Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tìm hiểu , phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững tại tỉnh điện biên giai đoạn 2009-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.9 KB, 31 trang )

Chính sách nông nghiệp
MỤC LỤC
Trang
• MỞ ĐẦU 2
1.1 Tính cấp thiết của để tài 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
• NỘI DUNG 3
I. HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Một số khái niệm 4
1.2 Các loại văn bản chính sách ở Việt Nam 11
II CƠ SỎ THỰC TIỄN 12
2.1. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan tới chính sáchgiảm nghèo 12
nhanh và bền vững tại tỉnh Điện Biên.
2.2. Tình hình thực hiện chính sách 14
2.2.1 Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách 14
2.2.2 Công tác lập kế hoạch 14
2.2.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện chính sách 15
2.2.4 Huy động nguồn lực 15
2.2.5 Nội dung triển khai 17
2.3 Kết quả thực hiện 18
2.4 Đánh giá kết quả 3 năm thực hiện chính sách theo nghị quyết 30a 23
2.5 Đề xuất hoàn thiện 28
• KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
1
Chính sách nông nghiệp
• MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài


Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, là sự quan tâm hàng đầu của
Đảng, nhà nước trong nhiều năm qua. Xoá đói giảm nghèo theo hướng bền vững
là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây
là một trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia hướng vào phát triển
con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội để họ tham gia vào quá trình phát triển
kinh tế xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Xoá đói giảm nghèo góp phần giảm khoảng cách
chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa nông thôn và thành thị.
Xoá đói giảm nghèo chính là góp phần thúc đẩy vào quá tình hội nhập trong xu thế
toàn cầu hoá, góp phần giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa
vững chắc, chênh lệch giàu – nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu
hẹp, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến cuối
năm 2006, cả nước có 61 huyện (gồm 797 xã và thị trấn) thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ
nghèo trên 50%. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và dành nhiều
nguồn lực để ưu tiên phát triển vùng này, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm,
đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo
cao gấp 3,5 lần bình quân cả nước.
Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày 18
tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển khai thực
hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc
20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% (sau đây gọi tắt là Chương trình hỗ trợ các huyện
nghèo) trong đó có tỉnh Điện Biên. Sau 3 năm thực hiện 2009-2011 chính sách
trên đã có nhiều thành công nhất định.
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
2
Chính sách nông nghiệp
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu chung: Tìm hiểu , phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính

sách giảm nghèo nhanh và bền vững tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009-2011
• Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sỏ lý luận về các chính sách xóa đói giảm nghèo tại Việt
Nam.
- Phản ánh và đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách giảm
nghèo nhanh và bền vững tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009-2011
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách giảm
nghèo nhanh và bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009-2011
1.3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp được thu thập trên mạng internet, sách báo, tạp chí và các
phương tiện truyền thông,…
3.2. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được phân tích trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp, kết hợp với phương pháp
so sánh số tương đối, số tuyệt đối. Trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp, kết hợp với
phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối đưa ra nhân xét và đánh giá.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
• Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Điện Biên
• Thời gian nghiên cứu: 2009-2011
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
3
Chính sách nông nghiệp
• NỘI DUNG
I. HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số khái niệm
• Chính sách:
Chính sách là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động
trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Chính sách là tập hợp các quyết sách
của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống quy định trong các văn bản pháp quy
nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế

hướng tới những mục tiêu nhất định, bảo đảm sự phát triển nhất định của nền kinh
tế.
• Chính sách nông nghiệp:
Chính sách nông nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế thể
hiện sự tác động , can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo
những mục tiêu xác định, trong một thời hạn nhất định.
• Khái niệm nghèo
Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình
độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Bản thân khái niệm nghèo đói nó cũng bao hàm mức độ nghèo khác nhau, vì
trong các nhóm dân cư có người thuộc nhóm nghèo nhưng chưa phải nghèo nhất
trong xã hội mà bị rơi vào tình trạng đói kém, do đó, với cách tiếp cận khác nhau
về tình trạng thiếu thốn sẽ phân biệt ngưỡng nghèo khác nhau.Nghèo được nhận
diện trên 2 khía cạnh: nghèo đói tuyệt đối (Absolute Poverty) và nghèo đói tương
đối (Relative Poverty).
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
4
Chính sách nông nghiệp
-Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả
mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội
thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán
của địa phương
- Nghèo tương đối: Là tình trạng sống dưới 1 mức tiêu chuẩn sống có thể
chấp nhận được tại 1 địa điểm và thời gian xác định.Như vậy, nghèo tương đối có
sự khác biệt tùy theo đặc điểm kinh tế, văn hóa-xã hội, quan niệm của từng quốc
gia, khu vực, vùng miền khác nhau.
• Chuẩn nghèo

Theo Điều 1, Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về
việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành chuẩn
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 như sau:
Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo2. Khu vực
thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng
(dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
• Xóa đói giảm nghèo
 Khái niệm: Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ
Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt
Nam.
 Các chính sách xóa đói giảm nghèo:
- Chương trình về thủy lợi giao thông: Đây là chương trình đầu tiên và kéo dài
nhất cho đến nay nó vẫn được tiếp tục. Đa số những người nghèo tập trung nhiều
nhất ở những vùng sâu vùng xa mà chính những nơi này giao thông thủy lợi lại rất
yếu kém. Do đó, nhà nước ta đã có chủ trương hỗ trợ cho những khu vực này với
khẩu hiệu nhà nước và nhân dân cùng làm. Việc phát triển giao thông và thủy lợi
sẽ tạo đà cho sự hòa nhập giữa miền ngược và miền xuôi, thúc đẩy kinh tế miền
núi phát triển, tăng năng suất lao động, góp phần bình ổn lương thực trong vùng.
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
5
Chính sách nông nghiệp
-Chương trình định canh định cư: Đảng và Nhà nước ta đã nhìn nhận vấn đề
định canh định cư có tầm vóc cực kỳ quan trọng nhằm thay đổi bộ mặt kinh tế xã
hội miền núi, vùng dân tộc . Thực tế đây là cách sống ổn định, văn minh, tiến bộ,
từng bước xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu. Chương trình này bắt đầu từu
năm 1968 và trỏ thành một chương trình rất đắc lực trong việc giảm nghèo đói.
- Chương trình tư vấn, dịch vụ, chuyển giao khoa học công nghệ: Đây là một
chương trình có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế miền núi theo hướng dịch
chuyển cơ cấu giống cây trồng mới và sản xuất hàng hóa tập trung. Nó được hiểu

là một chương trình bao gồm nhiều công việc, dự án triển khai trên diện rộng, chủ
yếu tập trung vào các khâu khuyến nông, khuyến lâm, khoa học kỹ thuật, vật tư
\sản xuất, tín dụng nông thôn.
- Chương trình giải quyết việc làm: Trên cơ sỏ nghị quyết số 120/HĐBT ngày
11-4-1992 một chương trình có tầm quan trọng tới việc xóa đói giảm nghèo là
chương trình xúc tiến việc làm nhằm giải quyết gánh nặng nhân lực phù hợp với
các hoạt động của nền kinh tế thi trường
- Chương trình tín dụng
-Chương trình giáo dục:
+ Chương trình nâng cao chất lượng phổ thông các cấp
+ Chương trình củng cố và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục
tiểu học
+ Chương trình tăng cường đẩy mạnh giáo dục phi chính thức
+ Chương trình cải tiến hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường
+ Chương trình 7 của Bộ giáo dục và đào tạo về hệ thống trường phổ thông
dân tộc nội trú.
- Chương trình y tế: Những chương trình hoạt động tròng khuôn khổ xóa đói
giảm nghèo gồm chương trình phòng chống bệnh bướu cổ, phòng chống bệnh sốt
rét, nước sach cho sinh hoạt nông thôn, tiêm chủng mở rộng, xóa xã trắng về y tế.
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
6
Chính sách nông nghiệp
- Chương trình quốc gia số 06 /CP: Đây là chương trình phòng chống và kiểm
soát ma túy theo nghị quyết số 60/P của chính phủ ra nagyf 29-1-1993, nhằm mcuj
tiêu phòng và kiểm soát ma túy mang ý nghĩa chính trị xã hội và quốc tế rộng lớn.
- Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn: Tính đặc biệt của chương
trình này là đầu tư không hoàn lại
- Chương trình bảo vệ môi trường: Trong những năm qua, Chính phủ đã có
những cố gắng trong việc bảo vệ môi trường, nổi bật là chương trình 327 phủ xanh
đất trống đồi trọc

Một số chương trình cụ thể:
- Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998
của Thủ tướng Chính phủ. (CT 135)
- Chương trình hỗ trợ sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn( CT 134)
- Chương trình kiên cố hóa trường, lớp(CT 159)
- Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng cao( CT 500 bản)
- Chương trình định canh, định cư 193 về quy hoạch bố trí lại dân cư
- Chương trình đầu tư nhằm đầu tư hỗ trợ cho các xã khó khăn thuộc 6 tỉnh
phía Đông và Tây bắc (CT 186)
- Dự án 661: là dự ấn thuộc chương trình 5 triệu ha rừng, theo Quyết định
661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ
 Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách xóa đói giảm nghèo:
• Môi trường bị tàn phá
Ở nước ta, mức độ tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng là một
nhân tố trực tiếp làm tăng mức độ và phạm vi của đói nghèo.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp làm hàng loạt
sông ngòi, kênh rạch, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm do không giải quyết vấn
đề chất thải. Kết quả là làm bệnh tật gia tăng đối với công nhân và dân cư
trong vùng. Những chi phí cho chữa trị bệnh tật khiến người lao động nghèo
thêm.
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
7
Chính sách nông nghiệp
-Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu không những đưa đến mực
nước biển dâng cao, xâm chiếm nhiều diện tích đất đai để sinh sống (Việt
Nam là một trong năm nước chịu tác động trước tiên), mà còn gây ra những
trận hạn hán, lũ lụt trầm trọng, xói mòn bờ biển, bờ sông, phèn hóa đất đai
nông nghiệp.

- Vấn đề môi trường tác động xấu đến phát triển kinh tế và đói nghèo
ở nước ta trở nên cấp bách khi con sông Mê Công rơi vào tình trạng lâm
nguy. Sông Mê Công dài 5.400 km chảy qua Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái
Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam, cung cấp nước cho trồng trọt, cho vận
chuyển hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 65 triệu người.
Riêng nhu cầu nguồn nước cho khu vực này tăng nhanh (từ 43.700m3 năm
2002 tăng lên 56.700m3 vào cuối năm 2010).Mối đe dọa chính đối với sông
Mê Công là việc xây dựng đập thủy điện. Trung Quốc đã có 5 đập hoạt
động, dự định xây thêm 15 đập cỡ lớn và cực lớn ở thượng nguồn. Các nước
Đông Nam á có kế hoạch xây dựng 11 con đập ở hạ nguồn. Những con đập
này sẽ làm biến đổi sự điều hòa tự nhiên và lưu lượng dòng chảy theo mùa
(tính thủy học), làm giảm lượng phù sa ở hạ nguồn, đe dọa những khu vực
trồng lúa nước năng suất cao nhất thế giới (như đồng bằng sông Cửu Long),
đe dọa các luồng cá di chuyển sinh sản ở một con sông đang là ngư trường
cá nước ngọt lớn nhất thế giới, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của nông
dân và ngư dân. Mối đe dọa sông Mê Công còn do tác động của biến đổi khí
hậu, gây ra ngày càng nhiều những trận lũ lụt và hạn hán trầm trọng, xói
mòn bờ, nước biển dâng cao ở khu vực châu thổ con sông này.
Như vậy, vấn đề môi trường bị tàn phá đang và sẽ là một trong những
nguy cơ rất lớn về đói nghèo đối với cả ba miền Bắc, Trung, Nam trong thập
niên tới. Chính sách xóa đói, giảm nghèo từ năm 2011 trở đi phải được xây
dựng trên những cơ sở hiện thực mới nói trên, khác hẳn với cách làm chắp
vá dựa trên “tư duy hỗ trợ, ban ơn”, chỉ nhằm ổn định xã hội ngắn hạn,
không có khả năng phát triển.
Khi xem xét tác động của môi trường đến phát triển kinh tế và xã hội,
còn phải tính đến giá trị địa - kinh tế của Việt Nam. Đó là giá trị địa - kinh tế
ven biển, với chiều dài 3.260 km bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo, diện tích mặt
biển lớn gấp ba lần diện tích đất liền. Đó là lợi thế để tăng trưởng kinh tế
gắn chặt với thu hẹp diện đói nghèo, bằng cách khai thác tiềm năng biển gắn
liền với bảo vệ môi trường của một nền kinh tế sinh thái thông qua hiện đại

hóa 4 trung tâm vùng biển: Hạ Long - Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Phú
Quốc và xây dựng lực lượng hiện đại bảo vệ vùng biển.
Mặt khác, phải chấm dứt những hoạt động kinh tế trái với đòi hỏi trên,
như khai thác cát để bán cho Xin-ga-po. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
8
Chính sách nông nghiệp
mỗi năm hoạt động khai thác cát đã làm mất một khối lượng tương đương
một hòn đảo rộng 15 km
2
.
• Sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp.
Đây là nhân tố tác động không nhỏ đến mức độ đói nghèo, nhưng
thường bị bỏ qua và chậm đổi mới. Xét trên toàn cảnh, tác động của nhân tố
tổ chức, quản lý của các cấp đến đói nghèo có mức độ khác nhau, ở những
thời gian khác nhau, được thể hiện tập trung ở mấy mặt sau đây:
Thứ nhất, tính chất và mức độ "hành chính quan liêu" trong các cấp đã
ảnh hưởng đến giải quyết vấn đề đói nghèo, thực hiện những chủ trương,
chính sách xóa đói, giảm nghèo trong thời gian qua biểu hiện ở các hoạt
động:
- Cứu trợ dân nghèo trong các đợt thiên tai bão lụt ở một số nơi rất
chậm trễ, làm diện đói nghèo kéo dài và lan rộng.
- Việc xác định diện hộ nghèo theo quy định có những lệch lạc, dựa
vào quan hệ thân quen đưa vào diện nghèo những hộ không nằm trong tiêu
chí nghèo, thậm chí bớt xén tiền bạc mà đáng lẽ hộ nghèo được hưởng.
Những sai phạm này thường ở cấp chính quyền cơ sở và huyện.
- Chất lượng xây dựng các luật kinh tế, xã hội còn thấp so với thực
tiễn, nên "dễ thông qua nhưng khó thi hành" ở cấp vĩ mô. Quy trình làm luật
hiện nay chỉ coi trọng mặt chính sách, giải trình nội dung chính sách hay luật
mà không đòi hỏi giải trình về mặt kỹ thuật tổ chức thực hiện, nhất là về mặt

thanh tra, kiểm soát. Vì vậy đã có những trường hợp bất khả thi, hoặc dễ
"lách luật" và lạm dụng. Đây là hạn chế của cấp vĩ mô.
Thứ hai, tình trạng lãng phí ngày càng tăng trong quá trình triển khai
các dự án kinh tế - xã hội, do chất lượng thấp trong xây dựng và thực hiện
dự án, nên các dự án không có khả năng hoàn vốn, rủi ro cao, thời gian thực
hiện kéo dài. Hiện nay, chỉ số ICOR quá cao (# 8) tiềm ẩn nhiều nguy cơ về
tăng trưởng và đói nghèo.
Tính chất hành chính quan liêu trong quản lý vĩ mô gây lãng phí ở tầm
quốc gia còn do nôn nóng muốn làm tất cả, không có ưu tiên và bước đi phù
hợp. Cách làm nặng về số lượng (người ta nói do bệnh thành tích theo tư duy
nhiệm kỳ) không chỉ gây lãng phí lớn, mà còn để lại nhiều vấn nạn cả về
kinh tế và xã hội.
Thứ ba, tình trạng tham nhũng tác động không chỉ đến chất lượng và
hiệu quả phát triển, mà còn trực tiếp đến đời sống nhân dân. Hiện tượng
tham nhũng xuất hiện cả trong lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực y tế, thậm chí cả
trong dự án xóa đói, giảm nghèo, cùng với những tác động tiêu cực của các
dự án xây dựng, nhất là các dự án sử dụng nhiều đất đai, làm cho vấn đề đói
nghèo và ổn định xã hội khó giải quyết. Nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
9
Chính sách nông nghiệp
của tệ nạn tham nhũng là những người này đang trở thành lực lượng "nội
xâm", coi thường luật pháp và vô trách nhiệm.
• Tăng trưởng kinh tế phiến diện
Vấn đề đói nghèo, về khách quan, là sản phẩm tất yếu của một mô
hình kinh tế nhất định. Khi một mô hình kinh tế đã cạn kiệt tiềm năng phát
triển, thì dù có cố gắng của chính quyền cũng không thể giải quyết tốt vấn đề
đói nghèo.
Nước ta đã chuyển sang mô hình công nghiệp hóa từ nhiều năm nay.
Đó là mô hình kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, dựa

vào đầu tư nước ngoài để xuất khẩu nhằm tăng trưởng nhanh. Ở một nước
nông nghiệp lạc hậu, mô hình ấy có vai trò nhất định ở giai đoạn khởi động
nền kinh tế thị trường, nhưng nếu kéo dài thời gian thực hiện mô hình ấy chỉ
lo tăng trưởng số lượng thì những vấn đề xã hội sẽ phát sinh và tăng lên, thể
hiện ở vấn đề đói nghèo trở nên nghiêm trọng, phân hóa giàu nghèo mở rộng
khoảng cách nhanh chóng, lối sống trong xã hội xuất hiện nhiều vấn nạn
mới.
Do kéo dài mô hình công nghiệp hóa chạy theo tăng trưởng số lượng,
nên hiện nay nước ta tuy thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đạt
những kết quả nhất định, nhưng vấn đề đói nghèo trên thực tế ở cả khu vực
chính thức lẫn khu vực phi chính thức vẫn còn nhiều điểm cần quan tâm
nghiên cứu.
Ở khu vực chính thức (khu vực nhà nước) thì vấn đề đói nghèo ở
trong bối cảnh tiền lương thấp. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương, lương tối thiểu hiện mới chỉ đáp ứng 60% - 65% nhu
cầu cần thiết. Mức lương này (dù đã tăng lên) vẫn không bảo đảm bù đắp
sức lao động giản đơn, chưa thể nói đến tái tạo sức lao động và nâng cao
năng lực lao động. So với các nước trong khu vực, lương tối thiểu ở Việt
Nam hiện thấp hơn khoảng 40%. Ưu điểm của một mô hình kinh tế không
chỉ ở năng suất lao động mà còn ở mức sống của người lao động.
Chính sách tiền lương thấp hiện nay còn được các doanh nghiệp trong
nước và đầu tư nước ngoài lấy đó để làm căn cứ để trả lương cho người lao
động, chứ không dựa vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Những
nhược điểm trong quản lý nhà nước đã bị các doanh nghiệp khai thác làm
cho người lao động ngày càng đói nghèo. Ngoài ra, theo cam kết quốc tế, tới
năm 2012, sự bình đẳng trong trả lương giữa các thành phần kinh tế phải
được thực hiện, trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp
trong nước phải có chung mức lương tối thiểu (khác với mức lương tối thiểu
trong bộ máy nhà nước).
Vấn đề đói nghèo hiện nay khác với đói nghèo trước đây ở thôn quê

do nhịp độ phát triển các dự án chỉ nhằm thu hút đầu tư cho tăng trưởng kinh
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
10
Chính sách nông nghiệp
tế, còn các yêu cầu an sinh xã hội chưa được quan tâm, nhất là trong giải
phóng mặt bằng, trong tái định cư đã để lại hậu quả về mất việc làm và đói
nghèo tăng lên.
Nhìn tổng quát, tác động của tăng trưởng kinh tế một cách phiến diện
đến đói nghèo có nguyên nhân sâu xa từ việc duy trì quá lâu mô hình công
nghiệp hóa đã lỗi thời ở thời đại hiện nay, còn nguyên nhân trực tiếp là bệnh
thành tích theo nhiệm kỳ của bộ máy quản lý. Thực tiễn cho thấy, giải quyết
vấn đề đói nghèo phải gắn liền với đổi mới mô hình kinh tế với đổi mới tư
duy và phương pháp quản lý.
2. Các loại văn bản chính sách ở Việt Nam
• Nghị định:
Nghị định là văn bản pháp quy của Chính phủ về một lĩnh vực hoặc một
nghành cụ thể. Nghị định thường định ra cho một thời gian dài và phát huy tác
dụng trong thời gian dài. Đây là loại văn bản mang tính pháp quy cao nhất, quan
trong nhất, chứa đựng đầy đủ tinh thần của một chính sách. Nghị định được ban
hành do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ ký thay Thủ tướng.
• Nghị quyết, Quyết định:
Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ là văn bản pháp quy về những vấn đề tương đối bực xúc cần được giải quyết
trong thực tiễn. Văn bản này do Thủ tướng ký, hoặc do các Phó Thủ tướng ký thay
Thủ tướng.
• Thông tư:
Thông tư là văn bản do các Bộ/Nghành chức năng ban hành nhằm hướng dẫn thực
hiện Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính Phủ. Có hai loại thông tư là
Thông tư liên tịch và Thông tư liên bộ. Thông tư liên tịch là Thông tư hướng dẫn
việc thực hiện Nghị định và có liên quan đến nhiều Bộ/Nghành được các

Bộ/Nghành liên tịch soạn thảo và ban hành. Thông tư liên bộ là Thông tư hướng
dẫn việc thực hiện Nghị định của một Bộ/Nghành nào đó về việc thực hiện chính
sách. Thông tư do Bộ trưởng ký hoặc Thứ tưởng ký thay Bộ trưởng.
• Quyết định của các Bộ/Nghành:
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
11
Chính sách nông nghiệp
Các Quyết định của các Bộ/Nghành do Bộ/Nghành ban hành được Bộ trưởng
ký hoặc Thứ trưởng ký thay bộ trưởng. Các Quyết định của Bộ/Nghành thường
ban hành kèm theo văn bản quy định cụ thể về một vấn đề dựa trên cơ sỏ Luật,
Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ.
• Chỉ thị:
Là văn bản đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện chính sách.Tùy theo nội dung
và phạm vi thi hành mà Thủ tướng Chính phủ, các Bộ/Nghành đưa ra các chỉ thị
cho các nghành các cấp tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản Chính sách của
Chính phủ.
• Công văn:
Công văn là một loại văn bản của chính sách do Thủ tướng Chính phủ hoặc
các Bộ/Nghành ban hành. Nội dung công văn nhằm hướng dẫn, nêu ý kiến chỉ đạo
của cấp trên đối với cấp dưới trong việc triển khai thực hiện các chính sách
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan tới chính sách giảm nghèo
nhanh và bền vững tại tỉnh Điện Biên.
- Nghị quyết Số: 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bên vững đối với 61 huyện nghèo.
-Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với
hộ đồng bào dân tộc thiếu số đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
-Quyết định 33/2007/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định
canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010 do Thủ tướng

Chính phủ ban hành.
- Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà
ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do
Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
12
Chính sách nông nghiệp
- Quyết định 170/2005/QĐ-TTg về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006
- 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 12/3/2010 về việc phân bổ chi tiết vốn
hỗ trợ nghèo làm nhà ở năm 2010
- Quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 31/3/2010 về việc tạm ứng ngân sách
địa phương cho 2 huyện nghèo Điện Biên Đông và Mường Nhé để thực hiện hỗ
trợ hộ nghèo về nhà ở thro Quyết định 167
-Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 20/4/2010 về việc cử học sinh đi học
tuyển cử tại các trường chuyên nghiệp trong tỉnh theo Nghị quyết 30a.
- Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 12/5/2010 về việc phê duyệt thời gian,
phương thức hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo ở các bản giáp biên thuộc huyện Mường
Nhé.
- Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 trích kinh phí hỗ trợ huyện
Mường Nhé thực hiện hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết ddinghj
167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 577/QĐ-UBND phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư
thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP năm 2010 cho các huyện thực hiện Chương trình 30a.
-Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 11/5/2009 phân bổ tạm ứng cho 4
huyện.
- Quyết định số 809.810/QĐ-UBND ngày 1/7/2010 thành lập Trung tâm dạy
nghề huyện Mường Ẳng và Điện Biên Đông.
- Quyết định 816/QĐ-UBND về việc ủy quyền phê duyệt các dự án đầu tư
thuộc Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết

30a/2008/NQ-CP cho chủ tịch UBND các huyện nghèo ngày 02/7/2010
- Quyết định số 1560/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 về phân bổ vốn ứng trước
cho các huyện nghèo để thực hiện chế độ. chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
13
Chính sách nông nghiệp
2.2. Tình hình thực hiện chính sách
2.2.1 Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách
Ngay sau Hội nghị triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ, UBND tỉnh
Điện Biên đã tổ chức Hội nghị triển khai ở cấp tỉnh và cấp huyện với thành phần
mở rộng (Hội nghị cấp tỉnh mời mở rộng đến Bí thư, Chủ tịch UBND xã; hội nghị
cấp huyện mời mở rộng đến bí thư, trưởng thôn, bản và 1 số cán bộ xã trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ). Hội nghị đã quán triệt chủ trương, sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước đối với đồng bào nghèo và những yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương,
của các ngành thành viên Ban chỉ đạo các cấp trong việc triển khai Nghị quyết 30a
và Quyết định 167; đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các phòng
ban của huyện và cán bộ ở các xã, bản.
2.2.2 Công tác lập kế hoạch
Kế hoạch xây dựng Đề án của tỉnh được tiến hành theo 2 bước:
+ Bước 1: Xây dựng Đề án sơ bộ trình UBND tỉnh phê duyệt trước
31/3/2009.
+ Bước 2: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện Đề án trong quý 4/2009
- Từ ngày 01/3/2009 - 25/3/2009 các huyện nghèo đã rà soát đánh giá thực trạng
kinh tế - xã hội, xây dựng Đề án phát triển kinh tế, xã hội nhằm giảm nghèo nhanh
và bền vững giai đoạn 2009 - 2020; Từ ngày 25 đến ngày 26 tháng 3/2009 đề án
của các huyện nghèo đã được đoàn công tác liên ngành của Chính phủ tham gia
cho ý kiến. Đến ngày 09/4/2009 UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án bước 1 của 4
huyện nghèo
- Trên cơ sở Văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương,
UBND tỉnh Điện Biên đã tiếp tục chỉ đạo các huyện và các ngành được phân công

giúp đỡ tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh các số liệu trên cơ sở đó
tính toán nhu cầu vốn cho từng giai đoạn của Đề án và gửi các Bộ, ngành TW tham
gia cho ý kiến. Trong tháng 11/2009, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án giảm nghèo
nhanh, bền vững (lần 2) cho 4 huyện nghèo của tỉnh
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
14
Chính sách nông nghiệp
2.2.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện chính sách
Thành lập các Ban chỉ đạo
- Ở cấp tỉnh: Để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của
Chính phủ trên địa bàn tỉnh; ngày 25/02/2009, UBND tỉnh đã quyết định thành lập
Ban chỉ đạo các Chương trình giảm nghèo của tỉnh, do đồng chí Chủ tịch UBND
tỉnh làm Trưởng ban; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó trưởng ban;
đồng thời đã phân công cho 4 đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp theo dõi,
phụ trách 4 huyện nghèo để chỉ đạo, Ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết 30a trên địa bàn; Tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành trực
tiếp xuống giúp các huyện xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
- Ở cấp huyện: UBND các huyện đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giảm
nghèo cấp huyện, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban và phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo; Huyện ủy các huyện
đã phân công cho mỗi đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy trực tiếp phụ
trách, chỉ đạo một xã triển khai Nghị quyết 30a và Quyết định 167 của Chính phủ;
- Ở cấp xã: UBND các xã đã củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo XĐGN các xã, thị
trấn; đồng thời đã thành lập Đội công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở tại các bản để tổ chức
xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và không có khả năng tự
xây dựng nhà ở theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 08 của liên Bộ.
2.2.4 Huy động nguồn lực
- Đến 31/10/2011, tổng kinh phí giao cho 4 huyện nghèo để thực hiện các
chính sách theo NQ 30a là 362.380 triệu đồng, gồm: kinh phí sự nghiệp để hỗ trợ
sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập: 78.690 triệu đồng; vốn hỗ trợ đầu tư xây

dựng CSHT: 283.690 triệu đồng, cụ thể:
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
15
Chính sách nông nghiệp
Đơn vị tính: triệu đồng
S

TT
Nguồn vốn
Tổng
cộng
2009 - 10/2011
Mường
Nhé
Tủa
Chùa
Mường
Ảng
Điện
Biên
Đông
1
Vốn hỗ trợ sx, tạo việc
làm, tăng TN 78.690 24.745 18.780 18.805 16.360
02 năm (2009 - 2010) 51.850 17.510 12.070 12.620 9.650
6 tháng đầu năm 2011 26.840 7.235 6.710 6.185 6.710
2
Vốn hỗ trợ đầu tư
XDCSHT
283.69

0 70.140 71.550 69.000 73.000
02 năm (2009 - 2010) 166.690 36.140 43.550 43.000 44.000
6 tháng đầu năm 2011 117.000 34.000 28.000 26.000 29.000
Tổng số: 362.380 94.885 90.330 87.805 89.360
+ Huy động vốn hỗ trợ của các Tập đoàn, Tổng công ty đối với huyện
nghèo:
4 huyện nghèo của tỉnh được thụ hưởng Chương trình 30a đã được các Tập
đoàn, Tổng công ty nhận hỗ trợ, cụ thể:
- Huyện Tủa Chùa được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam cam kết hỗ trợ trong 2 năm 2009 - 2010 là 60 tỷ đồng (Hỗ trợ xây dựng
11 nhà nội trú dân nuôi Trung học cơ sở tại 11 xã và 03 trường Trung học phổ
thông với kinh phí: 37,8 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia
kinh phí: 2,715 tỷ đồng; hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo: 19,485 tỷ đồng). Đến nay
đã thực hiện giải ngân được 40.045/60.000 triệu đồng, đạt 66,7%.
- Huyện Mường Ảng được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam cam kết hỗ trợ 100 tỷ đồng trong 2 năm 2009- 2010 (Hỗ trợ nhà ở cho
1.131 hộ nghèo, kinh phí 16,965 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng nhà ở nội trú dân nuôi
(100 phòng), kinh phí 20 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 05 trạm y tế xã, tổng kinh phí
10 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 08 trường học, tổng kinh phí 53,035 tỷ đồng). Đến
nay đã thực hiện giải ngân được 56.407/100.000 triệu đồng, đạt 56,4%.
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
16
Chính sách nông nghiệp
- Huyện Điện Biên Đông được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
cam kết hỗ trợ 30 tỷ đồng trong 2 năm 2011-2012 để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho
hộ nghèo. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hỗ trợ 3 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng
một khu nhà ở cho học sinh bán trú dân nuôi trong năm 2009 tại xã Phình Giàng.
Đến nay đã thực hiện giải ngân được 26.101 triệu đồng.
- Huyện Mường Nhé: Được Tổng Công ty thăm dò và khai thác Dầu khí
(PVEP) hỗ trợ là 10 tỷ đồng; Quỹ Ngày vì người nghèo tỉnh hỗ trợ 2,9 tỷ đồng

Tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng hỗ trợ 2 tỷ đồng; Tổng Công ty
Hàng không Việt Nam thông báo hỗ trợ 7 tỷ đồng (trong đó đã chuyển kinh phí
cho huyện Mường Nhé được 2 tỷ đồng); Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hỗ
trợ 2 tỷ đồng, Ngân hàng Công thương Việt Nam hỗ trợ 02 tỷ đồng để xây nhà ở
cho hộ nghèo và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cam kết hỗ trợ 30 tỷ
đồng trong 2 năm 2011-2012 để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (đến nay đã
thực hiện 3.320 triêu đồng để làm nhà cho hộ nghèo, 01 tỷ đồng xây nhà bán trú
dân nuôi và 156 triệu đồng mua sắm máy vi tính cho trường học). Số tiền hỗ trợ
đã giải ngân được 22.436 triệu đồng;
2.2.5 Nội dung triển khai
Để tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết 30a và Quyết định 167 của
Chính phủ, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho 20 Sở, ban, ngành tỉnh căn cứ
chức năng nhiệm vụ của đơn vị hướng dẫn các huyện xây dựng Đề án, đồng thời
cử cán bộ xuống trực tiếp phối hợp cùng với các huyện để thực hiện công tác điều
tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình KT-XH của huyện làm cơ sở cho việc
xây dựng Đề án.
Nội dung triển khai tập trung vào một số lĩnh vực sau:
- Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
+ Hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng
+ Hỗ trợ sản xuất
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
17
Chính sách nông nghiệp
+ Hỗ trợ chăn nuôi
+ Công tác quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, ổn định dân cư:
Vay vốn tín dụng ưu đãi
- Triển khai Đề án hỗ trợ xuất khẩu lao động
- Các nội dung hỗ trợ khác: tiến hành triển khai các mô hình trong sản xuất,
- Thực hiện chính sách giáo dục, dạy nghề, nâng cao dân trí
- Thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển cán bộ

- Kết quả thực hiện chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng
- Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
2.3 Kết quả thực hiện
1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
a) Hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng
Các huyện đã thực hiện chính sách khoán khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng,
khoán chăm sóc rừng trồng được 46.848,2ha với kinh phí thực hiện 16.058,4 triệu
đồng. Thực hiện hỗ trợ trồng rừng sản xuất tập trung 2.887,9 ha với kinh phí
3.942 triệu đồng. Hỗ trợ bảo vệ và 50 ha rừng sản xuất; huyện Mường Ảng triển khai
trồng mới 48,2 ha rừng sản xuất và đang rà soát diện tích các hộ nhận khoán chăm sóc,
bảo vệ). Huyện Tủa chùa trồng mới 60,01 ha Chè shantuyết, kinh phí 2,5 tỷ đồng,
nâng diện tích từ 2009 đến nay là 202,4 ha, hỗ trợ cho các hộ tham gia trồng chè
459 hộ với tổng số lương thực hỗ trợ 158.153,5 tấn (trong đó: hỗ trợ gạo cho hộ
nghèo trồng chè 10 tháng 2011: 24.103 tấn).
Hiện nay, các huyện nghèo tiếp tục hoàn thành công tác giao khoán, khoanh
nuôi, bảo vệ rừng năm 2010 và triển khai khảo sát diện tích chăm sóc, bảo vệ rừng
(huyện Mường Nhé đang xây dựng hồ sơ thiết kế mới 4.024,1ha rừng)
b) Hỗ trợ sản xuất
- Trong 02 năm 2009-2010:
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
18
Chính sách nông nghiệp
+ Hỗ trợ khai hoang, phục hóa: huyện Mường Nhé thực hiện hỗ trợ khai
hoang, phục hóa 136,1 ha, kinh phí 1.402,7 triệu đồng; huyện Điện Biên Đông hỗ
trợ tạo ruộng bậc thang 103ha, kinh phí 1.029 triệu đồng. Các huyện đang triển
khai dự án quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, sắp xếp ổn định dân cư đến
năm 2020.
+ Hỗ trợ giống nông nghiệp: 4 huyện nghèo đã thực hiện hỗ trợ giống nông
nghiệp, vật tư, phân bón để chuyển đổi cây trồng với kinh phí thực hiện 7.781,3
triệu đồng (gồm: huyện Mường Nhé 1.846,3 triệu đồng; Điện Biên Đông 3.000

triệu đồng; Tủa Chùa 1.935 triệu đồng; Mường Ảng 1.000 triệu đồng).
- 10 tháng đầu năm 2011:
+ huyện Điện Biên Đông đã triển khai thực hiện 05 mô hình khuyến nông
(trong đó: Mô hình 3,5 ha trồng mía kinh phí 433,6 triệu đồng, tại 03 xã Mường
Luân, Chiềng Sơ, Thị trấn; Mô hình 3ha trồng chuối, kinh phí 328,6 triệu đồng tại
03 xã Mường Luân, Chiềng Sơ, Keo Lôm; Mô hình trồng rau an toàn tại xã Pú
Nhi với diện tích 6ha 98 hộ tham gia hinh phí đầu tư là 151,1 triệu đồng; Mô hình
chăn nuôi gia cầm tại 08 xã 315 hộ tham gia kinh phí thực hiện là 1.095,1 triệu
đồng; Mô hình trông 2 ha cây gấc lai tại xã Phì Nhừ, kinh phí thực hiện 212,6 triệu
đồng)
+ Huyện Mường Ảng đã triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông tại
09 xã: Mô hình Ngô DK 888; Mô hình trồng đậu tương; Mô hình trồng chuối tiêu
hồng và Cá hệ VAC với tổng số 21,6 ha. Kinh phí đã thực hiện: 232/600 triệu
đồng, đạt 38,6% KH vốn; 03 huyện còn lại đang xây dựng kế hoạch, lựa chọn
danh mục hỗ trợ khai hoang, phục hóa, hỗ trợ giống nông nghiệp.
c) Hỗ trợ chăn nuôi
- Các huyện nghèo đã triển khai hỗ trợ 2.101 con trâu, bò với kinh phí
19.304,04 triệu đồng huyện Điện Biên Đông hỗ trợ 267.000 con cá giống các loại
với số tiền là 803,507 triệu đồng (trong đó nguồn vốn CT 135 là 362 triệu đồng).
Ngoài ra các huyện còn thực hiện hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi cho 1.792 hộ
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
19
Chính sách nông nghiệp
nghèo, với kinh phí đã hỗ trợ 1.792 triệu đồng (huyện Mường Ảng: 990 hộ, huyện
Tủa Chùa 802 hộ).
- Đến 30/10/2011: huyện Mường Ảng tiếp tục tổ chức bình xét, phân bổ 561
con giống; triển khai rà soát hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi cho 400 hộ; với kinh phí
được hỗ trợ 400 triệu đồng; tổ chức trồng mới 36 ha cỏ chăn nuôi với số tiền hỗ
trợ là 72 triệu đồng.
d) Công tác quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, ổn định dân cư:

Các huyện đã xây dựng xong quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, ổn định
dân cư để trình UBND tỉnh phê duyệt.
e) Vay vốn tín dụng ưu đãi
- Từ năm 2009 đến 30/10/2011, các huyện nghèo đã triển khai cho 11.118,6
hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi (với lãi xuất 0%), kinh phí cho vay 55,581 tỷ
đồng (huyện Mường Nhé 13,400 tỷ đồng; Điện Biên Đông 12,83 tỷ đồng; Tủa
Chùa 15 tỷ đồng; Mường Ảng 14,838 tỷ đồng).
2. Triển khai Đề án hỗ trợ xuất khẩu lao động
Tính đến 30/10/2011: Trên địa bàn 3 huyện Tủa Chùa, Mường Ảng và Điện
Biên Đông đã tuyên truyền, tuyển chọn được 324 lao động tham gia XKLĐ
(huyện Mường Ảng tổ chức in, cấp 15.000 tờ rơi tuyên truyền về chính sách
XKLĐ, với kinh phí 409 triệu đồng); sau sơ tuyển có 226 lao động đạt yêu cầu
197 lao động đã cử đi học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, 104 lao động
đã xuất cảnh (trong đó Điện Biên Đông 81 lao động, Mường Ảng 14 lao động,
Tủa Chùa 9 lao động), riêng huyện Mường Nhé chưa có lao động tham gia xuất
khẩu lao động trong năm 2011
3. Các nội dung hỗ trợ khác
Ngoài các nội dung trên, tùy theo tình hình thực tiễn, các huyện còn thực
hiện hỗ trợ một số nội dung khác cho nhân dân, cụ thể:
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
20
Chính sách nông nghiệp
+ Huyện Điện Biên Đông thực hiện 3 mô hình trồng mía, 02 mô hình trồng
chuối với kinh phí 616,7 triệu đồng; huyện Mường Ảng triển khai mô hình
khuyến nông 360 triệu đồng.
+ Huyện Mường Ảng: hỗ trợ máy nông cụ với số tiền là 400 triệu đồng; tổ
chức xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm địa phương 95 triệu đồng; tạm ứng
kinh phí xây dựng quy hoạch sản xuất N-LN, ổn định dân cư 446 triệu đồng.
4. Thực hiện chính sách giáo dục, dạy nghề, nâng cao dân trí
- Năm 2010, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Trung tâm Dạy

nghề; 4/4 huyện nghèo đã xây dựng xong "Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020".
- Trong 3 năm 2009-2011, UBND tỉnh đã cử 410 học sinh đi học cử tuyển
tại các trường đại học, học viện và trường chuyên nghiệp trong tỉnh theo Nghị
quyết 30a; thực hiện đào tạo nghề cho 2.653 người nghèo, lao động nông thôn,
thanh niên dân tộc thiểu số
- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về Chương trình giảm nghèo theo Nghị
quyết 30a, Quyết định 167 và Chương trình 135 giai đoạn II cho các thành viên Ban
chỉ đạo giảm nghèo cấp xã; huyện Tủa Chùa tổ chức 01 lớp tại chức Trung cấp Nông
nghiệp cho 50 cán bộ xã, với kinh phí hỗ trợ từ nguồn 30a là 535 triệu đồng;
- 10 tháng năm 2011: Các huyện nghèo đang triển khai các điều kiện cần
thiết để đưa Trung tâm dạy nghề đi vào hoạt động như: bố trí cán bộ, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất; đồng thời tiến hành rà soát nhu cầu học nghề của lao động,
lập kế hoạch mở các lớp dạy nghề trên địa bàn.
5. Thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển cán bộ
Trong 2 năm 2009-2010, UBND tỉnh ra Quyết định luân chuyển 08 cán bộ là
Trưởng, phó phòng nghiệp vụ hoặc cán bộ có trình độ đại học của các Sở Nông
nghiệp & PTNT, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Giao thông- Vận
tải, Lao động – TB&XH để tăng cường cán bộ có thời hạn 3 năm cho 4 huyện
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
21
Chính sách nông nghiệp
nghèo (mỗi huyện 2 cán bộ); Các huyện nghèo đã xây dựng Kế hoạch luân chuyển
cán bộ huyện về các xã và đã thực hiện luân chuyển 22 cán bộ của huyện về đảm
nhận các chức vụ chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách đối với
các xã (Mường Nhé 10 người; Điện Biên Đông 05 người; Tủa Chùa 04 người;
Mường Ảng 03 người).
6. Kết quả thực hiện chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng
Các huyện nghèo đã tập trung triển khai đầu tư và hoàn tất các thủ tục chuẩn
bị đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông liên xã và các trường dân

tộc nội trú, các trạm y tế. Tính đến thời điểm 30/10/2011, số công trình đã được
phê duyệt danh mục đầu tư là 130 công trình (trong đó: Giao thông 36 công trình,
thủy lợi + nước sạch 54 công trình, trường lớp học 25 công trình, trạm y tế xã 08
công trình, điện sinh hoạt 02 công trình) và 329 phòng ở nội trú dân nuôi. Tiến độ
triển khai đến 15/6/2011 có 37 công trình và 128 phòng ở nội trú dân nuôi đã thi
công xong, 32 công trình đang thi công, 12 công trình đang lập hồ sơ khảo sát tư
vấn, 30 công trình đang chuẩn bị đầu tư; ngoài ra các huyện nghèo đã khảo sát
chuẩn bị đầu tư 16 công trình. Tiến độ thanh toán vốn các công trình đến tháng
10/2011 đã giải ngân 370.205,7 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn vốn do Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hỗ trợ).
7. Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo:
- Tổng số hộ nghèo được hỗ về nhà ở trên địa bàn 4 huyện nghèo là: 8.738
hộ (gồm: Huyện Điện Biên Đông: 2.644 hộ, Huyện Mường Ảng: 1.151 hộ, Huyện
Tủa Chùa: 1.299 hộ, Huyện Mường Nhé: 3.639 hộ).
- Kết quả triển khai làm nhà đến 30/6/2011, có 8.392 nhà hoàn thành, gồm:
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
22
Chính sách nông nghiệp
T
T
Huyện
Kế
hoạch
Số nhà đã
triển khai xây
dựng
Số nhà đã
hoàn thành
Số nhà đang
hoàn thiện

Số
nhà
% so
với KH
Số
nhà
% so
với
KH
Số
nhà
% so
với
KH
Tổng cộng: 8738 8711
99,69
% 8392 96% 319
3,65
%
1
Huyện Mường
Ảng 1.156 1.156 100,0% 1134 98,1% 22 1,9%
2
Huyện Tủa
Chùa 1299 1299 100,0% 1299
100,0
%
0,00
%
3

Huyện Điện
Biên Đông 2644 2644 100% 2644 100% 0 0%
4
Huyện Mường
Nhé 3639 3.612 96,2% 3315 91,1% 297 8,1%

* Kết quả huy động vốn: Tính đến 30/10/2011 tổng số vốn hỗ trợ từ ngân
sách, vốn vay và vốn các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức cam kết hỗ trợ cho 4
huyện nghèo để làm nhà theo QĐ 167/QĐ-TTg là 230.058,4 triệu đồng.
2.4 Đánh giá kết quả 3 năm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo theo
nghị quyết 30a
• Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
- Các Bộ, ngành Trung ương:
Trong quá trình triển khai Nghị quyết 30a, tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là sự giúp đỡ có hiệu
quả của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan thành viên trong Đoàn công tác 30a của
Chính phủ đã kịp thời hướng dẫn và giúp 4 huyện nghèo của tỉnh trong việc xây
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
23
Chính sách nông nghiệp
dựng, tham gia cho ý kiến vào Đề án giảm nghèo nhanh, bền vững của 4 huyện
nghèo; đồng thời thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình triển khai thực hiện để kịp
thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh cho địa phương.
- Về phía địa phương
Tỉnh Điện Biên xác định Nghị quyết 30a của Chính phủ là một chủ trương,
chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là cơ hội tạo ra nguồn lực đầu tư rất lớn để
tỉnh Điện Biên được tăng cường một bước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội; xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; qua đó tạo động lực phát
triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện nâng cao chất lượng đời sống, tinh thần

cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, tỉnh
Điện Biên đã triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách, giải pháp lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các
cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng trong việc tổ chức triển khai thực hiện; tranh
thủ sự ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ của các Tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh; phát huy ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo
trong việc triển khai thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh thường xuyên đi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Nghị
quyết 30a tại các huyện nghèo; Ban chỉ đạo các chương trình giảm nghèo tỉnh đã
định kỳ họp giao ban quý, năm và thực hiện tốt chế độ báo cáo kết quả thực hiện
theo quy định.
- Đối với cấp huyện: đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện đề án; đã
thành lập Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các thành thực hiện.
• Về kết quả thực hiện mục tiêu Nghị quyết 30a trên địa bàn 4 huyện nghèo
từ năm 2009 đến 30/10/2011
 Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo
- Qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, tỷ lệ hộ
nghèo trên địa bàn các huyện nghèo đã giảm từ 57,5% năm 2009 xuống còn
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
24
Chính sách nông nghiệp
47,96% năm 2010. Không có huyện nào đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống
dưới 40% (theo chỉ tiêu Nghị quyết 30a).
- Theo kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo (theo chuẩn mới), toàn tỉnh còn
50,01% hộ nghèo và 8,35% hộ cận nghèo; trong đó 4 huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo
là 70,44%, (huyện Mường Nhé 77,87%, Tủa Chùa 73,79%, Mường Ảng 68,43%,
Điện Biên Đông 62,27%).
- Theo kết quả điều tra sơ bộ đến 15/11/2011: có 2/4 huyện nghèo đã có kết
quả điều tra hộ nghèo (huyện Tủa Chùa 70,26%; huyện Mường Ảng 61,62%).
Ước tỷ lệ hộ nghèo trên bàn toàn tỉnh năm 2011 giảm 4%.

 Mục tiêu về hỗ trợ nhà ở
- Đến nay, đã có 3/4 huyện nghèo đạt chỉ tiêu về cơ bản hoàn thành hỗ trợ
nhà ở cho hộ nghèo (trên 95%). Riêng huyện Mường Nhé mới hoàn thành 91,1%;
đến nay còn 324 hộ (297 hộ đang triển khai làm nhà và 27 hộ chưa nhận tiền làm
nhà do đã di chuyển và không nhận tiền hỗ trợ).
 Mục tiêu về giao đất, giao rừng
04 huyện nghèo của tỉnh chưa có huyện nào hoàn thành chỉ tiêu về cơ bản
giao đất, giao rừng tới hộ nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ. Nguyên nhân là do
tiến độ lập quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp và sắp xếp ổn định
dân cư chậm, hiện nay đề án quy hoạch đang được trình phê duyệt.
• Hạn chế
Khi thực hiện triển khai chính sách trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã đem lại
những kết quả và mục tiêu tích cực, có tác động tích cực trong việc cải thiện bộ
mặt kinh tế xã hội của tỉnh: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,
tạo việc làm nâng cao thu nhập cho cá nhân và hộ gia đình trong địa bàn, thúc đẩy
phát triển sản xuất hàng hóa, giao lưu kinh tế giữa các xã trong huyện cũng như
giữa huyện và các huyện khác trong tỉnh. Từ đó đời sống của các hộ đồng bào dân
tộc thiểu số từng bước được cải thiện. Người dân phấn khởi, tin tưởng và tích cực
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
25

×