều chế khí oxi.Phản ứng phân hủy
21+22 42+43 Không khí.Sự cháy
22 44 Bài luyện tập 5
23 45 Bài thực hành 4
23 46 Kiểm tra 1 tiết ( lần 3 )
24…29 47…59 CHƯƠNG V: HIĐRO.NƯỚC
24 47+48 Tính chất .Ứng dụng của hiđro
25 49 Điều chế khí hiđro.Phản ứng thế
25 50 Bài luyện tập 6
26 51 Bài thực hành 5
26,27 52+53 Nước
27,28 54+55 Axit – Bazơ – Muối
28 56 Bài thực hành 6
29 57 Bài luyện tập 7
29 58 Kiểm tra 1 tiết ( lần 4 )
30…35 59…70 CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH
30 59 Dung dịch
30 60 Độ tan của một chất trong nước
31 61+62 Nồng độ dung dịch
32 63 Luyện tập
32,33 64,65 Pha chế dung dịch
33 66 Bài luyện tập 8
34 67 Bài thực hành 7
34,35 68,69 Ôn tập HKII
35 70 Kiểm tra cuối năm
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 2

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
Ngày soạn: 10/8/2012
Tuần 1
Tiết 1. Bài 1: MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giúp HS nắm được Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất,sự biến đổi và ứng
dụng của chúng.
- Nắm được Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
2.Kĩ năng:
- Nắm được các phương pháp và hoạt động để có thể học tốt môn Hoá học:
+ Khi học tập môn hóa ,cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập,tìm kiếm kiến
thức,xử lí thông tin ,vận dụng và ghi nhớ.
+ Khi học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
3.Thái độ: Giúp Hs ban đầu có hứng thú với môn hóa
B. Chuẩn bị:
*Chuẩn bị của giáo viên:
1. Dụng cu: - Khay nhựa, ống nghiệm, kẹp gỗ.
2. Hoá chất: - dd CuSO
4
, dd NaOH, dd HCl và vài chiếc đinh mới và đinh gỉ hoặc
thanh sắt, nhôm, đồng nhỏ mới hoặc đã bị oxi hóa
*Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu nội dung bài học ở nhà.
C. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1: Vào bài mới
_Em cho biết :
+ Chiếc đinh này làm bằng gì? ( làm bằng sắt, sắt là chất làm nên chiếc đinh ).
+ Sau một thời gian để chiếc đinh này ngoài không khí thì có hiện tượng gì? (đinh bị
gỉ, sắt bị biến đổi thành chất khác).

+ Nếu không có sắt thì chúng ta có chiếc đinh này không? (không)
GV: Nhờ có sắt ta làm được đinh,chiếc đinh này có thể bị biến đổi,tức là sắt có thể bị
biến đổi thành chất khác.Và nhờ hóa học mà ta nghiên cứu được những điều trên.
Vậy ,hóa học là gì?
Hóa học có vai trò như thế nào trong đời sống của chúng ta?
Làm thế nào để học tốt được môn hóa học?Ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2:
I.Hóa học là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Hướng dẫn HS tiến hành làm TN1 và -HS hoạt động nhóm lớn làm TN1,2 theo
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 3
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
TN2, nghiên cứu các thông tin SGK trả
lời câu hỏi:
+ Ở TN1 hãy cho biết sự biến đổi của chất
trong ống nghiệm.
+ Ở TN2 hãy cho biết sự biến đổi của các
chất?
- Hóa học là gì?
hướng dẫn của GV,nghiên cứu SGK và
trả lời:
+ TN1: Xuất hiện kết tủa xanh
+ TN2: Xủi bọt khí
-Nêu khái niệm về hóa học.
***Tiểu kết :
1. Thí nghiệm : Sgk
2. Quan sát : Sgk
3. Nhận xét : Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất.
Chuyển ý: Vậy hóa học có những vai trò gì trong cuộc sống, chúng ta cùng tìm hiểu
qua phần tiếp theo.

Hoạt động 3:
II. Hoá học có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK,thực tiễn theo nhóm nhỏ trả lời câu
hỏi trong sgk.
Gv theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Nghiên cứu thông tin SGK,thực tiễn theo
nhóm nhỏ trả lời
Ghi nhớ
***Tiểu kết :
1. Trả lời câu hỏi : Sgk
2. Nhận xét : Sgk
3. Kết luận :
Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Chuyển ý: Hóa học có vai trò quan trọng như thế.Vậy làm thế nào để học tốt được
môn hóa học?
Hoạt động 4:
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hoá học ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Nghiên cứu các thông tin SGK để trả lời
câu hỏi:
- Để học tốt môn Hoá học các em phải
làm gì ?
- Gv theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Nghiên cứu thông tin SGK theo nhóm nhỏ
trả lời
*** Tiểu kết :
1. Khi học tập môn Hóa học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau :
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 4

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
- Thu thập tìm kiếm kiến thức
- Xử lí thông tin
- Vận dụng
- Ghi nhớ
2. Phương pháp học tập môn Hóa học như thế nào là tốt ? Sgk

Hoạt động 5: Củng cố-dặn dò
1.Củng cố: Hoàn thành nhanh các câu trắc nghiệm sau:
Câu 1:
Cho 1ml dung dịch đồng sunfat ( CuSO
4
) có màu xanh vào 1ml dung dịch natri
hiđroxit ( NaOH) không màu sẽ có hiện tượng là :
a. Xủi bọt b. Mất màu xanh
c. Có kết tủa xanh d. Không có hiện tượng gì
Câu 2:
Cho 1ml dung dịch axit clohiđric (HCl) không màu vào ống nghiệm có cây đinh sắt
nhỏ sẽ có hiện tượng là :
a. Xủi bọt b. Mất màu xanh
c. Có kết tủa xanh d. Không có hiện tượng gì
Câu 3:
Hóa học là:
a. Khoa học nghiên cứu các chất b. Nghiên cứu sự biến đổi chất
c. Nghiên cứu ứng dụng của các chất d. Cả a,b,c
Câu 4:
Câu nào sau đây không nói về vai trò của hóa học:
a. Nâng cao đời sống như: Sản xuất ra nhiều vật dụng sinh hoạt, thuốc chữa bệnh…
b. Giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
c. Tạo nên được các chất có những tính chất theo ý muốn của con người.

d. Có thể gây ô nhiễm môi trường.
Câu 5:
Khi học môn hóa học cần chú ý thực hiện các hoạt động nào sau đây:
a. Thu thập tìm kiếm kiến thức b. Xử lí thông tin
c. Vận dụng và ghi nhớ d. Thu thập, xử lí, vận dụng và ghi nhớ kiến thức
Câu 6:
Học tốt môn hóa học là:
a. Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
b. Biết làm thí nghiệm hóa học, biết quan sát hiện tượng thí nghiệm trong thiên nhiên
cũng như trong cuộc sống.
c. Có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận
sang tạo.
d. Nhớ một cách chọn lọc thông minh, đọc thêm sách.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 5
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
2Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Chất có ở đâu? Tính chất
của chất. ( Tìm hiểu các vật dụng trong gia đình và chất nên chúng )
Ngày soạn: 10/8/2012
Tuần 1+ 2
Tiết 2, 3: Chương1: CHẤT - NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ.
Bài 2: CHẤT.
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.(Chất có trong các vật thể xung quanh
ta)
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
2.Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm,hình ảnh ,mẫu chất…rút ra được nhận xét về tính chất của chất

(chủ yếu là tính chất vật lí của chất ).
- Phân biệt được chất và vật thể,chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.(Tách muối ăn ra
khỏi hỗn hợp muối ăn và cát).
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống,thí dụ: đường ,muối
ăn,tinh bột.
3.Thái độ: Giúp Hs làm quen với thí nghiệm hóa
B.Trọng tâm:
- Tính chất của chất.
- Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp.
C.Chuẩn bị:
*Chuẩn bị của giáo viên:
1. Hoá chất: - Lưu huỳnh, phot pho đỏ, nhôm, đồng, muối tinh, 1 chai nước khoáng và
5 ống nước cất.
2. Dụng cụ TN: Nhiệt kế, đèn cồn, cốc đun, dụng cụ thử tính dẫn điện.
*Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu nội dung bài học ở nhà.
D.Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
1/Hóa học là gì ?
2/Lấy ví dụ chứng minh hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta?
3/Làm thế nào để học tốt môn hóa học?
Hoạt động 2: Vào bài mới
GV giới thiệu hoặc cho HS nêu những nội dung cần nghiên cứu trong chương 1
GV : Bài mở đầu cho biết : Môn Hóa học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi của
chất. Trong bài này ta sẽ làm quen với chất.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 6
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
Bài này có 3 phần học trong 2 tiết.Tiết 1 : học phần I và II.Tiết 2 : học phần III
và giải bài tập.

I. Chất có ở đâu?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK
kể tên những vật có xung quanh chúng ta?
- Những gì các em vừa nêu và những gì
chúng ta thấy được, cơ thể người là những
vật thể
- Có những loại vật thể nào ? Cho ví dụ.
+ Các vật thể tự nhiên gồm có một số chất
khác nhau.Vd: Thân cây mía gồm các
chất : đường (saccarozơ), nước,
xenlulozơ
+ Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật
liệu (chất hay hỗn hợp chất).Vd: chiếc
đinh làm bằng sắt, thép gồm có sắt và
cacbon, …
- Vậy vật thể được tạo ra từ đâu ?
- Vậy theo em : Chất có ở đâu? Cho ví dụ.
- Kể tên : áo quần, sách vở, bàn ghế,
cây…
- Ghi nhớ
- Vật thể tự nhiên : động vật, cây cỏ, sông
suối, đất đá…Vật thể nhân tạo : bàn ghế,
áo quần, sách vở, nhà ở, công cụ sản
xuất…
- Vật thể được tạo ra từ chất.
- Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể
là ở đó có chất.
VD; Nhôm, đồng, khí ôxi, …
*** Tiểu kết:

Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
Chuyển ý: Chất có ở khắp mọi nơi.Vậy chất có những tính chất gì?Ta qua phần II
Hoạt động 4:
II. Tính chất của chất:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Phân tích cho HS về tính chất của
chất:
+Tính chất vật lí:
Gồm trạng thái, tính tan, nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính
dẫn điện, dẫn nhiệt….
+ Tính chất hoá học:
Khả năng biến đổi chất thành chất mới.
- Làm thế nào biết được tính chất của
- Nghe và nhớ
- Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 7
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
chất?
Giới thiệu một số cách biết được tính chất
của chất như trong sgk.
- Theo em khi hiểu biết T/C của chất sẽ có
lợi gì? Em hãy nêu 1 số VD để dẫn
chứng?
Nhận xét , bổ xung.
*Củng cố: Thảo luận nhóm các câu hỏi
sau:
1.Một số vật xung quanh ta sau đây, đâu
là vật thể tự nhiên? vật thể nhân tạo: tivi,
con mèo, cây hoa, cặp sách, ôtô, bãi cát,

quả núi, cái giường, bầu khí quyển, tủ
lạnh.
2.Phân biệt đâu là vật thể ,đâu là chất
trong các câu sau:
a)Gạo chứa nhiều tinh bột nhất khoảng
80%.
b) Đường glucôzơ có nhiều nhất trong
quả chín,đặc biệt trong quả nho chín.
c)Từ nhôm,sắt,chất dẻo…chế tạo ra tàu
hoả, ôtô,máy bay…
nghiệm
- Khi biết TC của chất thì sẽ có lợi là:
+ Giúp phân biệt, nhận biết chất
+ Cách sử dụng
+ Ứng dụng thích hợp trong đời sống và
sản xuất.
*HS thảo luận nhóm:
1.Vật thể tự nhiên:con mèo,cây hoa,bãi
cát quả núi,bầu khí quyển.
Vật thể nhân tạo:tivi,cặp sách, ôtô,cái
giường,tủ lạnh.
2.Giải:
Câu Vật thể Chất
A Gạo Tinh bột
B Quả chin,quả
nho chin
Đường glucôzơ
C Tàu hoả,
ôtô,máy bay
Nhôm,sắt,chất

dẻo
***Tiểu kết
1. Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.
Để biết được tính chất của chất ta thực hiện một hay nhiều cách :
a) Quan sát: Sgk
b) Dùng dụng cụ đo : Sgk
c) làm thí nghiệm : Sgk
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi là:
+Giúp phân biệt chất này với chất khác,tức nhận biết được chất.Ví dụ: Sgk
+Biết cách sử dụng chất.Ví dụ : Sgk
+Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.Ví dụ: Sgk

Tiết 2
Hoạt động 1 :
Kiểm tra bài cũ :
1. Chất có ở đâu ? Hãy chỉ ra đâu là chất, đâu là vật thể trong câu : Từ nhôm, sắt, chất
dẻo … chế tạo ra ôtô.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 8
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
2. Mỗi chất có những tính chất nhất định nào ? Cho ví dụ. Làm thế nào biết được tính
chất của chất?
3. Biết được tính chất của chất có lợi gì ? Cho ví dụ.
Vào bài mới : Một chất không lẫn thêm chất khác gọi là gì?
Một chất có lẫn nhiều chất khác thì được gọi là gì?
Ta cùng tìm hiểu ở phần III
II. Chất tinh khiết:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Cho HS quan sát chai nước khoáng và
ống nước cất: Hãy cho biết T/C giống
nhau và khác nhau?

-Cho HS nêu kết luận:
+Nước cất là gì? Nước khoáng thì như thế
nào? Vậy nước tự nhiên là gì?
+Em hãy cho biết làm thế nào để thu được
nước cất?
+Làm thế nào để khẳng định được nước
cất là chất tinh khiết?
-Giống: trong suốt,không màu,uống được
-Khác:
+Nước cất: dùng pha thuốc tiêm,dùng
trong phòng thí nghiệm.
+Nước khoáng: không dùng trong pha
thuốc tiêm và trong phòng thí nghiệm.
-Nêu kết luận:
+Nước cất là chất tinh khiết(không có lẫn
chất khác).Nước khoáng thì có lẫn một số
chất tan.Nước tự nhiên như: nước
biển,song,suối,ao,hồ,giếng…đều có lẫn
chất khác.Do đó,nước khoáng và nước tự
nhiên là một hỗn hợp.
+Đun sôi nước tự nhiên sẽ thu được nước
cất.
+Để khẳng định một chất là chất tinh
khiết là:chất đó không được lẫn các chất
khác.
***Kết luận Nước tự nhiên ,nước khoáng,…gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp.
Nước cất(chất không lẫn chất khác) là chất tinh khiết.
*Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí hoặc tính chất hóa học để tách một
chất ra khỏi hỗn hợp.Ví dụ: Sgk
*Chuyển ý: Để xem các em hiểu và nắm được kiến thức chúng ta vừa nghiên cứu ở

trên hay không ta cùng đi qua phần củng cố.
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò
1.Củng cố:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Cho HS đọc đề và làm tại chỗ
Câu 1: Vật thể nào sau đây không phải là
Hoạt động độc lập
Câu 1: c
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 9
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
vật thể tự nhiên:
a.Hoa hồng b.Cây đu đủ
c.Trái banh d.Trái cam
Câu 2: Vật thể tự nhiên là:
a.Xe đạp b.Ngôi nhà
c.Cây cầu d.Cây mít
Câu 3: Vật thể nào sau đây làm bằng
nhôm:
a.Ruột bút chì b.Cái nồi nhôm
c.Bao ni lông d.Ống nghiệm
Câu 4: “Dây điện làm bằng đồng được
bọc một lớp chất dẻo”.Hãy chỉ ra đâu là
chất trong câu :
a.Dây điện b.Đồng,chất dẻo
c.Đồng d.Chất dẻo
Câu 5: Chất tan trong nước nhưng không
cháy được là:
a.Than b.Đường
c.Nhôm d.Muối
Câu 6: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền

vào chỗ trống:
“Quan sát kĩ một chất có thể biết được
Dùng dụng cụ đo mới xác định được
của chất.Còn muốn biết một chất có tan
trong nước ,dẫn được điện hay không thì
phải ”
Câu 7: Cho biết khí cacbonic (CO
2
) (còn
gọi là khí cacbonic) là chất có thể làm đục
nước vôi trong.Để nhận biết khí này có
trong hơi thở ta phải:
a.Thổi hơi thở vào nước vôi trong
b.Thổi hơi thở vào nước cất
c.Thổi hơi thở vào nước khoáng
d.Thổi hơi thở vào nước mưối
Câu 8: Để thu được muối ăn từ nước muối
ta chọn những phương pháp nào sau đây:
a.Chưng cất b.Bay hơi
c.Lọc d.Tất cả đúng

Câu 2: d
Câu 3: b
Câu 4: b
Câu 5: d
Câu 6: -Một số tính chất bề ngoài của nó
(Trạng thái,màu sắc)
-Nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi,khối
lượng riêng.
-Làm thí nghiệm

Câu 7: a
Câu 8: c
2.Dặn dò: -Học bài ,làm các bài tập Sgk/tr 11
-Nghiên cứu bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất .Tách chất từ hỗn hợp.
+Mỗi nhóm chuẩn bị 1 thìa muối ăn và 1 thìa canh cát sạch.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 10
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
+Nghiên cứu và nắm phần phụ lục 1 về Một số quy tắc an toàn.Cách sử dụng
hóa chất,một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
=====================================
Ngày soạn: 15/8/2012
Tuần 2
Tiết 4 Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1.
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT- TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP.
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS làm quen và biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng TN. Nắm được 1 số qui
tắc an toàn phòng TN.
2.Kĩ năng: Ban đầu rèn luyện các thao tác tiến hành thí nghiệm
3.Thái độ: Cẩn thận khi sử dụng hóa chất ,dụng cụ
B. Nội dung:
Tách riêng mỗi chất từ hỗn hợp muối ăn và cát sạch.
Chuẩn bị: HS đem theo muối ăn và cát sạch.
1. Dụng cụ TN: Khay nhựa, ống nghiệm, kẹp gỗ, phễu thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, giấy
lọc.
2. Hoá chất: muối ăn,cát
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Hỗn hợp là gì?Chất tinh khiết là gì?Cho ví dụ.
Làm thế nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp?Muốn tách cát ra khỏi hỗn hợp cát muối ta

làm thế nào?
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV hướng dẫn HS 1 số qui tắc an
toàn phòng TN. Giới thiệu 1 số dụng cụ
TN đơn giản.
HĐ2: GV hướng dẫn HS TN: lất 1 ít
lưu huỳnh và pa ra pin cho vào 2 ống
nghiệm. Cho cả 2 ống nghiệm vào cốc
thuỷ tinh đựng nước. Cắm nhiệt kế vào
cốc. Để cốc lên giá TN, dùng đèn cồn
đun nóng cốc.
GV hướng dẫn HS quan sát sự chuyển
trạng thái ( nóng chảy pa ra pin), ghi lại
nhiệt độ của nhiệt kế. Sau đó dùng cặp
1. TN1: Theo dõi sự nóng chảy của lưu
huỳnh và pa ra pin:

- HS tiến hành TN.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 11
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
gỗ cặp ống nghiệm và tiếp tục đun cho
lưu huỳnh nóng chảy. Dùng nhiệt kế đo.
***Lưu ý: TN này có thể không tiến
hành.Hướng dẫn hs một số kỹ năng và
thao tác cơ bản trong phòng TN thực
hành.
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm TN: Cho
vào ống nghiệm chừng 3g hỗn hợp
muối ăn và cát. Rót tiếp khoảng 5ml

nước sạch vào , khuấy đều. Đỗ nước từ
từ theo đũa thuỷ tinh qua phễu có giấy
lọc, thu lấy phần nước lọc vào cốc và
cho vào ống nghiệm. Dùng kẹp gỗ cặp
ống nghiệm rồi đun nóng cho đến khi
nước bay hơi hết.
HĐ4: GV hướng dẫn HS viết tường
trình TN theo mẫu đã hướng dẫn.
- Các nhóm làm vệ sinh dụng cụ TN
sau buổi thực hành.
2. Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn
và cát:
- HS tiến hành TN.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
4. Dặn dò: GV yêu cầu HS nghiên cứu bài mới: Nguyên tử ( Về nhà tìm hiểu SGK các
nội dung: Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào?)

Ngày soạn: 15/8/2012
Tuần 3
Tiết 5 Bài 4: NGUYÊN TỬ.
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
- HS biết được hạt nhân tạo bởi prôton và nơtron. Khối lượng của hạt nhân được coi là
khối lượng của nguyên tử.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết kí hiệu các hạt tạo nên nguyên tử và điện tích của chúng
3.Thái độ: Cẩn thận khi viết kí hiệu các hạt nguyên tử cung điện tích của chúng
B. Chuẩn bị:
GV vẽ sẵn sơ đồ minh hoạ T/P cấu tạo của nguyên tử: Hiđro, Oxi, Natri trong SGK.

C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:Có một hỗn hợp gồm 2 khí là khí oxi (O
2
) và khí cacbonic
(CO
2
),bằng cách nào có thể tách được khí oxi?
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 12
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV nêu câu hỏi: Các chất đều
được tạo nên từ đâu?
GV thông báo thêm về nguyên tử.
GV cho HS quan sát sơ đồ T/P, cấu
tạo của 1 số nguyên tử.
GV yêu cầu HS trả lời: Hãy cho biết
T/P, cấu tạo của nguyên tử.
HĐ2: GV yêu cầu HS trả lời: Hãy cho
biết hạt nhân nguyên tử tạo bởi gì?
Các nguyên tử cùng loại có cùng gì?
Trong 1 nguyên tử luôn có số p và số e
như thế nào? Vì sao khối lượng của
hạt nhân được coi là khối lượng của
nguyên tử?
HĐ3: Cho HS tự nghiên cứu
I. Nguyên tử là gì?
- HS thảo luận trả lời:
* Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và

trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt
nhân mang điện tích dương và vỏ tạo
bởi 1 hay nhiều electron mang điện
tích âm.
2. Hạt nhân nguyên tử:
- HS thảo luận trả lời:
* Hạt nhân nguyên tử tạo bởi prôton
và nơtron. Proton kí hiệu là p mang
điện tích dương(+), còn electron kí
hiệu là e mang điện tích âm (-).
3. Electron:
- HS tự nghiên cứu
4. Củng cố:
Hãy điền vào chỗ trống các từ hay cụm từ thích hợp trong các câu sau:
-Nguyên tử được tạo nên từ 3 loại hạt cơ bản là:……………(1)……………
-Hạt mang điện tích dương là (2) ở trong (3) , có kí hiệu là (4) , điện tích là
(5) Hạt nhân có (6) nên có điện tích hạt nhân là Z+.
-Hạt mang điện âm là (7) ở phần (8) , có kí hiệu là (9) , điện tích là (10)
-Trong một nguyên tử (11) = (12) = Z
Giải:
1.prôtn,nơtron,electron 2.proton 3.hạt nhân 4.p 5.1+ 6. Z proton
7.electron 8.vỏ 9.e 10. 1- 11.số proton 12.số electron
5.Dặn dò:
GV yêu cầu HS học bài cũ,nghiên cứu bài mới: Nguyên tố hoá học là gì?Kí hiệu hoá
học của NTHH?Có bao nhiêu NTHH?
Làm bài tập 1,2,3 SGK

Ngày soạn: 22/8/2012
Tuần 3+4
Tiết 6,7 Bài 5: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.

GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 13
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được nguyên tố hoá học là gì? Biết được KHHH dùng để biếu diễn nguyên
tố.
- HS hiểu được môn NTK là gì? Biết được mỗi nguyên tố có 1 NTK riêng biệt.
2.Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hóa học và tính nguyên tử khối
3.Thái độ: Cẩn thận và yêu thích môn học
B. Chuẩn bị:
- 1 hộp sữa có ghi rõ từ can xi kèm theo hàm lượng. 1 ống nghiệm đựng 1 ml nước ( 1
g nước).
- 1 bảng phụ ghi BT 3.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nguyên tử là gì?Nêu đặc điểm cấu tạo của vỏ NT và hạt nhân NT?
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV nhắc lại: Các chất được tạo
nên từ nguyên tử.
GV cho HS nêu VD ở SGK.
Sau đó cho HS nêu định nghĩa: Nguyên
tố hoá học là gì?
*Chuyển ý: Mỗi nguyên tố hóa học
được biểu diễn bởi một kí hiệu riêng
như thế nào?Ta cùng tìm hiểu ở phần 2
HĐ2: GV hướng dẫn HS cách biểu diễn
KHHH. Cho HS lấy VD về KHHH
nguyên tố Hiđro, Canxi,…

GV: Mỗi kí hiệu hóa học của nguyên tố
cho ta biết điều gì?
**Phần III các em về nhà tự nghiên cứu
SGK
HĐ3: GV yêu cầu HS nghiên cứu
thông tin SGK cho biết: người ta qui
ước chọn đơn vị cac bon như thế nào?
**Hãy cho VD khối lượng tính bằng
đ.v.C của 1 số nguyên tử: C, H, O,…
HĐ4: GV nêu câu hỏi: Khối lượng tính
bằng đ.v.C của 1 nguyên tử là gì? Nêu
I. Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa:
- HS thảo luận trả lời:
* Nguyên tố hoá học là tập hợp những
nguyên tử cùng loại, có cùng số prôton
trong hạt nhân.
2. Kí hiệu hoá học:
- HS thảo luận trả lời.
VD: Hiđro: H , Canxi: Ca ,…
* KHHH biểu diễn nguyên tố và chỉ 1
nguyên tử của nguyên tố đó.
III. Có bao nhiêu nguên tố hoá học?
- HS tự nghiên cứu thông tin ở SGK
II. Nguyên tử khối:
1. Đơn vị cac bon: ( đ.v.C )
- HS thảo luận trả lời.
* Một đơn vị cac bon (đ.v.C ) bằng 1/12
nguyên tử C.
2. Nguyên tử khối:

GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 14
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
định nghĩa nguyên tử khối là gì?
( GV lưu ý HS bỏ bớt các chữ đ.v.C sau
các số trị của NTK.
GV thông báo: Mỗi nguyên tố có 1
nguyên tử khối riêng biệt. Vậy em hãy
cho biết: Dựa vào NTK của 1 nguyên tố
chưa biết ta xác định được điều gì?
( GV hướng dẫn HS cách tra cứu bảng
1/ SGK ).
- HS thảo luận trả lời:
* Nguyên tử khối là khối lượng của
nguyên tử tính bằng đơn vị cac bon
( đ.v.C ).
* Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối
riêng biệt.
*Xác định được tên và kí hiệu của
nguyên tố đó.
4. Củng cố:
- Nguyên tố hoá học là gì? KHHH dùng để làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm BT 3/ SGK.
- Thế nào là đ.v.c ? Nguyên tử khối là gì? GV hướng dẫn HS làm BT 5,6/ SGK ở lớp.
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Đơn chất là gì? Nêu đặc
điểm cấu tạo đơn chất? Hợp chất là gì? Nêu đặc diểm cấu tạo của hợp chất?
- BT về nhà: bài 4,5,6,7,8 / SGK.

Ngày soạn: 1/9/2012
Tuần 4+5
Tiết 8,9. Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT PHÂN TỬ.

A. Mục tiêu:
1.Kến thức:
- Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Nắm được đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp
chất?
- Nắm được phân tử là gì? Phân tử khối là gì? HS nắm được cách xác định PTK.
- Nắm được các chất đề có hạt hợp thành là phân tử hay nguyên tử.
2.Kĩ năng: Rèn cách phân biệt đơn chất và hợp chất.Cách tính phân tử khối.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 15
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
3.Thái độ: tìm tòi và học hỏi về môn hóa
B. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ mô hình phóng đại các chất: kim loại Đồng, khí Oxi, nước và muối ăn.
- Bảng phụ hướng dẫn HS làm BT.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đơn vị cac bon? Nguyên tử khối là gì? Cho biết NTK
của 1 số nguyên tố: C, H, Na, Fe.
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV yêu cầu HS trả lời: Chất
được tạo ra từ đâu?Chất được tạo nên
từ bao nhiêu nguyên tố? Ta căn cứ vào
đâu để phân loại chất?
GV cho HS trả lời: Đơn chất là gị?
GV cho HS phân biệt đơn chất kim loại
và phi kim? Cho VD.
GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ về
mô hình tương trưngcủa 1 số mẫu đơn
chất: Đồng, khí Hiđro và khíÔxi.
GV yêu cầu HS trả lời: Qua mẫu kim

loại Đồng, em hãy cho biết trong đơn
chất kim loại các nguyên tử sắp xếp
như thế nào? Qua mẫu khí Hiđro và khí
Oxi, em hãy cho biết trong đơn chất phi
kim các nguyên tử thường liên kết với
nhau như thế nào?
**Chuyển ý: Chất được tạo từ 2 nguyên
tố hóa học trở lên gọi là gì?
HĐ2: GV yêu cầu HS đọc thông tin
SGK trả lời: Nước được tạo nên từ các
nguyên tố hoá học nào?
-Nước là hợp chất.
-Vậy hợp chất là gì?
GV cho HS quan sát tranh vẽ mô hình
tượng trưng cho 1 mẫu nước ( lỏng) và
mẫu muối ăn ( rắn) trả lời: Trong hợp
chất , nguyên tử của các nguyên tố liên
kết với nhau theo tỉ lệ và thứ tự như thế
nào?
**Chuyển ý: Hạt hợp thành từ 2
I. Đơn chất:
1. Đơn chất là gì?
- HS thảo luận trả lời:
* Đơn chất là những chất được tạo nên
từ 1 nguyên tố hoá học hoá học.
2. Đặc điểm cấu tạo:
- HS thảo luận trả lời.
II. Hợp chất:
1. Hợp chất là gì?
- HS dựa vào các thông tin SGK trả lời.

* Hợp chất là những chất được tạo nên
từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
2. Đặc diểm cấu tạo:
- HS quan sát mô hình, thảo luận trả lời.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 16
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
nguyên tử cùng loại hoặc khác loại trở
lên được gọi là gì?Ta cùng qua phần III
HĐ3: GV hướng dẫn HS quan sát các
mô hình phóng dại về khí Hiđro, khí
Oxi và nước. Nêu nhận xét về các hạt
hợp thành các chất trên?
GV yêu cầu HS nêu định nghĩa phân tử
là gì?
GV yêu cầu HS nêu định nghĩa phân tử
khối là gì?
GV hướng dẫn HS cách tính phân tử
khối của : nước, muối ăn, axit sunfuric.
HĐ4: GV yêu cầu HS tự đọc GSK
III. Phân tử:
1. Định nghĩa:
- HS thảo luận trả lời:
* Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm
1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể
hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
2. Phân tử khối:
- HS thảo luận trả lời:
* Phân tử khối là khối lượng của phân
tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng
nguyên tử khối của các nguyên tử có

trong phân tử.
*VD: Nước = 2.1+16 = 18.
Muối ăn = 23+ 35,5 = 58,5.
IV. Trạng thái của chất:
- HS tự đọc SGK
4. Củng cố:
- Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Cho VD.
- Phân tử là gì? Phân tử khối là gì?
- GV hướng dẫn hS làm BT:3,6/ SGK.
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Chuẩn bị tiết sau: bài thực hành 2.
- BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7/ SGK.

Ngày soạn: 5/9/2012
Tuần 5
Tiết 10. Bài 7: BÀI THỰC HÀNH 2: SỰ LAN TOẢ CỦA CHẤT.
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và đơn chất phi kim.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng 1 số dụng cụ hoá chất trong phòng TN.
3.Thái độ: Thích thú khi học hóa
B. Nội dung:
1. Sự lan toả của chất khí ( Amoniac ).
2. Sự lan toả của chất rắn trong nước ( Kali pemanganat KMNO
4
)
C. Chuẩn bị:
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 17
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
1. Dụng cụ TN: Ống nghiệm có nút cao su, đũa thuỷ tinh, giá ống nghiệm, cốc thuỷ

tinh, giá TN,kẹp gỗ.
2. Hoá chất: dung dịch amoniac đặc, thuốc tím, giấy quì tím.
D. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Cho VD.Phân tử là gì? PTK là gì?
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV hướng dẫn HS làm TN:
Dùng đũa thuỷ tinh lấy d
2
amoniac
chấm vào giấy quì tím. Nêu hiện tượng
TN.
GV hướng dẫn HS lấy giấy quì tím tẩm
nước để sát vào đáy ống nghiệm. Lấy ít
bông đã tẩm d
2
amoniac. Dùng ghim
đính chặt bông vào chiếc nút cao su rồi
đậy lên miệng ống nghiệm . Quan sát
sự đổi màu giấy quì tím.
HĐ2: GV hướng dẫn HS bỏ ít mảnh
vụn tinh thể thuốc tím vào cốc (1) ,
khuấy đều cho tan hết , sau đó lấy
chừng ấy thuốc tím bỏ vào cốc (2) .
Cho từ từ rơi từng mảnh , không khuất
hay động vào cốc (2). Quan sát sự đổi
màu của nước trong 2 cốc.
HĐ3: GV hướng dẫn HS viết bảng
tường trình của TN: Mô tả những gì

quan sát được ở mỗi TN và giải thích
hiện tượng của TN.
I. Tiến hành TN:
1. TN1: Sự lan toả của amoniac.
- HS tiến hành làm TN.
* Hiện tượng của TN: giấy quì tím hoá
xanh.
* Hiện tượng của TN: giấy quì tím từ từ
đổi sang màu xanh.
2. TN2: Sự lan toả của Kali pemanganat
( Thuốc tím ) :
- HS tiến hành làm TN.
* Hiện tượng của TN: Màu của cốc (1)
đậm hơn màu cốc (2) loang lỗ và nhạt
hơn.
II. Tường trình TN:
- HS hoàn thành bảng tường trình TN.
4. Dặn dò:
- GV cho HS làm vệ sinh phòng TN sau buổi thực hành.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết sau luyện tập: Ôn lại các kiến thức đã học, các dạng
bài tập đã phổ biến .

Ngày soạn: 19/9/2012
Tuần 6
Tiết 11. Bài 8: BÀI LUYỆN TẬP 1.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 18
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm cơ bản: chất, đơn chất và hợp chất,

nguyên tử, nguyên tố hoá học , phân tử.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng: Phân biệt chất và vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp. Biết sử
dụng bảng 1 tra cứu KHHH, NTK khi biết tên nguyên tố và ngược lại khi biết NTK thì
tìm tên và KHHH nguyên tố. Tính phân tử khối.
3.Thái độ: Cẩn thận và thích thú khi học hóa
B.Chuẩn bị:
- Các bảng phụ để viết sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm và soạn BT tổng kết
về chất, nguyên tử, phân tử.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT DỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV sử dụng bảng phụ viết sơ đồ
mối quan hệ các khái niệm.
GV nêu câu hỏi: - Nêu mối quan hệ từ
vật thể đến chất, từ chất đế đơn chất và
hợp chất.
- Chất được tạo nên từ đâu? Đơn chất là
gì? Hợp chất là gì? Đơn chất chia làm
mấy loại? Cho VD. Hợp chất chia làm
mấy loại? Cho VD.
HĐ2: GV sử dụng bảng phụ ghi lên hệ
thống câu hỏi để tổng kết về chất,
nguyên tử và phân tử:
- Các vật thể tự nhiên và nhân tạo
đều…….
- Mỗi chất có những tính chất…………
- Nguyên tử là gì? Khối lượng của hạt

nào được coi là khối lượng của nguyên
tử?
- Nguyên tố học là gì? KHHH dùng để
làm gì? Nguyên tử khối là gì?
- Phân tử là gì? Phân tử khối là gì?
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái
niệm:
- HS thảo luận nhóm và điền vào các ý
dưới mỗi khái niệm.
2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân
tử:
- HS thảo luận nhóm và điền các ý trên
vào bảng phụ.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 19
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
*Chuyển ý: Để củng cố những kiến
thức đã học và rèn luyện thêm chúng ta
cùng qua phần bài tập.
HĐ3: GV yêu cầu HS giải BT2 theo
nhóm và thực hiện ở bảng phụ.
GV yêu cầu HS giải BT3.
II. Bài tập:
* Bài 2:
- HS giải BT 2.
a/ Trong hạt nhân có 12p, trong nguyên
tử có 12e, số e là 3, số e lớp ngoài cùng
là 2.
b/ Khác nhau về số p và số e ( ở nguyên
tử Ca là 20 ), giống nhau về số e lớp

ngoài cùng ( đều là 2 ).
* Bài 3 :
a/ Phân tử khối của hợp chất bằng:
2. 31 = 62 đvC
b/ Nguyên tử khối của X bằng :
( 62 – 16 ) : 2 = 23 đvC.
Vậy X là Natri : Na.
4. Dặn dò: GV yêu cầu HS nghiên cứu bài mới: Công thức hoá học ( công thức hoá
học của đơn chất ? Công thức hoá học của hợp chất? Ý nghĩa của CTHH? ).

Ngày soạn: 20/9/2012
Tuần 6
Tiết 12. Bài 9: CÔNG THỨC HOÁ HỌC.
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nắm được CTHH dùng để biểu diễn chất. Nắm được cách ghi CTHH khi cho biết
KHHH hay tên nguyên tố và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất.
- Nắm được ý nghĩa của CTHH : nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên
tố trong 1 phân tử chất và phân tử khối của chất.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cách viết công thức hóa học
3.Thái độ: Cẩn thân và yêu thích môn học
B. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị bảng phụ để hướng dẫn HS giải BT tại lớp.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
HOẠT DỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 20
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI

HĐ1: GV nêu câu hỏi: CTHH của đơn
chất gồm bao nhiêu KHHH? Nêu cách
biểu diễn CTHH của kim loại? Lấy VD
các đơn chất: đồng, kẽm,…
Nêu cách biẻu diễn CTHH của phi kim?
Lấy VD với khí Hđro, khí Oxi,…
Em hãy cho biết có 1 số phi kim thì
CTHH được qui ước như thế nào? Lấy
VD CTHH đơn chất than , lưu huỳnh.
**Chuyển ý: Làm thế nào để viết
CTHH của hợp chất,ta qua phần tiếp
theo
HĐ2: GV nêu câu hỏi: CTHH của hợp
chất gồm bao nhiêu KHHH? Nêu
CTHH ở dạng chung? Lấy VD về
CTHH của hợp chất nước, natri clorua,
canxicacbonat.
**Chuyển ý: CTHH có ý nghĩa gì ?
HĐ3: GV yêu cầu HS nghiên cứu
thông tin SGK nêu các ý nghĩa của
CTHH.
GV lấy 1 số VD: Từ CTHH của khí
Nitơ N
2
, nước H
2
O cho HS nêu các ý
nghĩa của chúng.
GV cho HS đọc phần lưu ý ở SGK và
chỉ cho HS những chỗ sai có thể mắc

phải khi viết CTHH.
I. Công thức hoá học của đơn chất
- HS thảo luân trả lời:
* CTHH của đơn chất chỉ gồm KHHH
của 1 nguyên tố.
1. Với kim loại:
* VD: CTHH đơn chất đồng , kẽm,…
Là : Cu, Zn,…
2.Với phi kim:
* VD: CTHH khí hiđro, nitơ: H
2
, N
2
,…
* Lưu ý: CTHH đơn chất than, lưu
huỳnh : C, S.
II. Công thức hoá học của hợp chất :
- HS thảo luận trả lời:
* CTHH của hợp chất gồm KHHH của
những nguyên tố tạo ra chất kèm theo
chỉ số ở chân mỗi KHHH.
VD: CTHH hợp chất nước,
canxicacbonat: H
2
O, CaCO
3
.
III. Ý nghĩa của CTHH:
- HS thảo luận trả lời.
* Mỗi CTHH chỉ 1 phân tử của chất

( trừ đơn chất kim loại,…). Cho biết
nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử của
mỗi nguyên tố và phân tử khối.
- HS nêu phần lưu ý ở SGK.
4. Củng cố: GV hướng dẫn HS làm BT1,2/ SGK.
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Hoá trị ( Hoá trị của 1
nguyên tố được xạc định như thế nào? Qui tắc hoá trị. )
- BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4/ SGK.
Ngày soạn: 01/10/2011
Tuần 7
Tiết 13,14. Bài 10: HOÁ TRỊ.
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được hoá trị của nguyên tố ( nhóm nguyên tử ).
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 21
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
- HS hiểu và vận dụng qui tắc về hoá trị trong hợp chất hai nguyên tố.
- HS biết cách tính hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất. Biết cách lập CTHH của
hợp chất hai nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
- HS nắm được 1 CTHH đúng hay sai khi biết hoá trị của hai nguyên tố hay nhóm
nguyên tử.
2.Kĩ năng: Rèn cách viết hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử.
3.Thái độ: Cẩn thận khi viết hóa trị của các nguyên tố,hóa trị viết bằng số la mã
B. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Cách biểu diễn CTHH của đơn chất và hợp chất. Cho VD.
3. Vào bài mới: Để viết CTHH của chất chúng ta cần nắm được hóa trị của các nguyên
tố hóa học.Vậy làm thế nào để xác định được hóa trị của các nguyên tố,mỗi nguyên tố
có hóa trị là bao nhiêu ,ta cùng tìm hiểu trong bài mới hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS:

HĐ1:
GV yêu cầu HS nêu cách xác định hoá
trị của 1 nguyên tố dựa vào hoá trị của
H? Cho VD: HCl, H
2
O, NH
3
.
HV yêu cầu HS nêu cách xác định hoá
trị của 1 nguyên tố dựa vào hoá trị của
O. Cho VD : Na
2
O, CaO, CO
2
.
GV hướng dẫn HS cách xác định hoá
trị của 1 nhóm nguyên tử trong các hợp
chất : H
2
SO
4
, NaOH.
GV cho HS nêu kết luận : Hóa trị là gì?
Hoá trị của 1 nguyên tố được xác định
như thế nào?
HĐ2: GV cho HS nghiên cứu SGK để
so sánh các tích, có thể đặt dấu bằng
được không?
A
x

B
y
X . a y . b
NH
3
1 . III 3 . I
CO
2
1 . IV 2 . II
GV cho HS nêu qui tắc về hoá trị đ/v
hợp chất hai nguyên tố. ( GV lưu ý với
HS qui tắc này đúng cả khi A hoặc B là
nhóm nguyên tử. Lấy VD với: Na
2
SO
4
,
Ca(OH)
2
.
HĐ3: GV yêu cầu HS nghiên cứu
thông tin SGK cách tính hoá trị của 1
I. Hoá trị của 1 nguyên tố được xác
định bằng cách nào?
1. Cách xác định:
- HS thảo luận thực hiện.
* Cl (I), O (II), N (III), Na (I), Ca (II).
2. Kết luận:
- HS thảo luận trả lời:
* Hoá trị của 1 nguyên tố ( nhóm

nguyên tử) là con số biểu thị khả năng
liên kết của nguyên tử ( nhóm nguyên
tử) được xác định theo hoá trị H chọn
làm đơn vị và hoá trị của O là hai đơn
vị.
II. Qui tắc hoá trị:
1. Qui tắc:
- HS thảo luận thực hiện.
- HS thảo luận trả lời:
*Trong CTHH tích của chỉ số và hoá
trị nguyên tố này bằng tích của chỉ số
và hoá trị của nguyên tố kia.
2.Vận dụng:
a. Tính hoá trị của 1 nguyên tố chưa
biết:
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 22
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
nguyên tố.
GV cho VD: Tính hoá trị của Fe trong
hợp chất FeCl
3
. Biết Cl có hoá trị I.
HĐ4: GV hướng dẫn HS cách lập
CTHH hợp chất tạo bởi hai nguyên tố
S (IV) và O (II).
- Viết CT dạng chung: S
x
O
y
- Theo qui tắc hoá trị : x.IV = y.II

- Chuyển thành tỉ lệ: x:y = II: IV = 1:
2.
=> x = 1, y = 2.
CTHH hợp chất là : SO
2
.
GV hướng dẫn HS lập CTHH hợp chất
tạo bởi Na (I) và nhóm SO
4
(II).
- Na
x
(SO
4
)
y.
- x.I = y.II
- x:y = II: I = 2: 1
=> x = 2, y = 1
CTHH hợp chất là Na
2
SO
4
.
- HS thảo luận thực hiện.
b. Lập CTHH của hợp chất theo hoá
trị:
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của
GV.
4. Củng cố: - Khi học xong phần I, GV hướng dẫn HS tra cứu bảng 2. Làm BT 2.

- Khi học xong phần vận dụng. GV cho HS làm BT 5,6 tại lớp.
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ . Nghiên cứu bài mới: bài luyện tập 2.
- BT về nhà : bài 1, 2, 3 ( tiết 13) và bài 4, 5, 6, 7, 8 ( tiết 14).

Ngày soạn: 06/10/2011
Tuần 8
Tiết 15. Bài 11: BÀI LUYỆN TẬP 2.
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nắm được cách ghi và ý nghĩa của CTHH, khái niệm hoá trị và qui tắc hoá trị.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố. Biết đúng hay sai cũng như lập được
CTHH của hợp chất khi biết hoá trị.
3.Thái độ: cẩn thận và yêu thích môn học
B. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 23
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
2. Kiểm tra bài cũ: Hoá trị của 1 nguyên tố được xác dịnh bằng cách nào.Phát biểu qui
tắc hoá trị.
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV cho HS đọc SGK:
- Nêu cách biểu diễn CTHH của đơn
chất. VD đơn chất kim loại: đồng ,
kẽm. Đơn chất phi kim: cacbon, lưu
huỳnh, khí oxi.
- Nêu cách biểu diễn CTHH hợp chất.
VD hợp chất nước, khí cacbonic?
- Nêu ý nghĩa của CTHH?

HĐ2: GV cho HS trả lời:
- Hoá trị là gì? Phát biểu qui tắc hoá trị.
- Vận dụng:
a/Tính hoá trị chưa biết:
Cho hoá trị của Al =III,(SO
4
) = II,tính
hoá trị của F và Fe trong các công thức
sau:
AlF
3
, Fe
2
(SO
4
)
3
.
GV hướng dẫn HS giải
b/Lập CTHH hợp chất theo hoá trị:
Lập CTHH của hợp chất gồm Cu và
O,Al và (SO
4
).
Cho hoá trị của Cu = II , O = II , Al =
III , (SO
4
) = II
GV hướng dẫn HS giải
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm các bài

tập 2, 4 tại lớp.
I. Kiến thức cần nhớ:
1.
- HS thảo luận thực hiện:
- CTHH đồng , kẽm: Cu, Zn.
- CTHH Cacbon, lưu huỳnh, khí Oxi
là: C, S , O
2
.
- CTHH nước, khí cacbonic: H
2
O, CO
2
2. Hoá trị: SGK
- HS thảo luận trả lời.
* Vận dụng:
a/ Tính hoá trị chưa biết:
AlF3
Gọi b là hoá trị của F.Theo QTHT ta
có: b = ( 1. III) : 3 = I.Vậy hoá trị
của F là I
Fe
2
(SO
4
)
3

Gọi a là hoá tri của Fe.Theo QTHT ta
có: a = ( 3.II) : 2 = III .Vậy hoá trị của

Fe là III
b/ Lập CTHH:
*Gọi CTHH của hợp chất gồm Cu và O
là Cu
x
O
y
.Theo QTHT ta có:
x:y = II: II = 1: 1 =>x = 1, y= 1.
Vậy CTHH là CuO.
*Gọi CTHH của hợp chất gồm Al và
(SO
4
) là Al
x
(SO
4
)
y
.Theo QTHT ta có:
x:y = II:III = 2:3 => x = 2, y = 3.
Vậy CTHH là Al
2
(SO
4
)
3
.
II. Bài tập:
- HS thảo luận giải BT:

*Bài 2: Theo CTHH , biết được X hoá
trị II và Y hoá trị III. CTHH là X
3
Y
2
.
Đáp án ( D ) đúng.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 24
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN: TUYỂN THỊ TƯỜNG VI
* Bài 4:
a/ KCl = 74,5
BaCl
2
= 208
AlCl
3
= 133,5
b/ K
2
SO
4
= 174
BaSO
4
= 233
Al
2
(SO
4
)

4
= 342
4. Dặn dò : GV yêu cầu HS ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1
tiết. Giải các BT ở SGK đã cho về nhà.

Ngày soạn: 7/10/2011
Tuần 8
Tiết 16. KIỂM TRA 1 TIẾT
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Kiểm tra,đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức chương I của HS
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện khả năng tư duy cho HS
-Kiểm tra, đánh giá kĩ năng tính toán,trình bày rõ,khoa học của HS.
3.Thái độ: Tập trung và cẩn thận khi làm bài
B.Chuẩn bị:
1.GV: Nội dung kiến thức cần kiểm tra được hệ thống bằng câu hỏi trắc nghiệm và
câu hỏi tự luận khoa học,chính xác,phù hợp với năng lực,tri thức của HS.
2.HS: Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học .Xem lại những bài tập đã giải ở bài tập 2.
C.Tiến hành kiểm tra:
1.GV ổn định lớp và phát đề cho HS.
2. Nội dung đề
A.TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Hãy khoanh một trong các chữ cái A,B,C,D trước câu trả lời đúng:( mỗi câu 0,5đ).
Câu 1: Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt sau:
A. Electron B. Proton C. Nơtron D. Cả A, B và C.
Câu 2: Phân tử khối của Al
2
(SO
4

)
3
là:
A. 100 đvC B. 200 đvC C. 300 đvC D. 342 đvC.
Câu 3: Trong công thức Fe
x
O
y
, biết Fe có hoá trị III. Các chỉ số x,y lần lượt là:
A. x = 1, y = 2 B. x = 2, y = 3 C. x = 2, y = 2 D. x = 3, y = 4.
Câu 4: Hoá trị của nguyên tố Mg trong công thức của MgO là:
A. I B. II C. III D. IV.
GIÁO ÁN HOÁ 8 Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×