Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ngân sách NN VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.16 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
B. NỘI DUNG....................................................................................................
I. Lý luận chung về ngân sách nhà nước..........................................................
1.1. Ngân sách nhà nước.........................................................................................
1.2. Thu ngân sách nhà nước...................................................................................
II. Thực trạng thu ngân sách nhà nước Việt Nam...........................................
2.1. Các nhân tố tác động đến thu NSNN Việt Nam...............................................
2.2. Thu NSNN trước khi Việt Nam gia nhập WTO...............................................
2.3. Thu NSNN từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay.....................................
2.4. Nguyên nhân
III. Một số dự báo về thu NSNN trong thời gian tới.........................................
3.1. Một số dự báo về thu NSNN VIệt Nam trong thời gian tới.............................
3.2. Những giải pháp tăng thu NSNN ....................................................................
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhập môn tài chính tiền tệ

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với
các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung quan trọng nhất của Nhà nước – quỹ ngân sách nhằm đảm bảo cho việc thực
hiện các chức năng của Nhà nước về mọi mặt.
1.2. Thu ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm
Thu ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các
chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động, phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước nhằm đảm bảo cho việc thực hiện
các chức năng của nhà nước về mọi mặt.
1.2.2. Phân loại thu ngân sách nhà nước


a. Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu
- Thu thuế
- Thu phí, lệ phí ( cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp)
- Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước : thu từ lợi tức, từ hoạt động góp vốn
kinh doanh cổ phần của nhà nước, thu hồi tiền cho vay ( gốc + lãi) của nhà nước,
thu hồi vốn đầu tư của nhà nước tại các cơ sở kinh tế bán hoặc đấu giá doanh
nghiệp nhà nước.
- Thu từ bán – cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Thu từ hoạt động hợp tác lao động với nước ngoài.
- Thu khác ( tiền phạt, tịch thu, tịch biên tài sản)
b. Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu
- Thu thường xuyên: các khoản thu phát sinh thường xuyên cùng với nhịp độ
hoạt động nền kinh tế, thường mang tính chất bắt buộc.
- Thu không thường xuyên: các khoản thu chi phát sinh vào những thời điểm
nhất định, không phát sinh liên tục.
c. Căn cứ vào tính chất cân đối ngân sách nhà nước
- Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: là những khoản thu được xây dựng
và thực hiện trong mối quan hệ cân đối với chi ngân sách nhà nước, thường ổn định
lâu dài, được lập dự toán.
2
Nhập môn tài chính tiền tệ

- Thu ngoài cân đối ngân sách nhà nước: là những khoản thu được xác định
và thực hiện khi ngân sách nhà nước mất cân đối hay bôi chi
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước
- Thu nhập GDP bình quân đầu người : là 1 chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng
trưởng và phát triển của một quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và
đầu tư của một nước, nó là nhân tố khách quan quyết định mức thu của NSNN
- Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư
phát triển kinh tế. Tỷ suất doanh lợi càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn, như vậy

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng cả về quy mô và hiệu quả,
đây là cơ sở nâng cao tỷ suất thu cho NSNN
- Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên ( dầu mỏ và khoáng sản). Đối
với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì xuất khẩu tài
nguyên sẽ đem lại nguồn thu lớn cho NSNN. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến
số thu của ngân sách.
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước. Mức độ phụ thuộc vào
các yếu tố:
o Quy mô và hiệu quả của bộ máy nhà nước.
o Những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận trong từng
thời kỳ, từng giai đoạn.
o Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước
- Tổ chức bộ máy thu nộp: tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống
được thất thu do trốn lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu mà vẫn
thoả mãn được các nhu cầu chi tiêu của NSNN.
- Các nhân tố khác.
1.2.4. Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nước
- Nguyên tắc ổn định lâu dài: trong hệ thống kinh tế bình thường cần có được
ổn định mức thu, ổn định sắc thuế và không gây xáo trộn lớn đối với nền kinh tế.
Theo nguyên tắc này cần lựa chọn các đối tượng thuế ít có biến động. Điều này
nhằm tạo điều kiện để kế hoạch hoá ngân sách nhà nước và kích thích người sản
xuất đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nguyên tắc đảm bảo công bằng: việc thiết lập hệ thống thuế phải có quan
điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành
3
Nhập môn tài chính tiền tệ

phần kinh tế, phải dựa trên khả năng của người chịu thuế. Để đảm bảo điều này cần
kết hợp 2 loại thuế: trực thu và gián thu.
- Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn: Các điều luật các sắc thuế phải rõ ràng, cụ

thể ở từng mức thuế, cơ sở đánh thuế… để tránh tình trạng lách luật trốn thuế.
- Nguyên tắc giản đơn: mỗi sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế suất, xác định
rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế.
- Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế: cần có sự phù hợp về đối tượng
tính thuế, phương pháp thu nộp…
II. THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
2.1.Thực trạng các nhân tố tác động đến thu NSNN ở Việt Nam
2.1.1. Thu nhập GDP bình quân đầu người
Trong 22 năm qua, kể từ khi đổi mới đường lối kinh tế, nền kinh tế nước ta
đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng.
Trong những năm 1998 - 2002, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,2%/năm,
nhưng yếu tố năng suất tổng hợp chỉ đóng góp 1,4%; trong những năm 2003 - 2008,
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,89%/năm, nhưng yếu tố năng suất tổng
hợp cũng chỉ đóng góp 2,07%. Sở dĩ như vậy là do chất lượng nguồn lao động của
nước ta thấp; máy móc, thiết bị và công nghệ lạc hậu; năng lực tổ chức, quản lý còn
nhiều mặt yếu kém.
Theo thống kê của Bộ tài chính, năm 2009 GDP vào khoảng 1660 nghìn tỷ
đồng, GDP bình quân đầu người đạt 19,278 triệu đồng/người/năm (1064 USD)
Mặc dù chịu nhiều tác động từ suy thoái kinh tế thế giới như thu hẹp thị trường xuất
khẩu, thị trường vốn, lao động… rồi thiên tai, dịch bệnh trong nước nhưng Việt
Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 5,32%, đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao.
Tuy nhiên mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta là tăng trưởng kinh tế
theo chiều rộng, năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp, chủ yếu
dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ để đẩy mạnh xuất khẩu
thô. Nhưng đến nay những yếu tố đó đã bị khai thác tới đỉnh điểm; xuất khẩu của
nước ta đã đạt tới 70% GDP và nhập khẩu chiếm tới 90% GDP, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu lên tới 160% GDP. Do đó, tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh
tế thế giới đối với tăng trưởng kinh tế của nước ta vừa rộng, vừa sâu với những diễn
4

Nhập môn tài chính tiền tệ

biến khó lường cả trước mắt và trong tương lai khi nền kinh tế thế giới hồi phục đà
tăng trưởng, nhất là những biến động về giá cả của thị trường thế giới và khuynh
hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng bằng rất nhiều thủ đoạn khó tiên liệu, thêm vào đó
việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến tình trạng
găm giữ USD, cán cân thanh toán tổng thể đã bị thâm hut. Bội chi ngân sách tăng và
chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại.
2.1.2. Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam được coi là một nước giàu tài nguyên hydro-carbon (dầu mỏ và
than đá), trong đó xuất khẩu của các mặt hàng này chiếm 31,2% tổng lợi nhuận từ
xuất khẩu (IMF, 2007; GSO, 2007). Nếu tính cả xuất khẩu các loại khoáng sản
khác, đặc biệt là kim loại như titan, đồng, kẽm...thì tỷ lệ đóng góp của tài nguyên
thiên nhiên tới tổng xuất khẩu cũng như tổng thu nhập quốc dân là rất lớn, thu
NSNN chiếm đến trên 20% là từ dầu thô.
Tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2010 đạt 4,9
triệu tấn với kim ngạch 3 tỉ USD, giảm 45,6% về lượng và giảm 20,1% về trị giá so
với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 7,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
cả nước 7 tháng đầu năm 2010.
2.1.3. Tổ chức bộ máy thu nộp
Mọi nguồn thu từ thuế và lệ phí ở Việt Nam đều do Quốc hội Việt Nam hoặc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh, và được thu bởi Tổng
cục Thuế Việt Nam thông qua các cơ quan thu là các cục thuế, chi cục thuế, phòng
thuế, đội thuế, bởi Tổng cục Hải quan Việt Nam thông qua các cơ quan của nó là
cục hải quan, chi cục hải quan, và các cán bộ chuyên môn được ủy quyền khác ở
khắp các địa phương trong cả nước. Đối với các phí và lệ phí, các cơ quan thu thuộc
các bộ, ngành, chính quyền địa phương có liên quan được ủy quyền thu.
Hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam được đánh giá là kém hiệu quả, trong
khi mức độ tuân thủ của người nộp thuế thấp. Sự quá tải của hệ thống quản lý thuế
hiện nay không chỉ cho thấy sự gia tăng về quy mô và tính phức tạp của hệ thống

thuế mà còn là sự lạc hậu của mô hình quản lý thuế cũ không theo kịp với sự phát
triển nhanh chóng của nền kinh tế. Do hệ thống thuế hiện nay quá phức tạp và rườm
rà trong các thủ tục hành chính đã làm tăng các chi phí tuân thủ thuế của người nộp
thuế.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×