Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án bàn tay nặn bột môn lịch sử lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.76 KB, 10 trang )

Dưới đây là các tiết soạn theo Phương
pháp BÀN TAY NẶN BỘT trong môn
Lịch sử lớp 7
TIẾT 27. BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM
LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỶ XIII) (T4)
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG
CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
- Giải thích được tại sao quân dân Đại Việt trời Trần thắng được giặc Mông
Nguyên hung hãn
- Hiểu được ý nghĩa của các chiến thắng đó
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tự trình bày: nói, viết, thảo luận
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động độc lập, hoạt động nhóm
- Rèn luyện kĩ năng tự giác học tập
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên:
+ SGK, SGV, giáo án, Tài liệu phương pháp “Bàn tay nặn bột”
+ Máy tính, máy chiếu, bảng viết, phấn
- Học sinh:
+ SGK, vở ghi, vở nháp, bút viết
+ Bảng phụ, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Tường thuật chiến thắng Bạch Đằng 1288 trên lược đồ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:


- Các em thân mến, các em hãy tưởng tượng người Mông Cổ rất giỏi cưỡi ngựa và
săn bắn. Thậm chí họ vừa cưỡi ngựa vừa bắn tên mà trăm phát trăm trúng. Do đó,

1
TK XIII Mông Cổ là 1 đế chế đi đến đâu là nhà tan cửa nát, đi đến đâu là thành trì
tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bị bắt. Một đế quốc đã từng nam chinh bắc chiến,
đánh đông dẹp tây, ấy vậy mà khi đến Đại Việt – một quốc gia đất không rộng,
người không đông nhưng vó ngựa Mông Cổ đã phải dừng bước chịu khuất phục. Ba
lần Hốt Tất Liệt đưa quân xuống thì cả 3 lần đều chuốc lấy thất bại nhục nhã. Điều
gì đã khiến nhân dân Đại Việt thắng được quân Mông Nguyên hung tàn, và những
thắng lợi đó có ý nghĩa gì. Đó là nội dung bài học chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay.
b. Nội dung
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Nguyên nhân thắng lợi
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Chiếu 3 lược đồ 3 lần chống Mông
Nguyên, gợi cho HS nhớ lần 1 ta đánh bại
3 vạn quân Mông Nguyên, lần 2 ta đánh
bại 50 vạn quân Mông Nguyên, lần 3 ta
đánh bại 30 vạn quân Mông Nguyên. Từ
đó, GV nêu câu hỏi thảo luận 3 nhóm
trong 3’: Theo em, tại sao dân tộc Đại
Việt lại thắng được 83 vạn quân Mông
Nguyên? (y/c HS trả lời trên bảng phụ,
thắng giặc là do nguyên nhân A, thắng
giặc là do nguyên nhân B không đi sâu
từng nguyên nhân)
- HS quan sát 3 lược đồ 3 lần chống
Mông Nguyên và ý thức được nhiệm
vụ cần làm

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu
- Trong thời gian HS thảo luận nhóm, GV
tranh thủ quan sát để tìm các đáp án đúng
và chú trọng các đáp án sai
- Chọn nhóm HS có quan niệm sai nhiều
nhất để yêu cầu trình bày trước, nhóm HS
có quan niệm đúng nhất cho trình bày sau
- HS trả lời nhóm theo suy nghĩ ban
đầu
- Có thể có 1 số nhóm quan niệm ban
đầu như sau:
+ Thắng giặc là do có tướng giỏi (Trần
Quốc Tuấn, Trần Quang Khải )
+ Thắng giặc là do có nhân dân
+ Thắng giặc là do quân địch chủ quan

2
+ Thắng giặc là do quân địch chưa đủ
mạnh
+ Thắng giặc là do quân ta quá mạnh
+ Thắng giặc là do cách đánh giặc
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
- Tổ chức cho HS nêu các quan niệm ban
đầu và thảo luận
- Chú ý làm cho HS phát hiện được các
điểm quan trọng:
+ Thắng giặc là do quân địch chủ quan
+ Thắng giặc là do quân địch chưa đủ
mạnh
+ Thắng giặc là do quân ta quá mạnh

- GV chốt lại 3 nguyên nhân trên không
phải là 3 nguyên nhân quân ta thắng giặc,
tiếp tục chữa các quan niệm khác:
+ Thắng giặc là do có nhân dân
+ Thắng giặc là do có nhà Trần
+ Thắng giặc là do có tướng giỏi
+ Thắng giặc là do đường lối kháng chiến
đúng đắn
- GV yêu cầu HS đề xuất các phương án
chứng minh nhằm tìm kiếm các đáp án
cho các câu hỏi mà HS nêu ra, bằng cách
nêu các câu hỏi sau:
? Nếu là 1 người dân Đại Việt thời Trần,
em sẽ tham gia kháng chiến chống Mông
- Từ quan niệm ban đầu, HS đưa đưa ra
các câu hỏi hoặc các câu trả lời như:
- Chắc là quân địch chủ quan vì nghĩ
nước ta là nước nhỏ
- Lẽ ra quân địch phải đưa số quân lớn
hơn 83 vạn quân xuống nước ta
- Chắc là Đại Việt có số quân đông hơn
quân địch
- HS thấy được 3 nguyên nhân trên
không phải là 3 nguyên nhân quân ta
thắng giặc và tiếp tục hoạt động:
+ Nhân dân có vai trò gì trong kháng
chiến?
+ Nhà Trần có vai trò gì trong kháng
chiến?
+ Tướng giỏi có vai trò gì trong kháng

chiến?
+ Đường lối kháng chiến có tác dụng gì
trong kháng chiến?
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời cá
nhân:

3
Nguyên như thế nào (đóng góp gì cho
kháng chiến)?
?Theo em, nhà Trần đã chuẩn bị những
gì cho 3 cuộc kháng chiến?
- GV liên hệ việc Trần Quốc Tuấn giải
quyết bất hòa với Trần Quang Khải
? Giả sử em là một người lính của Trần
Quốc Tuấn, khi được hỏi về những đóng
góp của chủ tướng mình trong kháng
chiến, em sẽ trả lời như thế nào?
- GV liên hệ tiểu sử Trần Quốc Tuấn
cùng những công lao của ông
? Trước thế giặc mạnh, nếu là 1 vị tướng,
em sẽ chọn cách đánh giặc như thế nào?
(giặc mạnh ta cứ đánh hay em chọn
phương án khác )
- GV liên hệ cách đánh giặc của dân tộc
ta từ xưa đến nay
- Thảo luận 3 nhóm trên vở nháp (3’): Có
người nói rằng “Dân tộc Đại Việt thắng
được quân Mông Nguyên là do ăn may”.
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì
sao? Theo em, nguyên nhân nào đóng vai

trò quyết định nhất?
- GV liên hệ tinh thần yêu nước của dân
tộc ta
+ Nhân dân tham gia đánh giặc, thực
hiện “vườn không nhà trống”, tổ chức
đội dân binh, phối hợp với quân triều
đình, tinh thần quyết chiến quyết thắng
+ Nhà Trần chuẩn bị chu đáo, chăm lo
dân, nêu cao tinh thần đoàn kết, giải
quyết bất hòa
+ Trần Quốc Tuấn nhà quân sự tài ba,
tác giả của các bộ binh thư, tổng chỉ
huy quân đội, góp công lao to lớn
+ Cách đánh: tránh chỗ mạnh, đánh chỗ
yếu, phát huy lợi thế của ta, buộc địch
đánh theo cách đánh của ta
- Không đồng ý vì đó là sự hi sinh, sự
đổ máu gian khổ và kiên cường của dân
tộc ta trong 30 năm.
- Nếu là ăn may thì không thể cả 3 lần
đều ăn may được
- Nguyên nhân quyết định: dân tộc ta

4
yêu nước nồng nàn
2. Ý nghĩa lịch sử
- Em có một người bạn nước ngoài đang
muốn tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của 3 lần
kháng chiến chống quân xâm lược Mông
Nguyên. Vậy em sẽ nói thế nào để người

bạn đó hiểu?
a. Trong nước
- Đánh bại đế chế Nguyên
- Bảo vệ Tổ quốc
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc
- Xây đắp truyền thống quân sự VN
- Bài học đoàn kết, quan tâm dân
b. Quốc tế
- Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược
Nhật Bản, các nước phương Nam
Bước 4: Kết luận – Hợp thức hóa kiến thức
- GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo kết
quả thảo luận
- GV chốt lại nội dung chính (trình chiếu
trên máy)
- Đối chiếu lại với các quan niệm ban đầu
của HS để khẳng định đâu là đáp án đúng,
đâu là đáp án sai
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết
quả thảo luận
- Ghi chép các kết luận về kiến thức
sau khi thống nhất chung toàn lớp
Bước 5: Thực hành
- GV tổ chức trò chơi Tiếp sức kiến thức
để khắc sâu kiến thức cho HS
- Thời gian chơi 3’
- Nội dung thi viết về nguyên nhân thắng
lợi và ý nghĩa lịch sử
- Cách chơi: chia lớp thành 2 đội tìm hiểu
về

+ Đội 1: Trần Quốc Tuấn, cách đánh
+ Đội 2: Ý nghĩa
- Luật chơi: đại diện 2 tổ lên viết xong
một ý thì về chỗ để bạn khác lên viết tiếp
ý thứ 2, cứ như vậy cho đến hết. Trong
- HS tham gia trò chơi Tiếp sức kiến
thức
+ Đội 1: Trần Quốc Tuấn, cách đánh
+ Đội 2: Ý nghĩa

5
thời gian 3’, đội nào viết được nhiều đáp
án đúng hơn đội đó sẽ thắng, hoặc cả 2
đội đều có số đáp án đúng như nhau
nhưng đội nào dùng ít thời gian hơn thì
đội đó sẽ thắng.
Phiếu tổng kết kiến thức
1. Nguyên nhân thắng lợi
tham gia đánh giặc
thực hiện “vườn không nhà trống”
- Nhân dân tổ chức đội dân binh
phối hợp với quân triều đình
tinh thần quyết chiến quyết thắng
chuẩn bị chu đáo
- Nhà Trần chăm lo dân
nêu cao tinh thần đoàn kết
giải quyết bất hòa
nhà quân sự tài ba
- Trần Quốc Tuấn tác giả của các bộ binh thư
tổng chỉ huy quân đội

góp công lao to lớn
tránh chỗ mạnh
- Cách đánh đánh chỗ yếu
phát huy lợi thế của ta
buộc địch đánh theo cách đánh của ta
2. Ý nghĩa lịch sử
đánh bại đế chế Nguyên
bảo vệ Tổ quốc
- Trong nước nâng cao lòng tự hào dân tộc

6
xây đắp truyền thống quân sự VN
bài học đoàn kết, quan tâm dân

- Quốc tế: Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược Nhật Bản, các nước phương Nam
- GV phát cho HS phiếu tổng kết kiến
thức
- Giao cho HS tìm hiểu: Bài học kinh
nghiệm nhà Trần để lại (phải đoàn kết
toàn dân, quan tâm chăm lo cho dân, tinh
thần quyết chiến quyết thắng ) có ý
nghĩa như thế nào trong thời đại ngày
nay?
- Nhận các phiếu tổng kết kiến thức và
dán vào vở
- Làm báo cáo về việc tìm hiểu: Bài
học kinh nghiệm nhà Trần để lại (phải
đoàn kết toàn dân, quan tâm chăm lo
cho dân, tinh thần quyết chiến quyết
thắng ) có ý nghĩa như thế nào trong

thời đại ngày nay?
Phiếu tổng kết kiến thức
1. Nguyên nhân thắng lợi
tham gia đánh giặc
thực hiện “vườn không nhà trống”
- Nhân dân tổ chức đội dân binh
phối hợp với quân triều đình

7
tinh thần quyết chiến quyết thắng
chuẩn bị chu đáo
- Nhà Trần chăm lo dân
nêu cao tinh thần đoàn kết
giải quyết bất hòa
nhà quân sự tài ba
- Trần Quốc Tuấn tác giả của các bộ binh thư
tổng chỉ huy quân đội
góp công lao to lớn
tránh chỗ mạnh
- Cách đánh đánh chỗ yếu
phát huy lợi thế của ta
buộc địch đánh theo cách đánh của ta
2. Ý nghĩa lịch sử
đánh bại đế chế Nguyên
bảo vệ Tổ quốc
- Trong nước nâng cao lòng tự hào dân tộc
xây đắp truyền thống quân sự VN
bài học đoàn kết, quan tâm dân

- Quốc tế: Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược Nhật Bản, các nước phương Nam


8

9


10

×