Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Luận văn thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng tại xã Gio châu huyện gio linh tỉnh Quảng trị và xã Hòa hiệp huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.22 KB, 32 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vệ sinh môi trường là những yếu tố liên quan tới cuộc sống của con
người và vệ sinh môi trường yếu kém cũng là một trong những nguyên nhân
gây nên nhiều bệnh tật như: bệnh tiêu chảy; tả; thương hàn; mắt hột; bệnh phụ
khoa, da ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng nhất là ở cỏc
vựng nông thôn. Vì vậy các yếu tố môi trường ngày càng cần được quan tâm
để bảo vệ và cải thiện sức khỏe cũng như điều kiện sống của con người. Vệ
sinh môi trường cũng được coi như là một trong những tiêu chí quan trọng
của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa và là một trong những chỉ tiêu
kinh tế xã hội của Việt nam.
Tại Việt Nam, tình trạng vệ sinh ở nông thôn tồn tại nhiều thói quen,
tập quán gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tập quán của người dân và các
hành vi vệ sinh cá nhân chậm thay đổi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và
sự phát triển bền vững ở nông thôn. Sử dụng nước ô nhiễm, phân không được
xử lý chính là lý do làm cho tỷ lệ dân cư nông thôn mắc các bệnh theo đường
lõy Phõn - Miệng cao, làm cho chi phí khám chữa các bệnh này lên tới hàng
trăm tỷ đồng mỗi năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ sức khoẻ của
nhân dân mà còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của kinh tế -
xã hội. Theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy, 10/28 bệnh truyền nhiễm gây
dịch được giám sát có tỉ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất theo thứ tự là cúm,
tiêu chảy, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amớp, viêm gan, thủy đậu,
rubella có liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân
[8],[10].
Để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và làm trong sạch môi trường, sự tích
cực trong thu gom, xử lý đúng kỹ thuật các chất thải nói chung và xử lý phân
1
nói riêng là một mắt xích quan trọng. Biện pháp xử lý phân người hiệu quả
nhất chính là xây dựng, bảo quản và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng nhưng tính đến năm 2010, tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn có
nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt 60%, thấp hơn 10% so với mục tiêu đề ra của
Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn


giai đoạn 2006-2010 [5]. Trong đó, tỉ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh phân bố
không đều giữa cỏc vựng trong cả nước, cao nhất là đồng bằng sông Hồng 65%,
thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long 35% [9].
Nhiều nghiên cứu cho thấy người dân chưa nhận thức rõ ràng và đầy đủ
về nguy cơ sức khỏe liên quan tới phân người. Một số người cho rằng nguy
cơ sức khỏe từ phân người chủ yếu từ “mựi hụi, thối” và sẽ không còn nguy
cơ sức khỏe khi phân không còn mùi [48]. Trên thực tế khi người dân nhận
thức chưa đúng, chưa đầy đủ về mầm bệnh có trong phân người và nguy cơ
lây lan có thể là nguyên nhân dẫn tới việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà
tiêu không hợp vệ sinh.
Đắc Lắc và Quang Trị là hai tỉnh nằm ở Miền Trung Việt Nam. Đắc
Lắc là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyờn, Quang Trị thuộc khu vực ven biển
Miền Trung, Đắc Lắc có 77,8% dân cư sống ở nông thôn còn tỷ lệ này ở
Quang Trị là 75,2 %. Với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập bình
quân đầu người thấp, có nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhiều thói quen vệ
sinh môi trường chậm thay đổi nên đây vẫn là hai tỉnh nóng về nước sạch và
nhà tiêu HVS. Với mong muốn có thể vẽ lên một bỳc tranh thực tế về nhà
tiêu HVS HGĐ của vùng nông thôn Miền Trung Việt Nam chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và một
số yếu tố ảnh hưởng tại xã Gio châu Huyện Gio Linh của tỉnh Quảng Trị
và xã Hòa Hiệp huyện Cư Kuin của tỉnh Đắc Lắc” với hai mục tiêu:
2
1. Mô tả thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản các loại nhà tiêu
hợp vệ sinh HGĐ tại xã Gio châu Huyện Gio Linh của tỉnh Quảng Trị
và xó Hũa Hiệp huyện Cưkuin của tỉnh Đắc Lắc năm 2011.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng, sử dụng và bảo quản các
loại nhà tiêu hợp vệ sinh HGĐ tại xã Gio Châu Huyện Gio Linh của tỉnh
Quảng Trị và xó Hũa Hiệp huyện Cư Kuin của tỉnh Đắc Lắc năm 2011.
Từ kết quả thu được, đề xuất việc xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu
hợp vệ sinh ở vùng nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

của hai tỉnh Đắc Lắc và Quảng Trị, rộng hơn là cho vùng ven biển Miền Trung
và vựng Tõy Nguyên góp phần đạt các chỉ tiêu đề ra của Chiến lược Quốc gia
về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2010 đến 2020.
3
KẾT LUẬN
Kết quả điều tra 600 HGĐ tại xã Hòa Hiệp Huyện Cư Kuin tỉnh Đắc
Lắc và xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị năm 2011 về thực trạng
xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hộ gia đình, tụi có một số kết luận
sau đây:
1. Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hộ gia đình
- Tỷ lệ các hộ gia đình không có nhà tiêu còn rất cao chiếm 37,7%. ( Ở
xó Hũa Hiệp tỉnh Đắc Lắc là 43,3%, ở xã Gio Châu tỉnh Quảng Trị là 32%)
- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại nhà tiêu không theo quy định của
Bộ Y tế rất lớn (58,8%). Đặc biệt cao là ở xó Hũa Hiệp tỉnh Đắc Lắc là
83,5%, ở xã Gio Châu tỉnh Quảng Trị là 38,2%
- Nhà tiêu tự hoại là loại nhà tiêu hợp vệ sinh được sử dụng nhiều nhất
chiếm 21,7% và 83,9% trong số nhà tiêu tự hoại đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy
định của Bộ Y tế.
- Tỷ lệ nhà tiêu hộ gia đình đạt các tiêu chuẩn cả về xây dựng sử dụng
và bảo quản theo quyết định 08/2005/QĐ- BYT còn thấp (12,5%).
- Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ là loại nhà tiêu có tỷ lệ HVS thấp
nhất (5%).
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng sử dụng và bảo quản nhà
tiêu hộ gia đình
- Kinh tế hộ gia đình có mối liên quan có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến
thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hộ gia đình: Các hộ thuộc diện
nghốo cú nguy cơ sử dụng nhà tiêu không HVS cao gấp 17,08 lần so với các hộ
khụng nghốo.
4
- Kiến thức hiểu biết của chủ hộ gia đình về nhà tiêu HVS và tác hại của

việc sử dụng nhà tiêu không HVS có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ HGĐ có hoặc
không có nhà tiêu HVS: Các hộ gia đình hiểu biết về nhà tiêu HVS có tỷ lệ xử
dụng nhà tiêu HVS cao gấp 9,3 lần so với những hộ gia đình không có kiến thức
hiểu biết về nhà tiêu HVS.
- Yếu tố trình độ văn hóa và nghề nghiệp của hộ gia đình cũng có ảnh
hưởng đến tỷ lệ sử dụng nhà tiêu HVS: Những người có trình độ văn hóa thấp và
có nghề nghiệp là nông dân có nguy cơ sử dụng nhà tiêu không HVS cao hơn
những người có trình độ văn hóa cao và không phải nông dân.
5
KHUYẾN NGHỊ
Trên cơ sở các kết quả thu được về thực trạng xây dựng, sử dụng và
bảo quản NTHGĐ ở xã Hòa Hiệp huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lắc và xã Gio
Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
 Khuyến cáo các hộ gia đình nên xây dựng và sử dụng nhà tiêu tự hoại theo
đúng quy chuẩn kĩ thuật và tuân thủ đỳng cỏc hướng dẫn sử dụng của Bộ
Y tế.
 Xây dựng các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ cho người nghèo được tiếp
cận sử dụng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh như: ưu đãi vốn vay…
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức về
sử dụng các loại nhà tiêu đặc biệt tập trung vào nhà tiêu hai ngăn để việc
bảo quản, sử dụng nhà tiêu của người dân tốt hơn.
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Quỳnh Anh, Hoàng Thị Thu Hà, Đặng Ngọc Lan (2010), Tình hình
sử dụng nhà tiêu và thực hành rửa tay của người dân ở 3 xó vựng Tây Bắc
năm 2010. Tạp chí nghiên cứu Y học, tr .165 (Số 1/2011).
2. Tôn Thất Bách & cs (2001), Nghiên cứu một số giải pháp làm giảm tác
động của các yếu tố nguy cơ từ môi trường sống tới sức khỏe cộng đồng ở
một số vùng sinh thái, Đề tài cấp nhà nước, tr.48-54.

3. Trương Đình Bắc, Nguyễn Hồng Tú, Trịnh Hữu Vách (2004), Tình hình
xây dựng và sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình ở 3 huyện thuộc 2 tỉnh
miền núi phía Bắc. Tạp chí Y học Việt Nam, tr.14 (Số 12/ 2005).
4. Trương Đình Bắc, Nguyễn Huy Nga, Trịnh Hữu Vách (2006), Đề xuất mô
hình nhà tiêu vượt lũ cho đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Y học Việt
Nam, tr.80 (Số 5/2007)
5. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Kết quả thực hiện Chương
trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm
2010 và giai đoạn 2006 - 2010. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Xây dựng (2011), Chiến
lược Nước sạch và Vệ sinh môi trường đến năm 2020. tr.1-5.
7. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối
với các loại nhà tiêu (Ban hành theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT
ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
8. Bộ Y tế - Tổng cục thống kê (2004), Báo cáo chuyên đề, mức độ bao phủ
của các chương trình y tế công cộng – Điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002.
NXB Y học, Hà Nội 2004, tr. 50-52.
9. Bộ Y tế - Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (2007), Nhà tiêu cho vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Y học.
10. Bộ Y tế - Cục Quản lý môi trường y tế (2010), Tài liệu hướng dẫn xây
dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu hộ gia đình, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
tr 8-10.
11. Vũ Diễn, Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự (2012), “Tình hình xây dựng
và sử dụng nhà tiêu hộ gia đình ở xã miền núi huyện Phỳ Bỡnh tỉnh Thỏi
Nguyờn năm 2011”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 79 (2), Hà Nội, tr. 275
– 280.
12. Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2010), Vệ sinh môi trường ở một số
dân tộc thiểu số Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội.
13.Vũ Diễn, Trần Quỳnh Anh, Đỗ Thị Phúc (2005), Hiệu quả hoạt động can

thiệp cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại ba xã huyện Phú
Lương tỉnh Thỏi Nguyờn. Tạp chí Y học thực hành, tr.131-135.
14.Nguyễn Thị Việt Hòa & cs (2006), Phương thức lan truyền bệnh giun
truyền qua đất tại một số xã đang đô thị hóa ở Việt Nam. Hội nghị Khoa
học toàn quốc chuyên ngành sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng.
15.Trần Minh Hải, Trần Quỳnh Anh, Hoàng Thị Thu Hà, Chu Văn Thăng,Vũ
Diễn, Đặng Ngọc Lan (2010), Thực trạng cung cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường ở một số xã của 3 tỉnh Điện Biên, Lào Cai và Lai Châu năm
2009, Tạp chí nghiên cứu Y học, tr.130 (Số 5/2010).
16. Nguyễn Văn Hoàng (2010), Nghiên cứu sử dụng bảo quản nhà tiêu hộ
gia đình và một số yếu tố liên quan tại vùng nông thôn tỉnh Thanh Hóa,
2010. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà nội.
17.Hội nông dân Việt Nam, Trung tâm môi trường nông thôn. Hỏi – Đáp về
bảo vệ môi trường nông thôn Việt Nam, tr. 55, 66.
18. Trần Thị Thanh Huệ (2009), Kiến thức, thực hành xây dựng, sử dụng bảo
quản nhà tiêu hộ gia đình, xử lý phân người và một số yếu tố liên quan tại
xó Bỡnh Kiều, huyện Khoỏi Chõu, tỉnh Hưng Yên, năm 2009. Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng.
19.Phạm Sỹ Hưng (2003), Tình trạng xử lý phân người và kiến thức , thái độ,
thực hành về sử dụng hố xí của người dân tại 2 xã miền núi huyện Bỡnh
Xuyờn - tỉnh Vĩnh Phúc năm 2003. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại
học Y tế công cộng Hà nội.
20.Cao Bá Lợi, Nguyễn Mạnh Hùng, Tạ Thị Tĩnh (2011), Mối liên quan giữa
tình trạng thiếu máu và nhiễm giun đường ruột ở học sinh 6 - 14 tuổi của
ba trường tiểu học Quảng Lạc, Mai Pha, Chi Lăng thành phố Lạng Sơn
2005. Hội nghị ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 38.
21. Nguyễn Huy Nga (2004), Nghiên cứu những giải pháp vệ sinh bằng mô
hình nhà tiêu khô ủ phân tại một số vùng nông thôn Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ.
22.Nguyễn Huy Nga, Trịnh Hữu Vách (2003), Nhà tiêu cho nông thôn Việt

Nam. Nhà xuất bản Y học, 2003, tr.7-63.
23.Ngô Thị Nhu (2009), Thực trạng nhà tiêu hộ gia đình. Nhận thức, thực
hành của người dân về bảo quản và sử dụng nhà tiêu tại ba xã huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình năm 2009. Tạp chí Y học thực hành, 2010, số 74, tr.
25-28.
24. Đào Ngọc Phong và Nguyễn Huy Nga (2007), Một số vấn đề sức khỏe
môi trường và cộng đồng ở Việt Nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội
25.Tài Lê Thị Tài (2005), Nghiên cứu giải pháp can thiệp nâng cao kiến
thức, thái độ, thực hành về sức khỏe môi trường của người dân tại một
phường thuộc thị xã Phủ Lý đang đô thị hóa. Luận án Tiến sỹ, tr. 60-135.
26. Đặng Thị Cẩm Thạch & cs (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm giun
truyền qua đất và tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số
điểm của Lào, Campuchia và Việt Nam. Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn
trùng trung ương Việt Nam. Trung tâm phòng chống ký sinh trùng, Côn
trùng và Sốt rét quốc gia Campuchia. Trung tâm phòng chống sốt rét, Ký
sinh trùng, Côn trùng Lào.
27. Nguyễn Hoàng Thanh, Hoàng Văn Minh, Nguyễn Việt Hùng (2011),
Nghiên cứu mối liên quan giữa tình hình ốm đau, bệnh tật tự khai báo với
điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường tại xã Hoàng Tây và Nhật Tân,
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tạp chí Y tế công cộng, 2011, tr. 51.
28. Chu văn Thăng và cộng sự, Bộ môn Sức khỏe môi trường, Đại học Y Hà
Nội (2009), Đánh giá ban đầu về nước sạch, vệ sinh môi trường tại 3 tỉnh
Lào Cai, Lai Châu và Điện biên do tổ chức SVN tại Việt Nam tài trợ.
29.Chu Văn Thăng và cộng sự, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội
(2007), Đánh giá dự án vệ sinh môi trường mở rộng do UNICEF tài trợ.
30.Trường Đại học Y Hà nội (1997), Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Nhà
xuất bản Y học.
31. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong y học và sức khỏe cộng đồng. Nhà xuất bản Y học.
32. Trường Đại học Y Hà Nội (1999), Thực tập Vệ sinh môi trường và Vệ

sinh lao động, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
33. Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Thực hành Dịch tễ học, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.
34.UNICEF (2010), Tóm tắt tình hình nước sạch và vệ sinh môi trường ở
Việt Nam.
35. Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn, Đào Văn Dũng (2010), Thực trạng sử
dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức, thái độ và thực hành vệ
sinh môi trường của phụ nữ (15-49 tuổi) có con dưới 5 tuổi tại huyện Võ
Nhai tỉnh Thỏi Nguyờn. Tạp chí Y tế công cộng, 2010 (Số 16), tr. 54-58.
36. Lê Văn Chính (2005), Nghiên cứu thực trạng quản lý phân người, kiến
thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của cộng đồng tại một số
tỉnh phía Bắc, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà nội
37.Đỗ Thị Mùa (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng tình trạng vệ sinh môi trường
lên sức khỏe người dân tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc
sỹ Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên- Đại học Quốc Gia Hà
Nội, Hà Nội.
38.Bùi Hữu Toàn (2009), Đánh giá thực trạng và nguyên nhân xây dựng sử
dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, năm
2009. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà nội.
39.Trần Thị Hữu (2011), Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình
tại một số xã Tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ khoa học, Hà Nội, tr 10 – 13.
40. Trịnh Hữu Vách, Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Hùng Long (2006),
“Tỡnh hình xây dựng và sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình ở 3 huyện
thuộc 2 tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 1/2006,
tr. 61- 63.
41. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đắc lắc (2011), Báo cáo kết quả hoạt động
chương trình vệ sinh môi trường năm 2009, 2010.
42.Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị (2011), Báo cáo kết quả hoạt
động chương trình vệ sinh môi trường năm 2009, 2010.
43.Trạm y tế xó Hũa Hiệp huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lắc (2011), Báo cáo kết

quả hoạt động chương trình vệ sinh môi trường năm 2009, 2010.
44.Trạm y tế xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị (2011), Báo cáo
kết quả hoạt động chương trình vệ sinh môi trường năm 2009, 2010.
TIẾNG ANH
45.Annette Pruss Ustun, et al (2008)., safe water. better health, (WHO).
46.Hoang Thi Hoa (2002), Selling Sanitation in Vietnam what work? Water
and Sanitation Program.
47.L.g Knudsen, et al (2008)., The fear of awful smell: risk perceptions
among farmers in Vietnam using wastewater and human excreta in
agriculture Southeast Asian J Trop Med Public Health, 2008. 39 (2): p.
341-52.
48.Ha Huu Toan (2000), Study of people’ s knowledge, attitudes and
practices in the use of latrines in Buon Ma Thuot city – Daklak province –
VietNam.
49. WHO (2000), Global Water Supply and Sanitation Assessment 2000 Report.
50.WHO (1990), Children and environment. The state of the environment,
New York 1990, vol 2.
51.WHO (2000), Effects of improved water supply and sanitation on ascari-
asis, diarrhea, dracunculiasis, hookworm infection, schistomomiasis and
trachoma, The world health report, making a difference, Geneva, 69(5).
52.WHO (2006), WHO guidelines for the safe use of wastewater, excreta and
greywater – Wastewater use in agriculture.
53.Yusuf M., et al (1990). “Sanitation in rural communities in Bangladesh”,
bullentin of the WHO, 1990, Vol.68.
54.Yen – Phi, VT., Rechenburg, A., Vinneras, B., Clemens, J. & Kistemann,
T. (2010), “Pathogens in septage in Vietnam”, Scince of The Total
Environment, 408(9).
55. Nuzhat Choudhury, Mohammad Awlad Hossain (2006), “Exploring the
current status of sanitary latrine use in Shibpur Upazila, Narsingdi
District”, BRAC Research report, Dhaka, page 8

56.Le TTX, Luu NH et al (2012), "Sanitation behavior among schoolchildren
in a multi-ethnic area of Northern rural Vietnam", BMC Public Health, vol
12, p.140, (Feb 21/2012).
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn hộ gia đình
Phụ lục 2: Bảng kiểm các loại nhà tiêu tại các hộ gia đình được phỏng vấn
Phụ lục 1:
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH
Số phiếu: Ngày điều tra:
Điều tra viên:
TT Nội dung
I. Thông tin chung
C1. Họ tên người phỏng vấn: Tuổi: Giới: Nam/Nữ
Địa chỉ:
Điện thoại:
C2. Nghề nghiệp hiện nay Nông dân
Công nhân
Cán bộ, công chức
Buôn bán
Nội trợ
Khác
1. [ ]
2. [ ]
3. [ ]
4. [ ]
5. [ ]
6. [ ]
C3. Trình độ học vấn Không biết chữ
Cấp 1
Cấp 2

Cấp 3
Trung cấp trở lên
1. [ ]
2. [ ]
3. [ ]
4. [ ]
5. [ ]
C4. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của gia đình là bao
nhiêu: đ/tháng
II. Kiến thức, thái độ về sức khỏe môi trường
C5. Gia đình anh/chị có nhà tiêu không? Có
Không
1. [ ]
2. [ ] C7
C6. Hiện nay gia đình anh/chị đang sử dụng nhà tiêu gì?
- 2 ngăn
- Thấm dội nước
- Tự hoại
- Chìm khô có ống thông hơi
- 1 ngăn
- Thùng
- Cầu
- Khác (ghi rõ)
- Không có nhà tiêu
1. [ ] C9a
2. [ ] C9b
3. [ ] C9c
4. [ ] C9d
5. [ ] C8
6. [ ] C8

7. [ ] C8
8. [ ] C8
9. [ ]
C7 Nếu gia đình không có nhà tiêu, hỏi: tại sao gia đình anh/chị lại không có nhà tiêu?

C8. Trong các loại nhà tiêu hợp vệ sinh sau, loại nào phù hợp nhất với gia đình anh chị?
(điều tra viên kể tên và giải thích rõ về loại nhà tiêu mà đối tượng phỏng vấn không
biết rõ hoặc không biết)?
C9. - Nhà tiêu 2 ngăn
- Nhà tiêu thấm dội nước
- Nhà tiêu tự hoại
- Nhà tiêu chìm khô có ống thông hơi
1. [ ] Hỏi tại sao và chuyển C9a
2. [ ] Hỏi tại sao và chuyển C9b
3. [ ] Hỏi tại sao và chuyển C9c
4. [ ] Hỏi tại sao và chuyển C9d
Tại sao loại này lại phù hợp với gia đình anh/chị?



C9a. Đối với nhà tiêu hai ngăn:
Theo anh/chị sử dụng loại nhà tiêu này như thế nào là hợp vệ sinh?
 Chỉ dùng ngăn một
 Trát kín 2 cửa lấy phân và một lỗ tiêu
 Thường xuyên quét dọn
 Sau mỗi lần đi ngoài: - Cho giấy chùi vào hố tiêu
- Cho giấy chùi vào sọt
- Đổ chất độ
- Đậy nắp kín
 Khi một ngăn đầy thì ủ kín và bắt đầu sử dụng ngăn kia

 Không biết
(Chuyển C10)
1. [ ]
2. [ ]
3. [ ]
4. [ ]
5. [ ]
6. [ ]
7. [ ]
8. [ ]
9. [ ]
C9b
.
Đối với nhà tiêu thấm dội nước:
Theo anh/chị sử dụng loại nhà tiêu này như thế nào là hợp vệ sinh?
 Nắp bể luôn phải trát kín
 Đi ngoài xong phải dội nước sao cho phân trôi hết xuống
bể chứa
 Không vứt giấy thường, que vào bệ tiêu
 Nếu không có giấy tự tiêu, giấy chùi phải vứt vào sọt và
sau đó đốt
 Khác
 Không biết
(Chuyển C10)
1. [ ]
2. [ ]
3. [ ]
4. [ ]
5. [ ]
6. [ ]

C9c. Đối với nhà tiêu tự hoại:
Theo anh/chị sử dụng loại nhà tiêu này như thế nào là hợp vệ sinh?
 Trước khi đưa nhà tiêu vào sử dụng, phải đổ đầy nước
vào các bể
 Đại tiện xong phải dội nước cho phân trôi hết xuống bể
chứa
 Không đổ nước có xà phòng vào bể chứa
 Không vứt giấy thường, que vào bệ tiêu
 Nếu không có giấy tự tiêu, giấy chùi phải vứt vào sọt và
sau đó đốt
 Khác
 Không biết
(Chuyển C10)
1. [ ]
2. [ ]
3. [ ]
4. [ ]
5. [ ]
6. [ ]
7. [ ]
C9d
.
Đối với nhà tiêu chìm khô có ống thông hơi:
Theo anh/chị sử dụng loại nhà tiêu này nh thế nào là hợp vệ sinh?
 Nơi xây dựng ở vùng đát cao không bị ngập úng
 Thường xuyên quét dọn
 Sau mỗi lần đi ngoài: - Cho giấy chùi vào hố tiêu
- Đổ chất độn
- Đậy nắp kín
 Khi đầy thì lấp đất kín và chuyển đi nơi khác

 Không biết
(Chuyển C10)
1. [ ]
2. [ ]
3. [ ]
4. [ ]
5. [ ]
6. [ ]
7. [ ]
C10
.
Gia đình anh/chị có sử dụng phân bắc làm phân bón
không

Không
1. [ ]
2. [ ] C18
C11
.
Nếu có có ủ phân trước khi sử dụng không? Có
Không
1. [ ] C13
2. [ ]
C12
.
Tại sao không ủ?


C13
.

ủ trong bao lâu?
tháng
< 6 tháng
≥ 6 tháng
1. [ ]
2. [ ] C15
C14
.
Tại sao anh/chị lại sử dụng phân mới ủ trong từng đó thời gian?


C15
.
Theo anh/chị, ủ phân sau bao lâu mới sử dụng thì được coi là hợp vệ sinh?
Trong tháng < 6
tháng
≥ 6
tháng
1. [ ]
2. [ ]
C16
.
Theo anh/chị, sử dụng phân bắc không ủ hoặc không
đủ thời gian có tác hại gì không?

Không
1. [ ]
2. [ ] C18
C17
.

Nếu có tác hại gì? - Lây truyền các bệnh đường tiêu hóa.
- Ô nhiễm môi trường
- Khác:
1. [ ]
2. [ ]
3. [ ]
C18
.
Theo anh/chị, có cần phải xây dựng và sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh không?

Không
1. [ ]
2. [ ]
C19
.
Theo anh/chị, có cần phải ủ phân trước khi sử dụng
không?

Không
1. [ ]
2. [ ]
C20
.
Anh/chị có thấy việc kiểm tra, hướng dẫn về xây dựng,
sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là cần thiết không?

Không
1. [ ]
2. [ ]

C21
.
Anh/chị đã xem hoặc nghe các thông tin về sử dụng nhà tiêu và
phân bắc hợp vệ sinh từ những nguồn thông tin nào?
- Cán bé y tế xã/thôn
- Đài/tivi
- Loa truyền thanh xã/thị trấn
- Sách/báo/tài liệu
- Người thân/bạn bè
- Khác: (ghi rõ)
- Chưa từng nghe
1. [ ]
2. [ ]
3. [ ]
4. [ ]
5. [ ]
6. [ ]
7. [ ]
C22
.
Trong việc hướng dẫn về sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ
sinh bằng cách truyền thông nào anh/chị cho rằng mình tiếp thu
được nhiều nhất?
- Qua cán bộ y tế xã/thôn
- Đài/tivi
- Loa truyền thanh xã/thị trấn
- Sách/ báo/tài liệu
- Người thân/bạn bè
- Khác:(ghi
rõ)

1. [ ]
2. [ ]
3. [ ]
4. [ ]
5. [ ]
6. [ ]
C23
.
Trong vòng 6 tháng gần đây, có ai đến kiểm tra, hướng
dẫn về vệ sinh nhà tiêu tại gia đình anh/chị không?

Không
1. [ ]
2. [ ] C26
C24
.
Nếu có, mấy lần? lần
C25
.
Ai đén kiểm tra?

C26
.
ở địa phương có quy định, vận động cam kết hay
hướng đẫn về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh không?

Không
1. [ ]
2. [ ] C28
C27

.
Nếu có, đó là gì?


C28
.
Theo anh/chị, cần phải làm gì để mọi gia đình đều sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và ủ
phân đủ thời gian trước khi sử dụng (nếu sử dụng phân)?
Chính quyền (xã,thôn):


Các tổ chức, đoàn thể:


Khác:


Xin cảm ơn anh/chị!
Người được phỏng vấn Người phỏng vấn
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 2:
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHÀ TIÊU HỘ GIA ĐÌNH
(Phần này chỉ quan sát những gia đình có nhà tiêu nằm trong 04 loại nhà tiêu theo Quyết
định số: 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Gia đình nào sử dụng
loại nhà tiêu nào quan sát loại nhà tiêu đấy)
Điều tra viên đánh dấu vào (X) ô đạt nếu nhà tiêu đáp ứng tiêu chuẩn. Nếu không, đánh
dấu (X) vào ô không đạt.
1. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VỆ SINH NHÀ TIÊU TỰ HOẠI
TT Các tiêu chí Đạt
Không

đạt
Các tiêu chí chính
1 Bể xử lý gồm 3 bể
2 Bể xử lý phân không lún sụt
3 Lắp bể chứa phân được trát kín không rạn nứt
4 Mặt sàn nhẵn, phẳng, không lún, sụt
5 Bệ xí có nút nước
6 Có ống thông hơi
7 Có đủ nước dội
8 Dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy
9 Không có mùi hôi
10 Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hố thấm không
chảy tự do ra xung quanh
Các tiêu chí phụ
1 Mặt sàn nhà tiêu không trơn, không đọng nước, không có
rác, giấy bẩn
2 Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào
dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy
3 Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu
4 Bệ xí sạch, không dính đọng phân
5 Được che chắn kín đáo, ngăn được nước mưa, nắng
6 Vệ sinh xung quanh sạch sẽ
Đánh giá: Hợp vệ sinh Không hợp vệ sinh
(Những nhà tiêu đạt tất cả các tiêu chí chính và từ 3 tiêu chí phụ trở lên là nhà tiêu
hợp vệ sinh).
2. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VỆ SINH NHÀ TIÊU THẤM
DỘI NƯỚC
TT Các tiêu chí Đạt
Không
đạt

Tiêu chí chính
1 Không xây ở nơi thường bị ngập úng
2 Cách nguồn nước, sinh hoạt từ 10 m trở lên
3 Bể xử lý phân không lún sụt
4 Nắp bể chứa phân được trát kính không rạn nứt
5 Mặt sàn nhẵn, phẳng, không lún, sụt
6 Bệ xí có nút nước
7 Có đủ nước dội
8 Dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy
9 Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân không thấm,
tràn ra mặt đất
10 Không có mùi hôi
Các Tiêu chí phụ
1 Mặt sàn nhà tiêu không trơn, không đọng nước, không có
rác, giấy bẩn
2 Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào
dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy
3 Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu
4 Bệ xí sạch, không dính đọng phân
5 Được che chắn kín đáo, ngăn được nước mưa, nắng
6 Vệ sinh xung quanh sạch sẽ
Đánh giá: Hợp vệ sinh Không hợp vệ sinh
(Những nhà tiêu đạt tất cả các tiêu chí chính và từ 3 tiêu chí phụ trở lên là nhà tiêu
hợp vệ sinh).
3. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VỆ SINH NHÀ TIÊU 2 NGĂN
TT Các tiêu chí Đạt
Không
đạt
Tiêu chí chính
1 Tường ngăn chứa phân kính, không bị rò rỉ thấm nước

2 Cửa lấy phân trát kính bằng vật liệu không thấm nước
3 Mặt sàn nhẵn, phẳng, không lún, sụt
4 Có nắp đậy cả 2 lỗ tiêu
5 Lỗ tiêu được đậy kín
6 Không sử dụng đồng thời 2 ngăn,
7 Có đủ chất độn và thường xuyên đổ chất độn sau mỗi lần
đi đại tiện
8 Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng
9 Ngăn ủ phân nắp được trát kín
10 Không có mùi hôi, thối
11 Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước dội, nước tiểu
Các tiêu chí phụ
1 Mặt sàn và rãnh dẫn nước tiểu sạch, không đọng nước
3 Giấy bẩn được bỏ vào lỗ tiêu hoặc thùng chứa có nắp đậy
4 Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu
5 Miệng lỗ tiêu không dính phân
6 Vệ sinh xung quanh sạch sẽ
7 ống thông hơi có đường kính từ 90mm trở lên, đầu ống
cao hơn mái 40cm trở lên và có lưới chắn ruồi (nếu là
nhà tiêu có ống thông hơi)
8 Được che chắn kín đáo, ngăn được mưa nắng
Đánh giá: Hợp vệ sinh Không hợp vệ sinh
(Những nhà tiêu đạt tất cả các tiêu chí chính và từ 4 tiêu chí phụ trở lên là nhà tiêu
hợp vệ sinh).
4. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VỆ SINH NHÀ TIÊU CHÌM
KHÔ CÓ ỐNG THÔNG HƠI
TT Các tiêu chí Đạt
Không
đạt
Tiêu chí chính

1 Không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng
2 Cách nguồn nước, sinh hoạt từ 10 m trở lên
3 Miệng hố phân cao hơn mặt đất Ýt nhất 20 cm
4 Mặt sàn nhẵn, phẳng, không lún, sụt
5 Có nắp đậy kín lỗ tiêu
6 Có đủ chất độn và thường xuyên đổ chất độn sau mỗi lần
đi đại tiện
7 Không có mùi hôi, thối
8 Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước dội, nước tiểu
9 ống thông hơi có đường kính từ 90mm trở lên, đặt cao
hơn mái 40cm trở lên
Các tiêu chí phụ
1 Mặt sàn và rãnh dẫn nước tiểu sạch, không đọng nước
2 Lỗ tiêu được đậy kín
3 Giấy bẩn được bỏ vào lỗ tiêu hoặc thùng chứa có nắp đậy
4 Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu
5 Miệng lỗ tiêu không dính phân
6 Vệ sinh xung quanh sạch sẽ
7 Được che chắn kín đáo, ngăn được mưa nắng
Đánh giá: Hợp vệ sinh Không hợp vệ sinh
(Những nhà tiêu đạt tất cả các tiêu chí chính và từ 4 tiêu chí phụ trở lên là nhà tiêu
hợp vệ sinh).

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau
đại học, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, và toàn thể các thầy
cô giáo trường Đại học Y Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong 2 năm học
qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô trong Bộ môn Sức khỏe môi
trường, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học Y
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản

luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Sở Y tế, Trung tâm y tế dự
phòng hai tỉnh Đắc Lắc và Quảng Trị; Trung tâm y tế huyện Cư Kuin, Trung
tâm y tế huyên Gio Linh; Trạm y tế xó Hũa Hiệp, Trạm y tế xã Gio Châu và
các hộ gia đình tại hai xó Hũa Hiệp và Gio Châu đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ
trợ tôi rất nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu.
Và đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS: Chu Văn
Thăng Trưởng Bộ môn Sức khỏe Môi trường, thầy đó luụn tận tình hướng dẫn
chỉ bảo và đôn đốc, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp, người thân trong gia đình và bạn bè
luôn ở bên giúp đỡ, động viên và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học
tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2012
Học viên
Dương Văn Tuấn

×