ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CỦA TRƯỜNG
THPT SƠN ĐỘNG SỐ 1, TỈNH BẮC GIANG
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định:
“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị 40-CT/TW của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển giáo
dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển
đội ngũ giáo viên.
Trong trường phổ thông, giáo viên và cán bộ quản lý tiêu biểu cho nguồn
lực quan trọng nhất, vì đội ngũ này có thâm niên và chuyên môn nghề nghiệp rõ
nét và các chi phí cho đội ngũ này chiếm tỷ lệ lớn trong chi tiêu. Kết quả là việc
quản lý tốt đội ngũ nhân sự trong trường phổ thông sẽ là nhân tố quan trọng
nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Huyện Sơn Động là một huyện miền núi, huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang.
Số hộ đói nghèo còn nhiều. Nhiều xã có đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân
trí thấp. Hạ tầng cơ sở của huyện ( đặc biệt là hệ thống giao thông) còn rất yếu
kém.
Tuy nhiên, Sơn Động là một miền quê có truyền thống hiếu học. Tỉ lệ học
sinh đến trường ( ở các độ tuổi) đều rất cao. Hàng năm có nhiều học sinh đỗ vào
các trường đại học, cao đẳng và THCN.
Trường Trung học phổ thông (THPT) Sơn Động số 1 thành lập theo Quyết
định số 51/QĐ-UB ngày 23 tháng 7 năm 2003 của UBND tỉnh Bắc Giang trên
cơ sở được tách ra từ trường cấp 2-3 Sơn Động (thành lập năm 1997).
Trường ở cuối huyện, cuối tỉnh, chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp so
với các trường THPT trong huyện ( điểm tuyển sinh khoảng 12-13,5 điểm/5
1
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
môn). Cơ sở vật chất của nhà trường còn rất thiếu thốn; sân chơi, bãi tập, cây
xanh còn đang trong giai đoạn phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.
I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRƯỜNG
THPT SƠN ĐỘNG SỐ 1
1. Thu thập thông tin
2. Đội ngũ giáo viên
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường được đào tạo từ nhiều nguồn đào tạo
khác nhau: ĐHSP Hà Nội 1, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP Thái Nguyên, ĐHQG Hà
Nội,
- Tổng số CBGV-NV trong nhà trường: 72 người; Trong đó
* Biên chế : 58 đồng chí; trong đó:
+ CBQL: 02
+ Giáo viên: 54
+ Nhân viên: 02
* Hợp đồng: 10 đồng chí; trong đó
+ Nhân viên: 04
+ Giáo viên: 10
- Số lao động dôi dư : 08
- Số lao động còn thiếu so với định mức biên chế : 06 giáo viên
- Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
Đa số giáo viên đều đạt trình độ chuẩn THPT
- Số giáo viên không đạt chuẩn có: 0
- Số giáo viên có trình độ tiến sĩ: 01 đồng chí
- Số giáo viên có trình độ thạc sĩ: 06 đồng chí
- Số giáo viên đang đi học thạc sĩ: 05 đồng chí
2
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
2.1Thống kê số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên trong
nhà trường năm học 20 10 -201 1:
STT Nội dung
Tổng
số
Hình thức
tuyển dụng
Trình độ đào tạo
Ghi chú
Biên
chế
Hợp
đồng
TS ThS ĐH CĐ TCCN
Dưới
TCCN
Tổng số 72 58 14 01 07 59 01 01 03
I Giáo viên 64 54 10 06 58
1 Toán 11 11 03 08
2 Vật lý 08 08 0 08
3 Hóa học 05 04 01 01 04
4 Sinh học 06 05 01 06
5 Ngữ văn 10 10 01 09
6 Địa lý 04 03 01 04
7 Tiếng Anh 05 03 02 05
8 Lịch sử 04 04 01 04
9 GDCD 02 01 01 02
10 Thể dục 03 02 01 03
11 Tin học 02 01 01 02
12 Kỹ CN 02 02 0 02
13 GDQP 02 0 02
II CBQL 02 02 01 01
1 Hiệu trưởng 01 01 01
2
Phó
hiệu trưởng
01 01 01
III Nhân viên 06 02 04 01 01 01 03
1
Nhân viên văn
thư, thư viện
01 01 0 01
2
Nhân viên
kế toán
01 01 01
3 Nhân viên y tế 01 01 01
4
Nhân viên khác
(bảo vệ, lao
công, )
03 03 03
2.2Cơ cấu, trình độ, giới tính giáo viên trường THPT Sơn Động số I:
3
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
Giáo
viên
Bộ môn
Số
lượng
Trình độ
đào tạo
Giới tính Tuổi
Na
m
Nữ <30 30- 40 41- 50 51- 60 >60
Toán
11
08Đại
học
03 Thạc
sĩ
08 03 02 05 02 01 01
Lý
08
08Đại
học
05 03 02 04 01 01 0
Hóa
05
04Đại
học
01 Thạc
sĩ
03 02 01 03 01 0 0
Sinh
06
06Đại
học
05 01 01 03 02 0 0
Văn 10
09Đại
học
01Thạc sĩ
07 03 03 04 02 01 0
Sử
04
03Đại
học
01Thạc sĩ
02 02 0 01 02 02 0
Địa
04
04Đại
học
01 03 0 03 01 0 0
Anh
05
05Đại
học
02 03 03 02 0 0 0
GDCD
02
02Đại
học
01 01 0 01 01 0 0
Tin
02
02Đại
học
02 0 02 0 0 0 0
TD
03
03Đại
học
02 01 02 01 0 0 0
Kỹ CN
02
02Đại
học
0 02 0 01 01 0 0
GDQP
02
02Đại
học
02 0 02 0 0 0 0
Tổng
64 40 24 18 29 12 06 01
2.3 Bảng cân đối đội ngũ giáo viên trường:
Số tiết dạy tương ứng với từng lớp
Tổng Số
Khối 10 (09 Khối 11 (09 Khối 12 (11lớp)
4
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
lớp) lớp)
Số tiết
quy
định
trong
tuần
Số tiết
cần
dạy
Số tiết
quy
định
trong
tuần
Số
tiết
cần
dạy
Số tiết
quy định
trong
tuần
Số tiết
cần
dạy
Toán 11 187 5 45 5 45 6 66 156 31 2
Vật lý 08 120 3 27 3 27 4 44 98 22 1
Hóa học 05 75 3 27 4 27 4 44 98 23 1
Sinh học 06 90 3 27 3 27 4 44 98 8
Ngữ văn 10 150 4 36 5 45 5 55 136 8 1
Địa lý 04 60 1 9 2 18 2 22 49 11 1
Tiếng
Anh
05 75 2 18 4 36 5 55 109 34 2
Lịch sử 04 60 1 9 2 18 2 22 49 11 1
GDCD 02 30 1 9 1 9 1 9 27 2
Thể dục 03 45 3 27 2 18 2 22 67 22 1
Tin học 02 30 2 18 2 18 2 22 58 28 2
Kỹ CN 02 30 2 18 1 9 1 11 38 8 2
GDQP 02 30 2 18 1 9 27 3
Tổng 8 6
2.4 Bảng thống kê xếp loại chuyên môn giáo viên năm học 2010-2011:
Môn SL Xếp loại
G K TB Y
5
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
Văn 10 3 4 3 0
Sử 4 1 1 2 0
Địa 4 1 2 1 0
Anh văn 5 0 2 3 0
GDCD 2 1 1 0 0
Toán 11 2 6 3 0
Lý 8 0 2 6 0
Hoá 5 1 3 1 0
Sinh 6 2 2 3 0
TD 3 1 1 1 0
Tin 2 1 1 0 0
Kỹ CN 2 0 1 1 0
GDQP 2 0 1 1 0
3. Chất lượng đội ngũ:
3.1 Điểm mạnh
Giáo viên trong trường có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức nghề
nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp; năng lực phát triển nghề nghiệp, có ý thức
phấn về chuyên môn (tự học, tự rèn luyện); chuyên môn giỏi; năng lực đánh giá
học sinh; khả năng tìm tòi, sáng tạo trong công việc.
* Nhận thức về tư tưởng chính trị: Toàn thể giáo viên đều chấp hành tốt
đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, thực hiện tốt nội quy,
quy chế chuyên môn
* Về số lượng đảng viên : 30 đồng chí.
* Về chất lượng đảng viên :
- Trong Đảng bộ các đảng viên giữ các chức vụ chủ chốt trong nhà
trường: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư, Phó bí thư
Đoàn trường, tổ trưởng chuyên môn.
- Tổ chức cơ sở Đảng được cấp trên công nhận là tổ chức cơ sở Đảng
trong sạch vững mạnh.
6
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
- Đảng bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức: thực
hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng trong sinh hoạt
đảng thực hiện phê bình và tự phê bình, gìn giữ kỷ luật và tăng cường đoàn kết
thống nhất trong Đảng. Thường xuyên giáo dục và quản lý cán bộ đảng viên
nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức.
* Nhận thức về chuyên môn: Đội ngũ giáo viên của nhà trường đa số an
tâm công tác, ổn định đời sống, đang phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển ngành.
- Đa số giáo viên tích cực trong công tác chuyên môn, tích cực đổi mới
phương pháp dạy học, tích cực thăm lớp dự giờ để nâng cao trình độ chuyên
môn.
- Có trên 45% số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được
đánh giá khá, giỏi trên 90%. Không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính, tích cực ứng
dụng CNTT vào giảng dạy, kiểm tra đánh giá, quản lý…
- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế
hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ
chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin
tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm.
* Kết quả đánh giá xếp loại thi đua năm học 2010-2011:
Tập thể :
Trường : Trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc.
Tổ chuyên môn: 04 tổ CM đạt danh hiệu tập thể LĐXS; 05 tổ đạt danh hiệu
tập thể lao động tiên tiến.
Cá nhân:
- Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 01 đ/c
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở : 09 đ/c
7
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
- Lao động tiên tiến : 50 đ/c
Lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và
quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục đào tạo đã góp phần quan trọng thực
hiện nhiệm vụ giáo dục. Các giáo viên và cán bộ quản lý giáodục đã vượt qua
mọi khó khăn, thử thách to lớn, đóng góp công sức to lớn vào sự nghiệp trồng
người.
3.2 Điểm yếu kém
GV trong trường sử dụng các phương tiện dạy học, sử dụng công nghệ
thông tin chưa phổ biến.
Cơ cấu đội ngũ giáo viên không đồng bộ, vừa thừa vừa thiếu; chủ yếu
thiếu giáo viên ngoại ngữ, tin học, toán, thể dục.
CBGV tham gia hoạt động chính trị, xã hội; phối hợptham gia hoạt động
chính trị, xã hội; phối hợp với các gia đình học sinh và cộng đồng; xử lý tình
huống sư phạm còn hạn chế.
Số giáo viên trong trường tìm hiểu nghiên cứu về đối tượng và môi trường
giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục; xây dựng môi trường học tập; giáo
dục qua các hoạt động khác và các hoạt động trong cộng đồng còn chưa thực
hiện phổ biến và rộng rãi.
Một bộ phận nhỏ giáo viên trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa sáng
tạo và linh hoạt trong những hoàn cảnh, điều kiện thay đổi, chỉ thực hiện theo
kế hoạch; lối sống, tác phong (kiềm chế cảm xúc, nóng nảy); khả năng tự phê
bình và phê bình; quản lý hồ sơ dạy học chưa khoa học và hiểu quả.
Đội ngũ có nhiều nhà giáo cốt cán cao tuổi sắp đến thời hạn nghỉ hưu, tạo
khoảng trống về đội ngũ, nhất là chất lượng lớp trẻ, còn thiếu kinh
nghiệm,chưa có kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học.
Đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn thiếu và chưa cập nhật về nghiệp vụ quản
lý hiện đại, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm,còn thiếu kiến thức về tài chính,trình
độ ngoại ngữ.
3.3 Cơ hội
8
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
- Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực
chuyên môn và kĩ năng sư phạm khá tốt.
- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
- Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự đồng thuận của tập
thể GV CNV, có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh ở
địa phương.
-Nhu cầu về nền giáo dục chất lượng cao là rất lớn và ngày càng
tăng.
3.4 Những khó khăn, thách thức ảnh hưởng tới nhà
trường và những nguyên nhân.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng
công tác dạy và học của nhà trường vẫn bộc lộ 1 số yếu kém, bất cập; đồng
thời đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua.
a. Về tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp:
Đa số giáo viên có tư tưởng lập trường tư tưởng chính trị vững vàng , đạo
đức trong sáng, yêu nghề. Nhưng chưa có sự nhạy bén, mẫn cảm và chưa có
khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện
nay. Bên cạnh đó có một vài thành viên chữa mẫu mực trong phẩm chất, đạo
đức, như tư tưởng cá nhân vẫn còn lấn át tư tưởng tập thể, hay đòi hỏi quyền
lợi, thường gắn nhiệm vụ với hưởng thụ, trả công.
Đội ngũ quản lý chưa có biện pháp giáo dục đối với bộ phận này, nhiều lúc
tỏ ra chưa kiên quyết trong phê bình, đấu tranh.
b. Về lòng nhân ái sư phạm.
Bên cạnh đại bộ phận giáo viên rất yêu thương học sinh, gần gũi thương
yêu, hết lòng vì học sinh, thì có một số giáo viên chưa hết lòng với học sinh.
Điều đó có thể nhận ra trong tinh thần trách nhiệm, của giáo viên đối với công
việc của mình. Có nhiều lúc giáo viên chưa thật sự tôn trọng và yêu cầu cao,
9
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
khoan dung, vị tha đối với học sinh mà còn tỏ ra thờ ơ, vô tình. Bộ phận quản lý
chưa có biện pháp bồi dưỡng.
c. Về năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm.
Đây là một tồn tại nhức nhối, là bài toán nan giải mà mấy năm vừa qua,
nhà trường đã tập trung để giải quyết. Tuy có gặt hái được một số thành tựu
nhưng rõ ràng nó chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện
tại và tương lai.
Về năng lực chuyên môn.
Cùng với sự phát triển về số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên có sự phát
triển nhanh về số lượng. Về trình độ đào tạo, 100% đạt chuẩn. Càng về sau số
giáo viên (sinh viên mới ra trường) năng lực chuyên môn càng yếu.
Nhưng điều đáng nói là tỉ lệ số giáo viên dạy giỏi tỉnh và xếp loại chuyên
môn loại khá, giỏi tỉ lệ thấp (11/64). Trong số 11 giáo viên xếp loại giỏi chỉ có
2 giáo viên có thâm niên 2 năm công tác, còn lại là giáo viên công tác từ 5 năm
trở lên. Tuy không có xếp loại yếu nhưng số giáo viên xếp loại trung bình khá
cao (> 40%). Qua dự giờ thường kỳ, qua các đợt thao giảng, sinh hoạt chuyên
môn trường nhận thấy: Rất nhiều giáo viên nhất là số giáo viên mới vào nghề
chất lượng giảng dạy quá thấp, như: lúng túng về phương pháp giảng dạy và
giáo dục, kỹ năng thiết kế giờ dạy yếu, thậm chí có giáo viên kiến thức chưa
vững vàng. Về phương pháp giảng dạy còn nặng về truyền thụ, chưa đổi mới
phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Những tồn
tại trên một phần cũng do đội ngũ quản lý chưa có biện pháp để tạo nên một
môi trường, phương pháp để giáo viên nâng cao trình độ.
Về năng lực sư phạm.
Năng lực sư phạm là yếu tố quan trọng vì năng lực sư phạm quyết định sự
thành bại của công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Vậy mà đa số giáo
10
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
viên ở trường THPT Sơn Động I năng lực sư phạm còn ở mức độ thấp. Có
nhiều giáo viên kiến thức khoa học tương đối vững nhưng thiếu năng lực sư
phạm, như việc thiết kế giáo án môn học, tổ chức giờ học thiếu khoa học, nghệ
thuật truyền thụ , khả năng giao tiếp với học sinh, ứng xử các tình huống trong
giảng dạy và giáo dục còn hạn chế. Có nhiều giáo viên thiếu kinh nghiệm trong
phương pháp giáo dục học sinh, chưa gắn việc giáo dục học sinh vào trong nội
dung môn học, bài dạy. Thậm chí có giáo viên còn thờ ơ trong việc giáo dục
đạo đức học sinh, xem đó là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của BGH, của
đoàn thanh niên.
Trong công tác chủ nhiệm, có một số giáo viên chưa có năng lực tổ chức
sinh hoạt tập thể, thuyết phục, cảm hóa học sinh, ứng xử các tình huống sư
phạm.
d. Năng lực làm công tác xã hội hoá giáo dục.
Đa số giáo viên chưa nắm vững nội dung công tác này, họ chỉ thực hiện
công tác này một cách thụ động. Họ xem đó là việc của Nhà nước, của các cấp
lãnh đạo. Trong các buổi sinh hoạt lớp, họp phụ huynh, giáo viên diễn giải,
thuyết trình vu vơ, hời hợt, chiếu lệ. Về phía quản lý, ban giám hiệu cũng chưa
có kế hoạch, chỉ đạo sát sao, chưa triển khai cụ thể đầy đủ.
e. Năng lực về tin học.
Hầu hết giáo viên có hiểu biết gì về tin học, về máy tính, có thể thiết kế
giảng dạy bằng giáo án điện tử. Nhưng đa sô giáo viên đều ngại thiết kế và
giảng dạy bằng giáo án điện tử vì phải bỏ ra nhiều thời gian để soạn bài và việc
bố trí phòng học còn gặp nhiều khó khăn.
g. Năng lực ngoại ngữ.
Ngoài giáo viên ngoại ngữ, số giáo viên còn lại tuy đã được học trong
trường đại học nhưng khi ra trường đều không sử dụng do đó khả năng về ngoại
ngữ rất kém. Đặc biệt số giáo viên công tác lâu năm không có hiểu biết về tiếng
Anh.
11
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
Nguyên nhân của hiện tượng này là do nội dung, qui trình đào tạo. Trong
lúc đó nhà trường chưa có biện pháp, chủ trương học và nâng cao trình độ ngoại
ngữ cho giáo viên. Bản thân giáo viên chưa có tinh thần và điều kiện tự học.
h. Về học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo cơ hội phát triển
Do điều kiện trường nằm ở vùng núi, cuối tỉnh, cuối huyện nên không thu
hút được đội ngũ giáo viên, nhiều giáo viên được phân về trường đã không đến
nhận công tác, hàng năm giáo viên xin chuyển trường rất nhiều dẫn đến tình
trạng trường thiếu giáo viên trầm trọng kéo dài triền miên trong những năm vừa
qua ( năm 2009-2010 thiếu 16 giáo viên, năm 2010-2011 thiếu 6 giáo viên). Từ
chỗ thiếu giáo viên như vậy nên giáo viên của trường phải giảng dạy nhiều,
giáo viên phải dạy đến hơn 40 tiết/tuần không có thời gian để học tập bồi
dưỡng, đặc biệt là cử đi đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Trường vẫn chưa có biện
pháp hữu hiệu nào để thu hút, giữ chân, tạo cơ hội phát triển và thăng tiến cho
đội ngũ giáo viên.
Theo kết quả khảo sát 64 giáo viên trường THPT Sơn Động I ( mẫu phụ
lục 1): số người có tổng điểm 55 điểm trở lên ( hoàn toàn hài lòng với công
việc) là 22 người = 34,3%, số người có tổng điểm từ 35-55 điểm ( có vấn đề cần
quan tâm) là 34 người = 53,1%, số người có tổng điểm dưới 45 điểm ( có vấn
đề nghiêm trọng) là 8 người = 12,5% càng khẳng định rõ ràng những tồn tại
trên.
Ngoài ra còn có 2 nguyên chính và cơ bản nhất:
- Khách quan: Do kinh phí chi cho các hoạt động giáo dục vẫn hạn chế (ngân
sách dành cho giáo dục và đào tạo đã được tăng cường, song chủ yếu để chi lương
và phụ cấp giáo viên). Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa
đáp ứng kịp yêu cầu, nên ảnh hưởng đến chất lượng. Điểm xuất phát kinh tế của
tỉnh thấp, đời sống nhân dân lao động trong tỉnh nhìn chung cũng rất khó khăn;
khả năng huy động sự đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở vật chất cho giáo
dục và đào tạo cũng còn thấp. Mặt khác chất lượng học sinh đầu vào cũng quá thấp
so với mặt bằng chung của của các trường trong cụm thi đua trong Tỉnh.
12
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
- Chủ quan: Do nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền và gia đình
về vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo chưa đầy đủ, chưa
đúng mức. Việc xây dựng đầu tư cơ sở vật chất thiếu cụ thể, chưa phù hợp. Trong
công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện chương trình, chưa có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các ngành chức năng. Một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lượng giáo dục; phương pháp giáo dục và đào tạo chậm đổi mới, chưa
phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học.
Những khó khăn nhất trong công tác phát triển và quản
lý đội ngũ CBGV của nhà trường:
Trước hết, chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát
triển đất nước. Chất lượng học sinh đỗ tốt nghiệp lớp 12 loại Khá, Giỏi chưa
cao, thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ, THCN cũng còn chưa xứng tầm. Chất
lượng mũi nhọn còn thấp.
Phương pháp dạy và học vẫn còn lệch lạc, nặng về truyền thụ một chiều,
chưa phát huy tính tự chủ, sáng tạo của học sinh.Một số giáo viên còn chậm đổi
mới phương pháp dạy học, chưa theo kịp với sự đổi mới chương trình sách giáo
khoa.
Một sốgiáo viên vẫn còn chậm đổi mới phương pháp dạy học thường quan
niệm: Dạy sao cho hết bài, sao cho đúng với SGK và sao cho đảm bảo đủ 5
bước để không bị phê bình khi có đoàn kiểm tra; Chưa quan tâm đến việc học
sinh có hiểu bài hay không, học sinh học để làm gì? những kiến thức dạy có phù
hợp với sự tiếp thu của học sinh hay không? các vấn đề nảy sinh trong quá trình
dạy “ngoài SGK”.
Khá nhiều giáo viên còn nặng về phương pháp thuyết trình hoặc để học
sinh chép như nội dung SGK; Đa số giáo án soạn của giáo viên mới chỉ là 2
phần: Nội dung - Câu hỏi; Tình huống nảy sinh, phương pháp giải quyết hầu
như không được chuẩn bị vì thế một số giáo viên đã trả lời câu hỏi của học sinh
một cách chung chung chưa đầy đủ thậm chí còn trả lời sai.
13
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
Đội ngũ giáo viên cũng chưa hợp lý cả về số lượng, chất lượng cũng như
cơ cấu.
Đội ngũ cán bộ quản lý vẫn chưa cập nhật về nghiệp vụ quản lý hiện đại,
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm,còn thiếu kiến thức về tài chính,trình độ ngoại
ngữ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học (trường, lớp, thiết bị thí
nghiệm và đồ dùng dạy học) cũng còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu,
phòng thí nghiệm, phòng thực hành cũng chưa đáp ứng tốt.
Tóm lạinhững yếu kém, hạn chế trên, cùng với các khó khăn, thách thức
đang đặt ra cho nhà trường trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên, trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh; nhu cầu sử
dụng nguồn nhân lực có trình độ ngày càng cao của thị trường lao động , đòi hỏi
người quản lí giáo dục và các cấp uỷ đảng, chính quyền trong tỉnh phải có các biện
pháp mạnh mẽ hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu,
14
ĐỖ THỊ TÌNH-QLGD K3B 2011
nhiệm vụ về giáo dục- và đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong tình hình mới.
Đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo
dục-đào tạo nói chung và của mỗi trường THPT nói riêng. Họ là nhân tố quyết
định việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của nhà trường
vì vậy việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một tất yếu
khách quan và là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các nhà trường hiện nay
nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc
xây dựng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các
cấp ủy đảng và chính quyền, là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và Nhà
nước, trong đó ngành giáo dục giữ vai trò chính trong việc tham mưu và tổ chức
thực hiện.
Đã đến lúc cần kiểm định lại chất lượng giáo viên, người nào đầy đủ năng
lực, đáp ứng được yêu cầu thì tiếp tục đứng lớp; người nào còn yếu nhưng có
thể đứng lớp được qua quá trình bồi dưỡng thì tiếp tục bồi dưỡng. Ngoài ra, nếu
các trường sư phạm không sớm đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên phù hợp
với nội dung chương trình mới, ngành giáo dục sẽ tiếp tục rơi vào vòng lẩn
quẩn giáo viên: đào tạo - đào tạo lại, vừa mất thời gian, vừa tốn kém.
Thêm vào đó, cơ sở vật chất (trường lớp, thiết bị…) cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến phương pháp giảng dạy. Thiếu phòng học, trang thiết bị, giáo
viên muốn đổi mới phương pháp giảng dạy cũng khó, đòi hỏi cần có sự quan
tâm của các cấp các ngành. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
trường học; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình kiên cố hóa trường, lớp
học; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn; bảo đảm các trường có đủ phòng
chức năng và thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
15