Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƢƠNG THU HƢƠNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ
CHƢƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƢƠNG THU HƢƠNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ
CHƢƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ XUÂN HOÀNG
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Trương Thu Hương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả tập
thể và cá nhân đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Ngô Xuân Hoàng
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế &
QTKD Thái Nguyên, khoa Sau đại học đã trang bị cho tôi những kiến thức và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Huyện Ủy, HĐND & UBND Huyện Ba
Bể, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng thống kê, phòng Lao động TBXH
huyện đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày…. tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn
Trương Thu Hương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vẽ và biểu đồ viii
Phần mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4. Bố cục của đề tài 4
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững cho hộ
nông dân và phƣơng pháp nghiên cứu. 5
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo và giảm nghèo bền
vững cho hộ nông dân 5
1.1.1. Hộ nông dân và các vấn đề về hộ nông dân 5
1.1.2. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 10
1.1.3. Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (Nghị quyết 30a) . 14
1.1.4. Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới và Việt
Nam 26
1.2. Phương pháp nghiên cứu 46
1.2.1. Chọn vùng nghiên cứu 46
1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 46
1.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 47
1.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 47
1.2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
Chƣơng 2: Thực trạng việc triển khai chƣơng trình giảm nghèo nhanh và
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 49
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 49
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 49
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 56
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến giảm
nghèo, giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể 72
2.2. Thực trạng triển khai chương trình giảm nghèo, giảm nghèo bền
vững tại huyện Ba Bể 77
2.2.1. Thực trạng một số chương trình giảm nghèo tại huyện Ba Bể 77
2.2.2. Thực trạng triển khai chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
tại huyện Ba Bể 81
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chƣơng trình
giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc
Kạn 103
3.1. Định hướng, mục tiêu và phát triển huyện Ba Bể 103
3.1.1. Định hướng phát triển của huyện Ba Bể 103
3.1.2. Mục tiêu phát triển của huyện Ba Bể 103
3.1.3. Dự kiến kết quả thực hiện chương trình 30a đến năm 2020 106
3.2. Nhóm giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chương trình 30a 107
Kết luận 120
Tài liệu tham khảo ix
Phụ lục x
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CSXH
Chính sách xã hội
CT
Chương trình
DV
Dịch vụ
GPMB
Giải phóng mặt bằng
GTSX
Giá trị sản xuất
KH
Kế hoạch
KH
Kế hoạch
KHHGD
Kế hoạch hóa gia đình
MN
Mầm non
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTTH
Phổ thông trung học
QLDU
Quản lý dự án
TB
Thương binh
THCS
Trung học cơ sở
TM
Thương mại
XDCB
Xây dựng cơ bản
XDCSHT
Xây dựng cơ sở hạ tầng
XH
Xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo đói của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ 13
Bảng 1.2. Tỷ lệ nghèo đói giai đoạn 1993 - 2008 40
Bảng 1.3. Tỷ lệ tài sản của các hộ gia đình 41
Bảng 1.4. Số lao động từ 15 tuổi trở lên và tỷ lệ số người lao động trên
tổng số người từ 15 tuổi trở lên 43
Bảng 1.5. Tỷ lệ nghèo ở các nhóm dân tộc thiểu số 45
Bảng 2.1. Diện tích các loại đất của Ba Bể 54
Bảng 2.2. Tình hình dân số - lao động của huyện năm 2008 - 2009 57
Bảng 2.3. Thống kê trưởng học năm 2008 - 2009 58
Bảng 2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng y tế của huyện năm 2009 59
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất các nghành của huyện giai đoạn 2007 – 2009 61
Bảng 2.6. Năng suất, diện tích, sản lượng một số cây trồng ngắn ngày
năm 2009 63
Bảng 2.7. Năng suất, diện tích, sản lượng một số cây trồng lâu năm năm
2009 66
Bảng 2.8. Tổng đàn gia súc gia cầm năm 2009 - 2010 66
Bảng 2.9. Sản lượng lâm nghiệp chủ yếu của huyện giai đoạn 2007 –
2009 69
Bảng 2.10.Diện tích và sản lượng thủy sản chủ yếu của huyện 70
Bảng 2.11: Tổng hợp các hạng mục đầu tư của dự án hỗ trợ người dân
thông qua giao khoán và bảo vệ rừng theo nguồn vốn chương
trình 30a 86
Bảng 2.12: Hỗ trợ gạo cho hộ nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo
chương trình 30 của huyện Ba Bể năm 2010 87
Bảng 2.13: Kinh phí hỗ trợ làm chuồng trại năm 2009 – 2010 88
Bảng 2.14: Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ba Bể 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
Bảng 2.15: Tình hình giải ngân vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng năm
2009 – 2010 92
Bảng 2.16. Tình hình đói nghèo của huyện Ba Bể sau 2 năm thực hiện
chương trình 30a 94
Bảng 2.17: Tình hình cung cấp dịch vụ thiết yếu dành cho người nghèo
sau 2 năm thực hiện chương trình 30a 95
Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình 30a 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ- CP ngày 19/5/2011 của Chính
phủ về định hướng giảm nghèo bển vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm
2020.
2. Bộ kế hoạch và đầu tư (2005), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa
đói giảm nghèo.
3. Dự án đào tạo công tác xóa đói giảm nghèo (2004, Tài liệu tập huấn dành
cho các cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cấp tỉnh và cấp
huyện. Nhà xuất bản lao động 2004.
4. Huyện ủy huyện Ba Bể (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm 2005-2010 của
Huyện ủy Ba Bể
5. Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam (2003), Báo cáo phát triển Việt
Nam, Hà Nội : tháng 12 năm 2003.
6. Phòng thống kê huyện Ba Bể, Niên giám thống kê của Huyện Ba Bể năm
2008.
7. Phòng thống kê huyện Ba Bể, Niên giám thống kê của Huyện Ba Bể năm
2009.
8. Phòng thống kê huyện Ba Bể, Niên giám thống kê của Huyện Ba Bể năm
2010.
9. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn (2010), Báo cáo kết quả
thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-chi phí năm 2009 và kết quả thực
hiện 6 tháng đầu năm 2010.
10. UBND tỉnh Bắc Kạn (2009), Quyết định số 862/QĐ- UBND ngày
27/4/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt đê án hỗ trợ hộ
nghèo về nhà ở theo QĐ số 167/2008/QĐ- TTg ngày 12/12/2008 của
Thủ tướng chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
11. UBND tỉnh Bắc Kạn (2009), Quyết định số 1210/QĐ- UBND ngày
03/6/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn năm
2009.
12. UBND tỉnh Bắc Kạn (2009), Quyết định số 1331/QĐ- UBND ngày
19/6/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt kết quả rà soát,
điều chỉnh dự án trồng mới 5 triệu ha rừng sau quy hoạch lại 3 loại
rừng huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
13. UBND tỉnh Bắc Kạn (2009), Quyết định số 2808/QĐ- UBND ngày
16/9/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc quy định mức hỗ trợ trồng
rừng tại huyện Ba Bể và Pắc Nậm theo nghị quyết 30a/2008/NQ- CP
ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
14. UBND tỉnh Bắc Kạn (2009), Quyết định số 510/QĐ- UBND ngày
17/3/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập tổ công tác giúp
ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ
tại địa bàn huyện Ba Bể.
15. UBND tỉnh Bắc Kạn (2009), Quyết định số 315/QĐ- UBND ngày
09/2/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phân bổ vốn Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2010(nguồn vốn bổ sung).
16. UBND tỉnh Bắc Kạn (2010), Quyết định số 547/QĐ- UBND ngày
25/3/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc giao kế hoạch vốn thực hiện
chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
17. UBND tỉnh Bắc Kạn (2010), Quyết định số 911/QĐ- UBND ngày
04/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt đề ánđào tại
nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, giai
đoanh 2010-2020 (Từ nguồn vốn Chương trình 30a).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
x
18. UBND tỉnh Bắc Kạn (2010), Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày
13/7/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt bổ sung danh mục
đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn đầu tư Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh, bền vững của huyện Ba Bể năm 2010.
19. UBND tỉnh Bắc Kạn (2010), Quyết định 1815/QĐ-UBND ngày 07/9/2010
của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt đề án khuyến nông – khuyến
ngư thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững huyện Ba
Bể, giai đoạn 2011 - 2020.
20. UBND tỉnh Bắc Kạn (2010), Quyết định số 2811/QĐ-UBND ngày
24/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt dự án đào tạo
nghề cho lao động nông thonn đến năm 2020 tỉnh Bắc Kạn.
21. UBND tỉnh Bắc Kạn (2011), Quyết định số 830/QĐ-UBND ngày
16/5/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt kế hoạch thực
hiện việc tuyển chọn 22 trí thức trẻ, ưu tú có trình độ đại học tăng
cường về làm Phó chủ tịch UBND xã thuộc huyện Ba Bể và Pác Nặm
tỉnh Bắc Kạn.
22. UBND tỉnh Bắc Kạn (2010), Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày
04/8/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo
thuộc các huyện: Ba Bể, Pác Nặm tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng
trong thời gian chưa tự túc được lương thực theo Nghị quyết
30a/2008/NĐ-CP của Chính Phủ năm 2009 và năm 2010.
23. Văn phòng chính phủ (2010), Thông báo số 258/TB – VPCP ngày
21/05/2009 về kết luận của Phó Thủ tường Nguyễn Sinh Hùng tại hội
nghị giao ban trực tuyến thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP về
chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện
nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách
về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân
cư. Năm 1986, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông
nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương
thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữa vị trí trong ba nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà
đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo).
Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là
số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm
1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu,
và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Nghị quyết Quốc hội Việt
Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân
tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau
và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa " Sáng kiến của Thủ
tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là
"Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày Liên hợp quốc chọn là ngày "Thế
giới chống đói nghèo". Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây
là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
(MDG) của Liên Hợp Quốc công bố. Trong quá trình xây dựng chiến lược có
sự tham gia của chuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
UNDP, WB, tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam. Vấn đề là cụ
thể hoá chiến lược bằng các chương trình, dự án được triển khai, được giám
sát và đánh giá thường xuyên. Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố đói
nghèo đến từng xã, từng hộ.
Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày
18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển
khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50%. Với mục tiêu: "Tạo sự chuyển
biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào
dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng
các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa
phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của
từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có
hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ;
bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng."
Huyện Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn là một là một huyện nghèo, với tỷ lệ hộ
nghèo theo thống kê năm 2008 là 56,02%. Vì vậy Ba Bể đã được Chính phủ
hỗ trợ thông qua Chương trình: “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 61 huyện nghèo” với mục tiêu giảm hộ nghèo xuống ngang bằng mức
trung bình của khu vực. Chương trình đã được triển khai bước đầu được triển
khai ở huyện Ba Bể, nhưng trong quá trình triển khai đã xuất hiện một số
vướng mắc. Nhằm góp phần thực hiện một chính sách lớn của nhà nước em
đã lựa chọn đề tài " Nghiên cứu giải pháp triển khai có hiệu quả chƣơng
trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc
Kạn " làm đề tài luận văn thạc sĩ cho mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Tìm ra giải pháp để triển khai có hiệu quả cao chương trình giảm nghèo
nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giảm nghèo nhanh và bền vững
- Đánh giá thực trạng triển khai và một số kết quả bước đầu của chương
trình giảm nghèo bền vững ở huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, chỉ ra những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế theo hướng giảm nghèo bền vững
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả
chương trình giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện
Ba Bể tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2012.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tình hình đói nghèo và chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
(chương trình 30a) cho các hộ nông dân của huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu hiện tượng giảm nghèo và hiện tượng tái
nghèo tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn cùng với những nguyên nhân của tình
trạng này. Nghiên cứu việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững tại các xã trong huyện và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả
chương trình này.
- Về thời gian và không gian: Điều tra việc thực hiện chương trình giảm
nghèo nhanh và bền vững tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn từ năm 2009 - 2010
4. Bố cục của đề tài
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham
khảo, các bảng phụ lục và 3 chương:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chương 1: Cơ sở khoa học về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững cho hộ
nông dân và phương pháp nghiên
Chương 2: Thực trạng việc triển khai chương trình giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Chương 3: Một số giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIẢM NGHÈO, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
CHO HỘ NÔNG DÂN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo và giảm nghèo bền
vững cho hộ nông dân
1.1.1. Hộ nông dân và các vấn đề về hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân
a. Khái niệm hộ
Trên thực tế có rất nhiều cách nhìn nhận về hộ do có nhiều cách tiếp cận vào
hộ nông dân. Do đó hộ nông dân được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau:
* Trên phương diện thống kê cho rằng “Hộ là những người sống chung
dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ” [3].
* Tại hội thảo lần thứ IV về quản lý trang trại ở Hà Lan năm 1980 cho
rằng “Hộ và một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, tiêu dùng và hoạt động khác” [3].
* Theo Frank Ellis (1988). Hộ nông dân là các hộ gia đình có phương
tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng lao động chủ yếu là trong gia đình, trong
sản xuất nông trại, nằm trong một nền kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được
đặc trưng bằng việc tham gia một phần thị trường hoạt động với trình độ hoàn
chỉnh không cao. Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản
xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là một đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị
xã hội [3].
b. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân
* Theo Frank Eliss: “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia
đình có quyền sống trên mảnh đất sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Sản xuất của họ nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ
không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường”.
* K.Max và PL.Anghen nghiên cứu hộ các ông cho rằng: “Kinh tế hộ
nông dân vốn bị hạn chế nên cần được cải tạo nó mới có thể phát triển nông
nghiệp xã hội ngày càng cao”. Lúc đầu các ông dự toán kinh tế hộ nông dân
hoàn toàn bị phá bỏ trong điều kiện phát triển nền đại công nghiệp sau đó các
ông thừa nhận. Ở Anh cho thấy phát triển nông nghiệp không giống phát triển
công nghiệp trong đó phát triển nông nghiệp họ tỏ ra ưu thế hơn [3].
* Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản
xuất kinh tế - xã hội, trong đó các nguồn lực đất đai, lao động tiền vốn và tư
liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất: Có chung chân quỹ,
ở chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời
sống xã hội là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo
điều kiện để phát triển [3].
Do vậy tự những thành viên trong hộ lao động nên không có khái niệm
tiền lương và không tính được lợi nhuận, địa tô, lợi tức. Hộ nông dân chỉ có
thu nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế. Đó là sản xuất lương thực thu
được hàng năm của hộ trừ đi chi phí mà họ đã bỏ ra để phục vụ cho quá trình
sản xuất.
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân
Từ những khái niệm hộ đã nói lên những đặc trưng cơ bản của hộ.
Những đặc trưng này mang tính lịch sử, gắn liền với các quá trình tiến triển
của khái niệm về hộ qua các giai đoạn lịch sử. Ở Việt Nam trên 67,76% dân
số sống ở nông thôn, bởi vậy nghiên cứu về kinh tế hộ có ý nghĩa chiến lược
quan trọng. Kinh tế hộ là tế bào, là cơ sở tổ chức kinh tế nông nghiệp ở nông
thôn. Cấu trúc của kinh tế hộ đa dạng có thể là thuần nông, hoặc đan xen với
hoạt động kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tính đa dạng phức tạp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
của kinh tế hộ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển trong
vùng, trình độ của chính bản thân hộ,…
Phát triển kinh tế hộ nông dân rất đa dạng, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa
phương nhưng đều tựu trung lại, kinh tế hộ nông dân có những đặc trưng sau:
Thứ nhất: Sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu và quá trình quản
lý, sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong kinh tế hộ là sở hữu chung, tất
cả mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu tư liệu sản xuất vốn có cũng
như những tài sản khác của hộ. Mặt khác do dựa trên cơ sở kinh tế chung và
có chung nhân quỹ nên các thành viên của hộ thường có ý thức trách nhiệm
rất cao và việc bố trí sắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt và hợp lý.
Từ đó hiệu quả sử dụng lao động trong kinh tế hộ nông dân là rất cao.
Thứ hai: Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ
với nhau theo quan hệ huyết thống, kinh tế hộ nông dân lại tổ chức với quy
mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác cho nên sự việc
điều hành sản xuất và quản lý cũng đơn giản gọn nhẹ. Trong hộ nông dân vừa
làm điều hành quản lý sản xuất vừa là người trực tiếp lao động sản xuất nên
tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp rất cao.
Thứ ba: Kinh tế hộ nông dân có khả năng thích nghi và sự điều chỉnh
rất cao. Do kinh tế hộ nông dân có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng có sự thích
ứng dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn với điều
kiện thuận lợi hộ nông dân có thể tập trung mọi nguồn lực, thậm chí đôi khi
cả khẩu phần tất yếu của mình để mở rộng sản xuất. Khi gặp các điều kiện bất
lợi thì cũng có khả năng tư duy bằng cách thu hẹp quy mô sản xuất có khi quy
về sản xuất tự cung tự cấp.
Thứ tƣ: Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của
người lao động. Trong kinh tế hộ nông dân mọi người gắn bó với nhau cả trên
cơ sở kinh tế, huyết tộc và cùng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
lực để phát triển kinh tế nông hộ. Vì vậy có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả
sản xuất với lợi ích người lao động và lợi ích kinh tế đã trở thành động lực
thúc đẩy của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế hộ
nông dân.
Thứ năm: Kinh tế hộ nông dân là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng
hiệu quả. Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với lạc hậu và năng xuất thấp. Kinh
tế hộ vẫn có khả năng cho năng xuất cao hơn các doanh nghiệp có quy mô
lớn, kinh tế hộ nông dân vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến để cho hiệu quả kinh tế cao thì đó lại là biểu hiện của sản
xuất lớn. Thực tế kinh tế hộ nông dân là loại hình thích hợp nhất đối với đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp, với cây trồng vật nuôi trong quá trình sinh
trưởng, phát triển cần sự tác động kịp thời.
Thứ sáu: Kinh tế hộ nông dân sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ
là chủ yếu, song kinh tế hộ nông dân cũng có giới hạn nhất định, đặc biệt
trong sản xuất đòi hỏi các hộ phải có sự hợp tác, đoàn kết thì mới làm được.
Một số hộ nông dân riêng lẻ khó có thể giải quyết các vấn đề thuỷ lợi, phòng
trừ sâu bệnh - dịch hại, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tiêu thụ nông
sản hàng hoá, phòng trừ thiên tai trong sản xuất kinh doanh. Ở đây lại nổi lên
sự cần thiết của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân cũng như
nhiều nhân tố khác nhau trong quan hệ hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế hộ nông
dân phát triển. Vì vậy khi nghiên cứu kinh tế hộ nông dân chúng ta phải nắm
được những đặc điểm cơ bản của hộ và kinh tế hộ, cũng như phải thấy được
sự khác nhau giữa kinh tế hộ với những khu vực kinh tế khác.
1.1.1.3. Một số đặc điểm của kinh tế hộ vùng cao
* Về điều kiện tự nhiên: Với địa hình đồi núi phức tạp, có rất ít diện tích
bằng phẳng để có thể sản xuất lúa nước như vùng đồng bằng. Do vậy các hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
nông dân phải làm nương dẫy trên các triền núi dốc, nên chịu ảnh hưởng lớn
của điều kiện tự nhiên nhất là vào mùa mưa.
* Về điều kiện sản xuất: Phần lớn cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn,
giao thông đi lại khó khăn, khả năng tiếp cận thị trường kém, nguồn thông tin
bị hạn chế đã dẫn đến kinh tế chậm phát triển.
* Về đời sống của hộ nông dân vùng cao: Các hộ dân vùng cao chủ yếu
là sản xuất nông - lâm nghiệp, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp tương đối cao
chiếm khoảng >80% tổng giá trị sản phẩm, cây công nghiệp dài ngày có tốc
độ phát triển tương đối nhanh. Nhưng người dân vùng cao vẫn đặt vấn đề an
ninh lương thực tại chỗ lên hàng đầu, do đây là vùng có tỷ lệ nghèo đói tương
đối cao.
Tóm lại từ những đặc điểm cơ bản của các hộ nông dân vùng cao để
phát triển có được một nền nông - lâm nghiệp bền vững thì ngoài sự cố gắng
của người dân, họ cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, của các ban
ngành để có những định hướng và các giải pháp phát triển cho từng vùng cụ thể.
1.1.1.4. Vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế nước ta hiện nay
Cung cấp các sản phẩm không thể thiếu được cho xã hội loài người,
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường và tạo nguồn nguyên liệu cho
các ngành kinh tế quốc dân.
Cung cấp và duy trì các nguồn lực như: đất đai, lao động, góp phần vào
phân công lao động xã hội và nông thôn.
Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng cao sẽ góp phần vào bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, nước, đảm bảo an ninh
quốc phòng.
Là thị trường rộng lớn cho các ngành kinh tế quốc dân. Góp phần vào
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá mà nhà nước ta đang hướng tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.1.2. Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
1.1.2.1. Quan điểm nghèo đói
Quan điểm về đói nghèo của từng quốc gia, từng vùng, lãnh thỏ, từng
nhóm dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất
để xác định đói nghèo là căn cứ vào thu nhập hay chi tiêu thỏa mãn nhu cầu
cơ bản của con người.
Khái niệm về đói nghèo được đưa ra tại hội nghị bàn về nghèo đói ở khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan
tháng 9/1993 đưa ra khái niệm như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận
dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người đã được
xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập
quán của từng địa phương”.
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) lại tách riêng đói và nghèo thành
hai khái niệm riêng:
- “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn
nhu cầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”[5].
- “Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo cho nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.
Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, thường vay nợ cộng đồng và thiều
khả năng chi trả” [5].
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa nghèo là theo thu nhập, nghèo diễn tả
sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối
thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn và nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn
theo đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Theo đó một người là nghèo
khi thu nhập hàng tháng chỉ ít hơn một nửa thu nhập bình quân của quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Tuy nhiên các tiêu chí và chuản mực đánh giá, phân loại sự nghèo đói
còn phụ thuộc và từng vùng, từng điều kiện lịch sủ nhất định. Đói nghèo là hai
danh từ có quan hệ mật thiết với nhau, có thể gắn chúng vào thành một từ kép.
Liên hợp quốc đưa ra hai khái niệm chính về nghèo đói như sau:
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là
những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và
giáo dục. ngoài những nhu cầu cơ bản trên, cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu
tối thiểu bao gồm quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng [5].
Tùy vào mức độ đảm bảo nhu cầu tối thiểu mà sự nghèo khổ của dân cư
được chia thành nghèo hoặc rất nghèo, hoặc nghèo bậc II, nghèo bậc III.
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tương đối
phát triển theo không gian và thời gian nhất định tùy thuộc vào mức sống
chung của xã hội. Như vậy, nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về
mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa
phương ở một thời kỳ nhất định.
Từ những đánh giá trên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xóa dần
nghèo tuyệt đối là công việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiện tượng
thường có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênh
lệch giàu nghèo và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo.
Nước nghèo: Một quốc gia được coi là nghèo khổ khi thu nhập thực tế
bình quân đầu người còn thấp, nguồn lực hạn hẹp, cơ sở hạ tầng và môi
trường yếu kém, có vị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế.
Thực tế, khái niệm có thể không thống nhất, đối với từng quốc gia khác
nhau sẽ có chuẩn mực đánh giá khác nhau. Vì thế, trên cơ sở thống nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
chung về mặt định tính, cần phải xác định thước đo mức nghèo đói của mỗi
quốc gia.
Công thức tính quy mô nghèo của vùng hoặc quốc gia:
=
Tổng số hộ nghèo của vùng hoặc quốc gia
Tổng số hộ dân cư của vùng hoặc quốc gia
1.1.2.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói
Để xác định được ngưỡng nghèo đói thì điểm mấu chốt của vấn đề phải
xác định được chẩn mực đói nghèo. Do chuẩn đói nghèo là khái niệm động,
nó biến động theo thời gian và không gian nên không thể đưa ra được những
chuẩn mực chung cho đói nghèo để áp dụng trong công tác xóa đói giảm
nghèo, mà cần phải có các chỉ tiêu, tiêu chí riêng cho từng vùng, miền ở từng
thời kỳ lịch sử.
Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị, thang đo
nghèo đói như sau:
Đối với những nước nghèo thì cá nhân bị coi là nghèo khi có thu nhập
dưới 0,5 USD/ngày, các nước đang phát triển là 1 USD/ngày, các nước thuộc
Châu Mỹ La Tinh là Caribe là 2USD/ngày, các nước thuộc Đông Âu là 4
USD/ngày, các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày. [5]
Tuy nhiên, các quốc gia đều đưa ra chuẩn đói nghèo riêng của mình,
thông thường là thấp hơn mức đói nghèo mà Ngân hàng thế giới đưa ra. Ví dụ
như là nước My đưa ra chuẩn nghèo là thu nhập dưới 11,1 USD/người/ngày,
Trung quốc đưa ra chuẩn nghèo là thu nhập dưới 0,53 USD/người/ngày.[5]
Tại Việt Nam chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ Lao động – TB&XH
công bố đã điều chỉnh qua 6 giai đoạn được thể hiện qua bảng 1.1
Quy mô nghèo của
vùng hoặc quốc gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo đói của Việt Nam đƣợc xác định qua các thời kỳ
Giai đoạn
Đơn vị tính
Hộ đói
Hộ nghèo
1. Giai đoạn 1993-1994
(Gạo)
Dưới mức
Dưới mức
Khu vực nông thôn
Kg/người/tháng
8
15
Khu vực thành thị
Kg/người/tháng
13
20
2. Giai đoạn 1995-1997
(Gạo)
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo
Kg/người/tháng
13
15
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du
Kg/người/tháng
13
20
Vùng thành thị
Kg/người/tháng
13
25
3. Giai đoạn 1998-2000
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo
Đồng/người/tháng
45.000
55.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du
Đồng/người/tháng
45.000
70.000
Vùng thành thị
Đồng/người/tháng
45.000
90.000
4. Giai đoạn 2001-2005
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo
Đồng/người/tháng
80.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du
Đồng/người/tháng
100.000
Vùng thành thị
Đồng/người/tháng
150.000
5. Giai đoạn 2006-2010
Khu vực nông thôn
Đồng/người/tháng
200.000
Khu vực thành thị
Đồng/người/tháng
260.000
6. Giai đoạn 2011-2015
Khu vực nông thôn
Đồng/người/tháng
400.000
Khu vực thành thị
Đồng/người/tháng
500.000
(Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội)
1.1.2.3. Quan điểm về thoát nghèo, tái nghèo và thoát nghèo bền vững
Giai đoạn 2006 – 2010 một hộ được coi là thoát nghèo khi có thu nhập
bình quân đầu người trên 200.000 đồng/người/tháng đói với khu vực nông
thôn và 260.000 đồng/người/tháng đối với thành thị.