Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn hiệu trưởng phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.66 KB, 26 trang )

PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Vấn đề xã hội hóa giáo dục đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta rất quan tâm. Công tác giáo dục không chỉ phụ thuộc vào sự thống nhất
tác động của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, mà còn phụ thuộc vào
sự thống nhất tác động của các lực lượng ngoài nhà trường. Chỉ riêng nhà
trường thì không thể làm tốt công tác giáo dục. Hiện nay công tác phối hợp
nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ đả đạt được
những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động được
các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo
dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan,
công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu về
chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
một số trẻ em chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục
tốt nhất, vẫn tồn tại một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện vi phạm về
đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm Pháp
luật. Bản thân làm công tác quản lý tại trường THCS Phước Hòa, tôi nhận
thấy việc quan tâm đến con em cả về nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi việc
học tập, rèn luyện nhiều bậc CMHS còn lơ là và khoán trắng cho nhà trường,
cho giáo viên nhất là việc học tập. Đây là một khó khăn không nhỏ ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục của nhà trường.Trước tình hình đó, tôi lựa chọn đề
tài“ Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh” để nghiên
cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân trong công tác quản lý điều hành
nhà trường và mong được trao đổi thêm kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 1/25
2. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ thực trạng Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học
sinh, tìm hiểu nguyên nhân những tồn tại, để trên cơ sở đó, đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện việc phối hợp của Hiệu trưởng với Ban đại diện CMHS


góp phần nâng cao chất lượng Gíao dục toàn diện trong nhà trường.
3. Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm hiểu cơ sở lý luận về việc Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện
CMHS ở trường THCS Phước Hòa.
Đề xuất một số biện pháp về việc Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại
diện CMHS đạt hiệu quả cao.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện với sự phối hợp của các phương pháp sau:
- Phương pháp đọc và nghiên cứu các văn bản để hiểu cơ sở phối hợp
của Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Việc phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và Ban đại diện cha mẹ
học sinh.
6. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh trường THCS Phước Hòa -
Phú Giáo - Bình Dương.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 2/25
PHẦN B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Tính chất, vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
1.1.1. Tính chất:
Ban đại diện CMHS là tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh, được
thành lập với sự hỗ trợ của nhà trường, tổ chức và hoạt động theo điều lệ Hội
CMHS, điều lệ nhà trường. Quan hệ giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS
là bình đẳng, hợp tác.
1.1.2. Vai trò:

Ban đại diện CMHS có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong các giải
pháp phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục. Qua Ban đại diện
CMHS, gia đình tham gia công tác giáo dục một cách có tổ chức, tiếng nói
của gia đình với nhà trường tăng “trọng lượng”, đồng thời phát huy sức mạnh
tập thể của CMHS tham gia vào các hoạt động giáo dục và xây dựng nhà
trường.
1.1.3. Nhiệm vụ của Ban đại diện CMHS:
- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các
hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất ngay phiên họp đầu năm
của Ban đại diện CMHS trường.
- Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến pháp
luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách
nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.
- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu
tiếp tục rèn luyện trong dịp hè ở địa phương.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 3/25
- Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng
khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, giúp đỡ học sinh
nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác, vận động
học sinh đã bỏ học tiếp tục đi học.
- Hướng dẫn về công tác tổ chức và các hoạt động cho Ban đại diện
CMHS lớp.
1.2. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong quan hệ với gia đình và Ban
đại diện CMHS:
1.2.1. Vai trò:
Hiệu trưởng là người đại diện của ngành giáo dục, của giáo viên, nhân
viên nhà trường, người bảo vệ quyền lợi học sinh, dung hòa lợi ích chung của
nhà trường với nguyện vọng riêng của CMHS, tổ chức việc tham gia của
CMHS vào hỗ trợ nhà trường.

1.2.2. Nhiệm vụ:
Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức sự phối hợp để đạt được mục tiêu:
đó là thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường
và gia đình đồng thời huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự
nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành
mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, Hiệu trưởng cần phải:
- Nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình và Ban
đại diện CMHS. Đặt đúng vị trí của Ban trong tương quan với các lực lượng
xã hội khác mà trường có quan hệ. Nâng đỡ, ủng hộ sáng kiến của Hội, biết
đặt ra, gợi ý cho Hội những công việc thiết thực, có hiệu quả, hướng mọi hoạt
động vào thực hiện những công việc đã được hội nghị CMHS thống nhất đề
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 4/25
ra. Chủ động tổ chức giải quyết khó khăn lớn nhất của các gia đình là sự lúng
túng về phương pháp giáo dục, nói chung là về trình độ văn hóa sư phạm
- Bằng nhiều hình thức khác nhau, Hiệu trưởng có trách nhiệm chủ
động phối hợp xây dựng, củng cố Ban đại diện CMHS vững mạnh; tổ chức sự
cộng tác với Ban; chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban và gia đình học
sinh. Cụ thể, Hiệu trưởng phải: tổ chức tốt hội nghị CMHS; xây dựng, củng
cố Ban đại diện CMHS; tư vấn cho Ban trong xây dựng và sử dụng quỹ Hội,
hỗ trợ nhân lực, vật lực; thu hút Hội tham gia giáo dục học sinh; chỉ đạo đội
ngũ giáo viên, nhân viên phối hợp với gia đình và Ban đại diện CMHS.
1.3. Các khái niệm:
1.3.1. Biện pháp:
Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
1.3.2. Giáo dục:
Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp
tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng
và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình

thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích,
mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia vào lao động sản xuất và đời sống
xã hội.
1.3.3. Gia đình:
Tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất
trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường
gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 5/25
1.3.4. Phối hợp:
Là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ
cho nhau thực hiện một công việc chung. Khi nói: Hiệu trưởng phối hợp với
các lực lượng giáo dục là ta nói đến hoạt động của hiệu trưởng, của nhà
trường trong việc tổ chức các lực lượng xã hội thực hiện xã hội hóa giáo dục,
đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự chủ động, tích cực của nhà trường trong
hoạt động này. Phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài trường hay huy động
cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục là quá trình vận động
(động viên, khuyến khích, thu hút) và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng
tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường, từ việc xây dựng cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, chăm lo đời sống giáo
viên, tạo môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường – gia đình – xã hội,
đến việc tham gia giáo dục học sinh.
1.3.5. Xã hội hóa giáo dục:
Huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo
dục-đào tạo, tham gia vào quá trình giáo dục dưới sự quản lý của nhà nước.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Những thuận lợi cơ bản:
- Hiệu trưởng nắm vững lí luận về công tác phối hợp giữa gia đình và
nhà trường. Định hướng được các hoạt động của Ban đại diện CMHS ngay từ
khi dự thảo kế hoạch năm học của trường, gợi ý đầy đủ những công việc

CMHS có thể tham gia được và những biện pháp sẽ tiến hành để đưa ra cho
Ban đại diện CMHS trao đổi góp ý.
- Trường có Ban đại diện CMHS được thường xuyên củng cố vào đầu
mỗi năm học. Các thành viên trong Ban hầu hết năng nổ, nhiệt tình và có
nhiều thời gian quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 6/25
- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là những người có nhiều kinh nghiệm
trong công tác giáo dục, hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ nhà
trường – gia đình và các hình thức phối hợp với gia đình học sinh.
- Được sự quan tâm hỗ trợ của Hội đồng giáo dục và các cơ quan đoàn
thể xã, ấp trong công tác giáo dục học sinh.
- 100% học sinh học 2 buổi ngày trong đó có 2/3 học sinh trong trường
bán trú.
2.2. Những khó khăn:
- Nhiều gia đình học sinh cuộc sống còn thiếu thốn hoặc lo làm ăn không
có thời gian quan tâm đến con em; nhiều học sinh thiếu thốn tình cảm gia
đình do việc ly hôn giữa cha và mẹ phải sống cùng ông bà hoặc người thân đã
gây ảnh hưởng đến nề nếp và chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Ban đại diện CMHS chưa được tiếp cận với điều lệ hoạt động của Ban
đại diện CMHS nên chỉ làm việc theo yêu cầu của nhà trường và cảm nhận
chủ quan nên đôi khi lấn sâu vào nội bộ nhà trường và trái nguyên tắc trong
quản lý tài chính Hội gây thắc mắc, hiểu lầm và phần nào làm giảm uy tín của
Ban đại diện CMHS.
- Ban đại diện CMHS chưa thấy được nhiệm vụ góp phần cùng với nhà
trường thực hiện có hiệu quả Luật Giáo dục, Luật phổ cập giáo dục, Luật bảo
vệ- chăm sóc và giáo dục trẻ em, chưa chủ động đề xuất những công tác của
Ban đại diện cùng nhà trường mà chủ yếu là đáp ứng những yêu cầu về kinh
phí.
- Một số GVCN do có hoàn cảnh khó khăn nên đôi lúc cũng chưa sâu sát

học sinh, đôi khi chấp nhận hoàn cảnh học sinh để các em học được bao nhiêu
thì học, nhớ được bao nhiêu thì nhớ do không phải đối phó với căn bệnh
thành tích đang được từng bước đẩy lùi.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 7/25
3. Những việc đã làm của nhà trường: (những biện pháp đã áp dụng)
3.1. Hiệu trưởng tổ chức hội nghị CMHS đầu năm học:
Trong việc tổ chức hội nghị CMHS đầu năm học nhà trường thực hiện
đầy đủ 03 bước:
a. Bước 1: Công tác chuẩn bị, gồm các việc:
- Tổ chức cuộc họp liên tịch giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS
năm học vừa qua vào đầu tháng 8. Trong cuộc họp, Hiệu trưởng báo cáo tóm
tắt tình hình giáo dục, giảng dạy và kết quả của trường trong năm học vừa
qua, dự thảo phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch, các khả năng và điều kiện
thực hiện; các biện pháp tổ chức giáo dục học sinh, các yêu cầu đối với gia
đình và đối với học sinh trong năm học mới, hai bên rút kinh nghiệm những
tồn tại, yếu kém trong công tác phối hợp của Ban đại diện CMHS cấp lớp,
trường trong năm học vừa qua, đề xuất phương hướng công tác với Ban đại
diện CMHS trong năm học mới.
- Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm
chuẩn bị tổ chức hội nghị CMHS ở các lớp.
- Công tác chuẩn bị của GVCN về hình thức, nội dung như: Ghi và gửi
giấy mời đến từng CMHS, chuẩn bị nội dung cuộc họp phải phong phú, thiết
thực đáp ứng nhu cầu cha mẹ học sinh, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ
của lớp để biết thêm thông tin về lớp mình phụ trách.
- Có kế hoạch phân công trong ban giám hiệu, ban chấp hành công đoàn,
tham dự, hỗ trợ các cuộc họp cấp lớp, đặc biệt ở lớp của các giáo viên trẻ
thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp.
b. Bước 2: Tổ chức hội nghị CMHS lớp
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh

Trang 8/25
- Nhà trường tổ chức hội nghị CMHS theo đơn vị lớp. Thành phần gồm
tất cả CMHS của lớp, GVCN Các lớp triệu tập theo kế hoạch chung của
trường. GVCN chủ trì cuộc họp theo nội dung:
+ Báo cáo tóm tắt tình hình giáo dục, giảng dạy và kết quả của
trường, tình hình hoạt động của Ban đại diện CMHS cấp trường, cấp lớp
trong năm học vừa qua.
+Thông báo những thông tin cần thiết về phương hướng, nhiệm
vụ, kế hoạch nhà trường, các khả năng và điều kiện thực hiện, các biện
pháp tổ chức giáo dục học sinh, các yêu cầu đối với gia đình và đối với
học sinh trong năm học mới.
+Thông báo tình hình học tập của học sinh đầu năm, nội qui của
trường, lớp, các qui định về xếp loại học lực, hạnh kiểm đối với học sinh
THCS. Những biện pháp cụ thể của trường như kế hoạch phụ đạo học
sinh yếu kém, nhất là các lớp cuối cấp. Mức độ và thời gian thu các
khoản học phí, bảo hiểm Thời gian học ở trường, các lần họp CMHS
định kỳ trong năm học. Đề xuất các phương hướng hoạt động của Ban
đại diện CMHS cấp lớp trong năm học này.
- GVCN nêu một số hình thức liên lạc chủ yếu giữa nhà trường với gia
đình như:
+ Định kỳ qua sổ liên lạc, thông báo kết quả học lực, hạnh kiểm
và tình hình thực hiện nề nếp của học sinh và nhận xét của GVCN;
CMHS cho biết ý kiến về tình hình học tập của con em ở nhà, ý kiến đề
xuất góp ý với nhà trường và gửi lại sổ liên lạc cho GVCN trong vòng 1
tuần. Sổ liên lạc được trao đổi 1 lần/tháng.
+ Đột xuất liên hệ bằng điện thoại di động hoặc GVCN đi thăm
gia đình học sinh, mời CMHS vô trường khi cần thiết trao đổi về việc
học tập của con em.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 9/25

- Giáo viên chủ nhiệm tập hợp ý kiến đóng góp và đề xuất của CMHS,
GVCN có thể trả lời ngay những ý kiến mà mình có thể giải đáp được, nếu
không thì ghi nhận và phản ánh lên Hiệu trưởng.
- GVCN hướng dẫn cho CMHS bầu ra Ban đại diện CMHS cấp lớp gồm
có ba thành viên (trong đó có 1 trưởng ban).Việc bầu ban đại diện CMHS lớp,
tôi cũng đã định hướng cho GVCN là: Trước khi họp CMHS đầu năm cần tìm
hiểu trước, để tìm ra những phụ huynh có điều kiện tham gia vào Ban đại diện
CMHS lớp mình, những phụ huynh đó phải là những người vừa có trình độ
văn hóa, vừa không vụ lợi cá nhân, con em phải có học lực từ trung bình trở
lên (đối với việc này GVCN cần phải khéo léo trong việc định hướng cho
CMHS bầu chọn, tuyệt đối GVCN không chỉ định)
c. Bước 3: Tiến hành hội nghị CMHS cấp trường
Thành phần: Liên tịch nhà trường; GVCN; trưởng ban họăc phó ban đại
diện CMHS các lớp và một số phụ huynh tiêu biểu trong việc giáo dục con
em.
Nội dung hội nghị gồm:
- Hiệu trưởng thông báo những thông tin cần thiết về phương hướng,
nhiệm vụ, kế hoạch nhà trường; các khả năng và điều kiện thực hiện; các biện
pháp tổ chức giáo dục học sinh, các yêu cầu đối với gia đình và đối với học
sinh. Hiệu trưởng báo cáo tóm tắt tình hình giáo dục, giảng dạy và kết quả của
trường.
- Trưởng Ban đại diện CMHS năm học trước báo cáo về tình hình hoạt
động của Ban đại diện CMHS trong năm vừa qua nêu phương hướng hoạt
động của Ban đại diện CMHS cấp trường, cấp lớp trong năm học này.
- Hiệu trưởng và Ban đại diện giải thích, trả lời trước hội nghị tất cả
những câu hỏi, chất vấn, kiến nghị của CMHS ở các lớp về những mặt hoạt
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 10/25
động của nhà trường, của Ban đại diện, những vấn đề có quan hệ đến việc
giáo dục học sinh.

- Bầu Ban đại diện CMHS cấp trường năm học mới, thành phần là
trưởng ban hoặc phó ban đại diện CMHS của lớp, với số lượng được thống
nhất là: 07 thành viên gồm 01 trưởng ban, 03 phó ban và 03 thành viên
thường trực.
- Ngoài ra, hội nghị còn bầu Ban tư vấn về phương pháp giáo dục con
em, trưởng Ban tư vấn là phụ huynh trong Ban đại diện CMHS cấp trường ;
cụ thể là ông: Lê Văn Sơn phụ huynh của học sinh: Lê Thị Thùy Linh lớp 6A
1
làm trưởng ban, phó ban và các thành viên còn lại có thể không phải là phụ
huynh trong Ban đại diện CMHS cấp trường. Những phụ huynh này là những
người được nhà trường lựa chọn mời dự hội nghị CMHS cấp trường ( trước
khi mời phụ huynh tiêu biểu về việc giáo dục con em dự họp, ngoài việc xem
xét kết quả học tập của học sinh, tôi còn tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh về mọi
mặt của gia đình và cá nhân phụ huynh đó xem người nào có thể tham gia vào
Ban tư vấn về phương pháp giáo dục con em).
- Sau hội nghị cho ra mắt Ban đại diện CMHS trường và Ban tư vấn
trước toàn thể cán bộ - giáo viên – nhân viên trong nhà trường trong phiên
họp hội đồng sư phạm tháng 9.
3.2. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện CMHS lớp và
gia đình học sinh:
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường trực tiếp thực hiện sự
phối hợp với gia đình học sinh, với Ban đại diện CMHS lớp, là cầu nối liên
kết giữa nhà trường với gia đình học sinh. Do vậy, Hiệu trưởng đã quan tâm
chỉ đạo đội ngũ này với những nội dung sau:
- Nâng cao nhận thức của GVCN về tầm quan trọng của mối quan hệ nhà
trường - gia đình.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 11/25
- Chỉ đạo GVCN tư vấn cho CMHS nắm được mục đích giáo dục chung,
mục tiêu giáo dục, nắm các kiến thức về tâm sinh lí học sinh và thấy được vai

trò và nhiệm vụ của họ trong công tác phối hợp với nhà trường để giáo dục
con em mình.
- Nắm chắc đối tượng học sinh của lớp - những học sinh nghèo khó có
nguy cơ bỏ học, số lần cúp tiết học, số lần không thuộc bài, kết quả xếp loại
để báo cho gia đình.
- Hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, khả năng của các bậc CMHS
làm tiền đề cho các việc: giáo dục học sinh như phát hiện nguyên nhân học
sinh học kém, vi phạm kỷ luật có thể do gia đình kinh tế khó khăn, gia đình
đặc biệt hay CMHS có vấn đề. Tổ chức tốt các buổi họp CMHS có nội dung
thiết thực, tạo được niềm tin của các bậc cha mẹ vào thày cô và nhà trường.
Lôi cuốn CMHS vào việc hướng dẫn học sinh sử dụng hợp lý thời gian ở nhà.
Thu hút CMHS vào các công tác như giáo dục truyền thống, dạy nghề truyền
thống và những công việc khác.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp có văn hoá, tế nhị với cha mẹ học sinh;
đánh giá học sinh công bằng.
Hiệu trưởng triển khai và hướng dẫn cho GVCN nắm vững các yêu cầu
sư phạm của các hình thức phối hợp với gia đình học sinh. Chủ yếu bằng các
hình thức:
- Ghi sổ liên lạc nhà trường-gia đình.
- Liên lạc bằng điện thoại, email, thư… đột xuất khi cần thiết.
- Mời CMHS đến trường. Định kì 4 lần/năm (Đầu năm, giữa học kì 1,
cuối học kì 1, giữa học kì 2) ngoài ra còn có các lần họp đốt xuất mời những
CMHS nếu cần thiết để trao đổi tình hình học tập của con em họ hoặc đối với
những học sinh chưa ngoan, vi phạm nội qui nhiều lần. Trường hợp mời 2-3
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 12/25
lần mà họ không tới thì phải kết hợp với đại diện CMHS đến tận gia đình họ
để trao đổi.
- Tổ chức bồi dưỡng để nâng cao năng lực công tác của giáo viên chủ
nhiệm để họ có khả năng vận động, thuyết phục CMHS và biết gợi ý, định

hướng hoạt động của Ban đại diện CMHS lớp.
- Các biện pháp Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với gia
đình và Ban đại diện CMHS là đề ra những quy định cụ thể, thống nhất cách
phối hợp tùy theo tình hình thực tế của từng lớp theo từng năm học nhằm bảo
đảm các GVCN thực hiện tốt các hình thức phối hợp.
3.3. Hiệu trưởng định hướng cho Ban đại diện CMHS hoạt động:
3.3.1. Trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của
Ban đại diện CMHS:
- Chuẩn bị vào năm học mới Liên tịch nhà trường cùng Ban đại diện
CMHS năm học vừa qua họp thông qua dự thảo kế hoạch năm học, trong đó
có dự kiến thu, chi kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS lớp, trường.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS hàng năm chủ yếu do
CMHS đóng góp. Học sinh đa số là con nông dân, kinh tế không đồng đều
( Giữa gia đình có rẫy và gia đình không có rẫy) nên mức đóng góp không
đồng đều: Có em đóng 500.000 đồng/năm, có em 200.000 đồng/năm, có em
không có tiền đóng góp; Có nhiều phụ huynh đã quyên góp tiền mua máy
chiếu riêng cho lớp như lớp 6A1; 7A1; 7A2; 8A1.
- Trưởng Ban đại diện CMHS làm chủ tài khoản, quản lý kinh phí hoạt
động của Ban đại diện CMHS theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài
chính, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ. Sau khi chi tiêu phải báo cáo
công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể CMHS lớp và các
cuộc họp toàn thể Ban đại diện CMHS trường.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 13/25
- Tổ chức phối hợp với Ban đại diện CMHS và chính quyền địa phương
xây dựng kế hoạch vận động sự đóng góp của các doanh nghiệp, những
“mạnh thường quân”, đặc biệt là các cựu học sinh của trường. Để mọi người
đồng tình hỗ trợ, Hiệu trưởng định hướng cho Ban đại diện CMHS xây dựng
kế hoạch giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…
phải mang tính thuyết phục cao.

- Phối hợp với Ban đại diện CMHS xây dựng lại quy chế chi tiêu quỹ
CMHS, chú trọng vào các công tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
như: Bồi học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu,kém, giúp đỡ học sinh có hoàn
cảnh khó khăn đến trường… để thu hút sự ủng hộ của các lực lượng ngoài xã
hội tham gia xây dựng quỹ CMHS.
3.3.2. Trong việc tham gia giáo dục học sinh trong và ngoài trường:
3.3.2.1. Phối hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh:
- Trước khi chuẩn bị cho Hội nghị Ban đại diện CMHS đầu năm của mỗi
lớp, Hiệu trưởng đã tổ chức họp toàn thể GVCN của trường để tập huấn một
số nội dung sau:
+ Tuyên truyền cho GVCN nắm rõ tầm quan trọng của việc phối hợp
giữa nhà trường với CMHS trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Thông báo quy định của ngành, của trường về giáo dục đạo đức trong
năm học mới.
+ Hướng dẫn GVCN cách thức để thống nhất biện pháp giáo dục đạo
đức giữa Nhà trường và gia đình.
+ Trang bị một số kiến thức lý luận về phương pháp giáo dục trong gia
đình để GVCN tư vấn cho CMHS trong lớp.
- Thông qua Hội nghị Ban đại diện CMHS đầu năm được tổ chức tại mỗi
lớp, Hiệu trưởng đã chỉ đạo GVCN chú ý thực hiện tốt các việc sau:
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 14/25
+ Thông báo đến CMHS lớp tất cả các nội dung mà Hiệu trưởng đã tập
huấn cho GVCN.
+ Tác động đến các bậc CMHS để thống nhất các ảnh hưởng giáo dục
như cách cư xử của gia đình, cách quan hệ của gia đình với xã hội, xây dựng
gia đình văn hoá, nâng cao nhận thức về giáo dục của các bậc CMHS đối với
con em mình tại nhà.
+ Hướng dẫn GVCN một số biện pháp nhằm theo dõi và giáo dục hành
vi đạo đức cho học sinh, biện pháp thường xuyên nắm thông tin về con mình

qua GVCN, bạn học cùng lớp, giám thị.
+ Hướng dẫn CMHS đọc nội quy của nhà trường và các hình thức xử lý
học sinh vi phạm nội quy trong sổ liên lạc. Sau đó, thu hút CMHS cũng như
Ban đại diện CMHS của lớp thảo luận đóng góp ý kiến vào nội quy, kỷ luật
của nhà trường, vào việc xây dựng môi trường giáo dục (thư ký Hội nghị ghi
biên bản tổng hợp ý kiến đóng góp).
- Trong năm học:
+ Hiệu trưởng đã mời Ban đại diện CMHS tham gia những buổi
họp xét khen thưởng, kỷ luật.
+ Hiệu trưởng đã chỉ đạo đội ngũ thầy cô giám thị, GVCN,
GVBM và cán bộ lớp phát hiện kịp thời các học sinh vi phạm nội quy để có
biện pháp phối hợp với CMHS trong việc giáo dục học sinh.
+ Thông báo nhanh chóng và chính xác cho CMHS về tình hình
học tập, rèn luyện của học sinh như đi trễ, về sớm, vi phạm nội quy nhà
trường,… thông qua điện thoại, email cho CMHS, từ đó phụ huynh có những
biện pháp uốn nắn kịp thời cho học sinh có sai phạm.
+ Trong các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần đều mời Ban đại diện
CMHS tới dự, Hiệu trưởng tuyên dương những học sinh tiêu biểu, có đạo đức
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 15/25
tốt và nêu gương “người tốt, việc tốt”. Ban đại diện CMHS trao phần thưởng
cho học sinh tiêu biểu (mỗi phần thưởng 5 quyển tập). Qua đó Ban đại diện có
thể giúp trường thúc đẩy việc học tập, rèn luyện của học sinh, giáo dục học
sinh. Ngoài ra, Ban đại diện còn kiến nghị với chính quyền địa phương xây
dựng môi trường lành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường.
Đồng thời, Ban đại diện cũng phối hợp với các lực lượng xã hội khác như y
tế, thông tin, công an xã/huyện tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối
sống, truyền thống, luật pháp, văn hoá, nghệ thuật, thể dục - thể thao, tuyên
truyền, cổ động về giáo dục dân số, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội góp
phần hỗ trợ trường trong giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức những buổi sinh

hoạt chuyên đề, giáo dục truyền thống…
+ GVCN mời Ban đại diện CMHS của lớp dự các tiết sinh hoạt chủ
nhiệm của lớp.
+ Đại diện nhà trường hoặc GVCN cùng với Ban đại diện CMHS đến
thăm hỏi, động viên gia đình có học sinh chưa ngoan, tìm hiểu nguyên nhân,
trao đổi trực tiếp với CMHS và đưa ra biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà
trường và gia đình, hoặc cử phụ huynh trong ban tư vấn giúp đỡ.
- Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện CMHS cấp trường tổ chức buổi
sinh hoạt chuyên đề “Nuôi dạy con ngoan, giỏi” vào tháng 11/2012, có 05 báo
cáo tham luận của CMHS do:
1) Ông Nguyễn Thành Đạt – CMHS em Nguyễn Thanh Hằng – 9A1
2) Bà Lê Thị Hương – CMHS em Trần Huy Hào – 8A1
3) Bà Hoàng T Phương Thảo – CMHS em Nguyễn Hoàng Minh – 8a1
4) Ông Hồ Văn Thanh – CMHS em Hồ Gia Thuận – 7A1
5) Ông Lê Văn Sơn – CMHS em Lê Thị Thuỳ Linh – 6A1
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 16/25
Buổi sinh hoạt nhằm để phụ huynh trao đổi kinh nghiệm, giúp trang bị
kiến thức, phương pháp giáo dục con em cho các bậc cha mẹ học sinh.
Nhìn chung qua buổi chuyên đề CMHS rất tâm đắc với cách làm này,
vì có nhiều phụ huynh gần như bế tắc về phương pháp giáo dục con em.
Ngoài ra, trong phiên họp CMHS vào đầu tháng 8, GVCN cũng đã thông báo
đến từng CMHS về mục đích, vai trò của Ban tư vấn trong nhà trường nên từ
đầu năm đến nay, Hiệu trưởng cũng đã nhận được một số đề xuất của CMHS
thông qua điện thoại hoặc email, đặc biệt là thông qua việc xử lý học sinh vi
phạm nội quy nhà trường khi CMHS trao đổi với nhà trường, Hiệu trưởng
nhận thấy cần phải có sự tư vấn giúp đỡ của Ban tư vấn trong việc tìm ra
phương pháp giáo dục con em họ. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng đề xuất với
trưởng Ban tư vấn phân công các thành viên giúp đỡ họ, cụ thể như:
Bà: Nguyễn Thị Thành có con là Lê Trung Hiếu học lớp 8A3 (em Hiếu

có đặc tính ham chơi game tại các cửa hàng Internet, cha mẹ nói thường cãi
lại, không nghe lời, thường xuyên nói dối cha mẹ, thầy cô) đã được ông
Nguyễn Thành Đạt tư vấn một số biện pháp giáo dục con em. Đến nay bà
Thành báo cáo nhà trường em Hiếu có tiến bộ rõ rệt.
Bà: Trần Thị Lan có con là Nguyễn Thị Thanh Nhàn học lớp 9A4 (em
Nhàn có đặc tính là lầm lì ít nói, về đến nhà là lao vào giường nằm, lấy điện
thoại chơi, mẹ gọi không trả lời, đến bữa ăn thì dậy ăn xong lại vào phòng,
nhiều hôm còn trốn học khi nhà trường báo về thì gia đình không biết em đã
đâu để tìm) phụ huynh bảo dùng mọi biện pháp nhưng không hiệu quả. Bà đã
được bà Hoàng Thị Phương Thảo tư vấn, giúp đỡ. Đến nay em Nhàn đã thay
đổi nhiều.
Và còn rất nhiều trường hợp khác cũng đã được Ban tư vấn giúp đỡ
phụ huynh trong việc giáo dục con em và đạt hiệu quả tốt.
3.3.2.2. Phối hợp để bồi dưỡng khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ
học sinh yếu kém:
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 17/25
- Thông báo cho Ban đại diện CMHS lớp, trường và gia đình biết các
trường hợp học sinh giỏi hoặc học sinh yếu kém để có sự tạo điều kiện, hỗ trợ
tốt hơn.
- Nhà trường cùng Ban đại diện CMHS động viên, khuyến khích các em
học sinh có khả năng tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi.
- Hiệu trưởng tư vấn cho Ban đại diện CMHS trích 1 phần kinh phí của
Ban đại diện khen thưởng học sinh giỏi, khen thưởng học sinh yếu kém có
tiến bộ trong học tập, kịp thời vào các buổi sinh hoạt tuần đầu của tháng, cũng
như hỗ trợ kinh phí mở các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
kém.
- Việc tuyên dương, khen thưởng học sinh có thành tích cao trong những
buổi lễ, có sự tham gia của CMHS và Ban đại diện CMHS lớp, trường (kinh
phí khen thưởng học sinh trích từ quỹ CMHS).

- Chỉ đạo GVCN thường xuyên thông báo kết quả học tập của học sinh
thông qua Sổ liên lạc hàng tháng.
3.3.2.3. Phối hợp để giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học
sinh có hoàn cảnh khó khăn:
- Thực tế trường không có học sinh khuyết tật
- Đối với các học sinh nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trong
năm học 2012 – 2013 toàn trường có 54 học sinh. Hiệu trưởng đã làm những
biện pháp sau đây:
+ Vận động Ban đại diện CMHS hỗ trợ điều kiện học tập cho học sinh
khó khăn như sách vở, dụng cụ học tập, phương tiện đi lại, …
+ Hiệu trưởng tư vấn cho Ban đại diện CMHS vận động các nhà hảo
tâm hỗ trợ bữa ăn trưa cho một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà cách
xa trường, các em không có điều kiện bán trú tại trường như:
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 18/25
Ông: Trần Văn An hỗ trợ bữa ăn trưa cho 2 em: Lê Ngọc Thuý – 9a3 và
Lê Quang Tú – 8a2.
Bà: Hoàng Thị Phương Thảo hỗ trợ bữa ăn trưa cho em Trần Ngọc Kha – 9a5.
Ông: Nguyễn Thành Đạt hỗ trợ bữa ăn trưa cho em Nguỵ Trung Hiếu – 9a5.
Bà: Trần Thị Lan hỗ trợ bữa ăn trưa cho em Nguyễn Thanh Hải – 7a4
Ông: Nguyễn Văn Thanh hỗ trợ bữa ăn trưa cho em Lê Thị Thảo – 6a6
+ Nhà trường tư vấn cho Ban đại diện CMHS miễn giảm các khoản thu
quỹ CMHS, đồng thời gần gũi, động viên học sinh vượt qua mặc cảm, vươn
lên trong học tập, định hướng tương lai cho học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ
như em Hứa Thị Tuyền – 6a3, Trần Phương Thảo – 6a6, Nguỵ Trung Hiếu –
9a5.
- Phối hợp với Ban đại diện CMHS thành lập quỹ học bỗng “Vượt khó”
và phát thưởng cho các em học sinh giỏi, ngoan, nghèo trong buổi lễ sơ kết
học kỳ 1 năm học 2012 – 2013.
3.3.2.4. Phối hợp để vận động học sinh bỏ học trở lại học tiếp tục:

Để thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, tôi đã thực hiện các
biện pháp sau:
- Chỉ đạo GVCN cùng Ban đại diện CMHS lớp tìm hiểu hoàn cảnh học
sinh, tìm hiểu nguyên nhân bỏ học, động cơ bỏ học, để từ đó có biện pháp tác
động thích hợp tới học sinh và gia đình, tạo điều kiện cho học sinh đi học lại.
Từ đầu năm học đến nay, GVCN cùng Ban đại diện CMHS đã vận động được
7 học sinh nghỉ bỏ học trở lại lớp học, là các em: Nguyễn Thành Sang – 9a1,
Nguỵ Trung Hiếu – 9a5, Nguyễn Thành Trung – 9a5, Lê Văn Thanh – 7a5,
Lê Ngọc Hào – 7a3, Lê Thị Hiền – 8a3 và Lê Thị Thảo 6a6.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 19/25
- Phát động phong trào “Giúp bạn vượt khó”, “Đôi bạn cùng tiến” trong
toàn trường.
- Mặt khác, để CMHS nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cha mẹ đối
với việc học tập của con em, Hiệu trưởng tham mưu cho chính quyền địa
phương đưa vào tiêu chuẩn gia đình văn hoá là con em trong độ tuổi phải đến
trường.
3.3. Kết quả đạt được qua kiểm nghiệm thực tế:
- Nhà trường đã xây dựng, củng cố tốt Ban đại diện CMHS cấp lớp,
trường, định hướng đúng các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Ban
đại diện đã phát huy nhiều khả năng không chỉ tác động đến giáo dục gia đình
mà còn huy động được lực lượng về nhiều mặt của CMHS tham gia giáo dục
học sinh và xây dựng nhà trường. Thể hiện qua một số việc cụ thể như:
Xếp loại học lực cuối năm học 2011- 2012:
Khối TS Nữ HỌC LỰC
lớp
học
sinh G % K % TB % Yếu % Kém %
6 209 94 62
29.

7 79
37.
8 61
29.
2 07 3.3 00 0.0
7 163 66 47
28.
8 49
30.
1 57
35.
0 10 6.1 00 0.0
8 228 112 69
30.
3 74
32.
5 68
29.
8 17 7.5 00 0.0
9 167 89 47
28.
1 54
32.
3 59
35.
3 7 3.6 00 0.0
T.C 767 361
22
5
29.

3
25
6
33.
4
24
5
31.
9 41 5.3 00 0.0
Xếp loại học lực học kỳ I năm học 2012- 2013:
Khối TS Nữ HỌC LỰC
lớp
học
sinh G % K % TB % Yếu % Kém %
6 231 101 65 28.4 62
27.
1 65
27.
5 38
16.
6 1 0.4
7 232 99 75 32,3 68
29.
3 75
32,
3 13 5,6 1 0.4
8 203 97 69 34.0 51
25.
4 63
26.

4 19 9.4 1 0.5
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 20/25
9 167 68 46 27,5 52
31.
1 55
32.
9 12 7.2 2 1,2
T.C 833
36
5
25
5 30,6
23
3
28,
0 258
31,
0 82 9,8 5 0,6
- Ban đại diên CMHS hoạt động ngày càng có hiệu quả, làm tốt vai trò cầu
nối giữa CMHS và nhà trường, có nhiều hỗ trợ thiết thực hơn để nhà trường
có điều kiện thực hiện công tác giáo dục. Nhiều CMHS đã ngày càng nhận
thức được trách nhiệm và quan tâm đúng mức đến nề nếp học tập, ăn mặc, nói
năng, đi lại… của con em nên chưa có học sinh nào vi phạm kỷ luật bị hình
thực kỷ luật từ khiển trách trở lên, thông qua kết quả xếp loại hạnh kiểm như
sau:
Xếp loại hạnh kiểm cuối năm học 2011- 2012:
Khối TS Nữ HẠNH KIỂM
lớp
học

sinh T % K % TB % Yếu %
6 209 94 150 71.8 53 25.4 6 2.9 00 0.0
7 163 66 123 75.5 30 18.4 10 6.1 00 0.0
8 228 112 152 66.7 51 22.4 25 11.0 00 0.0
9 167 89 109 65.3 51 30.5 7 4.2 00 0.0
T.C 767 361 534 69.6 185 24.1 48 7.3 00 0.0
Xếp loại hạnh kiểm học kỳ I năm học 2012- 2013:
Khối TS Nữ HẠNH KIỂM
lớp
học
sinh T % K % TB % Yếu %
6 231 101 184 79.5 42
18.
3 5 2.2 0 0.0
7 232 99 181 78.0 43
18.
5 8 3.4 0 0.0
8 203 97 125 62.2 59
29.
4 19 9.5 0 0.0
9 167 68 95 56.9 44
26.
3 28 16.8 0 0.0
T.C 833 365 583 70.0 188
22.
6 60 7.2 0 0.0
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 21/25
-Tinh thần đóng góp tạo thêm nhiều điều kiện để trường thực hiện các hoạt
động giáo dục của CMHS ngày càng thể hiện cao, thiết thực và đầy trách

nhiệm:
Năm học Nội dung Số lượng Số tiền
2011- 2012 Khen thưởng học sinh giỏi,
học sinh tiên tiến, lớp tiên
tiến.
Toàn trường 76.400.000đ
Hỗ trợ tiền ăn, tiền xe cho
học sinh thi học sinh học
văn hóa, năng khiếu các
cấp
Toàn trường 18.650.000đ
Hỗ trợ các hoạt động: Văn
nghệ, trò chơi dân gian, thi
vui để học, thể dục thể
thao.
Toàn trường 32.860.000đ
2012 - 2013
(đến tháng
2/2013)
Khen thưởng học sinh giỏi,
học sinh tiên tiến, lớp tiên
tiến( Học kỳ I)
Toàn trường 31.980.000đ
Hỗ trợ tiền ăn, tiền xe cho
học sinh thi học sinh giỏi
văn hóa, năng khiếu các
cấp
Toàn trường 21.850.000đ
Hỗ trợ các hoạt động: Văn
nghệ, trò chơi dân gian, thi

vui để học, thể dục thể thao
Toàn trường 28.640.000đ
Tiền mua máy chiếu 04 máy 71.200.000đ
Tinh thần giúp để giúp đỡ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
có đủ tập, sách, quần áo để đến trường ngày một quan tâm hơn:
Năm học 2011- 2012: Hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
+ Học bỗng cho 18 học sinh với tổng số tiền là: 32.000.000 đồng (trong
đó có 06 suất 3.000.000 đồng/suất; 02 suất 2.000.000 đồng/suất; 10
suất 1.000.000 đồng/suất).
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 22/25
+ Tập phát cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào đầu năm học là:
800 quyển phát cho 40 học sinh; cuối học kỳ I là 880 quyển phát cho
44 học sinh.
+ Quần áo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường vào dịp đầu
năm học là: 32 bộ/32 học sinh.
Năm học 2012- 2013 (Đến tháng 2/2013): Hỗ trợ cho học sinh có hoàn
cảnh khó khăn.
+ Học bỗng cho 25 học sinh với tổng số tiền là: 31.000.000 đồng (trong
đó có 3 suất 3.000.000 đồng/suất; 22 suất 1.000.000 đồng/suất).
+ Tập phát cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào đầu năm học là:
450 quyển phát cho 30 học sinh; cuối học kỳ I là 900 quyển phát cho
45 học sinh.
+ Hỗ trợ bữa ăn trưa cho 7 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bình quân
440 000 đồng/học sinh/ tháng.
+ Phát thưởng cho học sinh tiêu biểu hàng tuần với tổng số tập từ đầu
năm học tới nay là: 720 quyển tập.
Từ đó đã giảm được tỉ lệ học sinh bỏ học từ 2,8% năm học 2009- 2010
đến nay tỉ lệ bỏ học năm học 2011- 2012 còn 0,98% (Học kỳ I năm học 2012-
2013 tỉ lệ bỏ học 0,38%).

Bên cạnh đó là sự hoạt động của Đội TNTP trong nhà trường đã tổ
chức nhiều phong trào quyên góp giúp bạn vượt khó, em làm kế hoạch
nhỏ….; tổ chức nhiều sân chơi phù hợp, thân thiện, hợp tác cho học sinh làm
cho các em yêu thích đến trường, tạo thêm mối quan hệ gắn bó, tình cảm thân
thiết thầy trò, bạn bè để các em thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui mà
tích cực học tập.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 23/25
PHẦN C: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Ban đại diên CMHS là lực lượng xã hội ngoài trường quan trọng nhất,
gắn bó nhất và giúp đỡ nhà trường đắc lực nhất trong hoạt động giáo dục.
Bằng nhiều hình thức khác nhau, Hiệu trưởng phải có trách nhiệm chủ
động phối hợp với Ban đại diện CMHS trong việc xây dựng và phát triển nhà
trường để thực hiện mục tiêu giáo dục
2. Những bài học kinh nghiệm:
- Hiệu trưởng phải thực hiện đúng chức năng quản lý nhà trường nói
chung và trong hoạt động phối hợp với gia đình học sinh nói riêng. Trong đó
cần đặc biệt chú ý các khâu: lập kế hoạch – tổ chức thực hiện – kiểm tra, đánh
giá – điều chỉnh.
- Không ngừng tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ quản lý nhất là công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và
ngoài trường. Rèn luyện kỹ năng “ngoại giao” để quen biết nhiều, quan hệ
rộng thì công việc sẽ thuận lợi và có hiệu quả cao hơn.
- Phải tuyên truyền, vận động làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên, gia
đình và xã hội nhận thấy tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà
trường với gia đình trong công tác giáo dục học sinh.
- Luôn thay đổi, cải tiến nội dung và hình thức phối hợp phù hợp với tình
hình thực tế của đơn vị trường, địa phương theo từng thời điểm.
- Tổ chức thật hiệu quả hội nghị CMHS cấp lớp và cấp trường. Ban đại

diện CNHS phải đảm bảo đủ thành phần cơ cấu về số lượng và chất lượng.
- Xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh, thống nhất mục tiêu, nâng
cao chất lượng dạy và học để tạo uy tín trước CMHS và xã hội.
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 24/25
- Xây dựng tốt “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” để tạo sự thoải
mái, tin tưởng cho CMHS khi đến trường liên hệ công việc.
- Công tác kiểm tra, đánh giá, nhắc nhỡ, khen thưởng phải được thực
hiện thường xuyên, kịp thời, khách quan và công bằng.
- Sử dụng kinh phí CMHS hiệu quả, đúng quy định, công khai tài chính
rõ ràng. Mở rộng huy động và tranh thủ sự ủng hộ của các doanh nghiệp,
mạnh thường quân, cựu học sinh…
- Xây dựng và chỉ đạo GVCN xây dựng quy chế, nội dung phối hợp với
Ban đại diện CMHS tùy lớp, tùy giai đoạn cụ thể, quy định rõ nhiệm vụ của
mỗi bên. Quy chế này phải được thảo luận đóng góp ý kiến của nhiều thành
phần tham gia.
- Hướng dẫn cụ thể cho GVCN những việc cần làm, làm như thế nào,
tuyên truyền ra sao để nâng cao nhận thức phối hợp của CMHS với nhà
trường trong giáo dục học sinh.
- Phải có nhiều hình thức tuyên dương và tri ân những thành viên trong
Bna đại diện CMHS cấp lớp, trường đã có những đóng góp, cống hiến tích
cực để làm động lực thu hút họ tiếp tục phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.
3. Kiến nghị:
Ngành cần mở lớp tập huấn về các văn bản quy định công tác Ban đại
diện CMHS trong nhà trường cho trưởng Ban đại diện CMHS cấp trường.
Phước Hòa, ngày 07 tháng 02 năm 2013
Người viết
Hoàng Thị Hương
Đề tài: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trang 25/25

×