PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH OAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THANH CAO
Số: /CL-THCS TC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Cao, ngày 10 tháng 10 năm 2009
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
Trường THCS Thanh Cao - Thanh Oai - Hà Nội
MỞ ĐẦU:
Trường THCS Thanh Cao được thành lập tháng 9/19689, có bề dày 41
năm xây dựng và trưởng thành. Trường vinh dự là một trong những trường đầu
tiên của tỉnh Hà Tây (cũ) đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 vào tháng
5/2003; đạt cơ quan văn hoá (2006). Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp,
đặc biệt là Hội khuyến học Trung ương và Hội khuyến học xã, trường đã không
ngừng phấn đấu và đạt thành tích đáng khích lệ trong những năm qua. Tuy nhiên
trường cũng còn nhiều yếu kém, bất cập nằm trong những yếu kém, bất cập
trung của hệ thống giáo dục quốc dân.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 -2020 của trường THCS
Thanh Cao được đề ra nhằm xác định mục tiêu, giải pháp và các bước đi cụ thể
để giáo dục nhà trường đạt đến tầm cao mới, hoà nhập với xu thế đa dạng hoá,
hiện đại hoá, xã hội hoá của giáo dục nước nhà, thực hiện thành công mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.
I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG THCS THANH CAO TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1. Chất lượng giáo dục
1
Bảng 1: Chất lượng giáo dục trường THCS Thanh cao từ năm 2000 đến năm 2009
Năm học
Tỉ lệ
2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009
HSG 138=18,3% 87=11,8% 167=22,6% 169=25% 150=21,9% 159=25,2% 87=14% 103=16,9% 94=17,9%
HS T.tiến 469=62,2% 406=55,2% 416=56,4% 334=49,5% 334=48,9% 298=47,2% 309=49,8% 254=41,7% 218=41,3%
HS T.bình 146=19,3% 239=32,6% 152=20,6% 157=23,3% 181=26,4% 167=26,3% 195=31,4% 198=38,5% 189=35,7%
HS Yếu 1=0,14% 3=0,4% 3=0,3% 15=2,2% 19=2,7% 8=1,3% 30=4,8% 49=8% 26=4,9%
HS Kém 0% 0% 0% 0% 1=0,1% 0% 0% 5=0,8% 1=0,2%
HSG huyện 90 59 154 135 37 56 48 49 21
HSG T.phố 5 6 10 6 6 2 2 2 1
2
* Thành tựu:
+ Chất lượng giáo dục được nâng lên, đạt mặt bằng bình quân chung của
toàn huyện.
+ Chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến so với những năm
90. Từ vị trí một trường 17 năm không có học sinh giỏi tỉnh, thành phố; số
lượng học sinh giỏi huyện thấp; xếp thứ 24, 25/26 trường THCS đến những năm
2000-2009, nhà trường đã có nhiều cải thiện trong vị trí thứ bậc học sinh giỏi
huyện, tỉnh, thành phố.
* Yếu kém
Chất lượng giáo dục chưa đạt mục tiêu đặt ra:
+ Tỉ lệ học sinh yếu, kém còn cao dẫn đến số lượng học sinh đúp nhiều.
Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học.
+ Chất lượng giáo dục mũi nhọn có chiều hướng suy giảm từ năm học
2005-2006 do việc bỏ thi học sinh giỏi các khối 6, 7, 8 dẫn đến tình trạng ôn
luyện học sinh giỏi ít, đồng thời học sinh chưa có sự tự định hướng tốt.
2. Qui mô giáo dục
3
Bảng 2: Số lượng học sinh trường THCS Thanh Cao từ năm 2000 đến năm 2009.
Năm học 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009
SL học sinh 725 754 738 675 685 632 621 609 528
Số lớp
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
18 20
6
4
5
5
18
4
5
4
5
18
4
5
5
4
18
5
4
4
5
18
5
5
4
4
18
4
5
5
4
18
4
4
5
5
18
4
4
5
5
Lưu ban
HS bỏ học 1 1 2 2 7 10 2 6 17
PCGG Đạt phổ cập giáo dục THCS
+ Huy động 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
+ Hiệu quả 86,1% 84,39% 87,61% 93,72% 95,05% 95,8% 95,98% 96,2% 95%
4
* Thành tựu:
+ Quy mô giáo dục tương đối ổn định
+ Duy trì số lượng học sinh qua các năm học; số lượng học sinh giảm tự
nhiên theo quy mô dân số.
+ Cơ cấu bậc học hoàn chỉnh.
* Yếu kém
+ Tỉ lệ học sinh yếu, kém và lưu ban có xu hướng tăng từ 2007-2008 trở
lại đây theo xu hướng chung do việc thực hiện "Hai không" trong ngành giáo
dục.
3. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
5
Bảng 3: Số lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Thanh Cao từ năm 2000 đến năm 2009
Năm học 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009
- TS CBGV
- GV:
- Số lượng:
+ ĐH
+ CĐ
54
49
6
43
59
54
13
41
58
53
20
33
54
49
30
19
48
43
23
20
487
40
27
13
48
40
24
16
56
47
28
19
- Số GVG:
+ Trường
+ Huyện
+ Tỉnh, TP
42
13
0
53
14
0
38
13
0
34
12
1
44
10
0
32
11
1
34
10
0
38
9
1
Số SKKN:
- Huyện
- TP
13
1
14
1
13
3
12
0
11
2
12
0
11
1
9
4
6
* Thành tựu:
+ Việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo có hiệu quả
+ Tỉ lệ giáo viên đạt chuần và vượt chuẩn cao, hàng năm có từ 8-10 đồng
chí đi học đại học, tỉ lệ vượt chuẩn đạt trên 50%.
+ Số lượng giáo viên giỏi chiến sĩ thi đua đạt và vượt mặt bằng bình quân
chung toàn huyện (20%).
+ Thường xuyên xếp thứ nhất toàn huyện về phong trào viết SKKN.
* Yếu kém:
+ Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, thừa về số lượng và thiếu về cơ cấu;
còn tình trạng giáo viên dạy chéo môn làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
+ Chưa có cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu thi đua cao.
+ Việc áp dụng phổ biến rộng rãi SKKN còn hạn chế.
+ Phương pháp giáo dục chậm đổi mới: chủ yếu vẫn là dạy truyền thụ một
chiều nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành; chưa thực sự phát huy dược tính tích
cực, chủ động, tự giác của học sinh trong học tập một cách tự giác hiệu quả.
4. Cơ sở vật chất:
7
Bảng 4: Đầu tư cho cơ sở vật chất của trường THCS Thanh Cao từ năm 2000 - 2009:
Năm học 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009
Tổng đầu
tư cho
CSVC
44.632 40 632 62.649 52.378 57.569 50.333 567.308
Các hạng
mục mới
lát sân
Biển
trường
Mua bảng,
tủ
Lát sân,
xây khu
VSGV
Máy tính,
lát sân,
đóng bàn
ghế
Đóng bàn
ghế
Lát sân
sau, kè đá
Đóng bàn
ghế, mua
máy tính
Mua sắm
thiết bị
DH, xây
nhà BV, bể
nước, kè
đá
Mua sắm
thiết bị DH
Các hạng
mục tu bổ
Sửa chữa
nhà C4,
thay dây
điện
Quét vôi,
sửa nhà
C4,
Sửa quạt
Mắc quạt,
làm cửa sắt
Làm bảng
biểu, sửa
chữa khu
C4
Mắc quạt,
sửa chữa
lưới điện,
sửa nhà C4
Nhà xe
GV, lắp
quạt điện,
sửa chữa
nhà C4
Sửa chữa
khu C4
Sửa nhà
TD, vườn
trường
Sửa lưới
điện, quét
vôi.
8
* Thành tựu:
+ Cán bộ quản lí giáo dục có tâm huyết, có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Đã học tập nâng cao về trình độ nghiệp vụ quản lý; 2 đồng chí có bằng
đại học quản lý trong đó có đồng chí học thạc sỹ Quản lý Giáo dục.
* Yếu kém:
+ Tiếp quản một hệ thống quản lý với nhiều tồn tại về hồ sơ, sổ sách,
nhân sự, phải khắc phục qua nhiều năm.
+ Cơ cấu cán bộ quản lý chưa hợp lý; cán bộ quản lý vẫn còn hạn chế
trong quản tài chính, chưa có tính sáng tạo cao.
+ Cơ chế quản lý còn chưa cho phép có sự đãi ngộ xứng đáng với GVG;
chưa hợp lý trong tuyển dụng, đánh giá, đề bạt cán bộ.
+ Quản lý còn lỏng, nặng về tình cảm.
6. Công tác xã hội hoá
9
Bảng 5: Huy động xã hội hoá giáo dục
Năm học 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009
Kinh phí
khuyến học
thưởng GV,
HS
14.915.200 15.455.500 20.439.000 16.595.000 24.924.400 20.305.500 29.064.000 18.633.000
Xây dựng 39.352.000 33.712.300 40.967.000 29.036.500 31.534.600 36.420.000 39.662.000 Không thu
10
`*Thành tựu:
- Đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào Khuyến học, xã Thanh
Cao là mô hình điểm toàn quốc về xã "Năm không".
- Đã huy động các nguồn lực vật chất khác để xây dựng trường.
- Phối hợp tốt các tổ chức xã hội tại địa phương để xây dựng và phát triển
nhà trường.
* Yếu kém:
- Hiệu quả huy động các nguồn lực vật chất còn thấp.
- HĐGD địa phương hầu như không hoạt động.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân của những thành tựu:
+ Phát huy truyền thống dân tộc: truyền thống hiếu học, truyền thống
khuyến học, công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng được đẩy mạnh.
+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền,
của Phòng GD&ĐT, của nhân dân địa phương, đặc biệt là Trung ương Hội
khuyến học Việt Nam và Hội khuyến học xã, sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng nhà
trường.
+ Sự ổn định về tình hình kinh tế chính trị địa phương tạo điều kiện cho
giáo dục phát triển.
+Nỗ lực của đội ngũ giáo viên và học sinh, khắc phục khó khăn thi đua
dạy tốt, học tốt.
- Nguyên nhân của những yếu kém:
+ Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chậm thích ứng, đặc biệt trong đổi mới
phát triển giáo dục; có tư tưởng bình quân chủ nghĩa trong phần lớn giáo viên.
+ Cơ chế quản lý giáo dục còn cứng nhắc, chưa cho phép phát huy sự tự
chủ và sáng tạo của cán bộ, giáo viên và học sinh. Quản lý còn thiên về kiểm tra,
đánh giá, khắc phục hậu quả mà chưa có được hệ thống quản lý theo mô hình
quản lý chất lượng tổng thể.
11
+ Năng lực quản lý chưa cao, chủ yếu là học tập kinh nghiệm, làm theo
cảm tính. Năng lực thống kê và quản lý hành chính, tài chính còn nhiều tồn tại.
II. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG THCS THANH
CAO TRONG NHỮNG NĂM TỪ 2010-2020.
1.Bối cảnh chung:
- Xu thế phát triển giáo dục thế giới theo hướng hiện đại hoá và nhân văn
hoá, hội nhập và hợp tác quốc tế.
- Giáo dục thủ đô có thế mạnh ở sự phát triển của khoa học công nghệ,
đặc biệt là công nghệ thông tin; sự phát triển của các xu thế mới.
2. Bối cảnh cụ thể:
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Thanh Cao tiếp tục theo hướng
CNH-HĐH. Tỉ trọng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ ngày càng cân đối;
một số tiềm năng đang được khai thác và phát huy tiềm năng làng nghề; du lịch
sinh thái, tiềm năng lao động.
- Trường là một trong những trường đầu tiên của tỉnh Hà Tây (cũ) đạt
chuẩn quốc gia năm 2003; trường đạt cơ quan văn hoá năm 2006.\
- Trường THCS Thanh Cao từ một trường yếu kém đã dần khẳng định vị
thế trong giáo dục huyện Thanh Oai trong những năm gần đây. Trường nhiều
năm liên tục là lá cờ đầu về phong trào hoạt động Đội, được nhận bằng khen của
Trung ương Đoàn; nhiều năm xếp nhất khối THCS về chất lượng giáo viên, thi
GVG, chất lượng sáng kiến kinh nghiệm và phong trào TDTT.
- Phong trào khuyến học đặc biệt phát triển. Thanh Cao là "cái nôi" của
Hội Khuyến học cơ sở toàn quốc, được Trung ương Hội Khuyến học trực tiếp
chỉ đạo xây dựng mục tiêu xã "năm không". Phong trào khuyến học đã tạo bước
chuyển lớn trong nhận thức của toàn dân về vấn đề giáo dục; đã góp phần tạo
động cơ phấn đấu cho giáo viên và học sinh các nhà trường; đã bước đầu tạo
nguồn lực vật chất động viên khen thưởng giáo viên và học sinh, góp phần tạo
nên một phong trào học tập sôi nổi.
III. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
1. Quán triệt các quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển giáo dục:
12
- Phát triển giáo dục nhằm tạo lập nền tảng và động lực CNH, HĐH đất
nước; đảm bảo để có đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu
hoá.
- Phát triển nền giáo dục của dân, vì dân và do dân, là quốc sách hàng đầu,
là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước trong cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển
của mọi người.
- Hội nhập quốc tế và giáo dục phải dựa trên sự bảo tồn các bản sắc văn
hóa dân tộc, xây dựng một nền giáo dục giàu tính nhân bản, tiên tiến, hiện đại.
- Xã hội hóa giáo dục là phương thức phát triển giáo dục tiên tiến một xã
hội học tập.
- Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ
thống giáo dục là một trong các động lực phát triển giáo dục.
- giáo dục phát triển đảm bảo chất lượng tốt trong điều kiện chi phí còn
hạn hẹp.
2. Phát triển giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông cấp
THCS.
3. Phát triển giáo dục phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và các nguồn lực của nhà trường.
V. CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA TRƯỜNG THCS THANH CAO
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020.
A. Mục tiêu chung
- Xây dựng dựng nhà trường đạt tiên tiến cấp Thành phố; tạo cơ hội học
tập cho mọi học sinh.
- Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1 vào năm 2010 và cấp độ 3
năm 2014.
B. Mục tiêu cụ thể
1. Chất lượng giáo dục
13
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đạt tỉ lệ học sinh giỏi từ 20%
trở lên; Học sinh Tiên tiến 40% trở lên; giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém còn dưới
5%; giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học xuống dưới 2%.
- Nâng tỉ học sinh vào THPT hệ công lập lên trên 70%.
- Chất lượng giáo dục mũi nhọn cần được cải thiện, luôn trong tốp 5 của
khối THCS huyện Thanh Oai về chất lượng học sinh giỏi huyện, thành phố.
- Giữ vững là Liên đội mạnh cấp thành phố; luôn trong tốp 3 của huyện về
phong trào hoạt động Đội.
- Giữ vững là đơn vị tiên tiến cấp Thành phố về TDTT; luôn luôn trong
tốp 3 của huyện về phong trào TDTT.
2. Quy mô giáo dục
- Giữ vững và duy trì số lượng học sinh đi học trong độ tuổi, tăng dần từ
95-98%, duy trì tỉ lệ học sinh/lớp đạt 30 học sinh. Cụ thể là:
14
Bảng 6: Tỉ lệ học sinh/lớp
Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019
Số HS 460 443 431 441 476 480 525 584 639 672
Số lớp 16 16 16 16 16 16 18 19 21 22
Số HS/lớp 28,75 27,7 26,9 27,5 29,7 30 29,1 30,7 30,4 30,5
15
- Nâng dần tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trong độ tuổi lên 98% năm 2020.
- Đạt phổ cập giáo dục hàng năm.
3. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
- Xây dựng đội ngũ giáo viên đồng bộ về cả số lượng, cơ cấu, đảm bảo
chất lượng giáo dục cho học sinh.
- Nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, giáo viên, tạo điều kiện tốt để
giáo viên được đi học nâng cao trình độ, đạt tỉ lệ vượt chuẩn là 90% vào năm
2020.
- Chú trọng các biện pháp bồi dưỡng thường xuyên giáo viên qua các hình
thức chuyên đề, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; tự tích lũy, viết, áp dụng và
phổ biến sáng kiến kinh nghiệm. Giữ vững đơn vị dẫn đầu khối THCS về sáng
kiến kinh nghiệm.
- Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; phát hiện và bồi dưỡng các
giáo viên trẻ, có năng lực, nhiệt tình làm đội ngũ nòng cốt trong phát triển
chuyên môn; luôn có giải trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có
giáo viên đạt danh hiệu khen cao.
4. Cơ sở vật chất và xã hội hóa giáo dục
- Giữ vững trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010. Cụ thể, về cơ sở
vật chất:
+ Xây dựng các phòng học bộ môn. Đến năm 2020 có đủ các phòng học
bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ, Tin học, Âm nhạc, Công nghệ. Có đủ
các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học.
+ Xây dựng phòng học Tin học với tỉ lệ 1Hs/máy/tiết học; 100% máy tính
được kết nối mạng Internet.
+ Xây dựng khu vệ sinh giáo viên và học sinh đạt tiêu chuẩn.
+ Xây dựng nhà tập đa năng, khu tập TDTT cho học sinh.
+ Xây dựng các phòng cho hoạt động của các đoàn thể: Công đoàn, Chi
đoàn, Liên đội.
+ 100% phòng học có máy tính, máy chiếu đa năng.
- Huy động các nguồn lực xã hội để bổ sung vào nguồn ngân sách cấp còn
hạn hẹp, đặc biệt là phát triển hoạt động khuyến học và hoạt động của Hội đồng
giáo dục, tạo bước chuyển mạnh mẽ về xã hội hóa giáo dục, đạt tỉ lệ cho giáo
dục từ nguồn ngân sách và xã hội hóa giáo dục là 50/50.
5. Quản lý
16
- Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ.
Trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý; phấn đấu đến năm 2020 độ tuổi trung
bình của cán bộ quản lý đạt 40 tuổi.
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý về trình độ lý luận, chuyên môn
nghiệp vụ và đặc biệt là trình độ Tin học,
- Xây dựng cơ chế tự quản theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể.
V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
1. Đổi mới quản lí giáo dục theo hướng tự chủ và tăng cường phân cấp;
Tin học hóa quy trình và các nội dung quản lý.
2. Xây dựng đội ngũ nhà giáo có đạo đức, năng lực và trách nhiệm; tạo
cơ chế động viên, khen thưởng, khuyến khích nhà giáo.
3. Đẩy mạnh đối với phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hóa; đổi
mới kiểm tra - đánh giá theo hướng khách quan - công bằng - chính xác.
4. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, đặc biệt ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong mọi hoạt động của nhà
trường.
5. Phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương,
các tổ chức xã hội để xây dựng xã hội học tập và phong trào khuyến học; đẩy
mạnh xã hội hóa giáo dục ở mức hiệu quả nhất.
6. Đặc biệt chú trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục bằng đánh
giá trong và đánh giá ngoài, đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình triển khai: Chia làm 3 giai đoạn
* Giai đoạn 1: Từ 2010 đến 2014.
- Đầu tư xây dựng CSVC và phát triển chất lượng giáo dục mũi nhọn; đặc
biệt chú trọng đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục; phấn đấu nâng
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3 vào năm 2014. Tổng kết, rút kinh
nghiệm, điều chỉnh chiến lược (nếu cần).
* Giai đoạn 2: Từ năm 2014 đến 2017
- Hoàn thiện cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa; duy trì trường đạt
tiêu chuẩn CLGD cấp độ 1. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng giáo viên.
- Tồng kết, rút kinh nghiệm, điều chỉnh chiến lược (nếu cần)
* Giai đoạn 3: Từ năm 2017 đến 2020
- Hoàn thành các mục tiêu chiến lược.
17
- Phát triển nhà trường một cách bền vững, hiệu quả.
- Xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn tiếp theo.\
2. Phân công thực hiện
- Chi bộ lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể phối hợp thực hiện các
mục tiêu đề ra.
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm cụ thể hóa chiến lược nhà trường trong kế
hoạch từng năm học, chỉ đạo thực hiện và tạo nguồn lực cho việc triển khai có
hiệu quả các kế hoạch, có các biện pháp kiểm tra đánh giá công bằng, khách
quan, hiệu quả.
- Công đoàn phối hợp thực hiện, đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng ý thức
đạo đức trách nhiệm năng lực của đội ngũ giáo viên.
- Chi đoàn phối hợp thực hiện, đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng phát huy
sức mạnh của đội ngũ giáo viên trẻ, nòng cốt.
- Liên đội phối hợp thực hiện, đặc biệt chú trọng việc xây dựng môi
trường học tập tích cực, lành mạnh, thân thiện cho học sinh.
- Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, đảm bảo thực hiện được các mục
tiêu chiến lược, đặc biệt chú trọng chất lượng mũi nhọn.
- Tổ Văn phòng phối hợp thực hiện cung cấp các điều kiện vật chất và cơ
sở cần thiết để hoàn thành các mục tiêu chiến lược.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (báo cáo)
- Lưu VP
TM. BAN CHỈ ĐẠO
HIỆU TRƯỞNG
Bùi Thị Kim anh
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
18