Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Đánh giá kết quả quá trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.36 KB, 60 trang )

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
TNMT Tài nguyên môi trường
PTNT Phát triển nông thôn
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
ÔTC Ô tiêu chuẩn
D1.3 Đường kính ngang ngực
Hvn Chiều cao vút ngọn
Hdc Chiều cao dưới cành
ÔDB Ô dạng bản
QHSD Quy hoạch sử dụng
3PAD Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong
phát triển nông lâm nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kết quả giao rừng tại thôn Nà Buốc xã Quang Phong, huyện Na Rì năm 2014 thuộc dự án
3PAD Bắc Kạn 34
Bảng 4.2: Kết quả giao rừng tại thôn Nà Đán xã Quang Phong, huyện Na Rì năm 2014 thuộc dự án
3PAD Bắc Kạn 36
Bảng 4.3: Kết quả giao rừng tại thôn Nà Lay xã Quang Phong, huyện Na Rì năm 2014 thuộc dự án
3PAD Bắc Kạn 38
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả giao rừng tại 03 thôn Nà Buốc, Nà Đán, Nà Lay 39
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học 3


1.4.2. Trong thực tiễn sản xuất 3
PHẦN 2 5
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của giao rừng 5
2.1.1. Cơ sở khoa học 5
2.1.2. Cơ sở pháp lý của giao rừng 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 8
2.3.1. Giai đoạn 1968 - 1986 8
2.3.2. Giai đoạn 1986 - 1994 9
2.3.3. Giai đoạn 1994 - 2000 11
2.3.4. Giai đoạn năm 2000 đến nay 11
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 13
2.4.1. Điều kiện tự nhiên 13
2.4.2. Thổ nhưỡng 13
2.4.3. Khí hậu, thủy văn 15
2.4.4. Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên 16
2.4.5. Điều kiện về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu 16
PHẦN 3 20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20
3.3. Nội dung nghiên cứu 20
3.4. Phương pháp tiến hành 20
3.4.1. Phương pháp tiếp cận 20
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 21
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp 23
PHẦN 4 24
KẾT QỦA VÀ PHÂN TÍCH KẾT QỦA 24
4.1. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của xã Quang Phong 24

4.1.1 Tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của xã Quang Phong 24
4.1.2. Phân tích thực trạng tình hình sử dụng rừng của xã 25
4.2. Đánh giá kết quả và tác động của tiến trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án
3PAD 27
4.2.1. Đánh giá tiến trình giao rừng có sự tham gia của người dân tại xã Quang Phong 27
4.2.2. Kết quả giao rừng tại các thôn điểm có sự tham gia giai đoạn trên xã Quang Phong giai đoạn
2013-2014 32
4.2.3. Đánh giá kết quả và tác động của giao rừng có sự tham gia thuộc dự án 3PAD 40
4.3. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn còn gặp phải trong tiến trình giao rừng 42
4.3.1. Thuận lợi 42
4.3.2. Khó khăn 42
4.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện việc giao rừng được hoàn thiện hơn 43
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 45
5.1. Kết luận 45
5.2. Tồn tại 46
5.3. Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng và đất rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của
đất nước. Rừng không chỉ có vài trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân,
rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
sinh thái, điều hòa khí hậu.
Việt Nam có khoảng 25 triệu người dân ở vùng nông thôn miền
núi, đời sống chủ yếu của họ phụ thuộc vào rừng và các hoạt động lâm
nghiệp liên quan. Rừng và đất rừng đóng vai trò là tư liệu sản xuất đặc
biệt quan trọng đối với vấn đề xóa đói, giảm nghèo và sự phát triển kinh
tế vùng. Bên cạnh những thiệt hại do chiến tranh đem lại, thì nhận thức
của con người về rừng còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong quá trình phát
triển con người đã chặt phá, khai thác tài nguyên rừng bừa bãi, phá rừng

đốt nương làm rẫy gây cháy rừng, vận chuyển buôn bán trái phép các
lâm đặc sản…Hậu quả là tốc độ suy giảm diện tích rừng và chất lượng
rừng ngày càng trở nên nghiêm trọng, diện tích đất trống đồi núi trọc
ngày một nhiều, tác dụng phòng hộ của rừng giảm mạnh, các hiện tượng
xói mòn, lũ lụt, hạn hán xảy ra triền miên gây thiệt hại không nhỏ đối
với đời sống của nhân dân các dân tộc miền núi nói riêng và đồng bảo cả
nước nói chung.
Trước những thực trạng đó, những năm qua Đảng và Nhà nước đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng. Một trong những chính sách gây được nhiều sự chú ý, quan
tâm của mọi người dân, đặc biệt là người dân trung du và miền núi, đó
1
chính là chính sách giao đất, giao rừng. Tiến trình giao rừng có sự tham
gia của người dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền
sử dụng đất lâm nghiệp và sử dụng tài nguyên rừng của người dân nhằm
nâng cao điều kiện sống, đồng thời hoàn thiện công tác quản lý và bảo
vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của chính họ.
Để góp phần thực hiện tốt công tác giao rừng nhằm phát huy sức mạnh
của ngành Lâm nghiệp, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là dân tộc vùng
sâu, vùng xa có đời sống khó khăn, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng thì việc đi tìm hiểu sâu các giải pháp hữu hiệu thúc
đẩy nhanh tiến trình thực hiện công tác giao rừng là hết sức cần thiết. Hoạt
động thí điểm giao rừng trên đất lâm nghiệp được giao có sự tham gia thuộc
dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo (3PAD) tại Bắc Kạn là một sáng kiến
quan trọng của dự án trong việc đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của công
tác giao đất giao rừng. Để có được những kết luận, bài học kinh nghiệm từ dự
án này trong công tác giao rừng, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết
quả quá trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD
tại xã Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá những kết quả đạt được của chính sách giao rừng có sự
tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tại xã Quang Phong, huyện
Na Rì, tỉnh Bắc Kạn để nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển
rừng bền vững.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả của chính sách giao rừng có sự tham gia của người
dân thuộc dự án 3PAD tại xã Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
2
- Đánh giá hiệu quả của các bên liên quan trong tiến trình giao rừng có
sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD.
- Đề xuất một số phương án và giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu
quả phương án giao rừng có sự tham gia của người dân.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Việc nghiên cứu đề tài trước hết là một phương pháp tốt để tự hệ
thống và củng cố lại những kiến thức đã học.
- Giúp sinh viên bước đầu làm quen, tìm hiểu thêm về kiến thức
điều tra ngoài thực địa để không những hoàn thiện về mặt lý thuyết mà
còn cả về mặt thực hành, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập.
- Làm tiền đề cho sinh viên sau khi ra trường có thêm kiến thức để
vững vàng bước vào cuộc sống sau này.
1.4.2. Trong thực tiễn sản xuất
- Trên cơ sở giao rừng có sự tham gia để đảm bảo sự thống nhất
trong việc quản lý của Nhà nước về các loại rừng, phát huy tính tự chủ và
nâng cao hiệu quả sử dụng rừng của các tổ chức, cá nhân được giao quyền
sử dụng rừng.
- Giao rừng có tham gia của người dân đóng vai trò rất quan trọng
trong việc đảm bảo quyền sử dụng đất lâm nghiệp và sử dụng tài nguyên
rừng của người dân nhằm nâng cao điều kiện sống và cải thiện công tác
quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của chính họ.

- Tạo ra sự ổn định về mặt pháp lí cho việc quản lý của Nhà nước
đối với tài nguyên rừng, làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng rừng,
cho thuê rừng, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội góp phần cải thiện cuộc
3
sống người dân trong việc xóa đói giảm nghèo để thực hiện nhiệm vụ
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Là công cụ giúp cho Nhà nước quản lý rừng và đất rừng một cách
đồng bộ, có hiệu quả nhằm ngăn chặn các hiện tượng chuyển đổi mục
đích tùy tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại tài
nguyên rừng, phá vỡ sự cân bằng sinh thái.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc
quản lý và sử dụng tài nguyên rừng và kết hợp hiệu quả sử dụng tài
nguyên rừng với hiệu quả bảo vệ môi trường.
- Thông qua việc xác định trữ lượng và tài nguyên đa dạng sinh
học trên, diện tích rừng được giao làm cơ sở cho việc thực hiện chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của giao rừng
2.1.1. Cơ sở khoa học
Giao rừng là việc nhà nước trao quyền sử dụng rừng và đất rừng bằng
quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng rừng. Đồng thời,
giao rừng là một nhiệm vụ mang tính xã hội sâu sắc, đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo quyền sử dụng đất lâm nghiệp và sử dụng tài nguyên rừng
của người dân nhằm nâng cao điều kiện sống và đáp ứng nhu cầu sinh sống
hằng ngày của họ, song song đó còn giảm tình trạng mất rừng, giúp cải thiện
chất lượng và điều kiện của rừng.
2.1.2. Cơ sở pháp lý của giao rừng
- Chủ trương giao đất, giao rừng của Đảng đã được hình thành từ rất

sớm. Ngay từ năm 1983, Ban Bí Thư (Khóa V) đã có chỉ thị 29-CT/TƯ
ngày 12/11/1983 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13.
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004.
- Nghị định số 01/CP ngày 01/01/1995 của Chính Phủ quy định về việc
giao khoán đất sử dụng vào mục đính sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.
- Nghị định số 02/CP ngày 15/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
5
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng.
- Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền
hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, được
khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số: 2740/QĐ/BNN-KL ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007 - 2010.
- Quyết định số 157/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/01/2014 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kết quả Kiểm kê rừng tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số 2838/2009 ngày 21/9/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc
phê duyệt đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009 - 2015.
- Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/9/2003 của
Bộ Nông Nghiệp và Phát tiển nông thôn và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực
hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền
hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, được

khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng,
thu hồi rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Sổ tay hướng dẫn giao rừng có sự tham gia ở tỉnh Bắc Kạn (10/2013).
- Các báo cáo, Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Quang Phong
năm 2013 - 2014.
6
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm của xã Quang Phong.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề quản lý rừng và đất rừng được Chính phủ các nước
hết sức quan tâm, đặc biệt là ở những nước có điều kiện kinh tế phát triển.
Tại Ấn Độ, hình thức điển hình phổ biến nhất là những sự kết hợp thích
hợp giữa quản lý từ phía chính phủ và những cá nhân hay những nhóm điển hình
thông qua những hình thức kết hợp hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có
hai hình thức chủ yếu, điển hình, đó là Rừng cộng quản (viết tắt tiếng Anh là
JFM) và Rừng cộng quản có sự tham gia (JPFM). Sự thay đổi có tính chất chiến
lược của Ấn Độ về quản lý tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói
chung là xuất phát từ chiến lược của Chính phủ đó là việc coi trọng những nhu
cầu cơ bản của người dân sống gần kề với rừng như là chất đốt, thức ăn gia súc,
gỗ làm nhà và vai trò của họ trong gìn giữ và bảo tồn tài nguyên. Luật Đất đai đã
tạo điều kiện gây nên động lực cho cá nhân và cộng đồng trồng cây phân tán,
trồng rừng tập trung và quản lý bảo vệ rừng hiện có, đặc biệt đối với những thổ
dân có truyền thống, tập tục riêng biệt [13].
Tại Bangladesh, lâm nghiệp cộng đồng được phát triển như là một hợp
phần của giải pháp canh tác và phát triển nông thôn tổng hợp đã đòi hỏi đến
việc thay đổi chính sách cũng như luật pháp trong nghành lâm nghiệp, trọng
tâm là quản lý rừng có sự tham gia, đặc biệt coi trọng vai trò của phụ nữ. Các
giải pháp cung cấp dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ khuyến nông và các nghiên cứu
định hướng theo nhu cầu, đơn đặt hàng là những yếu tố thúc đẩy cho sự thành

công cho hình thức quản lý đó (Ahmed, Miyan Rukunuddin,1995) [10].
Tại Indonesia, các nghiên cứu về Lâm nghiệp xã hội do FAO và các
trường Đại học Gadjah Mada và Đại học Wageningen đã làm rõ những thay
đổi của chính phủ nhằm hỗ trợ giải pháp lâm nghiệp xã hội thông qua việc
vận dụng những kinh nghiệm của các nước khác và thử nghiệm bằng điều
kiện thực tế của đất nước mình. Nghiên cứu và đào tạo về quản lý rừng có sự
tham gia đã rất được coi trọng tại Indonesia (RWEDP, 1994) [14] .
Tại Nepal, một loạt các nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống của
ICIMOD đã làm rõ các hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng thành công
7
của Nepal, đặc biệt là hình thức Nhóm sử dụng rừng (User groups) tiêu biểu
từ 3 vùng đại diện: Sankhawasabha, Dhankuta và Ilam. Các nghiên cứu
chuyên đề này đã đề xuất cho phạm vi toàn quốc những cơ chế và quá trình
cần hoàn thiện trong quản lý tài nguyên rừng có hiệu quả hơn tại Nepal
(Daha, Dilli Ram 1994) [12] .
Tại SriLanka, đất nước này cũng đã thử nghiệm hình thức quản lý rừng có
sự tham gia dựa trên kinh nghiệm của các nước lân cận. Tuy nhiên, do thiếu sự
tham gia thích hợp, do khung pháp lý chưa hoàn thiện nên thử nghiệm đã không
thành công trong những năm đầu. Các nghiên cứu đã đề xuất có sự thay đổi chính
sách và luật cần có những sự cải cách, đồng thời cũng cần có sự hoàn thiện về việc
thực hiện hệ thống cộng quản tài nguyên rừng [11].
Tại Ghana, một cơ chế khá cân bằng giữa khuyến khích lợi ích vật chất
và qui luật cung cầu hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa người sử dụng
và người quản lý tài nguyên rừng đã được thử nghiệm. Cơ chế này đã khuyến
khích việc quản lý tài nguyên rừng hướng tới sự bền vững về sinh học, sự
công bằng về xã hội và hiệu quả về mặt kinh tế. Cơ chế rừng cộng quản đã
được thực hiện đến cấp huyện. Các khuyến khích về chính sách có thể được
sử dụng để tăng cường hiệu lực cho việc hỗ trợ sự hài hoà và đảm bảo giữa
quyền lợi và trách nhiệm cho những nhóm sử dụng đặc biệt trong hệ thống
quản lý sinh học, đặc biệt các địa phương, các loài nhất định (Sargent,

Caroline et al ,1994) [15].
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chủ trương giao đất, giao rừng đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra thực
hiện từ năm 1968. Qua mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước ta lại có sự điều chỉnh,
bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tế. Nhìn chung quá trình giao đất, giao rừng
ở nước ta có thể chia thành các giai đoạn chính sau:
2.3.1. Giai đoạn 1968 - 1986
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này vận hành theo cơ chế quản lý
kế hoạch tập trung, chỉ có hai thành phần kinh tế là Quốc doanh và Tập thể
8
(cụ thể là lâm trường quốc doanh và hợp tác xã có hoạt động nghề rừng). Gỗ
và lâm sản là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý.
Các lâm trường quốc doanh là chủ rừng chủ yếu, được Nhà nước đầu tư
để trồng rừng và giữ quyền sở hữu chủ yếu khoảng 70% tổng diện tích rừng
trồng tập trung, hợp tác xã trồng rừng chủ yếu là để nhận tiền công lao động
do Nhà nước chi trả là chính. Trong giai đoạn này, tại các cấp địa phương,
nghành lâm nghiệp đã quy hoạch lại đất lâm nghiệp thành 3 loại rừng: rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. Hệ thống các lâm trường quốc doanh
đã được tổ chức lại vào năm 1985 và diện tích họ trực tiếp quản lý rừng cũng
đã giảm xuống. Các lâm trường tiến hành rà soát lại quỹ đất và bàn giao lại
cho chính quyền xã để giao cho các hộ gia đình.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao trong thời kỳ 1968 - 1986 là 4,4
triệu ha, trong đó có 1,8 triệu đất có rừng và 2,7 triệu ha đất trống đồi trọc.
Các đối tượng nhận đất lâm nghiệp là 5.722 hợp tác xã và các tổ sản xuất tại
2.271 xã, 610 đơn vị khác và trường học, 349.750 hộ gia đình [1].
2.3.2. Giai đoạn 1986 - 1994
Thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI (1986), chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường nhiều thành phần do Nhà nước lãnh đạo theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó các chính sách dần được điều chỉnh. Tuy

nhiên, trên thực tế quá trình đổi mới bắt đầu sớm hơn nhiều. Năm 1981,
Ban chấp hành TW Đảng đã ban hành Chỉ thị 100/CT-TW mở rộng khoán
sản phẩm đến nhóm và người lao động, mà thực chất là khoán đến hộ gia
đình sản xuất nông nghiệp. Tiếp theo đó, để tăng vai trò kinh tế của hộ gia
đình nông dân, Bộ Chính trị đã đề ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp với nội dung cơ bản là giải phóng triệt để sức sản
xuất nhằm khai thác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, lấy hộ gia đình
làm đơn vị kinh tế tự chủ.
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các luật và các chính sách về
lâm nghiệp gồm:
9
a/ Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng được ban hành năm 1991 đã đưa
ra khuôn khổ ban đầu về các chính sách liên quan đến vấn đề gia đất lâm
nghiệp cho các đối tượng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích phát
triển lâm nghiệp.
b/ Nhà nước cũng đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến
khích sử dụng đất trồng rừng và bảo vệ rừng như Quyết định số 264/CT
ngày 22/7/1992 của HĐBT Bộ trưởng và Quyết định 3267/CT ngày
15/9/1992 về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống đồi trọc,
rừng, bãi, bồi ven biển và mặt nước.
10
2.3.3. Giai đoạn 1994 - 2000
Bước vào năm 1994 thì Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chủ
trương, nghị định nhằm thực hiện triệt để và cụ thể trong công tác giao rừng.
Nghị quyết Trung ương lần thứ V về tiếp tục đổi mới và phát triển
nông thôn, đã nhấn mạnh “Đổi mới cơ chế ngành lâm nghiệp phổ biến
giao khoán rừng và đất rừng phù hợp với quy định và phương thức phát
triển từng vùng, từng loại rừng”.
2.3.4. Giai đoạn năm 2000 đến nay
Định hướng của chính sách lâm nghiệp cũng được đề cập trong

giai đoạn này nhằm cung cấp hướng dẫn cho các ngành lâm nghiệp trong
một thời gian dài về quản lý sử dụng tài nguyên rừng Quốc gia và hướng
dẫn luật pháp về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Sau những năm cải cách, vai trò kinh tế tư nhân, cá thể được phát
huy, chính sách giao đất giao rừng đã được thực hiện, diện tích do tư
nhân quản lý và bảo vệ tăng lên 35% (năm 2004), tuy nhiên chất lượng
còn nhiều hạn chế (Nguyễn Thế Đặng, 2003) [3].
Theo số liệu thống kê, kiểm kê ban hành tại Quyết định số 1828/QĐ-
BNN-KL ngày 11/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính
đến 31/12/2010 như sau:
- Tổng diện tích rừng đã giao: 11,28 triệu ha chiếm 84,2% diện tích rừng
toàn quốc (13,38 triệu ha) và chiếm 69,1% so với tổng diện tích đất quy hoạch cho
lâm nghiệp (16,24 ha). Trong đó phân chia theo chủ quản lý như sau:
+ Doanh nghiệp Nhà nước: 2,018 triệu ha.
+ Ban quản lý rừng: 4,49 triệu ha.
+ Đơn vị vũ trang: 0,25 triệu ha.
+ Hộ gia đình, cộng đồng: 3,69 triệu ha.
+ Tổ chức kinh tế: 0,11 triệu ha.
11
+ Các tổ chức khác: 0,73 triệu ha.
- Tổng diện tích rừng chưa giao hiện đang do UBND xã quản lý là 2,1
triệu ha chiếm 15,7%.
12
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Quang Phong là xã miền núi nằm phía nam huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn,
cách trung tâm thị trấn Yến Lạc gần 30 km. Xã có tổng diện tích tự nhiên là
4.550,39 ha được chia ra 16 thôn, bản. Xã có ranh giới hành chính như sau:
+ Phía đông giáp xã Hảo Nghĩa;

+ Phía tây giáp huyện Chợ Mới;
+ Phía nam giáp xã Đổng Xá và xã Dương Sơn;
+ Phía Bắc giáp xã Hữu Thác và xã Côn Minh.
Giao thông xã còn nhiều khó khăn, ngoài tuyến quốc lộ 3B chạy dọc xã
đã được nhựa hóa và đang được mở rộng, tất cả các tuyến đường liên thôn
còn lại trong xã đều là đường đất, đường nhỏ hẹp. Trong kỳ quy hoạch tới cần
nâng cấp, mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân trong xã.
2.4.1.2. Địa hình
Xã Quang Phong có địa hình mang những nét đặc trưng của một xã
miền núi phía Bắc. Địa hình, địa mạo tương đối phức tạp đa dạng, đồi núi
chiếm trên 90% tổng diện tích tự nhiên với độ cao thấp khác nhau. Địa hình
nghiêng dần từ phía Tây - Bắc sang phía Đông - Nam.
Trên địa bàn xã xen kẽ giữa dãy đồi núi cao là các dãy thung lũng tạo
thành những khu cánh đồng nhỏ hẹp đã gây ra những khó khăn nhất định cho
sản xuất nông nghiệp và giao thương với các vùng miền lân cận. Do ảnh
hưởng của địa hình và cấu tạo địa chất đã chi phối mạng lưới sông suối khá
phức tạp trên địa bàn xã.
Phần lớn đồi núi sát thềm sông, thềm suối đã khống chế quá trình bồi tụ
phù sa, chính vì vậy trong xã không có những cánh đồng rộng lớn mà chỉ có
những dải đất bồi tụ phù sa nhỏ, hẹp dọc theo các triền sông, triền suối.
2.4.2. Thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Quang Phong là 4.550,39 ha với các
loại đất chính như sau:
13
* Nhóm đất phù sa (P): gồm 1 đơn vị đất
- Đất phù sa ngòi suối (Py): Gồm những dải đất tương đối hẹp hình
thành từ các vật liệu phù sa suối hoặc sông nhỏ trên địa bàn. Do các sông nhỏ
và suối ngắn, tốc độ dòng chảy lớn nên vật liệu bồi tích thường thô, rất ít phần
tử mịn, các vật liệu thô như mảnh đá, viên cuội là những sản phẩm đồi núi
hay thềm cao xô xuống.

* Nhóm đất thung lũng (D): Đất hình thành ở các thung lũng hẹp giữa
núi hoặc thung lũng kín vùng đồi, hình thành trên các sản phẩm sườn tích
hoặc dốc tụ do sản phẩm phong hóa từ các khu vực lân cận có địa hình cao
hơn xô xuống với các vật liệu kém đồng nhất từ sét, vật liệu hữu cơ đến các
mảnh đá kích thước khác nhau, sắc cạnh.
* Nhóm đất đỏ vàng: gồm 4 đơn vị đất
- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá
vôi, phân bố ở độ cao < 900m, có màu đỏ nâu thẫm, kết cấu viên, tơi xốp. Đất
thường có phản ứng chua đến kiềm yếu, hàm lượng chất hữu cơ và lân tổng số
nghèo đến giàu, đạm tổng số từ trung bình đến giàu, lân dễ tiêu nghèo đến giàu,
kali dễ tiêu nghèo đến trung bình. Đơn vị đất này có ưu thế về tính tơi xốp, kết
cấu viên, thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, trong
đất thường có lẫn đá nhiều khu vực có đá lộ đầu, độ dày tầng đất bị hạn chế.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Đất được hình thành do
san ủi, tạo thành ruộng bậc thang để canh tác lúa nước vẫn còn mang một số
đặc trưng của nhóm đất đỏ vàng nhưng do canh tác lúa nước đất bị biến đổi
sâu sắc cả về tính chất vật lý và hóa học. Đất có đặc trưng bị glay, kết cấu đất
bị phá hủy. Nhiều nơi ở chân đồi lẫn kết von và đá ong.
- Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ (Fp): Đất hình thành trên
phù sa cổ, có đặc trưng của nhóm đất đỏ vàng và màu chủ đạo là màu nâu
vàng. Đất chịu sự tác động của quá trình xói mòn, rửa trôi mạnh và thường
phân bố ở vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du, cá bậc thềm cao ven
sông. Nhìn chung, đất có phản ứng rất chua đến chua, hàm lượng chất hữu cơ
và các dinh dưỡng tổng số từ nghèo đến giàu.
14
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Dạng địa hình phân bố chủ yếu là đồi
núi thấp thoải, các sườn núi ít rãnh lõm sâu và đỉnh núi ít nhọn, đôi khi có
dạng địa hình bát úp. Đá mẹ hình thành thường giàu thạch anh như sa thạch,
quăczit, dăm cuội kết
Đây là loại đất có độ phì tự nhiên thấp, thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát

cao, độ dày tàng đất mịn mỏng.
2.4.3. Khí hậu, thủy văn
2.4.3.1. Khí hậu
Khí hậu của xã mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ
rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, thường xuất hiện gió lốc, mưa đá và lũ quét
cục bộ; mùa đông lạnh, khô hanh, có gió mùa đông bắc. Do địa hình chia cắt
mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.
- Nhiệt độ trung bình năm 21,4
0
C, nhiệt độ cao nhất 36,3
0
C, nhiệt độ
thấp nhất 1 - 3
0
C. Khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân từ 25
0
C - 27
0
C.
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ
15
0
C - 20
0
C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 mm.
Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã thuận lợi cho sự phát triển của nhiều
loại cây trồng, nhất là các loại cây dược liệu và cây công nghiệp lâu năm.
2.4.3.2. Thủy văn

Hệ thống thủy văn của xã Quang phong có hệ thống sông suối cùng với
hệ thống ao hồ, đập là nguồn nước quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Trên địa bàn xã có 2 con suối lớn là suối Tham Không rộng 2,5m và suối Nà
Thá rộng từ 2 đến 4m chạy dọc xã nối với các con suối nhỏ khác rồi đổ vào
sông Quang Phong, cung cấp nước tưới cho hầu hết diện tích đất sản xuất
nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt trong toàn xã. Địa hình dốc bị chia cắt nên
việc tưới tiêu gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông
nghiệp cũng còn nhiều khó khăn nhất là trong mùa khô.
Đặc điểm chung của các sông suối trong xã là độ dốc lớn, lắm thác
nhiều ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu
15
tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong
năm), nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.
2.4.4. Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên
2.4.4.1. Thuận lợi:
- Điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất nông - lâm
nghiệp, phát triển theo hình thức canh tác vườn đồi, trang trại.
- Tài nguyên đất lớn, lượng mưa, chế độ nhiệt và ánh sáng tương đối thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các cây lương thực, cây lâm nghiệp.
2.4.4.2. Khó khăn:
Quỹ đất để phát triển xây dựng khá khó khăn do địa hình đồi núi chiếm
tỷ lệ lớn, giao thông đi lại khó khăn. Diện tích đất nông nghiệp bằng phẳng
đưa vào sử dụng còn ít, diện tích đất chưa sử dụng tương đối lớn.
2.4.5. Điều kiện về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
2.4.5.1. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế xã có sự chuyển biến tích cực, sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp được xác định là tiềm năng thế mạnh, ngành công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ - thương mại của xã có bước phát triển
đáng kể. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt (5 - 6%/năm). Sản lượng lương thực
bình quân đạt 929 kg/người/năm. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ -

thương mại luôn được quan tâm sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thu
hút và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất
kinh doanh, song tốc độ phát triển còn chậm. Trong đó:
- Ngành trồng trọt
Nhân dân trong xã chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp và mang tính tự cung, tự cấp, nông sản hàng hóa cũng ít, chất lượng
chưa cao song người dân đã có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn do thiên tai,
dịch bệnh gây ra, tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định. Tổng diện tích gieo
trồng cả năm là 467 ha.
Tổng diện tích cả năm (lúa, ngô) đạt được so với Nghị quyết của Đảng ủy
giao là: 337,65/340 ha ( trong đó: lúa là 161,39 ha, ngô là 176,26 ha) đạt 99,31%.
16
Hệ số sử dụng đất là 1,7 lần. Tổng sản lượng lương thực cả năm (lúa,
ngô) đạt 1.493,54 tấn (Nghị quyết Đảng ủy giao là 1.500 tấn) đạt 99,57%;
bình thường lương thực đầu người: 865,046kg/người/năm (Nghị quyết Đảng
ủy giao là 890kg /người/năm) đạt 97,19%.
- Ngành lâm nghiệp
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ rừng được tốt,
không có cháy rừng xảy ra. Công tác trồng rừng 147 năm 2013: Tổng diện tích
thiết kế là 74,52 ha, trong đó diện tích thực hiện là 71,02 ha, diện tích không thực
hiện là 3,50 ha. Chỉ đạo nghiệm thu rừng trồng năm 2013, tổng diện tích đạt tiêu
chuẩn nghiệm thu là 65,32 ha/71,02 ha. Trong năm 2013, UBND xã đã xác nhân
khai thác 22 giấy phép khai thác gỗ vườn nhà và cây trồng phân tán với tổng khối
lượng cấp là 207.054 m
3
và 3,5 tấn lâm sản phụ (song, mây).
- Ngành chăn nuôi
Thường xuyên chỉ đạo theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc,
gia cầm, tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng được 03 đợt/78 lít hóa chất.
Tổng đàn trâu, đàn bò hiện có 618 con, giảm 27 con so với cùng kì năm

2012, đàn gia cầm có 9.636 con, giảm 3.564 con so với cùng kỳ năm 2012,
nguyên nhân giảm chủ yếu là do bán đi.
2.4.5.2. Điều kiện xã hội
* Dân số và lao động
- Dân số: Tổng số hộ tính đến cuối năm 2013 là 389 hộ với 1.634
nhân khẩu, toàn xã có bốn dân tộc anh em cùng sinh sống đan xen ở 16 thôn,
bản là Tày, Nùng, Dao, Kinh. Mỗi dân tộc giữ nét đặc trưng riêng trong đời
sống văn hoá, hoà nhập làm phong phú đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc với
những truyền thống lịch sử, văn hoá nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng.
- Lao động: Số lao động trong độ tuổi 1.169 người chiếm 73,8% dân
số.Trong đó: Lao động nữ 554 người chiếm 47,4% lao động nam là 615 người
chiếm 52,6%. Lao động nông lâm nghiệp là 1.102 người, chiếm tỷ lệ 94,3%.
Lao động phi nông nghiệp là 67 người chiếm 5,7%, chủ yếu là lao động chưa
qua đào tạo.

17
* Giáo dục - đào tạo
- Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay như sau:
+ Trường trung học cơ sở: Cơ sở vật chất nhà cấp IV gồm 5 lớp học
còn thiếu nhà hiệu bộ các phòng chức năng. Trường có 13 giáo viên đều đã
đạt chuẩn và vượt chuẩn, với tổng số học sinh 53 em. Sân chơi, bãi tập thể
dục thể thao diện tích 1500m
2
.
+ Trường tiểu học: Cơ sở vật chất là nhà cấp IV có 8 phòng học còn thiếu
nhà hiệu bộ, nhà đa năng . Tổng số 15 giáo viên đều đã đạt chuẩn và vượt chuẩn có
111 em học sinh. Diện tích sân chơi, tập thể dục thể thao là 1300m
2
.
+ Trường mầm non: Trường đang xây dựng chưa có các phòng chức

năng, nhà hiệu bộ hiện nay mới chỉ có nhà công vụ giáo viên .Trường có tổng
số 11 giáo viên và học sinh là 89 cháu.
* Y tế
Xã có trạm y tế tại trung tâm xã có 2 nhà cấp IV, 4 phòng, diện tích
sàn 100m
2
5 y, bác sỹ cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ở tuyến
xã. Mạng lưới y tế xã đến thôn bản vẫn được duy trì 16/16 thôn, bản có y tá.
Cơ bản đã đảm bảo khá tốt công tác khám chữa bệnh tại cơ sở. Tỷ lệ tiêm
phòng các loại vác xin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 100%.
* Cơ sở hạ tầng
- Giao thông
+ Hệ thống đường Quốc lộ: xã có đường Quốc lộ 3b đi qua xã với
chiều dài 2,5 km bắt đầu từ cua Gương cầu đến kéo Cạm Peo, hiện đang được
thi công nâng cấp cải tạo.
+ Hệ thống đường giao thông liên xã: Đường liên xã từ quốc lộ 3b đi xã
Dương Sơn chiều dài 6,5 km bắt đầu từ cầu Quang Phong đến Kéo Lịa đã
được dải nhựa
+ Nhìn chung hệ thống đường giao thông còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng
được yêu cầu của sản xuất và đời sống dân sinh. Ngoại trừ tuyến đường liên xã từ
Nà Buốc đi Kéo Lịa đã được trải nhựa thì các tuyến đường còn lại, đặc biệt là
đường liên thôn và ngõ xóm chủ yếu là đường đất nên mùa mưa đường bị lầy lội
và không thể thông xe.
18
Hệ thống đường nội đồng của xã toàn bộ là đường đất nhỏ yếu, đường
lâm nghiệp chưa có, do đó rất khó khăn trong việc cơ giới hoá và đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp, dẫn đến năng suất lao động trong
nông nghiệp còn thấp.
- Thuỷ lợi
+ Hiện trạng các công trình đầu mối: Hiện tại toàn xã có 13 đập dâng.

Trong đó đã được xây kiên cố đạt yêu cầu 09 đập, còn 04 Phai đập là phai tạm
chưa được xây dựng.
+ Kênh mương nội đồng: Toàn xã có 20.900m kênh mương, hiện nay
đã cứng hóa được 13.500m; còn lại 7.400m là mương đất.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Hiện nay toàn xã có 150 hộ được sử dụng nước sạch từ các công trình nước
sinh hoạt tập trung, số hộ còn lại sử dụng các nguồn nước tự nhiên chưa qua xử lý.
- Hệ thống cấp điện
+ Xã có 334/389 hộ dùng điện lưới quốc gia chiếm 88,12% hộ gia đình
và các công trình công cộng trên địa bàn vào xã đã được dùng điện lưới quốc
gia với 15/16 thôn có đường điện lưới. Hiện tại xã còn có 80 hộ sử dụng điện
chưa an toàn gồm thôn Nà chiêng 1 hộ, thôn Nà rầy 1 hộ, Khuổi Căng 12 hộ,
Nà Đán 7 hộ, Khuổi Can 7 hộ, Nà Vả 8 hộ, Nà Cà 20, Tham Không 13 hộ,
Phiêng Quân 11 hộ.
+ Nguồn điện: Hiện tại xã đang được cấp điện từ lưới điện quốc gia.
+ Trạm hạ thế: Có 4 trạm biến áp tại các thôn Khuổi Can, Nà Lay, Quan
Làng, Ka Đoóng với khoảng 16 km đường dây hạ thế là dây bọc đạt yêu cầu.
+ Chưa có hệ thống điện chiếu sáng công cộng.
19
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bên liên quan trong tiến trình giao rừng có sự tham gia của người
dân tại xã Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: Tại xã Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất rừng tại xã Quang
Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (thực trạng sử dụng rừng và đất rừng).

- Đánh giá kết quả và tác động của tiến trình giao rừng có sự tham gia
của người dân thuộc dự án 3PAD.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình giao rừng có sự
tham gia của người dân.
- Đề xuất một số phương án và giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu
quả phương án giao rừng có sự tham gia của người dân.
3.4. Phương pháp tiến hành
3.4.1. Phương pháp tiếp cận
Tổ chức các buổi họp thôn, thảo luận và thu thập ý kiến của người dân.
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) được sử dụng
trong việc tiếp cận, điều tra, lập kế hoạch - phương án sẽ giúp cho việc đảm
bảo sự tham gia của người dân trong quá trình giao rừng, giảm thiểu xung đột
và xác định các tiềm năng, cơ hội phát triển của đất lâm nghiệp giúp cho các
cấp Chính quyền quản lý đất đai có hiệu quả hơn.
20
- Sử dụng một số công cụ của phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
có sự tham gia của người dân (PRA) gồm:
+ Phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm, họp thôn.
+ Sử dụng sơ đồ VENN để phân tích tầm quan trọng và sự ảnh hưởng
của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội đối với công tác quy hoạch sử
dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân.
Tổ chức một cuộc họp tại xã để triển khai các hoạt động về giao rừng.
Cuộc họp này bao gồm sự tham gia của các bên liên quan: tổ công tác giao rừng,
đại diện nông dân (già làng, chủ trang trại, ) đại diện cá nhân, tổ chức được tỉnh
giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn của xã.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Kế thừa các tài liệu sẵn có
- Thu thập về điều kiên tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu,
thủy văn.
- Thu thập về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động , y tế, giáo dục, cơ

sở hạ tầng.
- Thu thập các tài liệu liên quan:
+ Các kết quả giao đất, giao rừng và các bản đồ có liên quan.
+ Các báo cáo sơ kết, tổng kết về giao đất, giao rừng trên địa bàn nghiên cứu.
+ Các kết quả nghiên cứu, đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách
giao đất, giao rừng từ Trung ương đến địa phương.
+ Các văn bản pháp luật có liên quan tới giao đất, giao rừng của nhà
nước đã và đang được áp dụng.
3.4.2.2 Điều tra cùng với tổ công tác và người dân tham gia trOc tiếp vào tiến
trình giao rừng trên thOc địa
21

×