Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp Ban quản lý dự án quận Long Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.33 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp 1 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
Trang 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 3
Trang 3
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
QUẬN LONG BIÊN 4
1.1. Quá trình hình thành Ban quản lý dự án quận Long Biên: 4
1.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: 5
1.2.1.Chức năng 5
1.2.2.Nhiệm vụ 5
1.2.3.Quyền hạn 5
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án quận Long Biên: 6
1.3.1. Lãnh đạo ban 7
1.3.2. Các phòng chức năng 8
CHƯƠNG II : CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN 11
2.1.Quy trình thực hiện một dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án quận
Long Biên 11
2.2. Công tác lập dự án 16
2.3. Công tác tổ chức đấu thầu 18
2.4. Công tác giải phóng mặt bằng 23
2.5. Công tác quản lý dự án 26
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 2 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
2.6. Đánh giá chung về các hoạt động tại ban quản lý dự án quận Long
Biên 29
2.6.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân 29
2.6.2. Những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục và nguyên nhân 30


CHƯƠNG III : CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN 33
3.1. Thực trạng các dự án do ban quản lý quận Long Biên đảm nhiệm 33
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý tại Ban 33
KẾT LUẬN 36
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 3 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức ban quản lý dự án quận long biên hiện nay 6
Sơ đồ 2.3:Quy trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại BQL dự án quận
Long Biên 12
Sơ đồ 2.4: Quy trình giai đoạn thực hiện đầu tư tại BQL dự án quận
Long Biên 14
Sơ đồ 2.5: Quy trình giai đoạn kết thúc công trình tại BQL dự án quận
15
Long Biên 15
Sơ đồ 2.6: Công tác tổ chức đấu thầu 19
Sơ đồ 2.12: Mô hình mối quan hệ trong quá trình thực hiện dự án 27
Bảng 2.2: Danh mục các dự án đang do Ban quản lý 11
Bảng 2.7: Các dự án sử dụng vốn nhà nước năm 2012-2013 20
Bảng 2.8: Giá trị tổng mức đầu tư 21
Bảng 2.9: Bảng so sánh loại hình đầu thầu 22
Bảng 2.10: Công tác GPMB tại BQL 25
Bảng 2.11: Tình hình giải ngân vốn công tác GPMB 26
Bảng 2.13: Số lượng các dự án ban quản lý 33
Bảng 2.14: Tình hình quản lý dự án 2012 - 2013 34
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 4 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN

LONG BIÊN
1.1. Quá trình hình thành Ban quản lý dự án quận Long Biên:
- Tên đơn vị : Ban quản lý dự án Quận Long Biên.
- Địa chỉ: 13- Nguyễn Sơn – Quận Long Biên – TP.Hà Nội.
- Được thành lập trên quyết định số 02/2004/QĐ-UB ngày 06/01/2004
thành lập các ban quản lý dự án mới.
Trong quá trình chia tách, thành lập các quận mới (Long Biên và Hoàng
Mai), cùng với sự phát triển chung đòi hỏi cần phải hình thành các Ban quản lý dự
án nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ, tham mưu cho các cấp lãnh đạo của các Quận
mới được thành lập khi thực hiện các dự án đầu tư.
Để đáp ứng với thực trạng và mục tiêu đó, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà
Nội đã ban hành quyết định số 02/2004/QĐ-UB ngày 06/01/2004 thành lập các ban
quản lý dự án mới là Ban quản lý dự án quận Long Biên và Ban quản lý dự án Quận
Hoàng Mai. Ban quản lý dự án quận Long Biên được thành lập dựa trên cơ sở tách
một bộ phận nhân sự từ Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm cũ, và đồng thời bổ sung
thêm cán bộ, nhân sự để Ban có thể vận hành và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
thành phố giao.
Ban quản lý dự án quận Long Biên được coi là một đơn vị sự nghiệp kinh tế
trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận Long Biên, có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành với chức
năng chính là:
- Thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước của
UBND Thành phố và UBND quận.
- Thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng bằng vốn huy động của các thành
phần kinh tế và các dự án có sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách.
- Phối hợp với các Ban quản lý dự án của Trung ương và Thành phố thực
hiện các dự án của Trung ương và Thành phố trên địa bàn quận.
Vào thời điểm thành lập, Ban quản lý dự án quận Long Biên có 12 cán bộ
bao gồm một đồng chí Giám đốc, một đồng chí Phó giám đốc, kế toán và các bộ
phận chuyên môn nghiệp vụ.

Qua 9 năm thành lập và phát triển, Ban quản lý dự án quận Long Biên đã đạt
được nhiều thành tích, đã hoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụ được
Thành phố và Quận giao cho. Hàng trăm dự án được triển khai, xây dựng hoàn
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 5 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
thành, bàn giao đưa vào sử dụng, đóng góp vào sự phát triển chung của Quận và
Thành phố trong 9 năm vừa qua.
1.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
1.2.1.Chức năng
Theo điều lệ về tổ chức và hoạt động Ban quản lý dự án quận Long Biên đã
ghi rõ quyền hạn của Ban như sau:
Ban quản lý dự án quận Long Biên hoạt động theo điều lệ quản lý đầu tư và
xây dựng cơ bản, để thực hiện các dự án và các nhiệm vụ xây dựng cơ bản của quận
Long Biên theo quyết định của cơ quan chủ quản đầu tư.
Ban quản lý có các chức năng cụ thể sau:
- Được phép lập và trình duyệt các dự án theo kế hoạch được giao.
- Tiến hành thực hiện việc tư vấn, kiểm tra, thẩm định và quyết toán các dự
án theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo mô hình ban quản lý dự án cấp
huyện.
1.2.2.Nhiệm vụ
Thực hiện đúng đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý các dự án quy
định tại Luật Xây dựng và các văn bản của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.
Cũng theo điều lệ, nhiệm vụ của ban quản lý dự án quận Long Biên được
quy định chi tiết như sau:
- Chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện các dự án
đầu tư và xây dựng theo quy trình và các quy định hiện hành.
- Chuẩn bị tư liệu, tổ chức đấu thầu, chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, cung ứng
vật tư thiết bị theo quy định hiện hành của Nhà nước và yêu cầu của đơn vị chủ
quản đầu tư.

- Quản lý và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện các dự án đầu tư và xây
dựng, cho đến khi hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng.
- Quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý, thiết kế dự toán, quyết toán và các văn
bản có liên quan của dự án đầu tư theo quy định.
1.2.3.Quyền hạn
Ban quản lý dự án quận Long Biên có các quyền hạn sau:
Thứ nhất, về chuyên môn: Ban quản lý dự án quận Long Biên được tổ chức
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 6 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
các cuộc họp chuyên môn, hoặc làm việc với các tổ chức chính quyền khi cần thiết,
quan hệ với các đối tác trong việc thương thảo các hợp đồng tư vấn hoặc xây lắp
phục vụ các dự án theo quy định.
Thứ hai, về tổ chức bộ máy nhân sự: Ban quản lý dự án quận Long Biên
được quyền đề nghị điều chỉnh chức năng công tác cho từng nhân sự, bổ sung hoặc
tinh giảm biên chế bộ máy nhân sự của Ban sao cho hiệu quả nhất.
Thứ ba, về trang thiết bị phục vụ hoạt động của Ban: Ban quản lý dự án quận
Long Biên có quyền đề nghị trang bị máy móc thiết bị, công nghệ và phương tiện đi
lại để đáp ứng và phục vụ công tác của Ban đạt hiệu quả cao nhất .
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án quận Long Biên:
Sơ đồ tổ chức nhân sự của Ban QLDA quận Long Biên được thể hiện như sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức ban quản lý dự án quận long biên hiện nay
Chú thích: : Quan hệ lãnh đạo trực tiếp.
: Quan hệ phối hợp.
(Nguồn : Ban quản lý dự án Quận Long Biên)
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KÊ HOẠCH -
THẨM ĐỊNH

PHÒNG HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP
PHÒNG KỸ THUẬT -
GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG
Báo cáo thực tập tổng hợp 7 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
1.3.1. Lãnh đạo ban
Bộ máy lãnh đạo gồm:
Một giám đốc : phụ trách chung và phòng tài vụ - văn thư.
Một phó giám đốc : phụ trách phòng kế hoạch - thẩm định.
Một phó giám đốc : phụ trách phòng kỹ thuật- giải phóng mặt bằng. Lãnh
đạo trong cơ quan làm việc theo nguyên tắc chế độ thủ trưởng. Giám đốc chịu trách
nhiệm phần công việc được giao từ khâu quản lý điều hành, chuẩn bị dự án đến kết
thúc dự án. Ngoài ra, để hỗ trợ nhau trong các trường hợp đặc biệt lãnh đạo Ban
thường xuyên trao đổi các công việc chung với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Lãnh đạo Ban sẽ tổ chức trao đổi công việc thường xuyên theo lịch một
tháng 1 lần và hội ý trao đổi công việc theo yêu cầu hang ngày, có trách nhiệm báo
cáo kịp thời về toàn bộ các quyết định của mình với Giám đốc Ban trong quá trình
thực hiện và báo cáo kịp thời trước khi có quyết định cụ thể trong trường hợp cần
thiết.
Giám đốc Ban chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ban trước Uỷ ban
nhân dân Quận theo quy định của pháp luật hiện hành.
Phó giám đốc Ban quản lý dự án quận Long Biên được quyền quyết định
những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm trước Giám đốc
ban trong việc lãnh đạo từng công tác cụ thể của Ban.
a. Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Giám đốc Ban phải chịu trách nhiệm về các công việc được giao trước Uỷ
ban nhân dân Quận về mọi hoạt động của Ban quản lý dự án quận Long Biên.
- Giám đốc trước khi ký duyệt các hồ sơ, hợp đồng và tài liệu phải có trách
nhiệm kiểm tra cụ thể các hồ sơ đó .
b. Phó giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm sau :

- Phó giám đốc chịu trách nhiệm về các công việc cụ thể được giao trước
Giám đốc Ban và lãnh đạo các cấp chính quyền.
- Phó giám đốc khi được ủy quyền có thể thay mặt giám đốc quan hệ với các
cơ quan chức năng, địa phương, đối tác.
- Phó giám đốc được quyền ký các văn bản hợp đồng với các đối tác như tư
vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu theo phân cấp để đôn đốc, triển khai
thực hiện dự án tuân theo hợp đồng .
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 8 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
1.3.2. Các phòng chức năng
Ban quản lý dự án quận Long Biên có tổng số 66 cán bộ công nhân viên,
được tổ chức thành 3 phòng chức năng:
Phòng kĩ thuật - GPMB, Phòng Hành chính - tổng hợp , Phòng Kế hoạch -
thẩm định.
1.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng
a. Phòng kế hoạch - Thẩm định.
 Chức năng.
Thực hiện mọi tác nghiệp chuyên môn kế hoạch và chịu trách nhiệm với các
dự án lớn được giao trước lãnh đạo Ban .
 Nhiệm vụ.
- Thực hiện công tác xét duyệt, trình duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán, công tác
đấu thầu, chỉ định thầu tư vấn, đấu thầu xây lắp và những dịch vụ khác của các dự
án được giao. Phối hợp với phòng kỹ thuật - GPMB tham mưu cho lãnh đạo Ban.
- Phối hợp với phòng Hành chính - tổng hợp để thanh quyết toán các hạng
mục công việc.
- Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, làm thủ tục gia hạn, thanh lý các hợp
đồng khi kết thúc hợp đồng.Tham mưu cho lãnh đạo Ban kí kết các hợp đồng kinh
tế.
- Ở các bước Nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, khảo sát thiết kế
phòng có nhiệm vụ tham mưu và hội đồng thường trực nghiệm thu sản phẩm về tư

vấn thiết kế, thẩm định dự án .
- Tổ chức thực hiện công tác báo cáo định kì về tiến độ, thời gian thực hiện,
khối lượng thực hiện và chất lượng của toàn bộ dự án.
- Lập các thủ tục thanh toán, quyết toán cho nhà thầu theo các hợp đồng đã
ký kết.
- Phối hợp với các phòng liên quan để giải quyết các vấn đề chi tiết của dự án.
- Xử lý các thông tin kịp thời đảm bảo cho dự án được vận hành một cách
thuận lợi nhất.
- Có nhiệm vụ xin giới thiệu địa điểm xây dựng dự án, cấp chứng chỉ qui
hoạch, xác định chỉ giới đường đỏ, cấp số liệu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thoả thuận
quy hoạch và xin thoả thuận kiến trúc với cơ quan quản lý quy hoạch- kiến trúc địa
phương.
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 9 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
- Lập kế hoạch xin điểm đấu nối, cấp điện, cấp nước và thoát nước với các
cơ quan chính quyền địa phương.
- Lập bản đồ rải thửa, điều tra khảo sát, lập phương án đền bù bằng cách liên
hệ với các cơ quan tài nguyên, môi trường và chính quyền địa phương.
- Trình lên UBND thành phố hoặc Quận phương án đền bù đất đai, hoa mầu,
nhà cửa, công trình…
- Ra quyết định thành lập Hội đồng đền bù và phê duyệt phương án đền bù,
tổ chức di dời các công trình trong mặt bằng công trình để thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng.
- Tổ chức và trình duyệt thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công, lập khái toán và tổng dự toán công trình thi công, xin giấy phép xây dựng và
giấy phép khai thác tài nguyên môi trường( nếu có).
- Tổ chức thẩm tra và thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công công trình. Trình
các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền duyệt phương án về an toàn giao
thông, an toàn lao động, an toàn đê điều, an toàn môi trường, an toàn phòng chống
cháy nổ, và các yêu cầu khác có liên quan.

b. Phòng kỹ thuật - giải phóng mặt bằng.
 Chức năng.
Thực hiện mọi tác nghiệp chuyên môn và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
Ban với các dự án được giao.
 Nhiệm vụ.
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
 Tham gia vào các bước lập cáo nghiên cứu tiền khả thi trên cơ sở phối hợp
với phòng Kế hoạch - thẩm định
Soát xét đề cương khảo sát, thiết kế, phối hợp nghiệm thu khối lượng khảo sát.
- Giai đoạn thực hiện đầu tư:
Giải quyết vấn đề liên quan về kỹ thuật thông qua soát xét hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
Trình duyệt hồ sơ mời thầu, chấm thầu lên lãnh đạo Ban.
Là đại diện của Ban trong công tác nghiệm thu khối lượng công tác hoàn
thành để bàn giao, thanh toán.
Duyệt bản vẽ thi công và thiết kế tổ chức thi công trên cơ sở kiểm tra, soát
xét và qua đó tham mưu cho lãnh đạo Ban.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng thi công xây lắp, phối hợp
với các phòng chức năng để giải quyết về giá, thể chế khi cần.
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 10 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Quản lý, chỉ đạo tổ chức tư vấn giám sát.
Chịu trách nhiệm xử lý kỹ thuật thông thường.
Chịu trách nhiệm thực hiện công tác hoàn thành công trình theo quy định.
- Giai đoạn quyết toán công trình.
Phối hợp các phòng liên quan để thực hiện công tác quyết toán, kiểm toán
công trình.
Chịu trách nhiệm về hồ sơ, tài liệu có liên quan về mặt kỹ thuật để phục vụ
công tác thanh tra, kiểm tra.
- Các công việc khác: Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác khi lãnh đạo
yêu cầu.

c. Phòng Hành chính - tổng hợp.
 Chức năng :
- Tham mưu cho lãnh đạo và thực hiện những nhiệm vụ về việc quản lý chi
tiêu nội bộ của Ban và cấp phát thanh toán vốn đầu tư của các dự án theo đúng nội
quy quy định.
- Tham mưu cho lãnh đạo Ban về phương án bảo vệ hệ thống công trình do
Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện.
 Nhiệm vụ :
- Cấp phát, thanh toán, quyết toán các dự án.
- Tham mưu cho giám đốc phương án thanh toán cho các nhà thầu, chi trả
các khoản kinh phí của các dự án, lập và trình duyệt quyết toán vốn đầu tư hàng
năm và báo cáo tài chính phối hợp với phòng kế hoạch- thẩm định trong công tác
kiểm toán, quyết toán các dự án đã hoàn thành.
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự
án. Tham gia vào tổ tư vấn soát xét hồ sơ dự thầu, đấu thầu.
- Phổ biến, hướng dẫn chi tiêu, định mức chi tiêu theo các nghị định, thông
tư, lập và trình các dự toán chi tiêu hàng năm của Ban kể cả bổ sung, hoạch toán,
thanh quyết toán các nguồn thu chi và quyết toán năm của Ban, … đảm bảo tiết
kiệm đúng chính sách chế độ.
- Phòng tiến hành quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu, bản vẽ thiết kế các dự án đã
và đang thực hiện của Ban quản lý dự án theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Phòng thực hiện mọi nhiệm vụ về hành chính và quản trị của Ban như
nhận và lưu tất cả các công văn đến, công văn đi, hợp đồng kinh tế, lấy dấu
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 11 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
CHƯƠNG II : CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN LONG BIÊN
Bảng 2.2: Danh mục các dự án đang do Ban quản lý
(Đơn vị : triệu đồng)
STT DỰ ÁN

TỔNG MỨC
ĐẦU TƯ
Số - ngày /tháng
1
Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn
cầu Chui - cầu Đuống (phố Ngô Gia
Tự)
1,284,635
2595 / QĐ-UB
ngày
29/05/09
2
Cải tạo hệ thống thoát nước trên địa
bàn các phường Ngọc lâm, Gia Thụy,
Bồ Đề quận Long Biên - Hà Nội
63,589
3985/ QĐ-UB
ngày 7/6/2002 và
1182/QĐ-UB ngày
7/3/2006
3
Xây dựng tuyến đường nối từ đường
Ngô Gia Tự đến đê Sông Đuống
phường Thượng Thanh, quận Long
Biên
118,320
6564/ QĐ-UB
ngày
15/12/09
4

Xây dựng tuyến đường nối từ QL1B
vào khu đô thị mới Việt Hưng (bao
gồm cà HTKT hai bên đường)
724,760
4138/ QĐ-UB
ngày
25/08/10
5
Xây dựng tuyến đường từ Ngọc Thụy
đi ĐTM Thạch Bàn ( đoạn từ đê Tả
Ngạn sông Hồng đến nút giao với
đường lên cầu Vĩnh Tuy
119,648
3230/ QĐ-UB
ngày
01/08/07
6
Xây dựng HTKT khu nhà ở Tái định
cư phường Giang Biên
123,222
3100/ QĐ-UB
ngày
22/06/09
7
GPMB và san nền sơ bộ khu đất để
đấu giá QSD đất tại phường Giang
Biên, quận Long Biên
156,816
3123/ QĐ-UB
ngày

22/06/09
(Nguồn: Ban quản lý dự án Quận Long Biên)
2.1.Quy trình thực hiện một dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long
Biên.
Ban quản lý dự án Quận Long Biên được thành lập và hoạt động theo nghị
định 16/2005/NĐ-CP. Nghị định này có một số điểm khác biệt so với nghị định
52/1999/NĐ-CP, 07/2003/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo điều 4 nghị định 16/2005/NĐ-CP, thay thuật ngữ “báo cáo
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 12 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
nghiên cứu tiền khả thi” bằng thuật ngữ “báo cáo đầu tư”.
Thứ hai, theo điều 5 của nghị định này, thay thuật ngữ “Báo cáo nghiên cứu
khả thi” bằng “Dự án đầu tư”.
Thứ ba, theo điều 12 của nghị định 16, thay thuật ngữ “báo cáo đầu tư” bằng
thuật ngữ “Báo cáo kinh tế kỹ thuật”.
So với quy định của Nghị định 52/1999/NĐ-CP, việc phân cấp lập dự án của
nghị định 16/2005/NĐ-CP, chi tiết hơn, rõ ràng hơn. Nghị định 16 đã quy định chi
tiết mức vốn đầu tư nào thì được lập dư án đầu tư, mức nào thì được lập báo cáo
kinh tế kỹ thuật.
Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện dự án theo quy trình được sơ
đồ hoá như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Sơ đồ 2.3:Quy trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại BQL dự án quận Long Biên
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
UBND Quận ra chủ
trương đầu tư, quyết
định đầu tư.
BQL kí hợp đồng với công ty tư vấn để khảo sát hiện trạng,
nội dung lập dự án.
Xin thoả thuận với CQ địa phương về địa điểm đầu tư.

Văn bản cam kết của
CQ địa phương về mặt
bằng.
1 2
TP giao dự án theo quy
hoạch đã định trong kỳ
họp HĐND
Báo cáo thực tập tổng hợp 13 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Xin thoả thuận với các
cơ quan chức năng: điện,
nước.v.v.
Lập dự án đầu tư
hoặc báo cáo kinh
tế kỹ thuật.
Cắm mốc giới
tạm
Lập và trình duyệt thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ
thi công
Phê duyệt thiết kế cơ sở
1 2
Lập quy hoạch chi tiết và
xin thoả thuận quy
hoạch.
Trình xin phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế
kỹ thuật.
Phê duyệt dự án đầu tư hoặc
báo cáo kinh tế kỹ thuật
Báo cáo thực tập tổng hợp 14 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
- Giai đoạn thực hiện đầu tư:

Sơ đồ 2.4: Quy trình giai đoạn thực hiện đầu tư tại BQL dự án quận Long Biên
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Hoàn thành bàn giaoNghiệm thu công trình.Giải quyết sự cố công trình.Thanh toán vốn đầu tư
Lập thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán
Trình, thẩm định, phê
duyệt TKKT-TDT
Lập kế hoạch đấu thầu
Trình, thẩm định, phê
duyệt kế hoạch
Lập hồ sơ mời thầu
Trình, thẩm định, phê
duyệt hồ sơ mời thầu.
Tổ chức đấu thầu
Trình thẩm định, phê
duyệt kết quả đấu thầu
Lập tờ
trình xin
chỉ định
thầu.
Phê
duyệt
chỉ
định
thầu
Ký hợp đồng với nhà thầu trúng
thầu.
QĐ giao đất
Cắm mốc giới chính thức
GPMB
Lập ban giám sát

Bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi
công
3
Nghiệm thu công trình.Giải quyết sự cố công trình.Thanh toán vốn đầu tư
Báo cáo thực tập tổng hợp 15 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
- Giai đoạn kết thúc:
Sơ đồ 2.5: Quy trình giai đoạn kết thúc công trình tại BQL dự án quận
Long Biên
Cơ quan quản lý nhà nước làm
Ban QLDA Quận Long Biên làm
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Khởi công công trình.
Hoàn thành bàn giao
3
Nghiệm thu, bàn giao công trình.
Lập hồ sơ hoàn công.
Lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư.
Trình, thẩm định, phê duyệt hồ sơ hoàn
công và hồ sơ quyết toán vốn đầu tư.
Vận hành công trình.
Nghiệm thu công trình
Giải quyết sự cố công trình
Thanh toán vốn đầu tư
Báo cáo thực tập tổng hợp 16 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Quy trình thực hiện một dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án quận Long Biên
nhìn chung là tương tự với quy trình thực hiện một dự án đầu tư đã được học trong
môn Kinh tế Đầu tư.
Tuy nhiên có một số điểm khác nhau:
Thứ nhất, Ban quản lý dự án quận Long Biên không phải tiến hành thủ tục
xin chủ trương đầu tư đối với tất cả các dự án mà Ban thực hiện. Do chức năng của

Ban là thực hiện dự án từ vốn ngân sách của Quận và Thành phố. Do vậy, chỉ các
dự án đầu tư mới là cần xin giới thiệu địa điểm với sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội.
Các dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng do đã có địa điểm từ trước nên không
phải xin giới thiệu địa điểm, chủ trương đầu tư. Ban chỉ có chức năng đứng ra đại
diện cho Quận làm chủ đầu tư dự án và quản lý việc thực hiện dự án.
Thứ hai, cũng vì lý do trên, Ban quản lý dự án quận Long Biên cũng không
phải tiến hành thủ tục xin giới thiệu địa điểm. Ban quản lý dự án quận Long Biên
chỉ cần tiến hành liên hệ với chính quyền địa phương để cùng phối hợp trong công
tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư và đảm bảo cho công trình được thực
hiện.
Thứ ba, thay vì khảo sát hiện trạng và nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư
trước rồi mới làm thủ tục đầu tư. Trong quy trình thực hiện dự án của Ban, sau khi
có chủ trương đầu tư của Quận, Ban mới tiến hành khảo sát hiện trạng và thống
nhất nội dung lập dự án với một công ty tư vấn được ký hợp đồng.
Thứ tư, Ban quản lý dự án quận Long Biên không phải tiến hành thủ tục
đăng ký tài sản sau khi hoàn thành công trình. Lý do là, sau khi hoàn thành công
trình, Ban sẽ bàn giao lại cho phòng kinh tế-kế hoạch của Quận. Phòng này sẽ thực
hiện nhiệm vụ trên.
2.2. Công tác lập dự án
Sau 9 năm được thành lập, Ban quản lý dự án quận Long Biên đã thực hiện
được tổng cộng 786 dự án. Trong đó có 678 dự án nhóm C, 108 dự án nhóm B. Tất
cả các dự án này đều được lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư.
Thuật ngữ báo cáo kinh tế kỹ thuật có thể được hiểu tương đương với báo
cáo đầu tư dành cho các công trình đầu tư có số vốn nhỏ, các dự án nhóm C. Những
dự án nhóm B sẽ lập dự án đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong quá trình hoạt động của mình, Ban quản lý dự án quận Long Biên thực
hiện chủ yếu là các dự án nhóm C. Sau 9 năm, số dự án nhóm C chiếm 86% tổng số
dự án do Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện. Số dự án nhóm C gấp hơn 6
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 17 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

lần số dự án nhóm B do Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện. Do vậy, công
tác lập dự án tại Ban quản lý dự án quận Long Biên chủ yếu là lập báo cáo kinh tế
kỹ thuật.
Báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự án đầu tư của các dự án tại Ban quản lý dự án
quận Long Biên được ký hợp đồng lập dự án với một công ty tư vấn trong lĩnh vực
mà dự án được thực hiện. Đối tác lâu năm của Ban quản lý dự án quận Long Biên
trong việc lập dự án là công ty TNHH Giao thông vận tải.
Đối với các dự án đầu tư và báo cáo kinh tế kỹ thuật được lập đều có một số
đặc điểm sau:
Thứ nhất, chúng đều được lập với nội dung mang nặng tính kỹ thuật. Tức là,
các dự án được lập này chủ yếu phân tích tính khả thi của dự án trên góc độ kỹ
thuật. Có thể lấy một số thí dụ sau:
Dự án đầu tư công trình đường và kè xung quanh hồ Tai Trâu. Hồ sơ dự án
mang số: 2004-DA1-KHTT, được lập tháng 05 năm 2005. Đơn vị thực hiện lập dự
án là công ty TNHH Giao thông vận tải có các nội dung sau:
Chương I: Giới thiệu chung. Trong chương này có 6 phần nhỏ. Nội dung của
chương là đặt vấn đề lập dự án, những văn bản pháp luật( căn cứ) để lập dự án, xác
định tên chủ đầu tư, tổ chức tư vấn.
Chương II: Hiện trạng kinh tế xã hội và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị
khu vực. Chương này có 3 phần nhỏ. Nội dung chương là chỉ ra các điều kiện về tự
nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, hiện trạng về giao thông, thoát nước của địa điểm
đầu tư.
Chương III: Kế hoạch phát triển kinh tế và những quy hoạch có liên quan
đến dự án. Gồm 2 phần nhỏ. Mục đích của chương này là chỉ ra kế hoạch và quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố và của Quận Long Biên từ nay đến
năm 2020.
Chương IV: Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu đầu tư. Tên của chương đã nói lên
nội dung của chương, khẳng định tính cấp bách của dự án và đề ra những mục tiêu
mà dự án phải đạt được.
Chương V: Quy mô-Tiêu chuẩn kỹ thuật. Nó gồm có 7 phần nhỏ, tương

đương với bảy tiêu chuẩn kỹ thuật.
Chương VI: Giải pháp thiết kế nền, mặt đường, vỉa hè, thoát nước. Gồm có
10 mục nhỏ. Trình bày giải pháp thiết kế, kỹ thuật xây dựng công trình.
Chương VII: Giải pháp thiết kế cấp nước, điện chiếu sáng. Gồm 2 phần nhỏ,
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 18 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
xác định các nội dung kỹ thuật về cấp nước và cấp điện chiếu sáng.
Chương VIII: Đánh giá tác động môi trường. Nội dung chương xác định mức
độ tác động của công trình và việc thi công công trình tới môi trường xung quanh.
Đề ra các giải pháp để giảm thiểu tác động có hại đến môi trường.
Chương IX: Khối lượng công trình và tổng mức đầu tư xây dựng. Chương
này đưa ra hai phương án kỹ thuật với giá trị xây lắp và tổng mức đầu tư khác nhau
để so sánh, lựa chọn.
Chương X: Kết luận-Kiến nghị. Lựa chọn cuối cùng về giải pháp kỹ thuật.
Xác định tổng mức đầu tư.
Qua các nội dung của dự án này chúng ta thấy ngay được rằng, phần phân
tích kỹ thuật trong hồ sơ dự án là 31 trang trong tổng số 46 trang, chiếm 67% dung
lượng của hồ sơ dự án. Điều này chứng minh rằng dự án được lập có nội dung chủ
yếu là phân tích kỹ thuật.
Trong 9 năm qua, Ban đã tổ chức lập dự án được hàng trăm dự án. Tất cả các
dự án này đều được UBND Quận chấp nhận và thông qua. Nhìn chung, các dự án
được lập ở đây đảm bảo về mặt pháp lý, kỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu được quy
định tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Công trình khi được thực hiện sẽ đảm bảo tối
ưu về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, trong dự án được lập còn thiếu một số nội dung sau:
Thứ nhất, phương án giải phóng mặt bằng.
Thứ hai, tiến độ thực hiện, phân đoạn thực hiện, và hình thức quản lý dự án.
Thứ ba, chưa có các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội, phân tích rủi ro trong
quá trình thực hiện dự án.
So với các nội dung được học trong môn lập dự án đầu tư, dự án được lập
cũng về cơ bản mang những nội dung đã được học.

Phần nghiên cứu kinh tế tự nhiên, trong dự án này bao gồm các chương:
chương I, II, III, IV.
Phần nghiên cứu thị trường: không có (do đây là công trình công cộng).
Phần nghiên cứu kỹ thuật: các chương V, VI, VII.
Phần nghiên cứu tài chính: không có.
Phần nghiên cứu kinh tế xã hội: chương VIII.
Các chương IX, X là các chương kết luận, kiến nghị.
2.3. Công tác tổ chức đấu thầu
Với tư cách là một Ban quản lý dự án, công tác đấu thầu là một trong những
hoạt động chính của Ban quản lý dự án quận Long Biên. Bởi vì:
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 19 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Thứ nhất, Ban quản lý dự án quận Long Biên có chức năng thay mặt UBND
quận Long Biên làm chủ đầu tư các dự án trong địa bàn Quận. Với quy mô, trình độ
con người có hạn, Ban không thể tự thực hiện tất cả các hoạt động đầu tư. Do đó,
Ban cần có sự tham gia của các tổ chức bên ngoài.
Thứ hai, với bản chất của đấu thầu là cạnh tranh giữa các nhà thầu. Điều này
giúp cho nâng cao chất lượng và hiệu quả của công cuộc đầu tư. Xây dựng những
công trình có chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp vào sự phảt triển của Quận. Đây là
một trong những nhiệm vụ và là mục tiêu mà Ban hướng tới.
Thứ ba, Theo quy định của Nhà nước, các hoạt động đầu tư sử dụng vốn Nhà
nước thì phải tổ chức đấu thầu. Do vậy mà việc tổ chức đấu thầu xuất phát từ yêu
cầu bắt buộc của pháp luật và quy định hiện hành.
Công tác tổ chức đấu thầu được Ban quản lý dự án quận Long Biên thực hiện
theo quy trình được sơ đồ hoá sau:
Sơ đồ 2.6: Công tác tổ chức đấu thầu
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật
hoặc dự án đầu tư
Lập kế hoạch đấu thầu, trình xin phê duyệt kế hoạch

đấu thầu.
Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
Lập hồ sơ mời thầu, xin phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Phê duyệt kết quả đấu thầu
Ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
Thực hiện hợp đồng.
1
Thông báo mời thầu.
Tổ chức đấu thầu, trình phê duyệt kết quả đấu thầu.
1
Báo cáo thực tập tổng hợp 20 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Cơ quan quản lý nhà nước làm
Ban QLDA Quận Long Biên làm
Theo quy định của Bộ xây dựng, hoạt động đấu thầu sẽ được tổ chức theo hai
giai đoạn, giai đoạn sơ tuyển và giai đoạn đấu thầu.Tuỳ theo quy mô và tính chất
của gói thầu mà bên mời thầu có thể tổ chức thành hai giai đoạn như trên, hoặc thực
hiện kết hợp cả hai giai đoạn trên, hoặc chỉ thực hiện giai đoạn đấu thầu. Trường
hợp chỉ có 5 nhà thầu tham dự sơ tuyển thì có thể mời các nhà thầu tham dự đấu
thầu ngay.
Mặc dù mới đi vào hoạt động được 9 năm song, Ban quản lý dự án quận
Long Biên đã tiến hành được nhiều cuộc đấu thầu. Cụ thể được ghi trong bảng sau:
Bảng 2.7: Các dự án sử dụng vốn nhà nước năm 2012-2013
( Đơn vị: dự án )
Hình thức lựa
chọn nhà thầu
Dự án nhóm B Dự án nhóm C
2012 2013 2012 2013
Rộng rãi 30 45 60 75
Hạn chế 0 0 0 0

Chỉ định thầu 0 0 145 150
Tổng 30 45 205 225
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên)
Qua bảng số liệu trên, các dự án nhóm C thường được tổ chức đấu thầu theo
2 hình thức chính là cạnh tranh rộng rãi và chỉ định thầu. Ta nhận thấy, số dự án
được chỉ định thầu luôn cao hơn số dự án đấu thầu theo hình thức cạnh tranh. Cụ
thể năm 2012, số dự án chỉ định thầu gấp 2,43 lần số dự án đấu thầu cạnh tranh rộng
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 21 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
rãi. Năm 2013, con số này là 2 lần.Ta thấy rằng tỷ lệ chênh lệch đã giảm. Điều này
phần nào nói lên quy mô của các gói thầu đã tăng .
Về giá trị tổng mức đầu tư, được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.8: Giá trị tổng mức đầu tư
( Đơn vị: tỷ đồng)
Hình thức lựa
chọn nhà thầu
Dự án nhóm B Dự án nhóm C
2012 2013 2012 2013
Rộng rãi 2500 3600 900 1100
Hạn chế 0 0 0 0
Chỉ định thầu 0 0 2400 2200
Tổng 2500 3600 3300 3300
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên).
Qua bảng trên ta thấy, giá trị tổng mức đầu tư các dự án nhóm C, qua các
năm không thay đổi. Giá trị tổng mức đầu tư các dự án chỉ định thầu năm 2012 gấp
1,5 lần giá của các dự án đấu thầu rộng rãi nhưng xét về giá gói thầu của các dự án
riêng lẻ thì các dự án chỉ định thầu có giá trị tương đối thấp hơn. Điều này phản ánh
đúng thực tế. Theo quy định các gói thầu tiến hành chỉ định thầu là các gói thầu có
giá trị nhỏ, kỹ thuật đơn giản, các công trình bí mật quốc gia, khắc phục sự cố. Do
vậy, quy mô các gói thầu này nhỏ là điều tất nhiên. Năm 2013, tỷ lệ trên vẫn không

thay đổi nhiều.
Theo loại hình đấu thầu ta có bảng số liệu sau:
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 22 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Bảng 2.9: Bảng so sánh loại hình đầu thầu
( Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2012
Lĩnh vực
và hình thức
Dự án nhóm B Dự án nhóm C
Tổng
giá gói
thầu
Tổng giá
trúng
thầu
Chênh
lệch
Tổng giá
gói thầu
Tổng giá
trúng
thầu
Chênh
lệch
Lĩnh vực đấu thầu
Tư vấn 450 450.04 0.04 20 20.66 0.66
Mua sắm
hàng hoá
0 0 0 0 0 0

Xây lắp 1050 1050.52 0.52 2380 2380.12 0.12
Tổng 1500 1500.56 0.56 2400 2400.78 0.78
Loại hình đấu thầu
Rộng rãi 1500 1500.56 0.56 700 700.05 0.05
Hạn chế 0 0 0 0 0 0
Chỉ định thầu 0 0 0 1700 1700.73 0.73
Tổng 1500 1500.56 0.56 2400 2400.78 0.78
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 23 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Năm 2013
Lĩnh vực và
loại hình
Dự án nhóm B Dự án nhóm C
Tổng
giá gói
thầu
Tổng giá
trúng thầu
Chênh
lệch
Tổng giá
gói thầu
Tổng giá
trúng
thầu
Chênh
lệch
Theo lĩnh vực đấu thầu
Tư vấn 520 520.05 0.05 30 30.56 0.56
Mua sắm

hàng hoá
0 0 0 0 0 0
Xây lắp 1480 1480.34 0.34 2370 2370.52 0.52
Tổng 2000 2000.39 0.39 2400 2401.08 1.08
Theo loại hình đấu thầu
Rộng rãi 2000 2000.39 0.39 800 800.58 0.58
Hạn chế 0 0 0 0 0 0
Chỉ định thầu 0 0 0 1600 1600.50 0.50
Tổng 2000 2000.39 0.39 2400 2400.08 1.08
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên)
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy, các gói thầu tư vấn giá gói thầu và giá
trúng thầu không có sự chênh lệch. Các gói thầu xây lắp có chênh lệch giá. Như
vậy, nhờ đấu thầu đã giúp giảm giá gói thầu, tiết kiệm cho chủ đầu tư một khoản
tiền. Điều nữa là, nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch này là do các gói thầu xây lắp
đều được tổ chức đấu thầu theo loại hình cạnh tranh rộng rãi. Chứng tỏ cạnh tranh
rộng rãi là loại hình đấu thầu đem lại hiệu quả kinh tế cho bên mời thầu.
Đặc biệt, với các dự án nhóm B, năm 2013 mặc dù chỉ thực hiện có 20 gói
thầu dự án( 10 gói thầu tư vấn, 10 gói thầu xây lắp), nhưng đều được tổ chức đấu
thầu rộng rãi. Điều này giúp tiết kiệm được cho bên mời thầu một khoản tiền là 2.56
tỷ đồng. Qua đó chứng minh tính hiệu quả của loại hình cạnh tranh rộng rãi.
2.4. Công tác giải phóng mặt bằng
Nhiều công trình mà Ban quản lý dự án quận Long Biên làm chủ đầu tư, phải
tiến hành công tác giải phóng mặt bằng. Việc giải phóng mặt bằng được thực hiện
theo quy định của:
Luật đất đai năm 2003.
Luật xây dựng năm 2003.
Nghị định 182/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163

Báo cáo thực tập tổng hợp 24 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Và một số nghị định, thông tư khác.v.v.
Sau đây là một bộ hồ sơ tiến hành giải phóng mặt bằng dự án trường tiểu học
Sài Đồng. Hồ sơ gồm:
1.Quy hoạch tổng mặt bằng do Sở Quy hoạch kiến trúc phê duyệt ngày
21/6/2012.
2.Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 do sở địa chính nhà đất phê duyệt 06/2008.
3.Quyết định 664/QĐ-UB thu hồi đất giao cho Ban quản lý dự án quận Long
Biên ngày 07/02/2013.
4.Thông báo về việc sử dụng đất của sở tài nguyên môi trường ngày
21/02/2013.
5.Quyết định của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư ngày
26/09/2012.
6. Tờ trình xin bổ sung thành viên tổ công tác giải phóng mặt bằng ngày
07/03/2013.
7.Quyết định phê duyệt điều chỉnh bổ sung thành viên tổ công tác giải phóng
mặt bằng 03/2013.
8.Quyết định phê duyệt chính sách bồi thường ngày 09/03/2013 của UBND
quận Long Biên.
9.Quyết định thành lập tổ công tác GPMB ngày 09/03/2013 của UBND quận
Long Biên.
10.Quyết định bổ sung thành viên hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư số
321/QĐ-UBND.
11.Quyết định phê duyệt kế hoạch GPMB ngày 16/02/2013.
12.Công văn xin xác định hạng đất nông nghiệp ngày 23/03/2013.
13.Tờ trình thành lập tổ công tác GPMB ngày 07/03/2013.
14.Tờ trình phê duyệt kế hoạch GPMB ngày 07/03/2013.
15.Tờ trình xin bổ sung thành viên hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư
ngày 07/03/2013.

16.Công văn đề nghị UBND phường cử cán bộ tham gia tổ công tác GPMB
ngày 02/03/2013.
17.Công văn đề nghị UBND phường cử cán bộ tham gia tổ công tác giúp
việc hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư phục vụ công tác GPMB ngày
27/02/2013.
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163
Báo cáo thực tập tổng hợp 25 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
18.Biên bản làm việc tại UBND phường Sài Đồng ngày 20/03/2013.
19.Biên bản làm việc thông báo quyết định của UBND quận về phê duyệt kế
hoạch GPMB ngày 23/03/2013.
20.Danh sách đại biểu dự hội nghị nhận bản kê khai tình hình sử dụng đất và
tài sản trên đất.
21.Biên bản định vị thửa đất do Sở tài nguyên môi trường và nhà đất phê
duyệt.
22.Bản kê khai mồ mả.
23.Biên bản kiểm tra, kiểm kê khối lượng diện tích nhà, đất có sự chứng
nhận của hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
24.Bản kê khai tình hình sử dụng đất và tài sản trên đất trong phạm vi
GPMB.
25.Hướng dẫn kê khai tình hình sử dụng đất và tài sản trên đất.
Đối với các công trình nhỏ, công trình cải tạo,nâng cấp, công tác GPMB có
thể được giao cho chính quyền địa phương thực hiện.
Được sự chỉ đạo sát sao cũng như quyết tâm và kinh nghiệm của đội ngũ cán
bộ Ban quản lý dự án quận Long Biên, công tác GPMB trong 9 năm qua đã được
thực hiện với kết quả khả quan.
Ta xem bảng số liệu sau:
Bảng 2.10: Công tác GPMB tại BQL
Năm
Số dự án thực hiện
trong năm

Số dự án phải
GPMB
Số dự án còn vướng
mắc về GPMB
2012 174 54 18
2013 192 90 28
(Nguồn: Ban quản lý dự án quận Long Biên)
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, số dự án thực hiện tăng qua các năm. Số
dự án phải GPMB cũng tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2012 là 54 dự
án, chiếm 31.03%. Năm 2013 là 90 dự án, chiếm 46.87%. Tuy rằng số dự án vướng
về GPMB có tăng song xét trên tỷ lệ so với số dự án phải GPMB thì lại giảm. Năm
2012 có 18 dự án bị vướng mắc, chiếm 7.3%. Năm 2013 có 14 dự án vướng mắc,
chiếm 9.77%. Nguyên nhân là do, năm 2013 Ban phải thực hiện nhiều dự án hơn, số
dự án có GPMB cũng tăng. Do vậy, không thể tránh khỏi tăng số dự án có vướng
mắc về GPMB, nhất là trong điều kiện chính sách, chế độ chưa ổn định như hiện
nay. Tuy nhiên, xét theo tỷ lệ thì giảm chứng tỏ, Ban đã thực hiện nghiêm túc, triệt
SVTH : Nguyễn Mạnh Hùng – CQ527163

×