CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÓM, LỚP CỦA GIÁO
VIÊN MẦM NON
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thị Thu Hiền
CB biệt phái Phòng GD&ĐT
MỤC TIÊU:
- Nắm được lý luận cơ bản nhất về QL
nhóm,lớp.
- Xác định rõ những mục tiêu cơ bản của
quản lý nhóm,lớp.
-
Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên MN trong
quá trình quản lý nhóm, lớp.
-
- Nội dung quản lý nhóm, lớp ở trường MN
NỘI DUNG
Nôi dung 1:
Khái quát chung về quản lý
nhóm, lớp
Nội dung 2:
Nội dung quản lý nhóm, lớp
của GVMN.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1. Khái niệm quản lý:
QL là sự tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể QL đến
khách thể QL (tập thể những
người lao động) nhằm thực hiện
mục tiêu đề ra.
2. Khái niệm quản lý GD:
QLGD được hiểu theo nghĩa
tổng quát: là hoạt động điều
hành phối hợp các lực lượng
giáo dục nhằm đẩy mạnh công
tác GD-ĐT thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển xã hội.
3. KN QUẢN LÝ TRƯỜNG
MẦM NON
QL trường MN là quá trình tác
động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể QL (Hiệu trưởng) đến tập thể
cán bộ, giáo viên để chính họ tác động
trực tiếp đến quá trình CS, GD trẻ
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối
với từng độ tuổi và mục tiêu chung
của cấp học.
4. QUẢN LÝ NHÓM, LỚP:
QL nhóm, lớp là quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch của GV đến
trẻ nhằm thực hiện mục tiêu GD đối
với trẻ.
Như vây: Thực chất của công tác QL
nhóm, lớp của GVMN là QL quá
trình CS, GD trẻ, đảm bảo cho quá
trình đó vận hành thuận lợi và có
hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu
GD của nhà trường đã đặt ra.
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ
NHÓM, LỚP CỦA GVMN
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Câu hỏi thảo luận:
1. Nội dung quản lý nhóm, lớp của
GV thể hiện ở những vấn đề nào?
2. Những khó khăn, vướng mắc, hạn
chế của giáo viên trong quản lý nhóm,
lớp? Biện pháp tháo gỡ những khó
khăn, hạn chế đó?
1. Nội dung QL nhóm, lớp thể
hiện ở những vấn đề:
- Tìm hiểu, nắm vững đặc điểm của trẻ.
- Xây dựng kế hoạch của nhóm, lớp.
- QL trẻ hằng ngày.
- Đảm bảo chất lượng CS, GD trẻ.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ.
- QL cơ sở vật chất của nhóm, lớp.
- Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa GV
với cha mẹ trẻ
CÁCH THỰC HIỆN NHỮNG NỘI
DUNG QL NHÓM, LỚP CỦA GVMN
1. Tìm hiểu, nắm vững đặc điểm của trẻ:
GV cần phải hiểu được về hoàn cảnh sống
của trẻ, nắm được những đặc điểm về thể
chất, tâm lý của trẻ cũng như những thói
quen hành vi đạo đức mà trẻ có…Từ đó,
lựa chọn những biện pháp tác động sư
phạm phù hợp nhằm giúp trẻ PT tốt về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và
thích ứng với CS, với MT luôn luôn biến
đổi.
Biện pháp:
- Trao đổi trực tiếp với gia đình trẻ.
- Quan sát, theo dõi trẻ tham gia vào các hoạt
động hàng ngày, thường xuyên gần gũi, trò
chuyện cùng trẻ.
- Ghi nhật ký về trẻ.
-
Tạo tình huống để trẻ bộc lộ đặc điểm …
của mình.
-
Sử dụng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến
của phụ huynh.
2. Xây dựng kế hoạch của
nhóm, lớp:
2.1. XD kế hoạch năm học:
2.2. XD kế hoạch tháng
2.3. XD kế hoạch tuần
2.4. XD kế hoạch ngày
Yêu cầu:
Khi XD kế hoạch, GV cần căn cứ vào
kế hoạch chung của nhà trường, tình
hình thực tế của lớp, mục tiêu, nội
dung, kết quả mong đợi trong
chương trình GDMN theo từng độ
tuổi và nhiệm vụ được giao để XD
kế hoạch (đặt ra mục tiêu cũng như
biện pháp thực hiện)cho phù hợp.
3. Quản lý trẻ hằng ngày:
3.1. Quản lý trẻ trong giờ đón trẻ.
3.2. Quản lý trẻ trong giờ chơi:
+ QL trẻ chơi trong lớp
+ QL trẻ chơi ngoài trời
3.3. Quản lý trẻ trong giờ học ( hoạt động
học).
3.4. Quản lý trẻ trong giờ ăn.
3.5. Quản lý trẻ trong giờ ngủ.
3.6. Quản lý trẻ trong vệ sinh, giờ trả trẻ.
4. Đảm bảo chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ:
4.1. Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt.
4.2. Chăm sóc và bảo vệ SK cho trẻ.
5. Đảm bảo chất lượng thực hiện
chương trình giáo dục
6. Đánh giá sự phát triển của trẻ
7. Quản lý cơ sở vật chất của
nhóm, lớp
8. Xây dựng mối quan hệ phối hợp
giữa giáo viên với cha mẹ trẻ.
- Hình thức phối hợp
- Nhiệm vụ của GV trong phối hợp
với gia đình trẻ.
Câu hỏi thảo luận:
Vai trò và nhiệm vụ của GV
trong quá trình QL nhóm, lớp?
Vai trò của GV:
- GVMN là nhân tố QĐ trực tiếp chất
lượng GDMN.
-
GV là người giữ vai trò quan trọng
trong việc tổ chức QL, điều hành các
hoạt động CS, GD trẻ.
-
Đội ngũ GV là người trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ CS,GD trẻ và xây dựng
nhà trường.
Nhiệm vụ:
- CS, ND và GD trẻ theo mục tiêu GDMN,
phải thực hiện đầy đủ và có chất lượng
chương trình GDMN.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình
trẻ trong việc CS,ND,GD trẻ và tuyên
truyền hướng dẫn kiến thức NDT cho các
bậc cha mẹ.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân,
các qui định của pháp luật và Điều lệ
trường MN, tích cực tham gia các hoạt
động xã hội.
-
Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự
của nhà giáo; tôn trọng công bằng với
trẻ, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích
chính đáng của trẻ em, bảo vệ an toàn
tuyệt đối tính mạng của trẻ.
-
Làm đồ chơi, đồ dùng DH, bảo quản
và sử dụng tốt TTB tài sản của nhóm,
lớp.
-
Đoàn kết và có trách nhiệm XD tập
thể không ngừng tiến bộ.
-
Không ngừng rèn luyện đạo đức,
học tập văn hoá, BDCMNV để
nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác.
-
Thực hiện các quyết định của Hiệu
trưởng, chịu sự kiểm tra của Ban
Giám hiệu nhà trường và các cấp
quản lý giáo dục.
Đánh giá GV quản lý nhóm, lớp
Để đánh giá hiệu quả quản lý nhóm, lớp
của GV cần đánh giá dựa trên các
mặt:
- Về phía trẻ
- Với phụ huynh
- Với Ban Giám hiệu
- Với đồng nghiệp