Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tìm hiểu quy trình chăn nuôi và công tác thú y tại trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của ông Đào Vinh Quang Thôn Duyên Trang Xã Hồng Thái H. Phú Xuyên Tp. Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 62 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC
THÚ Y TẠI TRANG TRẠI LỢN SIÊU NẠC CỦA ÔNG
ĐÀO VINH QUANG – THÔN DUYÊN TRANG
XÃ HỒNG THÁI – PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI
Người thực hiện : THẠCH VĂN MẠNH
Lớp : TYD – K55
HÀ NỘI – 2014
2
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC
THÚ Y TẠI TRANG TRẠI LỢN SIÊU NẠC CỦA ÔNG
ĐÀO VINH QUANG – THÔN DUYÊN TRANG
XÃ HỒNG THÁI – PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI
Người thực hiện : THẠCH VĂN MẠNH
Lớp : TYD – K55
Người hướng dẫn : TS. LÊ VĂN PHAN
Bộ môn : VI SINH VẬT – TRUYỀN NHIỄM
HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và rèn luyện tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam,
em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô giáo, đặc biệt là các
Thầy, Cô giáo khoa Thú Y đã giúp đỡ em tích lũy được kiến thức cơ bản, kinh


nghiệm nghề nghiệp cũng như đạo đức, tư cách của người Bác sĩ Thú y.
Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực tập, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, em luôn nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của các Thầy, Cô
giáo cùng sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và người thân. Đến nay em đã hoàn
thành báo cáo tốt nghiệp, nhân dịp này em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo Lê Văn Phan – giảng viên bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm
– Khoa Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, thầy đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho em, luôn giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn
RTD cùng toàn thể cô chú, anh chị em kĩ thuật, công nhân tại trại lợn siêu nạc
ông Đào Vinh Quang đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình thực tập tại trại.
Cảm ơn các bạn cùng nhóm thực tập đã giúp đỡ, chia sẻ với tôi những khó
khăn trong quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người
thân luôn ủng hộ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Thạch Văn Mạnh
MỤC LỤC
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả điều tra số lượng đàn lợn từ tháng 9 năm 2011 đến hết tháng
10 năm 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.2. Các loại cám được sử dụng trong chăn nuôi lợn tại trang trại Error:
Reference source not found
Bảng 4.3. Lịch sát trùng chuồng nuôi lợn của trại Error: Reference source not
found
Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vacxin của đàn lợn nuôi tại trại Error: Reference
source not found

Bảng 4.5. Tình hình bệnh trên đàn lợn nuôi từ năm 2011 đến năm 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 4.6. Tình hình bệnh trên đàn lợn tại trại trong thời gian thực tập tháng
8,9,10 năm 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn trong thời gian thực tập Error:
Reference source not found
ii
iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu nhân sự trang trại chăn nuôi lợn của ông Đào Vinh Quang
Error: Reference source not found
Sơ đồ 4.2 : Tóm tắt hướng chăn nuôi lợn tại trại Error: Reference source not
found
Biểu đồ 4.1 Số lượng lợn nuôi từ tháng 9 năm 2011 - hết tháng 10 năm 2014
Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.2. Tình hình bệnh trên đàn lợn nuôi từ năm 2011 đến năm 2013. Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn qua các tháng 8,9,10 năm 2014 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.4. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn trong thời gian thực tập Error:
Reference source not found
iv
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NXB : Nhà xuất bản
LMLM : Lở mồm long móng
PCV2 : Porcine Circovirus Diseases typ 2
PCR : Polymerase Chain Reaction – phản ứng chuỗi trùng hợp
PRRS : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome – hội
chứng rối loạn sinh sản và hô hấp

OIE : World Organisation for Animal Health – Tổ chức Thú y
thế giới
RTD TC – 01 : Tên sản phẩm thuốc sát trùng của Công ty cổng phần
phát triển công nghệ nông thôn RTD
vi
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, nhu
cầu thực phẩm từ sản phẩm động vật ngày càng chiếm tỷ lệ lớn do đó chăn nuôi
được đẩy mạnh và phát triển. Ngành chăn nuôi lợn đã cung cấp cho thị trường
thực phẩm 40% tổng sản lượng thịt.
Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển theo xu thế hội nhập
thì nhu cầu về thịt lợn ngày một tăng. Đặc biệt là thịt lợn hướng nạc, có hàm
lượng dinh dưỡng cao với những đòi hỏi chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hình thức chăn nuôi tập trung quy mô lớn có vốn đầu tư nước ngoài, các
trang trại chăn nuôi lợn ngày càng phát triển. Những giống lợn ngoại có khả
năng sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng khả năng thích nghi với điều kiện
ngoại cảnh và chống chịu bệnh tật kém. Đây là vấn đề rất khó khăn mà các trang
trại chăn nuôi thường gặp.
Tình hình chăn nuôi lợn của nước ta trong thời gian vừa qua tăng trưởng
mạnh về quy mô và số lượng. Bên cạnh sự phát triển đó thì ngành chăn nuôi lợn
cũng gặp nhiều thách thức, nhất là dịch bệnh trong đàn lợn phát triển ngày một
phức tạp hơn, đặc biệt là nhóm bệnh truyền nhiễm gây nhiều thiệt hại kinh tế
cho người chăn nuôi. Một số bệnh tuy đã được khống chế trong nhiều năm thì
nay trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn, dịch bệnh bùng phát trở lại như:
Bệnh lở mồm long móng ở lợn (FMD), bệnh lợn nghệ (Leptospirosis).… Một số
bệnh trước đây chưa thấy ở nước ta thì nay đã xuất hện cùng với các giống lợn
cao sản nhập nội như: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), bệnh viêm
dạ dày và ruột truyền nhiễm (TGE)… Vậy cần xây dựng quy trình chăn nuôi thế

nào, biện pháp phòng bệnh ra sao mới đẩy lùi được dịch bệnh? Đây là những
vấn đề vô cùng quan trọng được đặt ra cho những nhà khoa học cũng như các
1
cán bộ kỹ thuật và cả người sản xuất trực tiếp giúp ngành chăn nuôi lợn phát
triển bền vững.
Xuất phát từ những thực tiễn và tầm quan trọng đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu quy trình chăn nuôi và công tác thú y tại trang
trại lợn siêu nạc của ông Đào Vinh Quang – thôn Duyên Trang – xã Hồng
Thái – Phú Xuyên – Hà Nội”
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu được quy trình chăn nuôi của đàn lợn nuôi tại trại.
- Tìm hiểu công tác thú y tại trang trại.
- Tìm hiểu được tình hình dịch bệnh của đàn lợn nuôi tại trang trại từ đó
có các biện pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
2
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP TRÊN LỢN
2.1.1. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive
Respiratory Syndrome – PRRS)
 Căn bệnh
Khi dịch bệnh PRRS xảy ra, lúc đầu người ta cho rằng một số virus như
Parvovirus, virus giả dại (Pseudorabies), virus cúm lợn (Porcine enterovirus),
đặc biệt virus gây viêm não – cơ tim (Encephalomyo carditis) gây nên. Tuy
nhiên, sự nhầm lẫn xung quanh vấn đề nguyên nhân bệnh học của PRRS đã
được giải quyết vào tháng 6 năm 1991, Wensvoort và các cộng sự của mình ở
Viện Thú Y Hà Lan đã phân lập được một loại virus trước đây chưa công nhận
từ những con lợn bị mắc bệnh PRRS. Họ đặt tên virus là “Lelystad”.
Năm 1992, Hội nghị Quốc tế về hội chứng này được tổ chức tại Minesota
(Mỹ), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất tên gọi là Hội chứng rối loạn

hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive Respiratoty Syndrome – PRRS).
Virus PRRS thuộc họ Arteriviriadae, giống Nidovirales, có scấu trúc vỏ
bọc, dạng chuỗi đơn RNA. Hiện nay, dựa trên việc phân tích cấu trúc gen, người
ta xác định được 2 nhóm virus:
Nhóm 1: Các chủng virus thuộc dòng Châu Âu với tên gọi phổ thông là
virus Lelystad.
Nhóm 2: Các chủng virus thuộc dòng Bắc Mỹ mà tiêu biểu cho dòng này
là dòng virus VR – 2332.
Tuy nhiên 2 nhóm này có một số khác biệt về tính di truyền và hình dạng,
nhưng tính tương đồng về cấu trúc nucleotit của 2 nhóm virus khoảng 60%. Bản
thân các chủng virus trong cùng một nhóm cũng có sự thay đổi về chuỗi
nucleotit khá cao, lên đến khoảng 20% sự khác biệt. Chính sự khác biệt và
3
những thay đổi, đa dạng về tính kháng nguyên nên miễn dịch chéo giữa chủng
Châu Âu và Bắc Mỹ là không có ý nghĩa.
Những nghiên cứu gần đây ở Trung Quốc cho thấy, virus PRRS tồn tại
dưới 2 dạng: Dạng cổ điển độc lực thấp và dạng biến thể độc lực cao gây nhiễm
và chết nhiều lợn. Trong khi đó, ở Việt Nam các đợt dịch vừa qua cho thấy
chủng virus PRRS mới xuất hiện ở nước ta đã làm nhiều lợn ốm và chết nhiều,
chết nhanh. Lợn mọi lứa tuổi đều bị nhiễm bệnh, đặc biệt là lợn nái và lợn con.
 Dịch tễ
Tình hình dịch bệnh PRRS trên thế giới và các nước trong khu vực.
Từ năm 2005 trở lại đây, 27 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các Châu
lục (trừ Úc và New Zealand) trên thế giới, đã báo cáo cho tổ chức Thú y thế giới
khẳng định đã phát hiện có PRRS lưu hành. Hiện nay, PRRS đã trở thành dịch ở
nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có ngành chăn nuôi phát triển như Mỹ,
Hà Lan, Anh, Pháp, Đức… Và có thể gây nên những tổn thất lớn về kinh tế cho
người chăn nuôi đến hàng trăm triệu USD.
Tại trung quốc, trong vòng hơn 3 tháng của năm 2006, dịch xảy ra ở 10
tỉnh, với 2 triệu lợn ốm, trong đó chết hơn 400.000 con. Từ đầu năm đến tháng

7/2007, dịch bệnh xảy ra ở trên 25/33 tỉnh với hơn 180.000 lợn mắc bệnh và
45.500 con chết. Trước diễn biến phức tạp của dịch PRRS, Bộ Nông Nghiệp
Trung Quốc đang thực hiện chương trình phòng chống bệnh rất quy mô, với
chương trình nghiên cứu, sản xuất vacxin đã cam kết chi khoảng 280 triệu Nhân
dân tệ tương đương với 36,5 triệu USD.
Ở Thái Lan đã có báo cáo dịch từ năm 2000 – 2003, các virus PRRS đã
phân lập từ nhiều địa phương thuộc nước này, bao gồm cả chủng Châu Âu và
Bắc Mỹ. Trong đó chủng virus thuộc dòng Châu Âu chiến 66,42%, còn các
chủng virus thuộc dòng Bắc Mỹ chiếm 33,58%.
4
Tình hình diễn biến dịch bệnh PRRS tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 1997, PRRS được phát
hiện trong đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh Miền Nam. Kết quả cho thấy 10/51
lợn giống nhập khẩu có huyết thanh dương tính với PRRS. Toàn bộ số lợn này
đã được xử lý vào thời gian đó. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, các
nghiên cứu về PRRS ở những trại lợn giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ
lợn có huyết thanh dương tính với bệnh rất khác nhau, từ 1,3% cho tới 68,29%
(Báo cáo của Cục Thú y, 2008)
Tính từ đầu năm 2013 tới nay, tình hình bệnh diễn ra tương đối phức tạp,
bùng phát mạnh thành dịch ở 6 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam
Định, Bắc Ninh và Thái Bình. Cục Thú y cũng nhận định dịch tai xanh năm
2013 có diễn biến bất thường hơn so với năm 2012, tốc độ lây lanrất nhanh, số
lượng lợn mắc bệnh phải tiêu hủy cao, tỷ lệ lợn chết và lợn tiêu hủy đã lên đến
18.452 con. Ở nước ta, chủng virus tai xanh thuộc nhóm Bắc Mỹ (nhóm II) có
tên gọi là VR2332 xuất hiện từ năm 2007. Tới năm 2012, nước ta đã có mặt đầy
đủ cả 2 chủng virus PRRS, bao gồm cả nhóm Châu Âu (nhóm I) có tên gọi là
Lelystad. Đây là 1 loại virus dễ biến chủng. Năm 2013, từ các mầm bệnh thu
được tại các ổ dịch, qua xét nghiệm là virus PRRS nhóm II, có tính tương đồng
cao với các chủng gây bệnh tại Trung Quốc, là 1 chủng mới đột biến gần đây.
Sự xuất hiện của chủng virus PRRS mới làm cho virus có độc lực mạnh hơn

đồng thời làm mất tính bảo hộ của các vaccine đang được sử dụng.
Trước tình hình trên, bằng kỹ thuật giải trình tự gene, Phòng thí nghiệm
trọng điểm công nghệ sinh học khoa thú y do PGS. TS. Nguyễn Thị Lan phụ
trách cùng với nhóm nghiên cứu vacxin tai xanh của khoa Thú y – Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam lần đầu tiên đã giải trình tự thành công full gene của
chủng Virus tai xanh phân lập tại Việt Nam với độ dài 15.350 bp góp phần hữu
ích cho việc nghiên cứu lựa chọn chủng virus phù hợp để sản xuất vacxin tai
xanh phòng bệnh cho lợn. Kết quả này đã được đăng ký trên ngân hàng gene thế
5
giới, là cơ sở tham khảo cho những nghiên cứu liên quan tới PRRSV. ( Báo cáo
của Ban Khoa học và công nghệ - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, 2014)
 Triệu chứng
Triệu chứng thể hiệu cũng rất khác nhau đặc trưng ở từng loài lợn. Theo
ước tính, cứ 3 đàn lần đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh thì một đàn không có biểu
hiện, một đàn có biểu hiện mức độ vừa và đàn còn lại có biểu hiện bệnh ở mức
độ nặng.
Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virus, lợn
biếng ăn từ 7-14 ngày 10-15%), sốt 39-40
0
C, sảy thai thường vào giai đoạn cuối
(1-6%) đây là dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh. Bệnh có tên khác là tai xanh, tuy
nhiên triệu chứng tai xanh chỉ xảy ra trên 2% số lợn bệnh. Con vật đẻ non (10-
15%), động đực giả (3-5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc chậm động dục lại
sau đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi.
Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và
viêm vú (triệu chứng điển hình), đẻ sớm 2-3 ngày, da biến màu. Lợn lờ đờ hoặc
hôn mê, thai gỗ (10-15%), thai chết trong 3-4 tuần cuối thai kì. Lợn con chết
ngay khi sinh (30%), lợn con yếu, tai chuyển màu xanh (dưới 5%).
Pha cấp tính này kéo dài tới 6 tuần, điển hình là đẻ non, tăng tỷ lệ thai
chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi

sinh. Ở một vài đàn, con số này có thể lên tới 30% tổng số lợn con sinh ra. Tỷ lệ
chết ở đàn con có thể lên tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng.
Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng trước khi trở lại bình thường. Ảnh hưởng
dài lâu của PRRS tới sinh sản rất khó đánh giá, đặc biệt với những đàn có tình trạng
sức khỏe kém. Một vài đàn có biểu hiện tăng số lần phối giống lại, sảy thai.
Lợn đực giống: Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê. Lợn giảm hưng phấn
hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh dịch kém (tinh trùng giảm
khả năng vận động và khiếm khuyết ở đầu thể đỉnh) và cho lợn con sinh ra nhỏ.
Lợn con theo mẹ: Hầu như lợn con sinh ra và chết sau vài giờ. Sooso còn
sống sót tiếp tục chết vào tuần thứ nhất sau khi sinh. Một số tiếp tục sống với thể
6
trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào tình trạng giảm đường huyết do không bú
được. Mắt có dử màu nâu, trên da có những vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều.
Giảm số lợn con sống sót. Tăng nguy cơ mắc bệnh về hô hấp. Chân choãi ra, đi
run rẩy. Tỷ lệ chết có thể 12-15%.
Lợn con cai sữa và lợn choai (4-12 tuần tuổi) : Con vật chán ăn, ho nhẹ,
long xác xơ, ở một sô đàn có thể không có triệu chứng. Thể trạng gầy yếu, da xanh,
tiêu chảy, hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh. Tỷ lệ chết có thể lên tới 15%.
 Bệnh tích
Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên
thùy phổi. Thùy phổi bị viêm có màu xám đỏ, có mủ và nhục hóa (đặc trưng).
Trên mặt cắt ngang của thùy bệnh lồi ra, khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản
phổi hóa mủ ở mặt dưới thùy đỉnh.
Về tổ chức phôi thai học: Trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực
bào, một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích
đặc trưng nữa là sự thâm nhiễm của phế nang loại II (pneumocyte) làm cho phế
nang nhăn lại, thường bắt gặp đại thực bào phân hủy trong phế nang.
Thận xuất hiện lấm tấm như đầu đinh ghim. Não xung huyết. Hạch hầu
họng, hạch amidan sưng, xung huyết. Gan sưng, tụ huyết. Lách sưng, nhồi
huyết. Hạch màng treo ruột xuất huyết. Loét niêm mạc van hồi manh tràng.

Viêm cơ tim kèm với sự thâm nhiễm của bạch cầu đơn nhân trong các mạch
máu ngoại vi. Mất hết lympho cầu ở vỏ tuyến ức, hạch amidan và hạch lympho.
Tăng sinh tế bào lympho ở lách, sau đó là các hạch lympho trong quá trình bênh.
 Biện pháp phòng trị
Điều trị
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này, có thể sử dụng
một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn
ngừa nhiễm bệnh kế phát.
7
Phòng bệnh
Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện háp an toàn sinh học:
Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tăng cường chế độ
dinh dưỡng, mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo, thiết lập hệ thống chuồng nuôi
cách ly ít nhất 8 tuần, hạn chế khách tham quan, sử dụng bảo hộ lao động, không
mượn dụng cụ chăn nuôi của các trang trại khác, thực hiện “cùng nhập, cùng xuất”
lợn và để trống chuồng thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi.
Theo TS. Nguyễn Bá Hiên, TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2007), để phòng bệnh
đặc hiệu các nhà khoa học đã tiến hành sản xuất vacxin PRRS dựa trên việc
nghiên cứu công nghệ lựa chọn kháng nguyên
TM
MJPRRS
TM
. Vì vậy tiêm phòng
vacxin là một biện pháp hiệu quả, Việt Nam sử dụng 2 loại vacxin:
Vacxin phòng PRRS BSL – PS100 là loại vacxin sống nhược độc dạng
đông khô có nguồn gốc từ chủng JKL -100 thuộc dùng virus gây PRRS Bắc Mỹ,
được dùng cho lợn con sau cai sữa, lợn nái không mang thai và lợn hậu bị.
Vacxin chỉ được pha với dung dịch chuyên biệt, sử dụng tiêm bắp cổ với liều
2ml/con. Miễn dịch chắc chắn sau tiêm một tuần và kéo dài 4 tháng.
- Lợn con tiêm lần đầu vào lúc 3 tuần tuổi.

- Lợn nái không mang thai và nái hậu bị tiêm phòng trước khi cai sữa cho
lợn con hoặc trước lúc phối giống.
Vacxin phòng PRRS BSK – PS1000 là loại vacxin vô hoạt chứa chủng
virus PRRS dòng gây bệnh ở châu Âu, được dùng cho lợn con, nái hậu bị, nái
sinh sản và lợn đực giống. Tiêm bắp cổ với liều 2ml/con. Vacxin an toàn và gây
miễn dịch tốt.
- Lợn con: sử dụng lần đầu vào lúc 3-6 tuần tuổi.
- Lợn nái hậu bị: tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại sau 3-4 tuần.
- Lợn nái sinh sản: tiêm 3-4 tuần trước khi phối giống.
- Lợn đực giống: tiêm lúc 18 tuần tuổi, sau 6 tháng lại tái chủng một lần.
Vacxin bảo quản ở 2-6
0
C.
8
2.1.2. Bệnh dịch tả lợn (Hog cholera suis, Swine Fever, Pestis suum)
 Căn bệnh
Bệnh dịch tả lợn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm của loài
lợn và gây chết nhiều lợn do virus thuộc họ Flavivirus, giống Pestisvirus gây
nên. Đây là một ARN virus, có vỏ bọc. Dưới kính hiển vi điện tử, virus dịch ả
lợn có đường kính khoảng 40-50 nm.
Nếu đem virus cường độc dịch tả lợn tiêm truyền nhiều đời qua thỏ (trên
150 đời) thì độc lực của virus giảm đi, không còn khả năng gây bệnh cho lợn
nhưng vẫn còn giữ được đặc tính kháng nguyên. Dựa vào đặc tính này chúng ta
sử dụng làm giống virus vacxin nhược độc dịch tả lợn qua thỏ.
Virus nhược độc dịch tả lợn không có khả năng gây bệnh cho lợn những
có khả năng gây bệnh cho thỏ, làm cho thỏ sốt và có thể chết (Nguyễn Bá Hiên
và cộng sự, 2009).
Nhờ áp dụng kĩ thuật kháng thể đơn dòng (MABs) có thể phân loại các
chủng đa dạng của virus dịch tả lợn thành hai nhóm (Van Oirrschot, 1992):
- Nhóm I: gồm các chủng cường độc Alfort, chủng C, chủng Thiverval.

- Nhóm II: gồm cách chủng 331 và nhiều chủng khác phân lập được từ
lợn bệnh. Đây là các chủng có độc lực thấp hơn và thường gây bệnh ử thể á cấp
tính và mãn tính.
Virus dịch tả lợn có thể được nuôi cấy trên môi trường tế báo thần lợn như
CPK, PK15, SK6 hoặc FS-L3. Virus không gây bệnh tích tế bào (CPE).
Virus này có sức đề kháng yếu, tùy thuộc vào trạng thái vật lý của chất chứa
virus. Virus bền vững ở pH từ 5-10, trên dưới giá trị này virus bị phá hủy nhanh
chóng. Các chất hữu cơ làm bất hoạt virus nhanh chóng. Trong phân rác virus
sống được vài ngày, sống lâu ở các sản phẩm thịt đông lạnh.
 Dịch tễ
Virus dịch tả lợn có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới và lợn là kí chủ
duy nhất (bao gồm cả lợn nhà và lợn rừng). Bệnh có thể lây từ lợn nhà sang lợn
9
rừng hoặc ngược lại. Các loài động vật khác và người không mắc bệnh này
(Nguyễn Lương, 1997).
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, song tập trung nhiều ở lợn con theo mẹ và lợn
mới cai sữa. Lợn đực và lợn nái không biểu hiện triệu chứng lâm sang nhưng có
tỷ lệ mang trùng virus dịch tả lợn.
Bệnh dịch tả lợn ở nước ta thì phát ra quanh năm nhưng tập trung nhiều
nhất vào vụ đông xuân. Bệnh được lây truyền qua đường mũi – miệng thông qua
thức ăn, nước uống và tiếp xúc.
 Triệu chứng
Thể quá cấp tính
Thường xảy ra ở đầu ổ dịch, xuất hiện đột ngột. Con vật ủ rũ, sốt cao và
chết rất nhanh. Lợn bệnh có thể tử vong trong vòng 24-48 giờ. Thể bệnh này
chưa xuất hiện những triệu chứng, bệnh tích điển hình.
Thể cấp tính
Thường hay gặp, thời gian nung bệnh từ 2-4 ngày. Con vật có triệu chứng
ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn, kém vận động. Con vật sốt cao từ 41-42
0

C
và kéo dài từ 3-5 ngày.
Do virus tác động đến bộ máy tiêu hóa nên con vật có biểu hiện nôn mửa.
Trong thời gian sốt con vật đi táo, khi thân nhiệt hạ con vật ỉa chảy nặng: phân
loãng, nhiều nước, thối khắm, có khi có cục máu và các mảng tế bào thượng bì
niêm mạc ruột bong ra.
Do virus tác động đến bộ máy hô hấp nên con vật có biểu hiện: Viêm
niêm mạc mũi, chảy nước mũi, nước mũi lúc đầu trong, loãng; về sau đục đặc
dần, có khi đóng lại ở khóe mũi làm cho vành mũi nứt nẻ. Con vật ho, lúc đầu
ho ít, ho khan; về sau ho nhiều, ho ướt.
Virus tác động đến hệ thần kinh, đặc biệt là não nên con vật có triệu
chứng thần kinh: đi đứng siêu vẹo, loạng choạng, liệt 2 chân sau hoặc liệt nửa
thân sau. Viêm kết mạc và giác mạc mắt, chảy nước mắt (lúc đầu trong, loãng;
10
về sau đục và đặc dần). Virus tác động phá hủy thành mạch nên quan sát trên da
có các điểm xuất huyết to nhỏ không đều bằng đầu mũi kim, đầu đinh ghim. Có
trường hợp điểm xuất huyết nhỏ li ti, tập trung lại thành từng mảng, từng đám
giống như vừng cháy. Có trường hợp nốt xuất huyết to bằng hạt ngô, tím bầm,
nằm lặn sâu ở tổ chức liên kết dưới da.
Lợn chết trong vòng 1 tuần sau khi biểu hiện triệu chứng bệnh, tỷ lệ chết
có thể 100%.
Thể mạn tính
Kéo dài khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Do các chủng có độc lực thấp
hoặc do thể cấp tính chuyển sang. Con vật gầy mòn dần, ỉa chảy liên mien kết
hợp với viêm phổi, sau đó tử vong trong vòng 1-3 tháng.
 Bệnh tích
Biểu hiện bên ngoài
Xác chết gầy, phân bết xung quanh hậu môn. Trên da con vật có nhiều
điểm, nốt xuất huyết hoặc ở những vùng da mỏng. Niêm mạc miệng, lợi viêm
xuất huyết, có khi có mụn loét nông hay sâu, phủ bựa màu trắng xám hoặc màu

vàng nhạt.
Bệnh tích ở các cơ quan nội tạng
Xuất huyết trên bề mặt phổi, điểm xuất huyết to nhỏ không đều bằng đầu
mũi kim, đinh ghim. Phổi có nhiều đám viêm với các màu sắc khác nhau: đỏ,
nâu. Viêm niêm mạc khí quản, phế quản; trên bề mặt niêm mạc có nhiều dịch
nhớt và bọt màu hồng.
Viêm niêm mạc dạ dày, nhất là vùng thân bị và hạ vị có những đám, mảng
xuất huyết hoặc loét. Xuất huyết và loét niêm mạc ruột, nhất là ở các mảng
payer. Đặc trưng nhất là loét hình cúc áo trên niêm mạc van hồi manh tràng. Đôi
khi có nốt loét ở niêm mạc ruột già.
Hạch lympho sưng, xuất huyết đặc trưng; có thể quan sát thấy xuất huyết
ở 3 trạng thái:
11
- Xuất huyết toàn bộ hạch làm cho hạch tím bầm lại như quả mồng tơi hay
quả mận, quả nho chín.
- Xuất huyết vùng rìa hạch.
- Xuất huyết thành dải, vân như đá hoa.
Lách thường không sưng hoặc ít sưng. Trên bề mặt lách có những điểm
xuất huyết bằng đầu đinh ghim hoặc mũi kim. Vùng kìa lách do nhồi huyết hình
thành những đám tổ chức bị hoại tử, thường có màu tím đen, hình tam giác, đỉnh
hướng vào trong; nhìn ở rìa lách thấy hình răng cưa lồi lõm không đều.
Thận sưng. Trên bề mặt thận có những điểm xuất huyết bằng đầu đinh
ghim hoặc mũi kim. Bổ đôi thận thấy cục máu. Xuất huyết niêm mạc bóng đái,
có trường hợp nước tiểu đỏ do lẫn máu tích lại bên trong bóng đái.
Túi mật căng hoặc teo. Niêm mạc túi mật xuất huyết; điểm xuất huyết nhỏ
li ti, có khi tập trung lại thành từng đám.
 Biện pháp phòng trị
Điều trị
Nguyên tắc: dùng kháng huyết thanh (hiện tại chưa có ở Việt Nam)
Khi dịch xảy ra được phép tiêm thẳng vacxin dịch tả lợn cho toàn đàn

nhằm nhanh chóng dập tắt ổ dịch.
Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh:
Khi chưa có dịch
Tiêm phòng triệt để bằng vacxin nhược độc dịch tả lợn cho những con lợn
thuộc diện tiêm phòng, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho những lợn chưa được
tiêm trong đợt đại trà. Cho lợn ăn uống tốt, đầy đủ dinh dưỡng. Chuồng nuôi
hợp vệ sinh, định kì tẩy uế, tiêu độc. Tăng cường kiểm dịch động vật ở chợ, lò
mổ và các đường vận chuyển mua bán. Lợn mới mua về phải cách ly theo dõi 15
ngày nếu khỏe mạnh mới cho nhập đàn.
12
Khi có dịch xảy ra
Chẩn đoán chính xác, công bố dịch. Cách ly lợn ốm hoặc nghi lây lan
bệnh, tốt nhất là giết mổ, luộc chín, rán mỡ. Cấm vận chuyển lợn ra vào ổ dịch.
Cấm bán chạy lợn ốm hoặc mổ thịt bừa bãi. Xác lợn chết phải trôn sâu giữa 2
lớp vôi. Tiêu độc kỹ vàng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 10%
hoặc xút… Xử lý triệu để thức ăn thừa, phân rác, chất bài xuất của lợn ốm và
lợn chết. Tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch.
Công bố hết dịch 15 ngày sau khi con ốm cuối cùng chết hoặc khỏi bệnh
và sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh tiêu độc.
Vacxin phòng bệnh: Vacxin nhược độc dịch tả lợn qua thỏ tiêm dưới da
liều 1ml/con, miễn dịch 1 năm.
Vacxin Pestiffa
2.1.3. Bệnh suyễn lợn (Swine Enzootic Pneumoniae – SEP)
 Căn bệnh
Bệnh suyễn lợn hay còn gọi là dịch viêm phổi địa phương của lợn là một
bệnh truyền nhiễm thường ở thể mạn tính và lưu hành ở một địa phương.
Nguyên nhân chính là do Mycoplasma hyopneumonia gây ra với triệu chứng,
bệnh tích đặc trưng tập trung ở bộ máy hô hấp bao gồm ho, khó thở, tần số hô
hấp tăng cao, viêm hạch lympho phổi, viêm có tính chất đối xứng.

Mycoplasma là một nhóm sinh vật đặc biệt, là dạng trung giản giữa vi
khuẩn và virus, thường có hình cầu hoặc hình nhẫn. Mycoplasma được coi là
căn nguyên của bệnh nhưng một số vi khuẩn kế phát hoặc cộng phát làm cho
bệnh trầm trọng hơn như Pasteurella multocida, Diplococcus pneumonia,
Streptococcus, E.coli … gây thiệt hại kinh tế cao.
Việc phân lập Mycoplasma ở lợn rất phức tạp vì đòi hỏi môi trường đặc
biệt. Mycoplasma có sức đề kháng yếu với môi trường ngoại cảnh do chúng
không có cấu tạo thành tế bào. Chính vì vậy chúng có thể kháng với nhiều chất
13
hóa học đặc biệt là các kháng sinh tác động lên màng tế bào đây cũng là nguyên
nhân mà chúng không có tính kháng nguyên cao (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2009).
 Dịch tễ
Bệnh suyễn lợn là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, mãn
tính và lưu hành ở một địa phương. Bệnh phổ biến từ lâu ở nhiều nước châu Âu,
châu Á, châu Úc và châu Mỹ.
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1953 ở một vài trại giống
lợn. Đến năm 1962, bệnh đã lan ra hầu khắp các tỉnh miền Bắc nước ta.
Bệnh vẫn lưu hành ở nhiều trại chăn nuôi lợn hướng nạc từ Bắc đến Nam,
gây thiệt hại kinh tế hàng năm (Phạm Sỹ Lăng và cs,2007)
 Triệu chứng
Bệnh ở 2 thể cấp tính và mạn tính.
Ở thể cấp tính, thời gian nung bệnh trung bình từ 10 – 16 ngày. Triệu
chứng đặc trưng là ho chủ yếu về đêm, lúc đầu ho khan, ho ít về sau ho ướt, ho
liên mien, ho nhiều từng cơn kéo dài đặc biệt buổi sáng sớm khi đánh thức lợn
dậy hoặc đuổi ra sân chơi. Con vật có biểu hiện khó thở, bình thường nhịp thở
của lợn 20 – 30 lần/phút, khi bị bệnh tần số hô hấp tăng cao, có thể 40 – 60 –
100 – 200 lần/ phút. Con vật thường phải ngồi như chó ngồi để thở, miệng há
hốc thè lưỡi để thở, thường thở thể bụng, hít vào dài hơn thở ra. Thân nhiệt
không cao, thường là dưới 40
0

C. Con vật chỉ sốt khi có các vi khuẩn kế phát
xâm nhập gây viêm nhiễm. Lợn thường chết nhiều ở đàn lợn mới mắc bệnh lần
đầu, qua được giai đoạn này, bệnh chuyển sang thể mạn tính.
Ở thể mạn tính, con vật ho kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, ho khan có khi
co giật từng cơn rồi nôn mửa, khi ho, lợn đứng một chỗ, lưng cong lên, cổ vươn
dài ra, cúi mõm xuống để ho cho đến khi long đờm ra thì cơn ho mới dừng. Lợn
khó thở nặng. Lợn con mắc bệnh ở thể mạn tính thường kém ăn hoặc bỏ ăn, gầy
yếu, đi lại chậm chạp, siêu vẹo, da khô, lông xù, niêm mạc tái nhợt (Nguyễn Bá
Hiên và cs, 2009)
14
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, lợn mắc bệnh ở thể cấp tính có tỷ lệ chết
không quá 5 – 10%, tỷ lệ này tăng lên nếu thời tiết lạnh, ẩm ướt điều kiện vệ
sinh kém và chăm sóc nuôi dưỡng không tốt. Ở thể mạn tính tỷ lệ chết cao hơn
và rõ rệt hơn từ 20 – 80%.
Bệnh tiến triển vài tháng, có khi nửa năm. Nếu điều kiện chăn nuôi không
thuận lợi, lợn thường không khỏi mà chuyển sang thể ẩn tính. Thể này thường
thấy ở lợn đực và lợn trưởng thành các triệu chứng không thể hiện rõ, chỉ thỉnh
thoảng có ho nhẹ.
 Bệnh tích
Lợn mổ khám cho thấy xác gầy, mỡ mỏng, thịt nhão có màu hồng nhạt,
xoang ngực và xoang bụng tích nước ngoại xuất.
Bệnh tích chủ yếu tập trung ở bộ máy hô hấp, viêm phổi đặc trưng có tính
chất đối xứng, nhìn trên phổi thấy cả 2 thùy và 2 bên lá phổi bệnh tích đặc trưng:
gan hóa, tụy tạng hóa, nhục hóa. Hạch phổi, kể cả hạch khí, phế quản và rốn
phổi thường sưng to hơn bình thường, Tích nhiều nước trong xoang ngực. Nếu
có vi khuẩn kế phát có thể quan sát thấy hiện tượng viêm dính giữa màng phổi
với thành lồng ngực hoặc giữa thành phổi và màng bao tim.
 Biện pháp phòng trị
Điều trị
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo; dùng thuốc trợ sức, trợ lực; dùng

kháng sinh Spectinomycin, Tetracyclines và Tylosin, Tiamulin liều lượng
200mg/kg thể trọng liên tục trong 5 – 10 ngày.
Phòng bệnh
Nguyên tắc: tự túc con giống, nếu không tự túc được phải mua ở cơ sở
được coi là an toàn.
Cải thiện không khí xung quanh, điều kiện thoáng mát, nhiệt độ chuồng
đúng quy cách, mật độ hợp lý. Chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo nhằm nâng cao
sức đề kháng không đặc hiệu cho con vật.
15
Vacxin phòng bệnh
M + PAC (Schering – Plough Animal Health: UK) – vacxin vô hoạt bổ trợ
dầu, dùng liều 1ml/con
- Lần 1: 7 ngày tuổi
- Lần 2: sau 14 – 28 ngày
Hoặc dùng liều 2ml/con lúc 21 ngày tuổi
Tiêm bắp cổ, 6 tháng tiêm nhắc lại.
Respisure (Plizer – Mỹ) – vacxin vô hoạt bổ trợ dầu
Lợn con:
- Lần 1: 7 ngày tuổi
- Lần 2: 21 ngày tuổi
Nái tơ:
- Lần 1: 6 tuần trước khi sinh
- Lần 2: 2 tuần trước khi sinh
Nái từ lứa thứ 2: dùng một lần lúc 2 tuần trước khi sinh
Liều dùng 2ml/con, tiêm bắp cổ
Hyoresp (Merial)
Lợn 5 ngày tuổi tiêm 2 lần lúc 3 – 4 ngày tuổi
Lợn 10 tuần tuổi tiêm 1 lần
Liều dùng 2ml/con, tiêm bắp cổ.
2.1.4. Bệnh phân trắng ở lợn con

 Nguyên nhân
Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con là: bản thân gia
súc non, gia súc mẹ và ngoại cảnh.
 Bản thân gia súc non
Do sự phát dục của bào thai kém.
Do những đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của gia súc non như dạ dày và
ruột của gia súc non trong 3 tuần đầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn kích
16

×