Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

phân tích thực trạng hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện yên mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.11 KB, 19 trang )

Danh sách nhóm 13 Mã sinh viên Lớp
Trịnh Thị Thương 541839 KTNNA-K54
Lê Thị Trang 541843 KTNNA-K54
Phạm Thị Thường 541840 KTNNA-K54
A. MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước,
nông nghiệp nước ta cũng có sự chuyển biến về số lượng và chất lượng, kể từ khi
có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 05/04/1988 nông nghiệp Việt Nam có
bước tăng trưởng khá, người nông dân có quyền tự chủ trong sản xuất kinh
doanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,5%/năm. Một số mặt hàng nông sản
đã khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới như hồ tiêu (đứng thứ nhất),
gạo (đứng thứ hai), cà phê (đứng thứ 3). Kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản
chiếm khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2006.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong bối cảnh của việc chuyển đổi cơ
chế quản lý và kinh tế thị trường, thực tế còn cho thấy người nông dân còn thiếu
những thông tin cần thiết để xử lý trong sản xuất của họ, họ cũng cần được đào tạo,
nâng cao kiến thức và kỹ năng phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Vì vậy ngày
02/03/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến nông và
tổ chức hệ thống khuyến nông ra đời.
Nước ta với 70% dân số sống chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Nông nghiệp
vẫn là ngành chính giữ vai trò chủ đạo, chính vì vậy hoạt động khuyến nông ở nước
ta không thể thiếu, công tác khuyến nông có thể coi là chìa khóa vàng của nông dân
khiến cho năng suất lao động tăng, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển nông thôn.
Theo ông Đ.H.Maunder định nghĩa: “Khuyến nông như một dịch vụ hay hệ
thống giúp đỡ nông dân thông qua giáo dục, nhằm nâng cao các phương pháp kỹ
thuật canh tác, trồng trọt, chăn nuôi nhằm tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, để cải
thiện mức sống của nông dân”. Hoạt động khuyến nông ngày càng được xã hội hóa
với nhiều thành phần tham gia. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua các
chương trình, dự án đã được chuyển giao cho nông dân đạt kết quả cao góp phần
xóa đói giảm nghèo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn


nước ta theo hướng công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, trên thực tế việc hoạt động khuyến nông vẫn gặp phải một số khó
khăn như: nhận thức của người dân về khuyến nông còn hạn chế, nông dân tham gia
tập huấn chưa cao, nội dung khuyến nông chưa phù hợp… Chính vì vậy mà kết quả
hoạt động khuyến nông vẫn chưa cao. Thực trạng này đòi hỏi hoạt động khuyến
nông cần phải được hoàn thiện trong thời gian tới góp phần thực hiện chương trình
khuyến nông hiệu quả hơn.
Yên Mô là huyện có điều kiện kinh tế tương đối phát triển của tỉnh Ninh
Bình. Trong thời gian qua, khuyến nông ở Yên Mô đã có nhiều sự biến đổi góp
phần phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân trong huyện. Bên cạnh
những kết quả đạt được, hoạt động khuyến nông còn bộc lộ nhiều hạn chế như:
chưa xuất phát từ nhu cầu nông dân; cơ chế quản lý hoạt động khuyến nông còn
thiếu dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp các hoạt động khuyến nông giữa các đơn vị,
tổ chức đoàn thể trong tỉnh. Các hoạt động khuyến nông hiện nay như tập huấn, xây
dựng mô hình, thông tin… chỉ tập trung vào kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mà thiếu
hụt các vấn đề về quản lý sản xuất kinh doanh, định hướng cây trồng, vật nuôi theo
nhu cầu thị trường….vì vậy việc thực hiện chính sách khuyến nông theo nghị định
02 trên địa bàn huyện Yên Mô là rất cần thiết.
II. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1. Mục tiêu nghiên cứu.
a. Mục tiêu chung.
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng các hoạt động khuyến nông
ở huyện Yên Mô những năm qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao
kết quả hoạt động khuyến nông trong những năm tới, góp phần phát triển nông
nghiệp, nông thôn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
b. Mục tiêu cụ thể.
- Phản ánh cơ sở lý luận và thực tiễn về khuyến nông.
- Phân tích thực trạng hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Mô.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động khuyến nông trên
địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động khuyến nông trên địa
bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài này thì đối tượng nghiên cứu là các nhóm chính sách khuyến
nông và các hoạt động của các chính sách đó.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: đề tài này được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên
Mô – Ninh Bình.
- Thời gian : tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2009 – 2011.
III. phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.
Các số liệu thứ cấp thu thập ở các báo cáo, các công trình nghiên cứu
đã công bố của cá nhân, tổ chức liên quan.
Tìm hiểu tác động của chính sách khuyến nông đã và đang triển khai
qua các trang web, sách báo để thấy được tác động của chính sách.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Tiến hành trao đổi thảo luận thu thấp ý kiến của các thầy cô, bạn bè và
những người có hiểu biết về vấn đề đang nghiên cứu.
2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để thấy
những tác động của các chính sách trong phạm vi nghiên cứu.
B. Nội Dung.
I. Một số cơ sở lí luận về chính sách khuyến nông
1. Một số khái niệm liên quan
a. Khái niệm chính sách
- Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể hay tổ chức nhất
định khẳng định và tổ chức thực hiện nhằm giả quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.
- Chính sách giúp nhà nước quản lý xác định những chỉ dẫn chung cho quá
trình ra quyết định. Giúp họ thấy được phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết

định, nhắc nhở các nhà quản lý các quyết định nào là có thể và những quyết định nào
là không thể. Từ đó chính sách sẽ hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên
trong tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
b. Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì vậy
khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích
rộng rãi. Do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, dưới đây là một
số quan niệm và khái niệm về khuyến nông.
“Khuyến nông là phương pháp hành động, nhận thông tin có lợi tới người
dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết
nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này.” (B.E. Swansan và
J.B.Claar).
“Khuyến nông, khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp
nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn.”
(A.W.Van den Ban và H.S Hawkins – Khuyến nông, 1988)
Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp của LHQ (FAO) đã đúc kết và trên
cơ sở hoạt động khuyến nông của Việt Nam thì: Khuyến nông là cách tạo và rèn
luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính
sách của nhà nước về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về
quản lý kinh tế. những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng tự giải quyết
được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời
sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới (Nguyễn
Quốc Chỉnh 2005).
c. Khái niệm chính sách khuyến nông
- Chính sách khuyến nông là tập hợp các chủ trương và hành động về khuyến
nông do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và
phương pháp để đạt được mục tiêu đó.
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách khuyến nông
- Mục tiêu của hoạt động khuyến nông
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập,

thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức,
kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.
Góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển
hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu
cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia,
ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia
khuyến nông.
- Nguyên tắc hoạt động khuyến nông
+ Xuất phát từ nhu cầu của nông dân yêu cầu phát triển nông nghiệp của Nhà nước.
+ Phát huy vai trò chủ động, tích cực và tham gia tự nguyện của nông dân trong
hoạt động khuyến nông.
+ Liên kết chặt chẽ với cơ quan quản lý, sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các
doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
+ Xã hội hoá hoạt động khuyến nông, đa dạng hoá dịch vụ khuyến nông để huy
động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài tham gia hoạt động
khuyến nông.
+ Dân chủ, công khai, chịu sự giám sát của cộng đồng.
+ Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng, miền, địa bàn và
nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
(Nguồn: Trích Nghị định 02/2010/NĐ-CĐ ngày 8/1/2010 của Chính phủ về khuyến
nông. , truy cập ngày 11/2/2012).
Ngày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP về
công tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp). Hệ thống khuyến nông-
khuyến ngư Việt nam chính thức hình thành. Ở Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục
Khuyến nông-Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa làm nhiệm vụ
khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Ở Bộ Thuỷ sản, hoạt động khuyến
ngư được giao cho Vụ Quản lý Nghề cá. Việc một đơn vị đồng thời làm nhiệm vụ

quản lý nhà nước và dịch vụ công tỏ ra nhiều bất cập, cả hai nhiệm vụ đều không
đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, phức tạp của tình hình sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp. Chính vì vậy, ngày 18 tháng 7 năm 2003 Chính phủ ban
hành Nghị định 86/NĐ-CP, cho phép tách Cục Khuyến nông-Khuyến lâm thành hai
đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiêp & PTNT là Cục Nông nghiệp và Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ký Quyết định thành lập Trung tâm
Khuyến ngư Trung ương trên cơ sở bộ phận khuyến ngư thuộc Vụ Quản lý Nghề cá
(ngày 07 tháng 7 năm 2000). Tiếp theo, ngày 02 tháng 5 năm 2003, Thủ tướng
Chính phủ ký Nghị định số 43/2003/NĐ-CP, thành lập Trung tâm Khuyến
ngưQuốcgia.
Ngày 03 tháng 01 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP về
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp
& PTNT, sau khi sát nhập Bộ Nông nghiêp & PTNT và Bộ Thủy sản. Tại Nghị định
này, Chính phủ cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia.
Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ký Quyết định số
236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia
trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm
Khuyến ngư Quốc gia.
Tại Điều 9 của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến nông ký
ngày 08 tháng 01 năm 2010 quy định tổ chức khuyến nông Trung ương đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tên gọi là
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ngày 28/6/2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
có Quyết định số 1816/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ
chức của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
II. Hệ thống văn bản chính sách liên quan
Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở
địa bàn khó khăn
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với 61 huyện nghèo
Thông tư số 06/2009/TT-NHNN ngày 09/04/2009 của Ngân hàng Nhà nước quy

định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo Chương trình hỗ trợ các
huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng Bộ Tài chính đã ban
hành thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN Hướng dẫn chế độ quản lý,
sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông
Ngày 15/12/2011, Bộ Tài chính ban hành công văn số 17068/BTC-QLTS gửi các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hướng dẫn bổ sung việc mua sắm tài sản thực hiện Nghị quyết số
11/NQ-CP
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 962/QĐ-TTg thành lập
Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009
phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
Ngày 27 tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”.
Đặc biêt là: Ngày 08/01/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-
CP về khuyến nông.
III.Tìm hiểu chính sách khuyến nông
3.1 Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách
Sở nông nghiệp, phòng nông nghiệp phối hợp với đài phát thanh truyền
thanh, báo Ninh Bình, đài phát thanh các huyện, xã, phường, thị trấn…thường
xuyên tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, đối tượng chính sách quyền lợi của
người dân để tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về lĩnh
vực khuyến nông,bản tin sẽ được phát xuống tận các xã,thôn nhằm đến được với
mỗi người nông dân.
3.2. công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
Kế hoạch khuyến nông cần được xây dựng với sự tham gia của nông dân, tư
vấn của cán bộ khuyến nông huyện và tỉnh. Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch
khuyến nông phải được kết thúc trước năm dương lịch, giảm dần sự cho không của
nông nghiệp và tăng cao vai trò của nông dân ( Đỗ Kim Chung, 2005).

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của trạm khuyến nông huyện Yên
Mô chúng tôi đưa ra kế hoạch khuyến nông dưới dạng một giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông ở Yên Mô, kế hoạch được xây dựng có
sự tham gia của nông dân.
Lập các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông
- Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tập huấn kỹ thuật:
- Chỉ tiêu đánh giá kết quả về tham quan, hội thảo:
- Chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động thông tin tuyên truyền.
Kế hoạch triển khai các hoạt động khuyến nông
a. Hoạt động tập huấn
Cán Bộ Khuyến Nông căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của huyện và
kết quả triển khai các hoạt động năm trước của trạm và cùng với nhu cầu của nông
dân để lập kế hoạch Khuyến Nông về hoạt động tập huấn:
Bảng 4.2 Kế hoạch tập huấn của trạm khuyến nông (2009-2011)
Nội dung
2009
(Lớp)
2010
(Lớp)
2011
(Lớp)
Địa điểm thực hiện
Tổngr 80-120 90-120 100-130
1.Do trạm tổ chức 65 73 84
KT thâm canh và phòng trừ
dịch bệnh lúa vụ mùa
18 18 18
Các xã
KT thâm canh và phòng trừ
dịch bệnh lúa vụ xuân

18 18 18
Các xã
KT gieo vãi lúa 5 6 6 Một số xã
KT trồng đậu tương vụ đông
trên đất 2 lúa
7 - 4
Một số xã
KT trồng lạc bằng phương
pháp che phủ nilon
- 8 4
Một số xã
KT trồng nấm - 4 - Yên Mỹ, Yên Thái
KT bón phân NPK khép kín
cho lúa và rau màu vụ đông
- - 13
Các xã
KT chăn nuôi & phòng bệnh
bò+lợn+gà
8 10 12
Xã có nhu cầu
KT nuôi cá rô phi
8 8 9
Xã có mặt nước thủy
sản
Phương pháp lập dự án chăn
nuôi gia súc
1 1 -
Xã có nhu cẩu
2.Cơ sở tổ chức 9 10 14 Một số xã
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Mô)

b. Xây dựng mô hình trình diễn
Trước khi xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động, Cán Bộ Khuyến
Nông phải điều tra tình hình thực tế, xem xét tình hình biến động của thời tiết, nhu
cầu thị trường, nhu cầu của người dân, xác định xu hướng sản xuất trong năm để có
kế hoạch phù hợp.
c. Tham quan hội thảo
Bảng 4.4 Kế hoạch tham quan hội thảo của trạm (2009-2011)
Nội dung tham quan, hội thảo Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Gieo cấy giống lúa năng suất chất lượng cao ٧ ٧ ٧
Đậu tương giống mới ٧ - -
Trồng lạc bằng phương pháp che phủ nilo n ٧ - ٧
Mô hình trồng nấm rơm - ٧ -
Nuôi giun kết hợp nuôi gà ta thả vườn - ٧ -
Chăn nuôi gia cầm ATSH ٧ ٧ ٧
Bò đực giống laisind - - ٧
Nuôi cá rô phi ٧ ٧ ٧
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Mô)
Chú dẫn : : Có tổ chức tham quan, hội thảo.
- Không tổ chức tham quan.
Công tác tham quan, hội thảo yêu cầu phải thiết thực, hiệu quả. Cán Bộ Khuyến
Nông tổ chức tham quan những mô hình được xây dựng có kết quả ở ngay tại địa
phương mình hoặc những mô hình điển hình tiên tiến ở các xã-thị trấn trong huyện.
d. Thông tin tuyên truyền
Căn cứ vào nhiệm vụ và tình hình cụ thể khuyến nông huyện biên soạn các
tài liệu cần thiết, các bản tin để phát trên đài truyền thanh huyện, xã. Ngoài việc tổ
chức tuyên truyền về kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất cần giành thời lượng tuyên truyền
về chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước có liên quan đến nông nghiệp nông
thôn. Kế hoạch thông tin tuyên truyền 3 năm gần đây của trạm không thay đổi, cụ
thế các năm như sau:
- Tổ chức in sao từ 800-1200 tài liệu phát cho các hộ nông dân

- Phối hợp với đài phát thanh huyện mở chuyên mục khuyến nông 1-2 lần/tuần.
- Viết 20-30 tin cho báo Ninh Bình, tạp chí nông nghiệp nông thôn tỉnh giới
thiệu kết quả sản xuất, mô hình trình diễn…
e. Kế hoạch phân bổ kinh phí của trạm cho hoạt động khuyến nông
Bảng 4.5 Kế hoạch phân bổ kinh phí của trạm cho các hoạt động khuyến nông
(2009-2011)
Trạm khuyến nông dự kiến chi vào các nội dung sau:
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung 2009 2010 2011
Tập huấn kỹ thuật + in sao tài liệu 67 84 99
Xây dựng mô hình trình diễn 89,5 110 139,22
Tham quan+tổng kết 23 28 33
Thông tin tuyên truyền 9 10 12,6
Tổng 188,5 232 283,82
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Mô)
3.3 Phân cấp cấu trúc triển khai thực hiện
2.1
Yếu tố thuộc về nhà nước:
Nhà nước tác động tới hoạt động khuyến nông bằng việc ban hành các chính sách hỗ
trợ về kinh tế, tài chính, khoa học, nhân sự đối với chủ thể tham gia cung cấp. Chính
sách tổ chức hệ thống khuyến nông, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ… cần được hoàn
thiện trong thời gian tới.
2.2 Yếu tố về nhân lực

Đội ngũ cán bộ khuyến nông của trạm: Đội ngũ Cán Bộ Khuyến Nông là nhân
tố quan trọng nhất quyết định tới chất lượng dịch vụ khuyến nông. Cán bộ trạm
thường là nhân viên kỹ thuật ngành trồng trọt, chăn nuôi, cần có chuyên môn
nghiệp vụ về phát triển nông thôn trong quá trình triển khai công việc mang tính
tổng hợp
 Đội ngũ khuyến nông cơ sở: Nâng cao trình độ nhân lực ở khuyến nông cơ sở

tại các xã, cần những kiến thức thực tế và khả năng làm việc với nông dân.
Một số xã Cán Bộ Khuyến Nông cần có sự năng động, nhiệt tình của họ.
Trạm cần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho khuyến nông cơ sở
để hoạt động khuyến nông hiệu quả hơn.
2.3 Yếu tố nguồn lực

Cơ sở vật chất kỹ thuật của trạm: Kết quả khuyến nông phụ thuộc rất lớn
vào mức độ đầu tư tài chính, công cụ máy móc Cơ sở vật chất hiện đại sẽ nâng
cao kết quả khuyến nông. Trong các buổi tập huấn nếu trạm có phương tiện, máy
móc hiện đại như máy chiếu, hình ảnh minh họa, có đầy đủ công cụ, trang thiết bị
thì khả năng tiếp cận và mức độ hiểu biết của người dân sẽ cải thiện hơn.Chính vì
vậy
cần được trang bị nhiều hơn về cơ sở vật chất phục vụ công tác thông tin
như máy tính, máy phô tô, máy ảnh…
3.4 huy động nguồn lực cho chính sách
Con người là yếu tố quan trọng và là nhân tố quyết định sự thành công hay
thất bại của công việc. Trong công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, thì cán bộ
khuyến nông làm việc ở trạm, khuyến nông cơ sở là lực lượng nòng cốt.
Các CBKN chỉ am hiểu một lĩnh vực cụ thể, kỹ năng chuyền đạt kiến thức cho bà
con nông dân còn kém, do đó trạm phải tăng cường tập huấn cho CBKN, tích luỹ
thêm kiến thức, kỹ năng chuyển giao cho bà con nông dân được tốt hơn.
Hiện nay, 100% xã có cán bộ khuyến nông cơ sở, trong đó có 8 người trình độ đại
học chiếm 44,44%, không có cán bộ trình độ cao đẳng, 7 người trình độ trung cấp
chiếm 38,89% và 3 người trình độ sơ cấp chiếm 16,67%. Mỗi xã chỉ có 1 cán bộ
khuyến nông cơ sở, vẫn chưa đáp ứng được hết các nhu cầu khuyến nông của nông
dân ở mỗi xã. Điều này sẽ gây khó khăn cho người dân và cán bộ khuyến nông
trong công tác triển khai các mô hình và ảnh hưởng đến các hoạt động tập huấn,
hay là các cuộc tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt do số lượng người
dân thì nhiều mà cán bộ KN chỉ có một. Trạm cần bổ sung thêm chuyên môn,
nghiệp vụ khuyến nông cho CBKN cơ sở để đáp ứng nhu cầu của nông dân, nâng

cao hiệu quả khuyến nông.
Thực tế cho thấy, CBKN cơ sở vẫn chưa nhiệt tình, năng động tham gia vào
các hoạt động khuyến nông. Mặt khác mỗi tháng CBKN cơ sở nhận được mức phụ
cấp còn thấp (300 nghìn/tháng), kinh phí dành cho hoạt động khuyến nông cơ sở
chưa nhiều, nên hiệu quả khuyến nông cơ sở vẫn còn kém.
3.5 Nội dung triển khai chính sách
Thực hiện Nghi định số 02/2010/NĐ-CP của chính phủ về khuyến nông đã ban
hành ngày 08/01/2010. Sau đó ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định để tổ
chức thực hiện gồm: ban chỉ đạo đề án,phê duyệt đề án,ban hành các chỉ thị, công
văn Đồng thời các ủy ban tỉnh,các sở,ban, ngành của cả tỉnh đã ban hành nhiều
văn bản để chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện đề
án một cách có hiệu quả.
Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức triển khai kế hoạch
điều tra khảo sát nhu cầu,mong muốn của người dân trong công tác khuyến nông,từ
đó đưa ra các phương pháp khuyến nông phù hợp, hiệu quả nhất.
Vận dụng tối đa các kênh thông tin nhằm tuyên truyền, phổ biến đến với từng người
dân về chủ trương, mục tiêu, đối tượng của chính sách và những lợi ích của chính
sách mà người dân có thể được hưởng.
IV. kết quả thực hiện chính sách
1. Đào tạo, tập huấn
Bảng 4.8 Hoạt động tập huấn kỹ thuật của trạm khuyến nông qua 3 năm (2009-
2011)
Chỉ tiêu ĐVT
Năm So sánh (%)
200
9
201
0
201
1

10/0
9
11/1
0
BQ
I. Tổng số lớp tập huấn
Lớp 74 84 99
113,
51
119,
28
116,3
9
1.Phân theo chủ đề
+ Kỹ thuật gieo trồng lúa
Lớp 48 50 53
104,
17
106,
00
105,0
8
+ Kỹ thuật bón phân NPK quy
trình khép kín cho lúa
Lớp - - 13 - - -
+ Kỹ thuật gieo trồng đậu tương,
lạc, rau màu
Lớp 7 8 9
114,
28

112,
5
113,3
9
+ Kỹ thuật trồng nấm rơm
Lớp - 4 - - - -
+ Kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia
cầm
Lớp 11 14 16
127,
27
114,
28
120,7
7
+ Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính
Lớp 8 8 9
100,
00
112,
5
106,2
5
2. Phân theo đối tượng tổ chức
+ Trạm tổ chức
Lớp 65 73 84
112,
31
115,
07

113,6
9
+ Cơ sở , trạm BVTV, trạm thú y
phối hợp tổ chức
Lớp 9 11 15
122,
22
136,
36
129,2
9
II. Tổng số lượt người tham gia
Người
370
0
436
8
524
7
118,
05
120,
12
119,0
8
III. BQ người /lớp Người/
lớp
50 52 53
104,
00

101,
92
102,9
6
IV. Tổng kinh phí Triệu
đồng
66,7
1
82,5
98,9
4
123,
67
119,
93
121,8
V. Kinh phí/lớp/lĩnh vực Triệu
đồng
+ Trồng trọt Triệu
đồng
0,9 1 1
111,
11
100,
00
105,5
5
+ Chăn nuôi Triệu
đồng
0,91 0,95 0,99

104,
39
104,
21
104,3
+ Thuỷ sản Triệu
đồng
0,9 0,9 0,9
100,
00
100,
00
100,0
0
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện)
Tập huấn kỹ thuật là một trong những hoạt động quan trọng của công tác
khuyến nông của trạm. Nội dung các lớp tập huấn chủ yếu là kỹ thuật gieo trồng,
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa; kỹ thuật nuôi gia súc, gia cầm, biện pháp an
toàn sinh học; kỹ thuật nuôi thủy sản… Các chương trình tập huấn của trạm tập
trung chủ yếu vào kỹ thuật trồng trọt-chăn nuôi-thủy sản, trong đó chủ yếu là tập
huấn về trồng trọt và chăn nuôi, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề kinh tế, chế biến
nông sản, thông tin thị trường, đầu ra cho sản phẩm.
Qua bảng 4.8. ta thấy từ năm 2009 đến 2011 hoạt động tập huấn của trạm
không ngừng tăng lên, bình quân 3 năm tăng 16,39%. Số người tham dự một lớp tập
huấn dao động từ 50 đến 53 người. Kinh phí của các lớp tập huấn hàng năm đều tăng,
bình quân 3 năm tăng 21,8%. Lớp tập huấn cũng không mất nhiều kinh phí, kinh phí
bình quân một lớp tập huấn trồng trọt, chăn nuôi tăng dần qua các năm, bình quân 3
năm tăng lần lượt là 5,55%, 4,3%. Kinh phí được dùng để in tài liệu tập huấn phát
cho nông dân và tiền chi cho nông dân đến dự tập huấn 10.000đồng/người, cùng các
chi phí khác như nước uống, phụ cấp giảng viên…

Trong tổng số các lớp tập huấn thì trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ lớn, rồi đến chăn
nuôi và thủy sản. Năm 2009 tổng số lớp trồng trọt là 55 lớp, năm 2010 là 62 lớp, năm
2011 là 75 lớp, bình quân 3 năm tăng 16,84%. Trong đó các lớp tập huấn về kỹ thuật
gieo trồng lúa chiếm số lượng lớn, bình quân 3 năm tăng 5,08%, tiếp đến là kỹ thuật
gieo trồng chăm sóc đậu tương, lạc và rau màu, bình quân 3 năm tăng 13,39%. Về
chăn nuôi, năm 2009 tổng số lớp chăn nuôi gia súc, gia cầm là 11, năm 2010 là 14,
năm 2011 là 16, bình quân 3 năm tăng 20,77%, các lớp tập huấn về chăn nuôi bao
gồm chăn nuôi gà an toàn sinh học, nuôi gà đặc sản… Về thủy sản, năm 2009 tổng số
lớp là 8 lớp, năm 2010 là 8 lớp, năm 2011 là 9 lớp, bình quân 3 năm tăng 6,25%.
Trạm khuyến nông tổ chức khá nhiều lớp tập huấn trồng trọt bởi vì cán bộ của
trạm chủ yếu là kỹ thuật viên trồng trọt, họ có chuyên môn, nghiệp vụ có thể đảm
nhiệm tốt công việc ngành trồng trọt, còn các ngành khác thiếu nhân lực, nên hiệu
quả tập huấn sẽ không cao. Mặt khác Yên Mô vẫn là một huyện thuần nông, trồng
trọt là ngành chủ yếu của huyện, vì vậy nhu cầu tập huấn về trồng trọt cao hơn so với
các ngành khác.
Qua bảng 4.8 ta thấy ngoài CBKN của trạm tổ chức các buổi tập huấn, còn có
khuyến nông cơ sở tổ chức các lớp tập huấn nhằm đáp ứng nhu cầu nông dân. Năm
2009 số lớp tập huấn do CBKN cơ sở tổ chức là 9 lớp, năm 2010 là 11 lớp, năm 2011
là 15 lớp, bình quân 3 năm tăng 29,29%. Hầu hết các lớp tập huấn do khuyến nông cơ
sở tổ chức đều xuất phát từ nhu cầu của nông dân, và nguồn kinh phí tổ chức là do
UBND xã cấp với kinh phí vẫn còn hạn chế nên số lượng lớp thấp. Khuyến nông cơ
sở sẽ phối hợp với CBKN trạm, các cơ ban, đoàn thể có liên quan để tổ chức tập
huấn. Ngoài ra họ còn phối kết hợp với trạm thú y, trạm BVTV, hay các công ty
giống, cây trồng về phổ biến kỹ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh, dịch hại
Giảng viên cho các buổi tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân chủ yếu là
CBKN ở trạm và CBKN viên chuyên trách. Hàng năm ở các xã, nông dân vẫn được
dự các lớp tập huấn do CBKN ở trạm khuyến nông huyện về giảng dạy, CBKN
chuyên trách ở xã chỉ phụ giúp hoặc theo dõi để học hỏi kinh nghiệm. Về phương
pháp tập huấn, cán bộ trạm chủ yếu sử dụng cách thuyết trình, không thu hút sự chú ý
của nông dân, họ không có điều kiện trao đổi kinh nghiệm với với cán bộ và với

chính người dân, nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy , trong thời gian tới trạm cần thay
đổi phương pháp tập huấn, nên tập huấn tại đồng ruộng gắn với mẫu vật, thao tác
trực tiếp, cụ thể (chọn giống như thế nào, cách làm đất, bón phân, gieo trồng, chăm
sóc, phòng trừ dịch bệnh ) để bà con dễ nắm bắt và vận dụng hiệu quả. Cán bộ
trạm sử dụng phương pháp thuyết trình vì thời gian tập huấn cho một lớp thường
ngắn khoảng 1/2 ngày-1 ngày.
Thời điểm tập huấn thường là sau khi phổ biến TBKT mới trên các phương
tiện thông tin đại chúng cho nông dân biết trước, hoặc là trước khi đi vào xây dựng
mô hình trình diễn. Về thời gian bố trí lớp tập huấn thường vào lúc nông nhàn, không
ảnh hưởng đến các hoạt động của nông dân nên họ tham gia đông. Đối tượng tham
gia lớp tập huấn đôi khi còn chưa phù hợp như: nông dân tham gia tập huấn chủ yếu
là nam giới, phụ nữ rất ít khi đi dự tập huấn trong khi đó phụ nữ là người sản xuất,
gắn liền với đồng ruộng; hay một số lớp tập huấn thành phần chủ yếu là cán bộ HTX,
cán bộ chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, nông dân sản xuất tiên tiến,
điển hình, nông dân nghèo ít khi được tham gia Mặt khác vẫn còn một số người dân
có tư tưởng đi tập huấn để nhận tiền hơn là nhu cầu hiểu biết về kỹ thuật (thường là
10.000 đồng/buổi), hay họ đi có khi chỉ vì phong trào. Khi tham gia tập huấn người
nông dân không phải trả học phí đồng thời là do được mời tham gia nên chất lượng
tập huấn chưa cao.
So với kế hoạch triển khai hoạt động tập huấn kỹ thuật thì nhìn chung hàng
năm hoạt động tập huấn đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra ở tất cả các nội dung.
Năm 2009 đạt 100% so với kế hoạch, năm 2010 đạt 101,20% so với kế hoạch, năm
2011 đạt 101,02% so với kế hoạch đề ra. Có một số lớp không tổ chức nguyên nhân
là do không phù hợp nhu cầu của nông dân và không đủ kinh phí. Số người tham dự
tập huấn vượt so với kế hoạch do người dân đã hiểu rõ tầm quan trọng của buổi tập
huấn và nội dung tập huấn ngày càng đáp ứng nhu cầu của nông dân.
Bảng 4.9 Kết quả đào tạo tập huấn so với kế hoạch
Diễn giải ĐVT
2009 2010 2011
KH TH KH TH KH TH

1.Số lớp tập huấn
Lớp 74 74 83 84 98 99
Trồng trọt
Lớp 54 55 60 62 69 74
Chăn nuôi
Lớp 10 11 13 14 16 16
Thủy sản
Lớp 10 8 10 8 13 9
2.Số lượt người tham
gia
Người 3650 3700 4300 4321 5000 5100
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Mô)
Nhận xét chung: qua 3 năm, trạm khuyến nông Yên Mô đã tổ chức khá thành
công các lớp tập huấn đáp ứng nhu cầu của nông dân. Công tác tập huấn cần được
trạm chú trọng hơn nữa, đổi mới phương pháp tập tập huấn thu hút sự quan tâm của
nông dân, nâng cao cả về số lượng và chất lượng các lớp tập huấn.
2. Thông tin, tuyên truyền
Thông tin tuyên truyền là một nội dung khá quan trọng trong công tác
khuyến nông. Các thông tin khuyến nông thông qua báo đài, ti vi, được bà con nông
dân dễ dàng tiếp cận. Bảng 4.9 thể hiện kết quả thông tin tuyên truyền qua 3 năm.
Bảng 4.10 Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền
Chỉ tiêu ĐVT
Năm So sánh
200
9
201
0
201
1
10/09 11/10 BQ

Phát hành tài liệu (sách,
báo)
Cuốn
600 700 750
116,6
7
107,14 111,9
Phát hành tờ rơi, tờ bướm Tờ
600 630 670
105,0
0
106,34
105,6
7
Đài phát thanh huyện đưa
tin
Lần/tuần
1-2 1-2 1-2
100,0
0
100,00
100,0
0
Viết tin Tin
20 22 25
110,0
0
113,63
111,8
1

Tổng kinh phí Triệu
đồng
9,3 10,5 12,7
112,9
0
120,95
116,9
2
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Mô)
Qua điều tra cho thấy trạm khuyến nông Yên Mô luôn coi trọng hoạt động
thông tin tuyên truyền. Kết quả thể hiện qua bảng cho thấy hoạt động thông tin
tuyên truyền rất phong phú và đa dạng bao gồm các hoạt động phát thanh, phát
hành tài liệu kỹ thuật, tờ rơi, tờ bướm, viết tin,… Với số lượng tăng dần qua các
năm. Trong đó, số lượng tài liệu kỹ thuật về khuyến nông có tốc độ tăng nhanh nhất
(Bình quân 3 năm tăng 111,9%). Phát hành tài liệu bao gồm tập san, sách báo
chuyên đề và sách kỹ thuật… Đối với tài liệu là tập san khuyến nông, sách báo
chuyên đề đo đây là những loại tài liệu cấp phát theo tháng nên Trạm chỉ phát cho
các xã lưu lại văn phòng, mỗi xã 1 cuốn/tháng. Với tài liệu là sách kỹ thuật thường
được CBKN phát cho KNCS, sau đó KNCS phát cho chủ nhiệm HTX, các cán bộ
của thôn xóm, một số ít là nông dân. Đài phát thanh huyện đưa tin về hoạt động
khuyến nông có số lần phát còn ít, mới chỉ 1-2 lần/tuần, thường là các thông tin về
tình hình sâu bệnh, cách phòng trừ, dịch hại hay các giống lúa mới, kỹ thuật tiên
tiến. Do đặc điểm của công tác truyền thanh là dễ quên nên số lượng phát như vậy
chưa đáp ứng được nhu cầu theo dõi của bà con nông dân. Ngoài ra trạm còn viết
tin cho báo Ninh Bình, tạp chí nông thôn về các mô hình sản xuất tiên tiến, gương
sản xuất giỏi. Bên cạnh đó mỗi xã bình quân có từ 5-7 loa phát thanh thông báo về
những vấn đề cần thiết. Theo kết quả điều tra thì thông tin tuyển truyền chủ yếu là
KTTB, các giống lúa, cây trồng, vật nuôi mà chưa có các thông tin về thị trường
tiêu thụ sản phẩm, nên chưa đáp ứng nhu cầu của người dân hiện nay.
Hiện nay kinh phí dành cho hoạt động thông tin tuyên truyền chỉ chiếm gần 4%

tổng kinh phí khuyến nông. Trong thời gian tới, trạm cần bổ sung thêm nguồn kinh phí
đầu tư cho hoạt động này, nhằm đáp ứng nhu cầu cho người dân trong huyện.
3. Tham quan
Để giúp người nông dân có thêm nhiều hiểu biết, kinh nghiệm hay những ý kiến,
mong muốn của họ thì trạm khuyến nông tổ chức các cuộc tham quan. Phương pháp này
mang tính thực tế hơn, giúp người dân nắm rõ được những thông tin mà họ nghe thấy, từ
đó họ sẽ tin tưởng vào kỹ thuật tiến bộ. Hiện nay phương pháp tham quan, hội thảo tốn
khá nhiều kinh phí vì vậy, trạm chủ yếu tổ chức tham quan tại các xã trên địa bàn huyện,
ít khi tham quan mô hình ở địa bàn khác.
Nhìn vào bảng 4.10, qua 3 năm trạm tổ chức được 52 cuộc tham quan, trung
bình tăng 15,48%, với tổng số lượt người tham dự là 1186 người, bình quân tăng
23,46%. Trong số các cuộc tham quan, thì trồng trọt vẫn chiếm số lượng lớn, rồi
đến chăn nuôi, thủy sản. Nó phụ thuộc vào sự phát triển của từng ngành, ngành thủy
sản mỗi năm có 1 cuộc tham quan, chăn nuôi thì số lượng tăng lên qua các năm,
bình quân 3 năm tăng 50,00%. Về trồng trọt thường là tham quan các mô hình
giống lúa mới, hay kỹ thuật mới như gieo vãi, trồng lạc che phủ nilon…; trong chăn
nuôi tham quan các mô hình có kỹ thuật mới như nuôi giun kết hợp nuôi gà ta thả
vườn, hay nuôi gà ATSH…; trong thủy sản chủ yếu là tham quan mô hình nuôi cá
rô phi. Trong năm 2010 trạm tổ chức đi tham quan mô hình nuôi trạch đồng tại
huyện Quốc Oai, Hà Nội. Sau khi tham quan, thường tổ chức các cuộc hội thảo, hội
nghị để tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.
Tổng kinh phí dành cho tham quan tăng dần qua các năm, bình quân 3 năm
tăng 20,02%. Kinh phí dành cho các cuộc tham quan, hội thảo thường chiếm từ 1,5-
1,62 triệu đồng. Kinh phí thường dùng để chi tiền đi lại, tài liệu liên quan, tiền hỗ trợ
cho nông dân và giảng viên. Trung bình một cuộc tham quan, hội thảo thường tổ chức
cho 22 người tham gia, số lượng người như thế là hợp lý, đảm bảo chất lượng cuộc
tham quan.
Thời điểm tổ chức hoạt động tham quan thường là sau khi kết thúc một khóa
tập huấn, tham quan các mô hình xây dựng thành công và một số mô hình thất bại
để rút ra bài học kinh nghiệm thực tế cho nông dân. Để tổ chức một cuộc tham

quan, CBKN phải lựa chọn mô hình và địa điểm tham quan phù hợp: thường là các
mô hình có kỹ thuật phù hợp với nông dân (mô hình gieo vãi, trồng đậu tương… ),
và địa điểm tham quan là trên địa bàn huyện. Sau đó liên hệ với chủ mô hình để đưa
nông dân đi tham quan. Qua tìm hiểu, thành phần tham gia các cuộc tham quan chủ
yếu là cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân sản xuất giỏi, cán bộ chính quyền địa
phương, chủ nhiệm hợp tác xã. Số lượng nông dân đơn thuần là ít, trong khi đó họ
chính là người có nhu cầu tham gia các cuộc tham quan, từ đó quyết đinh có làm
theo kỹ thuật của mô hình không. CBKN là người điều khiển cuộc tham quan, ghi
chép các câu hỏi do nông dân đặt ra, nhưng người nông dân rất ít khi thảo luận, đưa
ra các câu hỏi, ý kiến của mình, tâm lý rụt rè, ngại phát biểu, chỉ có một số ít nông
dân mạnh dạn đưa ra ý kiến. Người chủ mô hình giới thiệu cho những người đi
tham quan biết về quy trình làm mô hình, trao đổi với các nông dân. Qua chuyến đi
tham quan, nông dân sẽ nắm rõ hơn về kỹ thuật, cách làm mô hình từ đó có thể áp
dụng vào đồng ruộng của hộ.
Để nâng cao chất lượng các cuộc tham quan, trạm cần huy động sự tham gia
của nông dân, hạn chế thành phần là cán bộ địa phương, khuyến nông cơ sở để đảm
bảo chất lượng tham quan. Đồng thời nơi được chọn đến tham quan phải có những
điều kiện canh tác tương tự với địa phương của người đi tham quan.
Bảng 4.11 Hoạt động tham quan của trạm khuyến nông qua 3 năm (2009-2011)
(Nguồn: Trạm
khuyến nông
huyện)
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 Tổng
So sánh
10/09 11/10 BQ
1. Số buổi
tham quan
Cuộc
15 17 20 52 113,33 117,64 115,48
+ Trồng

trọt
Cuộc
12 13 15 40 108,33 115,38 111,85
+ Chăn
nuôi
Cuộc
2 4 4 10 200,00 100,00 150,00
+ Thuỷ sản Cuộc 1 1 1 3 100,00 100,00 100,00
2. Số người
tham dự
Người
315 391 480 1186 124,12 122,76 123,46
3. BQ lượt
người
Người/cuộc
21 23 24
-
109,52 104,34 106,93
4. Tổng
kinh phí
Triệu đồng
22,5 27,54 32,4
82,44
122,4 117,65 120,02
5. Kinh
phí/cuộc/lĩn
h vực
Triệu đồng
+ Trồng
trọt

Triệu đồng
1,5 1,53 1,62
-
102,00 105,88 103,94
+ Chăn
nuôi
Triệu đồng
1,49 1,52 1,62
-
102,01 106,58 104,29
+ Thủy sản Triệu đồng
1,51 1,53 1,62
-
101,3 105,88 103,59
V. Đánh giá tồn tại của chính sách
Mặc dù khuyến nông đã đạt được thành tựu đáng kể nhưng hiện nay, từ
cơ chế chính sách đến các hoạt động của khuyến nông vẫn chưa thể hiện đúng
thực chất, điều này dẫn đến một số hạn chế:
- Nguồn nhân lực còn thiếu và hạn chế về năng lực: Theo kết quả điều
tra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, tỷ lệ cán bộ khuyến nông trên đầu người ở
khu vực này rất thấp, bình quân 37.201 người mới có 1 cán bộ khuyến nông.
Điều này là một bất hợp lý đối với một đất nước mà nông nghiệp là thế mạnh.
Không những thiếu về nhân lực, đặc biệt là cấp cơ sở, đội ngũ khuyến nông
còn nhiều hạn chế về trình độ, số cán bộ khuyến nông có trình độ đại học trở
lên chỉ chiếm 31,9%. Mặt khác, cán bộ khuyến nông chủ yếu tập trung trong
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, còn các lĩnh vực như lâm nghiệp, thuỷ lợi,
khuyến công, khuyến diêm đều rất ít hoặc chưa có. Tỷ lệ cán bộ khuyến nông
được đào tạo về nghiệp vụ khuyến nông còn thấp (khoảng 15%) nên khả năng
truyền đạt kiến thức cho bà con còn hạn chế. (Nguồn: Nguyễn Lê - Đổi mới
công tác khuyến nông: Vẫn còn một số bất cập, ngày 16/11/2009

. )
- Hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng nhu cầu của nông dân: Khuyến
nông xuất phát từ nhu cầu của nông dân, nhưng hiện nay chúng ta đi theo hai
hướng đó là yêu cầu chiến lược của địa phương và xuất phát từ nhu cầu nông
dân. Nhu cầu của bà con nông dân là lớn, nhưng họ chỉ biết cái lợi trước mắt
nên cần phải kết hợp giữa chiến lược của bộ, ngành, địa phương và nhu cầu của
nông dân thì mới hoàn thiện được.
- Thiếu cơ chế cụ thể về cung cấp dịch vụ khuyến nông có thu trước xu
hướng xã hội hóa hoạt động khuyến nông; chính sách và khung pháp lý về
khuyến nông chưa được cập nhật thường xuyên.
- Liên kết giữa khuyến nông Nhà nước và các tổ chức khuyến nông
nước ngoài chưa mạnh. Khuyến nông, nghiên cứu và đào tạo đều được thực
hiện chủ yếu dựa vào ngân sách và định hướng của Nhà nước. Nghiên cứu còn
nặng về lý thuyết cơ bản, mang tính chủ quan, thiếu chặt chẽ. Nghiên cứu ứng
dụng gắn liền với công tác khuyến nông còn quá ít và chưa có sự tham gia của
cán bộ khuyến nông và bà con nông dân.
- Nội dung và phương pháp đào tạo, tập huấn chưa phù hợp với nhu cầu
thực tế đòi hỏi ngày càng cao của người dân. Nông dân được đào tạo chủ yếu
về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Phương pháp tập huấn chưa được điều
chỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của vùng. Công
tác đào tạo kỹ năng cho cán bộ khuyến nông còn yếu. Nhìn chung, công tác đào
tạo cán bộ khuyến nông vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu phát triển của hệ
thống khuyến nông Việt Nam.
VI. Đề xuất hoàn thiện chính sách
Trải qua trên 15 năm, kể từ ngày 02/3/1993, khi Chính phủ ban hành
Nghị định 13/CP về công tác khuyến nông - khuyến ngư, hệ thống khuyến
nông - khuyến ngư Việt Nam đã được hình thành, củng cố và ngày càng phát
triển một cách toàn diện. Khuyến nông khuyến ngư đã tích cực chuyển giao
những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn nâng cao
trình độ kỹ thuật, canh tác cho nông dân, chuyển tải kịp thời mọi chủ trương,

đường lối, chính sách phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp của Đảng và
Nhà nước, vì vậy đã tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng
sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực,
đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và sự nghiệp phát
triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn một số bất cập trong việc
thực hiện công tác khuyến nông nông thôn.
Do đó nhóm đề xuất một số ý kiến để góp phần hoàn thiện chính sác:
 Cần hoàn chỉnh hệ thống chính sách khuyến nông như chính sách đối
với Cán Bộ Khuyến Nông, chính sách tài chính để trạm khuyến nông
chuyển giao công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống nông
dân.
 Nhà nước kêu gọi đầu tư cho các chương trình, dự án khuyến
nông-khuyến ngư theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, góp phần từng
bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
 Đưa ra các chính sách hoàn thiện công tác tập huấn kỹ thuật đáp ứng
nhu cầu, mong muốn của nông dân để buổi tập huấn, hiểu biết của
người dân được nâng cao.
 Sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền đạt thông tin khuyến
nông như: phương tiện nghe (đài phát thanh, đài truyền thanh ),
phương tiện đọc (sách, báo, tạp chí, tờ rơi…), khuyến nông qua
phương tiện nhìn (áp phích, tranh cổ động, mô hình…), khuyến nông
qua phương tiện nghe - nhìn (các ấn phẩm video, các loại đĩa VCD,
DVD…), khuyến nông qua trang web…
 Nông dân nên tham gia tích cực hơn vào hoạt động khuyến nông,
chủ động đề xuất, cùng theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động
khuyến nông trên địa bàn huyện. Tự nguyện tham gia và cùng chia sẻ
rủi ro khi triển khai các mô hình trình diễn, đóng góp ý kiến cho trạm
hoàn thiện công tác khuyến nông.
VII. Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình chính sách nông nghiệp – GS.TS Phạm Vân Đình
Nhà xuất bản Nông Nghiệp
2. />3. />Khuyen-nong-Ninh-binh-Dong-hanh-cung-nong-dan/
4. Đề tài khóa luận” giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến
nông tỉnh Ninh Bình”.

×