BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
1
KINH TẾ
VIỆT NAM CÓ NHIỀU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THANH
TOÁN ĐIỆN TỬ
Với trên 20 triệu người sử dụng internet, 60 triệu thuê bao di
động và hơn 15 triệu tài khoản tiền gửi thanh toán, Việt Nam đang
được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng cho phát triển thương mại
điện tử nói chung và thanh toán trực tuyến nói riêng.
Việc triển khai các hoạt động thanh toán trực tuyến nhằm tiết
giảm tối đa thời gian, nhân lực là một biện pháp đang được nhiều
doanh nghiệp tìm đến để tiết giảm tối đa chi phí trong bối cảnh
khủng hoảng hiện nay. Dù đã có những bước phát triển nhất định, thế
nhưng, để phương thức thanh toán điện tử trở nên phổ cập với mọi
người dân Việt Nam thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Dù mới xuất hiện từ khoảng 3 năm trở lại đây nhưng cuộc chạy
đua cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử tại
Việt Nam như Paynet, o-nePay, VinaPay… cũng không kém phần
quyết liệt. Những cái bắt tay giữa doanh nghiệp, ngân hàng, các đơn
vị thanh toán nói chung và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện
tử ngày càng được đẩy mạnh.
Mới đây nhất, ngày 16/3, Công ty CP dịch vụ thẻ Smartlink và
Cty CP thương mại và dịch vụ trực tuyến o-nePay- đại diện của thẻ
quốc tế MasterCard tại Việt Nam đã khai trương cổng thanh toán
Smartlink- MasterCard cho phép xử lý các giao dịch mua bán hàng
hóa, dịch vụ trực tuyến trên các website bán hàng của các đơn vị
cung ứng hàng hóa, dịch vụ bằng 5 loại thẻ quốc tế thông dụng gồm
Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diners Club. Smartlink
cũng đang phối hợp cùng Vietcombank và các ngân hàng thành viên
khác để triển khai cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến, tích hợp
với hệ thống bán vé điện tử của Vietnam Airlines, Jestar Pacific và
các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ lớn trên thị trường.
Theo lộ trình, đến cuối năm 2009, o-nePay sẽ tiếp tục kết nối
với các ngân hàng lớn tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
2
nghiệp thương mại điện tử chấp nhận thanh toán trực tuyến cho hơn
10 triệu chủ thẻ.
Cũng trong ngày 16/3, Công ty CP hỗ trợ dịch vụ thanh toán
Việt Phú (MobiVi) và Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đã giới thiệu
đến khách hàng dịch vụ Vi điện tử MobiVi. Với sản phẩm này, khách
hàng có thể thanh toán hóa đơn trả tiền tại cửa hàng, hay chuyển tiền
cho bạn bè. Ví điện tử MobiVi cũng cho phép người dùng nạp tiền từ
tài khoản ngân hàng, rút tiền ra tài khoản ngân hàng một cách rất dễ
dàng ngay trên điện thoại di động hay trên một máy tính có kết nối
Internet. Đến nay, đã có 10 doanh nghiệp ký kết hợp đồng chính thức
với VIB, chấp nhận cho thanh toán các giao dịch mua bán hàng hóa,
dịch vụ bằng Ví điện tử MobiVi.
Ông Nguyễn Chiến Thắng - TGĐ mạng thanh toán Paynet cho
rằng, còn quá sớm để nói tới "thời của thanh toán điện tử". Tuy
nhiên, theo ông Thắng, Việt Nam đang có nhiều có nhiều dấu hiệu
tốt để thúc đẩy hình thức thanh toán hiện đại và tiện lợi này. Đó là
một hệ thống ngân hàng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ với
những ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhất như hệ thống
ngân hàng lõi, hệ thống chuyển mạch, cung cấp các dịch vụ thanh
toán trực tuyến qua internet, điện thoại… Rất nhiều công ty cung cấp
dịch vụ đã chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán điện tử
qua internet, điện thoại như Teclco, Gameonline… Bên cạnh đó, sự
tham gia của các mạng điện thoại và xu hướng phát triển dịch vụ
thương mại điện tử trên điện thoại di động cũng góp phần làm cho thị
trường thanh toán trực tuyến Việt Nam thêm sôi động.
Tuy nhiên, có một thực tế, hiện nay, vấn đề thanh toán trong
lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử của người dân vẫn chủ yếu
bằng tiền mặt. Nguyên nhân giải thích cho điều này là do một số hạn
chế về sự an toàn, bảo mật và đặc biệt là do tâm lý người dân chưa
quen với hình thức thanh toán này.
Bởi vậy, để được cộng đồng người tiêu dùng chấp nhận, các
nhà cung cấp dịch vụ vẫn cần đầu tư vốn, công nghệ dài hơi và phát
triển song song với các mô hình thương mại điện tử.
Theo: Kinh tế & Đầu tư
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
3
KÍCH CẦU NỘI ĐỊA BẰNG CHO VAY TIÊU DÙNG
Một cuộc khảo sát hơn 200 doanh nghiệp và 20 ngân hàng
thương mại từ tháng 12/2008 đến tháng 2/2009 do Diễn đàn Phát
triển Việt Nam (VDF) và Ủy Ban chứng khoán Nhà nước vừa được
công bố cho thấy, khó khăn lớn nhất (81,6%) mà doanh nghiệp sẽ
gặp phải trong thời gian tới chính là sự giảm sút về nhu cầu thị
trường trong nước.
- Từ đó, các chuyên gia khuyến nghị, cùng với kích cầu sản xuất,
kích doanh, chính sách kích cầu nội địa cần được đẩy mạnh, đặc biệt
là lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Qua khảo sát hầu hết các chuyên gia đều cho rằng hiện nay,
chính sách kích cầu tiêu dùng chủ yếu vẫn là việc giãn nộp thuế thu
nhập cá nhân đến tháng 5, còn chính sách tín dụng dường như đang
chưa chú trọng nhiều.
Theo tiến sĩ Đặng Ngọc Đức, đồng bộ với việc mở rộng cho
vay sản xuất thì vay tiêu dùng cần được thúc đẩy tạo ra những tác
động qua lại giúp nền kinh tế cân bằng ở mức cao hơn. Cho vay tiêu
dùng luôn củng cố liên kết quan trọng giữa ngân hàng - doanh nghiệp
- người tiêu dùng thúc đẩy hiệu quả và chia sẻ, giảm thiểu rủi ro. Đây
cũng chính là giải pháp giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, tiếp tục
duy trì sản xuất, kinh doanh.
Hai thành viên nhóm khảo sát là tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn và
tiến sĩ Lê Quốc Hội của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và VDF
cũng cho rằng, chủ trương của Chính phủ là giới hạn đối tượng hỗ
trợ lãi suất chỉ bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân vay
vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trực tiếp tạo ra sản phẩm, góp phần
tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm. Còn các trường hợp cho vay tiêu
dùng, vay đời sống, không được hưởng hỗ trợ lãi suất 4%.
Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới và ngay cả các nước
trong khu vực (Thái Lan, Philipines) lại hỗ trợ đến kích cầu tiêu dùng
và cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. “Nên nhớ rằng, do tác động
của cuộc khủng hoảng, lao động mất việc làm có xu hướng quay trở
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
4
về nông thôn nên kích cầu việc làm cho khu vực nông thôn là hết sức
cần thiết”, hai thành viên này nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng đồng nhất ý kiến cho rằng,
nếu được hỗ trợ, thị trường nội địa sẽ là thị trường đầy tiềm năng và
sẽ tạo ra tác dụng kép.
Theo: TTXVN
MỜI DN NƯỚC NGOÀI VÀO GIAO THƯƠNG TẠI VN
Theo Cục XTTM, thời gian qua, do kinh phí eo hẹp, các hiệp
hội ngành hàng chưa chú ý đến khâu tuyên truyền, quảng bá các sự
kiện nằm trong chương trình XTTM đến doanh nghiệp (DN) nước
ngoài là những đối tác tiềm năng.
Chủ động mời nhà nhập khẩu nước ngoài đến giao dịch tại các
sự kiện xúc tiến thương mại ở Việt Nam là một trong những hình
thức mới mà Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đang đề
xuất để đẩy mạnh xuất khẩu.
Hình thức trên là một điểm nổi bật trong đề án Đổi mới phương
thức xúc tiến thương mại (XTTM) trong bối cảnh suy giảm kinh tế
đang được đơn vị này xây dựng và đang lấy ý kiến đóng góp.
Theo Cục XTTM, thời gian qua, do kinh phí eo hẹp, các hiệp
hội ngành hàng chưa chú ý đến khâu tuyên truyền, quảng bá các sự
kiện nằm trong chương trình XTTM đến doanh nghiệp (DN) nước
ngoài là những đối tác tiềm năng. Trong khi đó, sự có mặt tham gia
của các đoàn DN này là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp tới sự thành công của các hoạt động XTTM.
Vì vậy, Cục này đã đề xuất hỗ trợ 100% chi phí tuyên truyền,
quảng bá, mời nhà nhập khẩu nước ngoài đến Việt Nam giao thương,
tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường…
Cục XTTM cho biết, hình thức này đã được thực hiện ở nhiều
nước, vừa có hiệu quả khuyến khích đối tác nước ngoài vào mua
hàng, vừa tiết kiệm chi phí hơn so với việc tổ chức đoàn doanh
nghiệp Việt Nam ra nước ngoài.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
5
Tại các nước, nhà nhập khẩu nước ngoài cần nêu nhu cầu về
chủng loại sản phẩm cần nhập và ước chừng số lượng sẽ nhập
thường được hỗ trợ một khoản tiền nhất định tùy thuộc vào giá trị
hợp đồng ký kết và được hỗ trợ thông qua cơ quan XTTM đầu mối.
Theo: VNN
HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM: ĐÃ XUẤT HIỆN
NHỮNG THAY ĐỔI
Có nhiều suy đoán về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009.
Vài người dự đoán một tương lai u ám, trong khi những người khác
thật sự tin rằng Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng và thậm chí tốt hơn
nhiều nước trên thế giới.
Với tất cả các suy đoán và nghi ngờ, Gallup International
Vietnam (TNS) đã tiến hành một cuộc khảo sát về sự tự tin của người
tiêu dùng ở Hà Nội và TP.HCM bắt đầu từ trước Tết Âm lịch để thu
thập phản ứng từ các hộ gia đình Việt Nam.
Trong số 500 người được khảo sát, 86% tin rằng thất nghiệp sẽ
tăng lên ở Việt Nam trong năm 2009. Trong số 12 quốc gia châu Á
được tiến hành khảo sát, Việt Nam là nước có nhiều người nhất tin
rằng thất nghiệp sẽ tăng lên, tiếp theo là Singapore (78%) và
Philippines (76%), trong khi Ấn Độ và Pakistan có tỉ lệ thấp nhất với
chỉ 57% dân số tin rằng nạn thất nghiệp sẽ tăng lên trong năm 2009.
Nỗi lo thất nghiệp gia tăng
Nhiều người Việt (39%) cho rằng nếu họ mất việc trong năm
2009, họ sẽ nhanh chóng tìm được một công việc khác. Sự lạc quan
này chỉ sau New Zealand (55%) và Trung Quốc (47%) về tái hòa
nhập vào lực lượng lao động trong thời gian ngắn, điều này cho thấy
rằng nhìn chung người Việt vẫn cho rằng nền kinh tế vẫn mạnh và
phát triển.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tốt đẹp. Khi so sánh câu trả
lời về nỗi lo thất nghiệp vào tháng 9/2008, lúc cuộc khủng hoảng
mới bắt đầu, và cuối năm 2006, sự lạc quan về công việc đã giảm
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
6
nhiều. Năm 2006, chỉ có 18% đáp viên lo sợ thất nghiệp sẽ xấu hơn
trong 12 tháng tới, so với chỉ 9% trong tháng 9/2008.
Những con số này tăng lên 46% trong vòng 4 tháng ngắn ngủi, cho
thấy rằng tình trạng thất nghiệp đang ngày càng xấu đi trong năm 2009.
Vì vậy, suy thoái kinh tế toàn cầu chắc chắn có ảnh hưởng đến
tình cảm của người tiêu dùng Việt Nam ít nhất trong vòng 6-12 tháng
tới và bắt đầu thay đổi suy nghĩ của người Việt về nhảy việc và sự an
toàn của công việc đang có, một sự thay đổi đáng chú ý so với 5 -6
năm qua.
Tâm lý lạc quan bị lung lay?
Suy nghĩ hay sự tự tin của người tiêu dùng khi nói về triển
vọng kinh tế Việt Nam có phần phức tạp.
Trong số 6 chỉ số đo lường, đã có 3 chỉ số cho thấy tình hình sẽ
xấu hơn trong 12 tháng tới, bao gồm: giá trị của VND, việc làm và
chi phí sống, trong khi 3 xu hướng tích cực kia vẫn được duy trì so
với 2 năm qua: nền kinh tế Việt Nam, đầu tư nước ngoài và mức
sống cá nhân.
Các xu hướng kinh tế không tích cực
Có tới 54% người tiêu dùng cho rằng giá trị của VND sẽ tệ hơn
trong năm 2009 so với năm 2008. So với tháng 9/2008, 32% tin rằng
VND sẽ có giá trị hơn, chỉ 4 tháng sau, chỉ còn 19%. Điều này cho
thấy rằng người Việt đã cảm thấy giá trị của VND đang giảm đi.
Không có gì đáng ngạc nhiên, với mức lạm phát đến 20% của
năm 2008, chi phí sống là một chỉ số kinh tế không tích cực. Vào
tháng 9/2008, 39% người tiêu dùng phát biểu rằng chi phí sống sẽ cải
thiện hơn trong 12 tháng tới, nhưng chỉ có 28% đồng ý như vậy vào
tháng 1/2009.
Mặc dù theo lý thuyết kinh tế, khi kinh tế suy thoái, thất nghiệp
tăng lên và chi tiêu giảm xuống, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ giảm.
Người tiêu dùng Việt Nam dường như có một quan điểm khác, cho
thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam chưa hiểu hết nền kinh tế toàn
cầu, mà cũng không hiểu đầy đủ ảnh hưởng của suy thoái.
Các xu hướng kinh tế tích cực
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
7
Nhìn chung, người tiêu dùng vẫn rất lạc quan về tình hình kinh
tế chung của Việt Nam, với 45% tin rằng kinh tế năm 2009 sẽ tốt hơn
năm 2008 so với 35% cho rằng kinh tế sẽ xấu hơn trong 12 tháng tới.
Tuy nhiên, so với năm 2006 và tháng 9/2008, sự tự tin đã giảm
đáng kể. Cách đây chỉ 6 tháng, 88% dân thành thị Việt Nam tin rằng
nền kinh tế sẽ tốt hơn trong năm 2009 và 86% dân thành thị Việt
Nam tin như thế đối với năm 2007.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một xu hướng tích cực
khác theo cuộc khảo sát với một nửa đáp viên cho rằng FDI sẽ tốt
hơn năm 2008. Tuy nhiên, suy nghĩ này sẽ không thể được công
nhận nếu xem xét tình trạng hỗn loạn của nguồn vốn tín dụng trên
thế giới, một lần nữa lại cho thấy sự thiếu hiểu biết của nhiều người
tiêu dùng về kinh tế toàn cầu.
Không ngạc nhiên, vào tháng 9/2008, 39% người tiêu dùng
nghĩ rằng FDI sẽ tốt hơn trong 12 tháng tới, chỉ trước khi nền kinh tế
thế giới rơi tự do.
Cuối cùng và có lẽ đáng chú ý nhất, “mức sống cá nhân” nhận
được sự ủng hộ cao nhất từ người tiêu dùng thành thị Việt Nam. Trên
một phần ba cho rằng mức sống cá nhân sẽ tăng lên trong năm 2009,
trong khi gần một nửa nghĩ rằng vẫn giống như năm 2008, khi lần
đầu tiên GDP đầu người vượt trên 1.000 USD trong lịch sử Việt Nam
hiện đại. Chỉ 17% phát biểu rằng mức sống sẽ giảm xuống.
Một lần nữa khi so sánh kết quả này với cuộc khảo sát tháng
9/2008, lúc mà 7/10 người Việt Nam cho rằng mức sống sẽ cải thiện,
đã cho thấy truyền thông và các sự kiện toàn cầu có ảnh hưởng như
thế nào đến nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam.
Các xu hướng chi tiêu và tiết kiệm
Ảnh hưởng lớn nhất và được nhận ra thật nhất mà cuộc khủng
hoảng toàn cầu gây ra đối với người tiêu dùng Việt Nam là trong thói
quen chi tiêu và tiết kiệm.
Trong 10 năm qua, tỉ lệ tiết kiệm từ tổng chi tiêu giảm từ 17%
năm 1999 xuống còn khoảng 10% năm 2008, phần lớn là nhờ vào
hàng loạt các thành tựu kinh tế của Việt Nam
đã tạo ra sự tự tin chưa
từng có cho người tiêu dùng. Nhiều nữ nhân viên văn phòng kiếm
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
8
được 700 USD/tháng, xài hết và không tiết kiệm đồng nào vì “tháng
tới sẽ có nữa mà”.
Tuy nhiên, theo cuộc khảo sát sự tự tin người tiêu dùng của
TNS (tháng 1/2009), hơn một nửa số người tiêu dùng sẽ giảm chi
tiêu trong năm 2009 so với năm 2008. Đặc biệt, người Sài Gòn và
tầng lớp thu nhập thấp sẽ tiết kiệm nhiều hơn, lần lượt là 56% so với
người Hà Nội (46%) và so với tầng lớp giàu có (49%).
Trong số 52% sẽ tiết kiệm nhiều hơn trong suốt giai đoạn bất
ổn kinh tế này, một nửa nói rằng sẽ giảm chi tiêu chưa đến 10%, một
nửa giảm hơn 10%.
Túng tiền
Với các doanh nghiệp trong nước, ngành bị ảnh hưởng nhiều
nhất sẽ là nhà hàng và công nghiệp giải trí, khi 44% những người
trong cuộc khảo sát nói rằng họ sẽ cắt giảm chi tiêu của mình. Đây
không phải là thời điểm để mở một nhà hàng hoặc rạp chiếu phim
mới ở Việt Nam, vì những ngành này sẽ chịu áp lực khi người Việt
bắt đầu tiết kiệm lại.
Gần 1/3 số người trả lời cũng cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm
việc mua sắm các sản phẩm gia dụng như TV, máy giặt và các thiết
bị điện tử khác, và 28% cắt giảm việc mua sắm các thiết bị cá nhân
như điện thoại di động và máy tính xách tay.
Điều này không có nghĩa là ngành công nghiệp điện tử sẽ ảm
đạm, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và nhấn mạnh
hơn nữa vào tính hiệu quả của sản phẩm, phân khúc giá, quảng cáo
và định vị sản phẩm hợp lý và hiệu quả hơn.
Hầu hết người tiêu dùng vẫn sẵn lòng trả tiền cho loại dầu gội
và bột giặt ưa thích với chỉ 23% giảm chi tiêu vào các mặt hàng này.
Chỉ 16% giảm chi tiêu cho cà phê hòa tan, kem và bột nêm. Trong
thời buổi kinh tế khó khăn, thực phẩm và đồ uống đối với người Việt
vẫn là những thứ không thể tiết kiệm.
Có hai ngành trong cuộc khảo sát của TNS về sự tự tin của
người tiêu dùng thật sự cho thấy sự ổn định và thậm chí tăng lên.
Ch
ăm sóc sức khỏe và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có sự ổn
định đáng chú ý với 12% giảm chi tiêu và cùng một tỉ lệ sẽ tăng chi
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
9
tiêu. Giáo dục là ngành duy nhất có chi tiêu tăng với gần 1/4 người
trả lời cho biết sẽ tăng chi tiêu vào giáo dục.
Tiết kiệm
Dựa vào suy nghĩ của người tiêu dùng, thất nghiệp rõ ràng sẽ
trở thành một vấn đề trong năm 2009, nhưng nhiều người nghĩ rằng
sẽ nhanh chóng xin được việc mới. Mặc dù nhận thức đầy đủ về suy
thoái toàn cầu và hậu quả của nó, hầu hết người Việt cho rằng năm
2009 sẽ giống như năm 2008, song họ sẽ cần cắt giảm chi tiêu, đặc
biệt là đối với các mặt hàng không cần thiết.
Vì vậy, các nhà tiếp thị (marketing) và các nhà sản xuất trong
nước phải cắt giảm công việc của mình, nhưng tốt hơn bằng cách tìm
hiểu nhu cầu người tiêu dùng về phân khúc giá, tính hiệu quả của sản
phẩm, định vị sản phẩm, quảng cáo hợp lý và hiệu quả hơn, và cơ hội
vẫn còn nhiều cho tất cả các ngành.
Theo: VnEconomy
THU HÚT FDI TIẾP TỤC GIẢM
Số lượt đăng ký tăng vốn đầu tư trong ba tháng đầu năm là 34
dự án, với tổng số vốn 3,844 tỷ USD, giảm 70% về số dự án nhưng
lại tăng 34% về tổng số vốn.
Báo cáo mới nhất từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, tính đến
hết tháng 3, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được chỉ
đạt hơn 6 tỷ USD, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, trong ba tháng đầu năm, đã có 93 dự án đầu tư mới
được cấp phép với tổng số vốn lên đến 2,171 tỷ USD. Con số này đã
giảm tới 72% về số dự án và 70% số vốn so với kỷ lục đạt được vào
cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trong khi các nhà đầu mới đến với Việt Nam sụt
giảm mạnh thì các nhà đầu tư cũ, hiện đang có mặt tại Việt Nam lại
thể hiện một xu hướng khác. Số lượt đăng ký tăng vốn đầu tư trong
ba tháng đầu năm là 34 dự án, với tổng số vốn 3,844 tỷ USD, giảm
70% về số dự án nhưng lại tăng 34% về tổng số vốn.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
10
Ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, cho
biết, tổng số vốn đầu tư đạt khá thấp so với cùng kỳ nhưng năm trước
đây nhưng lại được xem là chấp nhận được trong điều kiện khủng
hoảng kinh tế toàn cầu.
Đặc biệt, số vốn đăng ký tăng thêm của các nhà đầu tư hiện có
mặt tại Việt Nam cho thấy, các nhà đầu tư đã gắn bó với Việt Nam
vẫn nhìn thấy và tin tưởng vào cơ hội phát triển.
Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, trong ba tháng đầu năm cũng
đã có một số dự án đầu tư lớn được cấp phép như: Dự án xây dựng
vườn thú hoang dã Safari và khu nghỉ dưỡng Bình Châu 500 triệu
USD; Dự án khu đô thị mới Tóc Tiên 600 triệu USD.
Đặc biệt, dự án Khu du lịch, nghỉ mát giải trí đa năng Sài gòn
Atlantis của các nhà đầu tư Mỹ đã điều chỉnh tăng vốn từ 300 triệu
USD lên thẳng 4,1 tỷ USD.
Theo: VNN
EVN NÓI GÌ VỀ GIỜ CAO ĐIỂM TÍNH GIÁ ĐIỆN?
EVN cho rằng, việc tính giá điện theo thời gian sử dụng trong
ngày đã được áp dụng rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Nguyên tắc cơ
bản là khách hàng phải chịu giá cao khi sử dụng vào giờ cao điểm và
được hưởng giá thấp khi sử dụng ở giờ thấp điểm.
Trước những phản đối của doanh nghiệp về việc điều chỉnh giá
bán điện với cách tính giờ cao điểm mới áp dụng từ 1/3, chiều ngày
25/3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có thư trả lời báo chí
về vấn đề này.
EVN cho rằng, việc tính giá điện theo thời gian sử dụng trong
ngày đã được áp dụng rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Nguyên tắc cơ
bản là khách hàng phải chịu giá cao khi sử dụng vào giờ cao điểm và
được hưởng giá thấp khi sử dụng ở giờ thấp điểm. Giờ cao điểm là
khoảng thời gian nhu cầu sử dụng điện tăng cao nhất trong ngày.
Ở Việt Nam, cách tính giá điện như vậy đã được nghiên cứu và
bắt đầu áp dụng từ năm 1997. Ở giai đoạn này, EVN cho biết, ban
đầu nhiều khách hàng cũng
đã có ý kiến không đồng tình với quy
định giờ cao điểm. Tuy nhiên, thực tế sau đó cho thấy, việc áp dụng
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
11
giá điện giờ cao điểm đã góp phần đáng kể vào việc điều hòa biểu đồ
phụ tải của hệ thống điện.
Về lý do đổi giờ cao điểm từ buổi tối (từ 18h-22h hàng ngày)
vào buổi sáng, từ 9h30-11h30 và 17h-20h, theo EVN là căn cứ vào
tình hình thực tế sử dụng điện. Những năm gần đây, hệ thống điện đã
xuất hiện công suất cao điểm, nhất là vào buổi sáng từ 9h30 – 11h30
hàng ngày.
Đây là lúc nhu cầu tiêu thụ điện thường tăng cao và có lúc vượt
tổng công suất đặt của toàn hệ thống. Thực tế này đã gây bất lợi cho
an toàn vận hành hệ thống điện và cũng ảnh hưởng đến việc cung
ứng điện cho khách hàng.
Vì vậy, lần điều chỉnh giá điện này đã đưa thêm khoảng thời
gian áp giá điện cao điểm vào buổi sáng. EVN cho rằng, một số nước
cũng đã áp dụng hai khoảng thời gian cao điểm như vậy để phù hợp
với đặc điểm sử dụng điện của nước mình.
Với quy định mới này, EVN sẽ phải lập trình lại biểu thời gian
cho khoảng 86.000 công tơ điện tử đang vận hành trên lưới điện
trước ngày 1/5/2009. Tuy nhiên, chính vì một số khách hàng chưa
đồng tình với việc áp dụng hai khoảng thời gian cao điểm nên EVN
cũng gặp khó khi bị các khách hàng này không đồng ý hoặc trì hoãn
việc cài đặt thông số thời gian trong công tơ điện tử. Điều này cũng
sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ cài đặt công tơ của các đơn vị điện lực.
EVN đang chỉ đạo các đơn vị tổng hợp các vướng mắc khó
khăn của doanh nghiệp về vấn đề này để báo cáo Bộ Công Thương
xem xét giải quyết chậm nhất trong tháng 4 tới.
Theo: VNN
KINH TẾ SẼ KHÔNG U ÁM NHƯ DỰ BÁO
Từ kết quả kinh tế quý 1/2009, có thể khẳng định kinh tế Việt
Nam năm 2009 sẽ không u ám như dự báo.
Ở đầu vào, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố
quan trọng là vốn đầu tư và lao động. Số liệu tổng cho thấy, tỷ lệ vốn
đầu tư phát triển so với GDP có thể thấp hơn tỷ lệ củ
a năm trước
(43,1%) và thấp hơn tỷ lệ kế hoạch (39,5%), nhưng vẫn ở mức trên
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
12
35%. Nếu hiệu quả đầu tư (hệ số ICOR) kém như năm trước (6,92
lần), thì tăng trưởng GDP vẫn còn đạt khoảng 5%.
Về số lượng lao động, mặc dù số người mất việc làm và thiếu
việc làm gia tăng do tác động của khủng hoảng, nhưng số lao động
đang làm việc vẫn có thể tăng trên 1% (những năm trước tăng trên
dưới 2%), góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5%.
Riêng đối với nhập khẩu, do sản xuất trong nước đang gặp khó
khăn nên nhu cầu nhập nguyên, nhiên, vật liệu giảm mạnh nên kim
ngạch nhập khẩu tháng 3 chỉ đạt 4,3 tỉ USD, bằng 47% so với cùng
kỳ năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11,832 tỉ USD, giảm gần
bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Có lo lắng việc nhập khẩu
giảm, thì sản xuất sẽ giảm do sản xuất trong nước lệ thuộc nhập
khẩu. Tuy nhiên, ở nhiều ngành hàng vật tư như thép, phân bón,
giấy… phục vụ sản xuất, doanh nghiệp đã nhập thừa từ năm trước,
chuyển qua cho sản xuất năm nay. Ngoài ra, nhập khẩu giảm còn do
giá nhập giảm như mặt hàng xăng dầu giảm nhiều nhất về trị giá và
chỉ bằng 36% so với cùng kỳ năm 2008.
Ở đầu ra, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và tiêu
thụ trong nước.
Xuất khẩu có thể tăng thấp, nhưng không giảm đến mức 31%
như dự báo gần đây của EIU. Nếu giảm 31%, có nghĩa là kim
ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ còn khoảng 43,4 tỉ USD, bình quân
một tháng chỉ còn trên 3,6 tỉ USD, trong khi ba tháng vừa qua đã
đạt trên 4 tỉ USD/tháng và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Dù có loại trừ yếu tố xuất khẩu đá quý, kim loại quý thì cũng mới
giảm 15%.
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân) hai
tháng đầu năm vẫn còn đạt 3,85%, cao hơn tốc độ tăng của dân số
(khoảng 1,2%), có nghĩa là bình quân đầu người vẫn còn tăng
khoảng 2,6%. Kết quả này cộng với các biện pháp kích cầu tiêu
dùng của Chính phủ và gần đây tín dụng tiêu dùng được mở ra sẽ
có tác dụng nếu chưa làm tăng tiêu dùng thì cũng ngăn chặn sự
suy giảm của chỉ tiêu này.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
13
Theo: Sài gòn tiếp thị
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
CHẾ TẠO VẬT LIỆU RỖ NANO ĐẠT DIỆN TÍCH BỀ MẶT
LỚN NHẤT
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Michigan, Mỹ, vừa
phát triển một loại vật liệu rỗ nano có diện tích bề mặt lớn hơn bất cứ
một loại vật liệu rỗ nào có từ trước tới nay. Trưởng nhóm nghiên
cứu, Adam Matzger, cho biết, diện tích bề mặt là một đặc tính bên
trong quan trọng có tác động tới hoạt động của các vật liệu trong
những quy trình bao gồm từ hoạt động của các chất xúc tác, khử độc
trong nước cho tới tinh chế hyđrô cácbon.
Cho tới vài năm trước, giới hạn trên đối với diện tích bề mặt
của các vật liệu rỗ được cho là ở mức 3000 m2/gram. Sau đó, vào
năm 2004, một nhóm nghiên cứu của U-M trong đó có nhà nghiên
cứu Matzger đã phát triển đượ
c một vật liệu có tên là MOF-177 vượt
được kỷ lục trên. MOF-177 thuộc về một dạng vật liệu mới được gọi
là các khung hữu cơ kim loại, các cấu trúc dạng khung được chế tạo
từ các trục kim loại liên kết với nhau bằng các thanh giằng được cấu
tạo từ các vật liệu hữu cơ. Chỉ một gram MOF-177 đạt diện tích bề
mặt bằng cả một sân bóng
đá.
Nhóm nghiên cứu hiểu rằng, vượt được kỷ lục này là một việc
rất khó khăn nhưng nhóm nghiên cứu đã phá vỡ kỷ lục này bằng một
loại vật liệu mới, UMCM-2 (Vật liệu Tinh thể của Trường Đại học
Michigan-2) đạt diện tích bề mặt hơn 5000 m2/gram.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là quy
trình chế tạo đồng trùng hợp phối hợp để sản xuất loại vật liệu mới
này. Trước đó, họ sử dụng phương pháp này để tạo ra một loại vật
liệu tương tự, UMCM-1. Loại vật liệu này được tạo từ 6 cấu trúc
dạng ô siêu rỗ bao quanh một kênh lục giác lớn. Bằng cách sử dụng
sự kết hợp các thành phần hơi khác một chút, nhóm nghiên cứu đã
tạ
o ra UMCM-2, được cấu tạo từ các ô nóng chảy có các kích thước
khác nhau và không có kênh bao quanh như ở UMCM-1.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
14
Nhóm nghiên cứu cho rằng, diện tích bề mặt tăng lên của loại
vật liệu rỗ này sẽ mang lại khả năng tích trữ lớn hơn. Một điều thú vị
hơn, mặc dù khả năng tích trữ hyđro của UMCM-2 rất cao, nhưng
cũng không lớn hơn so với các vật liệu đã có ở cùng dạng. Điều này
cho thấy chỉ riêng diện tích bề mặt không phải là chìa khoá cho việc
tích trữ hyđro. Dù vậy, UMCM-2 rất hữu ích trong việc xác định các
hướng nghiên cứu trong tương lai.
Theo: Esciencenews
BỘ KHUẾCH ĐẠI ĐIỆN TỬ HOẠT ĐỘNG Ở MÔI TRƯỜNG
NHIỆT ĐỘ KHẮC NGHIỆT
Các nhà nghiên cứu kỹ thuật điện của trường Đại học
Arkansas, Mỹ, vừa thiết kế và thử nghiệm thành công một bộ khuếch
đại micro điện tử có thể hoạt động trực tiếp trong môi trường vũ trụ
mà không cần được bảo vệ bằng một hộp cách nhiệt.
Có khả năng hoạt động với độ ổn định và bền ở các nhiệt độ
khắc nghiệt, từ 125
o
C tới âm 180
o
C, bộ máy khuếch đại này tiết kiệm
năng lượng và không gian cần thiết cho mạch điện tử và cũng sẽ
đóng góp vào sự phát triển và sản xuất thương mại linh kiện điện tử
và các hệ thống máy tính vốn không đòi hỏi sự bảo vệ ở các môi
trường và điều kiện khắc nghiệt.
Alan Mantooth, Giáo sư Khoa Kỹ thuật Điện của Công ty
Mixed-Signal IC Design and CAD và là nhà nghiên cứu chính của
công trình, cho biết, bản thiết kế này và nhiều bản thiết kế khác tập
trung vào các tính chất hoạt động ở phạm vi nhiệt độ rộng của các
mạch xử lý tín hiệu dựa trên cảm ứng. Nhưng thiết bị của nhóm
nghiên cứu là một mạch khuếch đại sai động hoàn chỉnh đầu tiên
được thiết kế để dùng cho các mức nhiệt độ khắc nghiệt, gồm những
mức nhiệt ở các vùng đông lạnh. Một số bản thiết kế của nhóm đã
được thử nghiệm hoạt động hoàn chỉnh ở nhiệt độ 2 Kelvin hay âm
271
o
C.
Thiết bị này, được chế tạo bằng một quy trình xử lý chất bán
dẫn đã có trên thị trường, có một nguồn cung điện 3,3 vôn và sử
dụng hai mạch phản hồi kiểu thông thường để kiểm soát tốt hơn điện
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
15
thế của cả tầng ra và tầng vào một cách độc lập. Sử dụng những kỹ
thuật này, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra một bộ khuếch đại có khả
năng tạo ra một hằng số tăng ích vi phân lớn đối với cả nhiệt độ và
tần số rộng. Hằng số tăng ích vi phân là một thừa số để đo khả năng
tăng điện hoặc biên độ một tín hiệu của một mạch điện.
Dưới sự lãnh đạo của Mantooth, nhóm nghiên cứu đã phát triển
một thiết bị có ba phần phân biệt. Bản thiết kế bao gồm một tầng
vào, một tầng ra và các mạch phản hồi kiểu thông thường tương ứng
với chúng. Tầng vào nối trực tiếp với hai tín hiệu điện áp cùng chung
chức năng. Sự khác biệt giữa các tín hiệu đầu vào được khuếch đại ở
tầng vào và sau đó được khuếch đại thêm ở tầng ra. Do chỉ có sự
khác biệt ở hai tín hiệu đầu vào là cần thiết, nên bất cứ tín hiệu nào
tương tự, hoặc "thông thường" giữa hai hai tín hiệu này sẽ bị loại bỏ.
Mạch phản hồi kiểu thường đảm bảo cả tầng vào và tầng ra chỉ
khuếch đại sự khác biệt của tín hiệu đầu vào và loại bỏ bất cứ tín
hiệu nào tương tự như chúng. Sử dụng các mạch phản hồi kiểu
thường cho tầng vào và tầng ra cho phép đạt được tín hiệu đầu ra
chất lượng cao hơn và được điều chỉnh tốt hơn.
Theo: Newswise
ẮC QUY TÍCH ĐIỆN TRONG VÀI GIÂY
Một phương pháp chế tạo các ắc quy liti-iôn mới sẽ tạo ra các
loại ắc quy nhỏ, nhẹ và chỉ cần được xạc trong vài giây. Đó là công
trình nghiên cứu của Gerbrand Ceder, của Viện Công nghệ
Massachusetts. Ông đã sử dụng một mô hình ở máy tính để mô
phỏng các chuyển động của các ion và electron ở một biến thể của
vật liệu liti tiêu chuẩn còn được gọi là lithi sắt photphat.
Mô hình mô phỏng cho thấy các ion đang chuyển động ở tốc
độ rất cao, nhóm nghiên cứu cho rằng nếu chuyển động của ion liti
quá nhanh, chứng tỏ có một bộ phận nào đó đã gặp trục trặc. Vấn đề
trục trặc này hoá ra lại ở cách các ion chuyển động xuyên qua vật
liệu. Chúng chuyển động xuyên qua các đường hầm cực nhỏ có
những lối vào được biểu hiện ở bề mặt củ
a vật liệu.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
16
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng để đi qua được
những kênh này, các ion phải ở vị trí thẳng ngay lối vào đường hầm.
Nếu chúng không ở đúng vị trí thì chúng sẽ không đi qua được. Theo
nhóm nghiên cứu, giải pháp này nhằm chế tạo vật liệu theo kiểu
được gọi là “xa lộ vành đai”, có chức năng hướng các ion về phía lối
vào đường hầm.
Nhóm nghiên cứu cho biết, một ắc quy mẫu được chế tạo bằng
kỹ thuật mới này có thể được xạc chưa tới 20 giây, so với 6 phút với
một mẫu vật liệu chưa được xử lý.
Cho tới nay, hầu hết các loại ắc quy trên thị trường sử dụng vật
liệu làm từ lithi và côban, còn lithi sắt photphat không bị hiện tượng
nóng lên, một hiện tượng vốn ảnh hưởng tới các ắc quy các máy
laptop và mp3. Mặc dù rẻ tiền, nhưng lithi sắt photphat chưa thu hút
sự chú ý của các nhà nghiên cứu vì với cùng một trọng lượng các ắc
quy lithi côban tích trữ được nhiều điện năng hơn. Tuy nhiên, các
nhà nghiên cứu nhận thấy vật liệu mới của nhóm không bị mất khả
năng tích điện theo cách mà các ắc quy ion tiêu chuẩn thường mắc
phải. Điều đó có nghĩa loại vật liệu bổ sung thêm vào các ắc quy tiêu
chuẩn để bù cho việc mất khả năng tích điện là không cần thiết dẫn
tới các loại ắc quy nhỏ, nhẹ hơn có các mức tích điện cao hơn.
Theo: BBC
PHƯƠNG PHÁP DÒ TÌM CHẤT NỔ MỚI
Một nhóm nghiên cứu ở Tennessee và Denmark, Mỹ, vừa
khám phá ra một phương pháp rất nhạy để dò tìm chất nổ dựa trên
các tính chất vật lý của hơi phát ra từ những chất nổ này. Công nghệ
mới này hiện đang được phát triển thành các thiết bị mẫu để thử
nghiệm.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, các loại chất nổ nhất định đều có
các tính chất nhiệt duy nhất giúp xác định ra hơi chất nổ giữa những
loại hơi khác. Trong bài báo mô tả công trình, nhóm đã chứng tỏ
công nghệ của họ có khả năng dò tìm chất nổ. Ngoài ra, công nghệ
này còn có khả năng phân biệt giữa các chất hoá học gây nổ và
không gây nổ và từng chất nổ ví dụ như TNT, PETN và RDX.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
17
Trong quá trình nghiên cứu để chế tạo ra một dạng cảm ứng vi
cơ hoạt động hiệu quả hơn những loại đã có, nhóm nghiên cứu nhận
thấy họ có thể dò ra các chất nổ một cách có chọn lựa và với độ nhạy
cực cao bằng các chế tạo cảm ứng có chức năng dò các dấu hiệu
nhiệt của các loại hơi hoá chất.
Nhóm nghiên cứu khởi đầu bằng các loại cảm ứng vi cơ chuẩn,
đó là các thiết bị có các chùm giá đỡ cực nhỏ được hỗ trợ ở một đầu
cuối. Họ đã cải biến những giá đỡ này để chúng có thể được làm
nóng lên bằng một dòng điện chạy xuyên qua. Tiếp theo, họ cho một
luồng khí thổi xuyên qua các thiết bị cảm ứng này. Nếu các loại hơi
chất nổ có trong luồng khí, chúng sẽ được dò ra khi các phân tử của
hơi chạm vào các giá đỡ.
Sau đó, bằng cách làm nóng các giá đỡ trong một phần giây, họ
có thể phân biệt được giữa chất nổ và chất không nổ. Tất cả chất nổ
mà họ thử nghiệm với các mô hình phản ứng nhiệt tái lập và duy nhất
trong vòng một phần giây nung nóng. Các nhà nghiên cứu cho biết,
họ đã chứng tỏ rằng họ có thể dò ra những lượng rất nhỏ các chất nổ
hấp thụ, với giới hạn 600 picogram (1 picogram bằng một phần tỷ tỷ
một gram). Hiện tại, nhóm đang cải thiện độ nhạy và chế tạo một
phiên bản mẫu.
Theo: Eurekalert
ROBOT SAYA BIẾT CƯỜI VÀ TRÁCH MẮNG
Robot giáo viên có tên Saya của Nhật Bản có khả năng đọc,
cười, trách mắng và nhiều cách thể hiện cảm xúc khác với học sinh.
Saya được cho là có dáng vẻ giống người nhất, đặc biệt là khi thể
hiện cảm xúc.
Không giống như loại robot Asimo có vẻ "cơ khí" của Honda
Motor, robot giáo viên Saya có thể thể hiện 6 cảm xúc cơ bản: ngạc
nhiên, sợ hãi, phẫn nộ, tức giận, hạnh phúc, buồn bã. Để có thể thể
hiện những cảm xúc này, mặt Saya được trang bị loại vật liệu cao xu
đặc biệt cùng các mô tơ nhỏ rất phức tạp được bố trí nhiều vùng trên
mặt. Chẳng hạn hành động mở miệng kết hợp với đôi mắt mở rộng
và hơi đảo để biểu lộ sự ngạc nhiên. Hoặc hơi căng môi để cười hay
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
18
nói một số câu được lập trình như "Cám ơn" trong khi môi di chuyển,
bày tỏ sự hài lòng.
Hiroshi Kobayashi, GS trường Đại học Tokyo và là người phát
triển Saya nói: "Các robot giống người có xu hướng phục vụ chăm
sóc trẻ em và người già. Saya đã bước đầu đáp ứng được điều này.
Chẳng hạn, trẻ nhỏ mắc lỗi đã biết sợ và khóc khi cô giáo robot này
trách mắng".
Được phát triển lần đầu tiên với mục đích làm robot lễ tân năm
2004, Saya sau đó đã được cải tiến và đưa vào thử nghiệm trong một
số lớp học của học sinh lớp 5 và 6 ở Tokyo đầu năm nay.
Noel Sharkey, chuyên gia chế tạo robot tại Đại học Sheffield,
tin rằng robot có thể được sử dụng vào mục đích giáo dục nhằm tăng
sự ham thích của học sinh đối với khoa học, tuy nhiên chúng không
thể thay thế con người.
Hiroshi Kobayashi, chuyên gia nghiên cứu của Đại học Tokyo,
thành viên nhóm chế tạo Saya nói: "Saya chỉ được sử dụng vào mục
đích giúp đỡ con người và phản đối mọi hành động sử dụng nó vào
mục đích khác. “Rôbốt không có trí khôn, nó không có khả năng học
hỏi, nó chỉ là một công cụ”.
Theo: China Daily/Agencies
XỬ LÝ CO
2
CHI PHÍ THẤP
Một quy trình mới làm sạch CO
2
thải ra từ các ống khói của
nhà máy điện có thể làm cho hoạt động thu cácbon trở thành một lựa
chọn phù hợp hơn với ngành công nghiệp năng lượng. Quy trình này
sẽ được thử nghiệm ở Đức vào năm 2009, có khả năng loại bỏ 90%
CO
2
trong khí thải ống khói mà chỉ tiêu thụ ít năng lượng hơn nhiều
so với các phương pháp khác.
Các phương pháp thu cácbon hiện nay làm giảm khoảng 11%
hiệu suất của nhà máy điện. Quy trình mới do Siemens xây dựng, có
thể giảm hiệu suất chỉ tới 9,2%. Con số này không phải là quá lớn,
nhưng theo Tobias Jockenhoevel, phụ trách dự án tại Siemens,
Erlangen, Đức “trong một nhà máy điện, điều đó mang lại lợi ích to
lớn”. Thu CO
2
thường sẽ tiêu thụ một lượng năng lượng nhất định,
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
19
do đó, mục tiêu của dự án là tìm ra các biện pháp hạn chế tổn thất ở
mức thấp nhất.
Về mặt lý thuyết, 99,9% CO
2
thải ra từ một nhà máy điện, có
thể được loại bỏ bằng quy trình xử lý trên, nhưng Jockenhoevel cho
rằng xử lý được 90% CO
2
là tối ưu về kinh tế đối với các chi phí
cho cơ sở hạ tầng và cần có 10% năng lượng yêu cầu là chi phí
quá cao.
Quy trình của Siemens sẽ được thử nghiệm vào tháng 8/2009
tại một nhà máy thử nghiệm do Siemens xây dựng và công ty năng
lượng (EON), nhà máy điện đốt than Staudinger, gần Frankfurt. Nhà
máy này sẽ được lắp đặt sao cho một phần khí thải ống khói được
dẫn đến một ống khói cao 25 m để có thể phun dung môi dưới dạng
sương mù, phản ứng với CO
2
dưới tác dụng của áp suất. Khi khí thải
ống khỏi di chuyển qua dạng sương, CO
2
được hấp thụ về mặt hoá
học, để lại khí thừa thoát ra ngoài qua ống khói. Sau đó, CO
2
được
tách khỏi dung môi ôxy hoá để có thể tái sử dụng.
Theo Jockenhoevel, về cơ bản giống như làm sạch khí thải. Đó
là cách tiếp cận thông thường để xử lý CO2; điểm mới của quy trình
này là dung môi được sử dụng và phương pháp thu hồi.
Amparo Galindo, nhà vật lý hoá học thuộc nhóm thu giữ
cácbon, Đại học Hoàng gia London cho rằng cần nghiên cứu nhiều
hơn để tìm ra các loại dung môi mới. Hiện nay, dung môi được sử
dụng phổ biến nhất là monoetanolamin (MEA). MEA phản ứng rất
mạnh nhưng khó thu giữ nên có thể tái sử dụng, cần nhiều năng
lượng.
Hệ thống Siemens sử dụng một dung môi thay thế được sản
xuất từ muối amino axít. CO
2
có thể được loại bỏ và dung môi được
thu hồi bằng cách sử dụng năng lượng để phá vỡ các liên kết hoá học
hình thành giữa 2 chất. Nghĩa là đơn giản làm bay hơi dung môi
nhưng tính chất hoá học phức tạp cho phép quá trình bay hơi diễn ra
ở nhiệt độ thấp. Các muối amino axít được hình thành cũng ổn định
hơn MEA và ít có khả năng tác dụng với ôxy và SO
2
trong khí thải
ống khói; hầu hết không có dung môi nào thoát vào khí quyển cùng
với các khí dư. Trong khi nguồn cung cấp các dung môi khác cần
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
20
được bổ sung đều đặn do bị thất thoát, nhưng trường hợp của muối
amino axít thì không cần. Thay vì làm nóng dung môi tại một vị trí
để loại bỏ CO
2
, người ta tách thành 2 dòng để được đốt nóng riêng
biệt mà chỉ cần ít năng lượng.
Jim Watson, Trưởng nhóm năng lượng Sussex, Đại học Sussex,
Brighton, Anh cảnh báo, chi phí thu cácbon cần phải ở mức rất thấp
để mua các tín dụng cácbon. Phát triển công nghệ là việc làm tốn
kém và lưu giữ cácbon được cô lập một cách an toàn là một vấn đề
còn chưa giải quyết được.
Tuy nhiên, Watson cho rằng dự án là một bước tiến khả quan.
Bất cứ biện pháp nào làm giảm hiệu suất năng lượng đều quan trọng.
Tổn thất về hiệu suất là rào cản rất lớn đối với việc áp dụng công
nghệ này.
Hiệu suất thất thoát nên thấp hơn 10% và chi phí thu cácbon
đối với các công ty dịch vụ công cộng cao hơn là chi trả cho các
chứng chỉ bù đắp phát thải cácbon.
Công nghệ này sẽ phù hợp với bất cứ loại hình nhà máy điện
nào vận hành bằng nhiên liệu hoá thạch và có thể được trang bổ sung
cho các cơ sở hiện có. Tuy nhiên, công nghệ này sẽ phải mất nhiều
năm trước khi nó được triển khai, một mặt vì khó khăn trong việc lưu
giữ CO
2
, mặt khác do giá cácbon trên các thị trường thương mại
cácbon.
Theo: Technologyreview
CHẤT THẢI TỪ QUẶNG BAUXIT CÓ KHẢ NĂNG LỌC NƯỚC
Luyện tách nhôm từ quặng bauxit phát sinh lượng lớn bùn đỏ,
một loại chất thải nguy hại. Tuy nhiên, chính thứ bùn này lại có thể
được dùng để xử lý nước thải công nghiệp thành nước loại A.
Đây là phương pháp xử lý nước thải mới của kỹ sư Nguyễn
Lâm Anh, hiện công tác tại một công ty chuyên về kỹ thuật công
trình có trụ sở đóng tại TP HCM.
'Dĩ độc trị độc'
Để tách được một tấn nhôm từ quặng bauxit, lượng bùn đỏ có
tính kiềm thải ra môi trường khoảng 1,5 tấn. Đây là loại bùn rất chậm
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
21
đóng rắn nên phải hơn 20 năm lưu giữ mới có thể di chuyển trên nền
bùn được.
Đặc trưng của bùn đỏ là có kính thước nhỏ hơn 1 mm. Do đó,
bùn thải khi khô dễ phát tán bụi vào không khí gây ô nhiễm, tiếp xúc
thường xuyên với bụi này gây ra các bệnh về da, mắt. Nước thải từ
bùn tiếp xúc với da gây tác hại như ăn da, gây mất độ nhờn làm da
khô ráp, sần sùi, chai cứng, nứt nẻ, đau rát, có thể sưng tấy, loét mủ ở
vết rách xước trên da…
Đặc biệt, khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm là rất cao
khi lưu giữ bùn với khối lượng lớn trong thời gian dài. Lượng bùn
này phát tán mùi hôi, hơi hóa chất làm ô nhiễm, ăn mòn các loại vật
liệu.
Đến nay, các giải pháp xử lý loại chất thải này vẫn chưa có
“đầu ra” tích cực. Còn các loại nước thải có độ màu cao như dệt
nhuộm, thuộc da, mực in, nước thải công nghiệp tập trung, thì việc
xử lý cũng khó khăn và rất tốn kém.
Nghiên cứu của kỹ sư Nguyễn Lâm Anh dựa trên lý thuyết “lấy
độc trị độc”. Dựa trên đặc tính bùn đỏ gồm hai thành phần chính,
khoảng 40 - 50% sắt ôxít và 18 - 20% nhôm ôxít có khả năng lắng,
keo tụ, nên tác giả đã trộn một số thành phần khác để thu về phèn
clorua.
Sau đó, kỹ sư Lâm Anh cho lượng phèn này vào nước thải dệt
nhuộm, thuộc da… để thủy phân tạo thành chất keo tụ (bông bùn
nhôm hydroxit và sắt hydroxit). Chỉ với một bước tiếp theo là cho
bông bùn này đi qua bể lắng là có thể cho nước thải đạt tiêu chuẩn ra
với môi trường tự nhiên.
Hiệu quả đến 90%
Phèn clorua điều chế từ bùn đỏ đã được dùng để keo tụ nước
thải nhuộm tại Nhà máy dệt may Thành Công, hiệu quả khử đạt 88%.
Tương tự, với nước thải tập trung của Khu công nghiệp Long Thành
(Đồng Nai), hiệu quả khử đạt đến 89%. Tại Khu công nghiệp Trảng
Bàng (Tây Ninh) là 92%, đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại
A.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
22
Không chỉ xử lý nước thải hiệu quả, mà phương pháp này còn
có ưu thế về giá thành xử lý nước thải.
Trước đây, ước tính để xử lý 1 m3 nước thải dệt nhuộm, nước
thải công nghiệp tập trung đạt tiêu chuẩn nước thải loại A, chi phí
phải tốn là 6.000 đồng một m3. Tuy nhiên, tận dụng nguồn chất thải
bùn đỏ này để xử lý các loại nước thải "khó tính" thì chi phí chỉ
khoảng 4.200 đồng.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài
nguyên và Môi trường TP HCM (cũng là người hướng dẫn luận án
thạc sĩ cho kỹ sư Nguyễn Lâm Anh), đánh giá, việc tận dụng bùn đỏ
trong quá trình sản xuất nhôm từ quặng bauxit làm nguyên liệu đầu
vào để xử lý nước thải là rất khả thi, có ứng dụng thực tiễn rất cao.
Đặc biệt, bùn đỏ còn rất “đặc hiệu” trong xử lý màu của các loại
nước thải nói trên vì “xử lý màu rất khó”.
Hiện Phó giáo sư Phước cùng các cộng sự dùng bùn đỏ của nhà
máy hóa chất Tân Bình (TP HCM) sản xuất phèn clorua để xử lý ô
nhiễm các loại nước thải công nghiệp. Mỗi tháng tiêu thụ từ vài tấn
đến cả chục tấn. Ông cho biết, ngoài xử lý nước thải này, bùn đỏ còn
có thể làm hấp phụ khí sunfua dioxit; làm chất khử asen trong
nước…
Theo: Báo Đất việt
XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG BẰNG MÙI
Dung dịch có nguồn gốc hữu cơ, không gây ô nhiễm môi
trường mà còn kích thích cây phát triển tự nhiên
Ngày 20-3 tới, HTX Thanh Long Chợ Gạo, Tiền Giang sẽ thu
hoạch lứa thanh long sử dụng chế phẩm HTD (HiTek Development)
do kỹ sư Hoàng Quý Châu và các cộng sự nghiên cứu chế tạo. Đây là
chất dinh dưỡng có nguồn gốc hữu cơ, có thể thay đổi hoàn toàn cách
phòng trừ sâu bọ truyền thống.
Đuổi côn trùng
Một trong những ưu điểm của HTD là tính chất xua đuổi côn
trùng. Tác động xua đuổi chính nhờ vào hệ amin, những amin này
phối hợp với nhau tạo ra mùi gây khó chịu, mùi sẽ lan tỏa đến từng
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
23
ngóc ngách buộc côn trùng phải tránh xa. Trong tự nhiên, việc mùi
tác động xua đuổi mà không gây chết thường không làm phát sinh
các biotype mới; mùi tác động đến cơ quan cảm nhận mùi của côn
trùng mà không tác động vào tế bào nên không gây biến dị di truyền.
Đặc biệt, mùi của HTD chỉ có tác dụng trên côn trùng, riêng đối với
người, HTD không có mùi.
Thực nghiệm tại một số vườn kiểng ở TPHCM cho thấy HTD
đã xua đuổi mạnh côn trùng trong ngóc ngách của các chậu kiểng;
khi kết hợp phân bón lá, cây kiểng có dấu hiệu vươn mạnh Số
lượng muỗi, gián di tản khỏi vườn, ngóc ngách nhà trong thời gian
rất ngắn; mật độ muỗi giảm đi rõ rệt sau 2 giờ xử lý.
Trong khi đó, theo kỹ sư Châu hiện nay hầu hết hóa chất diệt
côn trùng nói chung và thuốc bảo vệ thực vật nói riêng, đều có mục
đích tiêu diệt côn trùng bằng tác động qua đường miệng (côn trùng
ăn phải), qua đường hô hấp (hít), gây ngán ăn, và kết quả thường
thấy là côn trùng sẽ chết. Nhưng điều này dẫn đến việc côn trùng lờn
thuốc và trong thời gian rất ngắn chúng sẽ tự chuyển đổi bộ gien để
tạo ra một biotype mới. Thế hệ biotype mới sẽ đề kháng mạnh với
hóa chất diệt chúng như thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy, con người
lại phải tìm kiếm các loại thuốc mới để diệt những biotype mới này.
Tăng khả năng sinh trưởng cho cây
Theo các chuyên gia, mỗi năm, Việt Nam sử dụng đến 9 triệu
tấn hóa chất thuộc 500 loại khác nhau, trong đó phần lớn là thuốc trừ
sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh. Trong thời gian dài, việc sử dụng
hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng nông nghiệp giúp
cây trồng tăng nhanh năng suất, giảm thiểu sâu bệnh đã đem lại
nhiều thành tựu kinh tế đáng kể, nhưng ngược lại những hóa chất và
nông dược này đã để lại nhiều tồn tại trên đồng ruộng như gây “chai”
đất nặng nề. Những hóa chất này tác động xấu đến sức khỏe của
người sử dụng (nông dân) ngay từ những lần phun xịt đầu tiên, làm
ảnh hưởng đến quần thể động, thực vật sống quanh đó.
Kết quả thử nghiệm HTD trên 420 cây phong lan dendrobium
bị suy kiệt do phân bón tại Tân Phú –TPHCM và thử nghiệm 200 m2
đậu phộng tại xã Trung An, Củ Chi- TPHCM cho thấy HTD đã giúp
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
24
phục hồi nhanh các chồi mới. Ốc sên không còn gây hại cho cây lan.
Không thấy xuất hiện cuốn chiếu, gián con ăn đầu rễ phong lan trong
chậu. Nhện đỏ không còn tác hại trên lan dendrobium khi thời tiết
chuyển sang mùa nóng.
Hầu hết các biên bản nghiệm thu cho thấy HTD có công dụng
đuổi côn trùng và kích thích cây tăng trưởng tự nhiên. Ngoài ra, HTD
còn có thể dùng cho sinh hoạt đời sống hằng ngày như xịt muỗi, pha
với nước lau nhà
Theo: Người lao động
VẬT LIỆU MỚI TẠO RA CÁC CHIP NHANH HƠN
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu Viện Công nghệ
Masachussetts, Mỹ, có tiềm năng tạo ra những loại microchip có khả
năng hoạt động với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các chip silic
chuẩn hiện thời, dẫn tới các loại điện thoại di động và các hệ truyền
thông có khả năng truyền dữ liệu cực nhanh.Chìa khoá chính đối với
các chip siêu nhanh là việc sử dụng một vật liệu có tên là graphene,
một dạng cacbon tinh khiết được xác định lần đầu tiên vào năm
2004. Nhóm nghiên cứu đã chế tạo một chip graphene thử nghiệm
còn được gọi là chip nhân tần số, có nghĩa nó có khả năng xử lý một
tín hiệu điện nguồn của một tần số nhất định, ví dụ, tốc độ đồng hồ
xác định một chip máy tính thực hiện các chức năng tính toán của nó
nhanh như thế nào còn tạo ra một tín hiệu đầu ra là việc nhân lên của
tần số đó. Trong trường hợp này, chip graphene của nhóm có thể
tăng gấp đôi tần số của một tín hiệu điện từ.
Các chip nhân tần số được sử dụng rộng rãi trong truyền thông
rađiô và các ứng dụng khác. Nhưng các hệ thống hiện thời đòi hỏi có
nhiều bộ phận, sản sinh các tín hiệu "ồn ào" cần được lọc và tiêu thụ
một năng lượng lớn, trong khi đó hệ thống graphene mới chỉ có một
transistor đơn và sản sinh ra, với một hiệu suất cao, một đầu ra sạch
không cần lọc. Nhóm nghiên cứu cho biết, trong lĩnh vực điện tử, các
nhà khoa học luôn cố tăng tần số để nhằm chế tạo ra các máy tính
chạ
y ngày càng nhanh hơn và các loại điện thoại di động có thể gửi
dữ liệu ở tốc độ cao hơn. Rất khó để tạo ra được các tần số trên 4
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 03/2009
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
25
hoặc 5 gigahec, nhưng công nghệ graphene mới này có thể tạo ra các
hệ hoạt động ở phạm vi từ 500 tới 1.000 gigahec.
Graphene liên quan tới những quả bóng buckyball và các ống
nano cacbon, vốn được chế tạo từ các dải cácbon dày một nguyên tử.
Nhưng ở những vật liệu này, các dải cácbon được cuốn lên theo hình
dạng ống hoặc một quả bóng. Mặc dù các nhà vật lý từ lâu đã phỏng
đoán trên lý thuyết về các dải phẳng của vật liệu này, nhưng một số
nhà khoa học vẫn nghi ngờ việc nó có thể vẫn ổn định trong thế giới
thực.
Nhóm nghiên cứu cho biết, graphene là một vật liệu bền nhất
được phát hiện từ trước tới nay và có các đặc tính điện hàng đầu, ví
dụ như “tính lưu động”, tính lỏng lẻo trong đó các electron có thể
tiến hành di chuyển trong vật liệu, một tính chất quan trọng trong
lĩnh vực điện tử. Một yếu tố chủ chốt để tạo điều kiện cho việc sử
dụng graphene rộng rãi sẽ chính là các phương pháp hoàn hảo để chế
tạo vật liệu này với số lượng vừa đủ. Đầu tiên sẽ là xác định vật liệu
này và phần lớn công việc ban đầu là dựa vào công nghệ “băng
dính”. Công nghệ này bao gồm sử dụng một khối graphit, ấn một
mẩu băng dính vào nó, kéo nó ra và dán miếng băng lên một miếng
wafer silic hoặc một vật liệu khác. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã
phát triển một phương pháp phát triển hoàn toàn các miếng graphene
một cách trực tiếp, có thể khiến cho loại vật liệu này trở nên thiết
thực đối với lĩnh vực điện tử.
Theo: Escience news
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
CHỮA CHỨNG RA MỒ HÔI TAY
Theo Y học cổ truyền gọi chứng ra mồ hôi chân và tay do
phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khí ra ngoài, do đường
dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn.
Ngoài ra còn do xúc động về tình chí (tâm lý) như: Tình trạng lo
lắng, công việc căng thẳng, xúc động mạnh