Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

đánh giá khả năng thích nghi, sức sản xuất của đà điểu nuôi thịt và sinh sản tại bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 89 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



TRƢỜ




ĐỒNG VĂN LƢU





ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI,
SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀ ĐIỂU NUÔI THỊT
VÀ SINH SẢN TẠI BẮC KẠN





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP






THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


H
TRƢỜ




ĐỒNG VĂN LƢU




ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI,
SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀ ĐIỂU NUÔI THỊT
VÀ SINH SẢN TẠI BẮC KẠN

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



: 1. TS. DƢƠNG MẠNH HÙNG
2. PGS. TS. PHAN ĐÌNH THẮM






THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực do chúng tôi, cũng nhƣ sự hợp tác
tập thể trong và ngoài cơ quan khảo sát nghiên cứu và chƣa đƣợc công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Thái Nguyên, tháng năm 2014
Tác giả


Đồng Văn Lưu








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ
quý báu của Nhà trƣờng, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới TS. Dƣơng Mạnh Hùng,
PGS.TS. Phan Đình Thắm đã động viên, hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình cho
tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi rất biết ơn Trang trại chăn nuôi đà điểu Mỹ Thanh, huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất cho
tôi học tập, triển khai đề tài và bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Nông Lâm, các
Thầy Cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu
và bảo vệ thành công luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết
ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng ngƣời thân đã
động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2014
Tác giả


Đồng Văn Lưu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
1
1. Sự cần thiết phải tiến hành đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Tính mới của đề tài 3
ọc 3
ực tiễn 3
Chƣơng 1. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại đà điểu 4
t Nam 6
1.1.3. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của Bắc Kạn 9
,
gia cầm 11
14
20
, lông, da…) 27
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 29
29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
32

Chƣơng 2.
37
37
37
2.1.2. 37
37
37
2.2.1. Trên đàn đà điểu sinh sản 37
2.2.2. Trên đàn đà điểu nuôi thịt 37
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu v 38
2.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 38
ức xác định các chỉ tiêu 39
43
Chƣơng 3. ẢO LUẬN 44
3.1. Kết quả nghiên cứu trên đàn đà điểu bố mẹ 44
3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của đà điểu con, dò, hậu bị 44
3.1.2. Sinh trƣởng tích lũy của đà điểu bố mẹ 46
3.2. Giai đoạn sinh sản 48
3.2.1. Tuổi thành thục về tính và đẻ quả trứng đầu tiên 48
3.2.2. Năng suất sinh sản của đà điểu mái theo năm tuổi 49
3.2.3. Các chỉ tiêu trứng ấp 50
3.2.4. Đánh giá sự thích nghi của đà điểu sinh sản nuôi tại Bắc Kạn 54
3.3. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu t 55
3.3.1. Sức kháng bệnh của đà điểu thịt 55
3.3.2. Sinh trƣởng tích lũy qua các tháng tuổi 56
3.3.3. Sinh trƣởng tuyệt đối qua các giai đoạn tuổi 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v

3.3.4. Sinh trƣởng tƣơng đối 60
3.3.5. Thu nhận và chuyển hóa thức ăn 61
3.3.6. Tiêu tốn thức ăn qua các giai đoạn tuổi 63
3.3.7. Chi phí thức ăn trên 1 kg khối lƣợng sống 64
3.3.8. Kết quả ả năng cho thịt 65
3.3.9. Đánh giá khả năng thích nghi của đà điểu nuôi thịt tại Bắc Kạn 67
Ề 69
1. Kết luận 69
2. Tồn tại 69
3. Đề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

cs : cộng sự
ĐĐ : Đà điểu
ĐVT : Đơn vị tính
KL : Khối lƣợng
LTĂTN : Lô thức ăn thí nghiệm
MN : Mới nở
NS : Năng suất
PTNT : Phát triển nông thôn
TĂ : Thức ăn
TBKT : Thiết bị kỹ thuật
T.C.V.N : Tiêu chuẩn Việt nam

TTTĂ : Tỷ trọng thức ăn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Số lƣợng đà điểu nuôi trên thế giới qua các giai đoạn 6
Bảng 1.2: Số lƣợng đà điểu ở một số nƣớc trên thế giới năm 1996 7
Bảng 1.3: Lợi thế về giá trị dinh dƣỡng của thịt đà điểu 27
Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn mới nở đến 24 tháng tuổi 44
Bảng 3.2: Khối lƣợng tích lũy qua các giai đoạn tuổi 46
Bảng 3.3: Tuổi thành thục sinh dục của đà điểu bố mẹ 48
Bảng 3.4: Năng suất sinh sản theo tuổi của đà điểu mái 49
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu trứng ấp theo tuổi đẻ của đà điểu 52
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu trứng ấp theo khối lƣợng trứng 53
Bảng 3.7: So sánh một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục, năng suất sinh sản
của đà điểu nuôi tại Bắc Kạn với một số vùng khác 54
Bảng 3.8: Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng tuổi 55
Bảng 3.9: Sinh trƣởng tích lũy của đà điểu trống, mái 56
Bảng 3.10: Sinh trƣởng tuyệt đối của đà điểu từ mới nở đến 12 tháng tuổi 58
Bảng 3.11: Sinh trƣởng tƣơng đối của đà điểu (%) 60
Bảng 3.12: Lƣợng thức ăn thu nhận của đà điểu 62
Bảng 3.13: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL qua các giai đoạn 63
Bảng 3.14: Chi phí thức ăn /kg tăng khối lƣợng 64
Bảng 3.15: Kết quả mổ khảo sát đà điểu lúc 12 tháng tuổi 65
Bảng 3.17: So sánh một số chỉ tiêu sinh trƣởng, năng suất thịt của đà
điểu nuôi tại Bắc Kạn với một số vùng khác 67



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Ống dẫn trứng đƣờng sinh sản của đà điểu mái 16
Hình 3.1: Đồ thị khối lƣợng tích lũy qua các giai đoạn tuổi 47
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ đẻ của đà điểu mái theo tuổi 50
Hình 3.3: Một số chỉ tiêu trứng ấp theo tuổi đẻ của đà điểu 52
Hình 3.4: Sinh trƣởng tích lũy của đà điểu trống và mái 57
Hình 3.5: Sinh trƣởng tuyệt đối của đà điểu từ mới nở đến 12 tháng tuổi 59


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1

1. Sự cần thiết phải tiến hành đề tài nghiên cứu
Đà điểu là loại gia cầm có khả năng thích ứng cao, đề kháng tốt với một
số bệnh nguy hiểm của gia cầm, tạp ăn, chúng có thể tiêu hóa đƣợc 38-60%
chất xơ trong khẩu phần và cung cấp đến 70% tổng năng lƣợng trao đổi
(Chamber J.R., 1990) [29], dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu chuồng trại
đơn giản, thích hợp với chăn nuôi gia đình và trang trại. Về thƣơng phẩm, thịt
đà điểu màu đỏ gần giống nhƣ thịt bò, nhƣng đặc biệt hầu nhƣ không có mỡ
và gân, giàu protein, hàm lƣợng cholesterol rất thấp, vì thế thịt đà điểu đƣợc
coi là thịt sạch của thế kỷ XXI. Các sản phẩm da, lông, trứng đà điểu đều có
giá trị kinh tế cao, nhất là sản phẩm da. Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm chế

biến từ đà điểu của các nƣớc trên thế giới ngày càng tăng. Riêng thị trƣờng
châu Âu, nhu cầu thịt đà điểu cao gấp 3 đến 4 lần khả năng cung cấp. Cho đến
nay không chỉ ở châu Phi và ở Úc, mà ở một số nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Đài
Loan, Nga cũng bắt đầu chăn nuôi đà điểu.
Ở Việt Nam, chăn nuôi đà điểu bắt đầu từ năm 1996. Trung tâm Nghiên
cứu gia cầm Thụy Phƣơng - Viện Chăn nuôi, sau 18 năm nghiên cứu và phát
triển đà điểu, đã từng bƣớc hoàn thiện, làm chủ đƣợc quy trình công nghệ
chăn nuôi đà điểu và đang tích cực triển khai rộng rãi vào sản xuất. Việc chăn
nuôi đà điểu ở một số tỉnh phía Bắc và phía Nam đã chỉ rõ, đây là một loài vật
nuôi mới đầy tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua,
hơn 10.000 đà điểu thuộc các giống Zimbabwe, Black và Blue nhập nội đã
đƣợc chuyển giao nuôi trên 40 tỉnh thành thuộc các vùng sinh thái khác nhau
trong cả nƣớc. Kết quả nghiên cứu thích nghi và theo dõi khả năng sinh
trƣởng của các dòng đà điểu nhận thấy, dòng Zimbabwe có khả năng sinh
trƣởng cao nhất, sau đó đến dòng Black, Blue, dòng Australia đạt thấp nhất.
Trong những năm gần đây, có một số công trình công bố kết quả lai tạo giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
các dòng nhằm tận dụng đƣợc ƣu thế lai về khả năng sinh trƣởng, cho
thịt, khả năng sinh sản trong sản xuất, đồng thời nâng cao chất lƣợng con
giống. Vài năm gần đây, đà điểu đã đƣợc nuôi tại 1 số tỉnh phía Bắc trong đó
có tỉnh Bắc Kạn.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao nằm ở trung tâm nội địa vùng
Đông Bắc có quốc lộ số 3 chạy qua nên Bắc Kạn có lợi thế lớn trong giao lƣu
thông thƣơng hàng hoá với các tỉnh lân cận là Thái Nguyên ở phía Nam, Cao
Bằng ở phía Bắc, Lạng Sơn ở phía Đông, Tuyên Quang ở phía Tây. Bắc Kạn
có diện tích đất tự nhiên là 4.848,21 km
2

, trong đó đất nông lâm nghiệp là
3.323,3 km
2
, dân số 294.660 ngƣời. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Bắc
Kạn từ 21- 23
0
C thấp hơn nhiều so với các khu vực khác. Lƣợng mƣa trung
bình hàng năm của Bắc Kạn khoảng 1.400 - 1.800 mm, ẩm độ trung bình/năm
của Bắc Kạn thuộc loại cao (trên 80%). Bên cạnh đó, Bắc Kạn còn có tiềm
năng lớn về diện tích đất trồng cỏ. Nhằm phát huy đƣợc tiềm năng lợi thế của
tỉnh Bắc Kạn, năm 2007 và 2008 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy
Phƣơng đã chuyển giao 110 con đà điểu nuôi sinh sản và nuôi thịt tại hai
huyện Ngân Sơn và Bạch Thông.
Bắc Kạn hiện đang là tỉnh nghèo, đời sống của ngƣời dân còn gặp
nhiều khó khăn; Bắc Kạn có khí hậu tƣơng đối phù hợp với điều kiện sống
của đà điểu. Nếu đánh giá đúng khả năng thích nghi của đà điểu tại khu vực
này sẽ mang lại cho ngƣời dân Bắc Kạn một nghề chăn nuôi đặc sản mới, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo tại địa phƣơng.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài "Đánh giá khả năng
thích nghi, sức sản xuất của đà điểu nuôi thịt và sinh sản tại Bắc Kạn".
2. Mục tiêu của đề tài
- bƣớc đầu về
tỷ lệ .
- sinh trƣở .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
3. Tính mới của đề tài
ợ , tỷ lệ

.
nghĩa khoa học
ột cách khách quan và có hệ thố
tỷ lệ ịa bàn
tỉ . Bên cạ ở
ủa đà điểu. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tƣ liệu
góp phần nâng cao hiểu biết về đà điểu mới đƣợc nuôi thích nghi tại Việt
Nam trong những năm gần đây. Những tƣ liệu này, có thể đƣợc sử dụng trong
giảng dạy, học tập và tham khảo trong nghiên cứu khoa học.
nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả ngiên cứu, giúp tỉnh Bắc Kạn cũng nhƣ các địa phƣơng
khác có điều kiện tự nhiên tƣơng tự nhƣ Bắc Kạn có cơ sở khoa học để định
hƣớng phát triển chăn nuôi đà điểu tại địa phƣơng.
- Xác định đƣợc mức đầu tƣ trên đầu gia cầm, làm cơ sở cho các hộ
chăn nuôi tính toán đƣợc quy mô sản xuất phù hợp với khả năng đầu tƣ.
- Đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế từ việ , phát hiện
những khó khăn, tồn tại trong chăn .
- Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi đà điểu cho ngƣời dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chƣơng 1

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại đà điểu
Từ kết quả phân tích các mẫu hoá thạch, ngƣời ta đã khẳng định rằng
đà điểu bắt nguồn từ loài chim chạy (Horbanczuk J.O., 2002) [49]. Cho đến
nay, các nhà khoa học đã phát hiện đƣợc năm loài đà điểu hoá thạch, loài sớm
nhất xuất hiện cách đây từ 50 - 60 triệu năm. Từ dấu tích các bộ xƣơng và

mảnh vỏ trứng có thể thấy các loài đà điểu này lớn hơn so với các loài hiện
nay. Theo Horbanczuk J.O. (2002) [49] cho rằng loài đà điểu có nguồn gốc từ
đại lục địa trƣớc khi bị đứt gãy. Theo giả thuyết của ông thì trung tâm phát tán
chính ở Nam Mỹ; tổ tiên loài Kiwi và Moa di chuyển qua vùng mà ngày nay
chính là Nam cực vào New Zealand rồi sau đó New Zealand bắt đầu tách khỏi
Nam cực. Aepyornithidae, loài chim quái bạc (gần đây mới bị tuyệt chủng) đã
di chuyển qua châu Phi rồi vào vùng mà nay chính là Madagasca sau đó mới
tách ra khỏi châu Phi vào nửa sau kỷ Phấn trắng. Các mẫu hóa thạch của các
loài liên quan đã đƣợc tìm thấy tại quần đảo Canary càng làm phong phú hơn
ý tƣởng trung tâm phát tán từ Nam Mỹ. Tổ tiên loài Emu và Cassowary di
chuyển qua Bắc Nam cực vào Australia ở thời điểm cuối thời kỳ Eocene khi
Australia tách rời khỏi Nam cực. Cuối cùng sau khi Nam Mỹ và châu Phi rạn
nứt vào cuối kỷ Phấn trắng (Turonian) thì loài đà điểu phân thành Rhea ở
Nam Mỹ và đà điểu ở châu Phi hiện nay.
Ngày nay chỉ còn lại duy nhất 1 loài Struthio camelus và đƣợc chia làm
4 phân loài chính gồm đà điểu Massai, đà điểu Bắc Phi, đà điểu Nam Phi và
đà điểu Somali.
Đà điểu Massai (Struthio camelus massaicus) - trải dài từ Kenya và một
phần Tanzania. Đầu có lông màu trắng, tròng mắt nâu. Cổ có lông tơ mọc
ngƣợc màu hồng nhạt hơn, lông con trống có màu nâu đen (Kreibich và
Summer, 1995) [50].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Đà điểu Bắc Phi (Struthio camelus camelus) - trải dài phía Nam dãy
Atlas bao gồm Senegal, Nigeria, Sudan và Ethiopia. Trên đầu có lông tơ bao
phủ, tròng mắt nâu. Cổ có 1 ít lông phủ phía dƣới và màu đỏ tƣơi. Bắp đùi
con trống có màu đỏ tƣơi đến hồng xẫm với bộ lông màu đen xẫm (Kreibich
và Summer, 1995) [50].

Đà điểu Nam Phi (Struthio camelus Australis) - trải dài từ phía Nam
sông Zambezi bao gồm Namibia, Botswana, Zimbabwe. Đỉnh đầu thƣờng có
nhiều lông hơn, tròng mắt nâu, mỏ thƣờng không có vành đỏ, từ cẳng chân
xuống ngón cái có màu đỏ phía trƣớc, cổ và đùi có màu xám tro nhạt
(Kreibich and Summer, 1995) [50].
Đà điểu Somali (Struthio camelus molybdophanes) - trải dài ở Đông Phi
chủ yếu ở Somali và Ethiopia. Loài này nhỏ hơn so với loài Nam Phi, trên đầu
có mảng trụi cứng, da màu xám với tròng mắt nâu, mỏ có viền màu đỏ sáng,
đùi và cổ con trống màu xanh xám (Holtzhausen A., Koetze M., 1995) [46]
Do sự lai tạp giữa các phân loài trên, hình thành loài thứ năm đƣợc gọi là
đà điểu nhà (Struthio camelus Domesticus) hiện đƣợc nuôi rất rộng ở Nam phi.
Nhƣ vậy, trong hệ thống phân loại động vật vị trí phân loại của đà điểu
nhƣ sau:
Giới : Animalia
Ngành : Chordata
Lớp chim : Aves
Bộ : Struthioniformes
Phụ bộ : Struthiones
Họ (gia đình) : Struthionidae
Chủng (giống) : Struthio
Loài : Struthio Camelus
Phân loài : - Đà điểu Bắc Phi (Struthio Camelus Camelus)
- Đà điểu Somali
(Struthio Camelus Molybdophanes)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
- Đà điểu Đông Phi (Struthio Camelus Masaicus)
- Đà điểu Nam Phi (Struthio Camelus Autralis).


1.1.2.1. Trên thế giới
Hiện nay ở các nƣớc châu Phi nhƣ Nam Phi, Zimbabwe, Namibia,
Châu Đại Dƣơng nhƣ Australia, là những nƣớc dẫn đầu về số lƣợng đà
điểu. Phát triển chăn nuôi đà điểu mạnh nhất cho đến nay thì Nam Phi vẫn
dẫn đầu trong sản xuất đà điểu. Số lƣợng đà điểu nhìn chung có xu hƣớng
tăng lên và tăng nhanh từ những năm 1990 trở lại đây ở khắp các châu lục
trong đó có Việt Nam.
Bảng 1.1: Số lƣợng đà điểu nuôi trên thế giới qua các giai đoạn
Năm
Số lƣợng đà điểu nuôi
Năm
Số lƣợng đà điểu nuôi
1860
Chỉ có chim hoang
1910
747.000
1865
80
1920
284.000
1870
10.000
1930
33.000
1875
32.274
1940
40.000
1880

90.000
1950
40.000
1885
154.786
1960
31.000
1890
128.000
1970
65.000
1895
253.463
2000
1.200.000
1900
300.000
2002
2.000.000
Nhƣ vậy, qua từng thời kỷ số lƣợng đà điểu trên thế giới đã tăng nhanh
và đặc biệt tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 1900 tăng 3750 lần so
với năm 1865 và cho đến năm 2002 số lƣợng đà điểu đã tăng lên gấp gần 7
lần so với năm 1900. Tính đến nay số lƣợng đà điểu đã lên tới 3 triệu con
(FAO, 1999) [40].
Số lƣợng đà điểu tăng ở hầu hết các nƣớc ở khắp các châu lục, và số
lƣợng trang trại cũng tăng lên. Theo số liệu của (FAO, 1999) [40] thống kê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7

cho biết số lƣợng đà điểu đƣợc nuôi ở một số nƣớc chủ yếu trên thế giới năm
1996 đƣợc thể hiện qua bảng 1.2:
Bảng 1.2: Số lƣợng đà điểu ở một số nƣớc trên thế giới năm 1996
Tên nƣớc
Đà điểu giống
Đà điểu nuôi thịt
Số trang trại
Nam Phi
30.000-35.000
300.000
400- 450
Mỹ
20.000
120.000
-
Zimbabwe
4.500
45.000
100
Israel
2.500-3.000
30.000
240
Australia
4.000
28.000
-
Canada
200-3.000
15.000

-
Trung Quốc
1.500
15.000
-
Namibia
5000
43.000
100

Ở hầu hết các châu lục tốc độ tăng số lƣợng đầu con là rất nhanh,
nhƣng mỗi châu lục có những biến đổi thăng trầm khác nhau.
Châu Phi: Nơi nguồn gốc của đà điểu có lịch sử thuần hóa 150 năm
chiếm 1/3 số đầu con tƣơng đƣơng với 660.800 con tập trung nhiều nhất ở
Nam Phi. Hàng năm giết mổ 300.000 - 335.000 đà điểu. Sau đó đến các nƣớc
nhƣ Namibia, Botswana, Zimbabwe. Trong 3 năm qua, xuất khẩu thịt và da
đà điểu sang Châu Âu tăng gấp đôi. Gần đây, ngƣời ta thấy các nƣớc Bắc Phi:
Ai Cập, Maroc, Tunisia đang phát triển chăn nuôi đà điểu.
Châu Âu: Số lƣợng đà điểu và các trang trại đang đƣợc gia tăng. Tổng
đàn sinh sản vƣợt quá 50.000 con với trên 6.500 trang trại. Đà điểu nuôi nhiều
theo thứ tự: Italia 150.000 con với 1.400 trang trại, quy mô trang trại lớn nhất
3.000 con; Tây Ban Nha 700 trang trại. Các nƣớc Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp,
Bungary cũng đã phát triển chăn nuôi đà điểu. Năm 1993, Cộng hòa Séc bắt
đầu nuôi và hiện có 250 trang trại, Ba Lan có 500 trang trại với tổng số
16.000 - 18.000 con trong đó có 3.500 con sinh sản, Nga có những trang trại
quy mô 200 con và thịt đà điểu đƣợc cung cấp cho các nhà hàng sang trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8

Nhƣ vậy, châu Âu trƣớc đây không những là thị trƣờng chính tiêu thụ
thịt đà điểu từ châu Phi mà ngày nay nhiều nƣớc đã tổ chức phát triển trang
trại nuôi đà điểu tiêu thụ ngay trên đất nƣớc mình.
Bắc Mỹ: Ngƣời Mỹ với sự nhận thức tiềm năng to lớn đối với loại thịt
đỏ có hàm lƣợng cholesteron và mỡ thấp sẽ thay thế đƣợc thịt bò vì vậy họ đã
tiến vào chăn nuôi đà điểu công nghiệp vào giữa những năm 1980. Một mốc
tiến quan trọng trong phát triển ngành chăn nuôi đà điểu ở Mỹ là sự ra đời của
hiệp hội đà điểu ở Hoa Kỳ (AOA) vào năm 1988. Với những đợt chọn lọc lai
tạo nghiêm ngặt ngƣời Mỹ đã tạo đƣợc dòng đà điểu mới đó là Black Nam
Phi. Cuối năm 2007, ở châu Mỹ các trang trại chăn nuôi đà điểu đã lên đến
830 trang trại lớn nhỏ và số lƣợng đà điểu giống ƣớc tính khoảng 4.500.
Châu Úc: Có khoảng vài trăm trang trại tại Australia với quy mô lớn
và chuyên môn hóa cao với số lƣợng đà điểu tăng lên nhanh chóng. Năm
2006 có 195 trang trại với tổng số đầu con giống đạt trên 190.000 con
Châu Á: Hiện nay các nƣớc có nền chăn nuôi đà điểu phát triển mạnh
mẽ nhƣ: Israel, Trung Quốc, Đài Loan… Israel có khoảng 50 trang trại
Ostrich và là nƣớc dẫn đầu về giết mổ đà điểu trên thế giới sau Nam Phi.
Đặc biệt những năm gần đây, đà điểu phát triển mạnh ở Trung Quốc.
Năm 2000, có khoảng 60.000 con nhƣng đến năm 2003 có 400 trang trại với
số đầu con đạt 80.000 tăng 2,5 lần so với những năm 1990. Hiện nay, ở Trung
Quốc có những trang trại sản xuất giống với quy mô tới 5.000 con và giao con
giống cho ngƣời dân để nuôi thƣơng phẩm. Chăn nuôi đà điểu đƣợc khép kín
liên hoàn từ sản xuất con giống, nuôi thịt giết mổ, chế biến sản phẩm, thịt, da,
trứng và thị trƣờng.
Nhật Bản có 60 trang trại nhƣng do đất đắt không có khả năng xây
dựng các trang trại lớn mà chỉ là thị trƣờng nhập khẩu thịt lớn. Gần đây, các
nƣớc nhƣ Ấn Độ, Hàn Quốc, Syria, Tiểu vƣơng quốc Ảrập thống nhất, Iran,
Iraq đang xúc tiến phát triển chăn nuôi đà điểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9
Nhƣ vậy, những năm gần đây chăn nuôi đà điểu đã có tốc độ tăng
nhanh. Song đến nay, cung cầu vẫn rất mất cân đối. Sản phẩm từ đà điểu còn
thiếu hụt nhiều so với nhu cầu, chẳng hạn nhƣ ở châu Âu, nhu cầu thịt đà điểu
cao gấp 3-4 lần khả năng cung cấp.
Thị trƣờng thế giới cần 10 triệu con/năm nhƣng luôn thiếu hụt vì vậy
giá bán giống rất cao 70 - 75 USD/1 trứng giống; 100 - 110 USD/1 đà điểu
con mới nở và 350 - 450 USD/1 đà điểu giống 03 tháng tuổi.
1.1.2.2. Quá trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam
Năm 1995, Bộ Nông nghiệp & PTNT giao cho Trung tâm Nghiên cứu
Gia cầm Thụy Phƣơng - Viện Chăn nuôi ấp 02 quả trứng đà điểu ostrich gửi
từ Mỹ về nở đƣợc 02 con nuôi phát triển bình thƣờng. Năm 1996, Trung tâm
tiếp tục đƣợc Bộ Nông nghiệp & PTNT giao tổ chức ấp 100 trứng đà điểu
nhập từ Zimbabwe nở đƣợc 38 con nuôi cho kết quả tốt. Với những cơ sở
khoa học vững chắc và kết quả thực nghiệm có tính thuyết phục, năm 1997
Bộ Nông nghiệp & PTNT đã phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở nghiên
cứu phát triển chăn nuôi đà điểu Ba Vì - Hà Tây thuộc Trung tâm Nghiên cứu
Gia cầm Thụy Phƣơng - Viện Chăn nuôi. Năm 1998, 150 đà điểu 3 - 4 tháng
tuổi gồm 03 dòng Blue, Black và AUST đã đƣợc nhập về từ Australia. 03
dòng đà điểu này và 01 dòng của Zimbabwe đƣợc chăm sóc nuôi dƣỡng tốt
qua các giai đoạn. Đến năm 2000, đàn đà điểu đã bƣớc vào giai đoạn sinh sản
và cho năng suất cao tƣơng đƣơng các nƣớc tiên tiến.
Hiện nay, Trung tâm dƣới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNT,
Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Chăn nuôi đang tiếp tục đẩy mạnh
nghiên cứu và chuyển giao TBKT với hy vọng đặt nền móng vững chắc
cho sự phát triển ngành chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam trong những năm
đầu của thế kỷ XXI.
1.1.3. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của Bắc Kạn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Tỉnh Bắc Kạn đƣợc tái lập vào ngày 01/01/1997, trên cơ sở tách 04
huyện, thị xã thuộc tỉnh Bắc Thái cũ và 02 huyện thuộc tỉnh Cao Bằng. Bắc
Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 4.868,41 km
2
và dân số là 294.660 ngƣời,
với 07 dân tộc anh em cùng sinh sống. Là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa
vùng Đông Bắc. Phía Đông giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang. Phía
Nam giáp Thái Nguyên. Phía Bắc giáp Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng về
mặt kinh tế và an ninh quốc phòng.
Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục
quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có
tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2
phần bằng nhau theo hƣớng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có
thể dễ dàng giao lƣu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía
Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng nhƣ các tỉnh của vùng Đồng bằng
sông Hồng ở phía Nam.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Bắc Kạn từ 21 - 23
0
C. Nhƣng không
mang tính chất đồng nhất, mà có sự phân hóa thành hai mùa trong năm và
phân hóa giữa các vùng. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ
tháng 11 đến tháng 03. Càng lên phía Bắc mùa lạnh càng kéo dài và lạnh hơn.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm của Bắc Kạn khoảng 1.400 - 1800
mm và đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt mùa mƣa trùng với mùa nắng kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 10 với 85 - 90% lƣợng mƣa cả năm. Thời gian còn lại là
mùa ít mƣa. Mùa ít mƣa với số ngày mƣa trong tháng là dƣới 10 ngày với
lƣợng mƣa không đáng kể. Độ ẩm cao (trên 85%) tạo ra nguồn đất đai màu

mỡ phì nhiêu. Tổng hoà những lợi thế đó đã mở ra triển vọng to lớn trong
phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
Với đặc thù là tỉnh miền núi vùng cao, địa hình phức tạp, điểm xuất phát
thấp, cơ sở vật chất hạ tầng còn thấp kém, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm do
đặc trƣng kinh tế là thuần nông, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chƣa phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
triển, mật bằng dân trí thấp, đời sống văn hoá tinh thần nghèo nàn, nhiều tập
tục trong đời sống kinh tế xã hội còn lạc hậu.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn khoá X đã xây dựng các nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội trong đó duy trì đẩy mạnh sản xuất
nông lâm nghiệp. Thực hiện tốt các đề án và quy hoạch phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp. Có các chính sách khuyến khích phát triển các doanh
nghiệp đầu mối thu mua chế biến và phân phối nông sản. Tích cực đẩy mạnh
ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng các
giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lƣợng sản phẩm cao để nâng cao
hơn nữa tính cạnh tranh của sản phẩm. Phát triển một số giống vật nuôi đặc
sản thành sản phẩm hàng hoá có khả năng thâm nhập vào hệ thống phân phối
trên thị trƣờng cả nƣớc.
,
gia cầm
1.1.4.1. Khái niệm về sự thích nghi
Thích nghi là sự thay đổi của vật nuôi, để phù hợp với sự thay đổi của
các điều kiện khí hậu, thức ăn, nuôi dƣỡng và sử dụng mới. Trong điều kiện
mới này, vật nuôi có thể phát triển, sinh sản và sản xuất bình thƣờng, đồng
thời, vẫn giữ đƣợc những đặc tính, giá trị cũ và có khả năng di truyền các đặc
tính ấy cho các thế hệ đời sau. Cũng có thể nói theo cách khác: Thích nghi là
kết quả phản ứng của cơ thể con vật trong điều kiện sống mới và những tác động

của con ngƣời để điều chỉnh phản ứng đó. Nghiên cứu thích nghi cũng là nghiên
cứu thay đổi những chỉ tiêu về ngoại hình, sinh lý, sinh sản, khả năng sản xuất,
khả năng chống chịu của con vật trong điều kiện sống mới so với môi trƣờng cũ
của nó và tác động của con ngƣời làm cho con vật thích ứng với điều kiện sống
mới, duy trì và nâng cao đƣợc sức sản xuất.
1.1.4.2. Mức độ thích nghi của vật nuôi
Đánh giá sự thích nghi của vật nuôi đƣợc xét theo ba mức độ thích nghi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
Thích nghi ngắn hạn
Con vật chịu đựng đƣợc trong một thời gian ngắn, trong một giai đoạn
của đời sống, khi đƣợc đƣa từ một vùng này sang vùng khác có những điều
kiện tự nhiên hay nhân tạo khác với vùng cũ. Thời gian này giới hạn trong
vòng sinh sản của vật nuôi (một thế hệ).
Thích nghi trung bình
Là khoảng thời gian thích nghi chỉ giới hạn trong vài thế hệ của vật nuôi.
Thích nghi dài hạn
Qua nhiều thế hệ sau khi đƣợc đƣa sang vùng mới, giống vật nuôi đó
vẫn có kết quả sản xuất tốt, năng suất cao nhƣ nơi ở cũ, ta nói vật nuôi thích
nghi dài hạn.
Lưu ý: Nếu vật nuôi không thích nghi đƣợc khi thay đổi điều kiện sống,
có thể do bản thân không thích nghi và cũng có thể do ngƣời chăn nuôi không
tạo điều kiện thích hợp cho chúng sống hoặc do quản lý giống kém.
1.1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích nghi
Yếu tố di truyền (Đặc tính phẩm giống)
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Mỗi loài vật nuôi thích nghi ở
những vùng, mà tổ tiên của chúng đã sống lâu đời. Những giống địa phƣơng
là giống vật nuôi hình thành ở địa phƣơng đó, nó có tính di truyền ổn định.

Khả năng điều chỉnh để thích nghi của mỗi loài, mỗi giống trong những
điều kiện nhƣ nhau là khác nhau. Ngƣời ta thấy, cùng phát triển trong những
điều kiện giống nhau, thì giữa các loại hình và giống vật nuôi vẫn có sự khác
nhau. Điều này có ý nghĩa trong việc lựa chọn những giống, loại hình vật
nuôi, để nuôi trong những điều kiện cụ thể.
Năng suất của vật nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là tính di truyền
và điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng. Năng suất của chúng có thể tăng lên, tuy
nhiên, khả năng thích nghi với điều kiện sống mới (đầu tƣ thâm canh), cũng
chỉ có giới hạn, nên năng suất cũng chỉ đạt đến một mức độ nhất định. Nếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
không tạo nên kiểu di truyền mới ở vật nuôi, mà cứ tiếp tục tăng mức độ đầu
tƣ vào chăm sóc nuôi dƣỡng tốt hơn, thì không mang lại lợi ích tƣơng ứng
(Nguyễn Ân và cs, 1983) [1].
Yếu tố môi trường
Khí hậu: Có hai nhóm khí hậu ảnh hƣởng đến sự thích nghi:
Nhóm ảnh hƣởng trực tiếp: Ẩm độ, nhiệt độ.
Nhóm ảnh hƣởng gián tiếp nhƣ: Lƣợng mƣa, áp suất không khí, tốc độ gió…
Yếu tố sinh học (Bệnh tật)
Có thể ảnh hƣởng đến sự tồn tại của vật nuôi. Bệnh tật là một trở ngại
lớn cho việc thích nghi của vật nuôi. Những vật nuôi đã sinh trƣởng lâu ở một
địa phƣơng thƣờng quen chống chọi với các loại bệnh tật ở địa phƣơng đó
hơn những vật nuôi mới nhập. Nếu chuyển con vật đến địa phƣơng mới thì từ
đất, nƣớc, thức ăn cho đến điều kiện ngoại cảnh khác đều chƣa quen, con vật
dễ bị ảnh hƣởng không tốt về mặt trao đổi chất dẫn đến dễ bị bệnh tật
Sử dụng và chăm sóc của con người
Ngƣời chăn nuôi chƣa quen với việc chăm sóc gia súc hay chƣa quen
với việc tiêu thụ các sản phẩm của chúng cũng có thể ảnh hƣởng đến sự thích

nghi của vật nuôi. Do đó cần phải giới thiệu sản phẩm, tuyên truyền và ứng
dụng kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với những giống vật nuôi mới.
Công tác giống
Trong một quần thể gia súc đều xảy ra các hiện tƣợng biến dị để thích
nghi với môi trƣờng sống mới và có thể di truyền những biến di này cho các
thế hệ sau. Ngƣời chăn nuôi sẽ chọn lọc những cá thể có biến dị tốt, thích
nghi với điều kiện sống mới và ghép đôi những cá thể tốt này hoặc ghép đôi
với con giống địa phƣơng để có thể tạo ra một quần thể mới có năng suất cao
hơn, thích nghi tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh.
Cơ sở đánh giá khả năng thích nghi của vật nuôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Dựa trên sự thay đổi về sinh lý: Nhƣ thân nhiệt, mạch đập, tần số hô hấp…
Dựa trên sự thay đổi về khả năng tiếp nhận thức ăn, tiêu hóa hấp thu.
Dựa vào sự thay đổi về quá trình trao đổi chất, quá trình đồng hóa hay
dị hóa diễn ra mạnh hơn.
Dựa vào sự thay đổi về các chỉ tiêu sinh trƣởng, sinh sản, bệnh tật
* Mức độ thích nghi của vật nuôi đƣợc chia làm 3 loại:
Giống thích nghi với điều kiện sống mới thì sinh lý và phát dục bình thƣờng.
Giống thích nghi chƣa hoàn toàn với điều kiện sống mới thì phải trải
qua một số đời thuần chủng mới thích nghi đƣợc.
Giống không thích nghi đƣợc với điều kiện sống mới thì sẽ bị thoái hóa
qua một vài đời.
Ứng dụng thích nghi trong công tác giống
Khi nhập giống vật nuôi để nuôi thích nghi, thì việc đầu tiên cần hiểu
biết những đặc tính sinh học của giống đó, nhất là những tính trạng kinh tế
quan trọng nhƣ: Sinh trƣởng và phát dục theo giai đoạn, khối lƣợng cơ thể lúc
sơ sinh, lúc cai sữa, tuổi động dục lần đầu, tuổi cho sản phẩm đầu tiên, tuổi

trƣởng thành, các tính trạng về sinh sản, tính trạng về sinh lý thân nhiệt, mạch
đập, tần số hô hấp và các hằng số sinh lý, sinh hóa khác. Tránh đồng huyết
quá gần, biết rõ nguồn gốc xuất phát của nó. Biết rõ giá trị kinh tế và tiềm
năng di truyền của phẩm giống. Những giống, dòng cao sản vào những vùng
thích nghi khác nhau.

1.1.5.1. Sự thành thục về tính
Đà điểu hoang dã thành thục về tính lúc 4-5 năm tuổi, còn đà điểu đã
thuần hóa thành thục về tính lúc 2-3 năm tuổi, bình thƣờng đà điểu trống và
đà điểu mái trƣớc khi thành thục về tính đều có bộ lông màu xám xỉn, lúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
trƣởng thành con trống có bộ lông trắng đen, hơi xỉn, da màu xanh nhạt.
Trong mùa phối giống bộ lông sáng hơn, da biến thành màu đỏ tƣơi, xung
quanh mắt, ngón chân có màu hồng. Khi chƣa thành thục nhìn bề ngoài trống
và mái rất giống nhau và rất khó phân biệt. Do đó chỉ phân biệt đƣợc trống
mái bằng cách kiểm tra cơ quan sinh dục qua lỗ huyệt.
1.1.5.2. Đặc điểm về sinh sản ở đà điểu
- Đƣờng sinh sản của đà điểu trống gồm có 2 tinh hoàn, mào tinh hoàn,
ống dẫn tinh và bộ phận giao phối - dƣơng vật. Tinh hoàn sản sinh ra các tế
bào sinh sản trống (tế bào tinh trùng) và các hoocmon giới tính. Chúng có
hình dạng giống hạt đậu và màu sáng. Ống dẫn tinh dài và chạy song song
theo xƣơng sống theo hƣớng lỗ huyệt. Chiều dài của dƣơng vật khi cƣơng
cứng có thể dài 40 cm.
- Đƣờng sinh sản của đà điểu mái phát triển bình thƣờng chỉ có một
buồng trứng (trái) và một vòi trứng (trái). Buồng trứng và vòi trứng phải nằm
trong khoang bụng bên mặt lƣng lụi đi trong quá trình phát triển phôi. Buồng
trứng sản sinh ra các giao tử và hoocmon giới tính. Các kén hợp tử đã phát triển

tại buồng trứng trong quá trình phát triển phôi của con mái. Hầu hết trong số
chúng giảm đi và chỉ có một số cá thể khỏe mạnh mới tới đƣợc đích đến. Trong
mùa sinh sản, buồng trứng phát triển từ màng mỏng thành một ổ gồm nhiều kén
khác nhau về kích cỡ, từ rất nhỏ đến khi trứng chín với chu vi trên 10 cm.
Vòi trứng mang trứng và có một số chức năng bài tiết gắn với việc sản
sinh ra màng trứng. Nó có thể đƣợc chia ra làm 5 phần: miệng phễu, đoạn
phình, đoạn thắt, tử cung và âm đạo. Miệng phễu là phần trƣớc của vòi trứng
nằm gần nhất buồng trứng trong đó trứng đƣợc tập chung lại và xảy ra quá
trình thụ tinh. Trứng đƣợc thụ tinh di chuyển đến phần dài nhất của vòi trứng
“đoạn phình” tại đây chúng đƣợc lòng trắng bao bọc do quá trình kích thích

×