Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn mỹ thuật ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.22 KB, 34 trang )

Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thay
đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Thực tế
hiện nay dạy học chậm đổi mới chưa phát huy hết được tính tích cực của học
sinh. Việc tiếp thu bài còn khá thụ động, chỉ lắng nghe qua lời giảng, chưa phát
huy khả năng tìm tòi, sáng tạo chính điều đó làm hạn chế chất lượng giáo dục.
Mặt khác cách dạy truyền thống ( thầy làm việc chủ yếu ) không còn phù
hợp với nội dung giáo dục hiện đại hiện nay. Bởi vậy con người hiện đại mới
phải nhanh nhạy, sáng tạo, tìm ra nhiều cái mới.
Từ thực tế nêu trên nhu cầu đặt ra cần thiết và cấp bách phải nhanh chóng
đổi mới phương pháp Thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn Mỹ thuật ở Trường Trung Học Cơ Sở. Là một giáo
viên và Tổ trưởng chuyên môn của Tổ Thể Dục - Nhạc - Họa của Trường Trung
Học Cơ Sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tôi thấy rõ tầm quan trọng của việc nghiên
cứu đề tài này, nó giúp cho tôi nói riêng và những giáo viên đồng nghiệp nói
chung có nhiều kinh nghiệm quý báu để truyền thụ kiến thức cho học sinh ngày
một tốt hơn.
Tuy nhiên khi chọn đề tài này tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau :
1/ Khó khăn :
- Chưa có phòng học dành riêng cho bộ môn
- Đồ dùng dạy học chưa đầy đủ.
- Không đủ thời gian để học sinh thực hiện màu.
- Đa số học sinh chưa có sáng tạo trong thực hành.
2/ Thuận lợi :
- Học sinh tích cực, hăng say học tập.
- Có sự chuẩn bị trước.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
1


Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
II - MỤC ĐÍCH NHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1/ Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá tổng kết lại những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
soạn theo kiểu cũ từ đó nêu lên những ưu điểm của phương pháp soạn giảng
kiểu mới. Phương pháp soạn giảng truyền thống nó vẫn phù hợp cho 1 tiết lên
lớp nhất định như trong các bài dạy thường thức Mỹ thuật, kiến thức nhiều và
rộng thì người giáo viên phải thuyết trình cho học sinh nghe và để thời gian.
Tuy nhiên làm như vậy sẽ không phát huy được tính tích cực của học sinh.
Vì vậy “ Đối mới phương pháp dạy học ” là cần thiết học sinh vừa hiểu bài vừa
phát huy được tính tích cực.
Nghiên cứu đề tài này nhằm áp dụng những phương pháp thiết kế bài dạy
theo định hướng đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng và các Trường THCS ở Tỉnh Bình
Dương nói chung. Người giáo viên phải là người linh hoạt, kết hợp một cách hài
hòa giữa phương pháp cũ và phương pháp mới. Xác định mục tiêu rõ ràng, cụ
thể, nghiên cứu kỹ nội dung, phân chia các hoạt động một cách hợp lý kết hợp
với khả năng sử dụng đồ dùng dạy học tuyệt vời sẽ mang lại một kết quả tốt
trong dạy và học.
2/ Ý nghĩa đề tài
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó giúp cho việc giảng
dạy có ý nghĩa hơn, đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinh trong
học tập.
Nghiên cứu đề tài này giúp tôi có sự đam mê, hứng thú nghề nghiệp và hiểu
hơn về tâm lý học sinh Trung Học Cơ Sở, giúp tôi càng hăng say giảng dạy và
hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên mỹ thuật.
Phát hiện ra những tài năng có năng khiếu để bồi dưỡng, tiếp tục theo học ở
những lớp cao hơn.
III - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1/ Đối tượng nghiên cứu :

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
2
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
Nghiên cứu kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng đổi mới của các giảng
viên Mỹ thuật Trường Cao Đẳng Sư Phạm Bình Dương, thông qua quá trình
giảng dạy và soạn giảng gần 18 năm ở trường Trung Học Cơ Sở, đặc biệt hiện
nay là giáo viên Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã đúc kết
được việc phân bố thời gian hợp lý cho các hoạt động của 1 bài dạy.
2/ Phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu một số giáo án của bộ môn Mỹ thuật ở các lớp 6,7,8,9 trong
những năm học trước từ 2002 - 2003 đến năm học 2007 – 2008.
IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu của
giáo viên về thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới, các nghị quyết đổi mới
phương pháp dạy học.
* Nghiên cứu sách báo : Tìm đọc các bài báo viết về kết quả đổi mới của bộ
môn Mỹ thuật nói riêng và các môn học khác nói chung.
* Phương pháp khảo sát thực tế :
- Khảo sát trên giáo án của giáo viên THCS xem sử dụng phương pháp nào ?
Sử dụng ĐDDH ra sao ?
- Phát phiếu khảo sát ý kiến của học sinh xem thích hợp phương pháp nào ?
Phương pháp nào các em hiểu bài hơn.
V - KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU :
Bắt đầu từ ngày 25/12/2007 đến 24/04/2008 (4 tháng)
 Ngày 25/12/2007 đến ngày 10/01/2008 tìm kiếm tài liệu, đọc ghi chép
những điều cần thiết.
 Ngày 27/01/2008 lập đề cương khái quát
 Ngày 22/02/2008 đến 27/02/2008 lập đề cương chi tiết
 Ngày 01/03/2008 đến 10/03/2008 duyệt đề cương chi tiết
 Ngày 15/03/2008 bắt đầu viết đề tài và đánh máy.

 Ngày 14/04/2008 xét duyệt SKKN ở tổ
 Ngày 15/04/2008 sữa chữa bổ sung
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
3
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
 Ngày 20/04/2008 làm bìa in ấn
 Ngày 22/04/2008 hoàn thành
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
4
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
B - NỘI DUNG
CHƯƠNG I : NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/ Vị trí, vai trò, ý nghĩa của môn Mỹ thuật ở Trường THCS trong việc
thực hiện mục tiêu GDPT :
- Trước đây môn học Mỹ thuật chưa trỡ thành môn học độc lập, chưa cần
thiết và nó không có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiệ mục tiêu GDPT. Các
giáo viên dạy chỉ là dạy thêm nếu thiết tiết chưa có giáo viên đúng chuyên
ngành dạy. Nhưng 5 năm trở lại đây Bộ GD-ĐT đã quyết định đưa bộ môn Mỹ
thuật vào hệ thống các môn học chính trong Tiểu học và THCS. Từ đó môn Mỹ
thuật là môn học không thể thiếu được ở các trường Tiểu học và THCS nó đóng
vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
- My thuật là cách tạo ra cái đẹp, dạy thì không khó nhưng làm sao để học
sinh nhìn nhận ra cái đẹp, biết cảm nhận cái đẹp và cách tạo ra cái đẹp phục vụ
cuộc sống đó mới là cái khó.
Ngoài ra từ những bài dạy trên lớp học sinh sẽ vận dụng nó vào cuộc sống
thực tiễn hằng ngày. Như dạy cho học sinh vẽ về đề tài nhà giáo thì học sinh sẽ
yêu quý trân trọng những thầy cô giáo của mình, dạy vẽ về môi trường thì học

sinh có ý thức giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp. Bởi vì khi vẽ thì các em sẽ tìm
hiểu, suy nghĩ và bộc lộ những tình cảm những ý nghĩ của mình lên bức tranh.
Ví dụ : Ở bài 24 Lớp 8 - Vẽ tranh đề tài ước mơ của em thì 1 em lớp 8
7

đã vẽ
một bức tranh đầy ý nghĩa là : “ Em được cùng các bạn trên thế giới vui múa
hát trong một thế giới hòa bình ”. Ở đây tuy về hình thức vẽ của các em chưa
đạt trình độ Mỹ thuật cao, nhưng các em đã có những suy nghĩ, những ước mơ
thật đẹp, thật có ý nghĩa.
Từ những bài vẽ xem chừng thật đơn giản đó nhưng đã hình thành nên trong
mỗi con người một nhân cách sống “ đẹp ” hơn và sống có ý cho xã hội.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
5
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
- Bộ môn Mỹ thuật còn giúp các em khả năng tư duy trừu tượng và suy nghĩ
tìm tòi sáng tạo. Để có một bức vẽ đúng hợp nội dung thì các em phải suy nghĩ,
tìm tòi, tự tìm cho mình một “ hướng đi ” mới không rạp khuôn.
Đó là những điều cần thiết và quan trọng mà chỉ có ở môn Mỹ thuật. Vì vậy
môn Mỹ thuật là môn không thể thiếu trong quá trình giáo dục học sinh.
2/ Sự cần thiết của đổi mới phương pháp thiết kế bài dạy theo định
hướng đổi mới
Đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với quy trình CNH - HĐH đất
nước là một vấn đề khá cấp bách. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII chỉ rõ :
“ Hiện nay việc dạy học chưa phát huy được tính tích cực chủ động trong
học sinh, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chất lượng giáo dục chưa cao

Lứa tuổi học sinh rất ham chơi nếu thầy chỉ đứng trên bảng thao thao nói thì
học sinh chỉ chữ được chữ mất. Như vậy chất lượng dạy học sẽ không đem lại
hiệu quả, mà phải làm cho học sinh tự suy nghĩ, tự tìm ra các kiến thức có như

vậy học sinh mới hiểu được bài và thích thú trong học tập.
Cùng với sự phát triển của đất nước thì công nghệ thông tin ngày càng phát
triển, việc sử dụng các phương tiện dạy học bằng máy ngày càng được phổ biến.
Như vậy giáo viên không cần phải đứng nói mà học sinh hoạt động và sử dụng
máy vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN
1/ Về mặt nhận thức :
Phải nói rằng đa số giáo viên môn Mỹ thuật nói riêng và giáo viên bộ môn
khác nói chung có tư tưởng ỉ lại và phương pháp soạn bài kiễu cũ quá nhiều,
chưa nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc đổi mới phương
pháp thiết kế bài dạy. Họ chưa quan tâm đến học trò sẽ học như thế nào, hiểu
được cái gì, mà chỉ quan tâm đến thời gian phân bố giờ lên lớp của bản thân, lo
sợ việc “ cháy giáo án ”. Đôi khi truyền đạt một chiều không chờ phản ánh lại từ
phía học sinh.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
6
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
Điều thứ 2 nữa là nhận thức hạn hẹp của giáo viên môn Mỹ thuật THCS là
phó mặc, soạn qua loa, dạy qua loa làm cho tiết học trở nên nhạt nhẻo, cứng
nhắc, hứng thú học tập của học sinh giảm. Có trường hợp một số giáo viên chỉ
cần sửa đôi chỗ là có thể dạy nhiều năm, không soạn lại họ quên rằng nhận thức
ngày càng thay đổi thời gian, năm sau mục tiêu bài học phải khác so với năm
trước. Họ quan niệm rằng việc chuẩn bị giáo án ở nhà chỉ có 25 - 30% và 70%
còn lại la khả năng lên lớp. Đó quả thật là một quan niệm tiêu cực làm mất đi
phẩm chất cần cù, chịu khó của giáo viên từ xưa đến nay.
Theo tôi, bao giờ sự thành công cũng phụ thuộc vào tính chuyên cần, nhẫn
nại, chuẩn bị giáo án và ĐDDH là đã hoàn thành được 60 - 65% việc giảng dạy
còn lại 35 - 40 % là khả năng của người lên lớp. Chính vì thế phải soạn giáo án
như thế nào là điều đáng quan tâm. Thử hỏi liệu giáo viên có làm cho tiết học
sôi nỗi được không khi chỉ họ “ thao thao bất tuyệt ” một mình mà không hề

ngó ngàng gì đến thái độ học tập của học sinh. Một phương án mới được đưa ra
là phải thay đổi cách soạn giáo án đồng nghĩa với việc thiết kế bài dạy theo định
hướng đổi mới.
2/ Về mặt thực tiễn
Hơn gần 5 năm dạy học tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm tôi rút ra một
điều : Muốn nâng cao chất lượng dạy học điều trước tiên phải làm là đổi mới
phương pháp soạn giáo án, nghĩa là đổi mới mục tiêu các hoạt động dạy học, hệ
thống câu hỏi trong từng hoạt động, sử dụng các phương pháp dạy học cho phù
hợp với nội dung bài học. Đổi mới phương pháp thiết kế bài dạy mang tính thiết
thực và đồng bộ đòi hỏi giáo viên phải đọc kỹ nội dung bài học tìm ra những
phương pháp mới lạ thu hút, lôi cuốn các em học tập tích cực.
Nắm được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế bài dạy theo
đúng hướng đổi mới từ đó có thể đi sâu tìm hiểu thực trạng về kỹ năng soạn
giáo án của giáo viên Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời đưa ra
hướng khắc phục những hạn chế, những thiếu sót trong việc thiết kế bài dạy.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
7
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN CỦA
GIÁO VIÊN THCS VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Khả năng soạn giáo án là một khả năng quan trọng của người giáo viên, nó
thể hiện tư thức và tầm hiểu biêt của người thầy giáo, cô giáo thể hiện thái độ
đối với đồng nghiệp ( chú tâm nhiệt tình, hay lơ đảng ) thể hiện khả năng lên
lớp của người thầy.
I - ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN THCS
Giáo viên THCS lâu năm có những ưu điểm hơn giáo viên mới vào ngành,
đó là mạnh dạn thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới phát huy tính tích cực,
học tập của các em. Bản thân tôi đã đưa ra thiết kế bài dạy theo phương pháp
nhóm, giáo viên làm việc 15/20% còn lại là học sinh làm, học sinh phát biểu,
giáo viên nhận xét, giáo viên chỉ kết luận và đưa ra đáp án chính xác cho mỗi

câu hỏi
- Phần mục tiêu xác định rõ ràng phù hợp với trình độ và tâm lý lứa tuổi
- Các hoạt động dạy học có sự ràng buộc, liên kết chặt chẽ, phân định thời
gian rõ ràng hợp lý.
- Biết xác định đúng trọng tâm bài học, đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với
nội dung, cô động và súc tích.
Tuy nhiên không phải hầu hết các giáo viên đều mạnh dạn thiết kế bài dạy
theo định hướng đổi mới mà vẫn còn tồn tại một số giáo viên chưa ý thức được
tầm quan trọng của nó đối với hứng thú học tập của học sinh.
II - BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC :
1/ Đối với giáo viên THCS :
Thiết kế bài dạy theo phương pháp mới là một yêu cầu bắt buộc của Bộ GD
và ĐT, là việc cần thiết trong quá trình giảng dạy của giáo viên.
- Trước hết cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc học tập cũng
như giảng dạy. Đối với tôi, soạn giáo án giảng dạy tôi luôn luôn tìm tòi các
phương pháp mới đưa vào làm cho giáo án sinh động hơn.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
8
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
Ví dụ : ( Bài 29 lớp 7 - Vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông .) Tôi chia
lớp làm 6 nhóm, vẽ 6 bức tranh và cho học sinh thi vẽ nhanh, vẽ đẹp, hoặc bài
vẽ heo mẫu tôi đặt 2 mẫu na ná nhau, các em có được cơ hội thể hiện hết mình.
- Người thầy giáo dạy bộ môn Mỹ thuật phải có cái “ tâm ” luôn trăn trở
băng khoăn về cách thức dạy học. Dạy cho các em lĩnh hội tri thức đã khó, dạy
cho các em biết lĩnh hội cái đẹp, tạo ra cái đẹp còn khó gấp mấy lần. Vì vậy nếu
chỉ dùng những thông thường thì không thể nào mang lại hiệu quả.
- Theo tôi trước khi soạn bài giảng phải nắm kỹ nội dung, từ đó xác định
mục tiêu cụ thể ( kiến thức, kỹ năng, thái độ ) mục tiêu đó phải phù hợp với
trình độ lứa tuổi ( lớp 6,7,8 ) phù hợp với trình độ nhận thức của các em.
Ví dụ : Cũng bài đó ( Vẽ tranh : An toàn giao thông ) dạy ở lớp 8 yêu cầu

mục tiêu như thế nào ? dạy ở lớp 8 ( lớp chọn ) phương pháp gì là phù hợp hơn?
Đòi hỏi giáo viên phải chu đáo khi thiết kế bài dạy vì nó quyết định 60% sự
thành công của một tiết dạy.
- Người giáo viên phải không ngừng học tập tham khảo tài liệu, sách báo
nâng cao tầm hiểu biết, nâng cao tay nghề của mình, biết lựa chọn và kết hợp
các phương pháp khác nhau làm cho bài học trở nên hấp dẫn và sinh động.
2/ Đối với Trường THCS :
Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất : như phòng học, bàn ghế, mẫu vật,
ĐDDH, máy chiếu, băng đĩa nhạc, ngoại khóa Mỹ thuật ngoài trời giúp học
sinh tiếp xúc nhiều với thiên nhiên làm cho tâm hồn trong sáng, cao thượng,
thoát khỏi những ràng buộc của mối quan hệ hằng ngày.
- Tổ chức dạy chuyên đề cho các giáo viên chuyên môn nhằm nâng cao
nghiệp vụ sư phạm, nâng cao trí thức và tầm hiểu biết giúp họ vững vàng hơn
trong công tác giáo dục và dạy học.
- Tìm ra những vấn đề thực tế tác động đến việc soạn giảng của giáo viên,
đi sâu vào nguyện vọng của giáo viên và học sinh.
- Tăng cường phương tiện hiện đại để giáo viên có thể sử dụng thường
xuyên, kích thích tính tích cực chủ động các em phát triển, đồng thời dẫn dắt
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
9
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
các em liên hệ thức tế một cách dễ dàng. Chẳng hạn khi dạy bài : “ Vẽ trang trí
- Bìa lịch treo tường ” ( lớp 7 ) giáo viên cần chuẩn bị máy truyền hình, phim
về cảnh têt trang trí chứa đựng những hình ảnh của mùa xuân.
Hoặc dạy bài : “ Vẽ tranh - Đề tài mẹ của em ” giáo viên nên cho học sinh
xem một đoạn phim nói về việc làm của các bà mẹ, tiết học sẽ sôi nỗi hứng thú
rất nhiều.
 Kết luận : Từ yêu cầu của Bộ GD – ĐT đổi mới phương pháp thiết kế
bài dạy tôi thiết nghĩ cần phải xác định mục tiêu nội dung, phương pháp và đặc
biệt là phải vận dụng được những phương pháp dạy học hiện đại nhằm nâng cao

hiệu quả giáo dục và dạy học, đào tạo những con người có đủ phẩm chất và
năng lực đáp ứng mọi yêu cầu trong cuộc sồng hiện đại ngày nay.
CHƯƠNG III : THIẾI KẾ BÀI DẠY THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI,
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT Ở
TRƯỜNG THCS
I - HÌNH THÀNH KỸ NĂNG THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO ĐỊNH
HƯỚNG ĐỔI MỚI
1/ Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp soạn giáo án
Bao giờ cũng vậy, soạn giáo án là điều cần thiết trước khi lên lớp. Nhưng
soạn như thế nào mới là điều quan trọng. Phương pháp soạn bài theo kiểu cũ chỉ
chú tâm đến hoạt động của thầy làm sao để đủ thời gian đã soạn trong giáo án,
nói làm như thế nào để kịp giờ không bị cháy giáo án Cứ như việc dạy học là
một nghĩa vụ vậy. Giáo án soạn dài dòng, chi tiết, không chú ý đến cái khái quát
chung, không cân nhắc các phương pháp dạy học chu đáo và cũng chẳng chú ý
đến việc sử dụng các phương pháp đó như thế nào. Một số giáo viên cứ lên lớp
là thuyết trình, thuyết giảng, học sinh ghi được thì ghi mà không thì học trong
sách giáo khoa. Chính vì thế đa số học sinh thuộc bài theo kiểu học vẹt, hứng
thú học tập của các em rất kém chỉ 30%, khoảng 20% hiểu bài, các em không
tích cực phát biểu xây dựng bài, đôi khi thì làm việc riêng Do đó hiệu quả
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
10
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
giáo dục không cao, ri thức các em không đi sâu và mở rộmg được, không còn
tìm tòi thêm những cái mới, mọi suy nghĩ hành động mang tính thụ động.
Để thoát khỏi tình trạng đó Bộ GD - ĐT ra quyết định phải thay đổi phương
pháp thiết kế bài dạy, xây dựng lại chương trình mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
2/ Rèn luyện các kỹ năng soạn giáo án :
Như tôi đã nói soạn giáo án là kỹ năng cơ bản, quan trọng xuyên suốt quá
trình hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên. Đó là các kỹ năng xác định
mục tiêu, tham khảo và sưu tầm tài liệu, kỹ năng làm ĐDDH và sử dụng

ĐDDH, minh họa bảng và thiết kế phiếu bài tập.
2.1. Trước hết phải kể đến là kỹ năng xác định mục tiêu :
Để có một giáo án hoàn thiện, một giờ học hiệu quả người giáo viên phải
biết kỹ năng xác định mục tiêu. Vậy xác định mục tiên như thế nào cho phù hợp
với trình độ hiểu biết của học sinh. Giả dụ như cũng là học sinh lớp 6 nhưng lớp
chọn thì mục tiêu khác, lớp yếu ta đặt mục tiêu khác.
Ví dụ : Vẽ theo mẫu có 2 đồ vật bài 20 lớp 6
Mục tiêu :
1. Kiến thức : Nắm được cấu trúc của mẫu
2. Kỹ năng : Vẽ được hình gần với mẫu
3. Thái độ : Yêu quý đồ vật qua nét vẽ
Cũng bài học đó đối với lớp học bình thường. Yêu cầu chỉ biết được cấu trúc
của mẫu chứ chưa đòi hỏi về kỹ năng vẽ hình gần với mẫu.
Mặt khác chương trình Mỹ thuật THCS là một chương trình đồng tâm, lớp
sau đòi hỏi cao hơn lớp trước dù cùng một đề tài.
Ví dụ : Vẽ theo mẫu :
-
Lớp 6 : Yêu cầu : Vẽ được hình dáng của mẫu
-
Lớp 7 : Yêu cầu : Vẽ hình gần giống mẫu, nhấn thả đậm nhạt
-
Lớp 8 : Yêu cầu : Dựng hình bằng những nét thẳng chắc khỏe
Hoặc bài Thường thức Mỹ thuật tìm hiểu về các họa sĩ Việt Nam
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
11
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
-
Lớp 7 : Giai đoạn thấp : Chỉ nắm sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu và có thể
phân tích qua loa một tác phẩm nào mình cho là thích
-

Lớp 8 : Giai đoạn cao : Yêu cầu cần phải có kỹ năng phân tích một tác
phẩm bất kỳ của họa sĩ nào đó sâu sắc về nội dung và ý tưởng thể hiện.
2.2. Kỹ năng tham khảo và sưu tầm tài liệu :
Đây là kỹ năng quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc giảng dạy của
mỗi giáo viên. Làm giáo viên mà không tham khảo và sưu tầm tài liệu thì không
thể nào đứng vững trên bục giảng. Nhưng việc biết lựa chọn tài liệu gì cho phù
hợp với nội dung, yêu cầu của bài dạy cũng không phải là không khó khăn.
Không thể sưu tầm bộ tranh dân gian Việt Nam để dạy bài lịch sử Mỹ thuật
Việt Nam, giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến 1954. Có thể hơi quá nhưng thực sự
vẫn có những giáo viên không hề tham khảo sưu tầm tài liệu dạy học, dẫn đến
tiết học khô khan, không có hứng thú.
2.3. Kỹ năng làm đồ dùng dạy học :
Cũng là một kỹ năng của việc thiết kế bài dạy, giáo viên phải làm nhanh,
gọn, đẹp, dễ hiểu, các bước phải rõ ràng.( VD : sau ).
Tranh đề tài thì sắc màu phải đẹp, không được lem nhem phải có nẹp cho
gọn gàng, ngăn nắp.



Các bước của bài vẽ Các bước bài vẽ
Tranh đề tài Ấm tích và bát
B
1

B
2
B
1
B
2

B
3



B
3
B
4
2.4. Kỹ năng minh họa bảng :
Phải phù hợp với thời gian, chính xác vấn đề cần nêu, học sinh dễ hiểu, dễ
tiếp thu bài hơn. Ví dụ : Vẽ tranh cổ động lớp 8 nếu không minh họa cho học
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
12
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
sinh biết những cái sai trên bảng ( chữ như thế nào, hình ra sao ) thì có thể khi
làm bài học sinh lại vấp phải những cái đó.
2.5. Kỹ năng thiết kế phiếu bài tập trong bài soạn theo phương pháp nhóm
• Thiết kế đầy đủ nội dung, chương trình, bao quát được vấn đề. Ví dụ
như bài : Thường thức Mỹ thuật lớp 7 “ Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của
Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 ” phải bao quát
toàn bộ cuộc đời sự nghiệp sáng tác và những công sức họ đã đóng góp cho nền
Mỹ thuật nước nhà.
• Số lượng câu hỏi vừa phải, không được ngắn, không được quá dài.
Ví dụ : Bài 24 : Thường thức Mỹ thuật lớp 6 : “ Giới thiệu một số tranh dân
gian Việt Nam ” phiếu bài tập 1 (PBT 1) :
Xuất sứ của tranh dân gian
1. Tranh dân gian có từ bao giờ và thường được sử dụng trong dịp nào ?
2. Tranh dân gian do ai sáng tác ?
3. Tranh dân gian có những loại nào ?

4. Màu sắc trong tranh dân gian ra sao ?
• Nên biết sử dụng PBT vào hoạt động nào là chủ yếu.
Ví dụ : Bài 21 - Lớp 7 TTMT thì nên sử dụng PBT cho học sinh ở “ Một số
tác phẩm tiêu biểu ” cho học sinh thực hiện, phân tích. Cũng có thể cho học sinh
thực hiện ở hoạt động “ phân tích tranh ”. Mỗi nhóm phân tích một bức tranh
theo yêu cầu cụ thể ( nội dung, màu sắc, bố cục ).
II - MỘT SỐ BÀI SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI :
1/ Mẫu thiết kế bài tập chung :
MẪU GIÁO ÁN MỸ THUẬT
Tên bài : ( Ghi đầy đủ thứ tự bài và tên phân môn )
-
Lớp
-
Tiết thứ
-
Ngày dạy
A/ MỤC TIÊU :
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
13
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
1. Kiến thức : Cung cấp những kiến thức gì cho học sinh
2. Kỹ năng : Có các kỹ năng quan sát, dựng hình, vẽ màu, bố cục
3. Thái độ : Nhận thức được cái đẹp, có cách nhìn, cách nghĩ, biết được
cách làm bài Mỹ thuật
B/ CHUẨN BỊ :
1. Tài liệu tham khảo
2. Đồ dùng dạy học
3. Phương pháp dạy học
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức : (thời gian ?)

- Đặt mẫu vẽ hay treo biểu bảng.
- Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, nếu có điều kiện giờ vẽ theo mẫu nên
kê bàn hình chữ U hay hình cánh cung hoặc hình chữ nhật, để học sinh dễ quan
sát mẫu, dễ vẽ.
- Kiểm tra sỉ số ( nếu là tiết học đầu)
2. Kiểm tra bài cũ : (thời gian ?)
- Kiểm tra lý thuết ( nếu bài trước có liên quan đến bài dạy )
- Kiểm tra bài tập về nhà: Vẽ trang trí, vẽ tranh hay sưu tầm tài liệu
- Kiểm tra ĐDHT của HS, SGK, giấy vẽ, chì, màu, tranh hay mẫu vẽ ( lá,
cây, chai, lọ ).
( Những phần trên tiến hành nhanh chóng hoặc có thể có ở bài này không có
ở bài khác ).
3. Bài mới : ( thời gian ? )
a) Đặt vấn đề ( giới thiệu bài học)
b) Triển khai bài : phần này có thể trình bày theo 3 cách sau
• Trình bày theo chiều ngang
-
Phần ở trên gồm câu hỏi, câu trã lời, lời hướng dẫn của giáo viên.
-
Phần hình vẽ minh họa cho phép phần lời, ở dưới.
Cứ như vậy đan xe lời hình cho đến hết bài dạy.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
14
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
• Trình bày theo cột dọc
-
Phần lời bên trái nội ( dung bài dạy )
-
Phần vẽ hình bên phải ( minh họa )
Phần lời và hình vẽ ngang nhau để GV dễ nhìn, dễ tìm khi cần thiết

• Trình bày theo hoạt động ( cột dọc )
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1
- Nội dung - Ghi chép
- Câu hỏi - Trã lời
- Hình minh họa - Vẽ hình

Hoạt động 2

Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập.
- GV có thể đặt câu hỏi để HS nhớ lại những nội dung đã học sau đó tóm tắc,
nhấn mạnh những ý trọng tâmcủa bài học ( nếu là bài lý thuyết ).
- GV gợi ý cho HS nhận xét và tựi cho điểm một số bài theo ý riêng ( nếu là
bài thực hành ) sau đó GV bổ sung và tóm tắc
- Dặn dò
- GV nhắc nhở HS

+ Làm bài tiếp ở nhà ( nếu là bài trang trí, vẽ tranh )
+ Làm bài tập về nhà .
+ Sưu tầm tư liệu : Tranh, ảnh, các bản dập hoa văn
+ Tham quan danh lam, viện bảo tàng MT, các phòng tranh
+ Chuẩn bị cho bài học sau : Đọc SGK, chuẩn bị mẫu, sưu tầm tư liệu
2/ Một số bài soạn minh họa theo phương pháp đổi mới :
Bài 24 : Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam
Lớp 6
Ngày soạn : 16/01/2008
Ngày dạy : 20/01/2008
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
15
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức : Học sinh hiểu về nội dung và hình thức của tranh dân gian
Việt Nam ( Đông Hồ và Hàng Trống )
2/ Kỹ năng : Học sinh có thể phân biệt được 2 dòng tranh Đông Hồ và tranh
Hàng Trống, sự giống nhau và khác nhau ở hình thức thể hiện
3/ Thái độ : Học sinh yêu quý tôn trọng những sản phẩm văn hóa truyền
thống của dân tộc.
II - CHUẨN BỊ :
1/ Tài liệu tham khảo :
-
Lịch sử Mỹ thuật ( Giáo trình đào tạo GVHD )
-
Tranh dân gian Việt Nam ( 1998 ) của Thái Bá Vân Chu Quang Thú.
-
Các tập tranh dân gianViệt Nam, các bài báo, tạp chí viết về tranh dân
gian.
2/ Đồ dùng dạy học :
+ GV : - Bộ ĐDDH Mỹ thuật 6
- Các tranh dân gian Đông Hồ như : Đại Cát, đám cưới chuột. Tranh
Hàng Trống như : Chợ quê, Phật bà Quan âm.
- Phiếu bài tập
- Giấy A
3 ,
bút nét to, băng dính giấy.
- SGK MT 6.
+ HS : - SGK MT 6
- Bút màu, bút chì, giấy A
4
3/ Phương pháp dạy học
-

Phương pháp thảo luận nhóm.
-
Phương pháp trực quan
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ : (2’)
-
Tranh dân gian có từ bao giờ, do ai sáng tác ?
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
16
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
( Có từ lâu đời do tập thể quần chúng sáng tác )
-
Tại sao tranh dân gian được coi là tranh Tết ?
( Bán trong dịp Tết hàng loạt )
-
Có mấy dòng tranh tiêu biểu ? một số bức tranh ?
3/ Giới thiệu bài mới : (1’)
Các em đã làm quen với tranh ở bài 19. Để hiểu sâu hơn về giá trị nội
dung, thể hiện qua nội dung và hình thức chúng ta cùng xem và phân tích một
số bức tranh dân gian Việt Nam
4/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Phân tích 2 dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống
Hoạt động của GV và HS Nội dung trình bày
- GV chia thành 4 nhóm
* Sử dụng phiếu bài tập 1,2 cụ thể
Nhóm 1,2 (PBT 1)
Nhỏm 3,4 (PBT 2)
* Các nhóm trình bày, kể cả bổ
sung (nhóm nào giơ tay trước nhóm

đó được quyền trình bày).
* GV kết luận (dùng máy chiếu kết
luận VG)(ngán gọn 3)
- PBT 1 : gọi tranh Đông Hồ vì được
sản xuất tại Đông Hồ (làng mái) nằm
ven sông Đống thuộc Huyện Thuận
Thành - Bắc Ninh
- Tác gỉả là những nghệ nhân (nông
dân lao động) và làm tranh lúc nông
nhàn. Vì vậy tranh thể hiên tâm tư tình
cảm và hoài bảo ước mơ của nhân dân
lao động.
- Tranh được sản xuất hàng loạt in
bằng ván gỗ khắc, loại gỗ mền, dẻo
dai, dễ khắc như gỗ thị, gỗ lông mục.
- Trong bức tranh có bao nhiều màu thì
có bấy nhiêu bản khắc.
- PBT 2 : Gọi tranh Hàng Trống vì nó
được sản xuất và bán ở các Phố Hàng
Trống ( Hàng Nón, Hàng Trống, hàng
Quạt ; Hàng Trống là chủ yếu thuộc
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
17
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
* Sử dụng PBT 3,4
Nhóm 1,2 PBT 4
Nhóm 3,4 PBT 3
Thảo luận (7)
Trình bày (10) cộng bổ sung
* GV kết luận (4)

Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội ).
- Đối tượng phục vụ là thị dân và tầng
lớp trng lưu ở kinh thành, các nghệ đều
phải vẽ theo yêu cấu của khách hàng.
- Trnh Hàng Trống chỉ có 1 bản khắc
nét in đen, làm đường viền của các
hình vẽ, sau đó nghệ nhân tô màu vào
các mảng hình.
1/ Tranh “ Đại Cát ”(Đông Hồ)
* Nội dung : Đề tài thể hiện chúc tụng
mọi người đón năm mói tốt lành, nhiều
tài lộc, phát triển về mọi mặt
- Hình tượng gà trống tưịơng trưng cho
sự thịnh vượng và những đức tính của
con người
+ Mào gà tượng trưng cho mũ cánh
chuồn trạng nguyên là “ văn ”.
+ Chân có cựa sắt như lưỡi kiếm là :
“ võ ”.
+ Oai vệ, dũng cảm, dũng cảm sẵn
sàng đấu chọi là “ dũng ”.
+ Kiếm được mồi gọi nhau cùng ăn là
“ nhân ”.
+ Gáy đúng giờ, báo canh không sai
là : “ tín ”
* Hình thức : Tranh được in trên giấy
đỏ có quét nền diệp ( nếu xịn hơn in
thật thì giấyđược chát óng ánh của vỏ
điệp
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh

18
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
- Bố cục thuận mắt.
- Hình vẽ đơn giản, to nhưng không
cứng.
- Màu sắc tươi và sinh động, phần chữ
viết để minh họa nội dung và bố cục
thêm chặt chẽ.
2/ Tranh “ Đám cưới chuột ”
* Nội dung : Đề tài : Chấm biếm, phê
phán tranh còn có tên là trạng chuột
vinh quy
* Tuy đám cưới có vẻ từng bừng, kiều
hồng ô lộng nhưng nhà chuột vẫn lo
âu, sợ hãi, muốn được yên vui thì phải
kèn trống dâng lễ vật đến cho mèo.
* Hình thức : Tranh chia làm 2 phần
đường nét tuy đơn giản nhưng tinh tế
thể hiện được sự hung dữ của Mèo và
sự lo âu, sợ hãi của Chuột.
3/ Tranh chợ quê (Hàng Trống)
* Nội dung : Là loại tranh sinh hoạt,
vẽ về cảnh một phiên chợ nông thôn.
Trong chợ có các quầy hàng, kẻ mua
người bán nhộn nhịp như : rau, thịt,cá,
thức ăn, đồ gốm, ngoài ra còn có cả
người đánh bạc, xem bói.
* Hình thức : Cách vẽ tih tế dùng
đường nét nhỏ diễn tả kỹ các chi tiết,
màu sắc tươi sáng của phẩm nhuộm

thể hiện nghệ thuật vẽ tranh Hàng
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
19
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
Trống.
4/ Tranh Phật Bà Quan Âm :
* Nội dung : Đề tài tôn giáo thờ cúng,
vừa có tính chất tín ngưỡng, vừa có ý
nghĩa khuyên năn con người làm việc
thiện. Đức Phật ngồi trên tòa sen, bên
cạnh là 2 đệ tử Tiên Đồng và Ngọc Nữ
* Hình thức : Bằng cách diễ tả tinh tế,
bức tranh thể hiện được sự thần bí qua
cách chuyển màu, cách diễn tả nét
mềm mại, cách bố cục, nhịp nhàng tình
cảm.
KẾT LUẬN :
-
Tranh dân gian là sự sáng tạo
nghệ thuật của cha ông. Bằng những
nguyên liệu thiên nhiên nhiên gần gũi
tạo cho các bức tranh mộc mạc, trong
sáng, đầm thắm, thể hiện bản sắc văn
hóa truyền thống Việt Nam.
-
Tranh Đông Hồ phục vụ người
dân, thể hiện nghệ thuật diễn tả đơn
giản, đường nét to, khỏe, màu sắc tươi
tắn.
-

Tranh Hàng Trống phục vụ cho
thị dân và tầng lớp trung lưu nên
đường nét mảnh mai, bay bướm, chi
tiết tỉ mỹ thể hiện sự công phu

5/ Dặn dò : (1’)
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
20
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
-
Học bài SGK sưu tầm tranh dân gian
-
Chuẩn bị bài sau.
PHIẾU BÀI TẬP
I - THỜI GIAN THẢO LUẬN VÀ GHI CHÉP : 7phút (cho hoạt động 1)
Thời gian trình bày tối đa là 2 phút
* PBT 1: Nhóm 1/ Nhóm 2
1. Vì sao gọi là trnh Đông Hồ ?
2. Nêu đặc điểm kỹ thuật làm tranh Đông Hồ ?
3. Kể tên những bức tranh Đông Hồ mà em biết ?
* PBT 2 : Nhóm 3/ Nhóm 4
1. Vì sao gọi là tranh Hàng Trống ?
2. Nêu đặc điểm kỹ thuật làm tranh Đông Hồ ?
3. Nêu đặc điểm nghệ thuật của tranh Đông Hồ ?
4. Kể tên những bức tranh Hàng Trống mà em biết ?
Chú ý : sau thời gian thảo luận, nhóm nào có tín hiệu trước, nhóm đó sẽ dành
được quyền trả lời.
Sau đó các nhóm khác sẽ bổ sung (1 - 2).
- Trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
II - THỜI GIAN THẢO LUẬN VÀ GHI CHÉP : 7 phút (cho hoạt động 2)

Thời gian mỗi nhóm trình bày tối đa là 3 phút.
Các nhóm bổ sung tối đa là 2 phút
PBT 4 : Nhóm 1/ Nhóm 2
Xem tranh “ Đám cưới chuột ” và “ Đại Cát ” trong SGK, rồi so sánh 2 bức
tranh đó về nội dung và hình thức ?
1. Về nội dung :
-
Đề tài thể hiện của chúng là gì ?
-
Hình tượng trong tranh như thế nào ?
2. Về hình thức : Nghệ thuật diễn tả, đường nét, màu sắc, bố cục ?
PBT 3 : Nhóm 3/ Nhóm 4
Xem tranh : “ Phật Bà Quan Âm ” và “ Chợ quê ”, sau đó cho biết :
1. Nội dung của 2 bức tranh trên ? (đề tài, hình tượng) ?
2. Em hãy so sánh và nêu lên sự khác biệt về nghệ thuật diễn tả (đường nét,
sắc màu, bố cục) của 2 bức tranh đó ?
(Nhóm nào có tín hiệu trước nhóm đó sẽ trả lời trước).
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
21
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới


Bài 25 : Vẽ tranh đề tài : MẸ CỦA EM
Lớp 6 :
Ngày soạn : 01/03/2008
Ngày dạy : 05/03/2008
I - MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp cho HS hiểu thêm được các công việc hằng ngày của
mẹ
2. Kỹ năng : Giúp các em vẽ được tranh về mẹ bằng cảm xúc và khả năng

của mình.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
22
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
3. Thái độ : Học sinh yêu thương quý trọng mẹ
II - CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên :
- Bộ tranh đề tài về mẹ (lớp 6)
- Sưu tầm tranh ảnh của họa sĩ trong và ngoài nước về mẹ
b. Học sinh :
- Sưu tầm tranh về mẹ
- Chuẩn bị giấy, chì, tẩy, màu
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp luyện tập
- Phương pháp liên hệ thực tiễn uộc sống
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức : (2’) cho HS hát bài cô giáo và mẹ hiền.
2. Kiểm tra bài cũ : Phân tích nội dung và hình thức bừc của bức tranh
“ Chợ quê ”.
3. Giới thiệu bài mới : Có rất nhiều bài thơ, bài hát ca ngơi về Mẹ “ Riêng
mặt trời chỉ có 1 mà thôi và Mẹ chỉ có 1 trên đời ” đó là tình cảm thiêng liêng
xúc động và sâu lắng nhất. Hôm nay cô sẽ giúp cho các em thể hiện được tình
cảm của mình đối với Mẹ thông qua cách vẽ một bức tranh về Mẹ, các em có
đồng ý không ? (GV ghi bảng)
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài (7’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cho HS xem tranh hoặc 1 đoạn

băng về công việc hằng ngày của Mẹ
1. Em hãy cho biết nội dung các
tranh này ?
- Mẹ đang nấu ăn, mẹ dắt em đi dạo,
mẹ đang nhặt rau
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
23
Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
2. Bố cục của những bức tranh này?

3. Màu sắc như thế nào ?
- GV hỏi 1 HS :
* Nếu là em em sẽ vẽ mẹ đang làm gì?
- Bố cục có chặt chẽ, mảng chính,
mảng phụ nấu ăn, xung quanh là chị
em đan vui đùa.
- Màu phải tươi sáng ấm cúng
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách vẽ (5’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Nêu các bước của 1 bài vẽ tranh đề tài

- B
1
: Tìm và chọn nội dung đề tài
- B
2
: Tìm bố cục tranh
- B
3
: Vẽ phác các mảng chính và

mảng phụ
- B
4
: Vẽ chi tiết
- B
5
: Vẽ màu
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài (22’)
-
GV ra bài tập, 2 dãy thi vẽ nhanh, vẽ đẹp.
-
GV bao quát lớp, HS làm bài.
-
GV hướng dẫn chính, sữa sai cho các em, khi nhiều em thắc mắc cùng
một ý, hình ảnh thì GV hướng dẫn chung trên bảng
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS đánh giá kết qủa học tập (5’)
-
GV chọn ra 4 bài (được và chưa được) dán lên bảng
-
Yêu cầu HS nhận xét
• Nội dung gì ?
• Bốc cục như thế nào ?
• Hình tượng đẹp chưa ?
• Màu sắc trong sáng hay buồn bã, ảm đạm.
-
GV yêu cầu HS xếp loại và cho điểm
-
GV bổ sung, nhận xét, xếp loại và cho điểm.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
24

Thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới
-
Khuyến khích những em chưa đạt triển khai tuyên dương những em tốt.
5. Dặn dò : - Về nhà tiếp tục hoàn thiện bài vẽ.
- Vẽ tranh khác về mẹ
- Chuẩn bị bài 26 : Chữ in hoa nét đều
Bài 22 : Vẽ trang trí : TRANG TRÍ ĐĨA TRÒN
Lớp 7
Ngày soạn : 09/02/2008
Ngày dạy : 13/02/2008
GVHD : Trầm Kỳ Sanh
GVGD : Phạm Thị Bình
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Giúp HS biết cách trang trí sắp xếp họa tiết trong hình tròn.
2. Kỹ năng :
- Giúp HS biết cách lựa chọn họa tiết thích hợp và trang trí được đĩa tròn.
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Giáo Viên : Trầm Kỳ Sanh
25

×